Hội thảo Quốc tế về Phòng chống và kiểm soát ung thư tại ĐH Duy Tân
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hội thảo Quốc tế về Phòng chống và kiểm soát ung thư tại ĐH Duy Tân
[size=32]Hội thảo Quốc tế về Phòng chống và kiểm soát ung thư tại ĐH Duy Tân[/size]
Ung thư đang trở thành hiểm họa và là nỗi lo thường trực của tất cả các quốc gia khi số người mắc bệnh đang có xu hướng ngày một tăng nhanh cũng như đây là căn bệnh khó có thể chữa khỏi ở những giai đoạn cuối.
Các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
Hội thảo Khoa học quốc tế về Phòng và kiểm soát ung thư do Đại học (ĐH) Duy Tân phối hợp với Ban Quản lý Dự án đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua Nghiên cứu khoa học và Công nghệ (FIRST) tổ chức ngày 9.11.2018 bởi thế đã thu hút rất đông các nhà khoa học trong nước và quốc tế đến tham dự và chia sẻ thông tin. Mỗi nghiên cứu được giới thiệu tại Hội thảo trở nên vô cùng quý giá bởi giá trị khoa học tích lũy và bản chất là những phương án dự phòng hữu ích trong việc phòng chống và kiểm soát ung thư.
Thay đổi lối sống để ngăn chặn ung thư
Không còn chỉ đổ tội cho di truyền hay biến đổi gene do tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, các nhà khoa học thời gian gần đây đã đưa ra một nguyên nhân khác gây nên bệnh ung thư ở người. Đó chính là lối sống. Phát hiện đầy ý nghĩa này đang tạo nên một sự thay đổi, một hy vọng lớn để phòng bệnh. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó, cần một quyết tâm lớn từ cộng đồng, và đặc biệt là từ từng cá nhân cụ thể.
Tại Hội thảo Khoa học Quốc tế về Phòng chống và kiểm soát ung thư, các nhà khoa học đã chia sẻ rất nhiều nguyên nhân từ lối sống, cách sử dụng thực phẩm đã khiến con người mắc phải ung thư. Theo GS Robert J.Turesky, ĐH Minnesota: “Vấn đề sử dụng thực phẩm là vô cùng quan trọng bởi đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh ung thư. Có rất nhiều hóa chất sẽ xuất hiện trong quá trình nấu nướng và bảo quản thực phẩm. Ví dụ: nếu chúng ta nấu thịt quá kỹ sẽ xuất hiện hóa chất heterocyclic aromatic amin, đây là chất gây đa ung thư ở người như: ung thư gan, tụy, dạ dày, ruột già, tiền liệt tuyến và tuyến vú. Việc sử dụng liên tục cỏ Aristolochia như một loại thảo dược sẽ tạo ra hóa chất a xít aristolochic dẫn đến gây độc cho thận và gây ung thư biểu mô đường tiết niệu,...”. Cùng chung quan điểm với GS Robert J.Turesky, các nhà khoa học khẳng định việc ăn quá nhiều thịt đỏ (thịt bò, trâu, cừu,…), nấu và nướng thức ăn quá kỹ ở nhiệt độ cao, ăn thức ăn ẩm mốc, lưu trữ quá lâu,… cũng sẽ tăng nguy cơ gây ung thư ở người.
(Từ trái sang phải) GS-TS Walter C.Willett - Trường Y tế công cộng, ĐH Harvard, Hoa Kỳ; GS-TS Robert J.Turesky - ĐH Minnesota, TS Rashmi Sinha - Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, và TS Motoki Iwasaki - Trung tâm Phòng chống ung thư quốc gia, Nhật Bản
(Từ trái sang phải) GS-TS Walter C.Willett - Trường Y tế công cộng, ĐH Harvard, Hoa Kỳ; GS-TS Robert J.Turesky - ĐH Minnesota, TS Rashmi Sinha - Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, và TS Motoki Iwasaki - Trung tâm Phòng chống ung thư quốc gia, Nhật Bản
Bên cạnh vấn đề thực phẩm, nhiều thói quen xấu trong cuộc sống cũng là nguy cơ gây ung thư và nhiều căn bệnh khác. Đến với Hội thảo, GS Walter C.Willett - ĐH Y tế Công cộng Harvard, đã có 1.521 công bố khoa học và là nhà khoa học hàng đầu Hoa Kỳ cũng như thế giới về Khoa học dinh dưỡng và Dịch tễ học dinh dưỡng, chỉ ra sự tăng cân quá nhanh dẫn đến béo phì trong suốt quá trình trưởng thành là một nguy cơ lớn đối với bệnh tiểu đường, tim mạch và các ca tử vong trong đó có ung thư. TS Rashmi Sinha - Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ với tham luận “Vai trò của vi sinh vật trong chế độ ăn uống, béo phì và ung thư” cũng đã khẳng định việc mất kiểm soát trong ăn uống dẫn đến béo phì vô cùng nguy hại cho sức khỏe của con người. Ở một góc nhìn khác, nhà khoa học Lại Thị Minh Hằng đã có nghiên cứu rất thấu đáo về “Hút thuốc lào và nguy cơ ung thư dạ dày ở nam giới Việt Nam”. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi đốt thuốc, đầu châm thuốc có sức nóng lên tới 950 độ C sinh ra 7.000 loại hóa chất. Hút thuốc lào dẫn đến lượng CO tăng gấp 6 đến 15 lần. CO cạnh tranh với ô xy khiến những người có mạch vành yếu có thể tử vong ngay khi hút thuốc. Hút thuốc lào có thể gây ung thư phổi, bàng quang, tiền liệt tuyến, dạ dày,…
Khi ung thư có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và thời gian gần đây, tỷ lệ giới trẻ mắc ung thư tăng lên rất nhanh thì lời khuyên của PGS Lê Trần Ngoan - ĐH Y Hà Nội tại Hội thảo thực sự hữu ích: “Hiện nay, ở Việt Nam có 2 loại ung thư phổ biến là ung thư gan và ung thư cổ tử cung (mắc nhiều ở miền Trung và miền Nam). Để góp phần giảm thiểu các loại ung thư này, Việt Nam đã áp dụng hình thức tiêm phòng vì cách thức này phù hợp với năng lực kinh tế của nước ta. Tại Hội thảo hôm nay, một vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra chính là dinh dưỡng. Kiểm soát dinh dưỡng có thể nằm trong tầm tay nếu chúng ta xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp. Mỗi người hãy ăn nhiều rau xanh, gia cầm, hải sản, các loại đậu đỗ hạt,… đồng thời tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc, tránh béo phì, tạo tâm hồn thư thái giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai để luôn làm việc và hỗ trợ cộng đồng”.
Nâng cao ý thức phòng chống ung thư qua hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học
Mỗi quốc gia đều có các cách thức khác nhau để phòng ngừa, giảm thiểu và chữa bệnh ung thư. Đó là những chiến dịch truyền thông như: Không hút thuốc lá để chống ung thư phổi, tiêm vắc xin để phòng ung thư cổ tử cung, ung thư gan,… Tuy nhiên, để đón đầu và phòng ngừa ung thư cần có sự góp sức rất lớn từ các kết quả nghiên cứu khoa học, các buổi hội thảo quốc tế chuyên đề, các chương trình đào tạo chất lượng cao nhằm nâng cao ý thức của người dân.
Đánh giá về ý nghĩa của Hội thảo Khoa học Quốc tế về Phòng chống và kiểm soát ung thư được tổ chức ở miền Trung Việt Nam, PGS-TS Lê Trần Ngoan cho biết: “Hội thảo chính là cầu nối để truyền tải các nguyên tắc, phương pháp và thành tựu khoa học đến các giảng viên, các em sinh viên - học sinh ở vùng miền khó khăn nhất của đất nước nhằm trang bị những kiến thức cơ bản trong việc phòng chống ung thư. Việc tổ chức Hội thảo ở ĐH Duy Tân cũng thật sự có ý nghĩa bởi nhà trường đã và đang đào tạo và tuyển sinh khóa thứ 4 ngành Bác sĩ đa khoa. Chúng tôi mong muốn thông qua hội thảo sẽ giúp các sinh viên hiểu rằng các bác sĩ không chỉ khám hay cấp cứu bệnh nhân mà còn biết cách phòng bệnh để người khỏe không mắc ung thư, và việc học Y khoa luôn cần có chiến lược học tập bài bản ngay từ những năm đầu. Chúng tôi đã nhiều lần đưa ra đề nghị và đến hôm nay mới mời được những giáo sư danh tiếng như GS Willett - ĐH Y tế công cộng Harvard hay GS Turesky - ĐH Minnesota, cùng các giáo sư khác đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ,… Việc ĐH Duy Tân hợp tác tổ chức thành công Hội thảo lần này thực sự đáng quý để mở ra các hợp tác mới trong nghiên cứu và đào tạo Y khoa thời gian tới”.
Đến tham dự Hội nghị, TS Nguyễn Hồng Long - Phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng chia sẻ: “Hiện tại, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng đang tiếp nhận rất nhiều ca bệnh ung thư không chỉ ở địa phương mà còn từ khắp đất nước. Trong đó, nổi trội là các ca về ung thư tiêu hóa, ung thư vú, ung thư phụ khoa, và ung thư vùng đầu cổ. Ung thư nếu phát hiện muộn ở các giai đoạn thì ít có cơ hội được chữa khỏi trong khi nếu phát hiện sớm có thể can thiệp y tế để chữa khỏi hoặc kéo dài thời gian sống. Bởi vậy việc đào tạo để các bác sĩ có những kiến thức nhất định về ung thư là rất quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư ở từng cá nhân và trong cả cộng đồng, giúp cho việc chạy chữa đạt hiệu quả và ít tốn kém. Hiện nay, sinh viên Y khoa vào những năm cuối khóa sẽ học về các môn bệnh học, trong đó có môn học về Ung thư. Để góp phần cung cấp kiến thức cho sinh viên, Bệnh viện Ung bướu sẵn sàng cử các cán bộ tham gia giảng dạy một số kiến thức cơ bản về những ca ung thư thường gặp cho sinh viên”.
GS Walter C.Willett - ĐH Y tế công cộng Harvard khẳng định tầm quan trọng của việc tổ chức Hội thảo lần này: “Theo tôi, việc tổ chức buổi Hội thảo như hôm nay là thực sự cần thiết để các chuyên gia có thể chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu những nghiên cứu mới và có thể mang đến những cơ hội học hỏi lẫn nhau. Tại ĐH Harvard, chúng tôi rất chú trọng đào tạo Y tế dự phòng. Mỗi khi dạy về Y tế dự phòng, tôi luôn dặn dò sinh viên: Một người bác sĩ nếu không thể tự mình thực hiện các biện pháp phòng bệnh thì sẽ không thể truyền đạt lại cho bệnh nhân của mình một cách hiệu quả. Vì vậy, một bác sĩ có thể ngừng hút thuốc, thường xuyên luyện tập thể thao, có chế độ ăn uống lành mạnh thì mới có thể khuyên nhủ bệnh nhân. Khi sinh viên hiểu rõ cách phòng bệnh thì lúc đó các bạn mới có thể tự mình nghiên cứu, tìm ra những phương pháp giúp con người có một cuộc sống khỏe mạnh hơn”.
Thầy thuốc Nhân dân, PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh - Phó hiệu trưởng ĐH Duy Tân, cho biết thêm: “Hội thảo về phòng chống và kiểm soát ung thư đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong và ngoài nước bởi ung thư là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, liên quan đặc biệt đến sinh mệnh con người. Đặc biệt, thời gian gần đây, khi số lượng bệnh nhân ung thư đang tăng nhanh ở khắp các quốc gia thì các nghiên cứu được báo cáo tại Hội thảo là vô cùng có ý nghĩa, mang đến cơ hội phòng chống, kiểm soát, điều trị, kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư. Hội thảo chính là diễn đàn để các nhà khoa học chia sẻ kiến thức, giới thiệu các nghiên cứu mới cũng như đưa ra những định hướng để giảm thiểu việc người dân mắc bệnh ung thư trong tương lai”.
Những nghiên cứu chuyên sâu về cơ chế gây ung thư, vấn đề chuyển hoá các chất trong cơ thể, các chỉ số khoa học mang tính đánh giá, dự báo nguy cơ ung thư, hay các vấn đề dễ hiểu hơn như thay đổi lối sống, đào tạo sinh viên để trở thành các thầy thuốc giỏi được các chuyên gia - bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trong và ngoài nước chia sẻ, thảo luận tại Hội thảo là những tài liệu vô cùng quý giá cho ngành Y trong công cuộc phòng chống, kiểm soát, chẩn đoán và điều trị ung thư ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về đào tạo của Khoa Y - Đại học Duy Tân tại đây: https://duytan.edu.vn/khoa-y
https://thanhnien.vn/giao-duc/hoi-thao-quoc-te-ve-phong-chong-va-kiem-soat-ung-thu-tai-dh-duy-tan-1022809.html
Ung thư đang trở thành hiểm họa và là nỗi lo thường trực của tất cả các quốc gia khi số người mắc bệnh đang có xu hướng ngày một tăng nhanh cũng như đây là căn bệnh khó có thể chữa khỏi ở những giai đoạn cuối.
Các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
Hội thảo Khoa học quốc tế về Phòng và kiểm soát ung thư do Đại học (ĐH) Duy Tân phối hợp với Ban Quản lý Dự án đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua Nghiên cứu khoa học và Công nghệ (FIRST) tổ chức ngày 9.11.2018 bởi thế đã thu hút rất đông các nhà khoa học trong nước và quốc tế đến tham dự và chia sẻ thông tin. Mỗi nghiên cứu được giới thiệu tại Hội thảo trở nên vô cùng quý giá bởi giá trị khoa học tích lũy và bản chất là những phương án dự phòng hữu ích trong việc phòng chống và kiểm soát ung thư.
Thay đổi lối sống để ngăn chặn ung thư
Không còn chỉ đổ tội cho di truyền hay biến đổi gene do tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, các nhà khoa học thời gian gần đây đã đưa ra một nguyên nhân khác gây nên bệnh ung thư ở người. Đó chính là lối sống. Phát hiện đầy ý nghĩa này đang tạo nên một sự thay đổi, một hy vọng lớn để phòng bệnh. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó, cần một quyết tâm lớn từ cộng đồng, và đặc biệt là từ từng cá nhân cụ thể.
Tại Hội thảo Khoa học Quốc tế về Phòng chống và kiểm soát ung thư, các nhà khoa học đã chia sẻ rất nhiều nguyên nhân từ lối sống, cách sử dụng thực phẩm đã khiến con người mắc phải ung thư. Theo GS Robert J.Turesky, ĐH Minnesota: “Vấn đề sử dụng thực phẩm là vô cùng quan trọng bởi đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh ung thư. Có rất nhiều hóa chất sẽ xuất hiện trong quá trình nấu nướng và bảo quản thực phẩm. Ví dụ: nếu chúng ta nấu thịt quá kỹ sẽ xuất hiện hóa chất heterocyclic aromatic amin, đây là chất gây đa ung thư ở người như: ung thư gan, tụy, dạ dày, ruột già, tiền liệt tuyến và tuyến vú. Việc sử dụng liên tục cỏ Aristolochia như một loại thảo dược sẽ tạo ra hóa chất a xít aristolochic dẫn đến gây độc cho thận và gây ung thư biểu mô đường tiết niệu,...”. Cùng chung quan điểm với GS Robert J.Turesky, các nhà khoa học khẳng định việc ăn quá nhiều thịt đỏ (thịt bò, trâu, cừu,…), nấu và nướng thức ăn quá kỹ ở nhiệt độ cao, ăn thức ăn ẩm mốc, lưu trữ quá lâu,… cũng sẽ tăng nguy cơ gây ung thư ở người.
(Từ trái sang phải) GS-TS Walter C.Willett - Trường Y tế công cộng, ĐH Harvard, Hoa Kỳ; GS-TS Robert J.Turesky - ĐH Minnesota, TS Rashmi Sinha - Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, và TS Motoki Iwasaki - Trung tâm Phòng chống ung thư quốc gia, Nhật Bản
(Từ trái sang phải) GS-TS Walter C.Willett - Trường Y tế công cộng, ĐH Harvard, Hoa Kỳ; GS-TS Robert J.Turesky - ĐH Minnesota, TS Rashmi Sinha - Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, và TS Motoki Iwasaki - Trung tâm Phòng chống ung thư quốc gia, Nhật Bản
Bên cạnh vấn đề thực phẩm, nhiều thói quen xấu trong cuộc sống cũng là nguy cơ gây ung thư và nhiều căn bệnh khác. Đến với Hội thảo, GS Walter C.Willett - ĐH Y tế Công cộng Harvard, đã có 1.521 công bố khoa học và là nhà khoa học hàng đầu Hoa Kỳ cũng như thế giới về Khoa học dinh dưỡng và Dịch tễ học dinh dưỡng, chỉ ra sự tăng cân quá nhanh dẫn đến béo phì trong suốt quá trình trưởng thành là một nguy cơ lớn đối với bệnh tiểu đường, tim mạch và các ca tử vong trong đó có ung thư. TS Rashmi Sinha - Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ với tham luận “Vai trò của vi sinh vật trong chế độ ăn uống, béo phì và ung thư” cũng đã khẳng định việc mất kiểm soát trong ăn uống dẫn đến béo phì vô cùng nguy hại cho sức khỏe của con người. Ở một góc nhìn khác, nhà khoa học Lại Thị Minh Hằng đã có nghiên cứu rất thấu đáo về “Hút thuốc lào và nguy cơ ung thư dạ dày ở nam giới Việt Nam”. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi đốt thuốc, đầu châm thuốc có sức nóng lên tới 950 độ C sinh ra 7.000 loại hóa chất. Hút thuốc lào dẫn đến lượng CO tăng gấp 6 đến 15 lần. CO cạnh tranh với ô xy khiến những người có mạch vành yếu có thể tử vong ngay khi hút thuốc. Hút thuốc lào có thể gây ung thư phổi, bàng quang, tiền liệt tuyến, dạ dày,…
Khi ung thư có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và thời gian gần đây, tỷ lệ giới trẻ mắc ung thư tăng lên rất nhanh thì lời khuyên của PGS Lê Trần Ngoan - ĐH Y Hà Nội tại Hội thảo thực sự hữu ích: “Hiện nay, ở Việt Nam có 2 loại ung thư phổ biến là ung thư gan và ung thư cổ tử cung (mắc nhiều ở miền Trung và miền Nam). Để góp phần giảm thiểu các loại ung thư này, Việt Nam đã áp dụng hình thức tiêm phòng vì cách thức này phù hợp với năng lực kinh tế của nước ta. Tại Hội thảo hôm nay, một vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra chính là dinh dưỡng. Kiểm soát dinh dưỡng có thể nằm trong tầm tay nếu chúng ta xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp. Mỗi người hãy ăn nhiều rau xanh, gia cầm, hải sản, các loại đậu đỗ hạt,… đồng thời tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc, tránh béo phì, tạo tâm hồn thư thái giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai để luôn làm việc và hỗ trợ cộng đồng”.
Nâng cao ý thức phòng chống ung thư qua hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học
Mỗi quốc gia đều có các cách thức khác nhau để phòng ngừa, giảm thiểu và chữa bệnh ung thư. Đó là những chiến dịch truyền thông như: Không hút thuốc lá để chống ung thư phổi, tiêm vắc xin để phòng ung thư cổ tử cung, ung thư gan,… Tuy nhiên, để đón đầu và phòng ngừa ung thư cần có sự góp sức rất lớn từ các kết quả nghiên cứu khoa học, các buổi hội thảo quốc tế chuyên đề, các chương trình đào tạo chất lượng cao nhằm nâng cao ý thức của người dân.
Đánh giá về ý nghĩa của Hội thảo Khoa học Quốc tế về Phòng chống và kiểm soát ung thư được tổ chức ở miền Trung Việt Nam, PGS-TS Lê Trần Ngoan cho biết: “Hội thảo chính là cầu nối để truyền tải các nguyên tắc, phương pháp và thành tựu khoa học đến các giảng viên, các em sinh viên - học sinh ở vùng miền khó khăn nhất của đất nước nhằm trang bị những kiến thức cơ bản trong việc phòng chống ung thư. Việc tổ chức Hội thảo ở ĐH Duy Tân cũng thật sự có ý nghĩa bởi nhà trường đã và đang đào tạo và tuyển sinh khóa thứ 4 ngành Bác sĩ đa khoa. Chúng tôi mong muốn thông qua hội thảo sẽ giúp các sinh viên hiểu rằng các bác sĩ không chỉ khám hay cấp cứu bệnh nhân mà còn biết cách phòng bệnh để người khỏe không mắc ung thư, và việc học Y khoa luôn cần có chiến lược học tập bài bản ngay từ những năm đầu. Chúng tôi đã nhiều lần đưa ra đề nghị và đến hôm nay mới mời được những giáo sư danh tiếng như GS Willett - ĐH Y tế công cộng Harvard hay GS Turesky - ĐH Minnesota, cùng các giáo sư khác đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ,… Việc ĐH Duy Tân hợp tác tổ chức thành công Hội thảo lần này thực sự đáng quý để mở ra các hợp tác mới trong nghiên cứu và đào tạo Y khoa thời gian tới”.
Đến tham dự Hội nghị, TS Nguyễn Hồng Long - Phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng chia sẻ: “Hiện tại, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng đang tiếp nhận rất nhiều ca bệnh ung thư không chỉ ở địa phương mà còn từ khắp đất nước. Trong đó, nổi trội là các ca về ung thư tiêu hóa, ung thư vú, ung thư phụ khoa, và ung thư vùng đầu cổ. Ung thư nếu phát hiện muộn ở các giai đoạn thì ít có cơ hội được chữa khỏi trong khi nếu phát hiện sớm có thể can thiệp y tế để chữa khỏi hoặc kéo dài thời gian sống. Bởi vậy việc đào tạo để các bác sĩ có những kiến thức nhất định về ung thư là rất quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư ở từng cá nhân và trong cả cộng đồng, giúp cho việc chạy chữa đạt hiệu quả và ít tốn kém. Hiện nay, sinh viên Y khoa vào những năm cuối khóa sẽ học về các môn bệnh học, trong đó có môn học về Ung thư. Để góp phần cung cấp kiến thức cho sinh viên, Bệnh viện Ung bướu sẵn sàng cử các cán bộ tham gia giảng dạy một số kiến thức cơ bản về những ca ung thư thường gặp cho sinh viên”.
GS Walter C.Willett - ĐH Y tế công cộng Harvard khẳng định tầm quan trọng của việc tổ chức Hội thảo lần này: “Theo tôi, việc tổ chức buổi Hội thảo như hôm nay là thực sự cần thiết để các chuyên gia có thể chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu những nghiên cứu mới và có thể mang đến những cơ hội học hỏi lẫn nhau. Tại ĐH Harvard, chúng tôi rất chú trọng đào tạo Y tế dự phòng. Mỗi khi dạy về Y tế dự phòng, tôi luôn dặn dò sinh viên: Một người bác sĩ nếu không thể tự mình thực hiện các biện pháp phòng bệnh thì sẽ không thể truyền đạt lại cho bệnh nhân của mình một cách hiệu quả. Vì vậy, một bác sĩ có thể ngừng hút thuốc, thường xuyên luyện tập thể thao, có chế độ ăn uống lành mạnh thì mới có thể khuyên nhủ bệnh nhân. Khi sinh viên hiểu rõ cách phòng bệnh thì lúc đó các bạn mới có thể tự mình nghiên cứu, tìm ra những phương pháp giúp con người có một cuộc sống khỏe mạnh hơn”.
Thầy thuốc Nhân dân, PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh - Phó hiệu trưởng ĐH Duy Tân, cho biết thêm: “Hội thảo về phòng chống và kiểm soát ung thư đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong và ngoài nước bởi ung thư là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, liên quan đặc biệt đến sinh mệnh con người. Đặc biệt, thời gian gần đây, khi số lượng bệnh nhân ung thư đang tăng nhanh ở khắp các quốc gia thì các nghiên cứu được báo cáo tại Hội thảo là vô cùng có ý nghĩa, mang đến cơ hội phòng chống, kiểm soát, điều trị, kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư. Hội thảo chính là diễn đàn để các nhà khoa học chia sẻ kiến thức, giới thiệu các nghiên cứu mới cũng như đưa ra những định hướng để giảm thiểu việc người dân mắc bệnh ung thư trong tương lai”.
Những nghiên cứu chuyên sâu về cơ chế gây ung thư, vấn đề chuyển hoá các chất trong cơ thể, các chỉ số khoa học mang tính đánh giá, dự báo nguy cơ ung thư, hay các vấn đề dễ hiểu hơn như thay đổi lối sống, đào tạo sinh viên để trở thành các thầy thuốc giỏi được các chuyên gia - bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trong và ngoài nước chia sẻ, thảo luận tại Hội thảo là những tài liệu vô cùng quý giá cho ngành Y trong công cuộc phòng chống, kiểm soát, chẩn đoán và điều trị ung thư ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về đào tạo của Khoa Y - Đại học Duy Tân tại đây: https://duytan.edu.vn/khoa-y
https://thanhnien.vn/giao-duc/hoi-thao-quoc-te-ve-phong-chong-va-kiem-soat-ung-thu-tai-dh-duy-tan-1022809.html
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Hội thảo Quốc tế về Phòng chống và kiểm soát ung thư tại ĐH Duy Tân
[size=32]ĐH Duy Tân hợp tác phát triển nhân lực Điều dưỡng với Tập đoàn SEIREI, Nhật Bản[/size]
Đại học (ĐH) Duy Tân và Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei, Nhật Bản đã chính thức ký kết hợp tác Triển khai chương trình Liên kết đào tạo và làm việc tại Nhật Bản.
Lễ Ký kết Hợp tác giữa ĐH Duy Tân và Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei
Cùng chung mục tiêu hướng tới việc đào tạo nguồn nhân lực Điều dưỡng chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang ngày một gia tăng, Đại học (ĐH) Duy Tân và Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei, Nhật Bản đã chính thức ký kết hợp tác Triển khai chương trình Liên kết đào tạo và làm việc tại Nhật Bản dành cho sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe của ĐH Duy Tân vào ngày 27.10.2018.
Đây là ký kết quan trọng đánh dấu quá trình hợp tác hiệu quả của hai đơn vị sau khi thực hiện Ký kết Biên bản Ghi nhớ hợp tác trao đổi thực tập sinh, trao đổi giáo viên dạy tiếng Nhật, liên kết đào tạo, hợp tác nghiên cứu,... vào ngày 5.6.2017 và Ký kết Hợp tác thực hiện hướng nghiệp, đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực ngành Điều dưỡng vào ngày 27.12.2017.
Phát biểu tại Lễ ký kết, bà Yuko Kamata - Giám đốc Điều hành Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei cho biết: “Sau ký kết Biên bản Ghi nhớ hợp tác liên kết đào tạo với ĐH Duy Tân, chúng tôi đã dành thời gian nhiều hơn cùng nhau bàn thảo việc đưa sinh viên Duy Tân sang Nhật Bản học tập tại trường Đào tạo Nhân viên chăm sóc Y tế (Kaigo Fukushi Shi), ĐH Seirei Christopher. Tôi cho rằng, chương trình hợp tác này mang tính bước ngoặt, giúp sinh viên có thể nhận được học bổng của Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei, được học cả tiếng Nhật sau đó vận dụng kiến thức học được để làm việc tại Nhật Bản. Xã hội Nhật đang tiếp tục gặp phải vấn đề già hóa về dân số nhưng bù lại phát triển song hành về các kỹ thuật và những kiến thức chăm sóc cho người già ngày càng tiến bộ hơn. Vì thế, chúng tôi rất muốn hỗ trợ các cá nhân có mong muốn học tập ngành Điều dưỡng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước sự hợp tác hết lòng của ĐH Duy Tân và tin tưởng mối quan hệ giữa hai đơn vị sẽ còn tiến xa hơn nữa”.
Tháng 4.2019, Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei sẽ đón lứa học viên đầu tiên từ ĐH Duy Tân sang học tập tại Nhật. Những năm sau đó, với nhu cầu theo học gia tăng, Tập đoàn sẽ tạo mọi cơ hội để thêm nhiều học viên từ ĐH Duy Tân có thể đến Nhật Bản học tập. Để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ một đất nước có nền y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe phát triển, các ứng viên phải đáp ứng tốt các điều kiện mà Tập đoàn yêu cầu. Theo đó, các ứng viên cần phải:
• Đạt trình độ tiếng Nhật với cấp độ N4 hay cao hơn theo chuẩn đánh giá của kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT),
• Hoàn thành hơn 150 giờ học tiếng Nhật, và
• Trải qua các buổi phỏng vấn của Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei và Trường Đào tạo Nhân viên Chăm sóc Y tế (Kaigo Fukushi Shi) - ĐH Seirei Christopher.
Ngay khi đáp ứng các điều kiện về năng lực học tập và ngôn ngữ, các ứng viên ưu tú nhất sẽ được trao Học bổng có giá trị lên tới 2.500.000 yên/suất (tương đương 515.000.000 VNĐ) để theo học ngành Điều dưỡng tại Nhật.
Học viên sẽ dành trọn vẹn 2 năm đầu để học tiếng Nhật tại trường Nhật ngữ Hamamatsu. 2 năm sau đó sẽ học về chuyên môn Điều dưỡng tại Trường Đào tạo Nhân viên Chăm sóc Y tế (Kaigo Fukushi Shi) thuộc ĐH Seirei Christopher. Sau khi kết thúc khóa học Điều dưỡng, học viên sẽ có cơ hội làm việc cho Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei 4,5 năm với mức thu nhập dự tính khoảng 3.200.000 yên/năm (tương đương hơn 662 triệu đồng). Cũng trong suốt quá trình học tập tại Nhật Bản, Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei cũng sẽ chi trả mọi chi phí về nhà ở trong 2 năm học tại ĐH Seirei Christopher, có chế độ cho vay chi phí sinh hoạt (trong phạm vi có thể trả được sau khi đi làm) và được giới thiệu việc làm thêm tại các cơ sở liên quan của Tập đoàn.
Bà Yuko Kamata - Giám đốc Điều hành Tập đoàn SEIREI (ngoài cùng bên phải) trao Học bổng cho Đoàn Nữ Nga My (áo dài đỏ) và Nguyễn Thị Lan Hương (thứ 2 từ phải sang)
Ngay tại Lễ Ký kết, Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei đã trao 2 suất Học bổng đầu tiên cho giảng viên Đoàn Nữ Nga My (Khoa Điều dưỡng, DTU) và cựu sinh viên ngành Điều dưỡng Nguyễn Thị Lan Hương để bắt đầu hành trình học tập tại Nhật Bản vào tháng 4.2019 tới đây.
Nhận được Học bổng giá trị để theo học ngành nghề yêu thích, giảng viên Đoàn Nữ Nga My chia sẻ: “Chương trình *** Nhật Bản của Tập đoàn Seirei liên kết với ĐH Duy Tân chính là cơ hội để giảng viên và sinh viên ngành Điều dưỡng được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, tiến bộ, và phát triển. Với riêng tôi, là một giảng viên, tôi nhận thấy đây là cơ hội vàng để phát triển sự nghiệp cũng như trau dồi kiến thức trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Tôi thực sự cảm ơn sự nỗ lực của ĐH Duy Tân và đặc biệt là Tập đoàn SEIREI cũng như nhiệt tâm của các thầy cô trong Khoa Điều dưỡng đã luôn tạo điều kiện để thầy và trò có thể tiếp cận các cơ hội học tập lý tưởng. Hiện tại, Nhà trường và Khoa Điều dưỡng đang triển khai nhiều hướng tiếp cận để nâng cao kỹ năng tiếng Nhật cho sinh viên, trong đó có việc đưa đào tạo Nhật ngữ vào chương trình học chính thức để sinh viên có thể làm quen với tiếng Nhật sớm hơn. Đây sẽ là nền tảng vững chắc giúp các bạn sinh viên tự tin hơn trong việc nắm bắt cơ hội khi nó đến với mình”.
Là một trong những học viên đầu tiên nhận được học bổng của Tập đoàn Seirei, cựu sinh viên Nguyễn Thị Lan Hương chia sẻ về chuyến đi sắp tới của mình: “Chăm sóc người bệnh nói chung và đặc biệt là chăm sóc người cao tuổi nói riêng là một hoạt động đặc thù, bởi ngoài năng lực chuyên môn tốt, còn đòi hỏi Điều dưỡng viên phải thật sự kiên nhẫn, nhiệt huyết và thấu hiểu tâm tư, mong muốn của người bệnh. Bởi vậy, mỗi điều dưỡng viên cần luôn học tập và rèn luyện không ngừng. Tôi đặt một niềm tin rất lớn vào chương trình học tập tới đây tại Nhật Bản với mong muốn nâng cao tay nghề để có thể làm việc tốt trong bất kỳ môi trường nào, dù trong nước hay quốc tế. Tôi cũng trân trọng thử thách này và sẽ cố gắng hơn nữa để mỗi buổi làm việc luôn đạt hiệu quả cao và nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của những người mình được chăm sóc. Tôi đã được tham gia một số buổi trao đổi của các điều dưỡng viên đến từ Tập đoàn Seirei tại ĐH Duy Tân và luôn nhận thấy sự chuyên nghiệp, nhiệt huyết từ phía họ. Tôi mong muốn mình có được kiến thức và kỹ năng tuyệt vời như vậy. Đó là lý do, tôi thực sự háo hức về hành trình học tập mới này”.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo ngành Điều dưỡng Đa khoa của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Điều dưỡng.
https://thanhnien.vn/giao-duc/dh-duy-tan-hop-tac-phat-trien-nhan-luc-dieu-duong-voi-tap-doan-seirei-nhat-ban-1019760.html
Đại học (ĐH) Duy Tân và Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei, Nhật Bản đã chính thức ký kết hợp tác Triển khai chương trình Liên kết đào tạo và làm việc tại Nhật Bản.
Lễ Ký kết Hợp tác giữa ĐH Duy Tân và Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei
Cùng chung mục tiêu hướng tới việc đào tạo nguồn nhân lực Điều dưỡng chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang ngày một gia tăng, Đại học (ĐH) Duy Tân và Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei, Nhật Bản đã chính thức ký kết hợp tác Triển khai chương trình Liên kết đào tạo và làm việc tại Nhật Bản dành cho sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe của ĐH Duy Tân vào ngày 27.10.2018.
Đây là ký kết quan trọng đánh dấu quá trình hợp tác hiệu quả của hai đơn vị sau khi thực hiện Ký kết Biên bản Ghi nhớ hợp tác trao đổi thực tập sinh, trao đổi giáo viên dạy tiếng Nhật, liên kết đào tạo, hợp tác nghiên cứu,... vào ngày 5.6.2017 và Ký kết Hợp tác thực hiện hướng nghiệp, đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực ngành Điều dưỡng vào ngày 27.12.2017.
Phát biểu tại Lễ ký kết, bà Yuko Kamata - Giám đốc Điều hành Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei cho biết: “Sau ký kết Biên bản Ghi nhớ hợp tác liên kết đào tạo với ĐH Duy Tân, chúng tôi đã dành thời gian nhiều hơn cùng nhau bàn thảo việc đưa sinh viên Duy Tân sang Nhật Bản học tập tại trường Đào tạo Nhân viên chăm sóc Y tế (Kaigo Fukushi Shi), ĐH Seirei Christopher. Tôi cho rằng, chương trình hợp tác này mang tính bước ngoặt, giúp sinh viên có thể nhận được học bổng của Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei, được học cả tiếng Nhật sau đó vận dụng kiến thức học được để làm việc tại Nhật Bản. Xã hội Nhật đang tiếp tục gặp phải vấn đề già hóa về dân số nhưng bù lại phát triển song hành về các kỹ thuật và những kiến thức chăm sóc cho người già ngày càng tiến bộ hơn. Vì thế, chúng tôi rất muốn hỗ trợ các cá nhân có mong muốn học tập ngành Điều dưỡng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước sự hợp tác hết lòng của ĐH Duy Tân và tin tưởng mối quan hệ giữa hai đơn vị sẽ còn tiến xa hơn nữa”.
Tháng 4.2019, Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei sẽ đón lứa học viên đầu tiên từ ĐH Duy Tân sang học tập tại Nhật. Những năm sau đó, với nhu cầu theo học gia tăng, Tập đoàn sẽ tạo mọi cơ hội để thêm nhiều học viên từ ĐH Duy Tân có thể đến Nhật Bản học tập. Để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ một đất nước có nền y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe phát triển, các ứng viên phải đáp ứng tốt các điều kiện mà Tập đoàn yêu cầu. Theo đó, các ứng viên cần phải:
• Đạt trình độ tiếng Nhật với cấp độ N4 hay cao hơn theo chuẩn đánh giá của kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT),
• Hoàn thành hơn 150 giờ học tiếng Nhật, và
• Trải qua các buổi phỏng vấn của Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei và Trường Đào tạo Nhân viên Chăm sóc Y tế (Kaigo Fukushi Shi) - ĐH Seirei Christopher.
Ngay khi đáp ứng các điều kiện về năng lực học tập và ngôn ngữ, các ứng viên ưu tú nhất sẽ được trao Học bổng có giá trị lên tới 2.500.000 yên/suất (tương đương 515.000.000 VNĐ) để theo học ngành Điều dưỡng tại Nhật.
Học viên sẽ dành trọn vẹn 2 năm đầu để học tiếng Nhật tại trường Nhật ngữ Hamamatsu. 2 năm sau đó sẽ học về chuyên môn Điều dưỡng tại Trường Đào tạo Nhân viên Chăm sóc Y tế (Kaigo Fukushi Shi) thuộc ĐH Seirei Christopher. Sau khi kết thúc khóa học Điều dưỡng, học viên sẽ có cơ hội làm việc cho Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei 4,5 năm với mức thu nhập dự tính khoảng 3.200.000 yên/năm (tương đương hơn 662 triệu đồng). Cũng trong suốt quá trình học tập tại Nhật Bản, Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei cũng sẽ chi trả mọi chi phí về nhà ở trong 2 năm học tại ĐH Seirei Christopher, có chế độ cho vay chi phí sinh hoạt (trong phạm vi có thể trả được sau khi đi làm) và được giới thiệu việc làm thêm tại các cơ sở liên quan của Tập đoàn.
Bà Yuko Kamata - Giám đốc Điều hành Tập đoàn SEIREI (ngoài cùng bên phải) trao Học bổng cho Đoàn Nữ Nga My (áo dài đỏ) và Nguyễn Thị Lan Hương (thứ 2 từ phải sang)
Ngay tại Lễ Ký kết, Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei đã trao 2 suất Học bổng đầu tiên cho giảng viên Đoàn Nữ Nga My (Khoa Điều dưỡng, DTU) và cựu sinh viên ngành Điều dưỡng Nguyễn Thị Lan Hương để bắt đầu hành trình học tập tại Nhật Bản vào tháng 4.2019 tới đây.
Nhận được Học bổng giá trị để theo học ngành nghề yêu thích, giảng viên Đoàn Nữ Nga My chia sẻ: “Chương trình *** Nhật Bản của Tập đoàn Seirei liên kết với ĐH Duy Tân chính là cơ hội để giảng viên và sinh viên ngành Điều dưỡng được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, tiến bộ, và phát triển. Với riêng tôi, là một giảng viên, tôi nhận thấy đây là cơ hội vàng để phát triển sự nghiệp cũng như trau dồi kiến thức trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Tôi thực sự cảm ơn sự nỗ lực của ĐH Duy Tân và đặc biệt là Tập đoàn SEIREI cũng như nhiệt tâm của các thầy cô trong Khoa Điều dưỡng đã luôn tạo điều kiện để thầy và trò có thể tiếp cận các cơ hội học tập lý tưởng. Hiện tại, Nhà trường và Khoa Điều dưỡng đang triển khai nhiều hướng tiếp cận để nâng cao kỹ năng tiếng Nhật cho sinh viên, trong đó có việc đưa đào tạo Nhật ngữ vào chương trình học chính thức để sinh viên có thể làm quen với tiếng Nhật sớm hơn. Đây sẽ là nền tảng vững chắc giúp các bạn sinh viên tự tin hơn trong việc nắm bắt cơ hội khi nó đến với mình”.
Là một trong những học viên đầu tiên nhận được học bổng của Tập đoàn Seirei, cựu sinh viên Nguyễn Thị Lan Hương chia sẻ về chuyến đi sắp tới của mình: “Chăm sóc người bệnh nói chung và đặc biệt là chăm sóc người cao tuổi nói riêng là một hoạt động đặc thù, bởi ngoài năng lực chuyên môn tốt, còn đòi hỏi Điều dưỡng viên phải thật sự kiên nhẫn, nhiệt huyết và thấu hiểu tâm tư, mong muốn của người bệnh. Bởi vậy, mỗi điều dưỡng viên cần luôn học tập và rèn luyện không ngừng. Tôi đặt một niềm tin rất lớn vào chương trình học tập tới đây tại Nhật Bản với mong muốn nâng cao tay nghề để có thể làm việc tốt trong bất kỳ môi trường nào, dù trong nước hay quốc tế. Tôi cũng trân trọng thử thách này và sẽ cố gắng hơn nữa để mỗi buổi làm việc luôn đạt hiệu quả cao và nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của những người mình được chăm sóc. Tôi đã được tham gia một số buổi trao đổi của các điều dưỡng viên đến từ Tập đoàn Seirei tại ĐH Duy Tân và luôn nhận thấy sự chuyên nghiệp, nhiệt huyết từ phía họ. Tôi mong muốn mình có được kiến thức và kỹ năng tuyệt vời như vậy. Đó là lý do, tôi thực sự háo hức về hành trình học tập mới này”.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo ngành Điều dưỡng Đa khoa của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Điều dưỡng.
https://thanhnien.vn/giao-duc/dh-duy-tan-hop-tac-phat-trien-nhan-luc-dieu-duong-voi-tap-doan-seirei-nhat-ban-1019760.html
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Re: Hội thảo Quốc tế về Phòng chống và kiểm soát ung thư tại ĐH Duy Tân
[size=32]Gi[/size][size=32]ả[/size][size=32]ng viên Duy Tân nh[/size][size=32]ậ[/size][size=32]n Danh hi[/size][size=32]ệ[/size][size=32]u “Nhà giáo Đà N[/size][size=32]ẵ[/size][size=32]ng tiêu bi[/size][size=32]ể[/size][size=32]u”[/size]
Tại Lễ Tuyên dương - Khen thưởng Phong trào Thi đua năm học 2017-2018 diễn ra ngày 16/11/2018, ThS. NCS. Mai Thị Quỳnh Như, giảng viên Khoa Kế toán, Đại học (ĐH) Duy Tân đã vinh dự được Sở Giáo dục & Đào tạo Tp. Đà Nẵng trao tặng danh hiệu “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu”. Đây là giải thưởng cao quý nhằm tôn vinh và tri ân các nhà giáo có thành tích xuất sắc đang trực tiếp làm công tác giảng dạy trên địa bàn thành phố.
ThS. NCS. Mai Thị Quỳnh Như (thứ 2 từ phải sang) nhận Bằng khen của Sở Giáo dục & Đào tạo Đà Nẵng
ThS. NCS. Mai Thị Quỳnh Như (thứ 2 từ phải sang) nhận Bằng khen của Sở Giáo dục & Đào tạo Đà Nẵng
Danh hiệu “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu” do Sở Giáo dục & Đào tạo TP. Đà Nẵng trao tặng nhằm mục đích khơi dậy tinh thần: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong mỗi cá nhân đang làm việc trong ngành Giáo dục và Đào tạo của Thành phố Đà Nẵng nhằm công nhận và tôn vinh những tấm gương điển hình tiên tiến có thành tích xuất sắc, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy - tạo động lực để các nhà giáo ngày càng yêu nghề và phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp “trồng người”.
Để đạt được danh hiệu này, người làm nghề phải phù hợp với các tiêu chí: có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề; là tấm gương sáng, mẫu mực, có uy tín trong tập thể sư phạm nhà trường; được đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh tín nhiệm; luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng Công nghệ Thông tin trong công tác chuyên môn; liên tục giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục; tham gia tốt các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và vận dụng vào hoạt động giảng dạy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Trong thời gian công tác tại ĐH Duy Tân, bằng sự nỗ lực và tâm huyết với nghề, ThS. NCS. Mai Thị Quỳnh Như, giảng viên Khoa Kế toán, ĐH Duy Tân đã đạt được nhiều thành tích, tiêu biểu gồm:
- Danh hiệu “Cá nhân thi đua xuất sắc nhất trường” và giải Nhất trong “Quan hệ hợp tác doanh nghiệp” của ĐH Duy Tân trong năm học 2015-2016 và 2016-2017;
- Danh hiệu “Đoàn viên Công đoàn xuất sắc nhất” do Công đoàn Giáo dục Việt Nam trao tặng giai đoạn 2012 – 2017;
Ngoài ra, cô cũng đóng góp nhiều bài báo khoa học đăng tải trên Tạp chí Ngân hàng: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay góp chợ của các tổ chức tín dụng - Khảo sát trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng”, “Quy trình xử lý tài sản đảm bảo nợ vay tại các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Đà nẵng - Tồn tại và giải pháp khắc phục”,…
Trong suốt 10 năm đứng lớp giảng dạy, cô Quỳnh Như luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng hết sức trong công việc của mình. Cô chia sẻ: “Tôi luôn muốn các em sinh viên được tiếp cận với những kiến thức mới nhất, được thể hiện và phát huy tài năng của mình ngay trong quá trình học. Bởi vậy, tôi luôn tâm niệm bản thân phải nỗ lực hết sức để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, tích cực học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nhiệt tình hỗ trợ các em trong học tập và cuộc sống. Tôi luôn có kế hoạch làm việc một cách chi tiết, có mục tiêu rõ ràng và lộ trình cụ thể để hoàn tất công việc. Có như vậy, bản thân sẽ tự tin xử lý các tình huống phát sinh, không nản lòng và nhanh chóng tiến về đích. Tôi thiết nghĩ: Phải là một giảng viên giỏi thì sinh viên theo học mới học được những điều tốt, điều hay để thực sự thành công trong tương lai. Và tôi luôn nỗ lực vì điều đó”.
Vui mừng nhận được danh hiệu “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu”, cô Quỳnh Như đã dành lời cảm ơn sâu sắc tới ĐH Duy Tân: “Đạt được danh hiệu quý giá ngày hôm nay, ngoài quyết tâm của bản thân còn có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu nhà trường, của các anh chị đồng nghiệp trong Khoa và các bạn sinh viên luôn bên tôi, cùng tôi phấn đấu học tập và phát triển. Danh hiệu này là niềm vinh dự, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy bản thân phải cố gắng nhiều hơn nữa, tiếp tục phấn đấu, hướng tới những mục tiêu cao hơn để có thể hoàn thiện bản thân, trở thành một người thầy được nhà trường, đồng nghiệp và cả học trò tín nhiệm”.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về đào tạo Kế toán của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Kế toán
TÂM THÔNG
https://www.tienphong.vn/giao-duc/giang-vien-duy-tan-nhan-danh-hieu-nha-giao-da-nang-tieu-bieu-1347308.tpo
Tại Lễ Tuyên dương - Khen thưởng Phong trào Thi đua năm học 2017-2018 diễn ra ngày 16/11/2018, ThS. NCS. Mai Thị Quỳnh Như, giảng viên Khoa Kế toán, Đại học (ĐH) Duy Tân đã vinh dự được Sở Giáo dục & Đào tạo Tp. Đà Nẵng trao tặng danh hiệu “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu”. Đây là giải thưởng cao quý nhằm tôn vinh và tri ân các nhà giáo có thành tích xuất sắc đang trực tiếp làm công tác giảng dạy trên địa bàn thành phố.
ThS. NCS. Mai Thị Quỳnh Như (thứ 2 từ phải sang) nhận Bằng khen của Sở Giáo dục & Đào tạo Đà Nẵng
ThS. NCS. Mai Thị Quỳnh Như (thứ 2 từ phải sang) nhận Bằng khen của Sở Giáo dục & Đào tạo Đà Nẵng
Danh hiệu “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu” do Sở Giáo dục & Đào tạo TP. Đà Nẵng trao tặng nhằm mục đích khơi dậy tinh thần: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong mỗi cá nhân đang làm việc trong ngành Giáo dục và Đào tạo của Thành phố Đà Nẵng nhằm công nhận và tôn vinh những tấm gương điển hình tiên tiến có thành tích xuất sắc, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy - tạo động lực để các nhà giáo ngày càng yêu nghề và phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp “trồng người”.
Để đạt được danh hiệu này, người làm nghề phải phù hợp với các tiêu chí: có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề; là tấm gương sáng, mẫu mực, có uy tín trong tập thể sư phạm nhà trường; được đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh tín nhiệm; luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng Công nghệ Thông tin trong công tác chuyên môn; liên tục giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục; tham gia tốt các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và vận dụng vào hoạt động giảng dạy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Trong thời gian công tác tại ĐH Duy Tân, bằng sự nỗ lực và tâm huyết với nghề, ThS. NCS. Mai Thị Quỳnh Như, giảng viên Khoa Kế toán, ĐH Duy Tân đã đạt được nhiều thành tích, tiêu biểu gồm:
- Danh hiệu “Cá nhân thi đua xuất sắc nhất trường” và giải Nhất trong “Quan hệ hợp tác doanh nghiệp” của ĐH Duy Tân trong năm học 2015-2016 và 2016-2017;
- Danh hiệu “Đoàn viên Công đoàn xuất sắc nhất” do Công đoàn Giáo dục Việt Nam trao tặng giai đoạn 2012 – 2017;
Ngoài ra, cô cũng đóng góp nhiều bài báo khoa học đăng tải trên Tạp chí Ngân hàng: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay góp chợ của các tổ chức tín dụng - Khảo sát trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng”, “Quy trình xử lý tài sản đảm bảo nợ vay tại các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Đà nẵng - Tồn tại và giải pháp khắc phục”,…
Trong suốt 10 năm đứng lớp giảng dạy, cô Quỳnh Như luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng hết sức trong công việc của mình. Cô chia sẻ: “Tôi luôn muốn các em sinh viên được tiếp cận với những kiến thức mới nhất, được thể hiện và phát huy tài năng của mình ngay trong quá trình học. Bởi vậy, tôi luôn tâm niệm bản thân phải nỗ lực hết sức để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, tích cực học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nhiệt tình hỗ trợ các em trong học tập và cuộc sống. Tôi luôn có kế hoạch làm việc một cách chi tiết, có mục tiêu rõ ràng và lộ trình cụ thể để hoàn tất công việc. Có như vậy, bản thân sẽ tự tin xử lý các tình huống phát sinh, không nản lòng và nhanh chóng tiến về đích. Tôi thiết nghĩ: Phải là một giảng viên giỏi thì sinh viên theo học mới học được những điều tốt, điều hay để thực sự thành công trong tương lai. Và tôi luôn nỗ lực vì điều đó”.
Vui mừng nhận được danh hiệu “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu”, cô Quỳnh Như đã dành lời cảm ơn sâu sắc tới ĐH Duy Tân: “Đạt được danh hiệu quý giá ngày hôm nay, ngoài quyết tâm của bản thân còn có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu nhà trường, của các anh chị đồng nghiệp trong Khoa và các bạn sinh viên luôn bên tôi, cùng tôi phấn đấu học tập và phát triển. Danh hiệu này là niềm vinh dự, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy bản thân phải cố gắng nhiều hơn nữa, tiếp tục phấn đấu, hướng tới những mục tiêu cao hơn để có thể hoàn thiện bản thân, trở thành một người thầy được nhà trường, đồng nghiệp và cả học trò tín nhiệm”.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về đào tạo Kế toán của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Kế toán
TÂM THÔNG
https://www.tienphong.vn/giao-duc/giang-vien-duy-tan-nhan-danh-hieu-nha-giao-da-nang-tieu-bieu-1347308.tpo
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Similar topics
» Hội thảo Quốc tế về Luật biển Quốc tế tại Đà Nẵng
» Du học Thạc sỹ ở Anh cùng Du học VIP: Nhanh chóng, tiết kiệm, hiệu quả
» Phần mềm Chống đau lưng cho dân văn phòng
» vao phong kiem ban gai cai nhj
» Bác sĩ của ĐH Duy Tân: Tiên phong chống sốt rét, tâm huyết vì sinh viên
» Du học Thạc sỹ ở Anh cùng Du học VIP: Nhanh chóng, tiết kiệm, hiệu quả
» Phần mềm Chống đau lưng cho dân văn phòng
» vao phong kiem ban gai cai nhj
» Bác sĩ của ĐH Duy Tân: Tiên phong chống sốt rét, tâm huyết vì sinh viên
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết