Bác sĩ của ĐH Duy Tân: Tiên phong chống sốt rét, tâm huyết vì sinh viên
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bác sĩ của ĐH Duy Tân: Tiên phong chống sốt rét, tâm huyết vì sinh viên
[size=32]Bác sĩ của ĐH Duy Tân: Tiên phong chống sốt rét, tâm huyết vì sinh viên[/size]
Gần 10 năm theo đuổi sự nghiệp “trồng người”, BS.TS Hoàng Hà, phó hiệu trưởng Trường Y dược (CMP), ĐH Duy Tân, luôn có rất nhiều sáng kiến mới trong công tác đào tạo, giúp sinh viên y khoa tự tin đảm nhận công việc thực tế với trình độ chuyên môn tốt
Bác sĩ Hoàng Hà đang làm việc tại Trường Y dược (CMP), ĐH Duy Tân
Người tiên phong trong công tác phòng chống sốt rét tại thôn bản
Tốt nghiệp chuyên ngành nội nhi tại ĐH Y khoa Huế, chàng bác sĩ trẻ Hoàng Hà lúc bấy giờ đã về công tác tại Quân y Binh đoàn bộ, Binh đoàn 15, Quân khu V. Ngay sau khi xuất ngũ (khoảng tháng 10-1989), bác sĩ Hà đã về công tác ở Trạm Sốt rét tỉnh Quảng Trị với vị trí phó trưởng trạm, rồi sau đó đảm nhiệm chức vụ trưởng Trạm Sốt rét.
Những năm 1990 - 1992, ở khu vực biên giới Việt - Lào của tỉnh Quảng Trị, tình hình sốt rét vô cùng phức tạp. Số lượng bệnh nhân tử vong rất cao. Bác sĩ Hà đã cùng ban lãnh đạo và các cán bộ Trạm Sốt rét đưa ra sáng kiến tìm người tình nguyện phòng chống sốt rét ở khu vực này. Đối tượng "người tình nguyện" lúc bấy giờ phần lớn là đồng bào dân tộc miền núi Pakô, Vân Kiều có trình độ văn hóa chỉ lớp 2, lớp 3.
Một số học viên nghe, viết và nói tiếng Kinh còn chưa thạo khiến việc tiếp nhận thông tin để sau đó tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân phòng chống sốt rét ít nhiều bị hạn chế. Trước thực trạng đó, bác sĩ Hà đã mở những lớp học đầu tiên mang tên "Người tình nguyện làm công tác phòng chống sốt rét tại thôn bản", để vừa dạy tiếng Kinh vừa hướng dẫn cách thức phòng chống bệnh sốt rét cho các tình nguyện viên người dân tộc. Các học viên tình nguyện này về sau đã trở thành nòng cốt cho y tế thôn bản của Bộ Y tế.
Trong quá trình đào tạo người tình nguyện, có một kỷ niệm khiến bác sĩ Hà không thể nào quên: "Đó là vào một đợt tập huấn trực tiếp cho y tế thôn bản tại xã A Bung, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Bất ngờ có một bệnh nhân sốt rét ác tính bị hôn mê ngay tại bản mà không thể đưa về bệnh viện được. Tôi đã cùng các cán bộ y tế huyện, xã, thôn bản tiến hành cấp cứu và cứu sống bệnh nhân này.
Được biết trước đó, thầy mo được mời về cúng đã bỏ cuộc. Bởi thế, người dân tộc miền núi từ đây càng tin tưởng các cán bộ y tế. Còn các học viên khi được chứng kiến và thực hành thực tế với trường hợp bệnh nhân này đã thu thập được những kinh nghiệm bằng cả mấy năm đi thực tập lâm sàng".
Bác sĩ Hà (thứ 3 hàng trên bên phải) tham gia một hội nghị về phòng chống sốt rét
Để lan rộng mô hình này, bác sĩ Hoàng Hà đã viết bài báo về "Xây dựng và củng cố mạng lưới tình nguyện viên làm công tác phòng chống sốt rét ở thôn bản". Bài báo đã được đăng ngay trong Tạp chí số 4-1994 của Phân viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn (nay là Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn).
Đây được xem là bài viết đầu tiên về xây dựng và hoạt động của Mạng lưới Y tế thôn bản của Việt Nam và là tài liệu tham khảo chính của một luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ở Bỉ của nguyên phân viện trưởng Phân viện - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM. Ngay sau đó, năm 1995, Bộ Y tế đã bắt đầu cho đào tạo và hình thành Mạng lưới Y tế thôn bản quốc gia.
Từ năm 1999 - 2013, khi Trạm Sốt rét nhập vào Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị, bác sĩ Hà tiếp tục được giao đảm nhiệm vị trí phó giám đốc trung tâm.
Với những đóng góp không nhỏ dành cho ngành y tế tỉnh Quảng Trị nói riêng và ngành y tế cả nước nói chung, bác sĩ Hoàng Hà đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú năm 2009, được trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì "Đã có thành tích trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân" bên cạnh rất nhiều bằng khen của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị với thành tích trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong nhiều năm từ 1990 đến 2013.
Bác sĩ Hoàng Hà cũng là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh 2006 - 2010, Chiến sĩ thi đua cơ sở liên tiếp trong 20 năm.
Học nghề y là không giới hạn thời gian và nội dung cần phải học
Sau khi lấy bằng tiến sĩ ngành y tế công cộng vào năm 2014, với tâm huyết muốn truyền thụ kiến thức cho lớp trẻ, góp phần đào tạo ra những thế hệ bác sĩ vững chuyên môn và giàu y đức, bác sĩ Hà đã quyết định chuyển sang làm thầy giáo giảng dạy trực tiếp trên giảng đường. Năm 2017, bác sĩ Hà đã về làm việc tại ĐH Duy Tân.
BS.TS Hà (thứ bảy từ phải qua) nhận giải nhì tại Hội nghị Ứng dụng y sinh trong lâm sàng ở TP.HCM
Thời gian này, cùng với công tác giảng dạy tại trường, BS.TS Hà vẫn tiếp tục niềm đam mê nghiên cứu khoa học của những năm trước đó. Ông đã cùng đồng nghiệp đến từ Nhật Bản, Lào, và Ủy ban Y tế Việt Nam - Hà Lan nghiên cứu tình hình sốt rét ở vùng biên giới Việt Nam và Lào. Nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện một loài ký sinh trùng sốt rét mới đầu tiên ở Việt Nam và là loài thứ 5 trên thế giới. Hai bài báo quốc tế về nội dung này đã được đăng tải.
Khi tham dự Hội nghị Ứng dụng y sinh trong lâm sàng ở TP.HCM, BS.TS Hà đã được trao giải nhì với đề tài "Nhiễm ký sinh trùng Plasmodium knowlesi từ khỉ sang người ở vùng biên giới Việt - Lào". Đặc biệt khi đại dịch COVID-19 bùng phát, với chủ trương của Bộ Y tế và sự đồng ý của ĐH Duy Tân, BS.TS Hà cùng 4 giảng viên khác đã mở 3 lớp tập huấn về tiêm chủng vắc xin COVID-19 online cho hơn 700 giảng viên, sinh viên Trường Y dược (CMP), từ đó đã hỗ trợ cho chiến dịch tiêm chủng quốc gia hàng chục nhân viên y tế.
Đảm nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng Trường Y dược (CMP), ĐH Duy Tân với khá nhiều thời gian dành cho công tác quản lý cùng nghiên cứu khoa học nhưng BS.TS Hà vẫn luôn được các bạn sinh viên hết mực yêu quý. Là bởi bác sĩ Hà không làm việc theo "giờ hành chính", mà cứ sinh viên cần là bác sĩ Hà... có mặt.
"Tôi quen với nhịp gấp gáp của ngành y mấy chục năm nay rồi. Tôi cũng thương những em sinh viên mới chập chững vào nghề còn chưa… ‘thấm’ nên tôi luôn dành thời gian để vừa định hướng, vừa chia sẻ, vừa định hình tư cách cho các em. Các em đã xác định theo ngành y là phải luôn giữ được ‘ngọn lửa’ đam mê của bản thân, học tập thật nghiêm túc, phải giỏi về cả lý thuyết và thực hành.
Học nghề y là không giới hạn thời gian và nội dung cần phải học - đó cũng chính là châm ngôn sống và làm việc của tôi, và tôi cũng muốn truyền tải đến với mọi sinh viên của mình. Tôi mong các em phải trưởng thành thật sớm, phải chuyên tâm học thật giỏi để tránh những sai sót trong ngành y. Bởi chính năng lực chuyên môn có được từ giảng đường đại học, từ thực tập thực tế sẽ là ‘phép mầu’ để cứu vớt mạng sống của một con người khi thực sự vào nghề, cũng chính là điều mà mỗi thầy thuốc đều luôn hướng đến", bác sĩ Hà cho hay.
T.TH
Nguồn: https://tuoitre.vn/bac-si-cua-dh-duy-tan-tien-phong-chong-sot-ret-tam-huyet-vi-sinh-vien-20220706153511091.htm
Gần 10 năm theo đuổi sự nghiệp “trồng người”, BS.TS Hoàng Hà, phó hiệu trưởng Trường Y dược (CMP), ĐH Duy Tân, luôn có rất nhiều sáng kiến mới trong công tác đào tạo, giúp sinh viên y khoa tự tin đảm nhận công việc thực tế với trình độ chuyên môn tốt
Bác sĩ Hoàng Hà đang làm việc tại Trường Y dược (CMP), ĐH Duy Tân
Người tiên phong trong công tác phòng chống sốt rét tại thôn bản
Tốt nghiệp chuyên ngành nội nhi tại ĐH Y khoa Huế, chàng bác sĩ trẻ Hoàng Hà lúc bấy giờ đã về công tác tại Quân y Binh đoàn bộ, Binh đoàn 15, Quân khu V. Ngay sau khi xuất ngũ (khoảng tháng 10-1989), bác sĩ Hà đã về công tác ở Trạm Sốt rét tỉnh Quảng Trị với vị trí phó trưởng trạm, rồi sau đó đảm nhiệm chức vụ trưởng Trạm Sốt rét.
Những năm 1990 - 1992, ở khu vực biên giới Việt - Lào của tỉnh Quảng Trị, tình hình sốt rét vô cùng phức tạp. Số lượng bệnh nhân tử vong rất cao. Bác sĩ Hà đã cùng ban lãnh đạo và các cán bộ Trạm Sốt rét đưa ra sáng kiến tìm người tình nguyện phòng chống sốt rét ở khu vực này. Đối tượng "người tình nguyện" lúc bấy giờ phần lớn là đồng bào dân tộc miền núi Pakô, Vân Kiều có trình độ văn hóa chỉ lớp 2, lớp 3.
Một số học viên nghe, viết và nói tiếng Kinh còn chưa thạo khiến việc tiếp nhận thông tin để sau đó tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân phòng chống sốt rét ít nhiều bị hạn chế. Trước thực trạng đó, bác sĩ Hà đã mở những lớp học đầu tiên mang tên "Người tình nguyện làm công tác phòng chống sốt rét tại thôn bản", để vừa dạy tiếng Kinh vừa hướng dẫn cách thức phòng chống bệnh sốt rét cho các tình nguyện viên người dân tộc. Các học viên tình nguyện này về sau đã trở thành nòng cốt cho y tế thôn bản của Bộ Y tế.
Trong quá trình đào tạo người tình nguyện, có một kỷ niệm khiến bác sĩ Hà không thể nào quên: "Đó là vào một đợt tập huấn trực tiếp cho y tế thôn bản tại xã A Bung, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Bất ngờ có một bệnh nhân sốt rét ác tính bị hôn mê ngay tại bản mà không thể đưa về bệnh viện được. Tôi đã cùng các cán bộ y tế huyện, xã, thôn bản tiến hành cấp cứu và cứu sống bệnh nhân này.
Được biết trước đó, thầy mo được mời về cúng đã bỏ cuộc. Bởi thế, người dân tộc miền núi từ đây càng tin tưởng các cán bộ y tế. Còn các học viên khi được chứng kiến và thực hành thực tế với trường hợp bệnh nhân này đã thu thập được những kinh nghiệm bằng cả mấy năm đi thực tập lâm sàng".
Bác sĩ Hà (thứ 3 hàng trên bên phải) tham gia một hội nghị về phòng chống sốt rét
Để lan rộng mô hình này, bác sĩ Hoàng Hà đã viết bài báo về "Xây dựng và củng cố mạng lưới tình nguyện viên làm công tác phòng chống sốt rét ở thôn bản". Bài báo đã được đăng ngay trong Tạp chí số 4-1994 của Phân viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn (nay là Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn).
Đây được xem là bài viết đầu tiên về xây dựng và hoạt động của Mạng lưới Y tế thôn bản của Việt Nam và là tài liệu tham khảo chính của một luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ở Bỉ của nguyên phân viện trưởng Phân viện - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM. Ngay sau đó, năm 1995, Bộ Y tế đã bắt đầu cho đào tạo và hình thành Mạng lưới Y tế thôn bản quốc gia.
Từ năm 1999 - 2013, khi Trạm Sốt rét nhập vào Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị, bác sĩ Hà tiếp tục được giao đảm nhiệm vị trí phó giám đốc trung tâm.
Với những đóng góp không nhỏ dành cho ngành y tế tỉnh Quảng Trị nói riêng và ngành y tế cả nước nói chung, bác sĩ Hoàng Hà đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú năm 2009, được trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì "Đã có thành tích trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân" bên cạnh rất nhiều bằng khen của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị với thành tích trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong nhiều năm từ 1990 đến 2013.
Bác sĩ Hoàng Hà cũng là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh 2006 - 2010, Chiến sĩ thi đua cơ sở liên tiếp trong 20 năm.
Học nghề y là không giới hạn thời gian và nội dung cần phải học
Sau khi lấy bằng tiến sĩ ngành y tế công cộng vào năm 2014, với tâm huyết muốn truyền thụ kiến thức cho lớp trẻ, góp phần đào tạo ra những thế hệ bác sĩ vững chuyên môn và giàu y đức, bác sĩ Hà đã quyết định chuyển sang làm thầy giáo giảng dạy trực tiếp trên giảng đường. Năm 2017, bác sĩ Hà đã về làm việc tại ĐH Duy Tân.
BS.TS Hà (thứ bảy từ phải qua) nhận giải nhì tại Hội nghị Ứng dụng y sinh trong lâm sàng ở TP.HCM
Thời gian này, cùng với công tác giảng dạy tại trường, BS.TS Hà vẫn tiếp tục niềm đam mê nghiên cứu khoa học của những năm trước đó. Ông đã cùng đồng nghiệp đến từ Nhật Bản, Lào, và Ủy ban Y tế Việt Nam - Hà Lan nghiên cứu tình hình sốt rét ở vùng biên giới Việt Nam và Lào. Nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện một loài ký sinh trùng sốt rét mới đầu tiên ở Việt Nam và là loài thứ 5 trên thế giới. Hai bài báo quốc tế về nội dung này đã được đăng tải.
Khi tham dự Hội nghị Ứng dụng y sinh trong lâm sàng ở TP.HCM, BS.TS Hà đã được trao giải nhì với đề tài "Nhiễm ký sinh trùng Plasmodium knowlesi từ khỉ sang người ở vùng biên giới Việt - Lào". Đặc biệt khi đại dịch COVID-19 bùng phát, với chủ trương của Bộ Y tế và sự đồng ý của ĐH Duy Tân, BS.TS Hà cùng 4 giảng viên khác đã mở 3 lớp tập huấn về tiêm chủng vắc xin COVID-19 online cho hơn 700 giảng viên, sinh viên Trường Y dược (CMP), từ đó đã hỗ trợ cho chiến dịch tiêm chủng quốc gia hàng chục nhân viên y tế.
Đảm nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng Trường Y dược (CMP), ĐH Duy Tân với khá nhiều thời gian dành cho công tác quản lý cùng nghiên cứu khoa học nhưng BS.TS Hà vẫn luôn được các bạn sinh viên hết mực yêu quý. Là bởi bác sĩ Hà không làm việc theo "giờ hành chính", mà cứ sinh viên cần là bác sĩ Hà... có mặt.
"Tôi quen với nhịp gấp gáp của ngành y mấy chục năm nay rồi. Tôi cũng thương những em sinh viên mới chập chững vào nghề còn chưa… ‘thấm’ nên tôi luôn dành thời gian để vừa định hướng, vừa chia sẻ, vừa định hình tư cách cho các em. Các em đã xác định theo ngành y là phải luôn giữ được ‘ngọn lửa’ đam mê của bản thân, học tập thật nghiêm túc, phải giỏi về cả lý thuyết và thực hành.
Học nghề y là không giới hạn thời gian và nội dung cần phải học - đó cũng chính là châm ngôn sống và làm việc của tôi, và tôi cũng muốn truyền tải đến với mọi sinh viên của mình. Tôi mong các em phải trưởng thành thật sớm, phải chuyên tâm học thật giỏi để tránh những sai sót trong ngành y. Bởi chính năng lực chuyên môn có được từ giảng đường đại học, từ thực tập thực tế sẽ là ‘phép mầu’ để cứu vớt mạng sống của một con người khi thực sự vào nghề, cũng chính là điều mà mỗi thầy thuốc đều luôn hướng đến", bác sĩ Hà cho hay.
T.TH
Nguồn: https://tuoitre.vn/bac-si-cua-dh-duy-tan-tien-phong-chong-sot-ret-tam-huyet-vi-sinh-vien-20220706153511091.htm
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Bác sĩ của ĐH Duy Tân: Tiên phong chống sốt rét, tâm huyết vì sinh viên
150 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại “Tuần lễ Việc làm DTU 2022”
(NLĐO) – Diễn ra từ ngày 22 đến hết ngày 26-6, “Tuần lễ Việc làm DTU 2022” sẽ có sự tham gia của 150 doanh nghiệp cùng hơn 2500 vị trí tuyển dụng.
Ngày 22-6, Trường Đại học Duy Tân tổ chức lễ Kỷ niệm 15 năm Chương trình "Ngày hội việc làm" và khai mạc "Tuần lễ Việc làm DTU 2022".
Theo TS. Nguyễn Hữu Phú, Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân, sự hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp luôn là giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Giáo dục đào tạo ngày càng đóng một vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tuần lễ Việc làm DTU 2022 với 150 doanh nghiệp tham gia, hơn 2.500 vị trí việc làm tuyển dụng
Với mục đích tạo mối quan hệ bền vững giữa nhà trường - doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo đúng yêu cầu của thị trường lao động và tạo cơ hội việc làm cho sinh viên, từ năm 2006, Trường Đại học Duy Tân đã phối hợp với Báo Người Lao động tổ chức Chương trình Ngày hội việc làm.
Qua 15 lần tổ chức, Chương trình Ngày hội việc làm đã thu hút hơn 850 lượt đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài TP Đà Nẵng tham gia tuyển dụng hơn 22.000 vị trí; tiếp nhận hơn 23.500 hồ sơ đăng ký tìm việc của sinh viên. Hằng năm, thông qua Ngày hội Việc làm, Trường Đại học Duy Tân đã góp phần cung ứng từ 3.000 đến 5.000 hồ sơ nhân sự cho các nhà tuyển dụng.
Đại diện Đại học Duy Tân trao kỷ niệm chương cho đại diện Báo Người Lao Động, đánh dấu 15 năm đồng hành giữa nhà trường và Báo Người Lao Động
Chương trình "Tuần lễ Việc làm 2022" và Kỷ niệm 15 năm Chương trình "Ngày hội Việc làm - Đại học Duy Tân" nhằm đánh dấu chặng đường 15 năm đồng hành giữa nhà trường, nhà doanh nghiệp giải quyết vấn đề việc làm của người học sau khi ra trường.
Thông qua hoạt động này đồng thời là dịp để Trường Đại học Duy Tân tri ân các Doanh nghiệp, đối tác, Cựu Sinh viên, phụ huynh và sinh viên đã tin tưởng gắn bó, là minh chứng cho mối quan hệ bền vững thể hiện cam kết trách nhiệm của nhà trường về không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội.
Sinh viên Đại học Duy Tân giới thiệu mẫu robot chuyên chỉ đường tại sân bay, nhà ga
Các doanh nghiệp tham gia tư vấn tuyển sinh tại "Tuần lễ Việc làm DTU 2022"
TS. Nguyễn Hữu Phú cho hay, "Tuần lễ Việc làm DTU 2022" sẽ có sự tham gia của 150 doanh nghiệp cùng 2500 vị trí tuyển dụng. Ngày hội sẽ diễn ra từ ngày 22 đến hết 26-6, gồm: Ngày hội việc làm Trường Công nghệ, Trường Khoa học Máy tính, Trường Đào tạo Quốc tế Ngày hội việc làm Trường Y Dược, Trường Ngoại ngữ - XHNV, Ngày hội việc làm Khối ngành Kinh tế, Du lịch.
"Với phương châm "tất cả vì quyền lợi học tập và việc làm của sinh viên", chúng tôi liên tục tổ chức các ngày hội việc làm thường niên để sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm cũng như doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm những ứng viên phù hợp với năng lực cũng như chiến lược phát triển của đơn vị", đại diện Đại học Duy Tân khẳng định.
Hải Định
Nguồn: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/150-doanh-nghiep-tham-gia-tuyen-dung-tai-tuan-le-viec-lam-dtu-2022-20220622110852193.htm
(NLĐO) – Diễn ra từ ngày 22 đến hết ngày 26-6, “Tuần lễ Việc làm DTU 2022” sẽ có sự tham gia của 150 doanh nghiệp cùng hơn 2500 vị trí tuyển dụng.
Ngày 22-6, Trường Đại học Duy Tân tổ chức lễ Kỷ niệm 15 năm Chương trình "Ngày hội việc làm" và khai mạc "Tuần lễ Việc làm DTU 2022".
Theo TS. Nguyễn Hữu Phú, Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân, sự hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp luôn là giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Giáo dục đào tạo ngày càng đóng một vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tuần lễ Việc làm DTU 2022 với 150 doanh nghiệp tham gia, hơn 2.500 vị trí việc làm tuyển dụng
Với mục đích tạo mối quan hệ bền vững giữa nhà trường - doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo đúng yêu cầu của thị trường lao động và tạo cơ hội việc làm cho sinh viên, từ năm 2006, Trường Đại học Duy Tân đã phối hợp với Báo Người Lao động tổ chức Chương trình Ngày hội việc làm.
Qua 15 lần tổ chức, Chương trình Ngày hội việc làm đã thu hút hơn 850 lượt đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài TP Đà Nẵng tham gia tuyển dụng hơn 22.000 vị trí; tiếp nhận hơn 23.500 hồ sơ đăng ký tìm việc của sinh viên. Hằng năm, thông qua Ngày hội Việc làm, Trường Đại học Duy Tân đã góp phần cung ứng từ 3.000 đến 5.000 hồ sơ nhân sự cho các nhà tuyển dụng.
Đại diện Đại học Duy Tân trao kỷ niệm chương cho đại diện Báo Người Lao Động, đánh dấu 15 năm đồng hành giữa nhà trường và Báo Người Lao Động
Chương trình "Tuần lễ Việc làm 2022" và Kỷ niệm 15 năm Chương trình "Ngày hội Việc làm - Đại học Duy Tân" nhằm đánh dấu chặng đường 15 năm đồng hành giữa nhà trường, nhà doanh nghiệp giải quyết vấn đề việc làm của người học sau khi ra trường.
Thông qua hoạt động này đồng thời là dịp để Trường Đại học Duy Tân tri ân các Doanh nghiệp, đối tác, Cựu Sinh viên, phụ huynh và sinh viên đã tin tưởng gắn bó, là minh chứng cho mối quan hệ bền vững thể hiện cam kết trách nhiệm của nhà trường về không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội.
Sinh viên Đại học Duy Tân giới thiệu mẫu robot chuyên chỉ đường tại sân bay, nhà ga
Các doanh nghiệp tham gia tư vấn tuyển sinh tại "Tuần lễ Việc làm DTU 2022"
TS. Nguyễn Hữu Phú cho hay, "Tuần lễ Việc làm DTU 2022" sẽ có sự tham gia của 150 doanh nghiệp cùng 2500 vị trí tuyển dụng. Ngày hội sẽ diễn ra từ ngày 22 đến hết 26-6, gồm: Ngày hội việc làm Trường Công nghệ, Trường Khoa học Máy tính, Trường Đào tạo Quốc tế Ngày hội việc làm Trường Y Dược, Trường Ngoại ngữ - XHNV, Ngày hội việc làm Khối ngành Kinh tế, Du lịch.
"Với phương châm "tất cả vì quyền lợi học tập và việc làm của sinh viên", chúng tôi liên tục tổ chức các ngày hội việc làm thường niên để sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm cũng như doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm những ứng viên phù hợp với năng lực cũng như chiến lược phát triển của đơn vị", đại diện Đại học Duy Tân khẳng định.
Hải Định
Nguồn: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/150-doanh-nghiep-tham-gia-tuyen-dung-tai-tuan-le-viec-lam-dtu-2022-20220622110852193.htm
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Bác sĩ của ĐH Duy Tân: Tiên phong chống sốt rét, tâm huyết vì sinh viên
[size=32]ĐH Duy Tân - Trường đầu tiên của Việt Nam đạt Kiểm định UNWTO TedQual cho Du lịch[/size]
Được ví như “AACSB cho Du lịch”, TedQual thường được xem là chuẩn kiểm định uy tín nhất thế giới cho các ngành học về du lịch và khách sạn.
Chuẩn kiểm định này do Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc (UNWTO - United Nations World Tourism Organization) tổ chức triển khai. Vừa qua, vào ngày 8.7.2022, UNWTO đã công nhận 2 chương trình đào tạo:
Quản trị khách sạn Quốc tế
Quản trị nhà hàng Quốc tế
của Đại học (ĐH) Duy Tân chính thức đạt chuẩn kiểm định TedQual với điểm số khá cao là 771/845 điểm, thỏa mãn đến 91.2% tất cả các tiêu chí. Theo đó, ĐH Duy Tân đã trở thành trường đại học đầu tiên (tính đến thời điểm này) của Việt Nam đạt kiểm định UNWTO.TedQual.
Logo chứng nhận kiểm định TedQual
Để có được thành quả này, ĐH Duy Tân đã miệt mài xây dựng các chương trình tiên tiến và chất lượng cao về Du lịch và Khách sạn của mình từ gần 10 năm trước, thông qua mối hợp tác với ĐH Bang Pennsylvania (PSU) - 1 trong 5 trường hàng đầu về Du lịch của thế giới. Tiếp đó, trong quá trình chuẩn bị cho công tác kiểm định trong vòng 3 năm trở lại đây, ĐH Duy Tân luôn nhận được nhiều hướng dẫn và tư vấn trực tiếp từ ĐH Bách khoa Hồng Kông (Hong Kong PolyU) - trường xếp số 1 thế giới về Du lịch và Khách sạn trên khá nhiều bảng xếp hạng. Có một điều thú vị là với kết quả 771/845 điểm, 2 chương trình Quản trị Khách sạn và Nhà hàng Quốc tế của ĐH Duy Tân đã được công nhận đạt kiểm định cho thời gian 3 năm. Đây còn nhiều hơn kết quả của ĐH Bách khoa Hồng Kông là 2 năm trong lần đầu tiên khi trường này đạt được kiểm định UNWTO.TedQual.
Được nhận định là chuẩn kiểm định uy tín thế giới về Du lịch, có rất nhiều trường hàng đầu thế giới về Du lịch tham gia chuẩn kiểm định này:
ĐH Bách khoa Hồng Kông (Hong Kong PolyU),
ĐH Queensland, Úc,
ĐH Québec tại Montréal - UQAM, Canada,
ĐH George Washington, Hoa Kỳ,
ĐH Bournemouth, Vương quốc Anh,
ĐH Nghiên cứu Quốc tế Bắc Kinh, Trung Quốc…
Một số hình ảnh của đợt kiểm định UNWTO.TedQual tại ĐH Duy Tân
Hiện tại, có 277 chương trình đào tạo thuộc 102 trường ĐH ở 41 quốc gia được cấp chứng nhận UNWTO.TedQual trên toàn thế giới, trong đó khu vực châu Á có 150 chương trình. Khu vực Đông Nam Á có 52 chương trình đã được cấp chứng nhận cho 12 trường đại học của các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và Việt Nam.
Để đạt được kiểm định UNWTO.TedQual, các chương trình đào tạo Du lịch phải đáp ứng các điều kiện vô cùng khắt khe: không những phải đạt chuẩn các tiêu chí đánh giá từ UNWTO.TedQual mà còn phải đảm bảo chương trình đào tạo có triển khai và tích hợp Bộ Quy tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO). Các tiêu chí đánh giá của UNWTO.TedQual lấy người học làm trung tâm, tập trung đánh giá chương trình đào tạo dựa vào mối quan hệ giữa 5 nhóm đối tượng gồm:
1. Sinh viên,
2. Giảng viên,
3. Người sử dụng lao động,
4. Chương trình Đào tạo và hệ thống sư phạm,
5. Công tác quản lý.
Các tiêu chí đánh giá trên đều được yêu cầu phải tích hợp thêm Bộ Quy tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch, và chiếm đến gần một nửa trọng số điểm trong đánh giá chất lượng chương trình đào tạo.
SV Du lịch Duy Tân học tập trong một hệ sinh thái Du lịch hoàn chỉnh ngay tại trường, hiếm có ở trường của Việt Nam
Bên cạnh các thành tựu về giảng dạy, nghiên cứu, thực hành, quan hệ doanh nghiệp, không thể không kể đến một yếu tố then chốt cho thành công của các ngành học Du lịch và Khách sạn tại ĐH Duy Tân trong thời gian gần đây đó là vị “thuyền trưởng” Viện Nghiên cứu và Đào tạo Du lịch (HTi - Hospitality & Tourism Institute) của nhà trường, GS.TS. Lim Sang Taek đến từ Hàn Quốc.
Từng tốt nghiệp Cử nhân Khoa học tại ĐH Yonsei (Hàn Quốc), Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại ĐH Dallas (Texas, Mỹ), và Tiến sĩ Quản trị kinh doanh tại ĐH United States International (California, Mỹ), GS.TS. Lim Sang Taek đã có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý. Ông từng trực tiếp đảm nhiệm nhiều chức vụ như:
Chủ tịch Hiệp hội du lịch châu Á - Thái Bình Dương (APTA),
Viện trưởng Viện Giáo dục trọn đời của ĐH Dong-A, Busan, Hàn Quốc,
Chủ tịch Hiệp hội Tương lai du lịch Busan (BTFN), Hàn Quốc
Cố vấn Cấp cao - Ban Chính sách du lịch cho Phủ Tổng thống (Nhà Xanh), Hàn Quốc,
Thành viên sáng lập - Hiệp hội Giáo dục & Đào tạo du lịch châu Á - Thái Bình Dương,
…
AHLĐ-NGƯT Lê Công Cơ tặng hoa chúc mừng GS.TS. Lim Sang Taek nhận giải thưởng của Tổng thống Hàn Quốc
Tháng 8.2019, khi đang đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch (HTi) của ĐH Duy Tân, GS.TS. Lim Sang Taek đã vinh dự được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trao tặng Giải thưởng thành tựu cuộc đời vì những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của Hàn Quốc.
Từng khẳng định sẽ làm việc với tinh thần “Park Hang Seo” tại ĐH Duy Tân, GS.TS. Lim Sang Taek cho biết: “Đây là một vinh dự lớn cho DTU khi là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo Khách sạn, Nhà hàng và Du lịch đạt được chuẩn kiểm định UNWTO.TedQual. Sự công nhận của TedQual sẽ mang lại cho Viện Du lịch (HTi) của ĐH Duy Tân một danh tiếng quốc tế vững chắc về giảng dạy, nghiên cứu và quản trị trong lĩnh vực Du lịch” .
Nguồn: https://thanhnien.vn/dh-duy-tan-truong-dau-tien-cua-viet-nam-dat-kiem-dinh-unwto-tedqual-cho-du-lich-post1476485.html
Được ví như “AACSB cho Du lịch”, TedQual thường được xem là chuẩn kiểm định uy tín nhất thế giới cho các ngành học về du lịch và khách sạn.
Chuẩn kiểm định này do Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc (UNWTO - United Nations World Tourism Organization) tổ chức triển khai. Vừa qua, vào ngày 8.7.2022, UNWTO đã công nhận 2 chương trình đào tạo:
Quản trị khách sạn Quốc tế
Quản trị nhà hàng Quốc tế
của Đại học (ĐH) Duy Tân chính thức đạt chuẩn kiểm định TedQual với điểm số khá cao là 771/845 điểm, thỏa mãn đến 91.2% tất cả các tiêu chí. Theo đó, ĐH Duy Tân đã trở thành trường đại học đầu tiên (tính đến thời điểm này) của Việt Nam đạt kiểm định UNWTO.TedQual.
Logo chứng nhận kiểm định TedQual
Để có được thành quả này, ĐH Duy Tân đã miệt mài xây dựng các chương trình tiên tiến và chất lượng cao về Du lịch và Khách sạn của mình từ gần 10 năm trước, thông qua mối hợp tác với ĐH Bang Pennsylvania (PSU) - 1 trong 5 trường hàng đầu về Du lịch của thế giới. Tiếp đó, trong quá trình chuẩn bị cho công tác kiểm định trong vòng 3 năm trở lại đây, ĐH Duy Tân luôn nhận được nhiều hướng dẫn và tư vấn trực tiếp từ ĐH Bách khoa Hồng Kông (Hong Kong PolyU) - trường xếp số 1 thế giới về Du lịch và Khách sạn trên khá nhiều bảng xếp hạng. Có một điều thú vị là với kết quả 771/845 điểm, 2 chương trình Quản trị Khách sạn và Nhà hàng Quốc tế của ĐH Duy Tân đã được công nhận đạt kiểm định cho thời gian 3 năm. Đây còn nhiều hơn kết quả của ĐH Bách khoa Hồng Kông là 2 năm trong lần đầu tiên khi trường này đạt được kiểm định UNWTO.TedQual.
Được nhận định là chuẩn kiểm định uy tín thế giới về Du lịch, có rất nhiều trường hàng đầu thế giới về Du lịch tham gia chuẩn kiểm định này:
ĐH Bách khoa Hồng Kông (Hong Kong PolyU),
ĐH Queensland, Úc,
ĐH Québec tại Montréal - UQAM, Canada,
ĐH George Washington, Hoa Kỳ,
ĐH Bournemouth, Vương quốc Anh,
ĐH Nghiên cứu Quốc tế Bắc Kinh, Trung Quốc…
Một số hình ảnh của đợt kiểm định UNWTO.TedQual tại ĐH Duy Tân
Hiện tại, có 277 chương trình đào tạo thuộc 102 trường ĐH ở 41 quốc gia được cấp chứng nhận UNWTO.TedQual trên toàn thế giới, trong đó khu vực châu Á có 150 chương trình. Khu vực Đông Nam Á có 52 chương trình đã được cấp chứng nhận cho 12 trường đại học của các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và Việt Nam.
Để đạt được kiểm định UNWTO.TedQual, các chương trình đào tạo Du lịch phải đáp ứng các điều kiện vô cùng khắt khe: không những phải đạt chuẩn các tiêu chí đánh giá từ UNWTO.TedQual mà còn phải đảm bảo chương trình đào tạo có triển khai và tích hợp Bộ Quy tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO). Các tiêu chí đánh giá của UNWTO.TedQual lấy người học làm trung tâm, tập trung đánh giá chương trình đào tạo dựa vào mối quan hệ giữa 5 nhóm đối tượng gồm:
1. Sinh viên,
2. Giảng viên,
3. Người sử dụng lao động,
4. Chương trình Đào tạo và hệ thống sư phạm,
5. Công tác quản lý.
Các tiêu chí đánh giá trên đều được yêu cầu phải tích hợp thêm Bộ Quy tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch, và chiếm đến gần một nửa trọng số điểm trong đánh giá chất lượng chương trình đào tạo.
SV Du lịch Duy Tân học tập trong một hệ sinh thái Du lịch hoàn chỉnh ngay tại trường, hiếm có ở trường của Việt Nam
Bên cạnh các thành tựu về giảng dạy, nghiên cứu, thực hành, quan hệ doanh nghiệp, không thể không kể đến một yếu tố then chốt cho thành công của các ngành học Du lịch và Khách sạn tại ĐH Duy Tân trong thời gian gần đây đó là vị “thuyền trưởng” Viện Nghiên cứu và Đào tạo Du lịch (HTi - Hospitality & Tourism Institute) của nhà trường, GS.TS. Lim Sang Taek đến từ Hàn Quốc.
Từng tốt nghiệp Cử nhân Khoa học tại ĐH Yonsei (Hàn Quốc), Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại ĐH Dallas (Texas, Mỹ), và Tiến sĩ Quản trị kinh doanh tại ĐH United States International (California, Mỹ), GS.TS. Lim Sang Taek đã có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý. Ông từng trực tiếp đảm nhiệm nhiều chức vụ như:
Chủ tịch Hiệp hội du lịch châu Á - Thái Bình Dương (APTA),
Viện trưởng Viện Giáo dục trọn đời của ĐH Dong-A, Busan, Hàn Quốc,
Chủ tịch Hiệp hội Tương lai du lịch Busan (BTFN), Hàn Quốc
Cố vấn Cấp cao - Ban Chính sách du lịch cho Phủ Tổng thống (Nhà Xanh), Hàn Quốc,
Thành viên sáng lập - Hiệp hội Giáo dục & Đào tạo du lịch châu Á - Thái Bình Dương,
…
AHLĐ-NGƯT Lê Công Cơ tặng hoa chúc mừng GS.TS. Lim Sang Taek nhận giải thưởng của Tổng thống Hàn Quốc
Tháng 8.2019, khi đang đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch (HTi) của ĐH Duy Tân, GS.TS. Lim Sang Taek đã vinh dự được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trao tặng Giải thưởng thành tựu cuộc đời vì những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của Hàn Quốc.
Từng khẳng định sẽ làm việc với tinh thần “Park Hang Seo” tại ĐH Duy Tân, GS.TS. Lim Sang Taek cho biết: “Đây là một vinh dự lớn cho DTU khi là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo Khách sạn, Nhà hàng và Du lịch đạt được chuẩn kiểm định UNWTO.TedQual. Sự công nhận của TedQual sẽ mang lại cho Viện Du lịch (HTi) của ĐH Duy Tân một danh tiếng quốc tế vững chắc về giảng dạy, nghiên cứu và quản trị trong lĩnh vực Du lịch” .
Nguồn: https://thanhnien.vn/dh-duy-tan-truong-dau-tien-cua-viet-nam-dat-kiem-dinh-unwto-tedqual-cho-du-lich-post1476485.html
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» HOT NEW!!! LÀM THÊM 3H/NGÀY CA CHIỀU TỐI TẠI VĂN PHÒNG CÔNG TY,ƯU TIÊN SINH VIÊN
» VIỆC LÀM 3H/NGÀY TẠI VĂN PHÒNG CÔNG TY, ƯU TIÊN SINH VIÊN NĂNG ĐỘNG
» Workshop “Phục hình Mô phỏng Sinh học” cho Sinh viên ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt của Đại học Duy Tân
» 3H/NGÀY TẠI VĂN PHÒNG CÔNG TY, LƯƠNG 1.900.000VND/THÁNG, ƯU TIÊN SINH VIÊN NĂNG ĐỘNG
» Giảng viên hướng dẫn nhiệt huyết và giải Á quân 1 GO GREEN 2022 cho sinh viên ĐH Duy Tân
» VIỆC LÀM 3H/NGÀY TẠI VĂN PHÒNG CÔNG TY, ƯU TIÊN SINH VIÊN NĂNG ĐỘNG
» Workshop “Phục hình Mô phỏng Sinh học” cho Sinh viên ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt của Đại học Duy Tân
» 3H/NGÀY TẠI VĂN PHÒNG CÔNG TY, LƯƠNG 1.900.000VND/THÁNG, ƯU TIÊN SINH VIÊN NĂNG ĐỘNG
» Giảng viên hướng dẫn nhiệt huyết và giải Á quân 1 GO GREEN 2022 cho sinh viên ĐH Duy Tân
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết