Hội thảo Quốc tế về Luật biển Quốc tế tại Đà Nẵng
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hội thảo Quốc tế về Luật biển Quốc tế tại Đà Nẵng
[size=32]H[/size][size=32]ộ[/size][size=32]i th[/size][size=32]ả[/size][size=32]o Qu[/size][size=32]ố[/size][size=32]c t[/size][size=32]ế[/size][size=32] v[/size][size=32]ề[/size][size=32] Lu[/size][size=32]ậ[/size][size=32]t bi[/size][size=32]ể[/size][size=32]n Qu[/size][size=32]ố[/size][size=32]c t[/size][size=32]ế[/size][size=32] t[/size][size=32]ạ[/size][size=32]i Đà N[/size][size=32]ẵ[/size][size=32]ng[/size]
Dành trọn ngày 7/11/2018, các giáo sư, tiến sĩ trong và ngoài nước đã hội tụ tại Đại học (ĐH) Duy Tân để cùng trao đổi trong Hội thảo Quốc tế “Những phát triển mới của Luật biển Quốc tế - Góc nhìn Quốc tế và Việt Nam”.
GS. TS. Pierre Klein (ngoài cùng bên phải) và bà Anna Lange (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự Hội thảo.
Hội thảo được tổ chức dưới sự phối hợp của Phái đoàn Chính phủ vùng Wallonie-Bruxelles, Vương quốc Bỉ tại Việt Nam, ĐH Duy Tân và Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội với rất nhiều tham luận nêu cao vai trò của Luật biển Quốc tế, lý giải vàđề xuất nhằm giảm thiểu các tranh chấp đang có trên biển hiện nay cũng như kêu gọi các quốc gia hành động vì một Biển Đông xanh sạch, yên bình, và thịnh vượng.
Tham luận của GS. TS. Pierre Klein - Phó Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Tự do Vương quốc Bỉ với chủ đề “Những phát triển mới của Luật biển quốc tế dưới ánh sáng của một số án lệ gần đây” mở đầu Hội thảo đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu. GS. Pierre Klein lấy dẫn chứng rất cụ thể là các vụ án tranh chấp trên biển diễn ra ở khắp các châu lục như: châu Mỹ La - tinh (vụ Pê-ru kiện Chi lê), châu Âu (vụ Romania kiện Ukraine), châu Phi (vụ Ghana kiện Bờ Biển Ngà), châu Á (vụ Bangladesh kiện Myanmar, Philippines kiện Trung Quốc) cùng các phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế để nêu bật Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 (UNCLOS), vốn cho đến nay vẫn là nòng cốt của Luật biển Quốc tế. Từ những vụ tranh chấp trên, đã có rất nhiều phương pháp được đưa ra để xác định phạm vi và cơ sở thẩm quyền của quốc gia đối với vùng biển lân cận. Trong đó, GS. Pierre Klein nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thỏa thuận, của đường cách đều,… đã được các quốc gia sử dụng nhằm tìm ra giải pháp công bằng trong các tranh chấp.
Cùng với tham luận của GS. Pierre Klein, hơn 20 tham luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu đến từ các đơn vị đào tạo Luật có tiếng được chia sẻ tại Hội thảo đã mang lại những góc nhìn thấu đáo hơn về Luật biển Quốc tế.
Trong khi một số đại biểu đi sâu vào các vấn đề tranh chấp cụ thể như: “Quyền và Nghĩa vụ của một quốc gia tại vùng biển chồng lấn” của TS. Nguyễn Toàn Thắng - ĐH Luật Hà Nội, “Tòa PCA LAHAYE và thẩm quyển của tòa trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở Biển Đông” của Lê Văn Bính - ĐH Quốc gia Hà Nội, “Vấn đề sử dụng vũ lực trên Biển Đông dưới góc nhìn Luật biển Quốc tế” của Học viên Cao học ĐH Quốc gia Hà Nội, “Đánh bắt cá bất hợp pháp: Một số phân tích từ góc độ luật nhân đạo quốc tế và thực tiễn của các quốc gia tại Biển Đông” của TS. Nguyễn Thị Hồng Yến - ĐH Luật Hà Nội và ThS. Nguyễn Phương Dung - Trường Luật Newcastle (Vương Quốc Anh),… thì rất nhiều tham luận khác đã đi vào từng vấn đề của riêng quốc gia nhằm phòng tránh và đối phó với những tranh chấp trong tương lai,tiêu biểu như: “Xây dựng ‘chiến lược an ninh hàng hải quốc gia’ của Việt nam” của TS. Thuyền trưởng Nguyễn Mạnh Cường và TS. Nguyễn Thành Lê - ĐH Hàng Hải Việt Nam, “Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về lực lượng cảnh sát biển Việt Nam” của TS. Nguyễn Thanh Minh - Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, “Quản lý tài nguyên, môi trường dựa vào cộng đồng - những bài học kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Hà –Trường ĐH Luật, ĐH Huế,…
Vấn đề được nhiều đại biểu đề cập đến trong các tham luận và đưa ra thảo luận tại Hội thảo chính là tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và các đảo ở Trường Sa của Việt Nam. Với tham luận “Lập trường và đóng góp của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông”, TS. Nguyễn Như Hà - ĐH Quốc gia Hà Nội đã khẳng định: “Việt Nam là quốc gia đầu tiên đề nghị một giải pháp hòa bình cho tranh chấp trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam trung thành với nguyên tắc giải quyết các tranh chấp với các nước hữu quan bằng còn đường đàm phán trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế.”
TS. Như Hà cũng đã chia sẻ nhiều đóng góp hữu ích của Việt Nam trong thời gian qua như: Việt Nam cùng Philippines xây dựng Bộ quy tắc Ứng xử trên biển Đông đã được ASEAN thông qua và sử dụng để khẳng định lập trường chung của các nước ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề trên Biển Đông. Bên cạnh đó, Việt Nam nỗ lực hợp tác với Malaysia trong việc xây dựng hồ sơ chung về ranh giới ngoài thềm lục địa trình Liên hợp quốc, Việt Nam phản đối Hiệp định Trung - Phi về thăm dò địa chấn Trường Sa vì các bên đã vi phạm Điểm 6 của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (Tuyên bố DOC), Việt Nam nỗ lực đóng góp xây dựng Bản quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố DOC và ngày 21/7/2011, trong khuôn khổ cuộc gặp cấp cao AMN 44, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về bản quy tắc này. Sự kiện này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế,…
Đến tham dự Hội thảo, bà Anna Lange - Trưởng phái đoàn Vùng Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam đã chia sẻ niềm vui khi được tham gia một Hội thảo về Luật biển Quốc tế được tổ chức tại một địa điểm ý nghĩa như Đà Nẵng - không chỉ là “thành phố đáng sống” của Việt Nam mà còn là một trong những trung tâm hàng hải sầm suất tại khu vực Đông Nam Á. Bà cũng bày tỏ hy vọng có thể mở rộng hợp tác với các trường đại học tại Đà Nẵng để triển khai các chương trình đào tạo về Luật và Hậu cần (logistics).
Phát biểu về tầm quan trọng của của Hội thảo, TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng ĐH Duy Tân, cho biết:“Tranh chấp trên Biển Đông đã và đang là vấn đề nóng được nhiều quốc gia quan tâm. Quan điểm của Việt Nam đối việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông luôn theo hướng hòa bình, ổn định và tuân thủ nghiêm ngặt các quy ước của Luật biển Quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, việc tổ chức Hội thảo về Luật biển thực sự là cần thiết và mang nhiều ý nghĩa. Đây là một dịp để ĐH Duy Tân cùng các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đóng góp quan điểm, chia sẻ kiến thức để cùng góp sức vào công cuộc gìn giữ hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Cũng từ Hội thảo này, ĐH Duy Tân mong muốn các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành Luật có cái nhìn thấu đáo về Luật biển Quốc tế đồng thời hiểu rõ về tầm quan trọng của tài nguyên biển đối với một quốc gia. Từ đó, thúc đẩy các em có những hoạt động tích cực hơn đối với biển đảo quê hương.”
Khi đất liền ngày càng trở nên chật hẹp, tài nguyên ngày một cạn kiệt, các hệ sinh thái bị suy thoái, an toàn môi trường bị đe dọa trong khi đó khoa học kỹ thuật phát triển tạo cơ hội cho các quốc gia dễ dàng “tiến ra biển” thì đại dương trở thành “miền đất hứa’” mà quốc gia nào cũng hướng tới. Nhu cầu càng tăng thì tranh chấp càng lớn. Điều này trở thành động lực thúc đẩy những bước phát triển mới cho Luật biển Quốc tế. Bởi đây chính là cán cân quan trọng để tạo nên sự ổn định và bình đẳng cho tất cả các quốc gia ven biển. Nhìn về quá khứ, khi mà chỉ trong chưa đầy 50 năm, đã có 4 Hội nghị quốc tế về Luật biển do Hội quốc liên và Liên hợp quốc tổ chức gồm: (1) Hội nghị Hague năm 1930, (2) Hội nghị Geneva năm 1958, (3) Hội nghị Geneva năm 1960, và (4) Hội nghị Quốc tế về Luật biển năm 1982 thì ngày nay, khi các tranh chấp trên biển đang ngày càng gia tăng, cần nhiều hơn nữa các buổi hội thảo về Luật biển Quốc tế được tổ chức để cung cấp những luận cứ có giá trị khoa học và thực tiễn cho các nhà lập pháp cùng các cơ quan Nhà nước khác tham khảo trong quá trình hoàn thiện, thực thi pháp luật và hội nhập quốc tế; đồng thời, để các nhà nghiên cứu đưa ra các chính kiến và góp ý phát triển Luật biển Quốc tế phù hợp hơn nữa với thực tiễn đời sống, giúp xử lý thấu đáo tranh chấp của các quốc gia có chung đường biên giới là biển, tạo môi trường sống hòa bình, khai thác nguồn tài nguyên biển hợp lý vì một thế giới thịnh vượng.
PV
https://www.tienphong.vn/giao-duc/hoi-thao-quoc-te-ve-luat-bien-quoc-te-tai-da-nang-1344379.tpo
Dành trọn ngày 7/11/2018, các giáo sư, tiến sĩ trong và ngoài nước đã hội tụ tại Đại học (ĐH) Duy Tân để cùng trao đổi trong Hội thảo Quốc tế “Những phát triển mới của Luật biển Quốc tế - Góc nhìn Quốc tế và Việt Nam”.
GS. TS. Pierre Klein (ngoài cùng bên phải) và bà Anna Lange (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự Hội thảo.
Hội thảo được tổ chức dưới sự phối hợp của Phái đoàn Chính phủ vùng Wallonie-Bruxelles, Vương quốc Bỉ tại Việt Nam, ĐH Duy Tân và Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội với rất nhiều tham luận nêu cao vai trò của Luật biển Quốc tế, lý giải vàđề xuất nhằm giảm thiểu các tranh chấp đang có trên biển hiện nay cũng như kêu gọi các quốc gia hành động vì một Biển Đông xanh sạch, yên bình, và thịnh vượng.
Tham luận của GS. TS. Pierre Klein - Phó Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Tự do Vương quốc Bỉ với chủ đề “Những phát triển mới của Luật biển quốc tế dưới ánh sáng của một số án lệ gần đây” mở đầu Hội thảo đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu. GS. Pierre Klein lấy dẫn chứng rất cụ thể là các vụ án tranh chấp trên biển diễn ra ở khắp các châu lục như: châu Mỹ La - tinh (vụ Pê-ru kiện Chi lê), châu Âu (vụ Romania kiện Ukraine), châu Phi (vụ Ghana kiện Bờ Biển Ngà), châu Á (vụ Bangladesh kiện Myanmar, Philippines kiện Trung Quốc) cùng các phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế để nêu bật Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 (UNCLOS), vốn cho đến nay vẫn là nòng cốt của Luật biển Quốc tế. Từ những vụ tranh chấp trên, đã có rất nhiều phương pháp được đưa ra để xác định phạm vi và cơ sở thẩm quyền của quốc gia đối với vùng biển lân cận. Trong đó, GS. Pierre Klein nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thỏa thuận, của đường cách đều,… đã được các quốc gia sử dụng nhằm tìm ra giải pháp công bằng trong các tranh chấp.
Cùng với tham luận của GS. Pierre Klein, hơn 20 tham luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu đến từ các đơn vị đào tạo Luật có tiếng được chia sẻ tại Hội thảo đã mang lại những góc nhìn thấu đáo hơn về Luật biển Quốc tế.
Trong khi một số đại biểu đi sâu vào các vấn đề tranh chấp cụ thể như: “Quyền và Nghĩa vụ của một quốc gia tại vùng biển chồng lấn” của TS. Nguyễn Toàn Thắng - ĐH Luật Hà Nội, “Tòa PCA LAHAYE và thẩm quyển của tòa trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở Biển Đông” của Lê Văn Bính - ĐH Quốc gia Hà Nội, “Vấn đề sử dụng vũ lực trên Biển Đông dưới góc nhìn Luật biển Quốc tế” của Học viên Cao học ĐH Quốc gia Hà Nội, “Đánh bắt cá bất hợp pháp: Một số phân tích từ góc độ luật nhân đạo quốc tế và thực tiễn của các quốc gia tại Biển Đông” của TS. Nguyễn Thị Hồng Yến - ĐH Luật Hà Nội và ThS. Nguyễn Phương Dung - Trường Luật Newcastle (Vương Quốc Anh),… thì rất nhiều tham luận khác đã đi vào từng vấn đề của riêng quốc gia nhằm phòng tránh và đối phó với những tranh chấp trong tương lai,tiêu biểu như: “Xây dựng ‘chiến lược an ninh hàng hải quốc gia’ của Việt nam” của TS. Thuyền trưởng Nguyễn Mạnh Cường và TS. Nguyễn Thành Lê - ĐH Hàng Hải Việt Nam, “Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về lực lượng cảnh sát biển Việt Nam” của TS. Nguyễn Thanh Minh - Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, “Quản lý tài nguyên, môi trường dựa vào cộng đồng - những bài học kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Hà –Trường ĐH Luật, ĐH Huế,…
Vấn đề được nhiều đại biểu đề cập đến trong các tham luận và đưa ra thảo luận tại Hội thảo chính là tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và các đảo ở Trường Sa của Việt Nam. Với tham luận “Lập trường và đóng góp của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông”, TS. Nguyễn Như Hà - ĐH Quốc gia Hà Nội đã khẳng định: “Việt Nam là quốc gia đầu tiên đề nghị một giải pháp hòa bình cho tranh chấp trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam trung thành với nguyên tắc giải quyết các tranh chấp với các nước hữu quan bằng còn đường đàm phán trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế.”
TS. Như Hà cũng đã chia sẻ nhiều đóng góp hữu ích của Việt Nam trong thời gian qua như: Việt Nam cùng Philippines xây dựng Bộ quy tắc Ứng xử trên biển Đông đã được ASEAN thông qua và sử dụng để khẳng định lập trường chung của các nước ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề trên Biển Đông. Bên cạnh đó, Việt Nam nỗ lực hợp tác với Malaysia trong việc xây dựng hồ sơ chung về ranh giới ngoài thềm lục địa trình Liên hợp quốc, Việt Nam phản đối Hiệp định Trung - Phi về thăm dò địa chấn Trường Sa vì các bên đã vi phạm Điểm 6 của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (Tuyên bố DOC), Việt Nam nỗ lực đóng góp xây dựng Bản quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố DOC và ngày 21/7/2011, trong khuôn khổ cuộc gặp cấp cao AMN 44, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về bản quy tắc này. Sự kiện này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế,…
Đến tham dự Hội thảo, bà Anna Lange - Trưởng phái đoàn Vùng Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam đã chia sẻ niềm vui khi được tham gia một Hội thảo về Luật biển Quốc tế được tổ chức tại một địa điểm ý nghĩa như Đà Nẵng - không chỉ là “thành phố đáng sống” của Việt Nam mà còn là một trong những trung tâm hàng hải sầm suất tại khu vực Đông Nam Á. Bà cũng bày tỏ hy vọng có thể mở rộng hợp tác với các trường đại học tại Đà Nẵng để triển khai các chương trình đào tạo về Luật và Hậu cần (logistics).
Phát biểu về tầm quan trọng của của Hội thảo, TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng ĐH Duy Tân, cho biết:“Tranh chấp trên Biển Đông đã và đang là vấn đề nóng được nhiều quốc gia quan tâm. Quan điểm của Việt Nam đối việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông luôn theo hướng hòa bình, ổn định và tuân thủ nghiêm ngặt các quy ước của Luật biển Quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, việc tổ chức Hội thảo về Luật biển thực sự là cần thiết và mang nhiều ý nghĩa. Đây là một dịp để ĐH Duy Tân cùng các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đóng góp quan điểm, chia sẻ kiến thức để cùng góp sức vào công cuộc gìn giữ hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Cũng từ Hội thảo này, ĐH Duy Tân mong muốn các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành Luật có cái nhìn thấu đáo về Luật biển Quốc tế đồng thời hiểu rõ về tầm quan trọng của tài nguyên biển đối với một quốc gia. Từ đó, thúc đẩy các em có những hoạt động tích cực hơn đối với biển đảo quê hương.”
Khi đất liền ngày càng trở nên chật hẹp, tài nguyên ngày một cạn kiệt, các hệ sinh thái bị suy thoái, an toàn môi trường bị đe dọa trong khi đó khoa học kỹ thuật phát triển tạo cơ hội cho các quốc gia dễ dàng “tiến ra biển” thì đại dương trở thành “miền đất hứa’” mà quốc gia nào cũng hướng tới. Nhu cầu càng tăng thì tranh chấp càng lớn. Điều này trở thành động lực thúc đẩy những bước phát triển mới cho Luật biển Quốc tế. Bởi đây chính là cán cân quan trọng để tạo nên sự ổn định và bình đẳng cho tất cả các quốc gia ven biển. Nhìn về quá khứ, khi mà chỉ trong chưa đầy 50 năm, đã có 4 Hội nghị quốc tế về Luật biển do Hội quốc liên và Liên hợp quốc tổ chức gồm: (1) Hội nghị Hague năm 1930, (2) Hội nghị Geneva năm 1958, (3) Hội nghị Geneva năm 1960, và (4) Hội nghị Quốc tế về Luật biển năm 1982 thì ngày nay, khi các tranh chấp trên biển đang ngày càng gia tăng, cần nhiều hơn nữa các buổi hội thảo về Luật biển Quốc tế được tổ chức để cung cấp những luận cứ có giá trị khoa học và thực tiễn cho các nhà lập pháp cùng các cơ quan Nhà nước khác tham khảo trong quá trình hoàn thiện, thực thi pháp luật và hội nhập quốc tế; đồng thời, để các nhà nghiên cứu đưa ra các chính kiến và góp ý phát triển Luật biển Quốc tế phù hợp hơn nữa với thực tiễn đời sống, giúp xử lý thấu đáo tranh chấp của các quốc gia có chung đường biên giới là biển, tạo môi trường sống hòa bình, khai thác nguồn tài nguyên biển hợp lý vì một thế giới thịnh vượng.
PV
https://www.tienphong.vn/giao-duc/hoi-thao-quoc-te-ve-luat-bien-quoc-te-tai-da-nang-1344379.tpo
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Hội thảo Quốc tế về Luật biển Quốc tế tại Đà Nẵng
[size=32]Đà Nẵng trao thưởng cho các nhà khoa học ĐH Duy Tân năm 2018[/size]
UBND TP.Đà Nẵng đã tổ chức Lễ khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động Khoa học và Công nghệ năm 2018 vào sáng ngày 10.11.2018.
ThS Lê Văn Chung, đại diện nhóm Ứng dụng 3D trong Y học nhận Bằng khen của UBND Đà Nẵng
Ghi nhận nỗ lực trong hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học trên địa bàn, UBND Thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Lễ Khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động Khoa học và Công nghệ năm 2018 vào sáng ngày 10.11.2018. Trong tổng số 113 bài báo ISI được lựa chọn khen thưởng dịp này, có 60 bài báo ISI thuộc về các nhà khoa học của Đại học (ĐH) Duy Tân.
3 năm triển khai thực hiện Quy chế khen thưởng của UBND Thành phố Đà Nẵng trong hoạt động Khoa học và Công nghệ, số lượng hồ sơ của các tổ chức, cá nhân gửi về Sở Khoa học và Công nghệ tăng nhanh qua từng năm. Cụ thể, năm 2016 có 129 hồ sơ, năm 2017 có 179 hồ sơ, và đến năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ đã tiếp nhận tổng cộng 224 hồ sơ tham gia xét khen thưởng, tăng 45 hồ sơ so với năm 2017. Sau khi thẩm định hồ sơ, Hội đồng Khoa học đã xét chọn các hồ sơ khen thưởng và trình UBND xem xét. Kết quả, có 72 cá nhân, nhóm nghiên cứu được khen thưởng với tổng mức tiền thưởng là 216.840.000 đồng.
Tại Lễ khen thưởng, UBND TP.Đà Nẵng đã trao Bằng khen cho tác giả có 2 giải pháp hữu ích được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ, Bằng khen cho tác giả có công trình đạt giải tại Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2018, và Bằng khen cho nhóm tác giả gồm Lê Nguyên Bảo, Lê Văn Chung, Trịnh Hiệp Hòa, Lê Khắc Triều Hưng, Nguyễn Lương Thọ, Nguyễn Minh Đức và Lê Hoàng Quốc Bảo của ĐH Duy Tân với sản phẩm “Ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành khoa học sức khỏe”, vốn đã đoạt giải Nhất duy nhất của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017 và danh hiệu Sao Khuê năm 2018.
Các nhà khoa học của ĐH Duy Tân nhận Bằng khen tại Lễ Khen thưởng
Đặc biệt, trong tổng số 113 bài báo ISI của các nhà nghiên cứu trên toàn thành phố được trao thưởng, có 60 bài báo được trao cho các nhà khoa học của ĐH Duy Tân (gồm 58 bài báo do các nhà khoa học Duy Tân là tác giả chính và 2 bài báo còn lại là sự kết hợp nghiên cứu giữa ĐH Duy Tân và ĐH Bách khoa Đà Nẵng). Nhiều công trình nghiên cứu nhận thưởng đợt này đãđược đăng tải trên các tạp chí uy tín thuộc nhóm Q1 và có chỉ số ảnh hưởng IF (Impact Factor) cao.
Tiêu biểu như bài báo: “An Effective SVM Method for Matrix Converters With a Superior Output Performance” của TS. Nguyễn Hữu Nhân đăng tải trên tạp chí IEEE Transactions on Industrial Electronics có chỉ số IF=7.168. Hay một số bài báokhác có chỉ số IF khá cao khác như: “A Bayesian Framework Based on Gaussian Mixture Model and Radial Basis Function Fisher Discriminant Analysis for Flood Spatial Prediction (BayGmmKda V1.1) for spatial prediction of floods” của TS. Hoàng Nhật Đức đăng trên tạp chí Geoscientific Model Development có chỉ số IF=3.549; hay bài “Effect of micro/nano white bamboo fibrils on physical characteristics of epoxy resin reinforced composites” của TS. Lê Hoàng Sinh đăng trên tạp chí Cellulose có chỉ số IF=3.417;...
TS Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng ĐH Duy Tân, thuộc nhóm tác giả Ứng dụng 3D trong Y học chia sẻ: “Sản phẩm ‘Ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành khoa học sức khỏe’ là nỗ lực nghiên cứu trong suốt 5 năm qua của nhóm. Không chỉ kỳ vọng sản phẩm sẽ góp phần đổi mới phương pháp và hiệu quả giảng dạy cho sinh viên ngành Y, chúng tôi còn hi vọng sản phẩm này sẽ được ứng dụng trong các bệnh viện, các cơ sở y tế, các đơn vị dịch vụ khác,... để hỗ trợ tích cực hơn trong công tác khám chữa và điều trị bệnh cho người Việt”.
Lễ Khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động Khoa học và Công nghệ của UBND TP.Đà Nẵng được tổ chức thường niên nhằm ghi nhận nỗ lực của các nhà khoa học đồng thời động viên, khích lệ các nhà khoa học hướng tới những nghiên cứu có chất lượng, có tính ứng dụng cao, đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về công bố khoa học của các nhà nghiên cứu Việt Nam tại đây tại đây: Nghiên cứu Khoa học.
https://thanhnien.vn/giao-duc/da-nang-trao-thuong-cho-cac-nha-khoa-hoc-dh-duy-tan-nam-2018-1024319.html?fbclid=IwAR1tZVNZ2h-lNHpQwoPYduGmphmZAehr0Rtd3rC8cJyfsTW915DQtYtR6NE
UBND TP.Đà Nẵng đã tổ chức Lễ khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động Khoa học và Công nghệ năm 2018 vào sáng ngày 10.11.2018.
ThS Lê Văn Chung, đại diện nhóm Ứng dụng 3D trong Y học nhận Bằng khen của UBND Đà Nẵng
Ghi nhận nỗ lực trong hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học trên địa bàn, UBND Thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Lễ Khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động Khoa học và Công nghệ năm 2018 vào sáng ngày 10.11.2018. Trong tổng số 113 bài báo ISI được lựa chọn khen thưởng dịp này, có 60 bài báo ISI thuộc về các nhà khoa học của Đại học (ĐH) Duy Tân.
3 năm triển khai thực hiện Quy chế khen thưởng của UBND Thành phố Đà Nẵng trong hoạt động Khoa học và Công nghệ, số lượng hồ sơ của các tổ chức, cá nhân gửi về Sở Khoa học và Công nghệ tăng nhanh qua từng năm. Cụ thể, năm 2016 có 129 hồ sơ, năm 2017 có 179 hồ sơ, và đến năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ đã tiếp nhận tổng cộng 224 hồ sơ tham gia xét khen thưởng, tăng 45 hồ sơ so với năm 2017. Sau khi thẩm định hồ sơ, Hội đồng Khoa học đã xét chọn các hồ sơ khen thưởng và trình UBND xem xét. Kết quả, có 72 cá nhân, nhóm nghiên cứu được khen thưởng với tổng mức tiền thưởng là 216.840.000 đồng.
Tại Lễ khen thưởng, UBND TP.Đà Nẵng đã trao Bằng khen cho tác giả có 2 giải pháp hữu ích được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ, Bằng khen cho tác giả có công trình đạt giải tại Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2018, và Bằng khen cho nhóm tác giả gồm Lê Nguyên Bảo, Lê Văn Chung, Trịnh Hiệp Hòa, Lê Khắc Triều Hưng, Nguyễn Lương Thọ, Nguyễn Minh Đức và Lê Hoàng Quốc Bảo của ĐH Duy Tân với sản phẩm “Ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành khoa học sức khỏe”, vốn đã đoạt giải Nhất duy nhất của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017 và danh hiệu Sao Khuê năm 2018.
Các nhà khoa học của ĐH Duy Tân nhận Bằng khen tại Lễ Khen thưởng
Đặc biệt, trong tổng số 113 bài báo ISI của các nhà nghiên cứu trên toàn thành phố được trao thưởng, có 60 bài báo được trao cho các nhà khoa học của ĐH Duy Tân (gồm 58 bài báo do các nhà khoa học Duy Tân là tác giả chính và 2 bài báo còn lại là sự kết hợp nghiên cứu giữa ĐH Duy Tân và ĐH Bách khoa Đà Nẵng). Nhiều công trình nghiên cứu nhận thưởng đợt này đãđược đăng tải trên các tạp chí uy tín thuộc nhóm Q1 và có chỉ số ảnh hưởng IF (Impact Factor) cao.
Tiêu biểu như bài báo: “An Effective SVM Method for Matrix Converters With a Superior Output Performance” của TS. Nguyễn Hữu Nhân đăng tải trên tạp chí IEEE Transactions on Industrial Electronics có chỉ số IF=7.168. Hay một số bài báokhác có chỉ số IF khá cao khác như: “A Bayesian Framework Based on Gaussian Mixture Model and Radial Basis Function Fisher Discriminant Analysis for Flood Spatial Prediction (BayGmmKda V1.1) for spatial prediction of floods” của TS. Hoàng Nhật Đức đăng trên tạp chí Geoscientific Model Development có chỉ số IF=3.549; hay bài “Effect of micro/nano white bamboo fibrils on physical characteristics of epoxy resin reinforced composites” của TS. Lê Hoàng Sinh đăng trên tạp chí Cellulose có chỉ số IF=3.417;...
TS Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng ĐH Duy Tân, thuộc nhóm tác giả Ứng dụng 3D trong Y học chia sẻ: “Sản phẩm ‘Ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành khoa học sức khỏe’ là nỗ lực nghiên cứu trong suốt 5 năm qua của nhóm. Không chỉ kỳ vọng sản phẩm sẽ góp phần đổi mới phương pháp và hiệu quả giảng dạy cho sinh viên ngành Y, chúng tôi còn hi vọng sản phẩm này sẽ được ứng dụng trong các bệnh viện, các cơ sở y tế, các đơn vị dịch vụ khác,... để hỗ trợ tích cực hơn trong công tác khám chữa và điều trị bệnh cho người Việt”.
Lễ Khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động Khoa học và Công nghệ của UBND TP.Đà Nẵng được tổ chức thường niên nhằm ghi nhận nỗ lực của các nhà khoa học đồng thời động viên, khích lệ các nhà khoa học hướng tới những nghiên cứu có chất lượng, có tính ứng dụng cao, đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về công bố khoa học của các nhà nghiên cứu Việt Nam tại đây tại đây: Nghiên cứu Khoa học.
https://thanhnien.vn/giao-duc/da-nang-trao-thuong-cho-cac-nha-khoa-hoc-dh-duy-tan-nam-2018-1024319.html?fbclid=IwAR1tZVNZ2h-lNHpQwoPYduGmphmZAehr0Rtd3rC8cJyfsTW915DQtYtR6NE
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Re: Hội thảo Quốc tế về Luật biển Quốc tế tại Đà Nẵng
[size=32]Gi[/size][size=32]ả[/size][size=32]ng viên Duy Tân nh[/size][size=32]ậ[/size][size=32]n Danh hi[/size][size=32]ệ[/size][size=32]u “Nhà giáo Đà N[/size][size=32]ẵ[/size][size=32]ng tiêu bi[/size][size=32]ể[/size][size=32]u”[/size]
Tại Lễ Tuyên dương - Khen thưởng Phong trào Thi đua năm học 2017-2018 diễn ra ngày 16/11/2018, ThS. NCS. Mai Thị Quỳnh Như, giảng viên Khoa Kế toán, Đại học (ĐH) Duy Tân đã vinh dự được Sở Giáo dục & Đào tạo Tp. Đà Nẵng trao tặng danh hiệu “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu”. Đây là giải thưởng cao quý nhằm tôn vinh và tri ân các nhà giáo có thành tích xuất sắc đang trực tiếp làm công tác giảng dạy trên địa bàn thành phố.
ThS. NCS. Mai Thị Quỳnh Như (thứ 2 từ phải sang) nhận Bằng khen của Sở Giáo dục & Đào tạo Đà Nẵng
ThS. NCS. Mai Thị Quỳnh Như (thứ 2 từ phải sang) nhận Bằng khen của Sở Giáo dục & Đào tạo Đà Nẵng
Danh hiệu “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu” do Sở Giáo dục & Đào tạo TP. Đà Nẵng trao tặng nhằm mục đích khơi dậy tinh thần: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong mỗi cá nhân đang làm việc trong ngành Giáo dục và Đào tạo của Thành phố Đà Nẵng nhằm công nhận và tôn vinh những tấm gương điển hình tiên tiến có thành tích xuất sắc, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy - tạo động lực để các nhà giáo ngày càng yêu nghề và phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp “trồng người”.
Để đạt được danh hiệu này, người làm nghề phải phù hợp với các tiêu chí: có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề; là tấm gương sáng, mẫu mực, có uy tín trong tập thể sư phạm nhà trường; được đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh tín nhiệm; luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng Công nghệ Thông tin trong công tác chuyên môn; liên tục giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục; tham gia tốt các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và vận dụng vào hoạt động giảng dạy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Trong thời gian công tác tại ĐH Duy Tân, bằng sự nỗ lực và tâm huyết với nghề, ThS. NCS. Mai Thị Quỳnh Như, giảng viên Khoa Kế toán, ĐH Duy Tân đã đạt được nhiều thành tích, tiêu biểu gồm:
- Danh hiệu “Cá nhân thi đua xuất sắc nhất trường” và giải Nhất trong “Quan hệ hợp tác doanh nghiệp” của ĐH Duy Tân trong năm học 2015-2016 và 2016-2017;
- Danh hiệu “Đoàn viên Công đoàn xuất sắc nhất” do Công đoàn Giáo dục Việt Nam trao tặng giai đoạn 2012 – 2017;
Ngoài ra, cô cũng đóng góp nhiều bài báo khoa học đăng tải trên Tạp chí Ngân hàng: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay góp chợ của các tổ chức tín dụng - Khảo sát trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng”, “Quy trình xử lý tài sản đảm bảo nợ vay tại các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Đà nẵng - Tồn tại và giải pháp khắc phục”,…
Trong suốt 10 năm đứng lớp giảng dạy, cô Quỳnh Như luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng hết sức trong công việc của mình. Cô chia sẻ: “Tôi luôn muốn các em sinh viên được tiếp cận với những kiến thức mới nhất, được thể hiện và phát huy tài năng của mình ngay trong quá trình học. Bởi vậy, tôi luôn tâm niệm bản thân phải nỗ lực hết sức để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, tích cực học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nhiệt tình hỗ trợ các em trong học tập và cuộc sống. Tôi luôn có kế hoạch làm việc một cách chi tiết, có mục tiêu rõ ràng và lộ trình cụ thể để hoàn tất công việc. Có như vậy, bản thân sẽ tự tin xử lý các tình huống phát sinh, không nản lòng và nhanh chóng tiến về đích. Tôi thiết nghĩ: Phải là một giảng viên giỏi thì sinh viên theo học mới học được những điều tốt, điều hay để thực sự thành công trong tương lai. Và tôi luôn nỗ lực vì điều đó”.
Vui mừng nhận được danh hiệu “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu”, cô Quỳnh Như đã dành lời cảm ơn sâu sắc tới ĐH Duy Tân: “Đạt được danh hiệu quý giá ngày hôm nay, ngoài quyết tâm của bản thân còn có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu nhà trường, của các anh chị đồng nghiệp trong Khoa và các bạn sinh viên luôn bên tôi, cùng tôi phấn đấu học tập và phát triển. Danh hiệu này là niềm vinh dự, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy bản thân phải cố gắng nhiều hơn nữa, tiếp tục phấn đấu, hướng tới những mục tiêu cao hơn để có thể hoàn thiện bản thân, trở thành một người thầy được nhà trường, đồng nghiệp và cả học trò tín nhiệm”.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về đào tạo Kế toán của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Kế toán
TÂM THÔNG
https://www.tienphong.vn/giao-duc/giang-vien-duy-tan-nhan-danh-hieu-nha-giao-da-nang-tieu-bieu-1347308.tpo
Tại Lễ Tuyên dương - Khen thưởng Phong trào Thi đua năm học 2017-2018 diễn ra ngày 16/11/2018, ThS. NCS. Mai Thị Quỳnh Như, giảng viên Khoa Kế toán, Đại học (ĐH) Duy Tân đã vinh dự được Sở Giáo dục & Đào tạo Tp. Đà Nẵng trao tặng danh hiệu “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu”. Đây là giải thưởng cao quý nhằm tôn vinh và tri ân các nhà giáo có thành tích xuất sắc đang trực tiếp làm công tác giảng dạy trên địa bàn thành phố.
ThS. NCS. Mai Thị Quỳnh Như (thứ 2 từ phải sang) nhận Bằng khen của Sở Giáo dục & Đào tạo Đà Nẵng
ThS. NCS. Mai Thị Quỳnh Như (thứ 2 từ phải sang) nhận Bằng khen của Sở Giáo dục & Đào tạo Đà Nẵng
Danh hiệu “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu” do Sở Giáo dục & Đào tạo TP. Đà Nẵng trao tặng nhằm mục đích khơi dậy tinh thần: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong mỗi cá nhân đang làm việc trong ngành Giáo dục và Đào tạo của Thành phố Đà Nẵng nhằm công nhận và tôn vinh những tấm gương điển hình tiên tiến có thành tích xuất sắc, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy - tạo động lực để các nhà giáo ngày càng yêu nghề và phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp “trồng người”.
Để đạt được danh hiệu này, người làm nghề phải phù hợp với các tiêu chí: có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề; là tấm gương sáng, mẫu mực, có uy tín trong tập thể sư phạm nhà trường; được đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh tín nhiệm; luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng Công nghệ Thông tin trong công tác chuyên môn; liên tục giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục; tham gia tốt các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và vận dụng vào hoạt động giảng dạy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Trong thời gian công tác tại ĐH Duy Tân, bằng sự nỗ lực và tâm huyết với nghề, ThS. NCS. Mai Thị Quỳnh Như, giảng viên Khoa Kế toán, ĐH Duy Tân đã đạt được nhiều thành tích, tiêu biểu gồm:
- Danh hiệu “Cá nhân thi đua xuất sắc nhất trường” và giải Nhất trong “Quan hệ hợp tác doanh nghiệp” của ĐH Duy Tân trong năm học 2015-2016 và 2016-2017;
- Danh hiệu “Đoàn viên Công đoàn xuất sắc nhất” do Công đoàn Giáo dục Việt Nam trao tặng giai đoạn 2012 – 2017;
Ngoài ra, cô cũng đóng góp nhiều bài báo khoa học đăng tải trên Tạp chí Ngân hàng: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay góp chợ của các tổ chức tín dụng - Khảo sát trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng”, “Quy trình xử lý tài sản đảm bảo nợ vay tại các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Đà nẵng - Tồn tại và giải pháp khắc phục”,…
Trong suốt 10 năm đứng lớp giảng dạy, cô Quỳnh Như luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng hết sức trong công việc của mình. Cô chia sẻ: “Tôi luôn muốn các em sinh viên được tiếp cận với những kiến thức mới nhất, được thể hiện và phát huy tài năng của mình ngay trong quá trình học. Bởi vậy, tôi luôn tâm niệm bản thân phải nỗ lực hết sức để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, tích cực học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nhiệt tình hỗ trợ các em trong học tập và cuộc sống. Tôi luôn có kế hoạch làm việc một cách chi tiết, có mục tiêu rõ ràng và lộ trình cụ thể để hoàn tất công việc. Có như vậy, bản thân sẽ tự tin xử lý các tình huống phát sinh, không nản lòng và nhanh chóng tiến về đích. Tôi thiết nghĩ: Phải là một giảng viên giỏi thì sinh viên theo học mới học được những điều tốt, điều hay để thực sự thành công trong tương lai. Và tôi luôn nỗ lực vì điều đó”.
Vui mừng nhận được danh hiệu “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu”, cô Quỳnh Như đã dành lời cảm ơn sâu sắc tới ĐH Duy Tân: “Đạt được danh hiệu quý giá ngày hôm nay, ngoài quyết tâm của bản thân còn có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu nhà trường, của các anh chị đồng nghiệp trong Khoa và các bạn sinh viên luôn bên tôi, cùng tôi phấn đấu học tập và phát triển. Danh hiệu này là niềm vinh dự, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy bản thân phải cố gắng nhiều hơn nữa, tiếp tục phấn đấu, hướng tới những mục tiêu cao hơn để có thể hoàn thiện bản thân, trở thành một người thầy được nhà trường, đồng nghiệp và cả học trò tín nhiệm”.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về đào tạo Kế toán của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Kế toán
TÂM THÔNG
https://www.tienphong.vn/giao-duc/giang-vien-duy-tan-nhan-danh-hieu-nha-giao-da-nang-tieu-bieu-1347308.tpo
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Similar topics
» Hội thảo quốc tế về Môi trường và năng lượng tái tạo
» Du học Úc ngành luật thương mại, luật kinh doanh quốc tế
» Đà Nẵng có thêm khoa chuyên đào tạo ngành luật
» Giảng viên Duy Tân báo cáo tại Hội thảo về Bảo tồn di sản văn hóa quốc tế
» 150 nhà khoa học dự hội thảo quốc tế toán học Việt-Hàn
» Du học Úc ngành luật thương mại, luật kinh doanh quốc tế
» Đà Nẵng có thêm khoa chuyên đào tạo ngành luật
» Giảng viên Duy Tân báo cáo tại Hội thảo về Bảo tồn di sản văn hóa quốc tế
» 150 nhà khoa học dự hội thảo quốc tế toán học Việt-Hàn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết