Ai về với muối Hải Hậu
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Ai về với muối Hải Hậu
Ai về với muối Hải Hậu
Huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định là địa phương nổi tiếng với nghề muối truyền thống. Cuộc chiến chống đói nghèo đang diễn ra mạnh mẽ trên những đồng muối huyền thoại năm nào, lại càng cho thấy ý nghĩa của hạt muối với người dân nơi đây. Trong khi diêm dân nhiều vùng biển phải bỏ nghề trước những khó khăn chưa tháo gỡ được thì người dân Hải Hậu vẫn bám biển, bám ruộng với quyết tâm giữ lấy nghề muối
Muối mặn tình nồng
Nghề làm muối ở đây có từ rất lâu, cụ thể là từ thời Pháp thuộc. Trước những năm 1978 là thời kỳ hoàng kim nhất của nghề muối. Lúc này, phong trào nhà nhà làm muối, người người làm muối đã rộ lên khắp nơi trong toàn huyện. Diện tích muối đạt trên 500 ha, mỗi kg muối trị giá 500đ, thị trường tiêu thụ muối rộng, đời sống diêm dân ổn định. Thời gian này, một số hộ có điều kiện kinh tế tham gia tổ hợp dịch vụ nhờ đó đã khá lên rất rõ. Cũng chính nhờ muối, đời sống kinh tế gia đình khá giả hơn, con em được đến trường, đường liên thôn, liên xã được nâng cấp mở rộng và bê tông hoá. 100% số hộ gia đình có điện thắp sáng và các phương tiện nghe nhìn. 90% dân số được dùng nước sạch. 100% số xã có trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, với những hộ làm nghề muối, hiếm có địa phương nào mọi hoạt động sản xuất lại gắn bó chặt chẽ với từng con nước lên xuống, nắng mưa, độ đậm nhạt của nước biển và tình hình tiêu thụ muối như vùng biển này. Tỷ lệ đói nghèo của từng địa phương cũng dao động theo hiệu quả kinh tế của nghề muối. Trải qua hàng nghìn năm, các thế hệ diêm dân Hải Hậu đã kế thừa và làm phong phú thêm kỹ năng làm muối. Theo sử sách, những đồng muối Văn Lý, Xương Điền, Hải Hòa được ghi nhận là chiếc nôi của nghề muối ở vùng ven biển Bắc bộ. Muối Hải Hậu có mặt ở mọi miền Tổ quốc, kể cả ở Trung Quốc, Lào, Campuchia… Những đồng muối Hải Hậu một thời là điểm sáng kinh tế, lá cờ đầu trong phong trào hợp tác xã suốt những thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước. Ngày nay, tiếng tăm về muối Hải Hậu vẫn còn vang mãi. Có lẽ, những hạt muối thắm đẫm mồ hôi, thậm chí cả máu và nước mắt đã đi vào tâm thức của mỗi người dân. Phải là người sinh ra và lớn lên trên những đồng muối mặn mới thấu hiểu được sự vất vả nhọc nhằn của nghề làm muối. Chính vì vậy mà diêm dân ở đây không thể không đau lòng khi đứng trước thảm cảnh giá muối tụt xuống một cách thảm hại, có thời điểm chỉ còn 200/kg.
Cánh đồng muối HTX Thống Nhất xã Đông Hải những ngày này thật vắng vẻ, cả một vùng đất rộng mênh mông chỉ thưa thớt vài hộ gia đình đang tu sửa lại những vuông muối trước khi bước vào một vụ mùa mới. Chỉ vào những cái kho được làm tạm trên cánh đồng muối nằm dọc theo những con đường liên xã, ông Vũ Văn Phi, người của HTX Thống Nhất cho biết: “Giá muối mấy năm nay rẻ quá, nếu cứ tình trạng thế này, không biết đời sống của diêm dân sẽ ra sao khi 85% diện tích không trồng được lúa. Chưa bao giờ nghề muối lại khó khăn như hiện nay. Mới năm ngoài, giá muối ở mức 500đ/kg, vậy mà nay chỉ còn 320đ/kg. Trong khi các địa phương khác trong tỉnh như Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng nhanh chóng chuyển đổi phần lớn diện tích làm muối sang nuôi trồng thuỷ sản thì ở Hải Hậu vẫn duy trì nghề muối, việc phá bỏ những đồng muối lịch sử là vô cùng khó khăn với diêm dân ở đây đã bao đời gắn bó sống chết với muối. Người dân Hải Hậu cho biết, họ không bảo thủ trong tư duy sản xuất, không phải không mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mà do địa thế vùng biển lở, các địa phương rất khó áp dụng chuyển đổi ruộng muối sang nuôi trồng thủy sản vì đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro. Mặt khác, vốn đầu tư quá cao (trên 100 triệu/ha) nên những hộ nghèo sẽ không theo nổi. Xã Hải Lý cố gắng lắm cũng chỉ triển khai được 50 ha đầm nuôi thuỷ sản. Tâm lý bà con không muốn bỏ nghề vì họ tin là, tương lai hạt muối sẽ bớt khó khăn. Trong tình thế hiện nay, các hộ làm muối buộc phải rút bớt nhân lực chuyển sang ngành nghề khác như dệt lưới, đánh bắt thuỷ sản, thậm chí đưa con em đi xuất khẩu lao động. Nhưng mỗi khi có nắng, nhà nhà, người người vẫn lao ra đồng gạn muối. Họ nung nấu quyết tâm chấn hưng nghề muối từ bao đời của cha ông họ.
Lối ra cho nghề muối
Người thắp sáng lên hy vọng phục hưng nghề muối lại chính là một bệnh binh công an vũ trang, anh là Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc một doanh nghiệp tư nhân nhỏ ở Hải Lý. Anh đã đầu tư gần 1 tỷ đồng để kinh doanh mặt hàng muối mà nhiều người cho anh là bị ấm đầu nên mới bỏ tiền vào chỗ chết như thế. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước còn đang tìm đầu ra cho sản phẩm của diêm dân thì anh dám thế chấp nhà đất, vay mượn bạn bè và số vốn tích cóp được hơn 500 triệu đồng để đầu tư vào dây chuyền sản xuất muối hiện đại. Tình yêu với đồng muối đã khiến người bệnh binh đối mặt với thử thách mới, với ước mơ cháy bỏng là giữ lấy nghề truyền thống của cha ông. Quyết tâm của anh đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, đặc biệt là diêm dân. Những năm bươn trải trong nghề kinh doanh muối đã giúp anh nhận ra những điểm yếu của hạt muối quê mình. Do độ mặn nước biển không cao, diêm dân Bắc Bộ phải tuân thủ theo các công đoạn khá cầu kỳ: Nước biển đưa vào ruộng phải phơi cho ngấu nước mặn sau đó mới thu cát đưa vào bể lắng, múc nước biển xối lên trốc cát để ra nước tinh, đưa ra phơi nắng có hạt muối. Tất cả công đoạn đó phải diễn ra trong ngày, để sang ngày thứ 2 muối sẽ giảm vị mặn. Chính vì thế mà muối Bắc bộ vẫn có vị mặn nồng hơn muối trong Nam, nhưng có nhược điểm là lẫn nhiều tạp chất như bùn, phù sa. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao muối thô ở Bắc bộ giảm giá trị và kém sức cạnh tranh. Trong cơ chế thị trường, người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng vệ sinh thực phẩm. Muối Hải Hậu nổi tiếng nhưng cũng khó có thể cạnh tranh nổi với những gói muối tinh được đóng bao bì đẹp. Để khắc phục tình trạng này, anh Thuận đã đưa muối thô vào thử nghiệm, vắt muối bằng máy ly tâm. Tuy lượng muối bị hao hụt tới 22% nhưng sản phẩm được khách hàng chấp nhận, giá thành gấp 2,3 lần so với muối chưa qua tinh chế. Giá muối trung bình là 500đ/kg, có khi lên tới 1.000đ/kg. Từ ngày có dây chuyền sản xuất muối của anh Thuận, sản phẩm của diêm dân trong vùng được bao tiêu toàn bộ, làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó và không bị ép giá như trước. Diêm dân cũng ý thức hơn trong việc nâng cao chất lượng vệ sinh sản phẩm. Nhiều ruộng muối sạch được ra đời đã đưa ngành muối vào ổn định. Hai dây chuyển sản xuất với hơn 30 lao động của anh Thuận vẫn hoạt động đều đặn từ năm 2000 đến nay với sản lượng bình quân mỗi năm gần 4.000 tấn muối tinh, nộp ngân sách cho Nhà nước 30 triệu đồng. Đây quả là một kết quả không nhỏ cho sự thành công của nghề muối Hải Hậu. Năm tháng qua đi, người Hải Lý, Hải Đông, Hải Triều, Hải Hoà vẫn sống được bằng nghề muối. Và sản phẩm của họ đã có mặt ở cả thị trường Đài Loan, Nhật Bản. Kết thúc vụ muối 2003, cả huyện Hải Hậu vẫn đạt sản lượng 45.000 tấn muối và là nguồn thu nhập chính của 5 xã ven biển.
Được biết, năm 2003, thực hiện công tác chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phòng NN & PTNT Huyện đã đưa công nghệ sản xuất muối sạch vào ứng dụng tại 2 HTX Đông Hải và Thống Nhất, mỗi đơn vị 1 ha. Công nghệ này đã đưa lại năng suất 237 tấn/ha. Giá bán muối sạch gấp 2 lần muối thường. Trong thời gian tới, công nghệ sản xuất muối sạch sẽ được nhân rộng trong toàn Huyện. Hy vọng rằng, đây sẽ là lối ra cho nghề muối.
Nguyễn Đỗ
Huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định là địa phương nổi tiếng với nghề muối truyền thống. Cuộc chiến chống đói nghèo đang diễn ra mạnh mẽ trên những đồng muối huyền thoại năm nào, lại càng cho thấy ý nghĩa của hạt muối với người dân nơi đây. Trong khi diêm dân nhiều vùng biển phải bỏ nghề trước những khó khăn chưa tháo gỡ được thì người dân Hải Hậu vẫn bám biển, bám ruộng với quyết tâm giữ lấy nghề muối
Muối mặn tình nồng
Nghề làm muối ở đây có từ rất lâu, cụ thể là từ thời Pháp thuộc. Trước những năm 1978 là thời kỳ hoàng kim nhất của nghề muối. Lúc này, phong trào nhà nhà làm muối, người người làm muối đã rộ lên khắp nơi trong toàn huyện. Diện tích muối đạt trên 500 ha, mỗi kg muối trị giá 500đ, thị trường tiêu thụ muối rộng, đời sống diêm dân ổn định. Thời gian này, một số hộ có điều kiện kinh tế tham gia tổ hợp dịch vụ nhờ đó đã khá lên rất rõ. Cũng chính nhờ muối, đời sống kinh tế gia đình khá giả hơn, con em được đến trường, đường liên thôn, liên xã được nâng cấp mở rộng và bê tông hoá. 100% số hộ gia đình có điện thắp sáng và các phương tiện nghe nhìn. 90% dân số được dùng nước sạch. 100% số xã có trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, với những hộ làm nghề muối, hiếm có địa phương nào mọi hoạt động sản xuất lại gắn bó chặt chẽ với từng con nước lên xuống, nắng mưa, độ đậm nhạt của nước biển và tình hình tiêu thụ muối như vùng biển này. Tỷ lệ đói nghèo của từng địa phương cũng dao động theo hiệu quả kinh tế của nghề muối. Trải qua hàng nghìn năm, các thế hệ diêm dân Hải Hậu đã kế thừa và làm phong phú thêm kỹ năng làm muối. Theo sử sách, những đồng muối Văn Lý, Xương Điền, Hải Hòa được ghi nhận là chiếc nôi của nghề muối ở vùng ven biển Bắc bộ. Muối Hải Hậu có mặt ở mọi miền Tổ quốc, kể cả ở Trung Quốc, Lào, Campuchia… Những đồng muối Hải Hậu một thời là điểm sáng kinh tế, lá cờ đầu trong phong trào hợp tác xã suốt những thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước. Ngày nay, tiếng tăm về muối Hải Hậu vẫn còn vang mãi. Có lẽ, những hạt muối thắm đẫm mồ hôi, thậm chí cả máu và nước mắt đã đi vào tâm thức của mỗi người dân. Phải là người sinh ra và lớn lên trên những đồng muối mặn mới thấu hiểu được sự vất vả nhọc nhằn của nghề làm muối. Chính vì vậy mà diêm dân ở đây không thể không đau lòng khi đứng trước thảm cảnh giá muối tụt xuống một cách thảm hại, có thời điểm chỉ còn 200/kg.
Cánh đồng muối HTX Thống Nhất xã Đông Hải những ngày này thật vắng vẻ, cả một vùng đất rộng mênh mông chỉ thưa thớt vài hộ gia đình đang tu sửa lại những vuông muối trước khi bước vào một vụ mùa mới. Chỉ vào những cái kho được làm tạm trên cánh đồng muối nằm dọc theo những con đường liên xã, ông Vũ Văn Phi, người của HTX Thống Nhất cho biết: “Giá muối mấy năm nay rẻ quá, nếu cứ tình trạng thế này, không biết đời sống của diêm dân sẽ ra sao khi 85% diện tích không trồng được lúa. Chưa bao giờ nghề muối lại khó khăn như hiện nay. Mới năm ngoài, giá muối ở mức 500đ/kg, vậy mà nay chỉ còn 320đ/kg. Trong khi các địa phương khác trong tỉnh như Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng nhanh chóng chuyển đổi phần lớn diện tích làm muối sang nuôi trồng thuỷ sản thì ở Hải Hậu vẫn duy trì nghề muối, việc phá bỏ những đồng muối lịch sử là vô cùng khó khăn với diêm dân ở đây đã bao đời gắn bó sống chết với muối. Người dân Hải Hậu cho biết, họ không bảo thủ trong tư duy sản xuất, không phải không mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mà do địa thế vùng biển lở, các địa phương rất khó áp dụng chuyển đổi ruộng muối sang nuôi trồng thủy sản vì đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro. Mặt khác, vốn đầu tư quá cao (trên 100 triệu/ha) nên những hộ nghèo sẽ không theo nổi. Xã Hải Lý cố gắng lắm cũng chỉ triển khai được 50 ha đầm nuôi thuỷ sản. Tâm lý bà con không muốn bỏ nghề vì họ tin là, tương lai hạt muối sẽ bớt khó khăn. Trong tình thế hiện nay, các hộ làm muối buộc phải rút bớt nhân lực chuyển sang ngành nghề khác như dệt lưới, đánh bắt thuỷ sản, thậm chí đưa con em đi xuất khẩu lao động. Nhưng mỗi khi có nắng, nhà nhà, người người vẫn lao ra đồng gạn muối. Họ nung nấu quyết tâm chấn hưng nghề muối từ bao đời của cha ông họ.
Lối ra cho nghề muối
Người thắp sáng lên hy vọng phục hưng nghề muối lại chính là một bệnh binh công an vũ trang, anh là Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc một doanh nghiệp tư nhân nhỏ ở Hải Lý. Anh đã đầu tư gần 1 tỷ đồng để kinh doanh mặt hàng muối mà nhiều người cho anh là bị ấm đầu nên mới bỏ tiền vào chỗ chết như thế. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước còn đang tìm đầu ra cho sản phẩm của diêm dân thì anh dám thế chấp nhà đất, vay mượn bạn bè và số vốn tích cóp được hơn 500 triệu đồng để đầu tư vào dây chuyền sản xuất muối hiện đại. Tình yêu với đồng muối đã khiến người bệnh binh đối mặt với thử thách mới, với ước mơ cháy bỏng là giữ lấy nghề truyền thống của cha ông. Quyết tâm của anh đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, đặc biệt là diêm dân. Những năm bươn trải trong nghề kinh doanh muối đã giúp anh nhận ra những điểm yếu của hạt muối quê mình. Do độ mặn nước biển không cao, diêm dân Bắc Bộ phải tuân thủ theo các công đoạn khá cầu kỳ: Nước biển đưa vào ruộng phải phơi cho ngấu nước mặn sau đó mới thu cát đưa vào bể lắng, múc nước biển xối lên trốc cát để ra nước tinh, đưa ra phơi nắng có hạt muối. Tất cả công đoạn đó phải diễn ra trong ngày, để sang ngày thứ 2 muối sẽ giảm vị mặn. Chính vì thế mà muối Bắc bộ vẫn có vị mặn nồng hơn muối trong Nam, nhưng có nhược điểm là lẫn nhiều tạp chất như bùn, phù sa. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao muối thô ở Bắc bộ giảm giá trị và kém sức cạnh tranh. Trong cơ chế thị trường, người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng vệ sinh thực phẩm. Muối Hải Hậu nổi tiếng nhưng cũng khó có thể cạnh tranh nổi với những gói muối tinh được đóng bao bì đẹp. Để khắc phục tình trạng này, anh Thuận đã đưa muối thô vào thử nghiệm, vắt muối bằng máy ly tâm. Tuy lượng muối bị hao hụt tới 22% nhưng sản phẩm được khách hàng chấp nhận, giá thành gấp 2,3 lần so với muối chưa qua tinh chế. Giá muối trung bình là 500đ/kg, có khi lên tới 1.000đ/kg. Từ ngày có dây chuyền sản xuất muối của anh Thuận, sản phẩm của diêm dân trong vùng được bao tiêu toàn bộ, làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó và không bị ép giá như trước. Diêm dân cũng ý thức hơn trong việc nâng cao chất lượng vệ sinh sản phẩm. Nhiều ruộng muối sạch được ra đời đã đưa ngành muối vào ổn định. Hai dây chuyển sản xuất với hơn 30 lao động của anh Thuận vẫn hoạt động đều đặn từ năm 2000 đến nay với sản lượng bình quân mỗi năm gần 4.000 tấn muối tinh, nộp ngân sách cho Nhà nước 30 triệu đồng. Đây quả là một kết quả không nhỏ cho sự thành công của nghề muối Hải Hậu. Năm tháng qua đi, người Hải Lý, Hải Đông, Hải Triều, Hải Hoà vẫn sống được bằng nghề muối. Và sản phẩm của họ đã có mặt ở cả thị trường Đài Loan, Nhật Bản. Kết thúc vụ muối 2003, cả huyện Hải Hậu vẫn đạt sản lượng 45.000 tấn muối và là nguồn thu nhập chính của 5 xã ven biển.
Được biết, năm 2003, thực hiện công tác chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phòng NN & PTNT Huyện đã đưa công nghệ sản xuất muối sạch vào ứng dụng tại 2 HTX Đông Hải và Thống Nhất, mỗi đơn vị 1 ha. Công nghệ này đã đưa lại năng suất 237 tấn/ha. Giá bán muối sạch gấp 2 lần muối thường. Trong thời gian tới, công nghệ sản xuất muối sạch sẽ được nhân rộng trong toàn Huyện. Hy vọng rằng, đây sẽ là lối ra cho nghề muối.
Nguyễn Đỗ
net- Mem cấp 6
- Tham gia : 05/05/2010
Bài viết : 808
Re: Ai về với muối Hải Hậu
Một số hình ảnh về Diêm Dân Hải Hậu :
net- Mem cấp 6
- Tham gia : 05/05/2010
Bài viết : 808
Similar topics
» Mười trường hợp không dùng "IF"
» Hoàng hôn tuyệt đẹp trên đồng muối Hải Hậu
» kiếm tiền trên mạng - mất 1 được mười
» TRỨNG GÀ, TRỨNG VỊT, TRỨNG CÚT, TRỨNG LỘN, TRỨNG MUỐI, TRỨNG VỮA… TRỨNG NÀO BỔ HƠN?
» Hoàng hôn tuyệt đẹp trên đồng muối Hải Hậu
» kiếm tiền trên mạng - mất 1 được mười
» TRỨNG GÀ, TRỨNG VỊT, TRỨNG CÚT, TRỨNG LỘN, TRỨNG MUỐI, TRỨNG VỮA… TRỨNG NÀO BỔ HƠN?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết