Sôi nổi và đầy Kịch tính tại Chung kết Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ 6
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sôi nổi và đầy Kịch tính tại Chung kết Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ 6
Sôi nổi và đầy Kịch tính tại Chung kết Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ 6
Sáng ngày 16/3/2024, Vòng chung kết Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ 6 dành cho Sinh viên Đại học Duy Tân đã diễn ra tại số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng. Với những chủ đề thiết thực và có tính thời sự, 11 sinh viên xuất sắc nhất được chọn lọc sau khi vượt qua vòng loại đã có những “màn” tranh biện vô cùng hấp dẫn và kịch tính.
Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ Nhất được tổ chức thành công tại Đại học Duy Tân vào tháng 1/2016 với sự điều hành của GS. Barbara G. Howell - Giảng viên Cao cấp đến từ Trường Cao đẳng Cộng đồng Lorain (Bang Ohio, Hoa Kỳ). Không chỉ mang lại cơ hội nâng cao kỹ năng tranh luận bằng tiếng Anh, sinh viên Đại học Duy Tân còn được rèn luyện bản lĩnh nói trước đám đông và nhiều kỹ năng “mềm” hữu ích khác. Trải qua 5 lần tổ chức, cuộc thi vẫn là một sân chơi thực sự bổ ích và thu hút đông đảo sinh viên Đại học Duy Tân theo học nhiều chuyên ngành hào hứng tham dự.
GS. Barbara G. Howell phát biểu tại vòng chung kết cuộc thi
GS. Barbara G. Howell phát biểu tại vòng chung kết cuộc thi: “Chào mừng đến với thế giới tranh luận. Chào mừng đến với nơi mà chúng ta cùng nhau học hỏi, tôn trọng lẫn nhau và đưa ra những thông tin đáng tin cậy và chính xác. Liệu ý kiến của mọi người trên thế giới đều giống nhau không? Dĩ nhiên là không. Đó là một trong những ưu điểm của cuộc tranh luận. Chúng ta học cách suy nghĩ, học cách tranh luận tốt và học cách duy trì tình bạn khi tranh luận. Hi vọng rằng, Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ 6 sẽ tiếp tục mang lại cơ hội thực hành tiếng Anh và kết bạn cho các sinh viên của Đại học Duy Tân.”
Sinh viên Dy Viernes Frances Summer - Ngành Quản Trị Marketing & Chiến lược của Viện Quản lý Nam Khuê
xuất sắc giành Giải Nhất chung cuộc
Vòng chung kết Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ 6 dành cho Sinh viên Đại học Duy Tân có các chủ đề chính như:
- Liệu đạo đức có tồn tại nếu không có tôn giáo?,
- Cuộc sống có tồn tại bên ngoài trái đất không?,
- Việc chăm sóc các vấn đề toàn cầu có quan trọng hơn việc quan tâm đến các vấn đề địa phương không?,
- Các vận động viên chuyên nghiệp có được trả lương quá cao không?,
- Làm việc tại nhà (teleworking) có phải là điều tốt không?,
- Việc thông thạo một ngôn ngữ nước ngoài có nên là yêu cầu để tốt nghiệp trung học không?
Các sinh viên tham dự Vòng chung kết Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ 6
chụp hình lưu niệm cùng Ban Giám khảo
Thông qua những chủ đề trên, sinh viên Duy Tân đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, khả năng thuyết phục người nghe bằng tiếng Anh bằng những góc nhìn cá nhân vô cùng mới mẻ và tư duy tranh biện nhạy bén.
Sau những màn tranh tài sôi nổi và hấp dẫn, Ban Giám khảo đã lựa chọn những sinh viên thể hiện xuất sắc nhất để trao giải thưởng tại Vòng chung kết Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ 6. Kết quả cụ thể như sau:
- Giải Nhất được trao cho sinh viên Dy Viernes Frances Summer - Ngành Quản Trị Marketing & Chiến lược của Viện Quản lý Nam Khuê;
- Giải Nhì được trao cho sinh viên Trịnh Thanh Ly - Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng của Viện Quản lý Nam Khuê;
- Giải Ba được trao cho sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Hân - Ngành Y Đa khoa và sinh viên Nguyễn Trần Anh Châu - Ngành Tiếng Anh Thương mại;
- Giải Khuyến khích thuộc về các sinh viên: Phan Quỳnh Như - Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng; Phạm Thảo Anh - Ngành Tiếng Anh Biên Phiên dịch; Đào Đức Anh Hoàng - Ngành Tiếng Anh Thương mại, Phan Dư Kim Ngân - Ngành Y Đa Khoa; Narella. Lakshmi Mokshagna - Ngành Y Đa khoa; Đỗ Nhật Tân - Ngành Tiếng Anh Biên Phiên dịch; Matta Hardik Aryan - Ngành Y Đa khoa.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5867&pid=2064&page=0&lang=vi-VN
Sáng ngày 16/3/2024, Vòng chung kết Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ 6 dành cho Sinh viên Đại học Duy Tân đã diễn ra tại số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng. Với những chủ đề thiết thực và có tính thời sự, 11 sinh viên xuất sắc nhất được chọn lọc sau khi vượt qua vòng loại đã có những “màn” tranh biện vô cùng hấp dẫn và kịch tính.
Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ Nhất được tổ chức thành công tại Đại học Duy Tân vào tháng 1/2016 với sự điều hành của GS. Barbara G. Howell - Giảng viên Cao cấp đến từ Trường Cao đẳng Cộng đồng Lorain (Bang Ohio, Hoa Kỳ). Không chỉ mang lại cơ hội nâng cao kỹ năng tranh luận bằng tiếng Anh, sinh viên Đại học Duy Tân còn được rèn luyện bản lĩnh nói trước đám đông và nhiều kỹ năng “mềm” hữu ích khác. Trải qua 5 lần tổ chức, cuộc thi vẫn là một sân chơi thực sự bổ ích và thu hút đông đảo sinh viên Đại học Duy Tân theo học nhiều chuyên ngành hào hứng tham dự.
GS. Barbara G. Howell phát biểu tại vòng chung kết cuộc thi
GS. Barbara G. Howell phát biểu tại vòng chung kết cuộc thi: “Chào mừng đến với thế giới tranh luận. Chào mừng đến với nơi mà chúng ta cùng nhau học hỏi, tôn trọng lẫn nhau và đưa ra những thông tin đáng tin cậy và chính xác. Liệu ý kiến của mọi người trên thế giới đều giống nhau không? Dĩ nhiên là không. Đó là một trong những ưu điểm của cuộc tranh luận. Chúng ta học cách suy nghĩ, học cách tranh luận tốt và học cách duy trì tình bạn khi tranh luận. Hi vọng rằng, Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ 6 sẽ tiếp tục mang lại cơ hội thực hành tiếng Anh và kết bạn cho các sinh viên của Đại học Duy Tân.”
Sinh viên Dy Viernes Frances Summer - Ngành Quản Trị Marketing & Chiến lược của Viện Quản lý Nam Khuê
xuất sắc giành Giải Nhất chung cuộc
Vòng chung kết Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ 6 dành cho Sinh viên Đại học Duy Tân có các chủ đề chính như:
- Liệu đạo đức có tồn tại nếu không có tôn giáo?,
- Cuộc sống có tồn tại bên ngoài trái đất không?,
- Việc chăm sóc các vấn đề toàn cầu có quan trọng hơn việc quan tâm đến các vấn đề địa phương không?,
- Các vận động viên chuyên nghiệp có được trả lương quá cao không?,
- Làm việc tại nhà (teleworking) có phải là điều tốt không?,
- Việc thông thạo một ngôn ngữ nước ngoài có nên là yêu cầu để tốt nghiệp trung học không?
Các sinh viên tham dự Vòng chung kết Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ 6
chụp hình lưu niệm cùng Ban Giám khảo
Thông qua những chủ đề trên, sinh viên Duy Tân đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, khả năng thuyết phục người nghe bằng tiếng Anh bằng những góc nhìn cá nhân vô cùng mới mẻ và tư duy tranh biện nhạy bén.
Sau những màn tranh tài sôi nổi và hấp dẫn, Ban Giám khảo đã lựa chọn những sinh viên thể hiện xuất sắc nhất để trao giải thưởng tại Vòng chung kết Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ 6. Kết quả cụ thể như sau:
- Giải Nhất được trao cho sinh viên Dy Viernes Frances Summer - Ngành Quản Trị Marketing & Chiến lược của Viện Quản lý Nam Khuê;
- Giải Nhì được trao cho sinh viên Trịnh Thanh Ly - Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng của Viện Quản lý Nam Khuê;
- Giải Ba được trao cho sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Hân - Ngành Y Đa khoa và sinh viên Nguyễn Trần Anh Châu - Ngành Tiếng Anh Thương mại;
- Giải Khuyến khích thuộc về các sinh viên: Phan Quỳnh Như - Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng; Phạm Thảo Anh - Ngành Tiếng Anh Biên Phiên dịch; Đào Đức Anh Hoàng - Ngành Tiếng Anh Thương mại, Phan Dư Kim Ngân - Ngành Y Đa Khoa; Narella. Lakshmi Mokshagna - Ngành Y Đa khoa; Đỗ Nhật Tân - Ngành Tiếng Anh Biên Phiên dịch; Matta Hardik Aryan - Ngành Y Đa khoa.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5867&pid=2064&page=0&lang=vi-VN
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Sôi nổi và đầy Kịch tính tại Chung kết Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ 6
[size=30]Đại học Duy Tân thương mại hóa và chuyển giao sản phẩm công nghệ Máy huấn luyện kỹ năng hồi sức tim phổi eCPR[/size]
Ngày 07/03, Trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing tổ chức Bàn giao 10 máy huấn luyện kỹ năng hồi sức tim phổi (eCPR) - Ký kết thương mại hóa và chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật giữa trường Đại học Duy Tân và Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing.
Trường đại học Duy Tân chính thức bàn giao đơn hàng đầu tiên gồm 10 máy eCPR cho Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing.
Với mục tiêu nâng cao nhận thức và kỹ năng xử lý sơ cấp cứu trong cộng đồng, trường Đại học Duy Tân đã nghiên cứu, chế tạo và cho ra đời Máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi (Cardiopulmonary Resuscitation - eCPR). Sản phẩm đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng Sáng chế vào năm 2023 và nhận được sự quan tâm, ứng dụng từ nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sơ cấp cứu, đào tạo Y khoa. Trong đó, Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing là đơn vị đầu tiên đặt 10 máy eCPR, cho thấy tiềm năng và giá trị của sản phẩm trong việc cải thiện kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng.
Lãnh đạo trường Đại học Duy Tân và Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing thực hiện ký kết thương mại hóa và chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật.
Sản phẩm máy huấn luyện kỹ năng hồi sức tim phổi eCPR do các cán bộ Trung tâm Mô phỏng và Mô hình hóa (CVS) của Trường Khoa học Máy tính, thuộc Đại học Duy Tân Đà Nẵng nghiên cứu và chế tạo. Sản phẩm chính là một sáng kiến, một phương pháp mới, kết hợp giữa phần cứng và phần mềm, tích hợp công nghệ IoT (Internet vạn vật) và thực tế ảo, với các cảm biến xử lý thông minh trên mô hình theo thời gian thực, giúp người sử dụng tăng cường sự tương tác và cảm nhận được các thay đổi từ những tác động đó.
Hệ thống của Máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi eCPR gồm một mô hình mẫu gắn kết với bộ công nghệ mô phỏng 3D. Phần huấn luyện và thực hành thành công chỉ diễn ra trong vài phút gồm video hướng dẫn lý thuyết và nội dung thực hành cấp cứu tim phổi với các bước ép tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt, cấp cứu thành công với thang điểm chấm cuối cùng.
Phát biểu tại buổi Lễ, TS. Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng trường Đại học Duy Tân chia sẻ: “Từ một ý tưởng rất thực tế và hữu nghiệm, khi tôi truyền đạt ý tưởng này lại cho các bạn trường ĐH Duy Tân, tôi cũng chỉ nghĩ đây là một đề xuất vui thôi, còn làm được hay không lại là một chuyện lớn hơn. Sau đó trung tâm CVS đã liên hệ với bác sỹ Nguyễn Văn Công – Giám đốc Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing, đã làm công tác về CPR này ở rất nhiều tỉnh thành. Ý tưởng sau đó được quan tâm hơn, rất nhiều đơn vị liên quan của trường Duy Tân bắt đầu bắt tay vào hỗ trợ để tạo sản phẩm như hiện nay. Sau nhiều năm cố gắng đã cho ra mắt sản phẩm và được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng Sáng chế”.
TS. Lê Nguyên Bảo bày tỏ mong muốn sản phẩm sẽ ngày càng được phổ quát nhiều hơn nữa trong cộng thông qua sự hỗ trợ của Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing.
Là sản phẩm hướng đến cộng đồng, nên sự ra đời của máy eCPR đã được tối ưu, đơn giản và dễ hiểu nhất có thể, để có thể huấn luyện và thực hành kỹ năng sơ cấp cứu, cũng như kỹ năng hồi sức tim phổi một cách hiệu quả và đáng tin cậy cho người dân thuộc mọi lứa tuổi.
ThS.Bs. Nguyễn Văn Công – Giám đốc Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing cho biết: Ở Việt Nam hiện chỉ có khoảng 8,7% người Việt Nam biết đến và có thể sử dụng được CPR, trong khi các nước bên cạnh như Thái Lan, Singapore tỷ lệ đó lên tới 40% đến gần 60%. Một năm, Wellbeing chỉ có thể tập huấn cho khoảng 1.000 học viên, vì không thể đủ bác sỹ để có thể tập huấn cho hàng triệu người Việt Nam được. Vậy giải pháp là gì khi chúng ta không đủ bác sỹ để có thể đi giải quyết hết được, và không có cách nào để truyền tải hết được thông điệp này, thì giải pháp chính là chúng ta phải sử dụng công nghệ CPR này.
ThS.Bs. Nguyễn Văn Công – Giám đốc Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing trình bày tham luận.
Cũng tại buổi Lễ, Đại học Duy Tân đã trao tặng một máy eCPR cho trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng), Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing tặng toàn bộ tài khoản học lý thuyết về sơ cấp cứu cho học sinh lớp 12, nhằm hỗ trợ họ tiếp thu các kỹ năng sơ cấp cứu, hồi sức tim phổi một cách hiệu quả nhất.
Thực hành thao tác ép tim ngoài lồng ngực kết hợp mô phỏng qua màn hình bằng máy eCPR.
Cùng với nhiều khối ngành đào tạo trọng điểm và chương trình đào tạo chất lượng, lĩnh vực Máy tính và Công nghệ Thông tin của trường Đại học Duy Tân nhiều năm qua luôn được xã hội tín nhiệm. Nhà trường đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học với mong muốn tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cộng đồng.
Một số sản phẩm tiêu biểu được nghiên cứu bởi cán bộ, giảng viên và sinh viên của Trường Khoa học máy tính, Đại học Duy Tân trước đó gồm: Ứng dụng 3D Giải phẫu Người trong y học, Máy huấn luyện kỹ năng sốc tim, hồi sức tim phổi AED-302 Trainer, máy thở dtu-VENT,…
Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing thành lập năm 2014, là thành viên chính thức của Hội đồng An toàn Anh quốc, được chứng nhận doanh nghiệp tạo tác động xã hội. Sau nhiều năm hoạt động và phát triển, Wellbeing là tổ chức hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp an toàn toàn diện cho cá nhân, tổ chức và cộng đồng.
PV (Theo Tạp chí Tin học và Đời sống)
Nguồn: https://congnghevadoisong.vn/dai-hoc-duy-tan-thuong-mai-hoa-va-chuyen-giao-san-pham-cong-nghe-may-huan-luyen-ky-nang-hoi-suc-tim-phoi-ecpr-d60274.html
Ngày 07/03, Trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing tổ chức Bàn giao 10 máy huấn luyện kỹ năng hồi sức tim phổi (eCPR) - Ký kết thương mại hóa và chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật giữa trường Đại học Duy Tân và Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing.
Trường đại học Duy Tân chính thức bàn giao đơn hàng đầu tiên gồm 10 máy eCPR cho Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing.
Với mục tiêu nâng cao nhận thức và kỹ năng xử lý sơ cấp cứu trong cộng đồng, trường Đại học Duy Tân đã nghiên cứu, chế tạo và cho ra đời Máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi (Cardiopulmonary Resuscitation - eCPR). Sản phẩm đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng Sáng chế vào năm 2023 và nhận được sự quan tâm, ứng dụng từ nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sơ cấp cứu, đào tạo Y khoa. Trong đó, Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing là đơn vị đầu tiên đặt 10 máy eCPR, cho thấy tiềm năng và giá trị của sản phẩm trong việc cải thiện kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng.
Lãnh đạo trường Đại học Duy Tân và Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing thực hiện ký kết thương mại hóa và chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật.
Sản phẩm máy huấn luyện kỹ năng hồi sức tim phổi eCPR do các cán bộ Trung tâm Mô phỏng và Mô hình hóa (CVS) của Trường Khoa học Máy tính, thuộc Đại học Duy Tân Đà Nẵng nghiên cứu và chế tạo. Sản phẩm chính là một sáng kiến, một phương pháp mới, kết hợp giữa phần cứng và phần mềm, tích hợp công nghệ IoT (Internet vạn vật) và thực tế ảo, với các cảm biến xử lý thông minh trên mô hình theo thời gian thực, giúp người sử dụng tăng cường sự tương tác và cảm nhận được các thay đổi từ những tác động đó.
Hệ thống của Máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi eCPR gồm một mô hình mẫu gắn kết với bộ công nghệ mô phỏng 3D. Phần huấn luyện và thực hành thành công chỉ diễn ra trong vài phút gồm video hướng dẫn lý thuyết và nội dung thực hành cấp cứu tim phổi với các bước ép tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt, cấp cứu thành công với thang điểm chấm cuối cùng.
Phát biểu tại buổi Lễ, TS. Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng trường Đại học Duy Tân chia sẻ: “Từ một ý tưởng rất thực tế và hữu nghiệm, khi tôi truyền đạt ý tưởng này lại cho các bạn trường ĐH Duy Tân, tôi cũng chỉ nghĩ đây là một đề xuất vui thôi, còn làm được hay không lại là một chuyện lớn hơn. Sau đó trung tâm CVS đã liên hệ với bác sỹ Nguyễn Văn Công – Giám đốc Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing, đã làm công tác về CPR này ở rất nhiều tỉnh thành. Ý tưởng sau đó được quan tâm hơn, rất nhiều đơn vị liên quan của trường Duy Tân bắt đầu bắt tay vào hỗ trợ để tạo sản phẩm như hiện nay. Sau nhiều năm cố gắng đã cho ra mắt sản phẩm và được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng Sáng chế”.
TS. Lê Nguyên Bảo bày tỏ mong muốn sản phẩm sẽ ngày càng được phổ quát nhiều hơn nữa trong cộng thông qua sự hỗ trợ của Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing.
Là sản phẩm hướng đến cộng đồng, nên sự ra đời của máy eCPR đã được tối ưu, đơn giản và dễ hiểu nhất có thể, để có thể huấn luyện và thực hành kỹ năng sơ cấp cứu, cũng như kỹ năng hồi sức tim phổi một cách hiệu quả và đáng tin cậy cho người dân thuộc mọi lứa tuổi.
ThS.Bs. Nguyễn Văn Công – Giám đốc Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing cho biết: Ở Việt Nam hiện chỉ có khoảng 8,7% người Việt Nam biết đến và có thể sử dụng được CPR, trong khi các nước bên cạnh như Thái Lan, Singapore tỷ lệ đó lên tới 40% đến gần 60%. Một năm, Wellbeing chỉ có thể tập huấn cho khoảng 1.000 học viên, vì không thể đủ bác sỹ để có thể tập huấn cho hàng triệu người Việt Nam được. Vậy giải pháp là gì khi chúng ta không đủ bác sỹ để có thể đi giải quyết hết được, và không có cách nào để truyền tải hết được thông điệp này, thì giải pháp chính là chúng ta phải sử dụng công nghệ CPR này.
ThS.Bs. Nguyễn Văn Công – Giám đốc Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing trình bày tham luận.
Cũng tại buổi Lễ, Đại học Duy Tân đã trao tặng một máy eCPR cho trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng), Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing tặng toàn bộ tài khoản học lý thuyết về sơ cấp cứu cho học sinh lớp 12, nhằm hỗ trợ họ tiếp thu các kỹ năng sơ cấp cứu, hồi sức tim phổi một cách hiệu quả nhất.
Thực hành thao tác ép tim ngoài lồng ngực kết hợp mô phỏng qua màn hình bằng máy eCPR.
Cùng với nhiều khối ngành đào tạo trọng điểm và chương trình đào tạo chất lượng, lĩnh vực Máy tính và Công nghệ Thông tin của trường Đại học Duy Tân nhiều năm qua luôn được xã hội tín nhiệm. Nhà trường đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học với mong muốn tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cộng đồng.
Một số sản phẩm tiêu biểu được nghiên cứu bởi cán bộ, giảng viên và sinh viên của Trường Khoa học máy tính, Đại học Duy Tân trước đó gồm: Ứng dụng 3D Giải phẫu Người trong y học, Máy huấn luyện kỹ năng sốc tim, hồi sức tim phổi AED-302 Trainer, máy thở dtu-VENT,…
Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing thành lập năm 2014, là thành viên chính thức của Hội đồng An toàn Anh quốc, được chứng nhận doanh nghiệp tạo tác động xã hội. Sau nhiều năm hoạt động và phát triển, Wellbeing là tổ chức hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp an toàn toàn diện cho cá nhân, tổ chức và cộng đồng.
PV (Theo Tạp chí Tin học và Đời sống)
Nguồn: https://congnghevadoisong.vn/dai-hoc-duy-tan-thuong-mai-hoa-va-chuyen-giao-san-pham-cong-nghe-may-huan-luyen-ky-nang-hoi-suc-tim-phoi-ecpr-d60274.html
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Sôi nổi và đầy Kịch tính tại Chung kết Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ 6
[size=34]Cán bộ ĐH Duy Tân tập huấn chế tạo máy bay không người lái tại Hàn Quốc[/size]
6 cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Điện-Điện tử (CEE) thuộc Đại học (ĐH) Duy Tân đã tham gia vào đợt tập huấn tại Trung tâm Đào tạo UAV (Máy bay không người lái) của ĐH Chodang, Hàn Quốc diễn ra từ ngày 13.11.2023 đến 6.2.2024.
Ngay sau khi hoàn thành đợt tập huấn, các cán bộ của CEE đã thiết kế và chế tạo thành công mô hình drone, được đặt tên là DTU-Falcon-1, để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Duy Tân. Đây là hoạt động mở đầu cho những bước hợp tác phát triển tiếp theo giữa ĐH Duy Tân và ĐH Chodang nhằm chia sẻ và phát triển các mô hình giáo dục tiên tiến.
Các cán bộ của Trung tâm CEE cùng trải nghiệm thử nghiệm và điều khiển UAV cánh cố định VTOL
Tại ĐH Chodang, các cán bộ của Trung tâm CEE, DTU đã tham gia vào nhiều khóa đào tạo quan trọng, bao gồm:
- Đào tạo lý thuyết cơ bản về máy bay không người lái: Giới thiệu tổng quan về UAV, về các kiến thức cơ sở về khí động lực học, về module điều khiển sử dụng UAV;
- Đào tạo thiết kế UAV cánh cố định VTOL trên phần mềm Catia V5:
Được giới thiệu những kiến thức cơ sở về phần mềm Catia V5,
Đào tạo sử dụng các module thiết kế trên phần mềm Catia (part design, assembly design, drafting),
Đào tạo xuất file từ Catia V5, sử dụng máy in 3D (vật liệu nhựa ABS), máy cắt CNC (vật liệu ván ép, carbon);
- Đào tạo chế tạo thực tế UAV VTOL:
Được thực hành chế tạo vỏ UAV bằng vật liệu composite,
Được giới thiệu vật liệu, kỹ thuật và phương pháp gia công khung vỏ UAV;
- Đào tạo lắp ráp và cài đặt điều khiển UAV: Giới thiệu về quy trình lắp ráp UAV sau khi hoàn thiện và hướng dẫn cài đặt điều khiển UAV;
- Đào tạo mô phỏng bay tại phòng lab và bay thực tế: Được đào tạo kiến thức điều khiển UAV trên phần mềm RealFlight 8 và bay thử nghiệm UAV của Trung tâm Đào tạo UAV.
Cán bộ của ĐH Duy Tân nhận chứng chỉ khóa huấn luyện (ảnh trên) và gặp gỡ GS-TS Park Jong Koo - Hiệu trưởng Đại học Chodang (thứ 5 từ phải sang)
Sau khi hoàn thành khóa tập huấn, các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm CEE đã nhận được 2 chứng chỉ quan trọng về Thiết kế UAV loại 1 và Chế tạo UAV loại 1.
Ngay khi trở lại ĐH Duy Tân, các cán bộ của Trung tâm CEE cũng đã thiết kế và chế tạo thành công một mô hình drone để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Duy Tân. Mô hình drone này là UAV cánh cố định VTOL (Vertical Take-off and Landing Fixed Wing, có sự kết hợp giữa UAV cánh cố định và UAV có nhiều động cơ cánh quạt). Mô hình drone được thiết kế dựa trên mẫu F250 đuôi V và được đặt tên là DTU-Falcon-1. Mô hình được chế tạo bằng vật liệu composite với kích thước là 2550x1500x533mm và trọng lượng khoảng 10kg.
Các cán bộ của CEE đã thiết kế và chế tạo thành công DTU-Falcon-1 (mô hình UAV cánh cố định VTOL) phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Duy Tân
Cùng với việc tham gia vào khóa đào tạo chuyên môn, các cán bộ của Trung tâm CEE còn có cơ hội trải nghiệm bay trên máy bay hạng nhẹ Diamond DA40, đồng thời giao lưu với giảng viên và sinh viên của ĐH Chodang, tham gia vào các hoạt động khác như thưởng thức trà đạo Hàn Quốc, trải nghiệm võ Taekwondo và tham quan khám phá nhiều nét độc đáo khác trong văn hóa Hàn Quốc.
Trở về từ ĐH Chodang, ThS Nguyễn Ngô Anh Quân - 1 trong 6 cán bộ của Trung tâm CEE được cử đi tập huấn cho biết: "Ở Trung tâm CEE, chúng tôi cũng rất quan tâm về lĩnh vực UAV nhưng mới dừng ở nghiên cứu các loại Thiết bị bay Đa cánh dạng như Flycam. Bởi vậy, khóa tập huấn thiết kế VTOL lần này thực sự rất có ý nghĩa đối với bản thân chúng tôi nói riêng và cả Trung tâm nói chung. Với thiết kế nhỏ gọn và tính năng độc đáo, các thiết bị bay không người lái như UAV, Drone hay Flycam đã và đang được sử dụng trong mọi lĩnh vực, mang lại những hiệu quả nhất định như: khảo sát địa hình, hỗ trợ công tác cứu nạn cứu hộ, quay phim và chụp ảnh,... Bởi vậy, thông qua khóa tập huấn lần này, chúng tôi đã thu nhận được rất nhiều kiến thức mới về quy trình thiết kế và chế tạo UAV kiểu mới, đồng thời nâng cao được các kỹ năng thực nghiệm.
Quá trình học tập, thiết kế và chế tạo UAV, tập lái mô phỏng tại ĐH Chodang
Không chỉ ở ĐH Duy Tân mà những kiến thức về UAV này cũng còn khá mới ở Việt Nam, thế nên đây cũng là động lực để chúng tôi sử dụng những kiến thức - kỹ năng đã tích lũy được để tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu với mong muốn có thể thiết kế và chế tạo ra nhiều dạng thiết bị bay không người lái khác nhau vừa phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu ở nhà trường vừa hướng tới việc thương mại hóa để phục vụ thêm nhiều nhu cầu ở các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống hiện đại".
Đợt tập huấn này đã mang lại nhiều lợi ích cho Trung tâm CEE của ĐH Duy Tân và củng cố thêm mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với ĐH Chodang, 1 trong 3 trường hàng đầu về đào tạo ngành hàng không của Hàn Quốc. Các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm CEE đã được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới về thiết kế, chế tạo và điều khiển UAV, đồng thời mô hình drone chế tạo thành công cũng sẽ giúp ích nhiều cho công tác giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Duy Tân. Đây là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực UAV cũng như hợp tác quốc tế của nhà trường.
Nguồn: https://thanhnien.vn/can-bo-dh-duy-tan-tap-huan-che-tao-may-bay-khong-nguoi-lai-tai-han-quoc-185240305082611363.htm
6 cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Điện-Điện tử (CEE) thuộc Đại học (ĐH) Duy Tân đã tham gia vào đợt tập huấn tại Trung tâm Đào tạo UAV (Máy bay không người lái) của ĐH Chodang, Hàn Quốc diễn ra từ ngày 13.11.2023 đến 6.2.2024.
Ngay sau khi hoàn thành đợt tập huấn, các cán bộ của CEE đã thiết kế và chế tạo thành công mô hình drone, được đặt tên là DTU-Falcon-1, để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Duy Tân. Đây là hoạt động mở đầu cho những bước hợp tác phát triển tiếp theo giữa ĐH Duy Tân và ĐH Chodang nhằm chia sẻ và phát triển các mô hình giáo dục tiên tiến.
Các cán bộ của Trung tâm CEE cùng trải nghiệm thử nghiệm và điều khiển UAV cánh cố định VTOL
Tại ĐH Chodang, các cán bộ của Trung tâm CEE, DTU đã tham gia vào nhiều khóa đào tạo quan trọng, bao gồm:
- Đào tạo lý thuyết cơ bản về máy bay không người lái: Giới thiệu tổng quan về UAV, về các kiến thức cơ sở về khí động lực học, về module điều khiển sử dụng UAV;
- Đào tạo thiết kế UAV cánh cố định VTOL trên phần mềm Catia V5:
Được giới thiệu những kiến thức cơ sở về phần mềm Catia V5,
Đào tạo sử dụng các module thiết kế trên phần mềm Catia (part design, assembly design, drafting),
Đào tạo xuất file từ Catia V5, sử dụng máy in 3D (vật liệu nhựa ABS), máy cắt CNC (vật liệu ván ép, carbon);
- Đào tạo chế tạo thực tế UAV VTOL:
Được thực hành chế tạo vỏ UAV bằng vật liệu composite,
Được giới thiệu vật liệu, kỹ thuật và phương pháp gia công khung vỏ UAV;
- Đào tạo lắp ráp và cài đặt điều khiển UAV: Giới thiệu về quy trình lắp ráp UAV sau khi hoàn thiện và hướng dẫn cài đặt điều khiển UAV;
- Đào tạo mô phỏng bay tại phòng lab và bay thực tế: Được đào tạo kiến thức điều khiển UAV trên phần mềm RealFlight 8 và bay thử nghiệm UAV của Trung tâm Đào tạo UAV.
Cán bộ của ĐH Duy Tân nhận chứng chỉ khóa huấn luyện (ảnh trên) và gặp gỡ GS-TS Park Jong Koo - Hiệu trưởng Đại học Chodang (thứ 5 từ phải sang)
Sau khi hoàn thành khóa tập huấn, các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm CEE đã nhận được 2 chứng chỉ quan trọng về Thiết kế UAV loại 1 và Chế tạo UAV loại 1.
Ngay khi trở lại ĐH Duy Tân, các cán bộ của Trung tâm CEE cũng đã thiết kế và chế tạo thành công một mô hình drone để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Duy Tân. Mô hình drone này là UAV cánh cố định VTOL (Vertical Take-off and Landing Fixed Wing, có sự kết hợp giữa UAV cánh cố định và UAV có nhiều động cơ cánh quạt). Mô hình drone được thiết kế dựa trên mẫu F250 đuôi V và được đặt tên là DTU-Falcon-1. Mô hình được chế tạo bằng vật liệu composite với kích thước là 2550x1500x533mm và trọng lượng khoảng 10kg.
Các cán bộ của CEE đã thiết kế và chế tạo thành công DTU-Falcon-1 (mô hình UAV cánh cố định VTOL) phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Duy Tân
Cùng với việc tham gia vào khóa đào tạo chuyên môn, các cán bộ của Trung tâm CEE còn có cơ hội trải nghiệm bay trên máy bay hạng nhẹ Diamond DA40, đồng thời giao lưu với giảng viên và sinh viên của ĐH Chodang, tham gia vào các hoạt động khác như thưởng thức trà đạo Hàn Quốc, trải nghiệm võ Taekwondo và tham quan khám phá nhiều nét độc đáo khác trong văn hóa Hàn Quốc.
Trở về từ ĐH Chodang, ThS Nguyễn Ngô Anh Quân - 1 trong 6 cán bộ của Trung tâm CEE được cử đi tập huấn cho biết: "Ở Trung tâm CEE, chúng tôi cũng rất quan tâm về lĩnh vực UAV nhưng mới dừng ở nghiên cứu các loại Thiết bị bay Đa cánh dạng như Flycam. Bởi vậy, khóa tập huấn thiết kế VTOL lần này thực sự rất có ý nghĩa đối với bản thân chúng tôi nói riêng và cả Trung tâm nói chung. Với thiết kế nhỏ gọn và tính năng độc đáo, các thiết bị bay không người lái như UAV, Drone hay Flycam đã và đang được sử dụng trong mọi lĩnh vực, mang lại những hiệu quả nhất định như: khảo sát địa hình, hỗ trợ công tác cứu nạn cứu hộ, quay phim và chụp ảnh,... Bởi vậy, thông qua khóa tập huấn lần này, chúng tôi đã thu nhận được rất nhiều kiến thức mới về quy trình thiết kế và chế tạo UAV kiểu mới, đồng thời nâng cao được các kỹ năng thực nghiệm.
Quá trình học tập, thiết kế và chế tạo UAV, tập lái mô phỏng tại ĐH Chodang
Không chỉ ở ĐH Duy Tân mà những kiến thức về UAV này cũng còn khá mới ở Việt Nam, thế nên đây cũng là động lực để chúng tôi sử dụng những kiến thức - kỹ năng đã tích lũy được để tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu với mong muốn có thể thiết kế và chế tạo ra nhiều dạng thiết bị bay không người lái khác nhau vừa phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu ở nhà trường vừa hướng tới việc thương mại hóa để phục vụ thêm nhiều nhu cầu ở các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống hiện đại".
Đợt tập huấn này đã mang lại nhiều lợi ích cho Trung tâm CEE của ĐH Duy Tân và củng cố thêm mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với ĐH Chodang, 1 trong 3 trường hàng đầu về đào tạo ngành hàng không của Hàn Quốc. Các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm CEE đã được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới về thiết kế, chế tạo và điều khiển UAV, đồng thời mô hình drone chế tạo thành công cũng sẽ giúp ích nhiều cho công tác giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Duy Tân. Đây là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực UAV cũng như hợp tác quốc tế của nhà trường.
Nguồn: https://thanhnien.vn/can-bo-dh-duy-tan-tap-huan-che-tao-may-bay-khong-nguoi-lai-tai-han-quoc-185240305082611363.htm
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Chung kết Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh tại Đại học Duy Tân
» Cuộc thi Tranh luận tiếng Anh dành cho Sinh viên của Đại học Duy Tân
» Câu trả lời cho Cuộc tranh luận Einstein-Bohr từ một nghiên cứu ở ĐH Duy Tân
» 14 bí quyết để luôn chiến thắng trong các cuộc tranh luận
» Chung kết Hult Prize at DTU 2019: Cuộc Tranh tài của những Ý tưởng Khởi nghiệp Sáng tạo
» Cuộc thi Tranh luận tiếng Anh dành cho Sinh viên của Đại học Duy Tân
» Câu trả lời cho Cuộc tranh luận Einstein-Bohr từ một nghiên cứu ở ĐH Duy Tân
» 14 bí quyết để luôn chiến thắng trong các cuộc tranh luận
» Chung kết Hult Prize at DTU 2019: Cuộc Tranh tài của những Ý tưởng Khởi nghiệp Sáng tạo
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết