Câu trả lời cho Cuộc tranh luận Einstein-Bohr từ một nghiên cứu ở ĐH Duy Tân
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Câu trả lời cho Cuộc tranh luận Einstein-Bohr từ một nghiên cứu ở ĐH Duy Tân
Câu trả lời cho Cuộc tranh luận Einstein-Bohr từ một nghiên cứu ở ĐH Duy Tân
Tạp chí Physica Scripta, tập 96 (2021) 125101 (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển chủ trì và Tập đoàn IOP publisher xuất bản) vào ngày 12.8.2021 đã công bố một nghiên cứu khoa học rất đáng quan tâm.
Đó là nghiên cứu của tác giả Võ Văn Thuận - nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Lý thuyết và Ứng dụng (ITAR), Đại học (ĐH) Duy Tân (Việt Nam) mang tên “Possible solution to the which-way problem by an asymmetric double slit experiment with monochromatical photons” - Lời giải khả thi cho vấn đề “đi đường nào” bằng thí nghiệm khe kép bất đối xứng với chùm photon đơn sắc. Ngay khi vừa xuất bản, bài báo đã được các nhà khoa học chú ý bởi các nghiên cứu về đề tài này có mối liên hệ trực tiếp với cuộc tranh luận nổi tiếng chưa có lời giải giữa 2 nhà khoa học là Albert Einstein và Niels Bohr, đại diện cho 2 quan điểm hoàn toàn trái ngược khi bàn về Thực tại Vật lý trong Cơ học Lượng tử, vốn đã kéo dài hơn 9 thập kỷ qua.
Công trình nghiên cứu của TS Võ Văn Thuận bắt đầu từ một thí nghiệm sử dụng khe kép bất đối xứng để ghi nhận phổ giao thoa chứng minh sự tồn tại của các hạt photon đã đi qua chỉ một trong 2 khe xác định.
Từ 1801, nhà khoa học Thomas Young đã lần đầu tiên thực hiện thí nghiệm Giao thoa Quang học (chùm photon) bằng khe kép đối xứng. Các thí nghiệm lặp lại sau này nhằm mục đích tìm hiểu tính đối ngẫu “sóng và hạt” theo thuyết lượng tử. Tuy nhiên, khi cả 2 khe đều mở thì xuất hiện phổ giao thoa cho phép xác định tính sóng, nhưng lại không thể biết được là thực thể lượng tử có từng là dạng hạt không? Và nếu đúng là dạng hạt thì cũng không có cách nào xác định được nó đã đi qua khe nào trước khi tham gia vào hiện tượng giao thoa. Năm 2019, một thí nghiệm mới nhất giao thoa khe kép đối xứng cũng được lặp lại với chùm điện tử, nhưng cũng không tìm ra được cách nào có thể đánh dấu, để chỉ ra hạt điện tử đã đi qua khe nào mà không cần tác động vào hạt. Năm 2018, các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã thực hiện một thí nghiệm với chùm điện tử dùng khe kép bất đối xứng (một khe rộng hơn và một khe hẹp hơn), quan sát ở khoảng cách gần, người ta đã tách biệt được 2 dải phổ giao thoa dài ngắn khác nhau, tương ứng với các điện tử đã đi riêng rẽ qua một trong hai khe. Tuy nhiên, kết quả đạt được mới ở mức định tính, vì ngoài phân biệt chiều dài toàn phổ khác nhau, người ta chưa thể tách riêng được các hạt điện tử vốn đã đi qua khe rộng hoặc chỉ đi qua khe hẹp.
TS Võ Văn Thuận ở trước tòa nhà trụ sở Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)
Điểm khác biệt và cũng chính là yếu tố quyết định thành công trong nghiên cứu tìm ra hạt photon đi qua khe nào của TS Võ Văn Thuận chính là khi ông lựa chọn sử dụng khe kép bất đối xứng và quan sát phổ giao thoa ở khoảng cách khá xa, từ đó có thể thấy 2 phổ giao thoa có độ dài và ngắn trùm lên nhau ở vùng trung tâm, với các vạch giao thoa trùng khít nhau. Tại 2 vị trí cực tiểu đặc biệt của dải phổ hẹp (ứng với khe rộng) - nơi vạch giao thoa của nó phải bị triệt tiêu lại có một vạch giao thoa khác chỉ có thể là thuộc về phổ rộng hơn (ứng với khe hẹp) xuất hiện. Điều này có thể kết luận chắc chắn rằng vạch giao thoa đặc biệt đó phải do các hạt photon đi qua khe hẹp tạo nên. Như vậy, bài toán “đi đường nào” đã có lời giải.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của A. Einstein khi cho rằng điện tử (cũng như photon) tồn tại như một bản thể (hạt) ngay cả trước khi cần đến máy đo, tức là hạt vận động tự do trong không gian - thời gian và không tương tác với người đo. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với N. Bohr khi ông cho rằng điện tử chỉ được xác định là một hạt với các đặc tính riêng sau khi người ta đã ghi đo được xác suất (hàm sóng) của nó. Trước thời điểm ghi đo, không ai biết điện tử có định hình là gì, là hạt hay là sóng. Nói cách khác, N. Bohr cho rằng: Trong vi mô, không có thực tại vật lý độc lập khách quan, mà chỉ có thể nói về một thực tại vật lý của một thực thể sau khi con người quan sát nó, tác động vào nó. Ngay trong Hội nghị Solvay lần thứ 5 được tổ chức vào năm 1927 nhằm thông qua chủ đề “Điện tử và Photon” nhấn mạnh hai đối tượng vật chất vi mô có biểu hiện rõ ràng nhất các tính chất lượng tử, hai nhà khoa học A. Einstein và N. Bohr đã trực diện tranh luận khi bàn về lưỡng tính sóng-hạt trong Cơ học Lượng tử.
TS Võ Văn Thuận cho biết: “Cách đây 40 năm, trong một khóa luận triết học về Bản chất của tính xác suất lượng tử trước khi bảo vệ Luận án Tiến sĩ ở Trung tâm Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân Quốc tế Dubna, Moskva, Liên Xô, tôi đã suy nghĩ về vấn đề Thực tại Vật lý trong Cơ học Lượng tử. Tới năm 2015, tôi đã quyết định đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Hơn 5 năm qua, tôi đã đăng tải một bài báo trên tạp chí ISI, 4 bài đăng trên tạp chí quốc gia, 5 báo cáo thuyết trình hội nghị và hội thảo quốc tế về vấn đề này. Tuy nhiên, đó đều là các nghiên cứu lý thuyết. Bài báo ‘Possible solution to the which-way problem by an asymmetric double slit experiment with monochromatical photons’ chính là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên.
Một phát hiện thực nghiệm mới dù có rõ ràng đến mấy vẫn được cộng đồng khoa học ‘mổ xẻ’ cho đến khi được công nhận với một cách giải nghĩa duy nhất. Việc kiểm tra lại hoặc kiểm tra chéo được thực hiện chặt chẽ và thận trọng sẽ làm cho công trình nghiên cứu thêm đảm bảo với độ tin cậy cao. Đó là chưa kể đến vấn đề này vẫn đang nằm trong cuộc tranh luận rất lớn giữa 2 trường phái khoa học với nhận định trái ngược nhau. Hiện tại, tôi tiếp tục hợp tác với các đồng nghiệp tại Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam sử dụng phần mềm chuẩn do IAEA cung cấp để biến đổi các ảnh phổ phẳng 2D thành phân bố phổ cường độ laser. Nhờ vậy chúng tôi đã hoàn thành một nghiên cứu tiếp theo, thu được những kết quả mới tốt hơn, nhằm mục đích thẩm định và khẳng định kết quả thực nghiệm trong bài đã đăng. Nghiên cứu mới này cũng vừa được gửi đăng trên tạp chí quốc tế”.
Tìm ra lời giải của Thực tại Vật lý trong Cơ học Lượng tử hay cụ thể là hạt điện tử hoặc photon có tồn tại tự thân trong không gian hay chỉ được xác định có các đặc tính riêng sau khi người ta đã ghi đo được xác suất (hàm sóng) của nó có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là chìa khóa mở ra cánh cửa đã bị đóng chặt hơn 90 năm qua. Sau cánh cửa đó sẽ là con đường dẫn tới một học thuyết lượng tử đầy đủ, có thể diễn giải được Thực tại Vật lý khách quan trong thế giới vi mô, phù hợp với những quan sát thực nghiệm. Bài báo vừa đăng là phát hiện đầu tiên về một hiện tượng thực nghiệm “bóc tách” được các photon theo đường đi của chúng, chứng minh trực diện lời giải bài toán kinh điển “đi đường nào” vốn luôn làm “đau đầu” các nhà khoa học khắp thế giới.
Được biết, TS Võ Văn Thuận học chuyên ngành Vật lý Hạt nhân Thực nghiệm và Tia vũ trụ tại Liên Xô, nguyên Chuyên gia cố vấn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Điện Hạt nhân Ninh Thuận, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (INST-VINATOM-Hà Nội). Lĩnh vực nghiên cứu hiện nay của ông tập trung vào các đề tài khoa học cơ bản:
- Những vấn đề cơ sở của Cơ học lượng tử và thuyết Tương đối tổng quát;
- Những thử nghiệm trong Vật lý Hạt cơ bản.
Là tác giả và đồng tác giả của trên 80 bài công bố khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế gồm 25 bài tạp chí quốc tế ISI, trên 20 bài đăng kỷ yếu hội nghị quốc tế uy tín, hiện, ông cũng có đăng một số preprint trên mạng mở quốc tế chuyên ngành để chuẩn bị gửi tiếp đăng tạp chí.
Chia sẻ về môi trường làm việc tại ĐH Duy Tân, TS Võ Văn Thuận cho biết: “Khi trở về trường, tôi có thêm nhiều điều kiện để tập trung nghiên cứu khoa học cơ bản. Ở Việt Nam hiện nay, liên quan đến lĩnh vực Vật lý có một số lĩnh vực chuyên môn và công nghệ được ưu tiên đầu tư tốt, lôi cuốn được nhiều cán bộ trẻ có năng lực và hoài bão khoa học. Đó là Khoa học Vật liệu, Công nghệ Thông tin, Tự động hóa. Họ có nhiều khả năng tiếp tục đóng góp tốt với các nghiên cứu xuất sắc. Tuy nhiên, có thể nhận thấy so với quốc tế, điều kiện nghiên cứu khoa học của nước ta vẫn còn chưa mạnh, cả về trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Đối với lĩnh vực nghiên cứu của tôi hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn do thường đòi hỏi trang thiết bị lớn và đội ngũ kỹ thuật phục vụ tinh nhuệ. Hơn nữa lĩnh vực này vốn đi vào thế giới vi mô, đòi hỏi phải có khả năng tư duy khá đa dạng và trừu tượng, cần có quá trình tích lũy kiến thức và kinh nghiệm từ các trung tâm khoa học quốc tế tiên tiến nhất. Tại Viện ITAR, ĐH Duy Tân, dù quy mô chưa lớn nhưng đang có một lực lượng nghiên cứu khá mạnh với đội ngũ các nhà khoa học trẻ với nhiều triển vọng, có tinh thần làm việc rất tốt, nhiệt tình cao, có khả năng sáng tạo đảm bảo góp phần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Điều này đúng theo chiến lược của trường đề ra, với tinh thần phát triển toàn diện, cập nhật các điều kiện nghiên cứu theo chuẩn quốc tế mới nhất để công bố các nghiên cứu khoa học có chất lượng”.
ĐẠI HỌC DUY TÂN
- Top 500 ĐH Tốt nhất Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
- Top 700 Trường ĐH tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
- 1 trong 400 ĐH Tốt nhất châu Á năm 2021 theo QS Asian University Rankings.
- ĐH thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
- Xếp thứ 3 ĐH của Việt Nam (thứ 1482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
- Xếp thứ 2/12 ĐH của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
- Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
- Xếp thứ 3 Việt Nam, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường ĐH trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 01/2021.
- Ngành Khoa học Máy tính và Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
Nguồn: https://thanhnien.vn/cau-tra-loi-cho-cuoc-tranh-luan-einstein-bohr-tu-mot-nghien-cuu-o-dh-duy-tan-post1388748.html
Tạp chí Physica Scripta, tập 96 (2021) 125101 (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển chủ trì và Tập đoàn IOP publisher xuất bản) vào ngày 12.8.2021 đã công bố một nghiên cứu khoa học rất đáng quan tâm.
Đó là nghiên cứu của tác giả Võ Văn Thuận - nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Lý thuyết và Ứng dụng (ITAR), Đại học (ĐH) Duy Tân (Việt Nam) mang tên “Possible solution to the which-way problem by an asymmetric double slit experiment with monochromatical photons” - Lời giải khả thi cho vấn đề “đi đường nào” bằng thí nghiệm khe kép bất đối xứng với chùm photon đơn sắc. Ngay khi vừa xuất bản, bài báo đã được các nhà khoa học chú ý bởi các nghiên cứu về đề tài này có mối liên hệ trực tiếp với cuộc tranh luận nổi tiếng chưa có lời giải giữa 2 nhà khoa học là Albert Einstein và Niels Bohr, đại diện cho 2 quan điểm hoàn toàn trái ngược khi bàn về Thực tại Vật lý trong Cơ học Lượng tử, vốn đã kéo dài hơn 9 thập kỷ qua.
Công trình nghiên cứu của TS Võ Văn Thuận bắt đầu từ một thí nghiệm sử dụng khe kép bất đối xứng để ghi nhận phổ giao thoa chứng minh sự tồn tại của các hạt photon đã đi qua chỉ một trong 2 khe xác định.
Từ 1801, nhà khoa học Thomas Young đã lần đầu tiên thực hiện thí nghiệm Giao thoa Quang học (chùm photon) bằng khe kép đối xứng. Các thí nghiệm lặp lại sau này nhằm mục đích tìm hiểu tính đối ngẫu “sóng và hạt” theo thuyết lượng tử. Tuy nhiên, khi cả 2 khe đều mở thì xuất hiện phổ giao thoa cho phép xác định tính sóng, nhưng lại không thể biết được là thực thể lượng tử có từng là dạng hạt không? Và nếu đúng là dạng hạt thì cũng không có cách nào xác định được nó đã đi qua khe nào trước khi tham gia vào hiện tượng giao thoa. Năm 2019, một thí nghiệm mới nhất giao thoa khe kép đối xứng cũng được lặp lại với chùm điện tử, nhưng cũng không tìm ra được cách nào có thể đánh dấu, để chỉ ra hạt điện tử đã đi qua khe nào mà không cần tác động vào hạt. Năm 2018, các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã thực hiện một thí nghiệm với chùm điện tử dùng khe kép bất đối xứng (một khe rộng hơn và một khe hẹp hơn), quan sát ở khoảng cách gần, người ta đã tách biệt được 2 dải phổ giao thoa dài ngắn khác nhau, tương ứng với các điện tử đã đi riêng rẽ qua một trong hai khe. Tuy nhiên, kết quả đạt được mới ở mức định tính, vì ngoài phân biệt chiều dài toàn phổ khác nhau, người ta chưa thể tách riêng được các hạt điện tử vốn đã đi qua khe rộng hoặc chỉ đi qua khe hẹp.
TS Võ Văn Thuận ở trước tòa nhà trụ sở Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)
Điểm khác biệt và cũng chính là yếu tố quyết định thành công trong nghiên cứu tìm ra hạt photon đi qua khe nào của TS Võ Văn Thuận chính là khi ông lựa chọn sử dụng khe kép bất đối xứng và quan sát phổ giao thoa ở khoảng cách khá xa, từ đó có thể thấy 2 phổ giao thoa có độ dài và ngắn trùm lên nhau ở vùng trung tâm, với các vạch giao thoa trùng khít nhau. Tại 2 vị trí cực tiểu đặc biệt của dải phổ hẹp (ứng với khe rộng) - nơi vạch giao thoa của nó phải bị triệt tiêu lại có một vạch giao thoa khác chỉ có thể là thuộc về phổ rộng hơn (ứng với khe hẹp) xuất hiện. Điều này có thể kết luận chắc chắn rằng vạch giao thoa đặc biệt đó phải do các hạt photon đi qua khe hẹp tạo nên. Như vậy, bài toán “đi đường nào” đã có lời giải.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của A. Einstein khi cho rằng điện tử (cũng như photon) tồn tại như một bản thể (hạt) ngay cả trước khi cần đến máy đo, tức là hạt vận động tự do trong không gian - thời gian và không tương tác với người đo. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với N. Bohr khi ông cho rằng điện tử chỉ được xác định là một hạt với các đặc tính riêng sau khi người ta đã ghi đo được xác suất (hàm sóng) của nó. Trước thời điểm ghi đo, không ai biết điện tử có định hình là gì, là hạt hay là sóng. Nói cách khác, N. Bohr cho rằng: Trong vi mô, không có thực tại vật lý độc lập khách quan, mà chỉ có thể nói về một thực tại vật lý của một thực thể sau khi con người quan sát nó, tác động vào nó. Ngay trong Hội nghị Solvay lần thứ 5 được tổ chức vào năm 1927 nhằm thông qua chủ đề “Điện tử và Photon” nhấn mạnh hai đối tượng vật chất vi mô có biểu hiện rõ ràng nhất các tính chất lượng tử, hai nhà khoa học A. Einstein và N. Bohr đã trực diện tranh luận khi bàn về lưỡng tính sóng-hạt trong Cơ học Lượng tử.
TS Võ Văn Thuận cho biết: “Cách đây 40 năm, trong một khóa luận triết học về Bản chất của tính xác suất lượng tử trước khi bảo vệ Luận án Tiến sĩ ở Trung tâm Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân Quốc tế Dubna, Moskva, Liên Xô, tôi đã suy nghĩ về vấn đề Thực tại Vật lý trong Cơ học Lượng tử. Tới năm 2015, tôi đã quyết định đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Hơn 5 năm qua, tôi đã đăng tải một bài báo trên tạp chí ISI, 4 bài đăng trên tạp chí quốc gia, 5 báo cáo thuyết trình hội nghị và hội thảo quốc tế về vấn đề này. Tuy nhiên, đó đều là các nghiên cứu lý thuyết. Bài báo ‘Possible solution to the which-way problem by an asymmetric double slit experiment with monochromatical photons’ chính là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên.
Một phát hiện thực nghiệm mới dù có rõ ràng đến mấy vẫn được cộng đồng khoa học ‘mổ xẻ’ cho đến khi được công nhận với một cách giải nghĩa duy nhất. Việc kiểm tra lại hoặc kiểm tra chéo được thực hiện chặt chẽ và thận trọng sẽ làm cho công trình nghiên cứu thêm đảm bảo với độ tin cậy cao. Đó là chưa kể đến vấn đề này vẫn đang nằm trong cuộc tranh luận rất lớn giữa 2 trường phái khoa học với nhận định trái ngược nhau. Hiện tại, tôi tiếp tục hợp tác với các đồng nghiệp tại Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam sử dụng phần mềm chuẩn do IAEA cung cấp để biến đổi các ảnh phổ phẳng 2D thành phân bố phổ cường độ laser. Nhờ vậy chúng tôi đã hoàn thành một nghiên cứu tiếp theo, thu được những kết quả mới tốt hơn, nhằm mục đích thẩm định và khẳng định kết quả thực nghiệm trong bài đã đăng. Nghiên cứu mới này cũng vừa được gửi đăng trên tạp chí quốc tế”.
Tìm ra lời giải của Thực tại Vật lý trong Cơ học Lượng tử hay cụ thể là hạt điện tử hoặc photon có tồn tại tự thân trong không gian hay chỉ được xác định có các đặc tính riêng sau khi người ta đã ghi đo được xác suất (hàm sóng) của nó có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là chìa khóa mở ra cánh cửa đã bị đóng chặt hơn 90 năm qua. Sau cánh cửa đó sẽ là con đường dẫn tới một học thuyết lượng tử đầy đủ, có thể diễn giải được Thực tại Vật lý khách quan trong thế giới vi mô, phù hợp với những quan sát thực nghiệm. Bài báo vừa đăng là phát hiện đầu tiên về một hiện tượng thực nghiệm “bóc tách” được các photon theo đường đi của chúng, chứng minh trực diện lời giải bài toán kinh điển “đi đường nào” vốn luôn làm “đau đầu” các nhà khoa học khắp thế giới.
Được biết, TS Võ Văn Thuận học chuyên ngành Vật lý Hạt nhân Thực nghiệm và Tia vũ trụ tại Liên Xô, nguyên Chuyên gia cố vấn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Điện Hạt nhân Ninh Thuận, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (INST-VINATOM-Hà Nội). Lĩnh vực nghiên cứu hiện nay của ông tập trung vào các đề tài khoa học cơ bản:
- Những vấn đề cơ sở của Cơ học lượng tử và thuyết Tương đối tổng quát;
- Những thử nghiệm trong Vật lý Hạt cơ bản.
Là tác giả và đồng tác giả của trên 80 bài công bố khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế gồm 25 bài tạp chí quốc tế ISI, trên 20 bài đăng kỷ yếu hội nghị quốc tế uy tín, hiện, ông cũng có đăng một số preprint trên mạng mở quốc tế chuyên ngành để chuẩn bị gửi tiếp đăng tạp chí.
Chia sẻ về môi trường làm việc tại ĐH Duy Tân, TS Võ Văn Thuận cho biết: “Khi trở về trường, tôi có thêm nhiều điều kiện để tập trung nghiên cứu khoa học cơ bản. Ở Việt Nam hiện nay, liên quan đến lĩnh vực Vật lý có một số lĩnh vực chuyên môn và công nghệ được ưu tiên đầu tư tốt, lôi cuốn được nhiều cán bộ trẻ có năng lực và hoài bão khoa học. Đó là Khoa học Vật liệu, Công nghệ Thông tin, Tự động hóa. Họ có nhiều khả năng tiếp tục đóng góp tốt với các nghiên cứu xuất sắc. Tuy nhiên, có thể nhận thấy so với quốc tế, điều kiện nghiên cứu khoa học của nước ta vẫn còn chưa mạnh, cả về trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Đối với lĩnh vực nghiên cứu của tôi hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn do thường đòi hỏi trang thiết bị lớn và đội ngũ kỹ thuật phục vụ tinh nhuệ. Hơn nữa lĩnh vực này vốn đi vào thế giới vi mô, đòi hỏi phải có khả năng tư duy khá đa dạng và trừu tượng, cần có quá trình tích lũy kiến thức và kinh nghiệm từ các trung tâm khoa học quốc tế tiên tiến nhất. Tại Viện ITAR, ĐH Duy Tân, dù quy mô chưa lớn nhưng đang có một lực lượng nghiên cứu khá mạnh với đội ngũ các nhà khoa học trẻ với nhiều triển vọng, có tinh thần làm việc rất tốt, nhiệt tình cao, có khả năng sáng tạo đảm bảo góp phần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Điều này đúng theo chiến lược của trường đề ra, với tinh thần phát triển toàn diện, cập nhật các điều kiện nghiên cứu theo chuẩn quốc tế mới nhất để công bố các nghiên cứu khoa học có chất lượng”.
ĐẠI HỌC DUY TÂN
- Top 500 ĐH Tốt nhất Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
- Top 700 Trường ĐH tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
- 1 trong 400 ĐH Tốt nhất châu Á năm 2021 theo QS Asian University Rankings.
- ĐH thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
- Xếp thứ 3 ĐH của Việt Nam (thứ 1482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
- Xếp thứ 2/12 ĐH của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
- Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
- Xếp thứ 3 Việt Nam, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường ĐH trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 01/2021.
- Ngành Khoa học Máy tính và Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
Nguồn: https://thanhnien.vn/cau-tra-loi-cho-cuoc-tranh-luan-einstein-bohr-tu-mot-nghien-cuu-o-dh-duy-tan-post1388748.html
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Câu trả lời cho Cuộc tranh luận Einstein-Bohr từ một nghiên cứu ở ĐH Duy Tân
Đào tạo song song kiến thức và kỹ năng khi học Y - Dược - Điều dưỡng tại DTU
Đại học (ĐH) Duy Tân đã đặc biệt chú tâm xây dựng hệ thống cơ sở vật chất y tế vô cùng hiện đại và chuyên sâu phục vụ đào tạo cụ thể trong từng năm học.
Chỉ cần xem qua các phòng thí nghiệm - thực hành ở DTU có thể biết sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe ĐH Duy Tân đã rèn nghề như thế nào.
Sinh viên Y - Dược - Điều dưỡng DTU thuận lợi học trực tuyến giữa mùa dịch
Trong gần 2 năm qua, dù tình hình dịch bệnh phức tạp, ĐH Duy Tân vẫn luôn đảm bảo tiến độ học tập, thi cử và tốt nghiệp của hơn 20.000 sinh viên thông qua đầu tư nghiêm túc cho dạy và học trực tuyến (online).
Về việc học tập trực tuyến giữa mùa dịch, đối với khối ngành Khoa học Sức khỏe ĐH Duy Tân, sinh viên sẽ học cùng với các hệ thống hỗ trợ đào tạo online như MyDTU, SAKAI, Zoom... Các hệ thống này có đầy đủ các tính năng cho giảng viên như tạo lớp, quản lý lớp, quản lý học liệu, ra đề kiểm tra, nộp bài kiểm tra, chấm bài… và tính năng dành cho sinh viên như đăng ký môn học, chi trả học phí, thời khóa biểu, cố vấn học tập, lịch thi… đáp ứng mọi yêu cầu cần thiết cho học tập online có chất lượng.
Sinh viên các ngành Y - Dược - Điều dưỡng Học/Thi/Bảo vệ tốt nghiệp trực tuyến thuận lợi và hiệu quả tại ĐH Duy Tân
Đối với các phương pháp dạy và học trực tuyến cho khối ngành Khoa học Sức khỏe, bên cạnh các phương pháp giảng dạy tích cực truyền thống như phương pháp "Học dựa trên vấn đề" (Problem based learning), "Tình huống lâm sàng" (Case study) còn có các phương pháp mới như Phương pháp "Lớp học đảo ngược" (Flipped classroom), phương pháp "Đào tạo online dựa trên năng lực" (CBL)... Sinh viên cũng sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và thú vị khi xen lẫn nhiều hình thức tương tác học tập dựa trên công nghệ như hỏi đáp online, trò chơi, video như menti, Quizlet, Kahoot... cũng như kết hợp việc chia nhóm, trình bày thuyết trình.
Do học online nên các bạn sinh viên khối Khoa học Sức khỏe thường sẽ có thêm nhiều thời gian để tìm kiếm tài liệu thông qua các website Y khoa tin cậy được các thầy cô dành nhiều tâm huyết để tìm kiếm và chia sẻ như: Clinicalkey, Mayoclinic, Medscape, Pubmed, Sciencedirect, Centers for Disease Control and Prevention, American Heart Association… Đồng thời, sinh viên vẫn tiếp tục yên tâm học thực hành online với các tuyến bệnh viện đang triển khai các khóa học từ xa do chính các bác sĩ ở những bệnh viện giảng dạy cho sinh viên Duy Tân. Điều này sẽ giúp sinh viên yên tâm khi có thể rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và lâm sàng, đảm bảo vấn đề chuyên môn khi đi thực tập trở lại tại bệnh viện sau này.
Hai năm đầu học Đại cương nhưng vẫn có cơ hội nghiên cứu chuyên sâu
Muốn xây ngôi nhà lớn, trước tiên phải xây một cái nền thật vững. Quy tắc đó không chỉ dành cho ngành Xây dựng mà là bất kể ngành nghề nào cũng cần phải tuân thủ theo. Bởi thế, đối với sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe, điều cần nhất ở năm 1, năm 2 là nắm vững khối kiến thức chung.
Sinh viên khối Khoa học Sức khỏe thỏa sức tìm hiểu về nghề ngay khi bước chân đến giảng đường đại học
Khi đào tạo các ngành: Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt, Điều dưỡng Đa khoa và Dược sĩ (Đại học) với số lượng sinh viên theo học ngày càng đông, nhà trường đã đầu tư nhiều khoảng không gian rộng rãi để trang bị các thiết bị thực hành chuyên dụng, phục vụ tối đa cho công tác đào tạo. Trong 2 năm đầu, sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe sẽ thực hành các học phần khoa học cơ bản như Sinh học, Vật lý, Hóa học với các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cơ bản hay học các môn cơ sở ngành và ngành như Hóa sinh, Lý sinh, Mô phôi, Sinh lý, Vi sinh với các máy móc và thiết bị xét nghiệm "sao y bản chính" như tại các cơ sở khám chữa bệnh như: máy xét nghiệm bán tự động, máy quang phổ, máy elisa, máy điện di, máy huyết học, tủ hút, buồng nuôi cấy vi sinh, tủ sấy... có giá trị đến hàng trăm triệu đồng/máy. Cũng trong thời gian này, sinh viên sẽ được tiếp cận thực hành giải phẫu trên mô hình cơ thể người tại các phòng lab Giải phẫu học để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận trong cơ thể.
Cùng nghiên cứu triển khai ý tưởng với các nhà khoa học DTU tại Trung tâm Sinh học Phân tử
Ngay từ năm 1, sinh viên Duy Tân đã được khích lệ tham gia nghiên cứu khoa học. Tại đây, các tân sinh viên sẽ được gặp gỡ với các nhà khoa học trong giới ngay tại trường để tiếp cận và triển khai các nghiên cứu mình đang ấp ủ. Tại Trung tâm Sinh học Phân tử, ĐH Duy Tân, các em sẽ được tận tay thao tác trên hệ thống máy móc hiện đại như: máy ly tâm lớn, máy Realtime PCR, máy giải mã trình tự gene AB3500, máy MaxQ8000 Shaker, hệ thống điện di DNA, protein… phục vụ cho các nghiên cứu khoa học về Truyền nhiễm, Di truyền, Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Công nghệ lên Men, Ung thư, Dược lý… Nhiều nghiên cứu khoa học của ĐH Duy Tân đã được được đăng tải trên tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới.
Thực hành tại "Bệnh viện trong Trường học" mang lại lợi thế về kỹ năng cho các bác sĩ tương lai
Năm 3 chính là khoảng thời gian phân ngành rõ ràng nhất dành cho sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe. Khi đã có những kiến thức nhất định về Cơ sở Ngành, sinh viên khoa Y sẽ nghiên cứu sâu vào hệ thống kiến thức chuyên môn và thực hành tiền lâm sàng tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa (MedSIM), đặt tại cơ sở Hòa Khánh Nam. Tại đây, các em sinh viên sẽ được học cách khám bệnh cơ bản, tiếp cận bệnh nhân theo tình huống cụ thể và xử trí y tế tiền lâm sàng. Đây là nền tảng giúp sinh viên có kiến thức và tự tin khi đi thực tập tại bệnh viện sau này.
Ở MedSIM - tòa nhà hiện đại bậc nhất dành riêng cả một khu F cho đào tạo ngành Y-Dược-Điều dưỡng với 19 phòng thực tập tình huống, 7 phòng điều khiển, 2 phòng "debriefing" đảm bảo mọi diễn biến của một ca khám bệnh được diễn ra y như thực tế.
Trung tâm Mô phỏng Y khoa (MedSIM) với rất nhiều trang thiết bị hiện đại "sao y bản chính" như trong các bệnh viên quốc tế
Tại MedSIM, sinh viên sẽ được thực hành trên mô hình bệnh nhân với ba anh em nhà Sim: SimMan 3G, SimMan Essential và SimBaby.
Đây là ba mô hình được sử dụng ở rất nhiều trường đại học trên thế giới để huấn luyện bác sĩ trước khi họ được phép hành nghề trên người thật. Ngoài ra, còn có Mô hình thăm khám tim phổi Harvey - tích hợp nhiều tính năng tiên tiến để trở thành một công cụ mô phỏng giáo dục hữu ích. Đồng thời, còn có khoảng 300 mô hình giải phẫu, mô hình thực hành, mô hình thăm khám khác phục vụ đào tạo Giải phẫu, Tiền lâm sàng, Nha khoa, Phẫu thuật Thực hành… Khoa Y cũng chia sẻ các mô hình bệnh nhân này trong việc đào tạo các Dược sĩ (Đại học), Điều dưỡng viên của khoa Dược và khoa Điều dưỡng tại trường. Những chú robot bệnh nhân đắt giá ở đây có giá lên đến hơn 150.000 USD và còn tốn nhiều chi phí khác hơn thế nữa để các thầy cô bác sĩ trong trường Đại học Duy Tân lặn lội sang Mỹ học cách sử dụng từ ĐH Pittsburgh, PA - 1 trong 15 trường Y tốt nhất của Mỹ.
Ghé qua tầng hầm nhà F, các bạn hẳn sẽ "choáng" khi "mục sở thị" hệ thống ghế Nha khoa được lắp đặt với mỗi ghế có đầy đủ các hệ điện, nước, khí và 4 bộ tay khoan nha khoa (2 tay khoan nhanh + 1 tay khoan chậm) phục vụ đào tạo ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt. Bên cạnh đó, còn có 20 bộ mô phỏng nha khoa cùng 20 bộ tay khoan sẽ hỗ trợ đắc lực cho sinh viên rèn luyện tay nghề.
Học nha khoa với những bộ ghế hiện đại
BS Nguyễn Hoàng Quỳnh Mai, Quyền Giám đốc Trung tâm Mô phỏng Y khoa (MedSIM) chia sẻ: "Trong Y khoa có câu ‘không có bệnh, chỉ có bệnh nhân’. Chỉ khi các em tiếp xúc và học từ nhiều người bệnh thì mới thật sự thấy được sự đa dạng trong thực hành Y khoa. Điều này cũng đúng cho cả sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe nói chung, rằng thực hành là một phần thiết yếu, không thể tách rời với việc giảng dạy lý thuyết trong chương trình đào tạo.
Là bác sĩ, chúng tôi có trách nhiệm với tính mạng, chất lượng cuộc sống và quyền lợi của người bệnh. Là giảng viên, chúng tôi có trách nhiệm đối với việc học tập, tiếp thu và khả năng áp dụng thực tế của sinh viên. Các em có thể học thuộc lý thuyết, nhớ nằm lòng từng bước trong các quy trình thủ thuật, nhưng vẫn sẽ không tránh khỏi lúng túng ở những lần đầu thao tác trên người bệnh. Việc đi từ lý thuyết đến thực tiễn vì thế rất cần có bước chuyển tiếp phù hợp, nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả người học và người bệnh. Đó là lý do nhà trường đã đầu tư nhiều cả về cơ sở vật chất lẫn việc tập huấn nhân lực để đội ngũ giảng viên có thể sử dụng nhiều hơn các hình thức mô phỏng trong đào tạo Y khoa, hòa chung với xu thế toàn cầu, góp phần nâng cao chất lượng thực hành trong đào tạo của khối ngành Khoa học Sức khỏe tại ĐH Duy Tân."
Nâng chất lượng đào tạo sinh viên Điều dưỡng với các trang thiết bị chuẩn Nhật
Vào học kỳ cuối của năm 2 và bước sang năm3, sinh viên ngành Điều dưỡng sẽ tiếp tục được học thực hành môn giải phẫu và bắt đầu thực hành môn chuyên ngành Điều dưỡng cơ bản. Tiếp theo đó sẽ là một loạt các môn về kiến thức chuyên ngành: Điều dưỡng Nội - Ngoại, Điều dưỡng Cấp cứu Hồi sức, Điều dưỡng cho Gia đình có Người già, Trẻ em hay các chuyên khoa lẻ khác như: Phục hồi Chức năng, Y học Cổ truyền…
Áp lực lớn nhất với sinh viên lúc này chính là phải có các thiết bị thực hành "chuẩn chỉnh" để đảm bảo luyện tay nghề trước khi thật sự vào nghề. Khi hỏi các bạn sinh viên Điều dưỡng có lo lắng không, thì đã bất ngờ khi nhận được câu trả lời tỉnh bơ: "Học với các thiết bị chuẩn Nhật thì còn lo gì nữa?"
Phòng Thực hành Kỹ năng Điều dưỡng chuẩn Nhậtcùng nhiều trang thiết bị hiện đại
Sinh viên ngành Điều dưỡng ĐH Duy Tân tự tin như vậy đúng là có cơ sở rõ ràng. Bởi ngoài việc ký kết với ĐH Duy Tân để đưa sinh viên ngành Điều dưỡng sang Nhật Bản làm việc và thực tập có lương, Tập đoàn Glome Management còn trao tặng trường 2 phòng Thực hành Kỹ năng Điều dưỡng theo chuẩn Nhật Bản. Từ đây, sinh viên sẽ được thực hành với các nhiều thiết bị thực tế như điều dưỡng thực thụ trong 1 phòng chăm sóc tại nhà và 1 phòng bệnh (bệnh viện) cũng đặt tại MedSIM, ĐH Duy Tân với tổng giá trị thiết bị trao tặng là 600 triệu đồng. Ngoài ra, sinh viên ngành Điều dưỡng DTU còn được học tại Phòng Thực hành Kỹ năng Điều dưỡng đặt tại cơ sở Quang Trung với rất nhiều thiết bị nhập khẩu khác.
Sinh viên ngành Dược trải nghiệm vườn thuốc, nhà thuốc đại học để "thấm" nghề
Đối với các sinh viên ngành Dược, 2 năm cuối khóa này là khoảng thời gian bận bịu nhất đối với các bạn. Và vị trí mà các bạn "đóng đô" chính là các phòng Thực hành về Dược lý, Công nghiệp Dược, Bào chế, Dược Cổ truyền, Kiểm nghiệm… với hệ thống máy móc hoành tráng như: máy dập viên quay tròn, máy đóng nang, bộ bào chế đa năng (dùng cho bào chế viên nén, thuốc mỡ...), máy bao phim, máy thử độ hòa tan, máy đo quang phổ UV-Vis, hệ thống chưng cất tinh dầu, hệ thống máy cô quay chân không…
Kiểm chứng tay nghề các Tân Dược sĩ DTU tương lai trong các phòng thí nghiệm, Nhà thuốc Đại học, và Vườn Dược liệu - được xây dựng theo quy chuẩn do Bộ Y tế ban hành
Và hãy ghé qua Nhà thuốc Đại học và Nhà thuốc Mô phỏng đặt tại cơ sở Nguyễn Văn Linh, để được thấy các sinh viên ngành Dược ĐH Duy Tân "học" và "hành" như thế nào nhé. Có Nhà thuốc Đại học ngay trong trường chính là lợi thế cho sinh viên ngành Dược ĐH Duy Tân. Bởi tại đây, các bạn được hướng dẫn thực tế về: cách thức tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc, ghi nhớ các nhóm/loại thuốc, ghi chép các loại thuốc trong khoang thuốc bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, phân tích cách dùng thuốc trong các ca lâm sàng, học cách quản lý nhà thuốc… để vững tin tư vấn và cung cấp thuốc cho người bệnh hay các sơ sở y tế.
Thấu hiểu bệnh nhân và học từ các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng giàu kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn
Không như nhiều các ngành nghề khác, phải năm cuối sinh viên mới đi thực tập, sinh viên Y-Dược-Điều dưỡng năm thứ 2 tại ĐH Duy Tân đã "thẳng tiến" tới các bệnh viện để học nghề. 18 bệnh viện lớn nhỏ như: Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Quân Y 17, Bệnh viện 199 - Bộ Công an… đã ký kết với ĐH Duy Tân để tiếp nhận sinh viên đến thực hành và thực tập với mong muốn hỗ trợ cho nhà trường đào tạo ra các thế hệ Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng viên chất lượng nhất.
Sinh viên Đỗ Thế Bon thuyết trình và nhận giải Nhất với bài tiểu luận về ngành Y
Sinh viên Đỗ Thế Bon - giành giải Nhất toàn quốc tại Cuộc thi viết Tiểu luận Y khoa với đề tài "Sinh viên Y khoa ứng phó với những thách thức về y tế trong thế kỷ 21" đang thực tập tại Bệnh viện Trung Ương Huế chia sẻ: "Trong suốt thời gian học tập ở giảng đường ĐH Duy Tân, việc học lý thuyết của chúng em luôn được gắn liền với thực hành bởi thành thạo những kỹ năng nghề nghiệp là một trong những yếu tố tiên quyết, quyết định bản thân có trở thành một bác sĩ giỏi hay không. Việc thực hành trong các phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị hiện đại là một cơ hội luyện nghề tốt nhất đối với em cũng như những sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe. Cũng từ đây em đã có được những sự chuẩn bị hoàn hảo để khi bước chân vào thực tập thực tế ở Bệnh viện Trung Ương Huế, em đã tự tin tiếp thu mọi kiến thức và kỹ năng để làm nghề."
Điểm chuẩn Trúng tuyển vào ĐH Duy Tân bằng kết quả thi THPT năm 2021 xem tại đây
ĐẠI HỌC DUY TÂN
• Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
• Top 700 Trường Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
• 1 trong 400 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2021 theo QS Asian University Rankings.
• Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
• Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
• Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
• Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
• Xếp thứ 3 Việt Nam, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 1-2021.
• Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
M. Hoàng
Nguồn: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/dao-tao-song-song-kien-thuc-va-ky-nang-khi-hoc-y-duoc-dieu-duong-tai-dtu-20210922110909787.htm
Đại học (ĐH) Duy Tân đã đặc biệt chú tâm xây dựng hệ thống cơ sở vật chất y tế vô cùng hiện đại và chuyên sâu phục vụ đào tạo cụ thể trong từng năm học.
Chỉ cần xem qua các phòng thí nghiệm - thực hành ở DTU có thể biết sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe ĐH Duy Tân đã rèn nghề như thế nào.
Sinh viên Y - Dược - Điều dưỡng DTU thuận lợi học trực tuyến giữa mùa dịch
Trong gần 2 năm qua, dù tình hình dịch bệnh phức tạp, ĐH Duy Tân vẫn luôn đảm bảo tiến độ học tập, thi cử và tốt nghiệp của hơn 20.000 sinh viên thông qua đầu tư nghiêm túc cho dạy và học trực tuyến (online).
Về việc học tập trực tuyến giữa mùa dịch, đối với khối ngành Khoa học Sức khỏe ĐH Duy Tân, sinh viên sẽ học cùng với các hệ thống hỗ trợ đào tạo online như MyDTU, SAKAI, Zoom... Các hệ thống này có đầy đủ các tính năng cho giảng viên như tạo lớp, quản lý lớp, quản lý học liệu, ra đề kiểm tra, nộp bài kiểm tra, chấm bài… và tính năng dành cho sinh viên như đăng ký môn học, chi trả học phí, thời khóa biểu, cố vấn học tập, lịch thi… đáp ứng mọi yêu cầu cần thiết cho học tập online có chất lượng.
Sinh viên các ngành Y - Dược - Điều dưỡng Học/Thi/Bảo vệ tốt nghiệp trực tuyến thuận lợi và hiệu quả tại ĐH Duy Tân
Đối với các phương pháp dạy và học trực tuyến cho khối ngành Khoa học Sức khỏe, bên cạnh các phương pháp giảng dạy tích cực truyền thống như phương pháp "Học dựa trên vấn đề" (Problem based learning), "Tình huống lâm sàng" (Case study) còn có các phương pháp mới như Phương pháp "Lớp học đảo ngược" (Flipped classroom), phương pháp "Đào tạo online dựa trên năng lực" (CBL)... Sinh viên cũng sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và thú vị khi xen lẫn nhiều hình thức tương tác học tập dựa trên công nghệ như hỏi đáp online, trò chơi, video như menti, Quizlet, Kahoot... cũng như kết hợp việc chia nhóm, trình bày thuyết trình.
Do học online nên các bạn sinh viên khối Khoa học Sức khỏe thường sẽ có thêm nhiều thời gian để tìm kiếm tài liệu thông qua các website Y khoa tin cậy được các thầy cô dành nhiều tâm huyết để tìm kiếm và chia sẻ như: Clinicalkey, Mayoclinic, Medscape, Pubmed, Sciencedirect, Centers for Disease Control and Prevention, American Heart Association… Đồng thời, sinh viên vẫn tiếp tục yên tâm học thực hành online với các tuyến bệnh viện đang triển khai các khóa học từ xa do chính các bác sĩ ở những bệnh viện giảng dạy cho sinh viên Duy Tân. Điều này sẽ giúp sinh viên yên tâm khi có thể rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và lâm sàng, đảm bảo vấn đề chuyên môn khi đi thực tập trở lại tại bệnh viện sau này.
Hai năm đầu học Đại cương nhưng vẫn có cơ hội nghiên cứu chuyên sâu
Muốn xây ngôi nhà lớn, trước tiên phải xây một cái nền thật vững. Quy tắc đó không chỉ dành cho ngành Xây dựng mà là bất kể ngành nghề nào cũng cần phải tuân thủ theo. Bởi thế, đối với sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe, điều cần nhất ở năm 1, năm 2 là nắm vững khối kiến thức chung.
Sinh viên khối Khoa học Sức khỏe thỏa sức tìm hiểu về nghề ngay khi bước chân đến giảng đường đại học
Khi đào tạo các ngành: Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt, Điều dưỡng Đa khoa và Dược sĩ (Đại học) với số lượng sinh viên theo học ngày càng đông, nhà trường đã đầu tư nhiều khoảng không gian rộng rãi để trang bị các thiết bị thực hành chuyên dụng, phục vụ tối đa cho công tác đào tạo. Trong 2 năm đầu, sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe sẽ thực hành các học phần khoa học cơ bản như Sinh học, Vật lý, Hóa học với các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cơ bản hay học các môn cơ sở ngành và ngành như Hóa sinh, Lý sinh, Mô phôi, Sinh lý, Vi sinh với các máy móc và thiết bị xét nghiệm "sao y bản chính" như tại các cơ sở khám chữa bệnh như: máy xét nghiệm bán tự động, máy quang phổ, máy elisa, máy điện di, máy huyết học, tủ hút, buồng nuôi cấy vi sinh, tủ sấy... có giá trị đến hàng trăm triệu đồng/máy. Cũng trong thời gian này, sinh viên sẽ được tiếp cận thực hành giải phẫu trên mô hình cơ thể người tại các phòng lab Giải phẫu học để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận trong cơ thể.
Cùng nghiên cứu triển khai ý tưởng với các nhà khoa học DTU tại Trung tâm Sinh học Phân tử
Ngay từ năm 1, sinh viên Duy Tân đã được khích lệ tham gia nghiên cứu khoa học. Tại đây, các tân sinh viên sẽ được gặp gỡ với các nhà khoa học trong giới ngay tại trường để tiếp cận và triển khai các nghiên cứu mình đang ấp ủ. Tại Trung tâm Sinh học Phân tử, ĐH Duy Tân, các em sẽ được tận tay thao tác trên hệ thống máy móc hiện đại như: máy ly tâm lớn, máy Realtime PCR, máy giải mã trình tự gene AB3500, máy MaxQ8000 Shaker, hệ thống điện di DNA, protein… phục vụ cho các nghiên cứu khoa học về Truyền nhiễm, Di truyền, Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Công nghệ lên Men, Ung thư, Dược lý… Nhiều nghiên cứu khoa học của ĐH Duy Tân đã được được đăng tải trên tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới.
Thực hành tại "Bệnh viện trong Trường học" mang lại lợi thế về kỹ năng cho các bác sĩ tương lai
Năm 3 chính là khoảng thời gian phân ngành rõ ràng nhất dành cho sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe. Khi đã có những kiến thức nhất định về Cơ sở Ngành, sinh viên khoa Y sẽ nghiên cứu sâu vào hệ thống kiến thức chuyên môn và thực hành tiền lâm sàng tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa (MedSIM), đặt tại cơ sở Hòa Khánh Nam. Tại đây, các em sinh viên sẽ được học cách khám bệnh cơ bản, tiếp cận bệnh nhân theo tình huống cụ thể và xử trí y tế tiền lâm sàng. Đây là nền tảng giúp sinh viên có kiến thức và tự tin khi đi thực tập tại bệnh viện sau này.
Ở MedSIM - tòa nhà hiện đại bậc nhất dành riêng cả một khu F cho đào tạo ngành Y-Dược-Điều dưỡng với 19 phòng thực tập tình huống, 7 phòng điều khiển, 2 phòng "debriefing" đảm bảo mọi diễn biến của một ca khám bệnh được diễn ra y như thực tế.
Trung tâm Mô phỏng Y khoa (MedSIM) với rất nhiều trang thiết bị hiện đại "sao y bản chính" như trong các bệnh viên quốc tế
Tại MedSIM, sinh viên sẽ được thực hành trên mô hình bệnh nhân với ba anh em nhà Sim: SimMan 3G, SimMan Essential và SimBaby.
Đây là ba mô hình được sử dụng ở rất nhiều trường đại học trên thế giới để huấn luyện bác sĩ trước khi họ được phép hành nghề trên người thật. Ngoài ra, còn có Mô hình thăm khám tim phổi Harvey - tích hợp nhiều tính năng tiên tiến để trở thành một công cụ mô phỏng giáo dục hữu ích. Đồng thời, còn có khoảng 300 mô hình giải phẫu, mô hình thực hành, mô hình thăm khám khác phục vụ đào tạo Giải phẫu, Tiền lâm sàng, Nha khoa, Phẫu thuật Thực hành… Khoa Y cũng chia sẻ các mô hình bệnh nhân này trong việc đào tạo các Dược sĩ (Đại học), Điều dưỡng viên của khoa Dược và khoa Điều dưỡng tại trường. Những chú robot bệnh nhân đắt giá ở đây có giá lên đến hơn 150.000 USD và còn tốn nhiều chi phí khác hơn thế nữa để các thầy cô bác sĩ trong trường Đại học Duy Tân lặn lội sang Mỹ học cách sử dụng từ ĐH Pittsburgh, PA - 1 trong 15 trường Y tốt nhất của Mỹ.
Ghé qua tầng hầm nhà F, các bạn hẳn sẽ "choáng" khi "mục sở thị" hệ thống ghế Nha khoa được lắp đặt với mỗi ghế có đầy đủ các hệ điện, nước, khí và 4 bộ tay khoan nha khoa (2 tay khoan nhanh + 1 tay khoan chậm) phục vụ đào tạo ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt. Bên cạnh đó, còn có 20 bộ mô phỏng nha khoa cùng 20 bộ tay khoan sẽ hỗ trợ đắc lực cho sinh viên rèn luyện tay nghề.
Học nha khoa với những bộ ghế hiện đại
BS Nguyễn Hoàng Quỳnh Mai, Quyền Giám đốc Trung tâm Mô phỏng Y khoa (MedSIM) chia sẻ: "Trong Y khoa có câu ‘không có bệnh, chỉ có bệnh nhân’. Chỉ khi các em tiếp xúc và học từ nhiều người bệnh thì mới thật sự thấy được sự đa dạng trong thực hành Y khoa. Điều này cũng đúng cho cả sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe nói chung, rằng thực hành là một phần thiết yếu, không thể tách rời với việc giảng dạy lý thuyết trong chương trình đào tạo.
Là bác sĩ, chúng tôi có trách nhiệm với tính mạng, chất lượng cuộc sống và quyền lợi của người bệnh. Là giảng viên, chúng tôi có trách nhiệm đối với việc học tập, tiếp thu và khả năng áp dụng thực tế của sinh viên. Các em có thể học thuộc lý thuyết, nhớ nằm lòng từng bước trong các quy trình thủ thuật, nhưng vẫn sẽ không tránh khỏi lúng túng ở những lần đầu thao tác trên người bệnh. Việc đi từ lý thuyết đến thực tiễn vì thế rất cần có bước chuyển tiếp phù hợp, nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả người học và người bệnh. Đó là lý do nhà trường đã đầu tư nhiều cả về cơ sở vật chất lẫn việc tập huấn nhân lực để đội ngũ giảng viên có thể sử dụng nhiều hơn các hình thức mô phỏng trong đào tạo Y khoa, hòa chung với xu thế toàn cầu, góp phần nâng cao chất lượng thực hành trong đào tạo của khối ngành Khoa học Sức khỏe tại ĐH Duy Tân."
Nâng chất lượng đào tạo sinh viên Điều dưỡng với các trang thiết bị chuẩn Nhật
Vào học kỳ cuối của năm 2 và bước sang năm3, sinh viên ngành Điều dưỡng sẽ tiếp tục được học thực hành môn giải phẫu và bắt đầu thực hành môn chuyên ngành Điều dưỡng cơ bản. Tiếp theo đó sẽ là một loạt các môn về kiến thức chuyên ngành: Điều dưỡng Nội - Ngoại, Điều dưỡng Cấp cứu Hồi sức, Điều dưỡng cho Gia đình có Người già, Trẻ em hay các chuyên khoa lẻ khác như: Phục hồi Chức năng, Y học Cổ truyền…
Áp lực lớn nhất với sinh viên lúc này chính là phải có các thiết bị thực hành "chuẩn chỉnh" để đảm bảo luyện tay nghề trước khi thật sự vào nghề. Khi hỏi các bạn sinh viên Điều dưỡng có lo lắng không, thì đã bất ngờ khi nhận được câu trả lời tỉnh bơ: "Học với các thiết bị chuẩn Nhật thì còn lo gì nữa?"
Phòng Thực hành Kỹ năng Điều dưỡng chuẩn Nhậtcùng nhiều trang thiết bị hiện đại
Sinh viên ngành Điều dưỡng ĐH Duy Tân tự tin như vậy đúng là có cơ sở rõ ràng. Bởi ngoài việc ký kết với ĐH Duy Tân để đưa sinh viên ngành Điều dưỡng sang Nhật Bản làm việc và thực tập có lương, Tập đoàn Glome Management còn trao tặng trường 2 phòng Thực hành Kỹ năng Điều dưỡng theo chuẩn Nhật Bản. Từ đây, sinh viên sẽ được thực hành với các nhiều thiết bị thực tế như điều dưỡng thực thụ trong 1 phòng chăm sóc tại nhà và 1 phòng bệnh (bệnh viện) cũng đặt tại MedSIM, ĐH Duy Tân với tổng giá trị thiết bị trao tặng là 600 triệu đồng. Ngoài ra, sinh viên ngành Điều dưỡng DTU còn được học tại Phòng Thực hành Kỹ năng Điều dưỡng đặt tại cơ sở Quang Trung với rất nhiều thiết bị nhập khẩu khác.
Sinh viên ngành Dược trải nghiệm vườn thuốc, nhà thuốc đại học để "thấm" nghề
Đối với các sinh viên ngành Dược, 2 năm cuối khóa này là khoảng thời gian bận bịu nhất đối với các bạn. Và vị trí mà các bạn "đóng đô" chính là các phòng Thực hành về Dược lý, Công nghiệp Dược, Bào chế, Dược Cổ truyền, Kiểm nghiệm… với hệ thống máy móc hoành tráng như: máy dập viên quay tròn, máy đóng nang, bộ bào chế đa năng (dùng cho bào chế viên nén, thuốc mỡ...), máy bao phim, máy thử độ hòa tan, máy đo quang phổ UV-Vis, hệ thống chưng cất tinh dầu, hệ thống máy cô quay chân không…
Kiểm chứng tay nghề các Tân Dược sĩ DTU tương lai trong các phòng thí nghiệm, Nhà thuốc Đại học, và Vườn Dược liệu - được xây dựng theo quy chuẩn do Bộ Y tế ban hành
Và hãy ghé qua Nhà thuốc Đại học và Nhà thuốc Mô phỏng đặt tại cơ sở Nguyễn Văn Linh, để được thấy các sinh viên ngành Dược ĐH Duy Tân "học" và "hành" như thế nào nhé. Có Nhà thuốc Đại học ngay trong trường chính là lợi thế cho sinh viên ngành Dược ĐH Duy Tân. Bởi tại đây, các bạn được hướng dẫn thực tế về: cách thức tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc, ghi nhớ các nhóm/loại thuốc, ghi chép các loại thuốc trong khoang thuốc bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, phân tích cách dùng thuốc trong các ca lâm sàng, học cách quản lý nhà thuốc… để vững tin tư vấn và cung cấp thuốc cho người bệnh hay các sơ sở y tế.
Thấu hiểu bệnh nhân và học từ các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng giàu kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn
Không như nhiều các ngành nghề khác, phải năm cuối sinh viên mới đi thực tập, sinh viên Y-Dược-Điều dưỡng năm thứ 2 tại ĐH Duy Tân đã "thẳng tiến" tới các bệnh viện để học nghề. 18 bệnh viện lớn nhỏ như: Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Quân Y 17, Bệnh viện 199 - Bộ Công an… đã ký kết với ĐH Duy Tân để tiếp nhận sinh viên đến thực hành và thực tập với mong muốn hỗ trợ cho nhà trường đào tạo ra các thế hệ Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng viên chất lượng nhất.
Sinh viên Đỗ Thế Bon thuyết trình và nhận giải Nhất với bài tiểu luận về ngành Y
Sinh viên Đỗ Thế Bon - giành giải Nhất toàn quốc tại Cuộc thi viết Tiểu luận Y khoa với đề tài "Sinh viên Y khoa ứng phó với những thách thức về y tế trong thế kỷ 21" đang thực tập tại Bệnh viện Trung Ương Huế chia sẻ: "Trong suốt thời gian học tập ở giảng đường ĐH Duy Tân, việc học lý thuyết của chúng em luôn được gắn liền với thực hành bởi thành thạo những kỹ năng nghề nghiệp là một trong những yếu tố tiên quyết, quyết định bản thân có trở thành một bác sĩ giỏi hay không. Việc thực hành trong các phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị hiện đại là một cơ hội luyện nghề tốt nhất đối với em cũng như những sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe. Cũng từ đây em đã có được những sự chuẩn bị hoàn hảo để khi bước chân vào thực tập thực tế ở Bệnh viện Trung Ương Huế, em đã tự tin tiếp thu mọi kiến thức và kỹ năng để làm nghề."
Điểm chuẩn Trúng tuyển vào ĐH Duy Tân bằng kết quả thi THPT năm 2021 xem tại đây
ĐẠI HỌC DUY TÂN
• Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
• Top 700 Trường Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
• 1 trong 400 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2021 theo QS Asian University Rankings.
• Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
• Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
• Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
• Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
• Xếp thứ 3 Việt Nam, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 1-2021.
• Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
M. Hoàng
Nguồn: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/dao-tao-song-song-kien-thuc-va-ky-nang-khi-hoc-y-duoc-dieu-duong-tai-dtu-20210922110909787.htm
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Câu trả lời cho Cuộc tranh luận Einstein-Bohr từ một nghiên cứu ở ĐH Duy Tân
Lễ Công bố Thành lập Khoa Kinh tế - Tài chính
Nhằm từng bước chuẩn bị cho việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ trường Đại học thành Đại học, trong thời gian qua, các trường đào tạo thuộc Trường Đại học Duy Tân nói chung và Trường Kinh tế nói riêng đã tích cực xây dựng, hoàn thiện đội ngũ nhân sự nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên. Trong đó có việc thành lập Khoa Kinh tế - Tài chính, được tách ra từ Khoa Quản trị Kinh doanh thuộc Trường Kinh tế. Vào chiều ngày 4/10/2021, được sự đồng ý của Hội đồng và Ban giám hiệu trường Đại học Duy Tân, Lễ Công bố thành lập Khoa Kinh tế - Tài chính và quyết định bổ nhiệm chức vụ đã được diễn ra tại số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng.
Lễ Công bố Thành lập Khoa Kinh tế - Tài chính
Buổi lễ có sự tham dự của Nhà giáo Ưu tú. Anh hùng Lao động. Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng trường, TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng thường trực, PGS. TS. Phan Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Kinh tế, ThS. Hoàng Thị Xinh - Phó trưởng phòng Tổ chức cùng các Trưởng/Quyền trưởng, Phó các Khoa, Bộ môn trực thuộc Trường Kinh tế.
Mở đầu buổi lễ, Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ đã phát biểu, khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng bộ máy hoạt đông, trong đó quan trọng nhất là tổ chức nhân sự, nhằm từng bước chuyển đổi mô hình hoạt động từ trường Đại học thành Đại học. Việc thành lập Khoa Kinh tế - Tài chính là hoạt động thiết thực nhằm tối ưu hóa công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như khẳng định thứ hạng của trường trên Bảng xếp hạng trong nước và thế giới.
Ngay sau đó, ThS. Hoàng Thị Xinh - Phó trưởng phòng Tổ chức đã công bố quyết định thành lập Khoa Kinh tế - Tài chính từ ngày 27/9/2021 và Quyết định tái bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Kinh tế cho PGS. TS. Phan Thanh Hải, quyết định bổ nhiệm chức vụ Quyền Trưởng Khoa Kinh tế - Tài chính cho ThS. Nguyễn Thị Hạnh, cùng nhiều quyết định thành lập bộ môn, bổ nhiệm/tái bổ nhiệm chức vụ cho các cán bộ, giảng viên khác trực thuộc trường Kinh tế.
Đại diện Trường Kinh tế, PGS. TS. Phan Thanh Hải thay mặt toàn bộ các cán bộ, nhân viên thuộc Trường Kinh tế cảm ơn sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường, cam kết sẽ cùng nhau đoàn kết, cố gắng hoàn thành những trọng trách được giao, từng bước tối ưu hóa công tác quản lý cũng như nâng cao chất lượng đào tạo, phối hợp cùng các trường đào tạo khác khẳng định vị thế của Đại học Duy Tân trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Đại diện Khoa Kinh tế - Tài chính mới thành lập, ThS. Nguyễn Thị Hạnh - Quyền trưởng Khoa Kinh tế - Tài chính cũng cam kết sẽ bằng tất cả nhiệt huyết của bản thân cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ được giao, đóng góp vào quá trình phát triển của Trường Kinh tế cũng như Trường Đại học Duy Tân.
Bày tỏ sự hân hoan, thay mặt Ban giám hiệu nhà trường, TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng thường trực Trường Đại học Duy Tân chúc mừng những thành tích mà Trường Kinh tế đã đạt được trong thời gian qua đồng thời kỳ vọng vào việc thành lập Khoa Kinh tế - Tài chính sẽ tạo ra những bước phát triển mới trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học ngay trong năm học 2021-2022 và trong những năm tới.
Lễ Công bố thành lập Khoa Kinh tế - Tài chính đánh dấu một cột mốc khởi đầu đầy hứa hẹn trong việc cung cấp cho thị trường lao động một số lượng lớn nguồn nhân lực Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng trẻ trung, năng động, chuyên môn cao, sẵn sàng hội nhập với nền kinh tế trong và ngoài nước.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5117&pid=2064&lang=vi-VN
Nhằm từng bước chuẩn bị cho việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ trường Đại học thành Đại học, trong thời gian qua, các trường đào tạo thuộc Trường Đại học Duy Tân nói chung và Trường Kinh tế nói riêng đã tích cực xây dựng, hoàn thiện đội ngũ nhân sự nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên. Trong đó có việc thành lập Khoa Kinh tế - Tài chính, được tách ra từ Khoa Quản trị Kinh doanh thuộc Trường Kinh tế. Vào chiều ngày 4/10/2021, được sự đồng ý của Hội đồng và Ban giám hiệu trường Đại học Duy Tân, Lễ Công bố thành lập Khoa Kinh tế - Tài chính và quyết định bổ nhiệm chức vụ đã được diễn ra tại số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng.
Lễ Công bố Thành lập Khoa Kinh tế - Tài chính
Buổi lễ có sự tham dự của Nhà giáo Ưu tú. Anh hùng Lao động. Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng trường, TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng thường trực, PGS. TS. Phan Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Kinh tế, ThS. Hoàng Thị Xinh - Phó trưởng phòng Tổ chức cùng các Trưởng/Quyền trưởng, Phó các Khoa, Bộ môn trực thuộc Trường Kinh tế.
Mở đầu buổi lễ, Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ đã phát biểu, khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng bộ máy hoạt đông, trong đó quan trọng nhất là tổ chức nhân sự, nhằm từng bước chuyển đổi mô hình hoạt động từ trường Đại học thành Đại học. Việc thành lập Khoa Kinh tế - Tài chính là hoạt động thiết thực nhằm tối ưu hóa công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như khẳng định thứ hạng của trường trên Bảng xếp hạng trong nước và thế giới.
Ngay sau đó, ThS. Hoàng Thị Xinh - Phó trưởng phòng Tổ chức đã công bố quyết định thành lập Khoa Kinh tế - Tài chính từ ngày 27/9/2021 và Quyết định tái bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Kinh tế cho PGS. TS. Phan Thanh Hải, quyết định bổ nhiệm chức vụ Quyền Trưởng Khoa Kinh tế - Tài chính cho ThS. Nguyễn Thị Hạnh, cùng nhiều quyết định thành lập bộ môn, bổ nhiệm/tái bổ nhiệm chức vụ cho các cán bộ, giảng viên khác trực thuộc trường Kinh tế.
Đại diện Trường Kinh tế, PGS. TS. Phan Thanh Hải thay mặt toàn bộ các cán bộ, nhân viên thuộc Trường Kinh tế cảm ơn sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường, cam kết sẽ cùng nhau đoàn kết, cố gắng hoàn thành những trọng trách được giao, từng bước tối ưu hóa công tác quản lý cũng như nâng cao chất lượng đào tạo, phối hợp cùng các trường đào tạo khác khẳng định vị thế của Đại học Duy Tân trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Đại diện Khoa Kinh tế - Tài chính mới thành lập, ThS. Nguyễn Thị Hạnh - Quyền trưởng Khoa Kinh tế - Tài chính cũng cam kết sẽ bằng tất cả nhiệt huyết của bản thân cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ được giao, đóng góp vào quá trình phát triển của Trường Kinh tế cũng như Trường Đại học Duy Tân.
Bày tỏ sự hân hoan, thay mặt Ban giám hiệu nhà trường, TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng thường trực Trường Đại học Duy Tân chúc mừng những thành tích mà Trường Kinh tế đã đạt được trong thời gian qua đồng thời kỳ vọng vào việc thành lập Khoa Kinh tế - Tài chính sẽ tạo ra những bước phát triển mới trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học ngay trong năm học 2021-2022 và trong những năm tới.
Lễ Công bố thành lập Khoa Kinh tế - Tài chính đánh dấu một cột mốc khởi đầu đầy hứa hẹn trong việc cung cấp cho thị trường lao động một số lượng lớn nguồn nhân lực Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng trẻ trung, năng động, chuyên môn cao, sẵn sàng hội nhập với nền kinh tế trong và ngoài nước.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5117&pid=2064&lang=vi-VN
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Chung kết Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh tại Đại học Duy Tân
» Cuộc thi Tranh luận tiếng Anh dành cho Sinh viên của Đại học Duy Tân
» Sôi nổi và đầy Kịch tính tại Chung kết Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ 6
» 14 bí quyết để luôn chiến thắng trong các cuộc tranh luận
» Cuộc Thi Viết Bài Luận Về Du Học: Cơ Hội Và Thách Thức
» Cuộc thi Tranh luận tiếng Anh dành cho Sinh viên của Đại học Duy Tân
» Sôi nổi và đầy Kịch tính tại Chung kết Cuộc thi Tranh luận bằng tiếng Anh lần thứ 6
» 14 bí quyết để luôn chiến thắng trong các cuộc tranh luận
» Cuộc Thi Viết Bài Luận Về Du Học: Cơ Hội Và Thách Thức
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết