Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19
Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19
Tạp chí Chemical Society Reviews thuộc Hội Hóa học Hoàng gia Anh ngày 31-8-2023 đã công bố nghiên cứu “Interaction of SARS-CoV-2 with host cells and antibodies: Experiment and Simulation”.
Công bố khoa học trên tạp chí Chemical Society Reviews
"Interaction of SARS-CoV-2 with host cells and antibodies: Experiment and Simulation" - "Tương tác của virus SARS-CoV-2 với tế bào vật chủ và các kháng thể: Thực nghiệm và Mô phỏng". Đây là công bố của các nhà khoa học ở 2 nước Ba Lan và Việt Nam nằm trong nhóm nghiên cứu của GS.TSKH Mai Xuân Lý - Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan.
Bài báo với tác giả đầu là Nguyễn Văn Hùng - nghiên cứu sinh tại Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan và đồng tác giả đầu là TS. Nguyễn Hoàng Linh - Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng (IFAS), Đại học (ĐH) Duy Tân, đã được đánh giá rất cao khi giúp cộng đồng nghiên cứu có một góc nhìn tổng thể về những kết quả thực nghiệm và mô phỏng mới nhất về tương tác virus - vật chủ/kháng thể của virus SARS-CoV-2.
Tạp chí Chemical Society Reviews có IF: 46.2 vào năm 2022 với chỉ số H-index: 595, thuộc Q1 của danh sách SCIE. Đây là tạp chí có uy tín hàng đầu trong công bố các bài tổng quan thuộc lĩnh vực hóa học.
Các bài báo được công bố trên tạp chí này bao gồm các chủ đề quan trọng và mang tính thời sự nhất trong hóa học. Để được viết bài tổng quan cho tạp chí này, các tác giả phải hoàn thành bản đề xuất và được các phản biện độc lập thông qua. Sau đó, nhóm nghiên cứu mới bắt tay vào viết bài tổng quan.
TS. Nguyễn Hoàng Linh - Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng (IFAS), ĐH Duy Tân cho biết: "Khi nhóm trình bày bản đề xuất về một nghiên cứu tổng thể các kết quả thực nghiệm và mô phỏng mới nhất về tương tác virus - vật chủ/kháng thể của virus SARS-CoV-2, Ban biên tập tạp chí Chemical Society Reviews đã nhiệt tình ủng hộ.
Đó là một nghiên cứu thực sự cần thiết, bởi khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát vào năm 2021 cũng là lúc một số lượng lớn các bài báo khoa học về khả năng xâm nhập, tốc độ lây nhiễm cùng quá trình tìm thuốc và kháng thể đặc trị SARS-CoV-2 được công bố.
Các bài báo đã cung cấp rất nhiều thông tin nhưng lại khá phân mảnh, điều này làm cản trở các nhà khoa học mới tham gia vào hướng nghiên cứu này như bị 'lạc' vào 'ma trận' thông tin khổng lồ từ các bài báo.
Trong khi đó, các biến thể mới xuất hiện đã đặt ra nhiều thách thức về khả năng trung hòa của kháng thể, đồng thời ở thời điểm đó các bài tổng quan chưa xét tới các kết quả mô phỏng và thực nghiệm về tương tác virus - vật chủ/kháng thể.
Từ đó, nhóm nghiên cứu đã lên ý tưởng viết một bài báo để hệ thống lại các kết quả nghiên cứu, giúp chuẩn bị một cách tốt nhất các phương án để 'chiến đấu' với các biến thể mới nếu có xuất hiện ở tương lai."
Công bố khoa học đã đạt được mục đích đặt ra lúc ban đầu khi cung cấp các thành tựu mới nhất của các nghiên cứu mô phỏng và thực nghiệm về các liên kết giữa tế bào vật chủ và virus SARS-CoV-2 trong quá trình virus bám vào tế bào, xâm nhập vào tế bào, virus bị kháng thể trung hòa.
Ngoài ra, vai trò của các đột biến trong những biến thể mới giúp virus tăng cường lây nhiễm, né tránh kháng thể cũng được xét tới.
Dựa trên công bố này, các nhà nghiên cứu về COVID-19 sẽ nắm bắt được các kết quả mới nhất để đưa ra các hướng nghiên cứu virus SARS-CoV-2 tiếp theo.
Công bố cũng giúp mỗi người dân nhận thấy rõ COVID-19 vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến thể mới mà nhiều đột biến của chúng vẫn chưa được hiểu rõ sẽ ảnh hưởng thế nào về độc lực và khả năng né tránh kháng thể. Vì vậy, cộng đồng không nên chủ quan với COVID-19.
Tuy nhiên, các công cụ hiện có đã thành công trong nghiên cứu virus SARS-CoV-2 từ quá trình xâm nhập ban đầu cho tới phát triển các kháng thể chống virus, điều này cho phép chúng ta thêm phần tự tin trong việc đối đầu các biến thể mới.
TS Nguyễn Hoàng Linh - ĐH Duy Tân, GS.TSKH Mai Xuân Lý - Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan
và TS Nguyễn Quốc Thái - ĐH Đồng Tháp (từ phải qua trái) là các tác giả của bài báo
Nhóm cũng đã bàn luận nhiều vấn đề thời sự mà các nhà khoa học có thể tiếp tục triển khai nghiên cứu, cụ thể:
- Các mô hình đánh giá năng lượng liên kết giữa protein của virus và người như mô hình động lực học phân tử với tất cả nguyên tử, mô hình hạt thô và trí tuệ nhân tạo với nhiều ưu điểm và nhược điểm nên vẫn chưa có cách tiếp cận hoàn hảo, cần các nghiên cứu tiếp theo;
- Sự xuất hiện của các thụ thể tiềm năng cho virus SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào vật chủ được dự đoán bởi cả thực nghiệm lẫn lý thuyết đã đặt ra vấn đề liệu các thụ thể này sẽ ảnh hưởng thế nào lên quá trình xâm nhập tế bào của virus;
- Cơ chế tương tác giữa các thụ thể tiềm năng này và virus cũng chưa được làm rõ;
- Quá trình dung hợp màng tế bào virus - vật chủ đóng vai trò then chốt trong sự xâm nhập của virus, nhưng sự thay đổi năng lượng tự do giữa các trạng thái trước và sau khi dung hợp chưa được đánh giá bởi cả thực nghiệm lẫn mô phỏng;
GS.TSKH Mai Xuân Lý - Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan cho biết: "Đây là một nghiên cứu rất hữu ích có sự kết hợp của rất nhiều nhà khoa học của Ba Lan và Việt Nam cũng như nhận được sự tài trợ bởi Trung tâm Khoa học Ba Lan, Bộ Đại học và Giáo dục của Ba Lan và Đức, Viện Max Planck của Đức.
Hiện tại, mặc dù dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát hoàn toàn và không còn là mối lo ngại khiến công chúng quan tâm nhiều như trước đây nhưng các biến chủng mới của COVID-19 vẫn thường xuyên xuất hiện.
Các biến chủng mới này dù độc tính không còn thực sự nguy hiểm nhưng trong tương lai, chúng ta không thể chắc chắn rằng tất cả các biến chủng mới xuất hiện sau này sẽ không còn là mối đe dọa tới mạng sống của con người.
Bên cạnh đó, về khía cạnh khoa học thuần túy còn nhiều vấn đề liên quan đến tương tác giữa virus và tế bào vật chủ vẫn chưa được sáng tỏ ở cấp độ nguyên tử.
Do đó, nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ vẫn tiếp tục đầu tư tiền bạc và công sức cho mảng nghiên cứu này để tìm kiếm những giải pháp tốt hơn, an toàn hơn trong phòng ngừa COVID-19 cũng như hiểu sâu hơn bản chất của virus.
Bài báo của chúng tôi đã tổng hợp phần lớn nội dung liên quan về COVID-19 trong cả hai hướng tiếp cận thực nghiệm và mô phỏng tính toán. Giống như một bức tranh tổng thể, sẽ cung cấp số lượng lớn kiến thức về COVID-19 giúp các nhà nghiên cứu có thể dựa vào nó để tiếp cận dễ dàng hơn, và có một cái nhìn tổng quát hơn cho công việc nghiên cứu của họ".
TS. Nguyễn Hoàng Linh - Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng (IFAS), ĐH Duy Tân chia sẻ thêm: "Dù ở 2 nước khác nhau và làm việc hoàn toàn trực tuyến nhưng các nhà khoa học đã rất tâm huyết và thấu hiểu nhau giúp việc nghiên cứu được triển khai vô cùng thuận lợi.
Ở ĐH Duy Tân, hiện tại tôi tập trung vào nghiên cứu cơ chế tương tác với vật chủ của virus SARS-CoV-2 bằng mô phỏng. Ngoài ra, tôi có mở rộng nghiên cứu về động lực học của chất lưu. Môi trường làm việc chuyên nghiệp ở ĐH Duy Tân rất lý tưởng cho những người làm nghiên cứu cơ bản.
Đặc biệt, các cấp lãnh đạo rất hiểu đặc thù nghiên cứu cơ bản và luôn hỗ trợ công tác nghiên cứu, giúp cho các nghiên cứu viên tự do làm việc, trao đổi và hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài nước để các nghiên cứu có kết quả tốt nhất".
(Nguồn:https://tuoitre.vn/nha-khoa-hoc-cua-dh-duy-tan-tham-gia-dong-tac-gia-mot-cong-bo-quoc-te-ve-covid-19-20230915093338097.htm)
Tạp chí Chemical Society Reviews thuộc Hội Hóa học Hoàng gia Anh ngày 31-8-2023 đã công bố nghiên cứu “Interaction of SARS-CoV-2 with host cells and antibodies: Experiment and Simulation”.
Công bố khoa học trên tạp chí Chemical Society Reviews
"Interaction of SARS-CoV-2 with host cells and antibodies: Experiment and Simulation" - "Tương tác của virus SARS-CoV-2 với tế bào vật chủ và các kháng thể: Thực nghiệm và Mô phỏng". Đây là công bố của các nhà khoa học ở 2 nước Ba Lan và Việt Nam nằm trong nhóm nghiên cứu của GS.TSKH Mai Xuân Lý - Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan.
Bài báo với tác giả đầu là Nguyễn Văn Hùng - nghiên cứu sinh tại Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan và đồng tác giả đầu là TS. Nguyễn Hoàng Linh - Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng (IFAS), Đại học (ĐH) Duy Tân, đã được đánh giá rất cao khi giúp cộng đồng nghiên cứu có một góc nhìn tổng thể về những kết quả thực nghiệm và mô phỏng mới nhất về tương tác virus - vật chủ/kháng thể của virus SARS-CoV-2.
Tạp chí Chemical Society Reviews có IF: 46.2 vào năm 2022 với chỉ số H-index: 595, thuộc Q1 của danh sách SCIE. Đây là tạp chí có uy tín hàng đầu trong công bố các bài tổng quan thuộc lĩnh vực hóa học.
Các bài báo được công bố trên tạp chí này bao gồm các chủ đề quan trọng và mang tính thời sự nhất trong hóa học. Để được viết bài tổng quan cho tạp chí này, các tác giả phải hoàn thành bản đề xuất và được các phản biện độc lập thông qua. Sau đó, nhóm nghiên cứu mới bắt tay vào viết bài tổng quan.
TS. Nguyễn Hoàng Linh - Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng (IFAS), ĐH Duy Tân cho biết: "Khi nhóm trình bày bản đề xuất về một nghiên cứu tổng thể các kết quả thực nghiệm và mô phỏng mới nhất về tương tác virus - vật chủ/kháng thể của virus SARS-CoV-2, Ban biên tập tạp chí Chemical Society Reviews đã nhiệt tình ủng hộ.
Đó là một nghiên cứu thực sự cần thiết, bởi khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát vào năm 2021 cũng là lúc một số lượng lớn các bài báo khoa học về khả năng xâm nhập, tốc độ lây nhiễm cùng quá trình tìm thuốc và kháng thể đặc trị SARS-CoV-2 được công bố.
Các bài báo đã cung cấp rất nhiều thông tin nhưng lại khá phân mảnh, điều này làm cản trở các nhà khoa học mới tham gia vào hướng nghiên cứu này như bị 'lạc' vào 'ma trận' thông tin khổng lồ từ các bài báo.
Trong khi đó, các biến thể mới xuất hiện đã đặt ra nhiều thách thức về khả năng trung hòa của kháng thể, đồng thời ở thời điểm đó các bài tổng quan chưa xét tới các kết quả mô phỏng và thực nghiệm về tương tác virus - vật chủ/kháng thể.
Từ đó, nhóm nghiên cứu đã lên ý tưởng viết một bài báo để hệ thống lại các kết quả nghiên cứu, giúp chuẩn bị một cách tốt nhất các phương án để 'chiến đấu' với các biến thể mới nếu có xuất hiện ở tương lai."
Công bố khoa học đã đạt được mục đích đặt ra lúc ban đầu khi cung cấp các thành tựu mới nhất của các nghiên cứu mô phỏng và thực nghiệm về các liên kết giữa tế bào vật chủ và virus SARS-CoV-2 trong quá trình virus bám vào tế bào, xâm nhập vào tế bào, virus bị kháng thể trung hòa.
Ngoài ra, vai trò của các đột biến trong những biến thể mới giúp virus tăng cường lây nhiễm, né tránh kháng thể cũng được xét tới.
Dựa trên công bố này, các nhà nghiên cứu về COVID-19 sẽ nắm bắt được các kết quả mới nhất để đưa ra các hướng nghiên cứu virus SARS-CoV-2 tiếp theo.
Công bố cũng giúp mỗi người dân nhận thấy rõ COVID-19 vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến thể mới mà nhiều đột biến của chúng vẫn chưa được hiểu rõ sẽ ảnh hưởng thế nào về độc lực và khả năng né tránh kháng thể. Vì vậy, cộng đồng không nên chủ quan với COVID-19.
Tuy nhiên, các công cụ hiện có đã thành công trong nghiên cứu virus SARS-CoV-2 từ quá trình xâm nhập ban đầu cho tới phát triển các kháng thể chống virus, điều này cho phép chúng ta thêm phần tự tin trong việc đối đầu các biến thể mới.
TS Nguyễn Hoàng Linh - ĐH Duy Tân, GS.TSKH Mai Xuân Lý - Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan
và TS Nguyễn Quốc Thái - ĐH Đồng Tháp (từ phải qua trái) là các tác giả của bài báo
Nhóm cũng đã bàn luận nhiều vấn đề thời sự mà các nhà khoa học có thể tiếp tục triển khai nghiên cứu, cụ thể:
- Các mô hình đánh giá năng lượng liên kết giữa protein của virus và người như mô hình động lực học phân tử với tất cả nguyên tử, mô hình hạt thô và trí tuệ nhân tạo với nhiều ưu điểm và nhược điểm nên vẫn chưa có cách tiếp cận hoàn hảo, cần các nghiên cứu tiếp theo;
- Sự xuất hiện của các thụ thể tiềm năng cho virus SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào vật chủ được dự đoán bởi cả thực nghiệm lẫn lý thuyết đã đặt ra vấn đề liệu các thụ thể này sẽ ảnh hưởng thế nào lên quá trình xâm nhập tế bào của virus;
- Cơ chế tương tác giữa các thụ thể tiềm năng này và virus cũng chưa được làm rõ;
- Quá trình dung hợp màng tế bào virus - vật chủ đóng vai trò then chốt trong sự xâm nhập của virus, nhưng sự thay đổi năng lượng tự do giữa các trạng thái trước và sau khi dung hợp chưa được đánh giá bởi cả thực nghiệm lẫn mô phỏng;
GS.TSKH Mai Xuân Lý - Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan cho biết: "Đây là một nghiên cứu rất hữu ích có sự kết hợp của rất nhiều nhà khoa học của Ba Lan và Việt Nam cũng như nhận được sự tài trợ bởi Trung tâm Khoa học Ba Lan, Bộ Đại học và Giáo dục của Ba Lan và Đức, Viện Max Planck của Đức.
Hiện tại, mặc dù dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát hoàn toàn và không còn là mối lo ngại khiến công chúng quan tâm nhiều như trước đây nhưng các biến chủng mới của COVID-19 vẫn thường xuyên xuất hiện.
Các biến chủng mới này dù độc tính không còn thực sự nguy hiểm nhưng trong tương lai, chúng ta không thể chắc chắn rằng tất cả các biến chủng mới xuất hiện sau này sẽ không còn là mối đe dọa tới mạng sống của con người.
Bên cạnh đó, về khía cạnh khoa học thuần túy còn nhiều vấn đề liên quan đến tương tác giữa virus và tế bào vật chủ vẫn chưa được sáng tỏ ở cấp độ nguyên tử.
Do đó, nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ vẫn tiếp tục đầu tư tiền bạc và công sức cho mảng nghiên cứu này để tìm kiếm những giải pháp tốt hơn, an toàn hơn trong phòng ngừa COVID-19 cũng như hiểu sâu hơn bản chất của virus.
Bài báo của chúng tôi đã tổng hợp phần lớn nội dung liên quan về COVID-19 trong cả hai hướng tiếp cận thực nghiệm và mô phỏng tính toán. Giống như một bức tranh tổng thể, sẽ cung cấp số lượng lớn kiến thức về COVID-19 giúp các nhà nghiên cứu có thể dựa vào nó để tiếp cận dễ dàng hơn, và có một cái nhìn tổng quát hơn cho công việc nghiên cứu của họ".
TS. Nguyễn Hoàng Linh - Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng (IFAS), ĐH Duy Tân chia sẻ thêm: "Dù ở 2 nước khác nhau và làm việc hoàn toàn trực tuyến nhưng các nhà khoa học đã rất tâm huyết và thấu hiểu nhau giúp việc nghiên cứu được triển khai vô cùng thuận lợi.
Ở ĐH Duy Tân, hiện tại tôi tập trung vào nghiên cứu cơ chế tương tác với vật chủ của virus SARS-CoV-2 bằng mô phỏng. Ngoài ra, tôi có mở rộng nghiên cứu về động lực học của chất lưu. Môi trường làm việc chuyên nghiệp ở ĐH Duy Tân rất lý tưởng cho những người làm nghiên cứu cơ bản.
Đặc biệt, các cấp lãnh đạo rất hiểu đặc thù nghiên cứu cơ bản và luôn hỗ trợ công tác nghiên cứu, giúp cho các nghiên cứu viên tự do làm việc, trao đổi và hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài nước để các nghiên cứu có kết quả tốt nhất".
(Nguồn:https://tuoitre.vn/nha-khoa-hoc-cua-dh-duy-tan-tham-gia-dong-tac-gia-mot-cong-bo-quoc-te-ve-covid-19-20230915093338097.htm)
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19
[size=32]ĐH Duy Tân tuyển sinh ngành ngôn ngữ Nhật năm 2023[/size]
Nhu cầu của xã hội đối với nguồn nhân lực tiếng Nhật cũng như cơ hội việc làm ngày càng rộng mở tại các công ty Nhật đặt ở Việt Nam hay ở đất nước 'mặt trời mọc' đang mang đến nhiều triển vọng việc làm tốt đẹp cho những người giỏi tiếng Nhật.
Các giảng viên người Nhật Bản trực tiếp đứng lớp giảng dạy ngành ngôn ngữ Nhật tại ĐH Duy Tân
Có thể thấy, người theo học tiếng Nhật đang tăng nhanh theo từng năm và việc lựa chọn một môi trường học tập chất lượng để theo học là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bạn trẻ hiện nay.
Tại Đại học (ĐH) Duy Tân, ngành ngôn ngữ Nhật với nhiều chuyên ngành đào tạo đang là địa chỉ "vàng" để các bạn trẻ yêu thích ngôn ngữ của xứ sở "hoa anh đào" tin tưởng theo học trong nhiều năm qua.
Số lượng người học ngôn ngữ Nhật tăng nhanh theo từng năm
Theo khảo sát của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản, năm 2021 có khoảng trên 169.000 người học tiếng Nhật tại Việt Nam. Theo đó, Việt Nam trở thành nước đứng thứ 6 trên thế giới sau Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan có số lượng người học tiếng Nhật nhiều nhất.
Năm 2021, Việt Nam có tới 629 cơ sở đào tạo tiếng Nhật trong khi năm 1998 chỉ có 31 cơ sở với hơn 10.000 người học.
Chưa kể trước đó, năm 2018, khi dịch bệnh chưa xảy ra, có tới 174.000 người học tiếng Nhật khiến số lượng cơ sở đào tạo phải mở rộng lên tới 818 cơ sở.
Bên cạnh đó, mối quan hệ ngoại giao bền vững giữa Nhật Bản và Việt Nam đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn Nhật Bản chuyển sang sản xuất tại Việt Nam hay xây dựng nhà máy tại Việt Nam, số doanh nghiệp Việt Nam có giao thương kinh tế với doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp có vốn Nhật Bản cũng tăng nhanh theo thời gian.
Điều này đã khiến nhu cầu mở rộng thị trường, tuyển dụng nhân sự biết tiếng Nhật thuộc nhiều ngành nghề tăng lên, tạo cơ hội việc làm đa dạng cho người lao động.
Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều người học tiếng Nhật mong muốn cụ thể hóa năng lực thông qua kết quả kỳ thi để thực tập,***, xin việc, tu nghiệp tại Nhật Bản.
Chương trình đào tạo đề cao trải nghiệm ngôn ngữ bản xứ
Để đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng mạnh của xã hội về nguồn nhân lực giỏi tiếng Nhật, khoa tiếng Nhật thuộc Trường Ngoại Ngữ & Xã hội Nhân văn (LHSS), ĐH Duy Tân hướng đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cao cácyêu cầu của thị trường lao động.
Hiện tại, ngành ngôn ngữ Nhật tại ĐH Duy Tân bao gồm các chuyên ngành:
- Tiếng Nhật biên - phiên dịch
- Tiếng Nhật du lịch
- Tiếng Nhật thương mại
- Tiếng Nhật (HP).
Mục tiêu của khoa là đào tạo chuyên sâu để sinh viên có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Nhật cũng như nước Nhật và sử dụng thành thạo tiếng Nhật ở bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tiếng Nhật có ít nhiều sự tương đồng về phát âm với tiếng Việt. Đây là điểm thuận lợi chiếm ưu thế của người Việt khi học tiếng Nhật.
Mặc dù bộ chữ của tiếng Nhật khá nhiều và khó nhớ nhưng cách phát âm các từ và chữ tiếng Nhật thật ra lại rất đơn giản.
Tiếng Nhật có đến 3 bộ chữ nên khiến một số người khi mới bắt đầu học dễ nản, đặc biệt khi tất cả là dạng chữ tượng hình, khác hẳn với bộ chữ cái Latin mà chúng ta vẫn hay dùng trong tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Việt.
Tuy nhiên, mọi khó khăn sẽ được hóa giải khi đồng hành cùng các bạn sinh viên DTU chính là những giảng viên người bản xứ trực tiếp đứng lớp giảng dạy, như: cô EmikoKuwata, thầy Takeuchi Shingo, thầy MuraseSeiji, thầy YutakaHirai…
Học tiếng Nhật trở nên thú vị hơn nhiều khi sinh viên được nghe phát âm trực tiếp từ các giảng viên đến từ Nhật Bản, được tìm hiểu những kinh nghiệm để nhanhchóng học tốt tiếng Nhật từ các giảng viên của ĐH Duy Tân.
Điều này không chỉ giúp sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật Bản phát âm chuẩn, thuần thục và phát triển toàn diện các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết mà còn mang lại nguồn cảm hứng tươi mới cho người học.
Sinh viên nhận học bổng của chính phủ Nhật Bản
Quá trình học tập rất hiệu quả của các bạn sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật đã mang đến nhiều cơ hội nhận học bổng để sang Nhật Bản học tập. Trong đó, có thể kế đến sinh viên Diệp Thế Khải - sinh viên năm 2 ngành tiếng Nhật biên-phiên dịch của ĐH Duy Tân.
Diệp Thế Khải - sinh viên năm 2 ngành tiếng Nhật biên - phiên dịch, ĐH Duy Tân nhận học bổng của chính phủ Nhật Bản
Chỉ mới năm 2 nhưng Khải đã đạt trình độ tiếng Nhật N2, tương đương bậc 5/6 khung năng lực ngoại ngữ cho Việt Nam (tức là bằng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Nhật). Đây chính là nền tảng tuyệt vời giúp Khải nhận được suất học bổng của chính phủ Nhật Bản (Học bổng Monbukagakusho - MEXT) để theo học 1 năm về ngôn ngữ và văn hóa Nhật tại một trường đại học của Nhật Bản.
MEXT là học bổng được cấp thường niên bởi Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học & Công nghệ của Nhật Bản dành cho những *** sinh ưu tú người nước ngoài.
Sinh viên Thế Khải cho biết: "Mỗi ngày em đều dành hơn 5 giờ để học tiếng Nhật và luôn tự động viên mình phải làm tốt hơn ngày hôm qua.
Em nghĩ việc học các ngôn ngữ tượng hình như là tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung,... đối với người Việt Nam cũng khá mất thời gian bởi nó đòi hỏi chúng ta phải có trí nhớ tốt để ghi nhớ và nhận dạng mặt chữ một cách đúng nhất.
Tuy nhiên, nếu có đam mê thì mọi rào cản ngôn ngữ đều có thể vượt qua. Em đã kiên trì trong 2 năm qua để rèn luyện thật tốt 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Em luôn tin rằng, khi chúng ta nỗ lực hết sức thì cơ hội và sự may mắn sẽ luôn đến với mình".
Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản trao tặng sách tiếng Nhật phục vụ hoạt động đào tạo
Hoạt động đào tạo ngôn ngữ Nhật tại ĐH Duy Tân luôn được nhiều đơn vị, tổ chức quan tâm. Trong đó, cuối tháng 12-2022, bà Teramoto - Lãnh sự phụ trách Văn hóa Kinh tế đại diện Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng - đã đến trao sách tiếng Nhật cho sinh viên Duy Tân có thêm nhiều cơ hội học tập và mở rộng vốn kiến thức về đời sống, văn hóa của Nhật Bản.
Sinh viên Duy Tân hào hứng với những cuốn sách quý giá đến từ Nhật Bản
Bên cạnh đó, sinh viên học tiếng Nhật ở ĐH Duy Tân còn được các giảng viên của trường chu đáo tổ chức rất nhiều hoạt động để các em có thể nâng cao các kỹ năng "mềm" và có những giây phút tươi đẹp trong quá trình học tập, sinh hoạt qua các hoạt động gấp giấy Origami, nghệ thuật cắm hoa Ukebana, thư pháp Kanji,…
Nhiều chương trình giao lưu với sinh viên Nhật Bản từ các trường ĐH Obirin, ĐH Kamagawa… dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến cũng đã được tổ chức và nhận được sự tham gia vô cùng hào hứng của các bạn trẻ.
Với năng lực và trình độ tiếng Nhật đạt tiêu chuẩn, sinh viên ngành tiếng Nhật ĐH Duy Tân ngay khi tốt nghiệp sẽ dễ dàng có được công việc tốt với mức lương cao lên tới 1.000 - 3.000 USD.
Môi trường học tập năng động, nhiều sáng tạo của ĐH Duy Tân đang đáp ứng mọi tiêu chí giúp các bạn sớm sử dụng thành thạo tiếng Nhật để thực hiện các ước mơ của riêng mình.
Hãy lựa chọn ĐH Duy Tân cho hành trình học đại học và chinh phục tiếng Nhật ngay trong năm 2023 nhé!
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 & Top 100+ Đại học Tốt nhất châu Á năm 2023 theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE);
* Top 500+ Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2024 & Top 145 Đại học Tốt nhất châu Á năm 2023 theo QS Rankings;
* Trường đạt kiểm định ABET của Mỹ cho khối ngành Công nghệ Thông tin, Điện - Điện tử;
* Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt kiểm định UNWTO TedQual cho khối ngành Du lịch;
* Theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2023: Lĩnh vực Khoa học Máy tính thuộc Top 251-300 Thế giới; Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ thuộc Top 251-300 Thế giới; Lĩnh vực Kinh doanh & Kinh tế thuộc Top 301-400 Thế giới; Lĩnh vực Y tế, Sức khỏe thuộc Top 176-200 Thế giới;
* Theo QS Ranking về Lĩnh vực/Ngành nghề 2023: Lĩnh vực Kỹ thuật & Công nghệ: xếp 326 thế giới, Lĩnh vực Quản lý và Xã hội: xếp 451-500 thế giới, Ngành Du lịch & Giải trí: xếp 51-100 thế giới, Ngành Xây dựng: xếp 201-230 thế giới, Ngành IT & IS (Máy tính): xếp 301-350 thế giới, Ngành Điện - Điện tử: xếp 351-400 thế giới, Ngành Môi trường: xếp 401-450 thế giới, Ngành Y học: xếp 401-450 thế giới.
Nguồn: https://tuoitre.vn/dh-duy-tan-tuyen-sinh-nganh-ngon-ngu-nhat-nam-2023-20230822085232359.htm
Nhu cầu của xã hội đối với nguồn nhân lực tiếng Nhật cũng như cơ hội việc làm ngày càng rộng mở tại các công ty Nhật đặt ở Việt Nam hay ở đất nước 'mặt trời mọc' đang mang đến nhiều triển vọng việc làm tốt đẹp cho những người giỏi tiếng Nhật.
Các giảng viên người Nhật Bản trực tiếp đứng lớp giảng dạy ngành ngôn ngữ Nhật tại ĐH Duy Tân
Có thể thấy, người theo học tiếng Nhật đang tăng nhanh theo từng năm và việc lựa chọn một môi trường học tập chất lượng để theo học là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bạn trẻ hiện nay.
Tại Đại học (ĐH) Duy Tân, ngành ngôn ngữ Nhật với nhiều chuyên ngành đào tạo đang là địa chỉ "vàng" để các bạn trẻ yêu thích ngôn ngữ của xứ sở "hoa anh đào" tin tưởng theo học trong nhiều năm qua.
Số lượng người học ngôn ngữ Nhật tăng nhanh theo từng năm
Theo khảo sát của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản, năm 2021 có khoảng trên 169.000 người học tiếng Nhật tại Việt Nam. Theo đó, Việt Nam trở thành nước đứng thứ 6 trên thế giới sau Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan có số lượng người học tiếng Nhật nhiều nhất.
Năm 2021, Việt Nam có tới 629 cơ sở đào tạo tiếng Nhật trong khi năm 1998 chỉ có 31 cơ sở với hơn 10.000 người học.
Chưa kể trước đó, năm 2018, khi dịch bệnh chưa xảy ra, có tới 174.000 người học tiếng Nhật khiến số lượng cơ sở đào tạo phải mở rộng lên tới 818 cơ sở.
Bên cạnh đó, mối quan hệ ngoại giao bền vững giữa Nhật Bản và Việt Nam đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn Nhật Bản chuyển sang sản xuất tại Việt Nam hay xây dựng nhà máy tại Việt Nam, số doanh nghiệp Việt Nam có giao thương kinh tế với doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp có vốn Nhật Bản cũng tăng nhanh theo thời gian.
Điều này đã khiến nhu cầu mở rộng thị trường, tuyển dụng nhân sự biết tiếng Nhật thuộc nhiều ngành nghề tăng lên, tạo cơ hội việc làm đa dạng cho người lao động.
Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều người học tiếng Nhật mong muốn cụ thể hóa năng lực thông qua kết quả kỳ thi để thực tập,***, xin việc, tu nghiệp tại Nhật Bản.
Chương trình đào tạo đề cao trải nghiệm ngôn ngữ bản xứ
Để đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng mạnh của xã hội về nguồn nhân lực giỏi tiếng Nhật, khoa tiếng Nhật thuộc Trường Ngoại Ngữ & Xã hội Nhân văn (LHSS), ĐH Duy Tân hướng đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cao cácyêu cầu của thị trường lao động.
Hiện tại, ngành ngôn ngữ Nhật tại ĐH Duy Tân bao gồm các chuyên ngành:
- Tiếng Nhật biên - phiên dịch
- Tiếng Nhật du lịch
- Tiếng Nhật thương mại
- Tiếng Nhật (HP).
Mục tiêu của khoa là đào tạo chuyên sâu để sinh viên có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Nhật cũng như nước Nhật và sử dụng thành thạo tiếng Nhật ở bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tiếng Nhật có ít nhiều sự tương đồng về phát âm với tiếng Việt. Đây là điểm thuận lợi chiếm ưu thế của người Việt khi học tiếng Nhật.
Mặc dù bộ chữ của tiếng Nhật khá nhiều và khó nhớ nhưng cách phát âm các từ và chữ tiếng Nhật thật ra lại rất đơn giản.
Tiếng Nhật có đến 3 bộ chữ nên khiến một số người khi mới bắt đầu học dễ nản, đặc biệt khi tất cả là dạng chữ tượng hình, khác hẳn với bộ chữ cái Latin mà chúng ta vẫn hay dùng trong tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Việt.
Tuy nhiên, mọi khó khăn sẽ được hóa giải khi đồng hành cùng các bạn sinh viên DTU chính là những giảng viên người bản xứ trực tiếp đứng lớp giảng dạy, như: cô EmikoKuwata, thầy Takeuchi Shingo, thầy MuraseSeiji, thầy YutakaHirai…
Học tiếng Nhật trở nên thú vị hơn nhiều khi sinh viên được nghe phát âm trực tiếp từ các giảng viên đến từ Nhật Bản, được tìm hiểu những kinh nghiệm để nhanhchóng học tốt tiếng Nhật từ các giảng viên của ĐH Duy Tân.
Điều này không chỉ giúp sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật Bản phát âm chuẩn, thuần thục và phát triển toàn diện các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết mà còn mang lại nguồn cảm hứng tươi mới cho người học.
Sinh viên nhận học bổng của chính phủ Nhật Bản
Quá trình học tập rất hiệu quả của các bạn sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật đã mang đến nhiều cơ hội nhận học bổng để sang Nhật Bản học tập. Trong đó, có thể kế đến sinh viên Diệp Thế Khải - sinh viên năm 2 ngành tiếng Nhật biên-phiên dịch của ĐH Duy Tân.
Diệp Thế Khải - sinh viên năm 2 ngành tiếng Nhật biên - phiên dịch, ĐH Duy Tân nhận học bổng của chính phủ Nhật Bản
Chỉ mới năm 2 nhưng Khải đã đạt trình độ tiếng Nhật N2, tương đương bậc 5/6 khung năng lực ngoại ngữ cho Việt Nam (tức là bằng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Nhật). Đây chính là nền tảng tuyệt vời giúp Khải nhận được suất học bổng của chính phủ Nhật Bản (Học bổng Monbukagakusho - MEXT) để theo học 1 năm về ngôn ngữ và văn hóa Nhật tại một trường đại học của Nhật Bản.
MEXT là học bổng được cấp thường niên bởi Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học & Công nghệ của Nhật Bản dành cho những *** sinh ưu tú người nước ngoài.
Sinh viên Thế Khải cho biết: "Mỗi ngày em đều dành hơn 5 giờ để học tiếng Nhật và luôn tự động viên mình phải làm tốt hơn ngày hôm qua.
Em nghĩ việc học các ngôn ngữ tượng hình như là tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung,... đối với người Việt Nam cũng khá mất thời gian bởi nó đòi hỏi chúng ta phải có trí nhớ tốt để ghi nhớ và nhận dạng mặt chữ một cách đúng nhất.
Tuy nhiên, nếu có đam mê thì mọi rào cản ngôn ngữ đều có thể vượt qua. Em đã kiên trì trong 2 năm qua để rèn luyện thật tốt 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Em luôn tin rằng, khi chúng ta nỗ lực hết sức thì cơ hội và sự may mắn sẽ luôn đến với mình".
Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản trao tặng sách tiếng Nhật phục vụ hoạt động đào tạo
Hoạt động đào tạo ngôn ngữ Nhật tại ĐH Duy Tân luôn được nhiều đơn vị, tổ chức quan tâm. Trong đó, cuối tháng 12-2022, bà Teramoto - Lãnh sự phụ trách Văn hóa Kinh tế đại diện Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng - đã đến trao sách tiếng Nhật cho sinh viên Duy Tân có thêm nhiều cơ hội học tập và mở rộng vốn kiến thức về đời sống, văn hóa của Nhật Bản.
Sinh viên Duy Tân hào hứng với những cuốn sách quý giá đến từ Nhật Bản
Bên cạnh đó, sinh viên học tiếng Nhật ở ĐH Duy Tân còn được các giảng viên của trường chu đáo tổ chức rất nhiều hoạt động để các em có thể nâng cao các kỹ năng "mềm" và có những giây phút tươi đẹp trong quá trình học tập, sinh hoạt qua các hoạt động gấp giấy Origami, nghệ thuật cắm hoa Ukebana, thư pháp Kanji,…
Nhiều chương trình giao lưu với sinh viên Nhật Bản từ các trường ĐH Obirin, ĐH Kamagawa… dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến cũng đã được tổ chức và nhận được sự tham gia vô cùng hào hứng của các bạn trẻ.
Với năng lực và trình độ tiếng Nhật đạt tiêu chuẩn, sinh viên ngành tiếng Nhật ĐH Duy Tân ngay khi tốt nghiệp sẽ dễ dàng có được công việc tốt với mức lương cao lên tới 1.000 - 3.000 USD.
Môi trường học tập năng động, nhiều sáng tạo của ĐH Duy Tân đang đáp ứng mọi tiêu chí giúp các bạn sớm sử dụng thành thạo tiếng Nhật để thực hiện các ước mơ của riêng mình.
Hãy lựa chọn ĐH Duy Tân cho hành trình học đại học và chinh phục tiếng Nhật ngay trong năm 2023 nhé!
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 & Top 100+ Đại học Tốt nhất châu Á năm 2023 theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE);
* Top 500+ Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2024 & Top 145 Đại học Tốt nhất châu Á năm 2023 theo QS Rankings;
* Trường đạt kiểm định ABET của Mỹ cho khối ngành Công nghệ Thông tin, Điện - Điện tử;
* Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt kiểm định UNWTO TedQual cho khối ngành Du lịch;
* Theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2023: Lĩnh vực Khoa học Máy tính thuộc Top 251-300 Thế giới; Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ thuộc Top 251-300 Thế giới; Lĩnh vực Kinh doanh & Kinh tế thuộc Top 301-400 Thế giới; Lĩnh vực Y tế, Sức khỏe thuộc Top 176-200 Thế giới;
* Theo QS Ranking về Lĩnh vực/Ngành nghề 2023: Lĩnh vực Kỹ thuật & Công nghệ: xếp 326 thế giới, Lĩnh vực Quản lý và Xã hội: xếp 451-500 thế giới, Ngành Du lịch & Giải trí: xếp 51-100 thế giới, Ngành Xây dựng: xếp 201-230 thế giới, Ngành IT & IS (Máy tính): xếp 301-350 thế giới, Ngành Điện - Điện tử: xếp 351-400 thế giới, Ngành Môi trường: xếp 401-450 thế giới, Ngành Y học: xếp 401-450 thế giới.
Nguồn: https://tuoitre.vn/dh-duy-tan-tuyen-sinh-nganh-ngon-ngu-nhat-nam-2023-20230822085232359.htm
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Similar topics
» Nhóm nghiên cứu của ĐH Duy Tân tham gia đồng chủ trì một công bố quốc tế về khảo cổ Óc Eo
» Sinh viên Chương trình Tiên tiến và Quốc tế ngành Công nghệ Thông tin Khoa Đào tạo Quốc tế Bảo vệ Thành công Đồ án Capstone
» Hơn 130 sinh viên quốc tế tham gia khóa hè của ĐH Duy Tân
» Đại học Duy Tân hỗ trợ thạc sĩ tham gia Trại hè Nghiên cứu khoa học quốc tế
» ĐH Duy Tân đạt giải nhất, nhì, ba tại Hội nghị quốc tế sức khỏe cộng đồng
» Sinh viên Chương trình Tiên tiến và Quốc tế ngành Công nghệ Thông tin Khoa Đào tạo Quốc tế Bảo vệ Thành công Đồ án Capstone
» Hơn 130 sinh viên quốc tế tham gia khóa hè của ĐH Duy Tân
» Đại học Duy Tân hỗ trợ thạc sĩ tham gia Trại hè Nghiên cứu khoa học quốc tế
» ĐH Duy Tân đạt giải nhất, nhì, ba tại Hội nghị quốc tế sức khỏe cộng đồng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết