Hội thảo "Nhân lực Công nghệ Thông tin: Cơ hội và Thách thức"
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hội thảo "Nhân lực Công nghệ Thông tin: Cơ hội và Thách thức"
Hội thảo "Nhân lực Công nghệ Thông tin: Cơ hội và Thách thức"
Sáng ngày 24/10/2021, Viện Đào tạo Quốc tế phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo "Nhân lực Công nghệ Thông tin: Cơ hội & Thách thức". Tham dự Hội thảo có anh Vy Văn Việt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Đà Nẵng, Giám đốc iViettech; anh Bùi Đức Minh - Giám đốc Điều hành MIND (Smart IoT) chi nhánh Đà Nẵng, TS. Nguyễn Đức Mận - Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế Đại học Duy Tân cùng đông đảo giảng viên, sinh viên Duy Tân cùng những người quan tâm.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trên phạm vi toàn cầu đang mang đến cơ hội việc làm đa dạng và không giới hạn cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin trên toàn thế giới. Công việc ở lĩnh vực Công nghệ Thông tin trải dài từ ngân hàng tới hàng không, từ viễn thông tới kinh doanh, từ an ninh quốc phòng tới y tế,... Tuy nhiên, cơ hội càng nhiều đồng nghĩa với thách thức cũng càng lớn khi mức độ cạnh tranh ngày càng cao.
Những chia sẻ của 2 diễn giả đã có hơn 20 năm
hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin
thực sự hữu ích cho sinh viên Duy Tân
Tại hội thảo, anh Vy Văn Việt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Đà Nẵng, Giám đốc iViettech cho biết: “Ở thời điểm hiện tại, việc đầu tư và trang bị cho nhân sự ngành Công nghệ Thông tin về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng như kỹ năng ‘mềm’ để đáp ứng những nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường lao động là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Không chỉ coi trọng kiến thức, kinh nghiệm thực tế và khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật, các nhân sự làm việc trong ngành Công nghệ Thông tin cũng cần chủ động trau dồi khả năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và phương pháp làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Vì vậy, để có thể cạnh tranh và phát triển theo xu thế chung đó đòi hỏi các bạn sinh viên có định hướng làm việc trong ngành Công nghệ Thông tin phải luôn luôn học hỏi, tìm tòi, cập nhật kiến thức mới,… nhằm tránh nguy cơ bị lạc hậu và đào thải. Bên cạnh đó, thái độ nghiêm túc, cầu thị cùng khả năng làm việc nhóm tốt sẽ mang lại cho bạn những cơ hội thăng tiến tốt với mức lương ‘kếch xù’ trong công việc.”
Những chia sẻ của 2 diễn giả đã có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, Công nghệ Phần mềm, Network và đặc biệt là lĩnh vực IoT đã mang đến cho sinh viên Duy Tân nhiều thông tin hữu ích về những phẩm chất của nhân sự mà nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu, những kiến thức và kỹ năng căn bản cần có, những cơ hội cụ thể và thách thức mà các bạn trẻ đang “sở hữu”, những vị trí công việc đang “hot” của ngành Công nghệ Thông tin hiện tại,...
Hội thảo có sự tham gia của đông đảo sinh viên
yêu thích Công nghệ Thông tin của Đại học Duy Tân
Cũng theo các diễn giả, thời điểm hiện tại được xem là kỷ nguyên “bùng nổ” cho các chuyên gia IT có năng lực, những người có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng ngôn ngữ và dễ thích ứng xu hướng công nghệ toàn cầu mới. Do vậy, để sớm tiệm cận với những nhu cầu của nhà tuyển dụng, sinh viên ngành Công nghệ Thông tin cần chủ động nâng cao khả năng đọc hiểu đa ngôn ngữ, trải nghiệm các khóa học đào tạo trực tuyến để nắm bắt những kiến thức cập nhật về công nghệ cũng như rèn luyện kỹ năng tự học, kỹ năng giải quyết vấn đề,...
Nhiều thắc mắc của sinh viên Đại học Duy Tân đã được các chuyên gia chia sẻ tận tình và giải đáp chu đáo bằng chính những kinh nghiệm thực tế và những minh chứng sống động nhất sau nhiều năm làm nghề của mình.
Hội thảo "Nhân lực Công nghệ Thông tin: Cơ hội & Thách thức" là dịp để sinh viên Đại học Duy Tân có được cái nhìn tổng quan về nhu cầu nhân lực Công nghệ Thông tin, các cơ hội cũng như thách thức về nghề nghiệp hiện nay; đồng thời cũng giúp cho sinh viên hiểu biết sâu hơn về xu hướng phát triển ở các lĩnh vực IoT, Big Data, Security,…
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5131&pid=2064&lang=vi-VN
Sáng ngày 24/10/2021, Viện Đào tạo Quốc tế phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo "Nhân lực Công nghệ Thông tin: Cơ hội & Thách thức". Tham dự Hội thảo có anh Vy Văn Việt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Đà Nẵng, Giám đốc iViettech; anh Bùi Đức Minh - Giám đốc Điều hành MIND (Smart IoT) chi nhánh Đà Nẵng, TS. Nguyễn Đức Mận - Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế Đại học Duy Tân cùng đông đảo giảng viên, sinh viên Duy Tân cùng những người quan tâm.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trên phạm vi toàn cầu đang mang đến cơ hội việc làm đa dạng và không giới hạn cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin trên toàn thế giới. Công việc ở lĩnh vực Công nghệ Thông tin trải dài từ ngân hàng tới hàng không, từ viễn thông tới kinh doanh, từ an ninh quốc phòng tới y tế,... Tuy nhiên, cơ hội càng nhiều đồng nghĩa với thách thức cũng càng lớn khi mức độ cạnh tranh ngày càng cao.
Những chia sẻ của 2 diễn giả đã có hơn 20 năm
hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin
thực sự hữu ích cho sinh viên Duy Tân
Tại hội thảo, anh Vy Văn Việt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Đà Nẵng, Giám đốc iViettech cho biết: “Ở thời điểm hiện tại, việc đầu tư và trang bị cho nhân sự ngành Công nghệ Thông tin về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng như kỹ năng ‘mềm’ để đáp ứng những nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường lao động là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Không chỉ coi trọng kiến thức, kinh nghiệm thực tế và khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật, các nhân sự làm việc trong ngành Công nghệ Thông tin cũng cần chủ động trau dồi khả năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và phương pháp làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Vì vậy, để có thể cạnh tranh và phát triển theo xu thế chung đó đòi hỏi các bạn sinh viên có định hướng làm việc trong ngành Công nghệ Thông tin phải luôn luôn học hỏi, tìm tòi, cập nhật kiến thức mới,… nhằm tránh nguy cơ bị lạc hậu và đào thải. Bên cạnh đó, thái độ nghiêm túc, cầu thị cùng khả năng làm việc nhóm tốt sẽ mang lại cho bạn những cơ hội thăng tiến tốt với mức lương ‘kếch xù’ trong công việc.”
Những chia sẻ của 2 diễn giả đã có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, Công nghệ Phần mềm, Network và đặc biệt là lĩnh vực IoT đã mang đến cho sinh viên Duy Tân nhiều thông tin hữu ích về những phẩm chất của nhân sự mà nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu, những kiến thức và kỹ năng căn bản cần có, những cơ hội cụ thể và thách thức mà các bạn trẻ đang “sở hữu”, những vị trí công việc đang “hot” của ngành Công nghệ Thông tin hiện tại,...
Hội thảo có sự tham gia của đông đảo sinh viên
yêu thích Công nghệ Thông tin của Đại học Duy Tân
Cũng theo các diễn giả, thời điểm hiện tại được xem là kỷ nguyên “bùng nổ” cho các chuyên gia IT có năng lực, những người có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng ngôn ngữ và dễ thích ứng xu hướng công nghệ toàn cầu mới. Do vậy, để sớm tiệm cận với những nhu cầu của nhà tuyển dụng, sinh viên ngành Công nghệ Thông tin cần chủ động nâng cao khả năng đọc hiểu đa ngôn ngữ, trải nghiệm các khóa học đào tạo trực tuyến để nắm bắt những kiến thức cập nhật về công nghệ cũng như rèn luyện kỹ năng tự học, kỹ năng giải quyết vấn đề,...
Nhiều thắc mắc của sinh viên Đại học Duy Tân đã được các chuyên gia chia sẻ tận tình và giải đáp chu đáo bằng chính những kinh nghiệm thực tế và những minh chứng sống động nhất sau nhiều năm làm nghề của mình.
Hội thảo "Nhân lực Công nghệ Thông tin: Cơ hội & Thách thức" là dịp để sinh viên Đại học Duy Tân có được cái nhìn tổng quan về nhu cầu nhân lực Công nghệ Thông tin, các cơ hội cũng như thách thức về nghề nghiệp hiện nay; đồng thời cũng giúp cho sinh viên hiểu biết sâu hơn về xu hướng phát triển ở các lĩnh vực IoT, Big Data, Security,…
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5131&pid=2064&lang=vi-VN
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Hội thảo "Nhân lực Công nghệ Thông tin: Cơ hội và Thách thức"
[size=32]SV ĐH Duy Tân giành giải Ba chung kết cuộc thi 'ECO-n 2021'[/size]
Ấp ủ sáng kiến tái sử dụng lốp cao su phế thải thành các sản phẩm có giá trị, nhóm Lambo Team của Đại học (ĐH) Duy Tân đã nhanh chóng triển khai và đạt được những kết quả đáng quan tâm.
Đội Lambo Team và hình ảnh mô tả sản phẩm của Dự án “G - Hug”
Dự án "G-Hug" (Sản phẩm tái sử dụng từ cao su) của nhóm sau đó đã được gửi đi tham dự cuộc thi "ECO-n 2021" và đã tạo ấn tượng với Hội đồng Ban Giám khảo.
Chung cuộc, dự án của sinh viên Duy Tân đã xuất sắc được trao giải Ba toàn quốc cùng 2 giải thưởng phụ là: "Giải Dự án được yêu thích nhất", và "Giải thưởng cổ vũ xuất sắc nhất" tại vòng Chung kết "ECO-n 2021" diễn ra vào ngày 3-10-2021 vừa qua dưới hình thức thi đấu trực tuyến.
"ECO-n 2021" là cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp đặt mục tiêu đưa công tác khởi nghiệp gắn liền với trách nhiệm môi trường. Cuộc thi do Đoàn Thanh niên, Khoa Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội cùng Câu lạc bộ Tình nguyện của Khoa phối hợp tổ chức.
Cuộc thi đã mở ra cơ hội cho các bạn trẻ thể hiện đam mê khởi nghiệp, biến ý tưởng thành hiện thực và đưa ra những góc nhìn, hành động của mình liên quan đến thực trạng môi trường Việt Nam hiện nay. Đối tượng dự thi là học sinh các trường Trung học Phổ thông (THPT) và sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện trên toàn quốc. 2 đối tượng dự thi, tham gia thi ở cùng một nội dung.
"ECO-n 2021" đã thu hút 68 đội chơi trong cả nước với nhiều dự án sáng tạo cùng tranh tài quyết liệt ở 5 vòng đấu để lọt vào vòng Chung kết. Trong đó, dự án G-Hug của đội Lambo Team đến từ các bạn sinh viên ĐH Duy Tân là đội duy nhất của Đà Nẵng và cả miền Trung, xuất sắc giành được 1 trong 12 "tấm vé vàng" từ Ban Giám khảo để bước vào vòng Chung kết.
Chia sẻ về ý tưởng khởi nghiệp của đội Lambo Team, bạn Nguyễn Phan Thành Luân cho biết: "Sau khi tình cờ nhìn thấy nhiều hộ gia đình trưng dụng các thùng sơn cũ hay thùng xốp để đựng rác thải sinh hoạt, nhận thấy những thùng rác này thường không có nắp đậy và không có tính thẩm mỹ…
Từ đó, chúng em đã nảy ra ý tưởng: ‘Tại sao không tái sử dụng những săm lốp cao su phế thải để sản xuất những vật dụng có giá trị, vừa bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm kinh phí?’. Nhận thấy rõ lợi ích từ ý tưởng này, các thành viên của nhóm đã bắt tay vào thực hiện ngay bởi chúng em mong muốn sẽ góp một phần nho nhỏ công sức để xây dựng một môi trường xanh, sạch, đẹp."
Trong khâu sản xuất, Dự án"G-Hug" được tiến hành triển khai theo 4 bước:
- Bước 1: Rác thải cao su sẽ được thu gom về tại một điểm;
- Bước 2: Phân loại rác thải, tùy theo các loại cao su mà công nhân sẽ vệ sinh, ép, cắt;
- Bước 3: Gia công tạo thành những sản phẩm theo mẫu thiết kế có sẵn và lắp ráp một cách hoàn chỉnh;
- Bước 4: Công nhân hoàn thiện sản phẩm bằng cách sơn màu và đưa đến người tiêu dùng sản phẩm hoàn thiện nhất.
Các sản phẩm mà Dự án "G-Hug" mang đến cho người tiêu dùng gồm: thùng rác, thảm, chậu hoa, dép, …
5 thành viên của đội Lambo Team với những thông điệp về môi trường
Tất cả đều từ cao su phế thải. Giá trị từ dự án này chính là việc góp phần bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu chất thải và khí thải độc hại, bảo vệ sức khỏe người dân khi sử dụng các sản phẩm vừa đẹp mà vừa có giá thành phù hợp.
Tranh tài quyết liệt tại vòng Chung kết cuộc thi "ECO-n 2021", tại bảng thi đấu dành cho các trường đại học, cao đẳng và học viện, đội Lambo Team đã có phần thể hiện đầy ấn tượng và Dự án "G-Hug" đã xuất sắc giành giải Ba chung cuộc cùng 2 giải thưởng phụ là:
- "Giải Dự án được yêu thích nhất", và
- "Giải thưởng cổ vũ xuất sắc nhất".
Là thành viên của đội Lambo Team đến từ ĐH Duy Tân, sinh viên Ngô Thị Minh Nguyệt chia sẻ: "Trong vòng thi chung kết, chúng em gặp nhiều sự cố về đường truyền mạng, lỗi kỹ thuật mà thời gian thi thì cứ trôi qua. Lấy lại bình tĩnh, giải quyết các sự cố gặp phải, chúng em quyết tâm thể hiện tốt nhất phần trình bày dự án.
Khi Ban Giám khảo công bố giải thưởng, đội chúng em đã không giấu được sự sung sướng và hạnh phúc. Tuy không giành được giải thưởng cao nhất của cuộc thi nhưng chúng em đã chiến thắng được bản thân và vượt qua tất cả trở ngại.
Chúng em mong muốn gửi lời cảm ơn đến doanh nghiệp xã hội Green Impact Vietnam đã hỗ trợ đội trong các vấn đề về kiến thức môi trường cũng như mảng pháp lý cho dự án, bên cạnh đó là sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Nguyễn Đức Kiên đến từ Trung tâm Khởi nghiệp DTU và Đoàn trường ĐH Duy Tân. Từ dự án này, trong năm 2022, chúng em dự định sẽ kết hợp với doanh nghiệp xã hội Green Impact Vietnam để nghiên cứu để có ra được sản phẩm tốt nhất và cung cấp cho thị trường."
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Top 700 Trường Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
* 1 trong 400 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2021 theo QS Asian University Rankings.
* Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
* Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
* Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
* Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
* Xếp thứ 3 Việt Nam, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 01/2021.
* Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
* Lĩnh vực Khoa học Máy tính & Kỹ thuật Công nghệ xếp hạng Top 251-300 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
T.TH
Nguồn: https://tuoitre.vn/sv-dh-duy-tan-gianh-giai-ba-chung-ket-cuoc-thi-eco-n-2021-20211018165033989.htm
Ấp ủ sáng kiến tái sử dụng lốp cao su phế thải thành các sản phẩm có giá trị, nhóm Lambo Team của Đại học (ĐH) Duy Tân đã nhanh chóng triển khai và đạt được những kết quả đáng quan tâm.
Đội Lambo Team và hình ảnh mô tả sản phẩm của Dự án “G - Hug”
Dự án "G-Hug" (Sản phẩm tái sử dụng từ cao su) của nhóm sau đó đã được gửi đi tham dự cuộc thi "ECO-n 2021" và đã tạo ấn tượng với Hội đồng Ban Giám khảo.
Chung cuộc, dự án của sinh viên Duy Tân đã xuất sắc được trao giải Ba toàn quốc cùng 2 giải thưởng phụ là: "Giải Dự án được yêu thích nhất", và "Giải thưởng cổ vũ xuất sắc nhất" tại vòng Chung kết "ECO-n 2021" diễn ra vào ngày 3-10-2021 vừa qua dưới hình thức thi đấu trực tuyến.
"ECO-n 2021" là cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp đặt mục tiêu đưa công tác khởi nghiệp gắn liền với trách nhiệm môi trường. Cuộc thi do Đoàn Thanh niên, Khoa Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội cùng Câu lạc bộ Tình nguyện của Khoa phối hợp tổ chức.
Cuộc thi đã mở ra cơ hội cho các bạn trẻ thể hiện đam mê khởi nghiệp, biến ý tưởng thành hiện thực và đưa ra những góc nhìn, hành động của mình liên quan đến thực trạng môi trường Việt Nam hiện nay. Đối tượng dự thi là học sinh các trường Trung học Phổ thông (THPT) và sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện trên toàn quốc. 2 đối tượng dự thi, tham gia thi ở cùng một nội dung.
"ECO-n 2021" đã thu hút 68 đội chơi trong cả nước với nhiều dự án sáng tạo cùng tranh tài quyết liệt ở 5 vòng đấu để lọt vào vòng Chung kết. Trong đó, dự án G-Hug của đội Lambo Team đến từ các bạn sinh viên ĐH Duy Tân là đội duy nhất của Đà Nẵng và cả miền Trung, xuất sắc giành được 1 trong 12 "tấm vé vàng" từ Ban Giám khảo để bước vào vòng Chung kết.
Chia sẻ về ý tưởng khởi nghiệp của đội Lambo Team, bạn Nguyễn Phan Thành Luân cho biết: "Sau khi tình cờ nhìn thấy nhiều hộ gia đình trưng dụng các thùng sơn cũ hay thùng xốp để đựng rác thải sinh hoạt, nhận thấy những thùng rác này thường không có nắp đậy và không có tính thẩm mỹ…
Từ đó, chúng em đã nảy ra ý tưởng: ‘Tại sao không tái sử dụng những săm lốp cao su phế thải để sản xuất những vật dụng có giá trị, vừa bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm kinh phí?’. Nhận thấy rõ lợi ích từ ý tưởng này, các thành viên của nhóm đã bắt tay vào thực hiện ngay bởi chúng em mong muốn sẽ góp một phần nho nhỏ công sức để xây dựng một môi trường xanh, sạch, đẹp."
Trong khâu sản xuất, Dự án"G-Hug" được tiến hành triển khai theo 4 bước:
- Bước 1: Rác thải cao su sẽ được thu gom về tại một điểm;
- Bước 2: Phân loại rác thải, tùy theo các loại cao su mà công nhân sẽ vệ sinh, ép, cắt;
- Bước 3: Gia công tạo thành những sản phẩm theo mẫu thiết kế có sẵn và lắp ráp một cách hoàn chỉnh;
- Bước 4: Công nhân hoàn thiện sản phẩm bằng cách sơn màu và đưa đến người tiêu dùng sản phẩm hoàn thiện nhất.
Các sản phẩm mà Dự án "G-Hug" mang đến cho người tiêu dùng gồm: thùng rác, thảm, chậu hoa, dép, …
5 thành viên của đội Lambo Team với những thông điệp về môi trường
Tất cả đều từ cao su phế thải. Giá trị từ dự án này chính là việc góp phần bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu chất thải và khí thải độc hại, bảo vệ sức khỏe người dân khi sử dụng các sản phẩm vừa đẹp mà vừa có giá thành phù hợp.
Tranh tài quyết liệt tại vòng Chung kết cuộc thi "ECO-n 2021", tại bảng thi đấu dành cho các trường đại học, cao đẳng và học viện, đội Lambo Team đã có phần thể hiện đầy ấn tượng và Dự án "G-Hug" đã xuất sắc giành giải Ba chung cuộc cùng 2 giải thưởng phụ là:
- "Giải Dự án được yêu thích nhất", và
- "Giải thưởng cổ vũ xuất sắc nhất".
Là thành viên của đội Lambo Team đến từ ĐH Duy Tân, sinh viên Ngô Thị Minh Nguyệt chia sẻ: "Trong vòng thi chung kết, chúng em gặp nhiều sự cố về đường truyền mạng, lỗi kỹ thuật mà thời gian thi thì cứ trôi qua. Lấy lại bình tĩnh, giải quyết các sự cố gặp phải, chúng em quyết tâm thể hiện tốt nhất phần trình bày dự án.
Khi Ban Giám khảo công bố giải thưởng, đội chúng em đã không giấu được sự sung sướng và hạnh phúc. Tuy không giành được giải thưởng cao nhất của cuộc thi nhưng chúng em đã chiến thắng được bản thân và vượt qua tất cả trở ngại.
Chúng em mong muốn gửi lời cảm ơn đến doanh nghiệp xã hội Green Impact Vietnam đã hỗ trợ đội trong các vấn đề về kiến thức môi trường cũng như mảng pháp lý cho dự án, bên cạnh đó là sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Nguyễn Đức Kiên đến từ Trung tâm Khởi nghiệp DTU và Đoàn trường ĐH Duy Tân. Từ dự án này, trong năm 2022, chúng em dự định sẽ kết hợp với doanh nghiệp xã hội Green Impact Vietnam để nghiên cứu để có ra được sản phẩm tốt nhất và cung cấp cho thị trường."
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Top 700 Trường Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
* 1 trong 400 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2021 theo QS Asian University Rankings.
* Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
* Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
* Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
* Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
* Xếp thứ 3 Việt Nam, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 01/2021.
* Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
* Lĩnh vực Khoa học Máy tính & Kỹ thuật Công nghệ xếp hạng Top 251-300 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
T.TH
Nguồn: https://tuoitre.vn/sv-dh-duy-tan-gianh-giai-ba-chung-ket-cuoc-thi-eco-n-2021-20211018165033989.htm
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Hội thảo "Nhân lực Công nghệ Thông tin: Cơ hội và Thách thức"
‘Biến’ thức ăn thừa thành hạt cám cho lợn và phân bón
Một nhóm sinh viên nghiên cứu và chế tạo một loại máy có khả năng xử lý thức ăn thừa thành hạt cám cho lợn, giúp ích cho ngành chăn nuôi và tránh lãng phí thức ăn.
Tránh lãng phí thực phẩm, ô nhiễm môi trường
Theo nhóm sinh viên của Trường ĐH Duy Tân, mỗi ngày có 87% hộ gia đình thải hai đĩa thức ăn thừa, điều này gây lãng phí thực phẩm và làm ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, người chăn nuôi thường sử dụng đồ ăn thừa chưa qua xử lý cho lợn ăn, không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, an toàn cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, một nhóm 4 sinh viên của trường đã lên ý tưởng thiết kế và chế tạo máy xử lý thực phẩm thừa.
Nhóm nghiên cứu gồm 4 sinh viên
NVCC
Trưởng nhóm nghiên cứu Nguyễn Văn Hoàng Long chia sẻ: “Từ khi lên ý tưởng triển khai cho đến khi hoàn thiện sản phẩm, nhóm làm không ngừng nghỉ trong vòng một tháng. Chúng tôi đã hoàn thiện phiên bản đầu tiên nhanh nhất có thể để tham gia cuộc thi khởi nghiệp Hult Prize 2021 khu vực Đông Nam Á”.
Với chiều cao 80 cm, rộng 70 cm, máy nghiền thức ăn có buồng chứa lên đến 16 kg thức ăn thừa. Mỗi khi ra thành phẩm, máy có thể tự động ngắt.
Người sử dụng chỉ cần bỏ thức ăn thừa, thực phẩm thừa vào máy để chúng được xay nghiền trong vòng 30 - 45 phút. Máy tự động nghiền và loại bỏ nước trong thực phẩm theo hệ thống đường ống. Sau khi nghiền nát, máy sẽ sấy khô toàn bộ thực phẩm thừa ở nhiệt độ 80 độ C trong vòng 3 giờ.
Cuối cùng, bộ phận xay mịn sẽ hoạt động, vừa xay, vừa trộn với một lượng vi sinh nhất định để tạo ra thành phẩm là hạt cám mịn. Như vậy, chỉ trong vòng 4 giờ, máy có thể xử lý tối đa 16 kg thức ăn thừa và cho ra được 4kg thành phẩm.
Sinh viên Phạm Khắc Minh Đức, thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ: “Hạt cám do máy tạo ra dễ dàng tiêu hóa trong đường ruột của lợn, đảm bảo sạch, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. So với các loại cám mua trên thị trường thì người chăn nuôi có thể yên tâm hơn về độ sạch và chất dinh dưỡng bởi vì do chính họ có thể tạo ra nguồn thức ăn sẽ yên tâm hơn”.
Mang công nghệ dự thi, gọi vốn
Dự án của nhóm sinh viên bước vào vòng chung kết trong cuộc thi khởi nghiệp Hult Prize 2021 nhưng không đạt giải.
Dù vậy, nhóm sinh viên vẫn tiếp tục cố gắng hoàn thiện sản phẩm và mang công nghệ của họ đi tham dự các cuộc thi và gọi vốn đầu tư trong thời gian tới như: giải thưởng nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng, chương trình sáng kiến năng lượng bền vững, cuộc thi khởi nghiệp dành cho các sinh viên ở khu vực Đông Nam Á (P2A)…
Máy xử lý thực phẩm thừa
NVCC
Là giảng viên hướng dẫn nghiên cứu cho nhóm sinh viên, thạc sĩ Phạm Ngọc Quang thuộc Trung tâm Điện - Điện tử (CEE) của Trường ĐH Duy Tân, chia sẻ: “Thành viên nhóm nghiên cứu là những nhân tố tốt, không những có kỹ năng làm việc độc lập mà còn làm việc nhóm ăn khớp với nhau. Tuy những ngày đầu chạy dự án, nhóm còn gặp khó khăn về tư duy, suy nghĩ trên lý thuyết, thiếu tính thực tiễn. Nhưng với sự quyết tâm học hỏi, các em đã hiện thực hóa thành công ý tưởng của mình”.
Ông Quang đánh giá: “Máy xử lý thực phẩm thừa sẽ tạo ra tiền đề cho một hướng mới giải quyết vấn đề của người nông dân về dịch tả lợn và nông sản hư hỏng, hộ gia đình và trang trại chăn nuôi dễ dàng sử dụng. Máy khi đưa vào thực tiễn tạo ra sản phẩm có hiệu năng tốt, tăng năng suất lao động, giảm bớt gánh nặng kinh tế và đem lại môi trường sạch”.
Còn Nguyễn Thanh Hùng, thành viên nhóm nghiên cứu, bộc bạch: “Niềm vui và hạnh phúc của chúng tôi là khi nhìn thấy sản phẩm dần hoàn thiện từng ngày. Chúng tôi càng vui hơn khi được mang sản phẩm tham dự các cuộc thi, hội thảo kêu gọi vốn đầu tư”.
Nhóm tác giả mong muốn mang sản phẩm tốt đến người nông dân
NVCC
Dự kiến giá bán của máy nghiền thực phẩm thừa là khoảng 25 triệu. Nhóm sinh viên đang cố gắng cải thiện sản phẩm để có giá thành hợp lý với túi tiền của người nông dân. So với máy Exbio cùng loại của Hàn Quốc đã sản xuất giá thành khoảng 30-40triệu/máy thì máy của nhóm rẻ hơn.
Nhóm nghiên cứu cho hay, máy không những tạo thức ăn cho lợn mà còn tạo ra được phân bón, nếu người sử dụng thay thế vi sinh hỗ trợ cho việc tạo ra phân bón để trồng trọt trong quá trình định lượng và xay mịn.
Một đơn vị doanh nghiệp ở Đà Nẵng vừa có đề nghị sẽ hỗ trợ nhóm sinh viên sản xuất máy "biến" thực phẩm thừa cám cho lợn, với điều kiện họ phải đạt được ít nhất một thành tích trong các cuộc thi sắp tới.
Nguồn: https://thanhnien.vn/bien-thuc-an-thua-thanh-hat-cam-cho-lon-va-phan-bon-post1396869.html
Một nhóm sinh viên nghiên cứu và chế tạo một loại máy có khả năng xử lý thức ăn thừa thành hạt cám cho lợn, giúp ích cho ngành chăn nuôi và tránh lãng phí thức ăn.
Tránh lãng phí thực phẩm, ô nhiễm môi trường
Theo nhóm sinh viên của Trường ĐH Duy Tân, mỗi ngày có 87% hộ gia đình thải hai đĩa thức ăn thừa, điều này gây lãng phí thực phẩm và làm ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, người chăn nuôi thường sử dụng đồ ăn thừa chưa qua xử lý cho lợn ăn, không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, an toàn cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, một nhóm 4 sinh viên của trường đã lên ý tưởng thiết kế và chế tạo máy xử lý thực phẩm thừa.
Nhóm nghiên cứu gồm 4 sinh viên
NVCC
Trưởng nhóm nghiên cứu Nguyễn Văn Hoàng Long chia sẻ: “Từ khi lên ý tưởng triển khai cho đến khi hoàn thiện sản phẩm, nhóm làm không ngừng nghỉ trong vòng một tháng. Chúng tôi đã hoàn thiện phiên bản đầu tiên nhanh nhất có thể để tham gia cuộc thi khởi nghiệp Hult Prize 2021 khu vực Đông Nam Á”.
Với chiều cao 80 cm, rộng 70 cm, máy nghiền thức ăn có buồng chứa lên đến 16 kg thức ăn thừa. Mỗi khi ra thành phẩm, máy có thể tự động ngắt.
Người sử dụng chỉ cần bỏ thức ăn thừa, thực phẩm thừa vào máy để chúng được xay nghiền trong vòng 30 - 45 phút. Máy tự động nghiền và loại bỏ nước trong thực phẩm theo hệ thống đường ống. Sau khi nghiền nát, máy sẽ sấy khô toàn bộ thực phẩm thừa ở nhiệt độ 80 độ C trong vòng 3 giờ.
Cuối cùng, bộ phận xay mịn sẽ hoạt động, vừa xay, vừa trộn với một lượng vi sinh nhất định để tạo ra thành phẩm là hạt cám mịn. Như vậy, chỉ trong vòng 4 giờ, máy có thể xử lý tối đa 16 kg thức ăn thừa và cho ra được 4kg thành phẩm.
Sinh viên Phạm Khắc Minh Đức, thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ: “Hạt cám do máy tạo ra dễ dàng tiêu hóa trong đường ruột của lợn, đảm bảo sạch, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. So với các loại cám mua trên thị trường thì người chăn nuôi có thể yên tâm hơn về độ sạch và chất dinh dưỡng bởi vì do chính họ có thể tạo ra nguồn thức ăn sẽ yên tâm hơn”.
Mang công nghệ dự thi, gọi vốn
Dự án của nhóm sinh viên bước vào vòng chung kết trong cuộc thi khởi nghiệp Hult Prize 2021 nhưng không đạt giải.
Dù vậy, nhóm sinh viên vẫn tiếp tục cố gắng hoàn thiện sản phẩm và mang công nghệ của họ đi tham dự các cuộc thi và gọi vốn đầu tư trong thời gian tới như: giải thưởng nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng, chương trình sáng kiến năng lượng bền vững, cuộc thi khởi nghiệp dành cho các sinh viên ở khu vực Đông Nam Á (P2A)…
Máy xử lý thực phẩm thừa
NVCC
Là giảng viên hướng dẫn nghiên cứu cho nhóm sinh viên, thạc sĩ Phạm Ngọc Quang thuộc Trung tâm Điện - Điện tử (CEE) của Trường ĐH Duy Tân, chia sẻ: “Thành viên nhóm nghiên cứu là những nhân tố tốt, không những có kỹ năng làm việc độc lập mà còn làm việc nhóm ăn khớp với nhau. Tuy những ngày đầu chạy dự án, nhóm còn gặp khó khăn về tư duy, suy nghĩ trên lý thuyết, thiếu tính thực tiễn. Nhưng với sự quyết tâm học hỏi, các em đã hiện thực hóa thành công ý tưởng của mình”.
Ông Quang đánh giá: “Máy xử lý thực phẩm thừa sẽ tạo ra tiền đề cho một hướng mới giải quyết vấn đề của người nông dân về dịch tả lợn và nông sản hư hỏng, hộ gia đình và trang trại chăn nuôi dễ dàng sử dụng. Máy khi đưa vào thực tiễn tạo ra sản phẩm có hiệu năng tốt, tăng năng suất lao động, giảm bớt gánh nặng kinh tế và đem lại môi trường sạch”.
Còn Nguyễn Thanh Hùng, thành viên nhóm nghiên cứu, bộc bạch: “Niềm vui và hạnh phúc của chúng tôi là khi nhìn thấy sản phẩm dần hoàn thiện từng ngày. Chúng tôi càng vui hơn khi được mang sản phẩm tham dự các cuộc thi, hội thảo kêu gọi vốn đầu tư”.
Nhóm tác giả mong muốn mang sản phẩm tốt đến người nông dân
NVCC
Dự kiến giá bán của máy nghiền thực phẩm thừa là khoảng 25 triệu. Nhóm sinh viên đang cố gắng cải thiện sản phẩm để có giá thành hợp lý với túi tiền của người nông dân. So với máy Exbio cùng loại của Hàn Quốc đã sản xuất giá thành khoảng 30-40triệu/máy thì máy của nhóm rẻ hơn.
Nhóm nghiên cứu cho hay, máy không những tạo thức ăn cho lợn mà còn tạo ra được phân bón, nếu người sử dụng thay thế vi sinh hỗ trợ cho việc tạo ra phân bón để trồng trọt trong quá trình định lượng và xay mịn.
Một đơn vị doanh nghiệp ở Đà Nẵng vừa có đề nghị sẽ hỗ trợ nhóm sinh viên sản xuất máy "biến" thực phẩm thừa cám cho lợn, với điều kiện họ phải đạt được ít nhất một thành tích trong các cuộc thi sắp tới.
Nguồn: https://thanhnien.vn/bien-thuc-an-thua-thanh-hat-cam-cho-lon-va-phan-bon-post1396869.html
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Ngành Môi trường-Công nghệ Thực phẩm-Công nghệ Sinh học tại DTU: Điểm nhấn trong đào tạo
» ĐH kinh doanh công nghệ hà nội tuyển sinh liên thông tc, cđ lên đh (nhận bằng nghề)
» Hội thảo Chuẩn Kỹ năng và Sát hạch Công nghệ Thông tin tại Đại học Duy Tân
» Hội thảo về ChatGPT “Cơ hội và Thách thức trong Dạy và Học đại học”
» Làm gì để thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin và du lịch Đà Nẵng?
» ĐH kinh doanh công nghệ hà nội tuyển sinh liên thông tc, cđ lên đh (nhận bằng nghề)
» Hội thảo Chuẩn Kỹ năng và Sát hạch Công nghệ Thông tin tại Đại học Duy Tân
» Hội thảo về ChatGPT “Cơ hội và Thách thức trong Dạy và Học đại học”
» Làm gì để thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin và du lịch Đà Nẵng?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết