Hội thảo Chuẩn Kỹ năng và Sát hạch Công nghệ Thông tin tại Đại học Duy Tân
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hội thảo Chuẩn Kỹ năng và Sát hạch Công nghệ Thông tin tại Đại học Duy Tân
Hội thảo Chuẩn Kỹ năng và Sát hạch Công nghệ Thông tin tại Đại học Duy Tân
Sáng ngày 9/10/2019, Trung tâm Huấn luyện và Khảo thí Đại học Duy Tân phối hợp với Trung tâm Đào tạo VITEC và IPA tổ chức Hội thảo “Chuẩn kỹ năng và Sát hạch Công nghệ Thông tin phục vụ cho việc Phát triển nguồn nhân lực Công nghệ Thông tin của Việt Nam” tại cơ sở 254 Nguyễn Văn Linh, Tp. Đà Nẵng. Tham dự có ông Kazunori Sadachi - Đại diện IPA Nhật Bản, TS. Chu Anh Đào - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo VITEC, TS. Nguyễn Tấn Thắng - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân cùng đông đảo sinh viên ngành Công nghệ Thông tin của Đại học Duy Tân.
Chuẩn Kỹ năng là một hệ thống các kỹ năng và kiến thức cần có của nhân lực làm việc trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin dựa trên các yêu cầu của cơ quan sử dụng nhân lực. Chuẩn kỹ năng được thiết lập nhằm tạo ra “thước đo chung”, tạo cơ sở để đánh giá và phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, hệ thống “đo lường” này còn hỗ trợ người lao động có định hướng đúng trong học tập, nâng cao nghiệp vụ phù hợp với mong đợi của các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động.
Ông Kazunori Sadachi - Đại diện IPA Nhật Bản chia sẻ tại buổi Hội thảo
Tại Hội thảo, các khách mời đã giới thiệu chương trình Sát hạch Kỹ sư Công nghệ Thông tin theo chuẩn kỹ năng Công nghệ Thông tin Nhật Bản tại Châu Á, Sát hạch Kỹ sư Công nghệ Thông tin theo chuẩn kỹ năng Công nghệ Thông tin Nhật Bản tại Việt Nam đồng thời chia sẻ kinh nghiệm ôn tập sát hạch Công nghệ Thông tin cho các bạn sinh viên. Với mỗi loại hình Sát hạch, khách mời đều mang đến cho người nghe những thông tin cụ thể nhất về đối tượng tham gia, những yêu cầu cơ bản, thời gian sát hạch, hình thức và nội dung sát hạch, cách thức chấm điểm và đánh giá,...
Đông đảo sinh viên ngành Công nghệ Thông tin của Đại học Duy Tân
đến tham dự và lắng nghe chia sẻ của các khách mời
Khi đạt được các chứng chỉ IP, FE, AP, nhân sự hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin có rất nhiều lợi thế như: thể hiện năng lực Công nghệ Thông tin theo các chuẩn kỹ năng đã được công nhận, khẳng định vị thế trong doanh nghiệp, được ưu tiên tuyển dụng tại các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam, được ưu tiên cấp visa lao động dài hạn ở Nhật Bản, nhận được mức lương hấp dẫn,...
TS. Nguyễn Tấn Thắng - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân chia sẻ: “Hợp tác với doanh nghiệp là một trong những hoạt động được Đại học Duy Tân đặc biệt quan tâm thực hiện trong suốt 25 năm qua. Kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp không chỉ giúp Đại học Duy Tân nâng cao hiệu quả đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội mà còn hỗ trợ sinh viên tích lũy và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp thông qua các giờ thực tế, thực tập tại doanh nghiệp. Hi vọng trong thời gian tới, sự hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Trung tâm đào tạo VITEC để tổ chức các kỳ thi sát hạch năng lực Công nghệ Thông tin sẽ giúp sinh viên Duy Tân có cơ hội tìm hiểu về yêu cầu của nhà tuyển dụng đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc đánh chất lượng nhân sự.”
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4616&pid=2065&page=0&lang=vi-VN
Sáng ngày 9/10/2019, Trung tâm Huấn luyện và Khảo thí Đại học Duy Tân phối hợp với Trung tâm Đào tạo VITEC và IPA tổ chức Hội thảo “Chuẩn kỹ năng và Sát hạch Công nghệ Thông tin phục vụ cho việc Phát triển nguồn nhân lực Công nghệ Thông tin của Việt Nam” tại cơ sở 254 Nguyễn Văn Linh, Tp. Đà Nẵng. Tham dự có ông Kazunori Sadachi - Đại diện IPA Nhật Bản, TS. Chu Anh Đào - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo VITEC, TS. Nguyễn Tấn Thắng - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân cùng đông đảo sinh viên ngành Công nghệ Thông tin của Đại học Duy Tân.
Chuẩn Kỹ năng là một hệ thống các kỹ năng và kiến thức cần có của nhân lực làm việc trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin dựa trên các yêu cầu của cơ quan sử dụng nhân lực. Chuẩn kỹ năng được thiết lập nhằm tạo ra “thước đo chung”, tạo cơ sở để đánh giá và phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, hệ thống “đo lường” này còn hỗ trợ người lao động có định hướng đúng trong học tập, nâng cao nghiệp vụ phù hợp với mong đợi của các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động.
Ông Kazunori Sadachi - Đại diện IPA Nhật Bản chia sẻ tại buổi Hội thảo
Tại Hội thảo, các khách mời đã giới thiệu chương trình Sát hạch Kỹ sư Công nghệ Thông tin theo chuẩn kỹ năng Công nghệ Thông tin Nhật Bản tại Châu Á, Sát hạch Kỹ sư Công nghệ Thông tin theo chuẩn kỹ năng Công nghệ Thông tin Nhật Bản tại Việt Nam đồng thời chia sẻ kinh nghiệm ôn tập sát hạch Công nghệ Thông tin cho các bạn sinh viên. Với mỗi loại hình Sát hạch, khách mời đều mang đến cho người nghe những thông tin cụ thể nhất về đối tượng tham gia, những yêu cầu cơ bản, thời gian sát hạch, hình thức và nội dung sát hạch, cách thức chấm điểm và đánh giá,...
Đông đảo sinh viên ngành Công nghệ Thông tin của Đại học Duy Tân
đến tham dự và lắng nghe chia sẻ của các khách mời
Khi đạt được các chứng chỉ IP, FE, AP, nhân sự hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin có rất nhiều lợi thế như: thể hiện năng lực Công nghệ Thông tin theo các chuẩn kỹ năng đã được công nhận, khẳng định vị thế trong doanh nghiệp, được ưu tiên tuyển dụng tại các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam, được ưu tiên cấp visa lao động dài hạn ở Nhật Bản, nhận được mức lương hấp dẫn,...
TS. Nguyễn Tấn Thắng - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân chia sẻ: “Hợp tác với doanh nghiệp là một trong những hoạt động được Đại học Duy Tân đặc biệt quan tâm thực hiện trong suốt 25 năm qua. Kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp không chỉ giúp Đại học Duy Tân nâng cao hiệu quả đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội mà còn hỗ trợ sinh viên tích lũy và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp thông qua các giờ thực tế, thực tập tại doanh nghiệp. Hi vọng trong thời gian tới, sự hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Trung tâm đào tạo VITEC để tổ chức các kỳ thi sát hạch năng lực Công nghệ Thông tin sẽ giúp sinh viên Duy Tân có cơ hội tìm hiểu về yêu cầu của nhà tuyển dụng đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc đánh chất lượng nhân sự.”
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4616&pid=2065&page=0&lang=vi-VN
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Hội thảo Chuẩn Kỹ năng và Sát hạch Công nghệ Thông tin tại Đại học Duy Tân
[size=32]Nhi[/size][size=32]ề[/size][size=32]u sinh viên qu[/size][size=32]ố[/size][size=32]c t[/size][size=32]ế[/size][size=32] nh[/size][size=32]ậ[/size][size=32]p h[/size][size=32]ọ[/size][size=32]c ĐH Duy Tân 2019[/size]
Triển khai nhiều chương trình đào tạo tiên tiến và chất lượng, Đại học (ĐH) Duy Tân ngày càng khẳng định được thương hiệu không chỉ ở trong nước mà còn vươn tầm khu vực và quốc tế.
Tin tưởng vào chất lượng đào tạo của nhà trường, năm học 2019 - 2020 này, nhiều sinh viên ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như Lào, Myanmar, Philippines, Đài Loan, Hàn Quốc,… đã quyết định lựa chọn trường ĐH Duy Tân để theo học đại học và hiện thực hóa ước mơ nghề nghiệp của mình.
Sinh viên Myanmar với chương trình *** Tại chỗ lấy bằng Mỹ
Chương trình *** Tại chỗ lấy bằng Mỹ do ĐH Duy Tân hợp tác với ĐH Troy và ĐH Keuka triển khai không chỉ thu hút sinh viên Việt Nam mà còn rất nhiều sinh viên quốc tế khác đã quan tâm tìm hiểu và lựa chọn theo học. Năm học 2019 -2020, các Chương trình *** Tại chỗ của ĐH Duy Tân tiếp tục đón các bạn sinh viên quốc tế đến từ Myanmar, Philippines, Đài Loan đến trường học tập. Lắng nghe chia sẻ của bạn Nway Myet Woon đến từ Myanmar mới hiểu rõ sự cẩn trọng cũng như tâm đắc khi quyết định theo học ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn trong Chương trình *** Tại chỗ qua hợp tác giữa ĐH Duy Tân với ĐH Troy, Hoa Kỳ.
Nway Myet Woon học ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn Chương trình *** Tại chỗ
“Tôi được biết, đã từng có nhiều sinh viên quốc tế từ Mỹ, Zimbabwe, Đài Loan,… đến học tại ĐH Duy Tân. Tìm hiểu thông tin về trường cũng như về Chương trình *** Tại chỗ của nhà trường, tôi nhận thấy đây thực sự là môi trường học tập mà mình đang tìm kiếm lâu nay. Các bạn trẻ ở Myanmar trong đó có tôi đều nuôi ước mơ đi *** ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc,… nhưng con đường chinh phục ước mơ đó có thật nhiều khó khăn, đặc biệt là về vấn đề tài chính. Bởi thế, khi biết ĐH Duy Tân có hợp tác với ĐH Troy - là 1 trong 5 trường đại học công lập hàng đầu của bang Alabama, tôi đã quyết định theo học ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn tại Duy Tân để nhận bằng Mỹ. Hơn nữa, ĐH Duy Tân tọa lạc tại thành phố biển Đà Nẵng xinh đẹp, nhà trường có mối quan hệ hợp tác với nhất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Du lịch sẽ giúp cho tôi có thêm nhiều cơ hội học tập, trải nghiệm, và phát triển bản thân. Tôi cũng rất ngưỡng mộ ý chí kiên cường của người Việt Nam và tôi mong sẽ học hỏi được điều đó qua thời gian học tập tại ĐH Duy Tân”, Nway Myet Woon chia sẻ.
Trong suốt thời gian theo học chương trình *** Tại chỗ tại ĐH Duy Tân, Nway Myet Woon sẽ được học tập dưới sự giảng dạy của các giảng viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm người Việt và người Mỹ của ĐH Duy Tân, ĐH Troy bên cạnh các giảng viên khác của ĐH Duy Tân đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,… “Tôi đã có những buổi học đầu tiên rất thú vị và hấp dẫn ở giảng đường ĐH Duy Tân. Chương trình học của tôi hoàn toàn bằng tiếng Anh và các giảng viên rất nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên, giúp chúng tôi có thể hiểu bài và tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Điều tôi thích nhất ở ĐH Duy Tôi chính là các thư viện điện tử giúp tôi có thể tra cứu và tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng. Có thể nói điều này là hơi sớm nhưng dự định của tôi sau khi kết thúc khóa học này là sẽ tiếp tục học lên Thạc sỹ ở trường. Tôi đã thực sự yêu Duy Tân” Nwa,y Myet Woon cho biết.
Sinh viên Lào với Chương trình Tài năng
Trong năm học 2019 - 2020, ĐH Duy Tân còn tiếp nhận hơn 60 sinh viên đến từ “người anh em láng giềng” - Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Trong số đó, cô bạn nhỏ nhắn và xinh xắn Chorlakoun Soudavone đã lựa chọn theo học ngành Quản trị Tài chính thuộc Chương trình Tài năng của ĐH Duy Tân.
Chorlakoun Soudavone đang theo học ngành Quản trị Tài chính trong
Chương trình Tài năng của ĐH Duy Tân
Xa quê hương và gia đình để tiếp tục cuộc hành trình chinh phục ước mơ của bản thân tại giảng đường Duy Tân, Chorlakoun Soudavone đã có những lúc rất buồn vì nhớ nhà, nhớ bạn bè, nhớ những món ăn mẹ nấu, chưa kể còn có chút lo lắng nữa. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, Chorlakoun Soudavone đã vững tin hơn nhiều. “Các thầy cô ở ĐH Duy Tân không chỉ nhiệt tình trong việc truyền đạt kiến thức mà còn rất thân thiện, gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ khi sinh viên gặp khó khăn. Các bạn sinh viên Duy Tân thì rất thân thiện, giới thiệu cho tôi rất nhiều điều thú vị về văn hóa, con người Đà Nẵng và Việt Nam. Tiếng Anh của các bạn rất tốt nên tôi và các bạn sinh viên Lào khác có thể trao đổi nhiều vấn đề về học tập, về cuộc sống một cách thoải mái. Bên cạnh đó, ở ĐH Duy Tân cũng có rất nhiều hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên quốc tế chúng tôi có thể kết nối được bạn bè và bổ sung thêm nhiều kỹ năng. Chính những điều đó đã giúp tôi thích nghi nhanh chóng với môi trường mới và cảm thấy rất muốn gắn bó thật lâu với nơi đây”, Chorlakoun Soudavone vui vẻ tâm sự.
Ngoài những giờ học trên giảng đường, Chorlakoun Soudavone và những người bạn Lào của mình còn có những tiết học tiếng Việt thú vị với các giảng viên Duy Tân. Điều này không chỉ giúp cho Chorlakoun Soudavone được học thêm một ngoại ngữ nữa mà còn giúp em tự tin trong giao tiếp và có thể “đi đây đi đó” để khám phá Tp. Đà Nẵng.
“Một trong ‘món quà’ khiến tôi cùng gia đình vừa vui vừa bất ngờ đó chính là Học bổng Toàn phần mà ĐH Duy Tân trao tặng. Đây thực là động lực rất lớn để tôi nỗ lực và phấn đấu trong học tập, rèn luyện với tư cách là sinh viên Duy Tân, để có thể biến ước mơ, hoài bão của mình trở thành hiện thực”, Chorlakoun Soudavone cho biết.
Sinh viên Hàn Quốc với chương trình Trao đổi Sinh viên Quốc tế
Chương trình Trao đổi Sinh viên Quốc tế do ĐH Duy Tân triển khai được rất nhiều các bạn trẻ ở các nước đăng ký theo học. Trong đó, một trong những nước có đông sinh viên theo học là Hàn Quốc. Chỉ riêng Học kỳ 1 năm học 2019 - 2020 này, 8 bạn sinh viên đến từ Hàn Quốc đã đến ĐH Duy Tân để học các ngành về Du lịch. Riêng sinh viên Bang Ryn Bin đến từ ĐH DongDuk Women’s, Hàn Quốc cho biết, sẽ tiếp tục học cả học kỳ tiếp theo tại ĐH Duy Tân.
Bang Ryu Bin học trong Chương trình Trao đổi Sinh viên
Chia sẻ về lý do lựa chọn chương trình này tại ĐH Duy Tân, Bang Ryu Bin cho biết: “Tôi đã có cơ hội đến Việt Nam và học tiếng Việt khi bố tôi điều hành một công ty ở đây. Tôi cảm thấy rất hứng thú với tiếng Việt nên khi quay trở về Hàn Quốc, tôi đã tìm kiếm cơ hội để có thể học tập tại Việt Nam và rất vui khi được biết về chương trình trao đổi sinh viên giữa ĐH Duy Tân và ĐH Women’s Dongduk. Tôi vốn rất thích học Du lịch để có thể đi khắp nơi trên thế giới, tìm hiểu và khám phá nhiều nền văn hóa khác nhau,... Tuy nhiên, thật tiếc bởi ĐH Women’s Dongduk không có chuyên ngành này và may mắn tôi đã được theo học được đúng ngành mình thích khi đến với ĐH Duy Tân”.
Với vốn tiếng Anh rất khá và từng có thời gian theo học tiếng Việt nên Bang Ryu Bin đã nhanh chóng “bắt nhịp” với cuộc sống ở Tp. Đà Nẵng cũng như với môi trường học tập ở ĐH Duy Tân: “Ở ĐH Duy Tân, giáo trình và chương trình học của tôi đều được giảng dạy bằng tiếng Anh, các giảng viên Duy Tân đều rất giỏi, nhiệt tình nên tôi không gặp bất cứ trở ngại nào khi tiếp nhận kiến thức. Một điều tương đồng nữa giữa ĐH Duy Tân và ĐH Nữ Dongduk chính là đều đào tạo theo học chế tín chỉ nên những sinh viên Hàn Quốc khi qua đây đều thích nghi rất nhanh. Tôi thực sự đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích từ khi tham gia vào chương trình Trao đổi Sinh viên và nếu được chọn lại, tôi vẫn muốn đến học tập tại ĐH Duy Tân thêm một lần nữa”.
https://www.tienphong.vn/giao-duc/nhieu-sinh-vien-quoc-te-nhap-hoc-dh-duy-tan-2019-1472989.tpo?fbclid=IwAR259FoPmV8xvtPq11lnOWLhyasnTYUS9vuFq5B0vKevztK_gKMDUbupuXw
Triển khai nhiều chương trình đào tạo tiên tiến và chất lượng, Đại học (ĐH) Duy Tân ngày càng khẳng định được thương hiệu không chỉ ở trong nước mà còn vươn tầm khu vực và quốc tế.
Tin tưởng vào chất lượng đào tạo của nhà trường, năm học 2019 - 2020 này, nhiều sinh viên ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như Lào, Myanmar, Philippines, Đài Loan, Hàn Quốc,… đã quyết định lựa chọn trường ĐH Duy Tân để theo học đại học và hiện thực hóa ước mơ nghề nghiệp của mình.
Sinh viên Myanmar với chương trình *** Tại chỗ lấy bằng Mỹ
Chương trình *** Tại chỗ lấy bằng Mỹ do ĐH Duy Tân hợp tác với ĐH Troy và ĐH Keuka triển khai không chỉ thu hút sinh viên Việt Nam mà còn rất nhiều sinh viên quốc tế khác đã quan tâm tìm hiểu và lựa chọn theo học. Năm học 2019 -2020, các Chương trình *** Tại chỗ của ĐH Duy Tân tiếp tục đón các bạn sinh viên quốc tế đến từ Myanmar, Philippines, Đài Loan đến trường học tập. Lắng nghe chia sẻ của bạn Nway Myet Woon đến từ Myanmar mới hiểu rõ sự cẩn trọng cũng như tâm đắc khi quyết định theo học ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn trong Chương trình *** Tại chỗ qua hợp tác giữa ĐH Duy Tân với ĐH Troy, Hoa Kỳ.
Nway Myet Woon học ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn Chương trình *** Tại chỗ
“Tôi được biết, đã từng có nhiều sinh viên quốc tế từ Mỹ, Zimbabwe, Đài Loan,… đến học tại ĐH Duy Tân. Tìm hiểu thông tin về trường cũng như về Chương trình *** Tại chỗ của nhà trường, tôi nhận thấy đây thực sự là môi trường học tập mà mình đang tìm kiếm lâu nay. Các bạn trẻ ở Myanmar trong đó có tôi đều nuôi ước mơ đi *** ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc,… nhưng con đường chinh phục ước mơ đó có thật nhiều khó khăn, đặc biệt là về vấn đề tài chính. Bởi thế, khi biết ĐH Duy Tân có hợp tác với ĐH Troy - là 1 trong 5 trường đại học công lập hàng đầu của bang Alabama, tôi đã quyết định theo học ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn tại Duy Tân để nhận bằng Mỹ. Hơn nữa, ĐH Duy Tân tọa lạc tại thành phố biển Đà Nẵng xinh đẹp, nhà trường có mối quan hệ hợp tác với nhất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Du lịch sẽ giúp cho tôi có thêm nhiều cơ hội học tập, trải nghiệm, và phát triển bản thân. Tôi cũng rất ngưỡng mộ ý chí kiên cường của người Việt Nam và tôi mong sẽ học hỏi được điều đó qua thời gian học tập tại ĐH Duy Tân”, Nway Myet Woon chia sẻ.
Trong suốt thời gian theo học chương trình *** Tại chỗ tại ĐH Duy Tân, Nway Myet Woon sẽ được học tập dưới sự giảng dạy của các giảng viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm người Việt và người Mỹ của ĐH Duy Tân, ĐH Troy bên cạnh các giảng viên khác của ĐH Duy Tân đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,… “Tôi đã có những buổi học đầu tiên rất thú vị và hấp dẫn ở giảng đường ĐH Duy Tân. Chương trình học của tôi hoàn toàn bằng tiếng Anh và các giảng viên rất nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên, giúp chúng tôi có thể hiểu bài và tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Điều tôi thích nhất ở ĐH Duy Tôi chính là các thư viện điện tử giúp tôi có thể tra cứu và tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng. Có thể nói điều này là hơi sớm nhưng dự định của tôi sau khi kết thúc khóa học này là sẽ tiếp tục học lên Thạc sỹ ở trường. Tôi đã thực sự yêu Duy Tân” Nwa,y Myet Woon cho biết.
Sinh viên Lào với Chương trình Tài năng
Trong năm học 2019 - 2020, ĐH Duy Tân còn tiếp nhận hơn 60 sinh viên đến từ “người anh em láng giềng” - Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Trong số đó, cô bạn nhỏ nhắn và xinh xắn Chorlakoun Soudavone đã lựa chọn theo học ngành Quản trị Tài chính thuộc Chương trình Tài năng của ĐH Duy Tân.
Chorlakoun Soudavone đang theo học ngành Quản trị Tài chính trong
Chương trình Tài năng của ĐH Duy Tân
Xa quê hương và gia đình để tiếp tục cuộc hành trình chinh phục ước mơ của bản thân tại giảng đường Duy Tân, Chorlakoun Soudavone đã có những lúc rất buồn vì nhớ nhà, nhớ bạn bè, nhớ những món ăn mẹ nấu, chưa kể còn có chút lo lắng nữa. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, Chorlakoun Soudavone đã vững tin hơn nhiều. “Các thầy cô ở ĐH Duy Tân không chỉ nhiệt tình trong việc truyền đạt kiến thức mà còn rất thân thiện, gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ khi sinh viên gặp khó khăn. Các bạn sinh viên Duy Tân thì rất thân thiện, giới thiệu cho tôi rất nhiều điều thú vị về văn hóa, con người Đà Nẵng và Việt Nam. Tiếng Anh của các bạn rất tốt nên tôi và các bạn sinh viên Lào khác có thể trao đổi nhiều vấn đề về học tập, về cuộc sống một cách thoải mái. Bên cạnh đó, ở ĐH Duy Tân cũng có rất nhiều hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên quốc tế chúng tôi có thể kết nối được bạn bè và bổ sung thêm nhiều kỹ năng. Chính những điều đó đã giúp tôi thích nghi nhanh chóng với môi trường mới và cảm thấy rất muốn gắn bó thật lâu với nơi đây”, Chorlakoun Soudavone vui vẻ tâm sự.
Ngoài những giờ học trên giảng đường, Chorlakoun Soudavone và những người bạn Lào của mình còn có những tiết học tiếng Việt thú vị với các giảng viên Duy Tân. Điều này không chỉ giúp cho Chorlakoun Soudavone được học thêm một ngoại ngữ nữa mà còn giúp em tự tin trong giao tiếp và có thể “đi đây đi đó” để khám phá Tp. Đà Nẵng.
“Một trong ‘món quà’ khiến tôi cùng gia đình vừa vui vừa bất ngờ đó chính là Học bổng Toàn phần mà ĐH Duy Tân trao tặng. Đây thực là động lực rất lớn để tôi nỗ lực và phấn đấu trong học tập, rèn luyện với tư cách là sinh viên Duy Tân, để có thể biến ước mơ, hoài bão của mình trở thành hiện thực”, Chorlakoun Soudavone cho biết.
Sinh viên Hàn Quốc với chương trình Trao đổi Sinh viên Quốc tế
Chương trình Trao đổi Sinh viên Quốc tế do ĐH Duy Tân triển khai được rất nhiều các bạn trẻ ở các nước đăng ký theo học. Trong đó, một trong những nước có đông sinh viên theo học là Hàn Quốc. Chỉ riêng Học kỳ 1 năm học 2019 - 2020 này, 8 bạn sinh viên đến từ Hàn Quốc đã đến ĐH Duy Tân để học các ngành về Du lịch. Riêng sinh viên Bang Ryn Bin đến từ ĐH DongDuk Women’s, Hàn Quốc cho biết, sẽ tiếp tục học cả học kỳ tiếp theo tại ĐH Duy Tân.
Bang Ryu Bin học trong Chương trình Trao đổi Sinh viên
Chia sẻ về lý do lựa chọn chương trình này tại ĐH Duy Tân, Bang Ryu Bin cho biết: “Tôi đã có cơ hội đến Việt Nam và học tiếng Việt khi bố tôi điều hành một công ty ở đây. Tôi cảm thấy rất hứng thú với tiếng Việt nên khi quay trở về Hàn Quốc, tôi đã tìm kiếm cơ hội để có thể học tập tại Việt Nam và rất vui khi được biết về chương trình trao đổi sinh viên giữa ĐH Duy Tân và ĐH Women’s Dongduk. Tôi vốn rất thích học Du lịch để có thể đi khắp nơi trên thế giới, tìm hiểu và khám phá nhiều nền văn hóa khác nhau,... Tuy nhiên, thật tiếc bởi ĐH Women’s Dongduk không có chuyên ngành này và may mắn tôi đã được theo học được đúng ngành mình thích khi đến với ĐH Duy Tân”.
Với vốn tiếng Anh rất khá và từng có thời gian theo học tiếng Việt nên Bang Ryu Bin đã nhanh chóng “bắt nhịp” với cuộc sống ở Tp. Đà Nẵng cũng như với môi trường học tập ở ĐH Duy Tân: “Ở ĐH Duy Tân, giáo trình và chương trình học của tôi đều được giảng dạy bằng tiếng Anh, các giảng viên Duy Tân đều rất giỏi, nhiệt tình nên tôi không gặp bất cứ trở ngại nào khi tiếp nhận kiến thức. Một điều tương đồng nữa giữa ĐH Duy Tân và ĐH Nữ Dongduk chính là đều đào tạo theo học chế tín chỉ nên những sinh viên Hàn Quốc khi qua đây đều thích nghi rất nhanh. Tôi thực sự đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích từ khi tham gia vào chương trình Trao đổi Sinh viên và nếu được chọn lại, tôi vẫn muốn đến học tập tại ĐH Duy Tân thêm một lần nữa”.
https://www.tienphong.vn/giao-duc/nhieu-sinh-vien-quoc-te-nhap-hoc-dh-duy-tan-2019-1472989.tpo?fbclid=IwAR259FoPmV8xvtPq11lnOWLhyasnTYUS9vuFq5B0vKevztK_gKMDUbupuXw
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Hội thảo Chuẩn Kỹ năng và Sát hạch Công nghệ Thông tin tại Đại học Duy Tân
[size=32]Th[/size][size=32]ầ[/size][size=32]m l[/size][size=32]ặ[/size][size=32]ng trong đêm h[/size][size=32]ỗ[/size][size=32] tr[/size][size=32]ợ[/size][size=32] ng[/size][size=32]ườ[/size][size=32]i g[/size][size=32]ặ[/size][size=32]p n[/size][size=32]ạ[/size][size=32]n[/size]
Không quản đêm hôm mưa bão, khi thành phố đã lên đèn, những chàng trai đầy sức trẻ lại tập hợp. Họ làm công việc giản dị nhưng cũng thật cao cả và thấm đậm chất nhân văn. Họ rong ruổi khắp thành phố Đà Nẵng để cứu người, hỗ trợ những ai bị nạn.
Văn Khoa (thứ 3 từ trái sang) trong nhóm SOS Đà Nẵng
Trong số rất đông những thành viên của nhóm SOS Đà Nẵng đang ngày càng được nhiều người dân Đà Nẵng biết đến và yêu mến, có chàng trai Nguyễn Văn Khoa - sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân. Ban ngày chăm chỉ lên giảng đường, tối tối Khoa lại “xách” xe đi quanh thành phố, sẵn sàng hỗ trợ người bị nạn.
Giúp người bằng cả tấm lòng
Nhóm SOS Đà Nẵng thành lập chưa được bao lâu nhưng giờ đã có 6 thành viên chính cùng một mạng lưới cộng tác viên dày đặc, đêm đêm chia nhau “canh gác” các con đường của thành phố để giúp đỡ người gặp nạn. Ban đầu, cả nhóm chỉ có một vài dụng cụ đơn giản tự sắm để sửa xe, nhưng sau này, nhiều người đã gửi tặng cho nhóm những bộ đồ nghề chất lượng. Ban đầu chỉ có 2 thành viên đứng ra lập nhóm, nhưng giờ số lượng thành viên đang tăng lên đáng kể. Có lẽ ai cũng nhận ra những hành động của nhóm thật đáng quý, cần nhân lên và lan rộng hơn nữa.
Văn Khoa gia nhập nhóm cũng xuất phát từ suy nghĩ như vậy. Vì còn đang là sinh viên nên lúc đầu Khoa xin các anh cho đi “bám càng” xem mình có giúp được gì thì giúp. Rồi cứ thế, một đêm, hai đêm,... những cuộc điện thoại nhờ cứu trợ cứ reo vang, cuốn Khoa theo khiến cậu gắn bó với công việc từ lúc nào không biết.
“Nhiều đêm mưa nặng hạt, trời tối đen chỉ loang loáng ánh đèn pha xe máy, nhưng chẳng anh em nào nản chí. Em cũng vậy. Nhận được điện thoại thì chỉ còn biết lo lắng cho người bị nạn, làm cách nào giúp được cho họ càng nhanh càng tốt. Làm công việc này, em chợt thấy đời sống sinh viên của mình thêm ý nghĩa nhiều lắm”, Khoa chia sẻ.
Nhiều người biết Khoa là sinh viên ĐH Duy Tân nhưng ít ai biết trước đó Khoa từng học ngành Điện tử-Viễn thông của một trường đại học khác trên địa bàn Đà Nẵng. “Ngày đó chọn nhầm nghề, nên em chán. Em học ở đó 2 năm nhưng chỉ có 1 học kỳ lên lớp, còn lại em chỉ đi thi cho qua năm. Tuy nhiên, vì không phải ngành mình thích nên em quyết định dừng lại. Em theo bạn bè đi khắp nơi, thử làm đủ nghề theo kiểu ‘trải nghiệm cuộc đời’, và cũng gặp đủ các thành phần. Em thậm chí còn suýt bị sa ngã đó”, Khoa cười, kể lại.
Tuổi trẻ bồng bột. Đứng trước những cám dỗ, mà xung quanh là không ít đối tượng xấu, nếu không là người có ý chí mạnh mẽ sẽ khó lòng vượt qua được. Hiểu rõ điều đó, Khoa bắt đầu tìm lối đi mới cho cuộc đời mình..., để rồi đến với ĐH Duy Tân.
“Em thích kinh doanh. Thấy ĐH Duy Tân có chương trình đào tạo chất lượng tại khoa Quản trị Kinh doanh... hợp với mình, vậy là em chọn thôi. Vào đây học, em rất ưng. Và cũng từ đây, em được gặp gỡ thêm nhiều bạn bè, mở rộng các mối quan hệ rồi mới biết đến nhóm SOS Đà Nẵng”, Văn Khoa cho biết.
Những cung đường xa không làm nản lòng tuổi trẻ
“Em đã từng gặp tai nạn về xe cộ nên nghĩ giữa đêm hôm mà ai đó bị nạn, không người giúp đỡ thì khổ biết chừng nào. Cứu nạn rất nhiều lần rồi mà em thấy trường hợp nào cũng thật đáng thương. Em nhớ nhất là vụ tai nạn trên đỉnh Bàn Cờ ở Sơn Trà. Xe máy của người bị nạn vỡ nát, cổ xe gần như bị đứt lìa, mấy anh em trong nhóm phải khó khăn lắm mới đưa được xuống núi. Người bị nạn thì được đưa vội vào bệnh viện cấp cứu. May mắn là nạn nhân được cứa chữa kịp thời. Còn có vụ tai nạn trên đèo Hải Vân, đẩy được xe gặp nạn của họ về đến thành phố mà chân tay, bả vai rã rời. Nhưng khi nhận được những lời cảm ơn tới tấp, nhìn ánh mắt ngạc nhiên vui mừng của họ, em vui lắm, sướng vô cùng. Giờ em mới hiểu, niềm vui đôi khi thật giản dị nhưng bao hàm thật nhiều ý nghĩa”, Khoa tâm sự.
Văn Khoa (đứng đầu tiên bên trái - ảnh trên, thứ 2 từ trái sang - ảnh dưới) cùng nhóm SOS Đà Nẵng xuất phát đi trao quà từ thiện và hỗ trợ người gặp nạn
Ban đầu, mỗi đêm nhóm SOS Đà Nẵng chỉ tiếp nhận và xử lý khoảng 6, 7 trường hợp, nhưng giờ đây có đêm cả nhóm chia nhau làm đến 15 trường hợp. Nhiều nhất là các trường hợp xe bị găm đinh xịt lốp không đi được, xe hết xăng, đứt dây côn,… Lúc đó cả nhóm cùng nhau hì hụi vá xe, đẩy xe về thành phố. Những ngày cao điểm, các nhóm có khi thức đến 4-5 giờ sáng để xử lý các trường hợp gặp sự cố. Nhóm làm tự nguyện, mọi người trong nhóm luôn sẵn sàng hỗ trợ nhau. Riêng Khoa là sinh viên nên các anh em trong nhóm có phần “ưu tiên”. Khi mệt, khi bận ôn thi các anh đều nhắc về sớm nghỉ ngơi, ôn bài để thi cho tốt, nên Khoa luôn cảm thấy thực sự thoải mái.
Nhóm SOS Đà Nẵng ai nấy còn rất trẻ, chỉ trong độ tuổi từ 18 đến 30. Mỗi người một nghề, từ đầu bếp, pha chế, IT, tài xế, làm bất động sản, hay đang là sinh viên. Nhưng khi hội tụ về đây anh em sống thương yêu đùm bọc như người một nhà. Giờ đây không chỉ những cái tên Danh, Sơn, Tiến, Khánh, Vũ, Khoa, Triều,… đã trở nên thân quen với nhau và rất thân thuộc với người dân Đà Nẵng, khiến những người đi làm về muộn luôn thấy tin cậy và yên tâm, có thể gọi giúp đỡ trên mọi cung đường.
Chính người bị nạn cũng xin gia nhập làm thành viên cứu nạn
“Thú vị lắm khi hiện tại có thành viên trong nhóm lại chính là người từng gặp nạn được nhóm giúp đỡ. Song Chiến trong một lần xe bị đứt dây côn giữa đêm tại đường Ngũ Hành Sơn mà xung quanh quán hàng đã im lìm đi ngủ, được nhóm hỗ trợ, đã tình nguyện gia nhập nhóm, như để ‘trả nghĩa’ và góp sức giúp đỡ mọi người. Hiện tại nhóm đã có trụ sở đặt tại kiệt 816 đường Nguyễn Lương Bằng, nên chúng em mong muốn sẽ có thêm nhiều người gia nhập để có điều kiện giúp người được nhiều hơn”, Khoa cho biết.
Hiểu rõ ý nghĩa của việc giúp người, mỗi thành viên trong nhóm cũng chính là những cây cầu kết nối bạn bè, kêu gọi mọi người cùng tham gia. Khoa cũng là một trong số đó khi giờ đây, Khoa đã có thêm rất nhiều bè bạn là sinh viên trên địa bàn Tp. Đà Nẵng cùng tham gia vào hoạt động này. Một lời nhắn nhủ với các bạn trẻ, Khoa chỉ tâm huyết: “Đừng vì một chút bồng bột của tuổi trẻ mà mất đi niềm tin trong cuộc sống hay đánh mất chính mình. Cuộc sống này còn nhiều điều tuyệt vời lắm, phép màu vẫn luôn xuất hiện khi chúng ta có một tấm lòng thương yêu, một trái tim đồng cảm, bao dung để chia sẻ khó khăn với mọi người”.
Không chỉ tham gia cứu người, nhóm SOS Đà Nẵng còn tổ chức rất nhiều các hoạt động từ thiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ban đầu, cả nhóm cùng chung tiền giúp đỡ, cùng đi kêu gọi mọi người đóng góp quần áo cũ, đồ dùng, gạo, bánh, sữa để hỗ trợ trẻ em nghèo và người dân vùng cao. Tới nay, trước tấm lòng của những chàng trai trẻ trong nhóm SOS Đà Nẵng, các “mạnh thường quân” đã góp sức rất nhiều. Nhóm đã xây dựng Quỹ từ thiện để bản thân và mọi người cùng chung tay vì cộng đồng xã hội.
Thông tin liên hệ: Nhóm SOS Đà Nẵng
Trụ sở: K816 Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng
Người đại diện: Đặng Ngọc Tiến
SĐT liên hệ: 0708096446 - 0935434161 - 0799593247
TÂM THÔNG
https://www.tienphong.vn/giao-duc/tham-lang-trong-dem-ho-tro-nguoi-gap-nan-1478638.tpo
Không quản đêm hôm mưa bão, khi thành phố đã lên đèn, những chàng trai đầy sức trẻ lại tập hợp. Họ làm công việc giản dị nhưng cũng thật cao cả và thấm đậm chất nhân văn. Họ rong ruổi khắp thành phố Đà Nẵng để cứu người, hỗ trợ những ai bị nạn.
Văn Khoa (thứ 3 từ trái sang) trong nhóm SOS Đà Nẵng
Trong số rất đông những thành viên của nhóm SOS Đà Nẵng đang ngày càng được nhiều người dân Đà Nẵng biết đến và yêu mến, có chàng trai Nguyễn Văn Khoa - sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân. Ban ngày chăm chỉ lên giảng đường, tối tối Khoa lại “xách” xe đi quanh thành phố, sẵn sàng hỗ trợ người bị nạn.
Giúp người bằng cả tấm lòng
Nhóm SOS Đà Nẵng thành lập chưa được bao lâu nhưng giờ đã có 6 thành viên chính cùng một mạng lưới cộng tác viên dày đặc, đêm đêm chia nhau “canh gác” các con đường của thành phố để giúp đỡ người gặp nạn. Ban đầu, cả nhóm chỉ có một vài dụng cụ đơn giản tự sắm để sửa xe, nhưng sau này, nhiều người đã gửi tặng cho nhóm những bộ đồ nghề chất lượng. Ban đầu chỉ có 2 thành viên đứng ra lập nhóm, nhưng giờ số lượng thành viên đang tăng lên đáng kể. Có lẽ ai cũng nhận ra những hành động của nhóm thật đáng quý, cần nhân lên và lan rộng hơn nữa.
Văn Khoa gia nhập nhóm cũng xuất phát từ suy nghĩ như vậy. Vì còn đang là sinh viên nên lúc đầu Khoa xin các anh cho đi “bám càng” xem mình có giúp được gì thì giúp. Rồi cứ thế, một đêm, hai đêm,... những cuộc điện thoại nhờ cứu trợ cứ reo vang, cuốn Khoa theo khiến cậu gắn bó với công việc từ lúc nào không biết.
“Nhiều đêm mưa nặng hạt, trời tối đen chỉ loang loáng ánh đèn pha xe máy, nhưng chẳng anh em nào nản chí. Em cũng vậy. Nhận được điện thoại thì chỉ còn biết lo lắng cho người bị nạn, làm cách nào giúp được cho họ càng nhanh càng tốt. Làm công việc này, em chợt thấy đời sống sinh viên của mình thêm ý nghĩa nhiều lắm”, Khoa chia sẻ.
Nhiều người biết Khoa là sinh viên ĐH Duy Tân nhưng ít ai biết trước đó Khoa từng học ngành Điện tử-Viễn thông của một trường đại học khác trên địa bàn Đà Nẵng. “Ngày đó chọn nhầm nghề, nên em chán. Em học ở đó 2 năm nhưng chỉ có 1 học kỳ lên lớp, còn lại em chỉ đi thi cho qua năm. Tuy nhiên, vì không phải ngành mình thích nên em quyết định dừng lại. Em theo bạn bè đi khắp nơi, thử làm đủ nghề theo kiểu ‘trải nghiệm cuộc đời’, và cũng gặp đủ các thành phần. Em thậm chí còn suýt bị sa ngã đó”, Khoa cười, kể lại.
Tuổi trẻ bồng bột. Đứng trước những cám dỗ, mà xung quanh là không ít đối tượng xấu, nếu không là người có ý chí mạnh mẽ sẽ khó lòng vượt qua được. Hiểu rõ điều đó, Khoa bắt đầu tìm lối đi mới cho cuộc đời mình..., để rồi đến với ĐH Duy Tân.
“Em thích kinh doanh. Thấy ĐH Duy Tân có chương trình đào tạo chất lượng tại khoa Quản trị Kinh doanh... hợp với mình, vậy là em chọn thôi. Vào đây học, em rất ưng. Và cũng từ đây, em được gặp gỡ thêm nhiều bạn bè, mở rộng các mối quan hệ rồi mới biết đến nhóm SOS Đà Nẵng”, Văn Khoa cho biết.
Những cung đường xa không làm nản lòng tuổi trẻ
“Em đã từng gặp tai nạn về xe cộ nên nghĩ giữa đêm hôm mà ai đó bị nạn, không người giúp đỡ thì khổ biết chừng nào. Cứu nạn rất nhiều lần rồi mà em thấy trường hợp nào cũng thật đáng thương. Em nhớ nhất là vụ tai nạn trên đỉnh Bàn Cờ ở Sơn Trà. Xe máy của người bị nạn vỡ nát, cổ xe gần như bị đứt lìa, mấy anh em trong nhóm phải khó khăn lắm mới đưa được xuống núi. Người bị nạn thì được đưa vội vào bệnh viện cấp cứu. May mắn là nạn nhân được cứa chữa kịp thời. Còn có vụ tai nạn trên đèo Hải Vân, đẩy được xe gặp nạn của họ về đến thành phố mà chân tay, bả vai rã rời. Nhưng khi nhận được những lời cảm ơn tới tấp, nhìn ánh mắt ngạc nhiên vui mừng của họ, em vui lắm, sướng vô cùng. Giờ em mới hiểu, niềm vui đôi khi thật giản dị nhưng bao hàm thật nhiều ý nghĩa”, Khoa tâm sự.
Văn Khoa (đứng đầu tiên bên trái - ảnh trên, thứ 2 từ trái sang - ảnh dưới) cùng nhóm SOS Đà Nẵng xuất phát đi trao quà từ thiện và hỗ trợ người gặp nạn
Ban đầu, mỗi đêm nhóm SOS Đà Nẵng chỉ tiếp nhận và xử lý khoảng 6, 7 trường hợp, nhưng giờ đây có đêm cả nhóm chia nhau làm đến 15 trường hợp. Nhiều nhất là các trường hợp xe bị găm đinh xịt lốp không đi được, xe hết xăng, đứt dây côn,… Lúc đó cả nhóm cùng nhau hì hụi vá xe, đẩy xe về thành phố. Những ngày cao điểm, các nhóm có khi thức đến 4-5 giờ sáng để xử lý các trường hợp gặp sự cố. Nhóm làm tự nguyện, mọi người trong nhóm luôn sẵn sàng hỗ trợ nhau. Riêng Khoa là sinh viên nên các anh em trong nhóm có phần “ưu tiên”. Khi mệt, khi bận ôn thi các anh đều nhắc về sớm nghỉ ngơi, ôn bài để thi cho tốt, nên Khoa luôn cảm thấy thực sự thoải mái.
Nhóm SOS Đà Nẵng ai nấy còn rất trẻ, chỉ trong độ tuổi từ 18 đến 30. Mỗi người một nghề, từ đầu bếp, pha chế, IT, tài xế, làm bất động sản, hay đang là sinh viên. Nhưng khi hội tụ về đây anh em sống thương yêu đùm bọc như người một nhà. Giờ đây không chỉ những cái tên Danh, Sơn, Tiến, Khánh, Vũ, Khoa, Triều,… đã trở nên thân quen với nhau và rất thân thuộc với người dân Đà Nẵng, khiến những người đi làm về muộn luôn thấy tin cậy và yên tâm, có thể gọi giúp đỡ trên mọi cung đường.
Chính người bị nạn cũng xin gia nhập làm thành viên cứu nạn
“Thú vị lắm khi hiện tại có thành viên trong nhóm lại chính là người từng gặp nạn được nhóm giúp đỡ. Song Chiến trong một lần xe bị đứt dây côn giữa đêm tại đường Ngũ Hành Sơn mà xung quanh quán hàng đã im lìm đi ngủ, được nhóm hỗ trợ, đã tình nguyện gia nhập nhóm, như để ‘trả nghĩa’ và góp sức giúp đỡ mọi người. Hiện tại nhóm đã có trụ sở đặt tại kiệt 816 đường Nguyễn Lương Bằng, nên chúng em mong muốn sẽ có thêm nhiều người gia nhập để có điều kiện giúp người được nhiều hơn”, Khoa cho biết.
Hiểu rõ ý nghĩa của việc giúp người, mỗi thành viên trong nhóm cũng chính là những cây cầu kết nối bạn bè, kêu gọi mọi người cùng tham gia. Khoa cũng là một trong số đó khi giờ đây, Khoa đã có thêm rất nhiều bè bạn là sinh viên trên địa bàn Tp. Đà Nẵng cùng tham gia vào hoạt động này. Một lời nhắn nhủ với các bạn trẻ, Khoa chỉ tâm huyết: “Đừng vì một chút bồng bột của tuổi trẻ mà mất đi niềm tin trong cuộc sống hay đánh mất chính mình. Cuộc sống này còn nhiều điều tuyệt vời lắm, phép màu vẫn luôn xuất hiện khi chúng ta có một tấm lòng thương yêu, một trái tim đồng cảm, bao dung để chia sẻ khó khăn với mọi người”.
Không chỉ tham gia cứu người, nhóm SOS Đà Nẵng còn tổ chức rất nhiều các hoạt động từ thiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ban đầu, cả nhóm cùng chung tiền giúp đỡ, cùng đi kêu gọi mọi người đóng góp quần áo cũ, đồ dùng, gạo, bánh, sữa để hỗ trợ trẻ em nghèo và người dân vùng cao. Tới nay, trước tấm lòng của những chàng trai trẻ trong nhóm SOS Đà Nẵng, các “mạnh thường quân” đã góp sức rất nhiều. Nhóm đã xây dựng Quỹ từ thiện để bản thân và mọi người cùng chung tay vì cộng đồng xã hội.
Thông tin liên hệ: Nhóm SOS Đà Nẵng
Trụ sở: K816 Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng
Người đại diện: Đặng Ngọc Tiến
SĐT liên hệ: 0708096446 - 0935434161 - 0799593247
TÂM THÔNG
https://www.tienphong.vn/giao-duc/tham-lang-trong-dem-ho-tro-nguoi-gap-nan-1478638.tpo
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Nâng tầm vóc DevDay 2024, trở thành sự kiện tiêu biểu của ngành công nghiệp công nghệ thông tin Đà Nẵng
» Nâng chất nhân lực công nghệ thông tin và du lịch Đà Nẵng
» Hội thảo "Nhân lực Công nghệ Thông tin: Cơ hội và Thách thức"
» Đào tạo quản trị du lịch khách sạn và công nghệ thông tin theo chuẩn Mỹ
» Đào tạo quản trị du lịch khách sạn và công nghệ thông tin theo chuẩn Mỹ
» Nâng chất nhân lực công nghệ thông tin và du lịch Đà Nẵng
» Hội thảo "Nhân lực Công nghệ Thông tin: Cơ hội và Thách thức"
» Đào tạo quản trị du lịch khách sạn và công nghệ thông tin theo chuẩn Mỹ
» Đào tạo quản trị du lịch khách sạn và công nghệ thông tin theo chuẩn Mỹ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết