Dự án “Máy tái chế Thực phẩm thừa” của SV DTU lọt vào Bán kết Khu vực Đông Nam Á cuộc thi Hult Prize
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Dự án “Máy tái chế Thực phẩm thừa” của SV DTU lọt vào Bán kết Khu vực Đông Nam Á cuộc thi Hult Prize
Dự án “Máy tái chế Thực phẩm thừa” của Sinh viên DTU lọt vào Bán kết Khu vực Đông Nam Á cuộc thi Hult Prize
Sau 3 tháng lên ý tưởng và nghiên cứu sản phẩm để hoàn thiện trọn vẹn dự án, 10 đội thi đã bước vào Chung kết vòng Sơ khảo cấp trường Cuộc thi Hult Prize 2021 diễn ra vào chiều ngày 20/12/2020, tại cơ sở số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng. Đây không chỉ là sân chơi sáng tạo lành mạnh và bổ ích mà còn là nơi nuôi dưỡng những ước mơ, tài năng khởi nghiệp của các bạn sinh viên Duy Tân.
TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân
phát biểu tại vòng Chung kết Hult Prize on Campus at DTU
Tham dự buổi lễ, về phía khách mời có sự tham dự của ông Võ Đức Anh - Phó trưởng phòng Quản lý Công Nghệ Sở Khoa học Công nghệ Tp. Đà Nẵng, TS. Vũ Xuân Trường - Giám đốc Ươm tạo Vườn ươm khởi nghiệp Đà Nẵng, ông Phan Thế Đức - Giám đốc đại diện Miền Trung - TOPPION GROUP, ông Đặng Công Lĩnh - Giám đốc công ty SundayCorp, anh Đặng Minh Dương - Chủ nhà hàng Cơm niêu Sơn Dương, chủ nhiệm CLB Doanh nhân cựu sinh viên Duy Tân; về phía Đại học Duy Tân có TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng nhà trường, TS. Trần Nhật Tân - Trưởng phòng Đảm bảo Chất lượng & Khảo thí, anh Nguyễn Đức Kiên - Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Khởi nghiệp cùng đông đảo các bạn sinh viên Duy Tân.
Phát biểu tại vòng Chung kết Hult Prize on Campus at DTU, TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân chia sẻ: “Đây là năm thứ Hai Hult Prize chính thức quay trở lại Đại học Duy Tân và hứa hẹn một hành trình chinh phục giải thưởng đầy hấp dẫn. Từ cuộc thi này, sinh viên Duy Tân có thể phát huy khả năng tư duy nhạy bén, sáng tạo và bắt tay vào quá trình khởi nghiệp cùng với những ý tưởng kinh doanh “táo bạo”. Hy vọng rằng, các bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời và đóng góp các dự án tiềm năng vào việc tìm ra các giải pháp kinh tế thiết thực, giải quyết vấn đề về lương thực thực phẩm hiện nay.”
Cuộc thi Hult Prize 2021 với chủ đề “Biến lương thực thực phẩm thành nguồn động lực thay đổi mới”. Từ chủ đề này, 10 đội thi của sinh viên Duy Tân đã tạo lập các doanh nghiệp lương thực thực phẩm khả thi, hướng tới mục tiêu tạo ra việc làm, kích thích nền kinh tế, hình thành lại chuỗi cung ứng thực phẩm có khả năng tác động tích cực và cải thiện thu nhập cho người dân. Đội thi có dự án xuất sắc nhất sẽ bước vào đấu trường quốc tế và chinh phục giải thưởng tại Vòng thi Chung kết Khu vực Đông Nam Á của cuộc thi Hult Prize.
10 đội thi tham dự vòng Chung kết Hult Prize on Campus at DTU với các dự án khởi nghiệp hấp dẫn, như: “AforD - Thương mại điện tử Nông sản”, “VNV - Vietnamese Vegetables”, “Lua Nuoc - Ống hút lúa nước”, “GÔDY - Goody minimart”, “Convenient Bánh mì - Máy bán bánh mì tự động”, “F&f - Ứng dụng sức khỏe”, “Happy Truck - Doanh nghiệp giải quyết thực phẩm thừa”, “Happy Mask - Khẩu trang từ bã mía”, “Medical Food - Bữa ăn y khoa”, “FWP - Máy tái chế thực phẩm thừa”. Mỗi đội thi thuyết trình về dự án của mình và trả lời các câu hỏi mà Ban Giám khảo đặt ra.
Sinh viên thuyết trình về dự án của đội
Không chỉ là mang đến cuộc thi những dự án đầy tiềm năng, các đội thi còn khiến cho Ban Giám khảo rất “đau đầu” khi chọn ra đội có ý tưởng sáng tạo nhất, khả thi nhất. Kết quả cuối cùng:
- Giải thưởng “Dự án xuất sắc nhất” thuộc về dự án “FWD - Máy tái chế thực phẩm thừa”.
- Giải thưởng “Dự án Tiềm năng nhất” thuộc về dự án “Lua Nuoc - Ống hút làm từ lúa nước”.
- Giải thưởng “Dự án được yêu thích nhất” thuộc về dự án “Happy mask - Khẩu trang làm từ bã mía”.
Trong số 10 dự án lọt vào Chung kết Hult Prize on Campus at DTU, dự án “FWD - Máy tái chế thực phẩm thừa” của bạn Nguyễn Văn Hoàng Long, Phạm Khắc Minh Đức - Khoa Điện-Điện tử và bạn Nguyễn Minh Huy - Khoa Quản trị Kinh Doanh sẽ đại diện Đại học Duy Tân tham dự Vòng thi Chung kết Khu vực Đông Nam Á của cuộc thi Hult Prize trên quy mô toàn cầu. Với tình trạng thức ăn thừa bị lãng phí hiện nay, nhóm sinh viên đã lên ý tưởng và phát triển dự án FWP. Đây là dự án sản xuất máy chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm từ nguồn nguyên liệu là thức ăn thừa. Với dự án này, không chỉ có thể tránh lãng phí nguồn thực phẩm thừa, mà còn có thể giảm thiểu giá thành cho các sản phẩm thức ăn cho gia súc gia cầm, từ đó giúp giảm thiểu chi phí cho người nông dân.
Trong thời gian tới, dự án FWD sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển dự án của mình để đại diện cho Đại học Duy Tân tham dự Vòng Chung kết Hult Prize khu vực Đông Nam Á để giành 1 trong 3 suất đại diện khu vực tham gia chương trình đào tạo toàn cầu tại London từ tháng 7/2021 đến tháng 8/2021.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4938&pid=2064&lang=vi-VN
Sau 3 tháng lên ý tưởng và nghiên cứu sản phẩm để hoàn thiện trọn vẹn dự án, 10 đội thi đã bước vào Chung kết vòng Sơ khảo cấp trường Cuộc thi Hult Prize 2021 diễn ra vào chiều ngày 20/12/2020, tại cơ sở số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng. Đây không chỉ là sân chơi sáng tạo lành mạnh và bổ ích mà còn là nơi nuôi dưỡng những ước mơ, tài năng khởi nghiệp của các bạn sinh viên Duy Tân.
TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân
phát biểu tại vòng Chung kết Hult Prize on Campus at DTU
Tham dự buổi lễ, về phía khách mời có sự tham dự của ông Võ Đức Anh - Phó trưởng phòng Quản lý Công Nghệ Sở Khoa học Công nghệ Tp. Đà Nẵng, TS. Vũ Xuân Trường - Giám đốc Ươm tạo Vườn ươm khởi nghiệp Đà Nẵng, ông Phan Thế Đức - Giám đốc đại diện Miền Trung - TOPPION GROUP, ông Đặng Công Lĩnh - Giám đốc công ty SundayCorp, anh Đặng Minh Dương - Chủ nhà hàng Cơm niêu Sơn Dương, chủ nhiệm CLB Doanh nhân cựu sinh viên Duy Tân; về phía Đại học Duy Tân có TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng nhà trường, TS. Trần Nhật Tân - Trưởng phòng Đảm bảo Chất lượng & Khảo thí, anh Nguyễn Đức Kiên - Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Khởi nghiệp cùng đông đảo các bạn sinh viên Duy Tân.
Phát biểu tại vòng Chung kết Hult Prize on Campus at DTU, TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân chia sẻ: “Đây là năm thứ Hai Hult Prize chính thức quay trở lại Đại học Duy Tân và hứa hẹn một hành trình chinh phục giải thưởng đầy hấp dẫn. Từ cuộc thi này, sinh viên Duy Tân có thể phát huy khả năng tư duy nhạy bén, sáng tạo và bắt tay vào quá trình khởi nghiệp cùng với những ý tưởng kinh doanh “táo bạo”. Hy vọng rằng, các bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời và đóng góp các dự án tiềm năng vào việc tìm ra các giải pháp kinh tế thiết thực, giải quyết vấn đề về lương thực thực phẩm hiện nay.”
Cuộc thi Hult Prize 2021 với chủ đề “Biến lương thực thực phẩm thành nguồn động lực thay đổi mới”. Từ chủ đề này, 10 đội thi của sinh viên Duy Tân đã tạo lập các doanh nghiệp lương thực thực phẩm khả thi, hướng tới mục tiêu tạo ra việc làm, kích thích nền kinh tế, hình thành lại chuỗi cung ứng thực phẩm có khả năng tác động tích cực và cải thiện thu nhập cho người dân. Đội thi có dự án xuất sắc nhất sẽ bước vào đấu trường quốc tế và chinh phục giải thưởng tại Vòng thi Chung kết Khu vực Đông Nam Á của cuộc thi Hult Prize.
10 đội thi tham dự vòng Chung kết Hult Prize on Campus at DTU với các dự án khởi nghiệp hấp dẫn, như: “AforD - Thương mại điện tử Nông sản”, “VNV - Vietnamese Vegetables”, “Lua Nuoc - Ống hút lúa nước”, “GÔDY - Goody minimart”, “Convenient Bánh mì - Máy bán bánh mì tự động”, “F&f - Ứng dụng sức khỏe”, “Happy Truck - Doanh nghiệp giải quyết thực phẩm thừa”, “Happy Mask - Khẩu trang từ bã mía”, “Medical Food - Bữa ăn y khoa”, “FWP - Máy tái chế thực phẩm thừa”. Mỗi đội thi thuyết trình về dự án của mình và trả lời các câu hỏi mà Ban Giám khảo đặt ra.
Sinh viên thuyết trình về dự án của đội
Không chỉ là mang đến cuộc thi những dự án đầy tiềm năng, các đội thi còn khiến cho Ban Giám khảo rất “đau đầu” khi chọn ra đội có ý tưởng sáng tạo nhất, khả thi nhất. Kết quả cuối cùng:
- Giải thưởng “Dự án xuất sắc nhất” thuộc về dự án “FWD - Máy tái chế thực phẩm thừa”.
- Giải thưởng “Dự án Tiềm năng nhất” thuộc về dự án “Lua Nuoc - Ống hút làm từ lúa nước”.
- Giải thưởng “Dự án được yêu thích nhất” thuộc về dự án “Happy mask - Khẩu trang làm từ bã mía”.
Trong số 10 dự án lọt vào Chung kết Hult Prize on Campus at DTU, dự án “FWD - Máy tái chế thực phẩm thừa” của bạn Nguyễn Văn Hoàng Long, Phạm Khắc Minh Đức - Khoa Điện-Điện tử và bạn Nguyễn Minh Huy - Khoa Quản trị Kinh Doanh sẽ đại diện Đại học Duy Tân tham dự Vòng thi Chung kết Khu vực Đông Nam Á của cuộc thi Hult Prize trên quy mô toàn cầu. Với tình trạng thức ăn thừa bị lãng phí hiện nay, nhóm sinh viên đã lên ý tưởng và phát triển dự án FWP. Đây là dự án sản xuất máy chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm từ nguồn nguyên liệu là thức ăn thừa. Với dự án này, không chỉ có thể tránh lãng phí nguồn thực phẩm thừa, mà còn có thể giảm thiểu giá thành cho các sản phẩm thức ăn cho gia súc gia cầm, từ đó giúp giảm thiểu chi phí cho người nông dân.
Trong thời gian tới, dự án FWD sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển dự án của mình để đại diện cho Đại học Duy Tân tham dự Vòng Chung kết Hult Prize khu vực Đông Nam Á để giành 1 trong 3 suất đại diện khu vực tham gia chương trình đào tạo toàn cầu tại London từ tháng 7/2021 đến tháng 8/2021.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4938&pid=2064&lang=vi-VN
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Dự án “Máy tái chế Thực phẩm thừa” của SV DTU lọt vào Bán kết Khu vực Đông Nam Á cuộc thi Hult Prize
[size=32]Từ cậu học trò 'nhà quê' thành nhà khoa học trẻ xuất sắc[/size]
Sinh ra ở một vùng quê khó khăn thuộc tỉnh Quảng Nam, tiến sĩ Hồ Thanh Tâm từng đi làm vườn thuê để lấy tiền ăn học. Giờ đây, anh đã trở thành một trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc.
Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm làm việc tại phòng thí nghiệm
ẢNH: NVCC
Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm (31 tuổi) là một trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc vừa được nhận giải thưởng Quả cầu vàng năm 2020 do T.Ư Đoàn và Bộ Khoa học - Công nghệ chủ trì tổ chức để tôn vinh các tài năng trẻ trong khoa học.
Trước đó, anh đã đạt được nhiều giải thưởng khoa học tại các hội nghị quốc tế ở Mỹ và Hàn Quốc. Anh cũng là nhà khoa học trẻ quyết định từ nước ngoài trở về VN làm việc, để cống hiến cho quê hương. Hiện anh đang công tác tại Viện Sáng kiến sức khỏe toàn cầu, Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng).
Từng làm thuê để theo đuổi khoa học
Chia sẻ về con đường đến với khoa học, anh Tâm cho biết anh sinh ra ở xã Bình Sa, là một xã bãi ngang của H.Thăng Bình (Quảng Nam). Ba mẹ anh làm nông nghiệp, lại nuôi 5 anh em ăn học, nên kinh tế lúc bấy giờ rất khó khăn.
Chúng tôi lớn lên với một tuổi thơ lam lũ, có lúc phải ăn cơm độn ngô, độn sắn. Do đó, tôi luôn tâm niệm là phải phấn đấu học tập để vươn lên, đầu tiên là để giúp gia đình, quê hương thoát nghèo, và sau đó là thực hiện hoài bão của mình
Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm
“Chúng tôi lớn lên với một tuổi thơ lam lũ, có lúc phải ăn cơm độn ngô, độn sắn. Do đó, tôi luôn tâm niệm là phải phấn đấu học tập để vươn lên, đầu tiên là để giúp gia đình, quê hương thoát nghèo, và sau đó là thực hiện hoài bão của mình”, anh Tâm chia sẻ.
Anh thi đỗ ngành công nghệ sinh học Trường ĐH Đà Lạt. Vì đam mê nghiên cứu, anh tiếp tục học cao học cũng tại trường này. Nhưng khi đó cha mẹ đã già yếu, không đủ sức nuôi anh ăn học, chỉ có thể động viên anh cố gắng học hành. Vì vậy, gia đình người anh trai đã cố gắng chu cấp để Tâm theo đuổi ước mơ của mình. Thương mọi người vất vả, anh đi trồng rau, trồng hoa thuê ở các nhà vườn của Đà Lạt để vừa có thu nhập trang trải cuộc sống, vừa có thêm kinh nghiệm thực tế.
“May mắn tôi được sự hướng dẫn và làm việc cùng GS-TS Dương Tấn Nhựt (Viện Nghiên cứu khoa học Tây nguyên), người đã khơi dậy niềm đam mê đến với khoa học và là người hướng dẫn, định hướng nghiên cứu khi bước đầu đến với khoa học. Cùng với sự hướng dẫn của GS-TS Nhựt, tôi đã tham gia vào các dự án nhân giống vô tính và bảo tồn cây sâm Ngọc Linh, một loại dược liệu vô cùng quý hiếm của VN. Sau đó, thầy cũng là người giới thiệu cho tôi học bổng toàn phần làm tiến sĩ tại Hàn Quốc”, anh Tâm chia sẻ.
Trong thời gian học tập và làm việc tại Hàn Quốc, anh đã tham gia 9 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học. Trong đó, một dự án của anh đã được triển khai để sản xuất ra mỹ phẩm như: xà phòng, sữa tắm, mặt nạ, cao sâm... và đang hoàn thiện để sản xuất ra thực phẩm chức năng và dược phẩm.
8 năm, 34 công bố khoa học quốc tế và trong nước
Anh Tâm cho biết khi đang học thạc sĩ, anh đã được xét duyệt làm tiến sĩ tại phòng thí nghiệm của GS Park So-young, ĐH Quốc gia Chungbuk, Hàn Quốc. Từ đó, cơ hội nghiên cứu khoa học của anh được rộng mở và anh đã không ngừng cố gắng để có được những công trình khoa học mang tầm cỡ quốc tế. Hiện anh là thành viên phản biện 5 tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế uy tín. Từ năm 2012 đến nay, anh đã có 17 bài báo đã công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế; 10 bài báo công bố trong các tạp chí trong nước; 6 báo cáo khoa học được đăng toàn văn trong kỷ yếu các hội nghị khoa học quốc tế và quốc gia; đồng tác giả của 1 chương sách chuyên khảo của Nhà xuất bản SPi Technologies India Private Ltd 2020...
Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm từng đạt được nhiều giải thưởng quốc tế như: giải ba báo cáo xuất sắc tại hội nghị của Hiệp hội Sinh học trong ống nghiệm (Mỹ) tổ chức; giải nhì báo cáo xuất sắc tại hội nghị do Hiệp hội Khoa học cây trồng quốc tế tổ chức tại Hàn Quốc và 2 giải thưởng báo cáo xuất sắc tại các hội nghị khoa học tại Hàn Quốc. Bên cạnh đó, anh còn tích cực tham gia hoạt động cộng đồng, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến bóng đá. Anh từng là Chi hội trưởng Hội Sinh viên VN tại ĐH Quốc gia Chungbuk (Hàn Quốc); Phó chủ tịch phụ trách truyền thông Hiệp hội Bóng đá VN tại Hàn Quốc - VFAK; tham gia các hoạt động của Hội Sinh viên VN tại Trường ĐH Quốc gia Chungbuk, Hội Sinh viên VN tại Hàn Quốc, và tại nhiều đơn vị khác. Anh được kết nạp Đảng tại Hàn Quốc và sinh hoạt tại Chi bộ Asan-Cheonan trước khi về nước làm việc.
“Đặc biệt, điểm nhấn trong các công trình nghiên cứu là đã thành công trong sản xuất sinh khối và tăng cường tổng hợp hợp chất thứ cấp từ rễ tơ và rễ bất định cây hà thủ ô đỏ, một loại dược liệu quý, ở quy mô từ phòng thí nghiệm đến quy mô công nghiệp trong các hệ thống bioreactor 500L; đồng thời thử nghiệm hoạt tính sinh học của chúng”, anh Tâm chia sẻ. Liên quan đến nghiên cứu này, anh đã có 6 công bố đều trên tạp chí ISI Q1. Kết quả nghiên cứu từ 6 công trình này đã tạo ra được nguồn nguyên liệu có hoạt tính sinh học cao tương tự cây trồng ngoài tự nhiên, dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất một số loại mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm chức năng.
Về nước để cống hiến
Có nhiều cơ hội ở lại làm việc tại Hàn Quốc, nhưng anh đã trở về VN để công tác tại Trường ĐH Duy Tân. Chia sẻ về lý do này, anh cho biết khi ở Hàn Quốc, những công bố khoa học của anh không mang tên VN. “Mỗi lần tham dự các hội nghị quốc tế, các bạn nước khác chỉ biết Hồ Thanh Tâm ở Hàn Quốc, chứ không biết là VN. Tôi nghĩ tại sao mình không về VN, làm việc cho nước nhà, ít nhất là những công trình công bố khoa học của mình sẽ mang tên VN, và vẫn có thể hợp tác nghiên cứu với các phòng thí nghiệm khác trên thế giới. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ và 2 năm ở Hàn Quốc làm postdoc để tích lũy thêm kinh nghiệm, tôi quyết định trở về VN để làm việc và cống hiến”, anh chia sẻ.
Chia sẻ về cảm xúc khi trở thành nhà khoa học trẻ xuất sắc nhận được giải thưởng Quả cầu vàng, anh Tâm xúc động nói: “Tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn nên tình yêu đối với cây trồng gắn liền trong tôi. Đến với khoa học, tôi mong muốn mang lại những sản phẩm tốt nhất để góp phần tạo nên một nền nông nghiệp công nghệ cao phục vụ quê hương, đất nước. Và cố gắng của tôi đã được ghi nhận nên tôi càng có “áp lực” để giữ được danh hiệu của giải thưởng”.
Anh Tâm cũng cho biết đang nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế, đồng thời xây dựng nhóm nghiên cứu ngay tại Trường ĐH Duy Tân, để cùng nhau chia sẻ ý tưởng và thực hiện các công trình nghiên cứu trong thời gian tới.
“Với mong muốn mang lại những sản phẩm tốt nhất góp phần tạo nên một nền nông nghiệp công nghệ cao phục vụ cộng đồng, chúng tôi đã và đang thực hiện các đề tài nghiên cứu theo hướng ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng nhằm tạo ra những nguồn cây giống chất lượng cao phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất sinh khối và hợp chất thứ cấp từ nguồn cây dược liệu của VN nhằm tạo ra các sản phẩm về dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... có giá trị cao, hữu ích cho cuộc sống”, anh Tâm chia sẻ.
Nguồn: https://thanhnien.vn/gioi-tre/tu-cau-hoc-tro-nha-que-thanh-nha-khoa-hoc-tre-xuat-sac-1320808.html
Sinh ra ở một vùng quê khó khăn thuộc tỉnh Quảng Nam, tiến sĩ Hồ Thanh Tâm từng đi làm vườn thuê để lấy tiền ăn học. Giờ đây, anh đã trở thành một trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc.
Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm làm việc tại phòng thí nghiệm
ẢNH: NVCC
Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm (31 tuổi) là một trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc vừa được nhận giải thưởng Quả cầu vàng năm 2020 do T.Ư Đoàn và Bộ Khoa học - Công nghệ chủ trì tổ chức để tôn vinh các tài năng trẻ trong khoa học.
Trước đó, anh đã đạt được nhiều giải thưởng khoa học tại các hội nghị quốc tế ở Mỹ và Hàn Quốc. Anh cũng là nhà khoa học trẻ quyết định từ nước ngoài trở về VN làm việc, để cống hiến cho quê hương. Hiện anh đang công tác tại Viện Sáng kiến sức khỏe toàn cầu, Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng).
Từng làm thuê để theo đuổi khoa học
Chia sẻ về con đường đến với khoa học, anh Tâm cho biết anh sinh ra ở xã Bình Sa, là một xã bãi ngang của H.Thăng Bình (Quảng Nam). Ba mẹ anh làm nông nghiệp, lại nuôi 5 anh em ăn học, nên kinh tế lúc bấy giờ rất khó khăn.
Chúng tôi lớn lên với một tuổi thơ lam lũ, có lúc phải ăn cơm độn ngô, độn sắn. Do đó, tôi luôn tâm niệm là phải phấn đấu học tập để vươn lên, đầu tiên là để giúp gia đình, quê hương thoát nghèo, và sau đó là thực hiện hoài bão của mình
Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm
“Chúng tôi lớn lên với một tuổi thơ lam lũ, có lúc phải ăn cơm độn ngô, độn sắn. Do đó, tôi luôn tâm niệm là phải phấn đấu học tập để vươn lên, đầu tiên là để giúp gia đình, quê hương thoát nghèo, và sau đó là thực hiện hoài bão của mình”, anh Tâm chia sẻ.
Anh thi đỗ ngành công nghệ sinh học Trường ĐH Đà Lạt. Vì đam mê nghiên cứu, anh tiếp tục học cao học cũng tại trường này. Nhưng khi đó cha mẹ đã già yếu, không đủ sức nuôi anh ăn học, chỉ có thể động viên anh cố gắng học hành. Vì vậy, gia đình người anh trai đã cố gắng chu cấp để Tâm theo đuổi ước mơ của mình. Thương mọi người vất vả, anh đi trồng rau, trồng hoa thuê ở các nhà vườn của Đà Lạt để vừa có thu nhập trang trải cuộc sống, vừa có thêm kinh nghiệm thực tế.
“May mắn tôi được sự hướng dẫn và làm việc cùng GS-TS Dương Tấn Nhựt (Viện Nghiên cứu khoa học Tây nguyên), người đã khơi dậy niềm đam mê đến với khoa học và là người hướng dẫn, định hướng nghiên cứu khi bước đầu đến với khoa học. Cùng với sự hướng dẫn của GS-TS Nhựt, tôi đã tham gia vào các dự án nhân giống vô tính và bảo tồn cây sâm Ngọc Linh, một loại dược liệu vô cùng quý hiếm của VN. Sau đó, thầy cũng là người giới thiệu cho tôi học bổng toàn phần làm tiến sĩ tại Hàn Quốc”, anh Tâm chia sẻ.
Trong thời gian học tập và làm việc tại Hàn Quốc, anh đã tham gia 9 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học. Trong đó, một dự án của anh đã được triển khai để sản xuất ra mỹ phẩm như: xà phòng, sữa tắm, mặt nạ, cao sâm... và đang hoàn thiện để sản xuất ra thực phẩm chức năng và dược phẩm.
8 năm, 34 công bố khoa học quốc tế và trong nước
Anh Tâm cho biết khi đang học thạc sĩ, anh đã được xét duyệt làm tiến sĩ tại phòng thí nghiệm của GS Park So-young, ĐH Quốc gia Chungbuk, Hàn Quốc. Từ đó, cơ hội nghiên cứu khoa học của anh được rộng mở và anh đã không ngừng cố gắng để có được những công trình khoa học mang tầm cỡ quốc tế. Hiện anh là thành viên phản biện 5 tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế uy tín. Từ năm 2012 đến nay, anh đã có 17 bài báo đã công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế; 10 bài báo công bố trong các tạp chí trong nước; 6 báo cáo khoa học được đăng toàn văn trong kỷ yếu các hội nghị khoa học quốc tế và quốc gia; đồng tác giả của 1 chương sách chuyên khảo của Nhà xuất bản SPi Technologies India Private Ltd 2020...
Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm từng đạt được nhiều giải thưởng quốc tế như: giải ba báo cáo xuất sắc tại hội nghị của Hiệp hội Sinh học trong ống nghiệm (Mỹ) tổ chức; giải nhì báo cáo xuất sắc tại hội nghị do Hiệp hội Khoa học cây trồng quốc tế tổ chức tại Hàn Quốc và 2 giải thưởng báo cáo xuất sắc tại các hội nghị khoa học tại Hàn Quốc. Bên cạnh đó, anh còn tích cực tham gia hoạt động cộng đồng, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến bóng đá. Anh từng là Chi hội trưởng Hội Sinh viên VN tại ĐH Quốc gia Chungbuk (Hàn Quốc); Phó chủ tịch phụ trách truyền thông Hiệp hội Bóng đá VN tại Hàn Quốc - VFAK; tham gia các hoạt động của Hội Sinh viên VN tại Trường ĐH Quốc gia Chungbuk, Hội Sinh viên VN tại Hàn Quốc, và tại nhiều đơn vị khác. Anh được kết nạp Đảng tại Hàn Quốc và sinh hoạt tại Chi bộ Asan-Cheonan trước khi về nước làm việc.
“Đặc biệt, điểm nhấn trong các công trình nghiên cứu là đã thành công trong sản xuất sinh khối và tăng cường tổng hợp hợp chất thứ cấp từ rễ tơ và rễ bất định cây hà thủ ô đỏ, một loại dược liệu quý, ở quy mô từ phòng thí nghiệm đến quy mô công nghiệp trong các hệ thống bioreactor 500L; đồng thời thử nghiệm hoạt tính sinh học của chúng”, anh Tâm chia sẻ. Liên quan đến nghiên cứu này, anh đã có 6 công bố đều trên tạp chí ISI Q1. Kết quả nghiên cứu từ 6 công trình này đã tạo ra được nguồn nguyên liệu có hoạt tính sinh học cao tương tự cây trồng ngoài tự nhiên, dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất một số loại mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm chức năng.
Về nước để cống hiến
Có nhiều cơ hội ở lại làm việc tại Hàn Quốc, nhưng anh đã trở về VN để công tác tại Trường ĐH Duy Tân. Chia sẻ về lý do này, anh cho biết khi ở Hàn Quốc, những công bố khoa học của anh không mang tên VN. “Mỗi lần tham dự các hội nghị quốc tế, các bạn nước khác chỉ biết Hồ Thanh Tâm ở Hàn Quốc, chứ không biết là VN. Tôi nghĩ tại sao mình không về VN, làm việc cho nước nhà, ít nhất là những công trình công bố khoa học của mình sẽ mang tên VN, và vẫn có thể hợp tác nghiên cứu với các phòng thí nghiệm khác trên thế giới. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ và 2 năm ở Hàn Quốc làm postdoc để tích lũy thêm kinh nghiệm, tôi quyết định trở về VN để làm việc và cống hiến”, anh chia sẻ.
Chia sẻ về cảm xúc khi trở thành nhà khoa học trẻ xuất sắc nhận được giải thưởng Quả cầu vàng, anh Tâm xúc động nói: “Tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn nên tình yêu đối với cây trồng gắn liền trong tôi. Đến với khoa học, tôi mong muốn mang lại những sản phẩm tốt nhất để góp phần tạo nên một nền nông nghiệp công nghệ cao phục vụ quê hương, đất nước. Và cố gắng của tôi đã được ghi nhận nên tôi càng có “áp lực” để giữ được danh hiệu của giải thưởng”.
Anh Tâm cũng cho biết đang nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế, đồng thời xây dựng nhóm nghiên cứu ngay tại Trường ĐH Duy Tân, để cùng nhau chia sẻ ý tưởng và thực hiện các công trình nghiên cứu trong thời gian tới.
“Với mong muốn mang lại những sản phẩm tốt nhất góp phần tạo nên một nền nông nghiệp công nghệ cao phục vụ cộng đồng, chúng tôi đã và đang thực hiện các đề tài nghiên cứu theo hướng ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng nhằm tạo ra những nguồn cây giống chất lượng cao phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất sinh khối và hợp chất thứ cấp từ nguồn cây dược liệu của VN nhằm tạo ra các sản phẩm về dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... có giá trị cao, hữu ích cho cuộc sống”, anh Tâm chia sẻ.
Nguồn: https://thanhnien.vn/gioi-tre/tu-cau-hoc-tro-nha-que-thanh-nha-khoa-hoc-tre-xuat-sac-1320808.html
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Dự án “Máy tái chế Thực phẩm thừa” của SV DTU lọt vào Bán kết Khu vực Đông Nam Á cuộc thi Hult Prize
[size=32]Sinh viên Duy Tân giành giải ba cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020[/size]
Vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020 diễn ra vào ngày 26-12-2020 đã tìm ra những ứng viên xuất sắc để trao thưởng.
Sinh viên Phan Văn Thịnh (đứng thứ ba từ trái sang) đại diện cho nhóm sinh viên ĐH Duy Tân nhận giải ba cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020
Trong đó, dự án "Giường ngủ thông minh - Smart bed" của nhóm sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân đã xuất sắc vượt qua hơn 600 dự án trong cả nước, giành giải ba và nhận được sự đánh giá rất cao về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo khi tham dự Festival khởi nghiệp 2021 diễn ra vào chiều 8-1-2021.
Cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia do Báo Diễn đàn doanh nghiệp khởi xướng và tổ chức thường niên từ năm 2003 dưới sự chỉ đạo của VCCI cùng sự phối hợp triển khai của nhiều bộ, ngành, địa phương trên cả nước.
Thông qua việc thiết lập các dự án khởi sự doanh nghiệp, tìm hiểu về kinh doanh, các bạn trẻ sẽ đúc rút được những kinh nghiệm, kiến thức về kinh doanh, khởi nghiệp. Quan trọng hơn, từ cuộc thi này, các dự án khả thi sẽ được tư vấn hoàn thiện, được kết nối với các nhà đầu tư và được thực sự hỗ trợ thành lập doanh nghiệp.
Sau các vòng sơ loại có sự tham gia của nhiều đối thủ "nặng ký", dự án "Giường ngủ thông minh - Smart bed" của nhóm sinh viên ĐH Duy Tân gồm: Lê Thị Thu Ngân, Phan Trung Hiếu, Lê Nguyễn Văn Dương, Phan Văn Thịnh, Nguyễn Trương Nhật Tân đã xuất sắc đạt giải ba tại cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020.
Với ý tưởng trang bị một cảm biến không chạm giúp đo đạc, lưu trữ, báo cáo các thông số sức khỏe nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ, tầm soát các nguy cơ đột quỵ, ngừng thở khi ngủ, nhồi máu cơ tim…, nhóm sinh viên Duy Tân đã sáng chế ra sản phẩm "Giường ngủ thông minh - Smart bed" với nhiều tính năng ưu việt. Trong đó, có tích hợp các tính năng hữu ích như:
- Buông/xếp màn tự động theo trạng thái ngủ/thức của người dùng,
- Đo đạc, đánh giá, lưu trữ, báo cáo các thông số sức khỏe (nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt, tần số hô hấp).
- Phân tích và đánh giá chất lượng giấc ngủ, đưa ra một số lời khuyên cũng như điều chỉnh nhiệt độ phòng để nâng cao chất lượng giấc ngủ.
- Cảnh báo các chỉ số bất thường kéo dài.
- Cảnh báo khi phát hiện nguy cơ đột tử hoặc chứng ngừng thở khi ngủ của người dùng với 2 phương thức hoạt động:
Thứ nhất là chức năng cảnh báo tự động: Dựa theo các khung giờ vào ban đêm, nếu như người dùng có các triệu chứng nghiêm trọng như nguy cơ đột tử đang ngủ hay ra khỏi giường. Trong trường hợp khẩn cấp, hệ thống sẽ thông báo ngay đến với người thân đồng thời qua nhiều cách, bao gồm thực hiện cuộc gọi liên tục, nhắn tin và thông báo bằng loa.
Thứ hai là chức năng cảnh báo vật lý: Người dùng chỉ cần nhấn nút cảnh báo ngay đầu giường thì hệ thống cảnh báo sẽ được kích hoạt.
Sinh viên Duy Tân thuyết trình giới thiệu “Giường ngủ thông minh - Smart bed”
Nguyên lý hoạt động của hệ thống "Giường ngủ thông minh - Smart bed" có thể tóm tắt như sau:
- Sử dụng các cảm biến đo (nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt, tần suất cử động...) để đo các thông số sức khỏe, các thông số này sẽ được gửi về bộ xử lý trung tâm là một máy tính nhúng.
- Sau đó, dữ liệu được máy chủ xử lý và gửi thông tin đến ứng dụng (App) hoặc tài khoản web để người dùng có thể theo dõi được tình hình chất lượng giấc ngủ cũng như đánh giá mức độ bình thường của các chỉ số sinh tồn.
- Song song đó, dữ liệu sẽ được gửi về lại máy tính nhúng, giao tiếp với các cảm biến và thiết bị, tiếp tục thực hiện các chức năng khác (buông/xếp màng, báo động...).
Chia sẻ cảm xúc sau khi nhận giải thưởng, bạn Phan Văn Thịnh - thành viên nhóm dự án "Giường ngủ thông minh - Smart bed", sinh viên Đại học Duy Tân cho biết: "Trong quá trình lên ý tưởng và nghiên cứu sản phẩm, chúng em chỉ mong rằng sản phẩm ‘Giường ngủ thông minh - Smart bed’ sẽ đến gần hơn với người tiêu dùng, giúp họ phát hiện các triệu chứng bất thường khi ngủ để kịp thời phòng tránh, giảm thiểu các căn bệnh nguy hại, tạo thói quen theo dõi các thông số sức khỏe và chất lượng giấc ngủ hằng ngày.
Đến với cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020, chúng em may mắn khi dự án lọt vào chung kết và giành giải cao. Hy vọng rằng, dự án này có thể vững bước tranh tài tại cuộc thi Cup khởi nghiệp toàn cầu Entrepreneurship World Cup (EWC) và có cơ hội tiếp cận gần hơn với các nhà đầu tư quốc tế".
Được biết, dự án "Giường ngủ thông minh - Smart bed" đã tham dự nhiều cuộc thi và nhận được nhiều giải thưởng như:
- Giải nhì cuộc thi "Seeding your idea" do Vintech và BSSC tổ chức.
- Giải nhì cuộc thi "Ý tưởng Sáng tạo - Khởi nghiệp TP. Đà Nẵng năm 2019".
Sau khi giới thiệu tại Ngày hội kết nối đầu tư và gian hàng triển lãm tổ chức ngày 8-1-2021, sản phẩm sẽ tiếp tục được tham gia trình tài tại Cup Khởi nghiệp toàn cầu Entrepreneurship World Cup (EWC) trong thời gian tới.
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* 1 trong 400 đại học tốt nhất châu Á năm 2021 theo QS Asian University Rankings.
* Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.
* Xếp thứ 3/4 đại học của Việt Nam (thứ 1659 thế giới) trên bảng xếp hạng các đại học trên thế giới - CWUR.
* Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo học thuật - URAP.
* Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019.
T.TH
Nguồn: tuoitre.vn/sinh-vien-duy-tan-gianh-giai-ba-cuoc-thi-khoi-nghiep-quoc-gia-2020-20210122162420634.htm
Vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020 diễn ra vào ngày 26-12-2020 đã tìm ra những ứng viên xuất sắc để trao thưởng.
Sinh viên Phan Văn Thịnh (đứng thứ ba từ trái sang) đại diện cho nhóm sinh viên ĐH Duy Tân nhận giải ba cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020
Trong đó, dự án "Giường ngủ thông minh - Smart bed" của nhóm sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân đã xuất sắc vượt qua hơn 600 dự án trong cả nước, giành giải ba và nhận được sự đánh giá rất cao về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo khi tham dự Festival khởi nghiệp 2021 diễn ra vào chiều 8-1-2021.
Cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia do Báo Diễn đàn doanh nghiệp khởi xướng và tổ chức thường niên từ năm 2003 dưới sự chỉ đạo của VCCI cùng sự phối hợp triển khai của nhiều bộ, ngành, địa phương trên cả nước.
Thông qua việc thiết lập các dự án khởi sự doanh nghiệp, tìm hiểu về kinh doanh, các bạn trẻ sẽ đúc rút được những kinh nghiệm, kiến thức về kinh doanh, khởi nghiệp. Quan trọng hơn, từ cuộc thi này, các dự án khả thi sẽ được tư vấn hoàn thiện, được kết nối với các nhà đầu tư và được thực sự hỗ trợ thành lập doanh nghiệp.
Sau các vòng sơ loại có sự tham gia của nhiều đối thủ "nặng ký", dự án "Giường ngủ thông minh - Smart bed" của nhóm sinh viên ĐH Duy Tân gồm: Lê Thị Thu Ngân, Phan Trung Hiếu, Lê Nguyễn Văn Dương, Phan Văn Thịnh, Nguyễn Trương Nhật Tân đã xuất sắc đạt giải ba tại cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020.
Với ý tưởng trang bị một cảm biến không chạm giúp đo đạc, lưu trữ, báo cáo các thông số sức khỏe nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ, tầm soát các nguy cơ đột quỵ, ngừng thở khi ngủ, nhồi máu cơ tim…, nhóm sinh viên Duy Tân đã sáng chế ra sản phẩm "Giường ngủ thông minh - Smart bed" với nhiều tính năng ưu việt. Trong đó, có tích hợp các tính năng hữu ích như:
- Buông/xếp màn tự động theo trạng thái ngủ/thức của người dùng,
- Đo đạc, đánh giá, lưu trữ, báo cáo các thông số sức khỏe (nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt, tần số hô hấp).
- Phân tích và đánh giá chất lượng giấc ngủ, đưa ra một số lời khuyên cũng như điều chỉnh nhiệt độ phòng để nâng cao chất lượng giấc ngủ.
- Cảnh báo các chỉ số bất thường kéo dài.
- Cảnh báo khi phát hiện nguy cơ đột tử hoặc chứng ngừng thở khi ngủ của người dùng với 2 phương thức hoạt động:
Thứ nhất là chức năng cảnh báo tự động: Dựa theo các khung giờ vào ban đêm, nếu như người dùng có các triệu chứng nghiêm trọng như nguy cơ đột tử đang ngủ hay ra khỏi giường. Trong trường hợp khẩn cấp, hệ thống sẽ thông báo ngay đến với người thân đồng thời qua nhiều cách, bao gồm thực hiện cuộc gọi liên tục, nhắn tin và thông báo bằng loa.
Thứ hai là chức năng cảnh báo vật lý: Người dùng chỉ cần nhấn nút cảnh báo ngay đầu giường thì hệ thống cảnh báo sẽ được kích hoạt.
Sinh viên Duy Tân thuyết trình giới thiệu “Giường ngủ thông minh - Smart bed”
Nguyên lý hoạt động của hệ thống "Giường ngủ thông minh - Smart bed" có thể tóm tắt như sau:
- Sử dụng các cảm biến đo (nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt, tần suất cử động...) để đo các thông số sức khỏe, các thông số này sẽ được gửi về bộ xử lý trung tâm là một máy tính nhúng.
- Sau đó, dữ liệu được máy chủ xử lý và gửi thông tin đến ứng dụng (App) hoặc tài khoản web để người dùng có thể theo dõi được tình hình chất lượng giấc ngủ cũng như đánh giá mức độ bình thường của các chỉ số sinh tồn.
- Song song đó, dữ liệu sẽ được gửi về lại máy tính nhúng, giao tiếp với các cảm biến và thiết bị, tiếp tục thực hiện các chức năng khác (buông/xếp màng, báo động...).
Chia sẻ cảm xúc sau khi nhận giải thưởng, bạn Phan Văn Thịnh - thành viên nhóm dự án "Giường ngủ thông minh - Smart bed", sinh viên Đại học Duy Tân cho biết: "Trong quá trình lên ý tưởng và nghiên cứu sản phẩm, chúng em chỉ mong rằng sản phẩm ‘Giường ngủ thông minh - Smart bed’ sẽ đến gần hơn với người tiêu dùng, giúp họ phát hiện các triệu chứng bất thường khi ngủ để kịp thời phòng tránh, giảm thiểu các căn bệnh nguy hại, tạo thói quen theo dõi các thông số sức khỏe và chất lượng giấc ngủ hằng ngày.
Đến với cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020, chúng em may mắn khi dự án lọt vào chung kết và giành giải cao. Hy vọng rằng, dự án này có thể vững bước tranh tài tại cuộc thi Cup khởi nghiệp toàn cầu Entrepreneurship World Cup (EWC) và có cơ hội tiếp cận gần hơn với các nhà đầu tư quốc tế".
Được biết, dự án "Giường ngủ thông minh - Smart bed" đã tham dự nhiều cuộc thi và nhận được nhiều giải thưởng như:
- Giải nhì cuộc thi "Seeding your idea" do Vintech và BSSC tổ chức.
- Giải nhì cuộc thi "Ý tưởng Sáng tạo - Khởi nghiệp TP. Đà Nẵng năm 2019".
Sau khi giới thiệu tại Ngày hội kết nối đầu tư và gian hàng triển lãm tổ chức ngày 8-1-2021, sản phẩm sẽ tiếp tục được tham gia trình tài tại Cup Khởi nghiệp toàn cầu Entrepreneurship World Cup (EWC) trong thời gian tới.
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* 1 trong 400 đại học tốt nhất châu Á năm 2021 theo QS Asian University Rankings.
* Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.
* Xếp thứ 3/4 đại học của Việt Nam (thứ 1659 thế giới) trên bảng xếp hạng các đại học trên thế giới - CWUR.
* Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo học thuật - URAP.
* Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019.
T.TH
Nguồn: tuoitre.vn/sinh-vien-duy-tan-gianh-giai-ba-cuoc-thi-khoi-nghiep-quoc-gia-2020-20210122162420634.htm
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Dự án “Máy tái chế Thực phẩm thừa” của SV DTU lọt vào Bán kết Khu vực Đông Nam Á cuộc thi Hult Prize
» Lễ phát động Cuộc thi Hult Prize 2021
» ĐH Duy Tân - đại diện Việt Nam trong Top 7 HULT Prize Đông Nam Á 2019
» Chung kết Hult Prize at DTU 2019: Cuộc Tranh tài của những Ý tưởng Khởi nghiệp Sáng tạo
» Cuộc chiến tam quốc: Ngụy tel, Thục Vi, Đông Mô
» Lễ phát động Cuộc thi Hult Prize 2021
» ĐH Duy Tân - đại diện Việt Nam trong Top 7 HULT Prize Đông Nam Á 2019
» Chung kết Hult Prize at DTU 2019: Cuộc Tranh tài của những Ý tưởng Khởi nghiệp Sáng tạo
» Cuộc chiến tam quốc: Ngụy tel, Thục Vi, Đông Mô
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết