Dự án “Máy tái chế Thực phẩm thừa” của SV DTU lọt vào Bán kết Khu vực Đông Nam Á cuộc thi Hult Prize
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Dự án “Máy tái chế Thực phẩm thừa” của SV DTU lọt vào Bán kết Khu vực Đông Nam Á cuộc thi Hult Prize
Dự án “Máy tái chế Thực phẩm thừa” của Sinh viên DTU lọt vào Bán kết Khu vực Đông Nam Á cuộc thi Hult Prize
Sau 3 tháng lên ý tưởng và nghiên cứu sản phẩm để hoàn thiện trọn vẹn dự án, 10 đội thi đã bước vào Chung kết vòng Sơ khảo cấp trường Cuộc thi Hult Prize 2021 diễn ra vào chiều ngày 20/12/2020, tại cơ sở số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng. Đây không chỉ là sân chơi sáng tạo lành mạnh và bổ ích mà còn là nơi nuôi dưỡng những ước mơ, tài năng khởi nghiệp của các bạn sinh viên Duy Tân.
TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân
phát biểu tại vòng Chung kết Hult Prize on Campus at DTU
Tham dự buổi lễ, về phía khách mời có sự tham dự của ông Võ Đức Anh - Phó trưởng phòng Quản lý Công Nghệ Sở Khoa học Công nghệ Tp. Đà Nẵng, TS. Vũ Xuân Trường - Giám đốc Ươm tạo Vườn ươm khởi nghiệp Đà Nẵng, ông Phan Thế Đức - Giám đốc đại diện Miền Trung - TOPPION GROUP, ông Đặng Công Lĩnh - Giám đốc công ty SundayCorp, anh Đặng Minh Dương - Chủ nhà hàng Cơm niêu Sơn Dương, chủ nhiệm CLB Doanh nhân cựu sinh viên Duy Tân; về phía Đại học Duy Tân có TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng nhà trường, TS. Trần Nhật Tân - Trưởng phòng Đảm bảo Chất lượng & Khảo thí, anh Nguyễn Đức Kiên - Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Khởi nghiệp cùng đông đảo các bạn sinh viên Duy Tân.
Phát biểu tại vòng Chung kết Hult Prize on Campus at DTU, TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân chia sẻ: “Đây là năm thứ Hai Hult Prize chính thức quay trở lại Đại học Duy Tân và hứa hẹn một hành trình chinh phục giải thưởng đầy hấp dẫn. Từ cuộc thi này, sinh viên Duy Tân có thể phát huy khả năng tư duy nhạy bén, sáng tạo và bắt tay vào quá trình khởi nghiệp cùng với những ý tưởng kinh doanh “táo bạo”. Hy vọng rằng, các bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời và đóng góp các dự án tiềm năng vào việc tìm ra các giải pháp kinh tế thiết thực, giải quyết vấn đề về lương thực thực phẩm hiện nay.”
Cuộc thi Hult Prize 2021 với chủ đề “Biến lương thực thực phẩm thành nguồn động lực thay đổi mới”. Từ chủ đề này, 10 đội thi của sinh viên Duy Tân đã tạo lập các doanh nghiệp lương thực thực phẩm khả thi, hướng tới mục tiêu tạo ra việc làm, kích thích nền kinh tế, hình thành lại chuỗi cung ứng thực phẩm có khả năng tác động tích cực và cải thiện thu nhập cho người dân. Đội thi có dự án xuất sắc nhất sẽ bước vào đấu trường quốc tế và chinh phục giải thưởng tại Vòng thi Chung kết Khu vực Đông Nam Á của cuộc thi Hult Prize.
10 đội thi tham dự vòng Chung kết Hult Prize on Campus at DTU với các dự án khởi nghiệp hấp dẫn, như: “AforD - Thương mại điện tử Nông sản”, “VNV - Vietnamese Vegetables”, “Lua Nuoc - Ống hút lúa nước”, “GÔDY - Goody minimart”, “Convenient Bánh mì - Máy bán bánh mì tự động”, “F&f - Ứng dụng sức khỏe”, “Happy Truck - Doanh nghiệp giải quyết thực phẩm thừa”, “Happy Mask - Khẩu trang từ bã mía”, “Medical Food - Bữa ăn y khoa”, “FWP - Máy tái chế thực phẩm thừa”. Mỗi đội thi thuyết trình về dự án của mình và trả lời các câu hỏi mà Ban Giám khảo đặt ra.
Sinh viên thuyết trình về dự án của đội
Không chỉ là mang đến cuộc thi những dự án đầy tiềm năng, các đội thi còn khiến cho Ban Giám khảo rất “đau đầu” khi chọn ra đội có ý tưởng sáng tạo nhất, khả thi nhất. Kết quả cuối cùng:
- Giải thưởng “Dự án xuất sắc nhất” thuộc về dự án “FWD - Máy tái chế thực phẩm thừa”.
- Giải thưởng “Dự án Tiềm năng nhất” thuộc về dự án “Lua Nuoc - Ống hút làm từ lúa nước”.
- Giải thưởng “Dự án được yêu thích nhất” thuộc về dự án “Happy mask - Khẩu trang làm từ bã mía”.
Trong số 10 dự án lọt vào Chung kết Hult Prize on Campus at DTU, dự án “FWD - Máy tái chế thực phẩm thừa” của bạn Nguyễn Văn Hoàng Long, Phạm Khắc Minh Đức - Khoa Điện-Điện tử và bạn Nguyễn Minh Huy - Khoa Quản trị Kinh Doanh sẽ đại diện Đại học Duy Tân tham dự Vòng thi Chung kết Khu vực Đông Nam Á của cuộc thi Hult Prize trên quy mô toàn cầu. Với tình trạng thức ăn thừa bị lãng phí hiện nay, nhóm sinh viên đã lên ý tưởng và phát triển dự án FWP. Đây là dự án sản xuất máy chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm từ nguồn nguyên liệu là thức ăn thừa. Với dự án này, không chỉ có thể tránh lãng phí nguồn thực phẩm thừa, mà còn có thể giảm thiểu giá thành cho các sản phẩm thức ăn cho gia súc gia cầm, từ đó giúp giảm thiểu chi phí cho người nông dân.
Trong thời gian tới, dự án FWD sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển dự án của mình để đại diện cho Đại học Duy Tân tham dự Vòng Chung kết Hult Prize khu vực Đông Nam Á để giành 1 trong 3 suất đại diện khu vực tham gia chương trình đào tạo toàn cầu tại London từ tháng 7/2021 đến tháng 8/2021.
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4938&pid=2064&lang=vi-VN
Sau 3 tháng lên ý tưởng và nghiên cứu sản phẩm để hoàn thiện trọn vẹn dự án, 10 đội thi đã bước vào Chung kết vòng Sơ khảo cấp trường Cuộc thi Hult Prize 2021 diễn ra vào chiều ngày 20/12/2020, tại cơ sở số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng. Đây không chỉ là sân chơi sáng tạo lành mạnh và bổ ích mà còn là nơi nuôi dưỡng những ước mơ, tài năng khởi nghiệp của các bạn sinh viên Duy Tân.
TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân
phát biểu tại vòng Chung kết Hult Prize on Campus at DTU
Tham dự buổi lễ, về phía khách mời có sự tham dự của ông Võ Đức Anh - Phó trưởng phòng Quản lý Công Nghệ Sở Khoa học Công nghệ Tp. Đà Nẵng, TS. Vũ Xuân Trường - Giám đốc Ươm tạo Vườn ươm khởi nghiệp Đà Nẵng, ông Phan Thế Đức - Giám đốc đại diện Miền Trung - TOPPION GROUP, ông Đặng Công Lĩnh - Giám đốc công ty SundayCorp, anh Đặng Minh Dương - Chủ nhà hàng Cơm niêu Sơn Dương, chủ nhiệm CLB Doanh nhân cựu sinh viên Duy Tân; về phía Đại học Duy Tân có TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng nhà trường, TS. Trần Nhật Tân - Trưởng phòng Đảm bảo Chất lượng & Khảo thí, anh Nguyễn Đức Kiên - Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Khởi nghiệp cùng đông đảo các bạn sinh viên Duy Tân.
Phát biểu tại vòng Chung kết Hult Prize on Campus at DTU, TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân chia sẻ: “Đây là năm thứ Hai Hult Prize chính thức quay trở lại Đại học Duy Tân và hứa hẹn một hành trình chinh phục giải thưởng đầy hấp dẫn. Từ cuộc thi này, sinh viên Duy Tân có thể phát huy khả năng tư duy nhạy bén, sáng tạo và bắt tay vào quá trình khởi nghiệp cùng với những ý tưởng kinh doanh “táo bạo”. Hy vọng rằng, các bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời và đóng góp các dự án tiềm năng vào việc tìm ra các giải pháp kinh tế thiết thực, giải quyết vấn đề về lương thực thực phẩm hiện nay.”
Cuộc thi Hult Prize 2021 với chủ đề “Biến lương thực thực phẩm thành nguồn động lực thay đổi mới”. Từ chủ đề này, 10 đội thi của sinh viên Duy Tân đã tạo lập các doanh nghiệp lương thực thực phẩm khả thi, hướng tới mục tiêu tạo ra việc làm, kích thích nền kinh tế, hình thành lại chuỗi cung ứng thực phẩm có khả năng tác động tích cực và cải thiện thu nhập cho người dân. Đội thi có dự án xuất sắc nhất sẽ bước vào đấu trường quốc tế và chinh phục giải thưởng tại Vòng thi Chung kết Khu vực Đông Nam Á của cuộc thi Hult Prize.
10 đội thi tham dự vòng Chung kết Hult Prize on Campus at DTU với các dự án khởi nghiệp hấp dẫn, như: “AforD - Thương mại điện tử Nông sản”, “VNV - Vietnamese Vegetables”, “Lua Nuoc - Ống hút lúa nước”, “GÔDY - Goody minimart”, “Convenient Bánh mì - Máy bán bánh mì tự động”, “F&f - Ứng dụng sức khỏe”, “Happy Truck - Doanh nghiệp giải quyết thực phẩm thừa”, “Happy Mask - Khẩu trang từ bã mía”, “Medical Food - Bữa ăn y khoa”, “FWP - Máy tái chế thực phẩm thừa”. Mỗi đội thi thuyết trình về dự án của mình và trả lời các câu hỏi mà Ban Giám khảo đặt ra.
Sinh viên thuyết trình về dự án của đội
Không chỉ là mang đến cuộc thi những dự án đầy tiềm năng, các đội thi còn khiến cho Ban Giám khảo rất “đau đầu” khi chọn ra đội có ý tưởng sáng tạo nhất, khả thi nhất. Kết quả cuối cùng:
- Giải thưởng “Dự án xuất sắc nhất” thuộc về dự án “FWD - Máy tái chế thực phẩm thừa”.
- Giải thưởng “Dự án Tiềm năng nhất” thuộc về dự án “Lua Nuoc - Ống hút làm từ lúa nước”.
- Giải thưởng “Dự án được yêu thích nhất” thuộc về dự án “Happy mask - Khẩu trang làm từ bã mía”.
Trong số 10 dự án lọt vào Chung kết Hult Prize on Campus at DTU, dự án “FWD - Máy tái chế thực phẩm thừa” của bạn Nguyễn Văn Hoàng Long, Phạm Khắc Minh Đức - Khoa Điện-Điện tử và bạn Nguyễn Minh Huy - Khoa Quản trị Kinh Doanh sẽ đại diện Đại học Duy Tân tham dự Vòng thi Chung kết Khu vực Đông Nam Á của cuộc thi Hult Prize trên quy mô toàn cầu. Với tình trạng thức ăn thừa bị lãng phí hiện nay, nhóm sinh viên đã lên ý tưởng và phát triển dự án FWP. Đây là dự án sản xuất máy chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm từ nguồn nguyên liệu là thức ăn thừa. Với dự án này, không chỉ có thể tránh lãng phí nguồn thực phẩm thừa, mà còn có thể giảm thiểu giá thành cho các sản phẩm thức ăn cho gia súc gia cầm, từ đó giúp giảm thiểu chi phí cho người nông dân.
Trong thời gian tới, dự án FWD sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển dự án của mình để đại diện cho Đại học Duy Tân tham dự Vòng Chung kết Hult Prize khu vực Đông Nam Á để giành 1 trong 3 suất đại diện khu vực tham gia chương trình đào tạo toàn cầu tại London từ tháng 7/2021 đến tháng 8/2021.
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4938&pid=2064&lang=vi-VN
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Dự án “Máy tái chế Thực phẩm thừa” của SV DTU lọt vào Bán kết Khu vực Đông Nam Á cuộc thi Hult Prize
[size=32]Đại học Duy Tân định vị thương hiệu[/size]
Tổ chức giáo dục Quacquarell Symonds (Anh) vừa công bố kết quả xếp hạng Trường Đại học Duy Tân (DTU) vào tốp 351 trong 400 đại học tốt nhất châu Á năm 2021 (tăng 100 bậc so với năm 2020). Thứ hạng này góp phần khẳng định thương hiệu DTU - trường đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế.
Ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng (thứ 4 từ phải sang) đến thăm và tặng hoa chúc mừng lãnh đạo Trường ĐH Duy Tân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.2020. Ảnh: N.T.B
Từ số 0 lên… dẫn đầu
Nhà giáo ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng nhà trường khẳng định, qua 26 năm (1994 - 2020) xây dựng và phát triển, DTU đã trở thành một trong những thương hiệu đại học (ĐH) hàng đầu của Việt Nam. DTU thực hiện mô hình đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học (NCKH) theo yêu cầu của doanh nghiệp, của xã hội, đặt trên nền tảng nhân văn và hiện đại với những bước tiến bộ vượt bậc.
Riêng lĩnh vực NCKH, khi kiểm định lần thứ nhất năm 2009, DTU có 0 điểm. Nhưng từ 2010, NCKH trở thành điểm sáng của DTU. Đến năm 2017, sau khi đạt được 10 tiêu chuẩn, 61 tiêu chí của Bộ GD-ĐT, qua kiểm định, DTU trở thành trường ĐH tư thục đầu tiên trong cả nước đạt yêu cầu về NCKH. Đây cũng là nền móng vững chắc để DTU bước tới tương lai.
Cho đến năm 2018, DTU đã có 525 công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí quốc tế thuộc ISI/Scopus. Đây là năm thứ 3 liên tiếp DTU được tổ chức Nature Index vinh danh là một trong 10 đơn vị đào tạo, nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam. Trong đó, có 5 ĐH được xếp hạng, gồm 4 trường ĐH công lập hàng đầu và DTU là ĐH tư thục đầu tiên của Việt Nam được vinh danh.
Đáng kể, trong năm 2018, lần đầu tiên nhóm tác giả nghiên cứu về y học của DTU, đứng đầu là nhà khoa học Nguyễn Tất Cương đã được đăng công trình trên The New England Journal of Medicine (NEJM) - một tạp chí hàng đầu của y học thế giới, với chỉ số ảnh hưởng - IF = 79.258.
Nâng tầm quốc tế
“Cú hattrick” 2019 về Nghiên cứu khoa học
Đầu tiên, ngày 27.8.2019, Tổ chức Kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật - công nghệ ABET (Mỹ) đã công bố kết quả kiểm định 2 chương trình đào tạo của DTU là Kỹ thuật mạng và Hệ thống thông tin quản lý đạt 100% tiêu chí, với mức kiểm định cao nhất kéo dài 6 năm (đến tháng 9.2025). DTU trở thành trường ĐH thứ 2 của Việt Nam có các chương trình đạt chuẩn kiểm định ABET. Tiếp đó, ngày 27.11.2019, DTU là một trong 8 trường ĐH của Việt Nam lọt vào tốp 500 ĐH tốt nhất châu Á, do Quacquarell Symonds xếp hạng. Vào ngày 15.12.2019, Tổ chức xếp hạng ĐH thế giới về học thuật - URAP công bố kết quả xếp hạng các ĐH hàng đầu thế giới năm 2019 - 2020. Theo đó, Việt Nam có 8 trường ĐH được URAP xếp hạng, trong đó DTU cũng là trường ĐH tư thục đầu tiên ghi tên trong bảng vàng này
Năm 2020, trước thách thức lớn của dịch Covid-19, DTU đã năng động, sáng tạo thể hiện khả năng thích nghi cao nhất. Ngay từ đầu tháng 2.2020, nhà trường đã tập huấn cho giảng viên cách dạy online qua phần mềm SAKAI và Zoom cloud Meetings. Tiếp đó, triển khai giảng dạy online cho sinh viên toàn trường vào đầu tháng 3 một cách thuận lợi, nhanh chóng.
Hơn thế, nhà trường tích cực NCKH để phòng chống dịch. Tiêu biểu là sản phẩm eCRPR - ứng dụng công nghệ mô phỏng 3D xây dựng hệ thống huấn luyện hồi sức tim phổi vì cộng đồng của DTU (giành được danh hiệu Sao Khuê năm 2020) hay sản phẩm máy thở DTU Vent 1.0, 2.0, 3.0, sẵn sàng sản xuất hàng loạt khi có yêu cầu. Ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đánh giá: “Việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm máy thở của DTU là sự đóng góp đầy ý nghĩa của nhà trường trong bối cảnh cả hệ thống chính trị và người dân đang nỗ lực phòng chống dịch Covid-19”.
Thêm một tin vui khi chương trình đào tạo Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử của DTU vừa được công nhận đạt chuẩn kiểm định ABET (Mỹ) với mức kiểm định cao nhất là 6 năm (tính đến ngày 30.6.2026). Đến nay, DTU là trường tại Việt Nam có nhiều chương trình nhất (3 chương trình) và được ABET đánh giá chất lượng cao nhất.
TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Thường trực DTU chia sẻ, thành tựu của nhà trường bắt nguồn từ định hướng chiến lược đúng. Trong đó, vấn đề cơ bản là xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ cao; xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình; chú trọng việc giảng dạy và cải tiến phương pháp giảng dạy để đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo, liên tục nâng cấp các trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và thực hành đạt chuẩn quốc tế. Riêng năm 2019, DTU đã có 1.141 công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí quốc tế thuộc ISI/Scopus, tăng hơn 217% so với năm 2018.
NGUYỄN THANH BÌNH
Nguồn: baoquangnam.vn/giao-duc/dai-hoc-duy-tan-dinh-vi-thuong-hieu-106184.html
Tổ chức giáo dục Quacquarell Symonds (Anh) vừa công bố kết quả xếp hạng Trường Đại học Duy Tân (DTU) vào tốp 351 trong 400 đại học tốt nhất châu Á năm 2021 (tăng 100 bậc so với năm 2020). Thứ hạng này góp phần khẳng định thương hiệu DTU - trường đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế.
Ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng (thứ 4 từ phải sang) đến thăm và tặng hoa chúc mừng lãnh đạo Trường ĐH Duy Tân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.2020. Ảnh: N.T.B
Từ số 0 lên… dẫn đầu
Nhà giáo ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng nhà trường khẳng định, qua 26 năm (1994 - 2020) xây dựng và phát triển, DTU đã trở thành một trong những thương hiệu đại học (ĐH) hàng đầu của Việt Nam. DTU thực hiện mô hình đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học (NCKH) theo yêu cầu của doanh nghiệp, của xã hội, đặt trên nền tảng nhân văn và hiện đại với những bước tiến bộ vượt bậc.
Riêng lĩnh vực NCKH, khi kiểm định lần thứ nhất năm 2009, DTU có 0 điểm. Nhưng từ 2010, NCKH trở thành điểm sáng của DTU. Đến năm 2017, sau khi đạt được 10 tiêu chuẩn, 61 tiêu chí của Bộ GD-ĐT, qua kiểm định, DTU trở thành trường ĐH tư thục đầu tiên trong cả nước đạt yêu cầu về NCKH. Đây cũng là nền móng vững chắc để DTU bước tới tương lai.
Cho đến năm 2018, DTU đã có 525 công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí quốc tế thuộc ISI/Scopus. Đây là năm thứ 3 liên tiếp DTU được tổ chức Nature Index vinh danh là một trong 10 đơn vị đào tạo, nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam. Trong đó, có 5 ĐH được xếp hạng, gồm 4 trường ĐH công lập hàng đầu và DTU là ĐH tư thục đầu tiên của Việt Nam được vinh danh.
Đáng kể, trong năm 2018, lần đầu tiên nhóm tác giả nghiên cứu về y học của DTU, đứng đầu là nhà khoa học Nguyễn Tất Cương đã được đăng công trình trên The New England Journal of Medicine (NEJM) - một tạp chí hàng đầu của y học thế giới, với chỉ số ảnh hưởng - IF = 79.258.
Nâng tầm quốc tế
“Cú hattrick” 2019 về Nghiên cứu khoa học
Đầu tiên, ngày 27.8.2019, Tổ chức Kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật - công nghệ ABET (Mỹ) đã công bố kết quả kiểm định 2 chương trình đào tạo của DTU là Kỹ thuật mạng và Hệ thống thông tin quản lý đạt 100% tiêu chí, với mức kiểm định cao nhất kéo dài 6 năm (đến tháng 9.2025). DTU trở thành trường ĐH thứ 2 của Việt Nam có các chương trình đạt chuẩn kiểm định ABET. Tiếp đó, ngày 27.11.2019, DTU là một trong 8 trường ĐH của Việt Nam lọt vào tốp 500 ĐH tốt nhất châu Á, do Quacquarell Symonds xếp hạng. Vào ngày 15.12.2019, Tổ chức xếp hạng ĐH thế giới về học thuật - URAP công bố kết quả xếp hạng các ĐH hàng đầu thế giới năm 2019 - 2020. Theo đó, Việt Nam có 8 trường ĐH được URAP xếp hạng, trong đó DTU cũng là trường ĐH tư thục đầu tiên ghi tên trong bảng vàng này
Năm 2020, trước thách thức lớn của dịch Covid-19, DTU đã năng động, sáng tạo thể hiện khả năng thích nghi cao nhất. Ngay từ đầu tháng 2.2020, nhà trường đã tập huấn cho giảng viên cách dạy online qua phần mềm SAKAI và Zoom cloud Meetings. Tiếp đó, triển khai giảng dạy online cho sinh viên toàn trường vào đầu tháng 3 một cách thuận lợi, nhanh chóng.
Hơn thế, nhà trường tích cực NCKH để phòng chống dịch. Tiêu biểu là sản phẩm eCRPR - ứng dụng công nghệ mô phỏng 3D xây dựng hệ thống huấn luyện hồi sức tim phổi vì cộng đồng của DTU (giành được danh hiệu Sao Khuê năm 2020) hay sản phẩm máy thở DTU Vent 1.0, 2.0, 3.0, sẵn sàng sản xuất hàng loạt khi có yêu cầu. Ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đánh giá: “Việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm máy thở của DTU là sự đóng góp đầy ý nghĩa của nhà trường trong bối cảnh cả hệ thống chính trị và người dân đang nỗ lực phòng chống dịch Covid-19”.
Thêm một tin vui khi chương trình đào tạo Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử của DTU vừa được công nhận đạt chuẩn kiểm định ABET (Mỹ) với mức kiểm định cao nhất là 6 năm (tính đến ngày 30.6.2026). Đến nay, DTU là trường tại Việt Nam có nhiều chương trình nhất (3 chương trình) và được ABET đánh giá chất lượng cao nhất.
TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Thường trực DTU chia sẻ, thành tựu của nhà trường bắt nguồn từ định hướng chiến lược đúng. Trong đó, vấn đề cơ bản là xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ cao; xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình; chú trọng việc giảng dạy và cải tiến phương pháp giảng dạy để đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo, liên tục nâng cấp các trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và thực hành đạt chuẩn quốc tế. Riêng năm 2019, DTU đã có 1.141 công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí quốc tế thuộc ISI/Scopus, tăng hơn 217% so với năm 2018.
NGUYỄN THANH BÌNH
Nguồn: baoquangnam.vn/giao-duc/dai-hoc-duy-tan-dinh-vi-thuong-hieu-106184.html
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Dự án “Máy tái chế Thực phẩm thừa” của SV DTU lọt vào Bán kết Khu vực Đông Nam Á cuộc thi Hult Prize
» Lễ phát động Cuộc thi Hult Prize 2021
» ĐH Duy Tân - đại diện Việt Nam trong Top 7 HULT Prize Đông Nam Á 2019
» Chung kết Hult Prize at DTU 2019: Cuộc Tranh tài của những Ý tưởng Khởi nghiệp Sáng tạo
» Cuộc chiến tam quốc: Ngụy tel, Thục Vi, Đông Mô
» Lễ phát động Cuộc thi Hult Prize 2021
» ĐH Duy Tân - đại diện Việt Nam trong Top 7 HULT Prize Đông Nam Á 2019
» Chung kết Hult Prize at DTU 2019: Cuộc Tranh tài của những Ý tưởng Khởi nghiệp Sáng tạo
» Cuộc chiến tam quốc: Ngụy tel, Thục Vi, Đông Mô
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết