Tự tình "Trước Sông Hàn" cùng Tổ quốc, cùng Nhân dân
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tự tình "Trước Sông Hàn" cùng Tổ quốc, cùng Nhân dân
Tự tình "Trước Sông Hàn" cùng Tổ quốc, cùng Nhân dân
“Trước Sông Hàn” là chương trình giao lưu văn học vừa diễn ra đêm 18/2. Chương trình do Đại học Duy Tân và Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức, chào mừng Ngày Thơ Việt Nam.
Nhà thơ Ngân Vịnh đầy cảm xúc khi trình bày những tác phẩm được ông sáng tác lúc "tôi là người lính, có mặt ở biên giới tây nam Tổ quốc, giai đoạn khốc liệt nhất".- ảnh trong bài bài: T.Ngọc
Tự tình “ Trước Sông Hàn” về Tổ quốc, về Nhân dân
Trong chương trình giao lưu, Nhà thơ Ngân Vịnh đã nhớ lại những ngày gian khổ, khốc liệt khi ông là người lính của Sư đoàn 309 làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới tây nam, trực tiếp tham gia vào chiến dịch giải phóng đất nước và nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng…
“Chúng tôi hành quân trong những mưa rừng xối xả, đồng đội tôi người còn chút lành lặn cõng người bị thương, vượt mưa và băng qua những con đường trơn trượt, èo dốc. Người may mắn không chịu thương tích, chỉ mong đi nhanh hơn để đồng đội mình về đến bệnh viện dã chiến giữa rừng. May ra, giữ được mạng sống cho bạn ấy, chờ đến ngày mặt trận nơi đây im tiếng súng.
Hết hành quân về lại cứ dưới mưa, chúng tôi lại cố chịu đựng những cơn khát khi mùa khô phương Nam đến. Những trải nghiệm đủ để chúng tôi hiểu “chết khát” diễn ra đau đớn như thế nào. Một đại đội trên đường hành quân với 42 người, lúc về đến điểm đóng quân của Sư đoàn chỉ còn đúng … 1 người. Và sau khi báo cáo với chỉ huy Sư đoàn, bản thân anh ấy đã ngã vật xuống, bất tỉnh.
Theo lời kể của người lính duy nhất về đến Sư đoàn, chúng tôi đi ngược lại hành trình tìm kiếm đồng đội. Anh em mình chết dọc đường nhiều lắm. Người chết khác đã phải vật vã, lăn lộn trong tuyệt vọng để tìm cho được chút nước uống “cầm hơi”. Có anh em chết trong tư thế miệng ngạp vào đất tìm chút hơi ẩm của đất cho nguôi cơn khát cháy cả cổ họng. Và người chết khác thì ai ai mắt cũng đỏ ngầu…”.
Nhà thơ Ngân Vịnh đã đọc hai bài thơ ông viết trong giai đoạn là người lính có mặt ở biên giới tây nam của Tổ quốc, hay tận biên giới Thái Lan, hay trên đất nước Campuchia đang dần hồi sinh khi nạn diệt chủng chấm dứt (1978-1984). Hai bài thơ của ông kể lại những cơn mưa rừng và những cơn khát mà ông và đồng đội từng chịu đựng…
Đêm Giao lưu Văn học với chủ đề “Trước Sông Hàn” có sự tham dự của Nhà thơ, Nhà văn Bùi Công Minh, Thái Bá Lợi, Ngân Vịnh, Nguyễn Đông Nhật, Bùi Xuân, Đỗ Cảnh Thìn, Nguyễn Kim Huy, Lê Anh Dũng, Đinh Thị Như Thúy, Nguyễn Ngọc Hạnh, Bùi Tự Lực …Trong ảnh: Tại Chương trình, Nhà thơ Bùi Xuân (bên trái) tặng tuyển tập tác phẩm "Đà Nẵng, điều còn lại ..." đến lãnh đạo Đại học Duy Tân.
Nhiều bạn trẻ (là sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội nhân văn Đại học Duy Tân) đã tạm thôi trò chuyện, tạm thôi làm bạn với thế giới ảo. Họ chăm chú lắng nghe âm thanh vang vọng cho đến ngày nay của một thế giới rất thật.
Câu chuyện của thế giới thật ấy được ngày nay gọi tên là quá khứ, là ký ức lịch sử. Lịch sử ấy được viết khi các bạn còn chưa là hình hài, chưa được sinh ra. Nhưng lịch sử ấy luôn được nhắc đến và các thế hệ mai sau – trong đó có các bạn- không được phép lãng quên. Diện mạo của một Việt Nam hôm nay có sự hun đúc và vun đắp, nuôi dưỡng từ những câu chuyện như thế trong quá khứ. Quá khứ kiến tạo những đường nét cho hiện tại và định hình không gian, kịch bản phát triển cho ngày mai một dân tộc.
Tạm chia tay với Nhà thơ Ngân Vịnh cùng bối cảnh biên giới tây nam, tâm hồn còn “nghẹn ngào” của người yêu thơ đến tham dự chương trình giao lưu văn học “Trước sông Hàn” được dẫn dắt ra biển xa … Nơi “Những đảo đá nhô lên từ mặt biển – Người lính hiên ngang trên cột mốc chủ quyền” qua câu chuyện (Tổ quốc là Trường Sa) được kể bằng thơ của một “tân giảng viên Đại học Duy Tân – cựu Nhà báo …”: Nhà thơ Đỗ Cảnh Thìn …
Đứng trước dòng sông dường như mọi cảm xúc vỡ òa, ai ai cũng muốn thốt lên cùng sông nước câu chuyện của nỗi lòng, của tâm trạng. Nói như TS Nguyễn Tấn Thắng – Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân “Không gian thơ, nội dung thơ của chương trình giao lưu đêm nay rộng mở. Chúng tôi muốn bạn thơ được nghe được kể được hỏi về những chủ đề mà thơ ca luôn tìm đến. Đó là Mùa xuân, đó là Tình yêu và miên man hơn, sâu lắng hơn là Quê hương, là Tổ quốc, là Biển là Đảo của Việt Nam và không thể thiếu hình ảnh Người lính trong thi ca”.
Thi ca - nhựa sống của tâm hồn, hun đúc tinh thần nhân văn cho mỗi người, cho cộng đồng
Nhà thơ Bùi Xuân (Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy) chia sẻ rằng, chủ đề Ngày Thơ Việt Nam năm nay chạm đến một chủ đề vừa rất đỗi thiêng liêng là “cảm hứng bất tận” là suối nguồn của dòng chảy văn học-nghệ thuật: Sông núi trên vai.
“Mỗi nhà thơ cất tiếng nói về trách nhiệm công dân của chính mình. Mà đã là tiếng nói công dân thì những nỗi niềm, những trăn trở thao thức về vận mệnh Tổ quốc, hạnh phúc của Nhân dân; tình yêu thiêng liêng, nỗi lòng dành cho đất nước, quê hương, dành cho Đà Nẵng chẳng bao giờ cạn. Chương trình giao lưu hôm nay kỳ vọng góp một phần cho sự thăng hoa của hoạt động văn học – nghệ thuật của thành phố bên bờ sông Hàn” - Nhà thơ Bùi Xuân gửi gắm.
Trao tặng tuyển tập "Đà Nẵng, điều còn lại" đến Thư viện và Khoa Khoa học xã hội - Nhân văn Đại học Duy Tân. Từ trái sang: Nhà thơ Lê Anh Dũng; Cựu Nhà báo Trần Hân, đại diện Khoa Khoa học xã hội - Nhân văn và Nhà thơ Đinh Thị Như Thúy.
Cựu Nhà báo Trần Hân (nay là Giám đốc Trung tâm Truyền thông Đại học Duy Tân), một trong những người chủ công trong công tác tổ chức chương trình giao lưu nhắn gửi:
"Như các bạn đã biết, thơ ca luôn là tiếng nói của tâm hồn, của cảm xúc. Thơ chính là những ký hiệu ngôn từ của cảm xúc dâng trào từ trái tim. Thơ ca ra đời từ cảm xúc tâm hồn và thơ ca cũng là nuôi dưỡng cảm xúc tâm hồn, chất nhân văn trong mỗi con người. Thơ chính là con đường ngắn nhất để gắn kết những tâm hồn đồng điệu, trong sáng, thánh thiện, giàu chất nhân văn. Chương trình giao lưu - đêm thơ hôm nay được Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ “ủng hộ hết mình”. Là lãnh đạo cao nhất của trường, Thầy không chỉ đồng tình mà còn nhắc anh chị em chúng tôi phải tổ chức thành công.
Điều này xuất phát từ một ấp ủ của chính ông: Xây dựng và phát triển một trường đại học không chỉ giàu tri thức khoa học công nghệ mà cũng phải giàu chất nhân văn. Và Thầy Lê Công Cơ chính là người đã miệt mài nuôi dưỡng, vun đắp cho chất nhân văn ngày càng phát triển, lan rộng trong trường và cả kỳ vọng thấm đẫm vào tinh thần của cộng đồng xã hội”.
“Là một học sinh - sinh viên giỏi Toán, tốt nghiệp đại học và trỏ thành giáo viên dạy Toán. Nhưng Nhà giáo Lê Công Cơ lại rất yêu văn thơ. Ông nhìn nhận rằng chính văn học nói chung, thơ ca nói riêng luôn song hành và nuôi dưỡng đời sống tâm hồn, tạo dựng những giá trị nhân văn cho mỗi con người đến cả cộng đồng . Ông không chỉ ủng hộ mà còn gợi ý, khởi xướng nhiều hoạt động liên quan đến giao lưu thi ca, giới thiệu, quảng bá sách, văn hóa đọc. Chương trình giao lưu văn học “Trước Sông Hàn” đêm nay là một trong nhiều chương trình được diễn ra với sự quan tâm sâu sắc của ông” – TS Nguyễn Tấn Thắng cho biết thêm.
(Nguồn:http://www.ictdanang.vn/chi-tiet?articleId=38426)
“Trước Sông Hàn” là chương trình giao lưu văn học vừa diễn ra đêm 18/2. Chương trình do Đại học Duy Tân và Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức, chào mừng Ngày Thơ Việt Nam.
Nhà thơ Ngân Vịnh đầy cảm xúc khi trình bày những tác phẩm được ông sáng tác lúc "tôi là người lính, có mặt ở biên giới tây nam Tổ quốc, giai đoạn khốc liệt nhất".- ảnh trong bài bài: T.Ngọc
Tự tình “ Trước Sông Hàn” về Tổ quốc, về Nhân dân
Trong chương trình giao lưu, Nhà thơ Ngân Vịnh đã nhớ lại những ngày gian khổ, khốc liệt khi ông là người lính của Sư đoàn 309 làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới tây nam, trực tiếp tham gia vào chiến dịch giải phóng đất nước và nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng…
“Chúng tôi hành quân trong những mưa rừng xối xả, đồng đội tôi người còn chút lành lặn cõng người bị thương, vượt mưa và băng qua những con đường trơn trượt, èo dốc. Người may mắn không chịu thương tích, chỉ mong đi nhanh hơn để đồng đội mình về đến bệnh viện dã chiến giữa rừng. May ra, giữ được mạng sống cho bạn ấy, chờ đến ngày mặt trận nơi đây im tiếng súng.
Hết hành quân về lại cứ dưới mưa, chúng tôi lại cố chịu đựng những cơn khát khi mùa khô phương Nam đến. Những trải nghiệm đủ để chúng tôi hiểu “chết khát” diễn ra đau đớn như thế nào. Một đại đội trên đường hành quân với 42 người, lúc về đến điểm đóng quân của Sư đoàn chỉ còn đúng … 1 người. Và sau khi báo cáo với chỉ huy Sư đoàn, bản thân anh ấy đã ngã vật xuống, bất tỉnh.
Theo lời kể của người lính duy nhất về đến Sư đoàn, chúng tôi đi ngược lại hành trình tìm kiếm đồng đội. Anh em mình chết dọc đường nhiều lắm. Người chết khác đã phải vật vã, lăn lộn trong tuyệt vọng để tìm cho được chút nước uống “cầm hơi”. Có anh em chết trong tư thế miệng ngạp vào đất tìm chút hơi ẩm của đất cho nguôi cơn khát cháy cả cổ họng. Và người chết khác thì ai ai mắt cũng đỏ ngầu…”.
Nhà thơ Ngân Vịnh đã đọc hai bài thơ ông viết trong giai đoạn là người lính có mặt ở biên giới tây nam của Tổ quốc, hay tận biên giới Thái Lan, hay trên đất nước Campuchia đang dần hồi sinh khi nạn diệt chủng chấm dứt (1978-1984). Hai bài thơ của ông kể lại những cơn mưa rừng và những cơn khát mà ông và đồng đội từng chịu đựng…
Đêm Giao lưu Văn học với chủ đề “Trước Sông Hàn” có sự tham dự của Nhà thơ, Nhà văn Bùi Công Minh, Thái Bá Lợi, Ngân Vịnh, Nguyễn Đông Nhật, Bùi Xuân, Đỗ Cảnh Thìn, Nguyễn Kim Huy, Lê Anh Dũng, Đinh Thị Như Thúy, Nguyễn Ngọc Hạnh, Bùi Tự Lực …Trong ảnh: Tại Chương trình, Nhà thơ Bùi Xuân (bên trái) tặng tuyển tập tác phẩm "Đà Nẵng, điều còn lại ..." đến lãnh đạo Đại học Duy Tân.
Nhiều bạn trẻ (là sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội nhân văn Đại học Duy Tân) đã tạm thôi trò chuyện, tạm thôi làm bạn với thế giới ảo. Họ chăm chú lắng nghe âm thanh vang vọng cho đến ngày nay của một thế giới rất thật.
Câu chuyện của thế giới thật ấy được ngày nay gọi tên là quá khứ, là ký ức lịch sử. Lịch sử ấy được viết khi các bạn còn chưa là hình hài, chưa được sinh ra. Nhưng lịch sử ấy luôn được nhắc đến và các thế hệ mai sau – trong đó có các bạn- không được phép lãng quên. Diện mạo của một Việt Nam hôm nay có sự hun đúc và vun đắp, nuôi dưỡng từ những câu chuyện như thế trong quá khứ. Quá khứ kiến tạo những đường nét cho hiện tại và định hình không gian, kịch bản phát triển cho ngày mai một dân tộc.
Tạm chia tay với Nhà thơ Ngân Vịnh cùng bối cảnh biên giới tây nam, tâm hồn còn “nghẹn ngào” của người yêu thơ đến tham dự chương trình giao lưu văn học “Trước sông Hàn” được dẫn dắt ra biển xa … Nơi “Những đảo đá nhô lên từ mặt biển – Người lính hiên ngang trên cột mốc chủ quyền” qua câu chuyện (Tổ quốc là Trường Sa) được kể bằng thơ của một “tân giảng viên Đại học Duy Tân – cựu Nhà báo …”: Nhà thơ Đỗ Cảnh Thìn …
Đứng trước dòng sông dường như mọi cảm xúc vỡ òa, ai ai cũng muốn thốt lên cùng sông nước câu chuyện của nỗi lòng, của tâm trạng. Nói như TS Nguyễn Tấn Thắng – Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân “Không gian thơ, nội dung thơ của chương trình giao lưu đêm nay rộng mở. Chúng tôi muốn bạn thơ được nghe được kể được hỏi về những chủ đề mà thơ ca luôn tìm đến. Đó là Mùa xuân, đó là Tình yêu và miên man hơn, sâu lắng hơn là Quê hương, là Tổ quốc, là Biển là Đảo của Việt Nam và không thể thiếu hình ảnh Người lính trong thi ca”.
Thi ca - nhựa sống của tâm hồn, hun đúc tinh thần nhân văn cho mỗi người, cho cộng đồng
Nhà thơ Bùi Xuân (Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy) chia sẻ rằng, chủ đề Ngày Thơ Việt Nam năm nay chạm đến một chủ đề vừa rất đỗi thiêng liêng là “cảm hứng bất tận” là suối nguồn của dòng chảy văn học-nghệ thuật: Sông núi trên vai.
“Mỗi nhà thơ cất tiếng nói về trách nhiệm công dân của chính mình. Mà đã là tiếng nói công dân thì những nỗi niềm, những trăn trở thao thức về vận mệnh Tổ quốc, hạnh phúc của Nhân dân; tình yêu thiêng liêng, nỗi lòng dành cho đất nước, quê hương, dành cho Đà Nẵng chẳng bao giờ cạn. Chương trình giao lưu hôm nay kỳ vọng góp một phần cho sự thăng hoa của hoạt động văn học – nghệ thuật của thành phố bên bờ sông Hàn” - Nhà thơ Bùi Xuân gửi gắm.
Trao tặng tuyển tập "Đà Nẵng, điều còn lại" đến Thư viện và Khoa Khoa học xã hội - Nhân văn Đại học Duy Tân. Từ trái sang: Nhà thơ Lê Anh Dũng; Cựu Nhà báo Trần Hân, đại diện Khoa Khoa học xã hội - Nhân văn và Nhà thơ Đinh Thị Như Thúy.
Cựu Nhà báo Trần Hân (nay là Giám đốc Trung tâm Truyền thông Đại học Duy Tân), một trong những người chủ công trong công tác tổ chức chương trình giao lưu nhắn gửi:
"Như các bạn đã biết, thơ ca luôn là tiếng nói của tâm hồn, của cảm xúc. Thơ chính là những ký hiệu ngôn từ của cảm xúc dâng trào từ trái tim. Thơ ca ra đời từ cảm xúc tâm hồn và thơ ca cũng là nuôi dưỡng cảm xúc tâm hồn, chất nhân văn trong mỗi con người. Thơ chính là con đường ngắn nhất để gắn kết những tâm hồn đồng điệu, trong sáng, thánh thiện, giàu chất nhân văn. Chương trình giao lưu - đêm thơ hôm nay được Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ “ủng hộ hết mình”. Là lãnh đạo cao nhất của trường, Thầy không chỉ đồng tình mà còn nhắc anh chị em chúng tôi phải tổ chức thành công.
Điều này xuất phát từ một ấp ủ của chính ông: Xây dựng và phát triển một trường đại học không chỉ giàu tri thức khoa học công nghệ mà cũng phải giàu chất nhân văn. Và Thầy Lê Công Cơ chính là người đã miệt mài nuôi dưỡng, vun đắp cho chất nhân văn ngày càng phát triển, lan rộng trong trường và cả kỳ vọng thấm đẫm vào tinh thần của cộng đồng xã hội”.
“Là một học sinh - sinh viên giỏi Toán, tốt nghiệp đại học và trỏ thành giáo viên dạy Toán. Nhưng Nhà giáo Lê Công Cơ lại rất yêu văn thơ. Ông nhìn nhận rằng chính văn học nói chung, thơ ca nói riêng luôn song hành và nuôi dưỡng đời sống tâm hồn, tạo dựng những giá trị nhân văn cho mỗi con người đến cả cộng đồng . Ông không chỉ ủng hộ mà còn gợi ý, khởi xướng nhiều hoạt động liên quan đến giao lưu thi ca, giới thiệu, quảng bá sách, văn hóa đọc. Chương trình giao lưu văn học “Trước Sông Hàn” đêm nay là một trong nhiều chương trình được diễn ra với sự quan tâm sâu sắc của ông” – TS Nguyễn Tấn Thắng cho biết thêm.
(Nguồn:http://www.ictdanang.vn/chi-tiet?articleId=38426)
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Tự tình "Trước Sông Hàn" cùng Tổ quốc, cùng Nhân dân
Thông báo Tuyển sinh Đại học Duy Tân năm 2019
Thông báo Tuyển sinh Đại học năm 2019
Thông báo Tuyển sinh Đại học năm 2019
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Re: Tự tình "Trước Sông Hàn" cùng Tổ quốc, cùng Nhân dân
[size=32]ĐH Duy Tân chế tạo xe lăn điện cho người khuyết tật Đà Nẵng[/size]
Hơi ấm của mùa xuân, của Tết Nguyên đán năm nay dường như đến sớm hơn với người khuyết tật ở Đà Nẵng khi họ hạnh phúc, hân hoan đón nhận những chiếc xe lăn điện quý giá được Đại học (ĐH) Duy Tân trao tặng.
Lãnh đạo ĐH Duy Tân trao tặng xe lăn điện cho người khuyết tật
10 chiếc xe lăn điện đầu tiên do ĐH Duy Tân nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo đã được trao tặng cho những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP.Đà Nẵng vào sáng 26.1.2019. Sự kiện này thực sự mang đến niềm vui khôn xiết, trọn đầy khi Tết Nguyên đán đang gần kề.
Xe lăn điện - đôi chân thứ 2 của người khuyết tật
Những người khuyết tật đầu tiên được ĐH Duy Tân trao tặng xe lăn điện hầu hết là những đối tượng thuộc gia đình chính sách, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn TP.Đà Nẵng. Trong số những hoàn cảnh đó: Có người chưa một lần được chạm tay vào xe lăn thông thường như chú Huỳnh Văn Thanh (phường Phước Mỹ) thương binh hạng 1/4, phải dùng chân giả và đi lại bằng nạng; Có người phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của người thân, muốn đi đâu phải có người bồng bế như em Đặng Thị Hồng Anh (phường Hòa Minh) - nạn nhân chất độc da cam khiến cơ thể em bị teo lại và hai chân không thể vận động được.
Hay như chú Bùi Thêm (phường Hòa Khánh Bắc) đã bị liệt suốt 40 năm, hiện chỉ sống một mình và phải di chuyển trên một chiếc xe lăn rất cũ; Là cô Đặng Thị Bé (phường An Hải Bắc) bị liệt 2 chân, mồ côi cha mẹ và đang sống với anh trai; Là em Trần Minh Hoàng (thôn Phước Hưng) bị tai nạn lao động dập tủy sống, gãy đốt sống cổ dẫn đến liệt tứ chi; Hay như chị Đặng Thị Thanh Mai (thôn An Trạch) là hộ nghèo và bị liệt 2 chân cùng tay trái…
Xúc động khi được tặng xe lăn điện, chú Bùi Thêm chia sẻ: “Trước kia, để đi đâu chú phải nhờ người đẩy đi hoặc phải dùng tay đẩy bánh xe lăn rất vất vả và mệt nhọc. Nhiều khi muốn đi chợ mua thức ăn thôi cũng không thể đi được, phải gửi hàng xóm mua giúp. Giờ có chiếc Xe lăn Điện này rồi, nó như đôi chân thứ 2 giúp chú có thể đi đến những nơi mà chú muốn một cách dễ dàng hay mở ra cho chú cơ hội đi bán vé số để mưu sinh trong thời gian tới”.
Các kỹ sư Điện-Điện tử của ĐH Duy Tân hỗ trợ người khuyết tật sử dụng xe lăn điện
Quả thực, với những người mà đôi chân không thể đi lại được như chú Thêm thì sản phẩm xe lăn điện của ĐH Duy Tân thực sự là món quà quý giá, giúp họ có sinh hoạt hằng ngày dễ dàng hơn cũng như có thêm nghị lực để vui sống. Những giọt nước mắt đã rơi và những nụ cười hạnh phúc đã nở trên gương mặt của những người khuyết tật khi ngồi trên những chiếc xe lăn điện thuận tiện, hiện đại để có thể giúp đi khắp mọi nơi.
“Tôi cảm ơn ĐH Duy Tân nhiều lắm. Cảm ơn nhà trường đã đồng cảm với hoàn cảnh và thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của những người khuyết tật chúng tôi. Ở nhà, phương tiện di chuyển của tôi là một chiếc xe 3 bánh cồng kềnh, đã cũ, thường xuyên phải sửa chữa rất tốn kém và hơi bất tiện khi không thể đi lùi được. Với chiếc xe lăn điện này, tôi có thể đi tiến, đi lùi, rẽ trái phải rất dễ dàng”, cô Đặng Thị Bé vui mừng trong ngày nhận xe.
Sản phẩm mang ý nghĩa nhân văn
Thiết kế xe lăn điện là ý tưởng của ThS Đặng Ngọc Trung, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh ĐH Duy Tân. Ngay khi nhận thấy đây là ý tưởng rất nhân văn và hữu ích đối với cộng đồng, nhất là với những người khuyết tật, lãnh đạo ĐH Duy Tân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để ThS Đặng Ngọc Trung phối hợp với Trung tâm Điện-Điện tử (CEE) nghiên cứu và chế tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
TS Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng ĐH Duy Tân cho biết: “Ở nước ngoài, người khuyết tật được xã hội rất quan tâm. Các phương tiện công cộng như tàu điện hay đường sá đều được thiết kế phù hợp cả với người khuyết tật, do đó dù sử dụng các loại xe thô sơ để đi lại đều khá dễ dàng mà không cần nhiều đến sự giúp đỡ của người thân. Tuy nhiên, ở Việt Nam, sự quan tâm dành cho người khuyết tật mới ở một mức độ nhất định nên việc họ di chuyển rất khó khăn.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã đưa ra ý tưởng thiết kế và sản xuất xe lăn với đầu kéo động cơ điện để người khuyết tật di chuyển dễ dàng. Thiết kế này có 2 phần, trong đó phần đầu gắn động cơ có thể lắp vào khi đi ra ngoài và tháo ra để dễ dàng di chuyển trong nhà. Chúng tôi hy vọng đây là món quà tinh thần có ý nghĩa mà nhà trường trao tặng cho người khuyết tật, đồng thời, mong rằng khi xã hội ngày càng phát triển, văn minh, sẽ có nhiều hơn sự quan tâm cho người khuyết tật để giúp họ giảm bớt những thiệt thòi trong cuộc sống”.
Cán bộ CEE, Đại học Duy Tân trao xe lăn điện tận nhà cho người khuyết tật
Xe lăn Điện do ĐH Duy Tân thiết kế có nhiều điểm khác biệt so với các xe lăn thông thường hiện có trên thị trường. Theo TS Vũ Dương - Giám đốc Trung tâm Điện-Điện tử, người trực tiếp tham gia chế tạo sản phẩm: “Xe lăn điện được thiết kế hướng đến sự lắp ghép đơn giản, cơ cấu nhỏ gọn nhưng đảm bảo độ chắc chắn và an toàn phù hợp với sức khỏe của người khuyết tật. Với xe lăn điện của Đại học Duy Tân, người sử dụng có thể tháo/lắp rất nhanh giữa đầu kéo chạy bằng pin và xe lăn 2 bánh tại bất kỳ thời điểm nào, tình huống nào mà họ mong muốn. Để thiết kế các cơ cấu đó, những chi tiết của đầu kéo xe lăn đã được nhóm chế tạo bằng các máy móc hiện đại trong gia công cơ khí chính xác như: máy phay CNC, máy tiện CNC, máy cắt laser CNC,…
Trước khi đưa vào sử dụng, xe lăn điện đã được Trung tâm kiểm thử bằng máy đo tốc độ, máy đo độ rung. Xe sử dụng pin lithium, mỗi lần sạc đầy có thể đi được 35 km - 40 km, tốc độ tối đa là 45 km/h, tải trọng 120 kg. Xe có thể leo dốc đến 30 độ mà vẫn chạy êm, ổn định. Xe có đèn chiếu sáng vào ban đêm, có đèn xi nhan dùng cho rẽ trái và rẽ phải, có gương chiếu hậu để quan sát phía sau, có còi báo hiệu. Đặc biệt, trên tay lái có tích hợp nhiều hệ thống điều khiển rất thuận tiện cho người dùng như: công tắc khởi động xe, tay ga để kiểm soát tốc độ, công tắc đảo chiều xe (tiến - lùi), công tắc đèn, xi nhan. Hiện tại, ĐH Duy Tân đã đăng ký giải pháp hữu ích với Cục Sở hữu trí tuệ để được bảo hộ về ý tưởng và quyền tác giả”.
Cùng tham gia nghiên cứu và chế tạo xe lăn điện với các giảng viên và nhân viên nhà trường, Nguyễn Khắc Minh Đức - sinh viên ngành Cơ Điện tử, ĐH Duy Tân chia sẻ: “Em rất vui khi được đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tạo ra một sản phẩm mang ý nghĩa thiết thực, hỗ trợ đắc lực cho người khuyết tật. Trong quá trình thực hiện, em đã thu nhận được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm chế tạo, lắp ráp hữu ích. Hy vọng, trong thời gian tới, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô trong trường, chúng em sẽ sáng tạo được thêm nhiều sản phẩm nữa để phục vụ cộng đồng”.
Nhiều sản phẩm hữu ích khác phục vụ cộng đồng
Cùng với sản phẩm xe lăn điện trao cho người khuyết tật dịp này, ĐH Duy Tân cũng đã tạo ra rất nhiều sản phẩm khác thực sự hữu ích cho cộng đồng như:
Sản phẩm Giải phẫu học cơ thể người 3D: do Trung tâm Mô phỏng và Mô hình hóa (CVS) thiết kế với hàng ngàn mô hình khối 3D kiến tạo nên đầy đủ tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể người, có thể sử dụng cho mô phỏng các dạng bệnh lý hay mô phỏng quá trình phẫu thuật từng cơ quan, bộ phận trên cơ thể người. Sản phẩm đã đạt Giải Nhất Nhân tài Đất Việt và phân nhánh app trên ứng dụng di động của sản phẩm đã đạt Giải Bạc ICT của cộng đồng ASEAN.
Sản phẩm Cánh tay Robot: đã được Trung tâm Điện-Điện tử (CEE) nghiên cứu, chế tạo thành công và đã trao tặng cho 2 em học sinh là Phan Trọng Hiếu (bị mìn nổ mất gần hết tay phải) và Trần Đăng Khoa (thiếu bàn tay trái từ khi sinh ra) ở tỉnh Quảng Nam. Cánh tay Robot đã giúp các em có thể cầm nắm chắc chắn các vật dụng có kích thước và khối lượng khác nhau, giúp các em thực hiện mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày thuận tiện, dễ dàng hơn như ăn, uống, đi xe đạp,...
Sản phẩm Robot kiểm tra Khuyết tật Mối hàn Tàu thủy: đã được hoạt động thử nghiệm tại nhà máy đóng tàu Sông Thu.
Máy bán nước giải khát tự động: hiện được lắp đặt ở tất cả các cơ sở của ĐH Duy Tân và một số trường THPT để phục vụ giảng viên và sinh viên.
Thiết bị cấp phiếu giữ xe cầm tay sử dụng RFID: từng đoạt giải Khuyến khích - Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam lần thứ 13.
Máy phát bao cao su tự động: được lắp đặt tại một số phường và cơ sở y tế trên địa bàn TP.Đà Nẵng,…
Các bạn có thể xem thêm về nghiên cứu và đào tạo các ngành Y khoa, Điện-Điện tử của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Y, Khoa Dược, Khoa Điện-Điện tử, và Trung tâm Điện-Điện tử.
https://thanhnien.vn/giao-duc/dh-duy-tan-che-tao-xe-lan-dien-cho-nguoi-khuyet-tat-da-nang-1048884.html
Hơi ấm của mùa xuân, của Tết Nguyên đán năm nay dường như đến sớm hơn với người khuyết tật ở Đà Nẵng khi họ hạnh phúc, hân hoan đón nhận những chiếc xe lăn điện quý giá được Đại học (ĐH) Duy Tân trao tặng.
Lãnh đạo ĐH Duy Tân trao tặng xe lăn điện cho người khuyết tật
10 chiếc xe lăn điện đầu tiên do ĐH Duy Tân nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo đã được trao tặng cho những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP.Đà Nẵng vào sáng 26.1.2019. Sự kiện này thực sự mang đến niềm vui khôn xiết, trọn đầy khi Tết Nguyên đán đang gần kề.
Xe lăn điện - đôi chân thứ 2 của người khuyết tật
Những người khuyết tật đầu tiên được ĐH Duy Tân trao tặng xe lăn điện hầu hết là những đối tượng thuộc gia đình chính sách, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn TP.Đà Nẵng. Trong số những hoàn cảnh đó: Có người chưa một lần được chạm tay vào xe lăn thông thường như chú Huỳnh Văn Thanh (phường Phước Mỹ) thương binh hạng 1/4, phải dùng chân giả và đi lại bằng nạng; Có người phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của người thân, muốn đi đâu phải có người bồng bế như em Đặng Thị Hồng Anh (phường Hòa Minh) - nạn nhân chất độc da cam khiến cơ thể em bị teo lại và hai chân không thể vận động được.
Hay như chú Bùi Thêm (phường Hòa Khánh Bắc) đã bị liệt suốt 40 năm, hiện chỉ sống một mình và phải di chuyển trên một chiếc xe lăn rất cũ; Là cô Đặng Thị Bé (phường An Hải Bắc) bị liệt 2 chân, mồ côi cha mẹ và đang sống với anh trai; Là em Trần Minh Hoàng (thôn Phước Hưng) bị tai nạn lao động dập tủy sống, gãy đốt sống cổ dẫn đến liệt tứ chi; Hay như chị Đặng Thị Thanh Mai (thôn An Trạch) là hộ nghèo và bị liệt 2 chân cùng tay trái…
Xúc động khi được tặng xe lăn điện, chú Bùi Thêm chia sẻ: “Trước kia, để đi đâu chú phải nhờ người đẩy đi hoặc phải dùng tay đẩy bánh xe lăn rất vất vả và mệt nhọc. Nhiều khi muốn đi chợ mua thức ăn thôi cũng không thể đi được, phải gửi hàng xóm mua giúp. Giờ có chiếc Xe lăn Điện này rồi, nó như đôi chân thứ 2 giúp chú có thể đi đến những nơi mà chú muốn một cách dễ dàng hay mở ra cho chú cơ hội đi bán vé số để mưu sinh trong thời gian tới”.
Các kỹ sư Điện-Điện tử của ĐH Duy Tân hỗ trợ người khuyết tật sử dụng xe lăn điện
Quả thực, với những người mà đôi chân không thể đi lại được như chú Thêm thì sản phẩm xe lăn điện của ĐH Duy Tân thực sự là món quà quý giá, giúp họ có sinh hoạt hằng ngày dễ dàng hơn cũng như có thêm nghị lực để vui sống. Những giọt nước mắt đã rơi và những nụ cười hạnh phúc đã nở trên gương mặt của những người khuyết tật khi ngồi trên những chiếc xe lăn điện thuận tiện, hiện đại để có thể giúp đi khắp mọi nơi.
“Tôi cảm ơn ĐH Duy Tân nhiều lắm. Cảm ơn nhà trường đã đồng cảm với hoàn cảnh và thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của những người khuyết tật chúng tôi. Ở nhà, phương tiện di chuyển của tôi là một chiếc xe 3 bánh cồng kềnh, đã cũ, thường xuyên phải sửa chữa rất tốn kém và hơi bất tiện khi không thể đi lùi được. Với chiếc xe lăn điện này, tôi có thể đi tiến, đi lùi, rẽ trái phải rất dễ dàng”, cô Đặng Thị Bé vui mừng trong ngày nhận xe.
Sản phẩm mang ý nghĩa nhân văn
Thiết kế xe lăn điện là ý tưởng của ThS Đặng Ngọc Trung, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh ĐH Duy Tân. Ngay khi nhận thấy đây là ý tưởng rất nhân văn và hữu ích đối với cộng đồng, nhất là với những người khuyết tật, lãnh đạo ĐH Duy Tân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để ThS Đặng Ngọc Trung phối hợp với Trung tâm Điện-Điện tử (CEE) nghiên cứu và chế tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
TS Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng ĐH Duy Tân cho biết: “Ở nước ngoài, người khuyết tật được xã hội rất quan tâm. Các phương tiện công cộng như tàu điện hay đường sá đều được thiết kế phù hợp cả với người khuyết tật, do đó dù sử dụng các loại xe thô sơ để đi lại đều khá dễ dàng mà không cần nhiều đến sự giúp đỡ của người thân. Tuy nhiên, ở Việt Nam, sự quan tâm dành cho người khuyết tật mới ở một mức độ nhất định nên việc họ di chuyển rất khó khăn.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã đưa ra ý tưởng thiết kế và sản xuất xe lăn với đầu kéo động cơ điện để người khuyết tật di chuyển dễ dàng. Thiết kế này có 2 phần, trong đó phần đầu gắn động cơ có thể lắp vào khi đi ra ngoài và tháo ra để dễ dàng di chuyển trong nhà. Chúng tôi hy vọng đây là món quà tinh thần có ý nghĩa mà nhà trường trao tặng cho người khuyết tật, đồng thời, mong rằng khi xã hội ngày càng phát triển, văn minh, sẽ có nhiều hơn sự quan tâm cho người khuyết tật để giúp họ giảm bớt những thiệt thòi trong cuộc sống”.
Cán bộ CEE, Đại học Duy Tân trao xe lăn điện tận nhà cho người khuyết tật
Xe lăn Điện do ĐH Duy Tân thiết kế có nhiều điểm khác biệt so với các xe lăn thông thường hiện có trên thị trường. Theo TS Vũ Dương - Giám đốc Trung tâm Điện-Điện tử, người trực tiếp tham gia chế tạo sản phẩm: “Xe lăn điện được thiết kế hướng đến sự lắp ghép đơn giản, cơ cấu nhỏ gọn nhưng đảm bảo độ chắc chắn và an toàn phù hợp với sức khỏe của người khuyết tật. Với xe lăn điện của Đại học Duy Tân, người sử dụng có thể tháo/lắp rất nhanh giữa đầu kéo chạy bằng pin và xe lăn 2 bánh tại bất kỳ thời điểm nào, tình huống nào mà họ mong muốn. Để thiết kế các cơ cấu đó, những chi tiết của đầu kéo xe lăn đã được nhóm chế tạo bằng các máy móc hiện đại trong gia công cơ khí chính xác như: máy phay CNC, máy tiện CNC, máy cắt laser CNC,…
Trước khi đưa vào sử dụng, xe lăn điện đã được Trung tâm kiểm thử bằng máy đo tốc độ, máy đo độ rung. Xe sử dụng pin lithium, mỗi lần sạc đầy có thể đi được 35 km - 40 km, tốc độ tối đa là 45 km/h, tải trọng 120 kg. Xe có thể leo dốc đến 30 độ mà vẫn chạy êm, ổn định. Xe có đèn chiếu sáng vào ban đêm, có đèn xi nhan dùng cho rẽ trái và rẽ phải, có gương chiếu hậu để quan sát phía sau, có còi báo hiệu. Đặc biệt, trên tay lái có tích hợp nhiều hệ thống điều khiển rất thuận tiện cho người dùng như: công tắc khởi động xe, tay ga để kiểm soát tốc độ, công tắc đảo chiều xe (tiến - lùi), công tắc đèn, xi nhan. Hiện tại, ĐH Duy Tân đã đăng ký giải pháp hữu ích với Cục Sở hữu trí tuệ để được bảo hộ về ý tưởng và quyền tác giả”.
Cùng tham gia nghiên cứu và chế tạo xe lăn điện với các giảng viên và nhân viên nhà trường, Nguyễn Khắc Minh Đức - sinh viên ngành Cơ Điện tử, ĐH Duy Tân chia sẻ: “Em rất vui khi được đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tạo ra một sản phẩm mang ý nghĩa thiết thực, hỗ trợ đắc lực cho người khuyết tật. Trong quá trình thực hiện, em đã thu nhận được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm chế tạo, lắp ráp hữu ích. Hy vọng, trong thời gian tới, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô trong trường, chúng em sẽ sáng tạo được thêm nhiều sản phẩm nữa để phục vụ cộng đồng”.
Nhiều sản phẩm hữu ích khác phục vụ cộng đồng
Cùng với sản phẩm xe lăn điện trao cho người khuyết tật dịp này, ĐH Duy Tân cũng đã tạo ra rất nhiều sản phẩm khác thực sự hữu ích cho cộng đồng như:
Sản phẩm Giải phẫu học cơ thể người 3D: do Trung tâm Mô phỏng và Mô hình hóa (CVS) thiết kế với hàng ngàn mô hình khối 3D kiến tạo nên đầy đủ tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể người, có thể sử dụng cho mô phỏng các dạng bệnh lý hay mô phỏng quá trình phẫu thuật từng cơ quan, bộ phận trên cơ thể người. Sản phẩm đã đạt Giải Nhất Nhân tài Đất Việt và phân nhánh app trên ứng dụng di động của sản phẩm đã đạt Giải Bạc ICT của cộng đồng ASEAN.
Sản phẩm Cánh tay Robot: đã được Trung tâm Điện-Điện tử (CEE) nghiên cứu, chế tạo thành công và đã trao tặng cho 2 em học sinh là Phan Trọng Hiếu (bị mìn nổ mất gần hết tay phải) và Trần Đăng Khoa (thiếu bàn tay trái từ khi sinh ra) ở tỉnh Quảng Nam. Cánh tay Robot đã giúp các em có thể cầm nắm chắc chắn các vật dụng có kích thước và khối lượng khác nhau, giúp các em thực hiện mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày thuận tiện, dễ dàng hơn như ăn, uống, đi xe đạp,...
Sản phẩm Robot kiểm tra Khuyết tật Mối hàn Tàu thủy: đã được hoạt động thử nghiệm tại nhà máy đóng tàu Sông Thu.
Máy bán nước giải khát tự động: hiện được lắp đặt ở tất cả các cơ sở của ĐH Duy Tân và một số trường THPT để phục vụ giảng viên và sinh viên.
Thiết bị cấp phiếu giữ xe cầm tay sử dụng RFID: từng đoạt giải Khuyến khích - Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam lần thứ 13.
Máy phát bao cao su tự động: được lắp đặt tại một số phường và cơ sở y tế trên địa bàn TP.Đà Nẵng,…
Các bạn có thể xem thêm về nghiên cứu và đào tạo các ngành Y khoa, Điện-Điện tử của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Y, Khoa Dược, Khoa Điện-Điện tử, và Trung tâm Điện-Điện tử.
https://thanhnien.vn/giao-duc/dh-duy-tan-che-tao-xe-lan-dien-cho-nguoi-khuyet-tat-da-nang-1048884.html
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Similar topics
» Xem tính cách 12 cung Hoàng đạo (Bạch Dương,Kim Ngưu,Song Tử,Cự Giải,Sư Tử,Xử Nữ,Thiên Bình,Thiên Yết,Nhân Mã,Ma Kết,Bảo Bình,Song Ngư)
» Cài đặt song song Windows Vista & Windows XP trên cùng một máy tính
» Cung cấp các dịch giao nhận vận tải trên toàn quốc
» Tính cách cung Song Tử theo từng ngày sinh (21/5-20/6)
» Điểm 8- cùng đọc cùng cảm nhận
» Cài đặt song song Windows Vista & Windows XP trên cùng một máy tính
» Cung cấp các dịch giao nhận vận tải trên toàn quốc
» Tính cách cung Song Tử theo từng ngày sinh (21/5-20/6)
» Điểm 8- cùng đọc cùng cảm nhận
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết