Diễn Đàn THPT A Hải Hậu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt

3 posters

Go down

TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Empty TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt

Bài gửi by chauhuyen 19/04/24, 06:33 pm

[size=34]TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt[/size]
TS.KTS Lê Vĩnh An - Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Công nghệ Việt - Nhật (VJIET), kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học Khoa Kiến trúc trường Đại học (ĐH) Duy Tân đã có hơn 30 năm làm nghề và nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn và phục hồi di sản kiến trúc Việt Nam.
Nhiều nghiên cứu có giá trị ứng dụng cao được đăng tải trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục Scopus/ISI Q1 của TS.KTS An đã mang lại những góc nhìn mới mẻ và thiết thực cho giới kiến trúc sư trẻ cũng như những người có chung niềm đam mê nghiên cứu, bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc để gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mới đây, TS An cũng đã vinh dự nhận giải Cây Bút Vàng 2023 của Tạp chí Kiến trúc và Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
 
Nhiều thành tựu từ các nghiên cứu ứng dụng và công bố quốc tế
TS.KTS Lê Vĩnh An bắt đầu dấn thân vào sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa khi còn là sinh viên đại học. Lĩnh vực nghiên cứu của anh khá đa dạng, bao gồm:
 
Di sản đô thị,
Di sản kiến trúc,
Bảo tồn, trùng tu và tái thiết các công trình di sản kiến trúc.
Năm 2009, anh đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ về nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh, ngôi điện quan trọng bậc nhất của Hoàng Thành Huế đã bị sụp đổ năm 1947, và nhận được bằng Tiến sĩ khoa học & kỹ thuật ngành Lịch sử công nghệ kiến trúc tại ĐH Waseda, Nhật Bản.
TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Anh-bia-1712375145142854967224
TS.KTS Lê Vĩnh An nhận bằng tiến sĩ tại ĐH Waseda, Nhật Bản
 
Năm 2013, anh và các cộng sự đã thực hiện dự án "Ứng dụng Công nghệ Realtime-Rendering để tái tạo lại Vườn Thiệu Phương trong Hoàng Thành Huế", đây là ngôi vườn thượng uyển của triều Nguyễn đã bị chiến tranh hủy hoại. Công trình được tái thiết thành công và được trao giải Nhất cuộc thi Sáng tạo khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên - Huế.
 
Tiếp đó vào năm 2018, anh và đồng nghiệp đã xây dựng Phương pháp giảng dạy đồ án thiết kế kiến trúc Design Planning cho sinh viên ngành Kiến trúc dựa trên ứng dụng phương pháp luận đào tạo CDIO (Conceive - Hình thành ý tưởng, Design - Thiết kế ý tưởng; Implement - Thực hiện; Operate - Vận hành). Phương pháp này đã được Hội Kiến trúc sư Việt Nam và 40 cơ sở đào tạo kiến trúc sư trên toàn quốc chọn trao giải Nhất tại cuộc thi "Phương pháp giảng dạy đồ án kiến trúc tốt nhất".
 
Đến nay, anh đã công bố nhiều bài báo về lĩnh vực bảo tồn tái thiết di sản kiến trúc trên các tạp chí quốc tế và trên tạp chí của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, góp phần hữu ích cho sự nghiệp bảo tồn di sản kiến trúc dân tộc.
 
 
TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Ts-an-3-1712375145228730797393
Từ năm 2008 đến này, TS.KTS An (thứ 2 từ phải sang hàng đầu) là thành viên Hiệp hội Nghiên cứu kiến trúc quốc gia Nhật Bản
 
Với những đóng góp quan trọng đó, TS.An đã được Hội Kiến trúc sư Việt Nam trao tặng danh hiệu "Cây Bút Vàng" năm 2023, và tổ chức PTIMUM mời trình bày chính tại Hội thảo "International Conference on Innovation in Civli, Structural and Environmental Engineering - CIVILENG 2024" tại thành phố Rome, Italy trong tháng 10.2024.
 
Bảo tồn di sản văn hóa là duy trì sự trường tồn của gốc gác dân tộc
Nhiều năm theo đuổi công việc nghiên cứu về bảo tồn và phục hồi di sản, hơn ai hết, TS.KTS An hiểu được tầm quan trọng của hoạt động này đối với đời sống tinh thần, bản sắc văn hóa cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của một dân tộc ở hiện tại và trong tương lai. TS An cho rằng: "Di sản là của hồi môn, là tài sản thừa kế của dân tộc Việt Nam từ cha ông của chúng ta. Mỗi di sản đều hàm chứa giá trị tình cảm, văn hóa và cả giá trị vật chất. Bảo tồn di sản văn hóa là duy trì sự trường tồn vĩnh cửu gốc gác của dân tộc. Bởi di sản văn hóa là minh chứng vật chất cho những thành tựu mà dân tộc Việt Nam đã đạt được qua chiều dài lịch sử, từ đó truyền lửa cho các thế hệ tương lai tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp đó".
 
 
TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Ts-an-4-17123751452831750757177
TS An báo cáo tham luận Hội nghị Chuyên đề kiến trúc châu Á lần thứ 12 tại Hàn Quốc, 2018
 
TS An cũng khẳng định rằng khi bàn về lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa thì không thể không đề cập đến những khái niệm cốt lõi liên quan đến lĩnh vực này, bao gồm:
 
Bảo tồn (cách tích lũy di sản),
Trùng tu (cách duy trì sự tồn tại vật lý của di sản), và
Tái thiết (cách đọc và hiểu di sản).
Bên cạnh đó, việc bảo vệ di sản là những hoạt động ngăn ngừa sự xâm hại di sản, và là yếu tố tiên quyết trong công tác bảo tồn.
 
Riêng đối với di sản kiến trúc, TS An cho rằng đây là tài sản văn hóa vật thể (tangible cultural properties), cũng chính là phần cốt lõi của di sản văn hóa Việt Nam mà các thế hệ cha ông để lại cho chúng ta theo dòng lịch sử. Các văn hóa vật thể chứa đựng cả những yếu tố vật thể (tangible) - những công trình di sản kiến trúc còn tồn tại đến hôm nay, và phi vật thể (intangible) - các vấn đề liên quan đến sự ra đời và tồn tại của di sản. Vì vậy, công cuộc bảo tồn di sản kiến trúc cần phải quan tâm đồng thời cả 2 yếu tố này, và cần phải đặt vấn đề trong mối quan hệ tương hỗ có thứ bậc là Bảo tồn - Kế thừa - Phát huy - Phát triển.
 
 
TS An và đồng nghiệp cũng đã đề xuất khái niệm mới là "DNA Di sản kiến trúc" cùng cấu trúc tiềm năng nhằm cung cấp một công thức đơn giản để thẩm định giá trị xác thực (Authentic Values) của các công trình di sản kiến trúc được bảo tồn. "Trùng tu di sản kiến trúc thường được hiểu là những hoạt động để duy trì sự tồn tại vật lý của di sản kiến trúc. Đảm nhiệm công việc này là các cơ quan chuyên trách có chức năng quản lý di sản về mặt Nhà nước, có đủ năng lực chuyên môn về kỹ thuật trùng tu, tái thiết di sản. Tuy nhiên, đó mới chỉ là khía cạnh hữu hình (yếu tố vật thể), còn khía cạnh vô hình (yếu tố phi vật thể) của di sản thì không giới hạn, gồm tất cả những hoạt động nghiên cứu khoa học, quảng bá di sản, và giáo dục đào tạo, lưu truyền một cách bền vững những kiến thức và kinh nghiệm ấy cho thế hệ mai sau.", TS.KTS An cho biết.
 
Nhiều dự định bảo tồn và phục hồi di sản kiến trúc mang tầm quốc tế
Đặt trọn tâm huyết vào các hoạt động bảo tồn và phục hồi di sản kiến trúc, TS.KTS An và các cộng sự đã và đang tiếp tục miệt mài với nhiều dự định nghiên cứu nhằm góp sức trả lại nguyên vẹn hình hài di sản, bảo toàn giá trị di sản vốn có, trao lại một cách toàn vẹn những giá trị đó cho các thế hệ tương lai của Việt Nam. Trong thời gian tới, TS An và các đồng nghiệp dự định tiếp tục công bố các công trình nghiên cứu khoa học về di sản kiến trúc Việt Nam như sau:
 
Sử dụng công thức hàm số (Passive Design Function) để viết phần mềm "Heritage BIM" (HeBIM) thiết kế kiến trúc áp dụng cho các loại hình kiến trúc cung điện, đình, chùa, và nhà ở truyền thống.
 
Thực hiện hàng loạt nghiên cứu đối sánh giữa di sản kiến trúc Việt Nam với di sản kiến trúc của các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á; tổng hợp nghiên cứu, xây dựng và công bố công thức nhận diện thương hiệu "Bản sắc Kiến trúc Việt Nam"; và xuất bản sách ‘handbook-guideline’ về công tác bảo tồn, trùng tu và tái thiết các di sản kiến trúc.
 
 
TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Ts-an-2-1712375145180909168585
TS An làm Giám sát Trưởng dự án Trùng tu di sản kiến trúc Ngọ Môn-Huế năm 2014 (ảnh trên) và nghiên cứu di sản cùng đồng nghiệp (người Nhật) tại Hiroshima-Nhật Bản năm 2009
 
Những nỗ lực của TS An nói riêng và đội ngũ giảng viên Khoa Kiến trúc ĐH Duy Tân nói chung trong hoạt động đào tạo kiến trúc sư, nghiên cứu và bảo tồn di sản đã và đang được nhiều chuyên gia quốc tế ghi nhận và ủng hộ. Trong đó, có nhiều tham luận tại các Hội thảo quốc tế được đánh giá đặc biệt hữu ích và thiết thực đối với các sinh viên đang theo học ngành Kiến trúc như:
 
Báo cáo "Giới thiệu về những nét đặc trưng của Quần thể Di tích Huế - Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam và định hướng phát triển du lịch trong tương lai" tại Hội thảo Quốc tế về "Thiết lập Hiệp hội quốc tế về công tác bảo tồn & phát triển Di sản văn hóa của các nước lưu vực sông Mê Kông" do Viện Di sản thế giới của UNESCO, ĐH Waseda (Nhật Bản) phối hợp với ĐH Silparkon Hoàng gia Thái Lan, Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng học Công chúa Maha Chakri Sirindhorn tổ chức năm 2018,
 
Báo cáo "Nguyên tắc phong thủy của Cố đô Huế - Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô" tại Hội thảo Quốc tế với chủ đề "Phát triển sâu rộng mạng lưới bảo vệ và phát triển di sản văn hóa các nước lưu vực sông MeKong" được tổ chức tại Khu Di sản văn hóa thế giới Bagan, Myanmar năm 2019,
 
Là một trường đại học có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo ngành Kiến trúc (và Xây dựng), trường ĐH Duy Tân cũng đang có nhiều kết nối hợp tác với các đại học ở các nước thuộc lưu vực sông Mê Kông, các đại học Nhật Bản, TS.KTS Lê Vĩnh An kỳ vọng sẽ góp sức nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp cho xã hội những kiến trúc sư lành nghề, có đủ kiến thức và kỹ năng để thiết kế các công trình độc đáo, tham gia vào hoạt động bảo tồn và tái thiết di sản kiến trúc vì lợi ích lâu dài của dân tộc và cộng đồng.
 
Thông tin về tuyển sinh, vui lòng xem tại:
 
http://tuyensinh.duytan.edu.vn, http://vjiet.duytan.edu.vn
 
Nguồn: https://thanhnien.vn/tskts-le-vinh-an-voi-su-nghiep-bao-ton-phuc-hoi-di-san-kien-truc-viet-185240406105155659.htm
chauhuyen
chauhuyen
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661


Về Đầu Trang Go down

TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Empty Re: TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt

Bài gửi by oanhoanh2211 19/04/24, 07:58 pm

[size=32]Sinh viên ĐH Duy Tân xuất sắc giành giải Ba Bolero tại Cuộc thi 'Tình ca Việt Nam 2024'[/size]

Thể hiện thành công ca khúc “Xin gọi nhau là cố nhân” của nhạc sĩ Song Ngọc với chất giọng mượt mà, tình cảm và giàu cảm xúc, Phan Văn Thuận (nghệ danh Phan Hoàng Thuận) - sinh viên năm 4 ngành Du lịch, Đại học Duy Tân đã xuất sắc giành giải Ba hạng mục Bolero tại đêm Chung kết Cuộc thi “Tình ca Việt Nam 2024” lần 2 diễn ra vào tối ngày 5/3/2024 tại Sân khấu VOH - Đài Tiếng nói Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh.
Chàng sinh viên Du lịch tỏa sáng với tài năng và đam mê âm nhạc
 
Cuộc thi “Tình ca Việt Nam 2024” là cuộc thi tìm kiếm tài năng, tạo cơ hội cho những người đam mê ca hát được tỏa sáng trên sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp do Công ty Cổ phần Công nghệ Truyền hình Việt Nam Trực tuyến TVO tổ chức. Được tổ chức lần 2 từ đầu tháng 1/2024, cuộc thi đã trải qua 3 vòng thi: Vòng Sơ loại, Vòng Sơ kết, và Vòng Bán kết tại Tp. Hồ Chí Minh.
 
Trong tổng số gần 500 thí sinh đăng ký tham gia Vòng Sơ loại trên cả nước, Ban Giám khảo đã lựa chọn 240 thí sinh vào Vòng Sơ kết và 24 thí sinh xuất sắc nhất đã được gọi tên vào đêm Chung kết tại Tp. Hồ Chí Minh. Giám khảo cuộc thi là những gương mặt thân quen với khán giả như: Danh ca Phương Dung, nhạc sĩ Thái Hùng, ca sĩ Lâm Hùng,…
TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Hoang-thuan-2-6597
Phan Hoàng Thuận với giải Ba tại “Tình ca Việt Nam 2024”
 
Là sinh viên khóa K25 ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn chuẩn PSU của Đại học (ĐH Duy Tân), Hoàng Thuận đã khẳng định được tài năng âm nhạc khi vượt qua hết các vòng thi nghiêm ngặt để trở thành một trong hai đại diện của khu vực miền Trung có mặt trong đêm Chung kết Cuộc thi “Tình ca Việt Nam 2024” và là thí sinh duy nhất của miền Trung đã giành giải.
 
Ở mỗi vòng thi, Hoàng Thuận đều luôn thể hiện sự đa dạng và linh hoạt ở chất giọng qua việc lựa chọn các ca khúc khác nhau. Trong 2 vòng thi đầu, Hoàng Thuận đã lựa chọn các ca khúc về Huế với "Huế và Em" của nhạc sĩ Nhật Ngân cùng "Mưa trên phố Huế" của nhạc sĩ Minh Kỳ và đã nhận được sự đánh giá cao từ hội đồng chuyên môn. Qua Vòng Bán kết tại Tp. Hồ Chí Minh, Hoàng Thuận lựa chọn ca khúc "Thương về miền Trung" của nhạc sĩ Duy Khánh, để chuyển tải một thông điệp đầy ý nghĩa về lòng yêu thương và sự kiên cường của người dân trên mảnh đất này.
 
Với phong thái biểu diễn tự tin cùng chất giọng mượt mà, ấm áp, giàu cảm xúc, Hoàng Thuận đã thực sự tỏa sáng trên sân khấu VOH - Đài Tiếng nói Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh khi thể hiện ca khúc "Xin gọi nhau là cố nhân" trong đêm Chung kết. Nhận được sự đánh giá cao từ Hội đồng Ban giám khảo, Hoàng Thuận đã được trao giải Ba ở hạng mục Bolero của Cuộc thi “Tình ca Việt Nam 2024” lần 2.
 
Trở về từ cuộc thi, Hoàng Thuận chia sẻ: “Khi nghe các thí sinh trình bày ca khúc trên sân khấu, em có đôi chút lo lắng vì các bạn hát thật sự rất hay và em biết rằng Tp. Hồ Chí Minh cũng là một trong những trung tâm nghệ thuật lớn, đã sản sinh ra rất nhiều nhân tài nghệ thuật cho nước nhà nên em cũng có phần bị áp lực tâm lý. Trong đêm Chung kết, các tiết mục của các thí sinh khác đều có phụ hoạ trong khi tiết mục của em chỉ là phần độc diễn khiến sự lo lắng trong em càng nhiều hơn. Ngay sau đó, em đã lấy lại bình tĩnh và xem đây là một thử thách cho bản thân mình về cách làm chủ sân khấu nên đã quyết tâm thể hiện hết sức mình. Là thí sinh nhỏ tuổi nhất của cuộc thi, giải Ba hạng mục Bolero là một kỳ tích và là một trải nghiệm đáng nhớ trong đời em.”
 
Trước đó, Hoàng Thuận đã từng tham gia và giành giải Á quân Tiếng ca Học đường năm 2017. Tại cuộc thi “Tiếng hát Bolero Khu vực miền Trung 2022” diễn ra tại sân khấu Công viên Kim Đồng Tp. Huế, Hoàng Thuận đã đạt được danh hiệu Quán Quân.
 
Đam mê với nghệ thuật và yêu thích Du lịch
“Từ bé, bà và mẹ ru em bằng những bài hát ru, những ca khúc nhạc trữ tình, dân ca nên những làn điệu âm nhạc đó đã len lỏi sâu vào trong tâm thức của em, đánh thức niềm đam mê với âm nhạc của em. Bởi thế, em có thể hát được nhiều dòng nhạc từ nhạc trẻ, pop, ballad đến cải lương, bài chòi, chầu văn,…”, Hoàng Thuận chia sẻ về cơ duyên khởi nguồn cho niềm đam mê ca hát.
 
 
TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Hoang-thuan-1-443
Hoàng Thuận đa tài ở nhiều lĩnh vực ca hát, MC, trình diễn thời trang,…
 
Với khả năng hát tốt ở nhiều dòng nhạc, Hoàng Thuận đã góp mặt trong nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật quan trọng của Tp. Đà Nẵng như “Sắc hè Đà Nẵng”, “Mừng Đảng - Mừng Xuân”,… và Thuận cũng là một trong những gương mặt thường xuyên xuất hiện trong các sự kiện do phường, quận, và thành phố tổ chức.
 
Ngoài đam mê ca hát, Hoàng Thuận còn có niềm đam mê với việc làm MC và diễn xuất. Thuận là một MC tích cực trong các chương trình của Đoàn Thanh niên và hiện đang là diễn viên của “Áo Dài Show” - một show trình diễn hàng ngày tại Nhà văn hóa Ngũ Hành Sơn, thu hút sự quan tâm của du khách của cả trong nước và quốc tế khi đến du lịch tại Tp. Đà Nẵng.
 
Hoàng Thuận cho biết: “Một may mắn cũng là nguồn động viên rất lớn đối với em đó là gia đình rất ủng hộ niềm đam mê đối với nghệ thuật của em. Cùng với nghệ thuật, em rất yêu thích lĩnh vực Du lịch bởi em muốn thông qua Du lịch sẽ giới thiệu được những nét đẹp về văn hóa, con người và đất nước mình với bạn bè, du khách quốc tế. Đó cũng là lý do vì sao em lựa chọn ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn ở ĐH Duy Tân để theo học. Ở ĐH Duy Tân, các bạn sinh viên không chỉ được tạo điều kiện để tiếp thu các kiến thức và kỹ năng chuẩn nhất để phục vụ công việc sau này mà các thầy cô còn luôn tạo môi trường sinh hoạt ngoại khóa đa dạng, khơi gợi niềm đam mê và hỗ trợ các bạn sinh viên phát huy năng khiếu, sở trưởng của bản thân trong mọi lĩnh vực. Điều này giúp các bạn sinh viên vô cùng thoải mái để phát triển toàn diện năng lực của bản thân.”
 
Nguồn: https://tienphong.vn/sinh-vien-dh-duy-tan-xuat-sac-gianh-giai-ba-bolero-tai-cuoc-thi-tinh-ca-viet-nam-2024-post1622663.tpo
oanhoanh2211
oanhoanh2211
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290


Về Đầu Trang Go down

TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Empty Re: TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt

Bài gửi by tuanh 19/04/24, 08:40 pm

Ngành Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ở DTU với Cơ hội Thực tập Lâm sàng với Người bệnh

Đồng hành cùng nhiều đối tác quốc tế để xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cho khối ngành Khoa học Sức khỏe, Đại học (ĐH) Duy Tân đã đạt được nhiều thành tựu trong đào tạo và nghiên cứu.
Trong đó, ĐH Duy Tân đã được ghi nhận cao nhất là Top 70+ thế giới ở lĩnh vực Khoa học Sức khỏe. Thụ hưởng thành quả từ nhà trường, sinh viên ngành Bác sĩ Đa khoa và ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt DTU đã có cơ hội được học tập và thực hành cùng nhiều trang thiết bị hiện đại ở trường, thực tập ngay tại nhiều bệnh viện lớn, và trực tiếp khám chữa răng miệng cho người dân ở nhiều vùng miền của đất nước.

Lĩnh vực xếp hạng Top 70+ với chương trình đào tạo khác biệt

Các bảng xếp hạng uy tín thế giới đang xếp hạng lĩnh vực Khoa học Sức khỏe ở ĐH Duy Tân với vị trí rất cao, cụ thể:

Top 76-100 thế giới theo Shanghai Ranking năm 2023,
Top 401-450 thế giới theo xếp hạng QS World Rankings by Subjects 2023,
Top 401-500 thế giới theo xếp hạng World University Rankings by subject (THE) 2024.

TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Xh-4216
Cùng với ĐH Y Hà Nội, ĐH Duy Tân là 1 trong 2 trường của Việt Nam được xếp Top 76-100

Thế giới

Đây là một trong nhiều cơ sở đảm bảo cho các thí sinh có thể yên tâm lựa chọn theo học khối ngành Y-Dược tại ĐH Duy Tân ngay trong mùa tuyển sinh 2024 này. Đào tạo các bác sĩ cho tương lai, ĐH Duy Tân có các ngành:

Y Khoa: với chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa, và
Răng-Hàm-Mặt: với chuyên ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt.
Chương trình đào tạo của các ngành học này tại DTU được xây dựng từ quá trình hợp tác bền vững với nhiềutrường Y lớn tại Mỹ như:

• ĐH Pittsburgh (UPitt): xếp thứ 7 trong Top 15 trường có nghiên cứu y khoa hàng đầu của Mỹ (theo bảng xếp hạng của Viện Sức khỏe Mỹ - NIH),

• ĐH Illinois ở Chicago (UIC): trường có hệ thống chương trình đào tạo Y-Dược quy mô nhất nước Mỹ (về mặt số lượng sinh viên và ngành học),

• ĐH Y khoa Duke - NUS (Singapore),

• ĐH Ben Gurion (Israel),

• ĐH Burapha, ĐH Khon Kaen, và ĐH Mahidol (Thái Lan),

• ĐH Dong-A (Hàn Quốc)

Nhiều trang thiết bị hiện đại đáp ứng mọi yêu cầu về giảng dạy và thực hành

ĐH Duy Tân dành riêng một khu nhà F tại cơ sở 120 Hoàng Minh Thảo, Tp. Đà Nẵng để đầu tư trọn vẹn hệ thống các trang thiết bị hiện đại phục vụ tối đa cho hoạt động giảng dạy và thực hành ngành Bác sĩ Đa khoa và ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt tại trường, cụ thể:

Sinh viên chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa học cùng 19 phòng thực tập tình huống, 7 phòng điều khiển, 2 phòng “debriefing” với trị giá đầu tư lên đến hơn 3 triệu đôla Mỹ, được quy hoạch riêng trong cả khu Nhà F để đảm bảo mọi diễn biến của một ca khám/điều trị bệnh được mô phỏng y như trong thực tế. Sinh viên sẽ được thực hành trên mô hình bệnh nhân với “3 anh em nhà Sim”: SimMan 3G, SimMan Essential, và SimBaby bên cạnh khoảng hơn 300 mô hình giải phẫu, mô phỏng thực hành, hay thăm khám khác,…
Sinh viên chuyên ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt học cùng hệ thống ghế nha khoa đầy đủ được lắp đặt với mỗi ghế có đủ các hệ điện, nước, khí và các bộ tay khoan nha khoa… bên cạnh phòng lab đóng khuôn/sáp nhuộm và 20 bộ mô phỏng thực hành nha khoa để sinh viên luôn có thể rèn nghề.
TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Csvc-6373
Mỗi trang thiết bị hiện đại đều phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo và nghiên cứu ở ĐH Duy Tân

Cùng với nhiều giờ thực hành tại ĐH Duy Tân, sinh viên đã được các bác sĩ ở các bệnh viện lớn “nắm tay chỉ việc” để sớm có được tay nghề vững vàng như tại:

- Bệnh viện Trung ương Huế,
- Bệnh viện Đà Nẵng,
- Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng,
- Bệnh viện Quân Y 17,
- Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng,
- Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng,
- Bệnh viện Phổi Đà Nẵng,
- Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng,


Từ các lab nghiên cứu DTU, nhiều sản phẩm y tế đạt các giải thưởng lớn và thương mại hóa

Ở mỗi ngành nghề đào tạo, ĐH Duy Tân đều xây dựng các phòng thí nghiệm - thực hành hiện đại và bài bản để tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập và nghiên cứu. Các sản phẩm y tế của giảng viên và sinh viên DTU xuất phát từ đây đã được trao nhiều giải thưởng lớn, được ứng dụng trong giảng dạy và thực hành, đồng thời được thương mại hóa để tiếp tục phục vụ cộng đồng.
TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Sp-4639
Các sản phẩm đã được phát triển, thương mại hóa và đưa vào giảng dạy thử nghiệm

Đó là các sản phẩm:

Ứng dụng 3D Giải phẫu Người trong Y học: được trao giải Nhất Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2017, danh hiệu Sao Khuê năm 2018, và giải Bạc tại ASEAN ICT Awards 2018;
Sản phẩm eCPR: Máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi đạt Danh hiệu Sao Khuê 2020, được cấp Bằng Sáng chế và đã được được thương mại hóa;
Máy thở dtu-VENT: với đầy đủ các chức năng của một máy thở y tế chuyên nghiệp, đáp ứng các thông số cấp cứu và điều trị bệnh nhân COVID-19;
Máy AED-302 Trainer: huấn luyện kỹ năng sốc tim, hồi sức tim phổi và đã được ký kết với Công ty Cổ phần Dịch vụ Wellbeing để tiến hành thương mại hóa sản phẩm;
Sản phẩm Chân giả Chủ động Flexi Legs: đạt giải Á quân 2 trong cuộc thi Thiết kế cho Người Tàn tật (Accessibility Design Competition - ADC), đã đăng ký bản quyền sáng chế riêng;
Hệ Sinh thái Y khoa Online: đạt giải Nhất Thanh niên Kiến tạo 2021, giải Nhất và có Sức ảnh hưởng Lớn nhất tại giải thưởng Sao Kim 2021, giải Nhất Thử thách Sáng tạo Xã hội VSIC 2021, Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, giải Engaged Scholar 2021 của VNES - Mạng lưới học giả kết nối cộng đồng Việt Nam,…
Mô hình Khâu Vết thương DTU SimSkin: đạt giải Nhì Hội thi Nghiên cứu Khoa học SMILE CODE và hiện đang được đưa vào giảng dạy thử nghiệm ở các môn thực hành khâu vết thương của Khoa Y và Khoa Răng-Hàm-Mặt tại Trường Y Dược (CMP), ĐH Duy Tân
Hoạt động tình nguyện khám chữa răng miệng miễn phí vì cộng đồng

Giảng viên và sinh viên theo học ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ở ĐH Duy Tân luôn mang tinh thần xung kích của tuổi trẻ, trách nhiệm vì cộng đồng, đã tổ chức rất nhiều chuyến đi đến vùng sâu, vùng xa để khám chữa răng miệng miễn phí. Từ Làng Hy vọng (Đà Nẵng) đến các trường như Trường Mẫu giáo Cà Dy và Trường Mẫu giáo Liên xã Tà Bhing - Tà Pơơ, Trường Tiểu học Xã Ba (Đông Giang, Quảng Nam) và xã BhaLêê của Quảng Nam hay cán bộ, giảng viên cùng con em trong gia đình hay sinh viên Duy Tân đều được khám chữa răng miễn phí.
TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Qua-2832
Nhiều hoạt động thiện nguyện được tổ chức giúp nâng cao nhận thức về sức khoẻ cộng đồng và mang lại niềm vui cho mọi người

ĐH Duy Tân đã thực hiện:

Khám và tư vấn tình trạng răng miệng cho 2299 người,
Trám 1245 răng sâu,
Lấy cao răng cho 929 người bệnh,
Bôi SDF cho 2365 răng sữa sâu ở trẻ nhỏ,
Nhổ 172 răng,
Tặng 2314 phần quà gồm kem, bàn chải đánh răng, xà phòng rửa tay, gạo, chăn màn, áo quần cho các hộ gia đình.
Niềm vui trong học tập và làm các công tác tình nguyện, thiện nguyện đã mang đến những cảm hứng tươi mới để cán bộ, giảng viên và sinh viên khối ngành Khoa học Sức khoẻ DTU tiếp tục nỗ lực để đào tạo ra cho xã hội những y bác sĩ giỏi giang cũng như luôn có tấm lòng hướng về cộng đồng, mang đến sự yên tâm và niềm tin cho các thí sinh lựa chọn ĐH Duy Tân để học các ngành Y-Dược ở bậc đại học ngay trong năm nay.

Mọi thông tin về tuyển sinh, vui lòng xem tại:

http://tuyensinh.duytan.edu.vn, http://cmp.duytan.edu.vn
TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Bang-nganh-xt-5182
Nguồn: https://tienphong.vn/nganh-bac-si-da-khoa-bac-si-rang-ham-mat-o-dtu-voi-co-hoi-thuc-tap-lam-sang-voi-nguoi-benh-post1624698.tpo
tuanh
tuanh
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629


Về Đầu Trang Go down

TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt Empty Re: TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết