Trao học bổng toàn phần cho con cựu binh Gạc Ma
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Trao học bổng toàn phần cho con cựu binh Gạc Ma
[size=32]Trao học bổng toàn phần cho con cựu binh Gạc Ma[/size]
Chiều 13-3, ban giám hiệu Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã đến viếng ông Dương Văn Dũng - người tham gia trận chiến Gạc Ma, và trao học bổng cho con gái ông.
Đại diện Trường ĐH Duy Tân trao học bổng toàn phần cho em Dương Thị Mỹ Linh, con gái bà Trần Thị Lợi và cựu binh Gạc Ma Dương Văn Dũng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Bớt gánh nặng cho người vợ cựu binh Gạc Ma
Trong trận chiến bảo vệ Gạc Ma ngày 14-3-1988, cựu binh Dương Văn Dũng cùng 8 đồng đội bị bắt và giam cầm tại Trung Quốc suốt gần 4 năm.
Đến năm 1991, ông mới được trở về sinh sống tại Đà Nẵng. Năm 2017, ông qua đời để lại vợ và hai con sau thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư.
Trao học bổng 120 triệu đồng cho con gái cựu binh Gạc Ma
Sau khi chồng qua đời, gánh nặng nuôi hai con đè lên gánh hàng rau của bà Trần Thị Lợi, vợ ông Dũng. Dù vậy, giữ lời hứa với chồng trước lúc ra đi, vất vả đến mấy, bà Lợi vẫn nuôi hai con theo đuổi con đường học vấn suốt những năm qua.
Người con gái đầu của bà Lợi giờ đã ra trường trở thành giáo viên mầm non tại một trường tư thục. Con gái út là Dương Thị Mỹ Linh, đang là sinh viên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Trường ĐH Duy Tân.
Ông Nguyễn Hữu Phú, phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho biết vào ngày 12-3 khi đang ở nước ngoài, người sáng lập nhà trường được biết hoàn cảnh của gia đình sinh viên Dương Thị Mỹ Linh, là con cựu binh Gạc Ma.
Biết Linh sắp tới sẽ có chương trình một học kỳ học tại Hàn Quốc nhưng em đang phân vân vì lo mẹ không kham nổi chi phí nên ban giám hiệu nhà trường quyết định trao học bổng toàn phần trị giá 120 triệu đồng để em có thêm điều kiện theo học.
"Thầy sáng lập nhà trường muốn gởi gắm món quà này để em Linh an tâm học tập. Đây cũng là dịp để tri ân những người đã cống hiến mồ hôi, công sức, máu xương bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc" - ông Phú nói.
Bà Trần Thị Lợi, vợ ông Dũng, kể chuyện về những lần cựu binh Gạc Ma gặp nhau - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Trọn vẹn nghĩa tình đời lính
Trong dịp 14-3, gia đình bà Trần Thị Lợi nhận được nhiều sự quan tâm, động viên như lúc chồng còn sống.
Bà Lợi kể sau khi ông Dũng được Trung Quốc trả tự do vài năm thì về quê lập gia đình. Suốt thời gian ấy ông sống trầy trật bằng nghề thợ hồ quanh Đà Nẵng, còn bà đi bán rau ở chợ.
Cuộc sống tuy không đủ đầy nhưng lúc nào cũng ngập tiếng cười vì cả ba con đều chăm ngoan, học giỏi. Vậy mà, vài năm trước, tai nạn ập xuống gia đình khi đứa con trai duy nhất gặp tai nạn qua đời, rồi ông Dũng phát hiện ung thư phải đi viện điều trị triền miên.
Phải chịu nỗi đau cùng lúc, nhiều thời điểm bà Lợi tưởng chừng như không gắng gượng được. Nhưng may mắn vào những lúc ấy gia đình luôn có những người bạn là cựu binh cùng động viên, chia sẻ.
Năm nào tới dịp 14-3 gia đình bà cũng nhận được sự quan tâm từ chính quyền, công an, quân đội...
"Nhất là các đồng đội Gạc Ma của anh Dũng. Các anh em ban liên lạc thì người có hoàn cảnh khá động viên người khó.
Tôi nhớ lúc chồng còn nằm viện, đồng đội anh ở cả nước về Đà Nẵng tổ chức một cuộc gặp mặt bất ngờ cho anh trong viện rất xúc động. Trước khi mất, anh cũng thanh thản vì đã được sống và cảm nhận trọn vẹn nghĩa tình đời lính" - bà Lợi nói.
TRƯỜNG TRUNG
Nguồn: https://tuoitre.vn/trao-hoc-bong-toan-phan-cho-con-cuu-binh-gac-ma-20240313183227258.htm
Chiều 13-3, ban giám hiệu Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã đến viếng ông Dương Văn Dũng - người tham gia trận chiến Gạc Ma, và trao học bổng cho con gái ông.
Đại diện Trường ĐH Duy Tân trao học bổng toàn phần cho em Dương Thị Mỹ Linh, con gái bà Trần Thị Lợi và cựu binh Gạc Ma Dương Văn Dũng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Bớt gánh nặng cho người vợ cựu binh Gạc Ma
Trong trận chiến bảo vệ Gạc Ma ngày 14-3-1988, cựu binh Dương Văn Dũng cùng 8 đồng đội bị bắt và giam cầm tại Trung Quốc suốt gần 4 năm.
Đến năm 1991, ông mới được trở về sinh sống tại Đà Nẵng. Năm 2017, ông qua đời để lại vợ và hai con sau thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư.
Trao học bổng 120 triệu đồng cho con gái cựu binh Gạc Ma
Sau khi chồng qua đời, gánh nặng nuôi hai con đè lên gánh hàng rau của bà Trần Thị Lợi, vợ ông Dũng. Dù vậy, giữ lời hứa với chồng trước lúc ra đi, vất vả đến mấy, bà Lợi vẫn nuôi hai con theo đuổi con đường học vấn suốt những năm qua.
Người con gái đầu của bà Lợi giờ đã ra trường trở thành giáo viên mầm non tại một trường tư thục. Con gái út là Dương Thị Mỹ Linh, đang là sinh viên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Trường ĐH Duy Tân.
Ông Nguyễn Hữu Phú, phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho biết vào ngày 12-3 khi đang ở nước ngoài, người sáng lập nhà trường được biết hoàn cảnh của gia đình sinh viên Dương Thị Mỹ Linh, là con cựu binh Gạc Ma.
Biết Linh sắp tới sẽ có chương trình một học kỳ học tại Hàn Quốc nhưng em đang phân vân vì lo mẹ không kham nổi chi phí nên ban giám hiệu nhà trường quyết định trao học bổng toàn phần trị giá 120 triệu đồng để em có thêm điều kiện theo học.
"Thầy sáng lập nhà trường muốn gởi gắm món quà này để em Linh an tâm học tập. Đây cũng là dịp để tri ân những người đã cống hiến mồ hôi, công sức, máu xương bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc" - ông Phú nói.
Bà Trần Thị Lợi, vợ ông Dũng, kể chuyện về những lần cựu binh Gạc Ma gặp nhau - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Trọn vẹn nghĩa tình đời lính
Trong dịp 14-3, gia đình bà Trần Thị Lợi nhận được nhiều sự quan tâm, động viên như lúc chồng còn sống.
Bà Lợi kể sau khi ông Dũng được Trung Quốc trả tự do vài năm thì về quê lập gia đình. Suốt thời gian ấy ông sống trầy trật bằng nghề thợ hồ quanh Đà Nẵng, còn bà đi bán rau ở chợ.
Cuộc sống tuy không đủ đầy nhưng lúc nào cũng ngập tiếng cười vì cả ba con đều chăm ngoan, học giỏi. Vậy mà, vài năm trước, tai nạn ập xuống gia đình khi đứa con trai duy nhất gặp tai nạn qua đời, rồi ông Dũng phát hiện ung thư phải đi viện điều trị triền miên.
Phải chịu nỗi đau cùng lúc, nhiều thời điểm bà Lợi tưởng chừng như không gắng gượng được. Nhưng may mắn vào những lúc ấy gia đình luôn có những người bạn là cựu binh cùng động viên, chia sẻ.
Năm nào tới dịp 14-3 gia đình bà cũng nhận được sự quan tâm từ chính quyền, công an, quân đội...
"Nhất là các đồng đội Gạc Ma của anh Dũng. Các anh em ban liên lạc thì người có hoàn cảnh khá động viên người khó.
Tôi nhớ lúc chồng còn nằm viện, đồng đội anh ở cả nước về Đà Nẵng tổ chức một cuộc gặp mặt bất ngờ cho anh trong viện rất xúc động. Trước khi mất, anh cũng thanh thản vì đã được sống và cảm nhận trọn vẹn nghĩa tình đời lính" - bà Lợi nói.
TRƯỜNG TRUNG
Nguồn: https://tuoitre.vn/trao-hoc-bong-toan-phan-cho-con-cuu-binh-gac-ma-20240313183227258.htm
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Trao học bổng toàn phần cho con cựu binh Gạc Ma
[size=30]Đại học Duy Tân thương mại hóa và chuyển giao sản phẩm công nghệ Máy huấn luyện kỹ năng hồi sức tim phổi eCPR[/size]
Ngày 07/03, Trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing tổ chức Bàn giao 10 máy huấn luyện kỹ năng hồi sức tim phổi (eCPR) - Ký kết thương mại hóa và chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật giữa trường Đại học Duy Tân và Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing.
Trường đại học Duy Tân chính thức bàn giao đơn hàng đầu tiên gồm 10 máy eCPR cho Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing.
Với mục tiêu nâng cao nhận thức và kỹ năng xử lý sơ cấp cứu trong cộng đồng, trường Đại học Duy Tân đã nghiên cứu, chế tạo và cho ra đời Máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi (Cardiopulmonary Resuscitation - eCPR). Sản phẩm đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng Sáng chế vào năm 2023 và nhận được sự quan tâm, ứng dụng từ nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sơ cấp cứu, đào tạo Y khoa. Trong đó, Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing là đơn vị đầu tiên đặt 10 máy eCPR, cho thấy tiềm năng và giá trị của sản phẩm trong việc cải thiện kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng.
Lãnh đạo trường Đại học Duy Tân và Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing thực hiện ký kết thương mại hóa và chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật.
Sản phẩm máy huấn luyện kỹ năng hồi sức tim phổi eCPR do các cán bộ Trung tâm Mô phỏng và Mô hình hóa (CVS) của Trường Khoa học Máy tính, thuộc Đại học Duy Tân Đà Nẵng nghiên cứu và chế tạo. Sản phẩm chính là một sáng kiến, một phương pháp mới, kết hợp giữa phần cứng và phần mềm, tích hợp công nghệ IoT (Internet vạn vật) và thực tế ảo, với các cảm biến xử lý thông minh trên mô hình theo thời gian thực, giúp người sử dụng tăng cường sự tương tác và cảm nhận được các thay đổi từ những tác động đó.
Hệ thống của Máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi eCPR gồm một mô hình mẫu gắn kết với bộ công nghệ mô phỏng 3D. Phần huấn luyện và thực hành thành công chỉ diễn ra trong vài phút gồm video hướng dẫn lý thuyết và nội dung thực hành cấp cứu tim phổi với các bước ép tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt, cấp cứu thành công với thang điểm chấm cuối cùng.
Phát biểu tại buổi Lễ, TS. Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng trường Đại học Duy Tân chia sẻ: “Từ một ý tưởng rất thực tế và hữu nghiệm, khi tôi truyền đạt ý tưởng này lại cho các bạn trường ĐH Duy Tân, tôi cũng chỉ nghĩ đây là một đề xuất vui thôi, còn làm được hay không lại là một chuyện lớn hơn. Sau đó trung tâm CVS đã liên hệ với bác sỹ Nguyễn Văn Công – Giám đốc Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing, đã làm công tác về CPR này ở rất nhiều tỉnh thành. Ý tưởng sau đó được quan tâm hơn, rất nhiều đơn vị liên quan của trường Duy Tân bắt đầu bắt tay vào hỗ trợ để tạo sản phẩm như hiện nay. Sau nhiều năm cố gắng đã cho ra mắt sản phẩm và được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng Sáng chế”.
TS. Lê Nguyên Bảo bày tỏ mong muốn sản phẩm sẽ ngày càng được phổ quát nhiều hơn nữa trong cộng thông qua sự hỗ trợ của Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing.
Là sản phẩm hướng đến cộng đồng, nên sự ra đời của máy eCPR đã được tối ưu, đơn giản và dễ hiểu nhất có thể, để có thể huấn luyện và thực hành kỹ năng sơ cấp cứu, cũng như kỹ năng hồi sức tim phổi một cách hiệu quả và đáng tin cậy cho người dân thuộc mọi lứa tuổi.
ThS.Bs. Nguyễn Văn Công – Giám đốc Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing cho biết: Ở Việt Nam hiện chỉ có khoảng 8,7% người Việt Nam biết đến và có thể sử dụng được CPR, trong khi các nước bên cạnh như Thái Lan, Singapore tỷ lệ đó lên tới 40% đến gần 60%. Một năm, Wellbeing chỉ có thể tập huấn cho khoảng 1.000 học viên, vì không thể đủ bác sỹ để có thể tập huấn cho hàng triệu người Việt Nam được. Vậy giải pháp là gì khi chúng ta không đủ bác sỹ để có thể đi giải quyết hết được, và không có cách nào để truyền tải hết được thông điệp này, thì giải pháp chính là chúng ta phải sử dụng công nghệ CPR này.
ThS.Bs. Nguyễn Văn Công – Giám đốc Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing trình bày tham luận.
Cũng tại buổi Lễ, Đại học Duy Tân đã trao tặng một máy eCPR cho trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng), Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing tặng toàn bộ tài khoản học lý thuyết về sơ cấp cứu cho học sinh lớp 12, nhằm hỗ trợ họ tiếp thu các kỹ năng sơ cấp cứu, hồi sức tim phổi một cách hiệu quả nhất.
Thực hành thao tác ép tim ngoài lồng ngực kết hợp mô phỏng qua màn hình bằng máy eCPR.
Cùng với nhiều khối ngành đào tạo trọng điểm và chương trình đào tạo chất lượng, lĩnh vực Máy tính và Công nghệ Thông tin của trường Đại học Duy Tân nhiều năm qua luôn được xã hội tín nhiệm. Nhà trường đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học với mong muốn tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cộng đồng.
Một số sản phẩm tiêu biểu được nghiên cứu bởi cán bộ, giảng viên và sinh viên của Trường Khoa học máy tính, Đại học Duy Tân trước đó gồm: Ứng dụng 3D Giải phẫu Người trong y học, Máy huấn luyện kỹ năng sốc tim, hồi sức tim phổi AED-302 Trainer, máy thở dtu-VENT,…
Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing thành lập năm 2014, là thành viên chính thức của Hội đồng An toàn Anh quốc, được chứng nhận doanh nghiệp tạo tác động xã hội. Sau nhiều năm hoạt động và phát triển, Wellbeing là tổ chức hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp an toàn toàn diện cho cá nhân, tổ chức và cộng đồng.
PV (Theo Tạp chí Tin học và Đời sống)
Nguồn: https://congnghevadoisong.vn/dai-hoc-duy-tan-thuong-mai-hoa-va-chuyen-giao-san-pham-cong-nghe-may-huan-luyen-ky-nang-hoi-suc-tim-phoi-ecpr-d60274.html
Ngày 07/03, Trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing tổ chức Bàn giao 10 máy huấn luyện kỹ năng hồi sức tim phổi (eCPR) - Ký kết thương mại hóa và chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật giữa trường Đại học Duy Tân và Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing.
Trường đại học Duy Tân chính thức bàn giao đơn hàng đầu tiên gồm 10 máy eCPR cho Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing.
Với mục tiêu nâng cao nhận thức và kỹ năng xử lý sơ cấp cứu trong cộng đồng, trường Đại học Duy Tân đã nghiên cứu, chế tạo và cho ra đời Máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi (Cardiopulmonary Resuscitation - eCPR). Sản phẩm đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng Sáng chế vào năm 2023 và nhận được sự quan tâm, ứng dụng từ nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sơ cấp cứu, đào tạo Y khoa. Trong đó, Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing là đơn vị đầu tiên đặt 10 máy eCPR, cho thấy tiềm năng và giá trị của sản phẩm trong việc cải thiện kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng.
Lãnh đạo trường Đại học Duy Tân và Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing thực hiện ký kết thương mại hóa và chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật.
Sản phẩm máy huấn luyện kỹ năng hồi sức tim phổi eCPR do các cán bộ Trung tâm Mô phỏng và Mô hình hóa (CVS) của Trường Khoa học Máy tính, thuộc Đại học Duy Tân Đà Nẵng nghiên cứu và chế tạo. Sản phẩm chính là một sáng kiến, một phương pháp mới, kết hợp giữa phần cứng và phần mềm, tích hợp công nghệ IoT (Internet vạn vật) và thực tế ảo, với các cảm biến xử lý thông minh trên mô hình theo thời gian thực, giúp người sử dụng tăng cường sự tương tác và cảm nhận được các thay đổi từ những tác động đó.
Hệ thống của Máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi eCPR gồm một mô hình mẫu gắn kết với bộ công nghệ mô phỏng 3D. Phần huấn luyện và thực hành thành công chỉ diễn ra trong vài phút gồm video hướng dẫn lý thuyết và nội dung thực hành cấp cứu tim phổi với các bước ép tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt, cấp cứu thành công với thang điểm chấm cuối cùng.
Phát biểu tại buổi Lễ, TS. Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng trường Đại học Duy Tân chia sẻ: “Từ một ý tưởng rất thực tế và hữu nghiệm, khi tôi truyền đạt ý tưởng này lại cho các bạn trường ĐH Duy Tân, tôi cũng chỉ nghĩ đây là một đề xuất vui thôi, còn làm được hay không lại là một chuyện lớn hơn. Sau đó trung tâm CVS đã liên hệ với bác sỹ Nguyễn Văn Công – Giám đốc Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing, đã làm công tác về CPR này ở rất nhiều tỉnh thành. Ý tưởng sau đó được quan tâm hơn, rất nhiều đơn vị liên quan của trường Duy Tân bắt đầu bắt tay vào hỗ trợ để tạo sản phẩm như hiện nay. Sau nhiều năm cố gắng đã cho ra mắt sản phẩm và được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng Sáng chế”.
TS. Lê Nguyên Bảo bày tỏ mong muốn sản phẩm sẽ ngày càng được phổ quát nhiều hơn nữa trong cộng thông qua sự hỗ trợ của Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing.
Là sản phẩm hướng đến cộng đồng, nên sự ra đời của máy eCPR đã được tối ưu, đơn giản và dễ hiểu nhất có thể, để có thể huấn luyện và thực hành kỹ năng sơ cấp cứu, cũng như kỹ năng hồi sức tim phổi một cách hiệu quả và đáng tin cậy cho người dân thuộc mọi lứa tuổi.
ThS.Bs. Nguyễn Văn Công – Giám đốc Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing cho biết: Ở Việt Nam hiện chỉ có khoảng 8,7% người Việt Nam biết đến và có thể sử dụng được CPR, trong khi các nước bên cạnh như Thái Lan, Singapore tỷ lệ đó lên tới 40% đến gần 60%. Một năm, Wellbeing chỉ có thể tập huấn cho khoảng 1.000 học viên, vì không thể đủ bác sỹ để có thể tập huấn cho hàng triệu người Việt Nam được. Vậy giải pháp là gì khi chúng ta không đủ bác sỹ để có thể đi giải quyết hết được, và không có cách nào để truyền tải hết được thông điệp này, thì giải pháp chính là chúng ta phải sử dụng công nghệ CPR này.
ThS.Bs. Nguyễn Văn Công – Giám đốc Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing trình bày tham luận.
Cũng tại buổi Lễ, Đại học Duy Tân đã trao tặng một máy eCPR cho trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng), Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing tặng toàn bộ tài khoản học lý thuyết về sơ cấp cứu cho học sinh lớp 12, nhằm hỗ trợ họ tiếp thu các kỹ năng sơ cấp cứu, hồi sức tim phổi một cách hiệu quả nhất.
Thực hành thao tác ép tim ngoài lồng ngực kết hợp mô phỏng qua màn hình bằng máy eCPR.
Cùng với nhiều khối ngành đào tạo trọng điểm và chương trình đào tạo chất lượng, lĩnh vực Máy tính và Công nghệ Thông tin của trường Đại học Duy Tân nhiều năm qua luôn được xã hội tín nhiệm. Nhà trường đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học với mong muốn tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cộng đồng.
Một số sản phẩm tiêu biểu được nghiên cứu bởi cán bộ, giảng viên và sinh viên của Trường Khoa học máy tính, Đại học Duy Tân trước đó gồm: Ứng dụng 3D Giải phẫu Người trong y học, Máy huấn luyện kỹ năng sốc tim, hồi sức tim phổi AED-302 Trainer, máy thở dtu-VENT,…
Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing thành lập năm 2014, là thành viên chính thức của Hội đồng An toàn Anh quốc, được chứng nhận doanh nghiệp tạo tác động xã hội. Sau nhiều năm hoạt động và phát triển, Wellbeing là tổ chức hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp an toàn toàn diện cho cá nhân, tổ chức và cộng đồng.
PV (Theo Tạp chí Tin học và Đời sống)
Nguồn: https://congnghevadoisong.vn/dai-hoc-duy-tan-thuong-mai-hoa-va-chuyen-giao-san-pham-cong-nghe-may-huan-luyen-ky-nang-hoi-suc-tim-phoi-ecpr-d60274.html
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Trao học bổng toàn phần cho con cựu binh Gạc Ma
[size=34]Cán bộ ĐH Duy Tân tập huấn chế tạo máy bay không người lái tại Hàn Quốc[/size]
6 cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Điện-Điện tử (CEE) thuộc Đại học (ĐH) Duy Tân đã tham gia vào đợt tập huấn tại Trung tâm Đào tạo UAV (Máy bay không người lái) của ĐH Chodang, Hàn Quốc diễn ra từ ngày 13.11.2023 đến 6.2.2024.
Ngay sau khi hoàn thành đợt tập huấn, các cán bộ của CEE đã thiết kế và chế tạo thành công mô hình drone, được đặt tên là DTU-Falcon-1, để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Duy Tân. Đây là hoạt động mở đầu cho những bước hợp tác phát triển tiếp theo giữa ĐH Duy Tân và ĐH Chodang nhằm chia sẻ và phát triển các mô hình giáo dục tiên tiến.
Các cán bộ của Trung tâm CEE cùng trải nghiệm thử nghiệm và điều khiển UAV cánh cố định VTOL
Tại ĐH Chodang, các cán bộ của Trung tâm CEE, DTU đã tham gia vào nhiều khóa đào tạo quan trọng, bao gồm:
- Đào tạo lý thuyết cơ bản về máy bay không người lái: Giới thiệu tổng quan về UAV, về các kiến thức cơ sở về khí động lực học, về module điều khiển sử dụng UAV;
- Đào tạo thiết kế UAV cánh cố định VTOL trên phần mềm Catia V5:
Được giới thiệu những kiến thức cơ sở về phần mềm Catia V5,
Đào tạo sử dụng các module thiết kế trên phần mềm Catia (part design, assembly design, drafting),
Đào tạo xuất file từ Catia V5, sử dụng máy in 3D (vật liệu nhựa ABS), máy cắt CNC (vật liệu ván ép, carbon);
- Đào tạo chế tạo thực tế UAV VTOL:
Được thực hành chế tạo vỏ UAV bằng vật liệu composite,
Được giới thiệu vật liệu, kỹ thuật và phương pháp gia công khung vỏ UAV;
- Đào tạo lắp ráp và cài đặt điều khiển UAV: Giới thiệu về quy trình lắp ráp UAV sau khi hoàn thiện và hướng dẫn cài đặt điều khiển UAV;
- Đào tạo mô phỏng bay tại phòng lab và bay thực tế: Được đào tạo kiến thức điều khiển UAV trên phần mềm RealFlight 8 và bay thử nghiệm UAV của Trung tâm Đào tạo UAV.
Cán bộ của ĐH Duy Tân nhận chứng chỉ khóa huấn luyện (ảnh trên) và gặp gỡ GS-TS Park Jong Koo - Hiệu trưởng Đại học Chodang (thứ 5 từ phải sang)
Sau khi hoàn thành khóa tập huấn, các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm CEE đã nhận được 2 chứng chỉ quan trọng về Thiết kế UAV loại 1 và Chế tạo UAV loại 1.
Ngay khi trở lại ĐH Duy Tân, các cán bộ của Trung tâm CEE cũng đã thiết kế và chế tạo thành công một mô hình drone để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Duy Tân. Mô hình drone này là UAV cánh cố định VTOL (Vertical Take-off and Landing Fixed Wing, có sự kết hợp giữa UAV cánh cố định và UAV có nhiều động cơ cánh quạt). Mô hình drone được thiết kế dựa trên mẫu F250 đuôi V và được đặt tên là DTU-Falcon-1. Mô hình được chế tạo bằng vật liệu composite với kích thước là 2550x1500x533mm và trọng lượng khoảng 10kg.
Các cán bộ của CEE đã thiết kế và chế tạo thành công DTU-Falcon-1 (mô hình UAV cánh cố định VTOL) phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Duy Tân
Cùng với việc tham gia vào khóa đào tạo chuyên môn, các cán bộ của Trung tâm CEE còn có cơ hội trải nghiệm bay trên máy bay hạng nhẹ Diamond DA40, đồng thời giao lưu với giảng viên và sinh viên của ĐH Chodang, tham gia vào các hoạt động khác như thưởng thức trà đạo Hàn Quốc, trải nghiệm võ Taekwondo và tham quan khám phá nhiều nét độc đáo khác trong văn hóa Hàn Quốc.
Trở về từ ĐH Chodang, ThS Nguyễn Ngô Anh Quân - 1 trong 6 cán bộ của Trung tâm CEE được cử đi tập huấn cho biết: "Ở Trung tâm CEE, chúng tôi cũng rất quan tâm về lĩnh vực UAV nhưng mới dừng ở nghiên cứu các loại Thiết bị bay Đa cánh dạng như Flycam. Bởi vậy, khóa tập huấn thiết kế VTOL lần này thực sự rất có ý nghĩa đối với bản thân chúng tôi nói riêng và cả Trung tâm nói chung. Với thiết kế nhỏ gọn và tính năng độc đáo, các thiết bị bay không người lái như UAV, Drone hay Flycam đã và đang được sử dụng trong mọi lĩnh vực, mang lại những hiệu quả nhất định như: khảo sát địa hình, hỗ trợ công tác cứu nạn cứu hộ, quay phim và chụp ảnh,... Bởi vậy, thông qua khóa tập huấn lần này, chúng tôi đã thu nhận được rất nhiều kiến thức mới về quy trình thiết kế và chế tạo UAV kiểu mới, đồng thời nâng cao được các kỹ năng thực nghiệm.
Quá trình học tập, thiết kế và chế tạo UAV, tập lái mô phỏng tại ĐH Chodang
Không chỉ ở ĐH Duy Tân mà những kiến thức về UAV này cũng còn khá mới ở Việt Nam, thế nên đây cũng là động lực để chúng tôi sử dụng những kiến thức - kỹ năng đã tích lũy được để tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu với mong muốn có thể thiết kế và chế tạo ra nhiều dạng thiết bị bay không người lái khác nhau vừa phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu ở nhà trường vừa hướng tới việc thương mại hóa để phục vụ thêm nhiều nhu cầu ở các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống hiện đại".
Đợt tập huấn này đã mang lại nhiều lợi ích cho Trung tâm CEE của ĐH Duy Tân và củng cố thêm mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với ĐH Chodang, 1 trong 3 trường hàng đầu về đào tạo ngành hàng không của Hàn Quốc. Các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm CEE đã được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới về thiết kế, chế tạo và điều khiển UAV, đồng thời mô hình drone chế tạo thành công cũng sẽ giúp ích nhiều cho công tác giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Duy Tân. Đây là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực UAV cũng như hợp tác quốc tế của nhà trường.
Nguồn: https://thanhnien.vn/can-bo-dh-duy-tan-tap-huan-che-tao-may-bay-khong-nguoi-lai-tai-han-quoc-185240305082611363.htm
6 cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Điện-Điện tử (CEE) thuộc Đại học (ĐH) Duy Tân đã tham gia vào đợt tập huấn tại Trung tâm Đào tạo UAV (Máy bay không người lái) của ĐH Chodang, Hàn Quốc diễn ra từ ngày 13.11.2023 đến 6.2.2024.
Ngay sau khi hoàn thành đợt tập huấn, các cán bộ của CEE đã thiết kế và chế tạo thành công mô hình drone, được đặt tên là DTU-Falcon-1, để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Duy Tân. Đây là hoạt động mở đầu cho những bước hợp tác phát triển tiếp theo giữa ĐH Duy Tân và ĐH Chodang nhằm chia sẻ và phát triển các mô hình giáo dục tiên tiến.
Các cán bộ của Trung tâm CEE cùng trải nghiệm thử nghiệm và điều khiển UAV cánh cố định VTOL
Tại ĐH Chodang, các cán bộ của Trung tâm CEE, DTU đã tham gia vào nhiều khóa đào tạo quan trọng, bao gồm:
- Đào tạo lý thuyết cơ bản về máy bay không người lái: Giới thiệu tổng quan về UAV, về các kiến thức cơ sở về khí động lực học, về module điều khiển sử dụng UAV;
- Đào tạo thiết kế UAV cánh cố định VTOL trên phần mềm Catia V5:
Được giới thiệu những kiến thức cơ sở về phần mềm Catia V5,
Đào tạo sử dụng các module thiết kế trên phần mềm Catia (part design, assembly design, drafting),
Đào tạo xuất file từ Catia V5, sử dụng máy in 3D (vật liệu nhựa ABS), máy cắt CNC (vật liệu ván ép, carbon);
- Đào tạo chế tạo thực tế UAV VTOL:
Được thực hành chế tạo vỏ UAV bằng vật liệu composite,
Được giới thiệu vật liệu, kỹ thuật và phương pháp gia công khung vỏ UAV;
- Đào tạo lắp ráp và cài đặt điều khiển UAV: Giới thiệu về quy trình lắp ráp UAV sau khi hoàn thiện và hướng dẫn cài đặt điều khiển UAV;
- Đào tạo mô phỏng bay tại phòng lab và bay thực tế: Được đào tạo kiến thức điều khiển UAV trên phần mềm RealFlight 8 và bay thử nghiệm UAV của Trung tâm Đào tạo UAV.
Cán bộ của ĐH Duy Tân nhận chứng chỉ khóa huấn luyện (ảnh trên) và gặp gỡ GS-TS Park Jong Koo - Hiệu trưởng Đại học Chodang (thứ 5 từ phải sang)
Sau khi hoàn thành khóa tập huấn, các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm CEE đã nhận được 2 chứng chỉ quan trọng về Thiết kế UAV loại 1 và Chế tạo UAV loại 1.
Ngay khi trở lại ĐH Duy Tân, các cán bộ của Trung tâm CEE cũng đã thiết kế và chế tạo thành công một mô hình drone để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Duy Tân. Mô hình drone này là UAV cánh cố định VTOL (Vertical Take-off and Landing Fixed Wing, có sự kết hợp giữa UAV cánh cố định và UAV có nhiều động cơ cánh quạt). Mô hình drone được thiết kế dựa trên mẫu F250 đuôi V và được đặt tên là DTU-Falcon-1. Mô hình được chế tạo bằng vật liệu composite với kích thước là 2550x1500x533mm và trọng lượng khoảng 10kg.
Các cán bộ của CEE đã thiết kế và chế tạo thành công DTU-Falcon-1 (mô hình UAV cánh cố định VTOL) phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Duy Tân
Cùng với việc tham gia vào khóa đào tạo chuyên môn, các cán bộ của Trung tâm CEE còn có cơ hội trải nghiệm bay trên máy bay hạng nhẹ Diamond DA40, đồng thời giao lưu với giảng viên và sinh viên của ĐH Chodang, tham gia vào các hoạt động khác như thưởng thức trà đạo Hàn Quốc, trải nghiệm võ Taekwondo và tham quan khám phá nhiều nét độc đáo khác trong văn hóa Hàn Quốc.
Trở về từ ĐH Chodang, ThS Nguyễn Ngô Anh Quân - 1 trong 6 cán bộ của Trung tâm CEE được cử đi tập huấn cho biết: "Ở Trung tâm CEE, chúng tôi cũng rất quan tâm về lĩnh vực UAV nhưng mới dừng ở nghiên cứu các loại Thiết bị bay Đa cánh dạng như Flycam. Bởi vậy, khóa tập huấn thiết kế VTOL lần này thực sự rất có ý nghĩa đối với bản thân chúng tôi nói riêng và cả Trung tâm nói chung. Với thiết kế nhỏ gọn và tính năng độc đáo, các thiết bị bay không người lái như UAV, Drone hay Flycam đã và đang được sử dụng trong mọi lĩnh vực, mang lại những hiệu quả nhất định như: khảo sát địa hình, hỗ trợ công tác cứu nạn cứu hộ, quay phim và chụp ảnh,... Bởi vậy, thông qua khóa tập huấn lần này, chúng tôi đã thu nhận được rất nhiều kiến thức mới về quy trình thiết kế và chế tạo UAV kiểu mới, đồng thời nâng cao được các kỹ năng thực nghiệm.
Quá trình học tập, thiết kế và chế tạo UAV, tập lái mô phỏng tại ĐH Chodang
Không chỉ ở ĐH Duy Tân mà những kiến thức về UAV này cũng còn khá mới ở Việt Nam, thế nên đây cũng là động lực để chúng tôi sử dụng những kiến thức - kỹ năng đã tích lũy được để tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu với mong muốn có thể thiết kế và chế tạo ra nhiều dạng thiết bị bay không người lái khác nhau vừa phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu ở nhà trường vừa hướng tới việc thương mại hóa để phục vụ thêm nhiều nhu cầu ở các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống hiện đại".
Đợt tập huấn này đã mang lại nhiều lợi ích cho Trung tâm CEE của ĐH Duy Tân và củng cố thêm mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với ĐH Chodang, 1 trong 3 trường hàng đầu về đào tạo ngành hàng không của Hàn Quốc. Các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm CEE đã được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới về thiết kế, chế tạo và điều khiển UAV, đồng thời mô hình drone chế tạo thành công cũng sẽ giúp ích nhiều cho công tác giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Duy Tân. Đây là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực UAV cũng như hợp tác quốc tế của nhà trường.
Nguồn: https://thanhnien.vn/can-bo-dh-duy-tan-tap-huan-che-tao-may-bay-khong-nguoi-lai-tai-han-quoc-185240305082611363.htm
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Con gái cựu binh Gạc Ma nhận học bổng toàn phần
» Học bổng Toàn phần cho cô học trò nghèo ở Quảng Bình
» Học bổng toàn phần dành cho cậu học trò nghèo xứ Nghệ
» Học bổng TOÀN PHẦN/BÁN PHẦN cho Chương trình Duhọc tại chỗ lấy bằng của Đại học Upper Iowa, Hoa Kỳ
» Thêm thí sinh điểm cao trúng tuyển Học bổng Toàn phần vào ĐH Duy Tân
» Học bổng Toàn phần cho cô học trò nghèo ở Quảng Bình
» Học bổng toàn phần dành cho cậu học trò nghèo xứ Nghệ
» Học bổng TOÀN PHẦN/BÁN PHẦN cho Chương trình Duhọc tại chỗ lấy bằng của Đại học Upper Iowa, Hoa Kỳ
» Thêm thí sinh điểm cao trúng tuyển Học bổng Toàn phần vào ĐH Duy Tân
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết