SV Thiết kế đồ họa ĐH Duy Tân giành 8 giải thưởng tại The International Design Awards
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
SV Thiết kế đồ họa ĐH Duy Tân giành 8 giải thưởng tại The International Design Awards
[size=34]SV Thiết kế đồ họa ĐH Duy Tân giành 8 giải thưởng tại The International Design Awards[/size]
Bằng những thiết kế vô cùng đẹp mắt, sáng tạo và truyền tải tốt thông điệp cho nhãn hàng, 2 thiết kế logo của 2 sinh viên Trường Đại học (ĐH) Duy Tân đã được trao giải Bronze (giải Ba) tại Cuộc thi Thiết kế logo do The International Design Awards (IDA) tại Mỹ tổ chức.
Hai sinh viên là Trần Vũ Quỳnh Thi và Nguyễn Hạ Uyên đang học ngành Thiết kế Đồ họa tại ĐH Duy Tân đã được trao giải Bronze (giải ba) tại Cuộc thi Thiết kế logo do The International Design Awards (IDA) tại Mỹ tổ chức. Bên cạnh đó, 6 sinh viên khác của ĐH Duy Tân tham dự cuộc thi này cũng đã giành giải Honorable Mentions (giải khuyến khích) với các logo vô cùng ấn tượng.
The International Design Awards (IDA) là giải thưởng Thiết kế quốc tế nhằm ghi nhận và tôn vinh những thiết kế xuất sắc đồng thời tìm ra những tài năng mới trong lĩnh vực kiến trúc, nội thất, thiết kế sản phẩm, đồ họa và thiết kế thời trang trên toàn thế giới.
Cô gái có đôi tay khéo léo Trần Vũ Quỳnh Thi đang theo học ngành Thiết kế đồ họa ở ĐH Duy Tân...
Sử dụng phong cách thiết kế Typography để sắp xếp và tạo hình cho các chữ cái, đồng thời khéo léo khai thác nét tương đồng và lặp lại của hai ký tự M và E cho logo thương hiệu "MÊMÊ" với mong muốn quảng bá rộng rãi sản phẩm rượu táo mèo Tây Bắc, sinh viên Trần Vũ Quỳnh Thi đã phác họa 1 mẫu logo sáng tạo và ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Lấy ý tưởng 2 chữ "MÊ" được lặp lại, kết hợp cùng hiệu ứng nghiêng ngả, Quỳnh Thi đã khuếch đại cảm giác mê đắm cùng men say khi cảm nhận mùi hương và độ tinh vị giác của dòng rượu táo mèo xứ Tây Bắc của Việt Nam.
Quỳnh Thi chia sẻ: "Em rất ấn tượng với thức uống lên men độc đáo được chưng cất từ những quả táo mèo tươi ngon nhất trong vùng ở Tây Bắc. Do vậy, em đã lên ý tưởng và phác thảo những nét vẽ đầu tiên cho logo thương hiệu ‘MÊMÊ’ dành riêng sản phẩm rượu táo mèo Tây Bắc.
Ban đầu, thiết kế của em chỉ sử dụng 1 màu đơn sắc cho toàn bộ logo nên trông khá đơn điệu và có phần tẻ nhạt. Tuy nhiên, sau khi nhận được sự góp ý của thầy hướng dẫn, em đã sử dụng thêm nhiều màu sắc tươi sáng, có độ tương phản để vừa gợi không khí vui vẻ mà ‘MÊMÊ’ mang lại, vừa liên tưởng đến họa tiết thổ cẩm của các dân tộc ở vùng núi Tây Bắc nước ta. Chính nhờ sự đồng hành và hỗ trợ nhiệt tình của các giảng viên ngành Thiết kế đồ họa, Khoa Mỹ thuật ứng dụng (thuộc SET) của ĐH Duy Tân, em đã hoàn thiện logo và thể hiện được những mong muốn của bản thân".
… giành giải Bronze (giải ba) với logo "MÊMÊ"
Quỳnh Thi có bố mẹ làm công việc kinh doanh nhỏ tại Đà Nẵng và luôn ủng hộ mọi quyết định của con gái. Vốn là "dân" chuyên Sinh nhưng sau nhiều trải nghiệm và hiểu được ngành học bản thân thực sự yêu thích và muốn theo đuổi lâu dài, Quỳnh Thi đã chọn theo học ngành Thiết kế đồ họa tại ĐH Duy Tân. Quỳnh Thi mong muốn sẽ trở thành một nhà thiết kế UI/UX (thiết kế giao diện nội dung tương tác và giao diện cho ứng dụng trên nền tảng trực tuyến của các app điện thoại hay website) trong tương lai.
Yêu thích các sản phẩm gốm, một nữ sinh viên khác của ĐH Duy Tân là Nguyễn Hạ Uyên đã phác thảo một logo để có thể quảng bá thương hiệu gốm mang tên "An ceramic studio". Hạ Uyên đã lựa chọn lối thiết kế mộc mạc, giản dị nhưng tinh tế để toát lên vẻ gần gũi, thân thuộc và gợi cảm giác an yên như chính cái tên mà cô gái khéo tay đã đặt cho thương hiệu này.
Sinh viên Nguyễn Hạ Uyên với niềm yêu thích làm các sản phẩm lưu niệm…
"Em mong muốn tạo ra một thiết kế tinh tế, sống động và khác biệt để lưu lại ấn tượng sâu đậm trong lòng những khách hàng yêu sản phẩm gốm. Do vậy, thiết kế logo ‘An ceramic studio’ được em tạo nên bằng những đường nét đơn giản với màu sắc trang nhã trong kiểu chữ handwriting mang lại cảm giác ‘mộc’ của các phương thức sản xuất gốm thủ công. Quá trình thiết kế logo của em nhận được nhiều sự quan tâm của các thầy cô đang giảng dạy ngành Thiết kế Đồ họa của ĐH Duy Tân. Mọi băn khoăn, mọi câu hỏi và cả những điều chưa thông suốt của bản thân đều được thầy cô lắng nghe, thấu hiểu, gợi mở và giải đáp một cách cặn kẽ. Chính sự nhiệt tình, đồng hành mọi lúc - mọi nơi của thầy cô cùng những kiến thức vừa bổ ích vừa thú vị mà thầy cô chia sẻ hàng ngày đã truyền cảm hứng cho em thêm yêu thích ngành học mà mình đã lựa chọn", Hạ Uyên chia sẻ.
… giành giải Bronze (giải Ba) với logo "An ceramic studio"
Nguyễn Hạ Uyên là chị cả trong gia đình có 3 anh chị em sống tại TP.Đà Nẵng. Những lúc rảnh rỗi, cô gái gen Z nhỏ xinh luôn thích đắm mình trong các ca khúc sâu lắng, nhẹ nhàng và đầy triết lý của Trịnh Công Sơn, Lê Cát Trọng Lý… bên cạnh sở thích "gốc" là đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh. Ước mơ trong tương lai của Hạ Uyên là trở thành một nhà thiết kế đồ họa 2D giỏi để tạo ra những sản phẩm thân thuộc, gần gũi với nhiều đối tượng khách hàng. Đang theo học ngành Thiết kế đồ họa của ĐH Duy Tân, cô bạn Hạ Uyên vừa chăm chỉ lên giảng đường, hoàn thành mọi yêu cầu của giảng viên, đồng thời vẫn kịp sắp xếp một công việc làm thêm hàng ngày "vừa vặn" cho các khung giờ để từng ngày trôi qua không bị lãng phí.
Hạ Uyên tâm sự: "Gia đình em không mấy khá giả nên ngay từ khi bước chân vào ĐH Duy Tân em đã cân đối sắp xếp lịch học và tìm kiếm một công việc làm thêm để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho ba mẹ. Những sản phẩm móc len em tranh thủ làm lúc rảnh rỗi đem bán tại một cửa hàng chuyên bày bán những đồ lưu niệm nhỏ xinh ở trung tâm thành phố đã được nhiều bạn trẻ yêu thích lựa chọn trong các dịp lễ. Thay cho việc thường xuyên ngồi lướt web và mất quá nhiều thời gian mải mê ‘lang thang’ tìm kiếm thú vui khác trên chiếc điện thoại, em thích được tỉ mẩn đan móc để tạo ra những sản phẩm thật ‘cute’. Vui hơn nữa khi những sản phẩm do mình tạo ra được yêu thích và giúp mình có thêm thu nhập".
Ngoài ra, các sinh viên ngành Thiết kế đồ họa của ĐH Duy Tân còn "rinh về" 6 giải Honorable Mentions (giải Khuyến khích) bởi những thiết kế được đánh giá cao về cả tính thẩm mỹ và năng lực sáng tạo:
Lê Văn Dũng với thiết kế logo "Cafefe" cho 1 cửa hàng bán cà phê,
Phan Thị Chí Hiếu với thiết kế "Soncha Teahouse" cho cửa hàng bán trà sữa,
Đào Thị Ngọc Huyền với thiết kế "Dream Stream Camping" cho nhà cung cấp dịch vụ cắm trại,
Võ Kỳ Bảo Ngọc với thiết kế "H’Mông Spring Festival" cho mùa lễ hội độc đáo của người H'Mông ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam,
Trần Uyên Nhi với thiết kế "Kids Art Class" cho câu lạc bộ nghệ thuật chữa lành dành cho trẻ mồ côi do Covid-19 tại Huế,
Nguyễn Thanh Thảo với thiết kế "Double Happiness Weeding Bridal Shop" cho 1 thương hiệu áo cưới.
6 logo khác của sinh viên Duy Tân đã giành giải Honorable Mentions (giải Khuyến khích) của IDA, Mỹ
Nhà thiết kế Nguyễn Tri Phương Đông, giảng viên thỉnh giảng ngành Thiết kế đồ họa của ĐH Duy Tân là một trong những giảng viên trực tiếp hướng dẫn sinh viên Duy Tân tham gia Cuộc thi Thiết kế logo do The International Design Awards có chia sẻ: "Các sinh viên mà tôi hướng dẫn đều có ý thức tiếp thu các kiến thức chuyên môn cùng các kỹ năng ‘mềm’ trong chương trình chung của ngành Thiết kế Đồ họa tại ĐH Duy Tân. Với chương trình nâng cấp đồ án môn học để dự thi thiết kế quốc tế, tôi có tổ chức như giai đoạn 3 của một đồ án, hay chính xác hơn, là một đồ án thực tế, độc lập và có mức chuyên nghiệp cao nhất cho sinh viên. Các em được hướng dẫn thực hiện nhuần nhuyễn các kỹ năng hỗ trợ trực tiếp cho việc dự thi như visualize, control, AI brainstorming, pro mockup…
Phẩm chất nhìn thấy được của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân lần này là sự quyết liệt và bền chí. Các em có ý thức học tập chuyên nghiệp, biết dấn thân trong việc cá nhân hóa kiến thức và kỹ năng, nhạy bén và mau cập nhật. Đây là các sinh viên ngành thiết kế đích thực nhất ở miền Trung mà tôi luôn hình dung. Với các thành tích ban đầu, những tác phẩm mới của các sinh viên này đã vượt ngưỡng ở trường, quốc gia, châu lục, và để vươn tầm quốc tế".
Nguồn: https://thanhnien.vn/sv-thiet-ke-do-hoa-dh-duy-tan-gianh-8-giai-thuong-tai-the-international-design-awards-185240309094822785.htm
Bằng những thiết kế vô cùng đẹp mắt, sáng tạo và truyền tải tốt thông điệp cho nhãn hàng, 2 thiết kế logo của 2 sinh viên Trường Đại học (ĐH) Duy Tân đã được trao giải Bronze (giải Ba) tại Cuộc thi Thiết kế logo do The International Design Awards (IDA) tại Mỹ tổ chức.
Hai sinh viên là Trần Vũ Quỳnh Thi và Nguyễn Hạ Uyên đang học ngành Thiết kế Đồ họa tại ĐH Duy Tân đã được trao giải Bronze (giải ba) tại Cuộc thi Thiết kế logo do The International Design Awards (IDA) tại Mỹ tổ chức. Bên cạnh đó, 6 sinh viên khác của ĐH Duy Tân tham dự cuộc thi này cũng đã giành giải Honorable Mentions (giải khuyến khích) với các logo vô cùng ấn tượng.
The International Design Awards (IDA) là giải thưởng Thiết kế quốc tế nhằm ghi nhận và tôn vinh những thiết kế xuất sắc đồng thời tìm ra những tài năng mới trong lĩnh vực kiến trúc, nội thất, thiết kế sản phẩm, đồ họa và thiết kế thời trang trên toàn thế giới.
Cô gái có đôi tay khéo léo Trần Vũ Quỳnh Thi đang theo học ngành Thiết kế đồ họa ở ĐH Duy Tân...
Sử dụng phong cách thiết kế Typography để sắp xếp và tạo hình cho các chữ cái, đồng thời khéo léo khai thác nét tương đồng và lặp lại của hai ký tự M và E cho logo thương hiệu "MÊMÊ" với mong muốn quảng bá rộng rãi sản phẩm rượu táo mèo Tây Bắc, sinh viên Trần Vũ Quỳnh Thi đã phác họa 1 mẫu logo sáng tạo và ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Lấy ý tưởng 2 chữ "MÊ" được lặp lại, kết hợp cùng hiệu ứng nghiêng ngả, Quỳnh Thi đã khuếch đại cảm giác mê đắm cùng men say khi cảm nhận mùi hương và độ tinh vị giác của dòng rượu táo mèo xứ Tây Bắc của Việt Nam.
Quỳnh Thi chia sẻ: "Em rất ấn tượng với thức uống lên men độc đáo được chưng cất từ những quả táo mèo tươi ngon nhất trong vùng ở Tây Bắc. Do vậy, em đã lên ý tưởng và phác thảo những nét vẽ đầu tiên cho logo thương hiệu ‘MÊMÊ’ dành riêng sản phẩm rượu táo mèo Tây Bắc.
Ban đầu, thiết kế của em chỉ sử dụng 1 màu đơn sắc cho toàn bộ logo nên trông khá đơn điệu và có phần tẻ nhạt. Tuy nhiên, sau khi nhận được sự góp ý của thầy hướng dẫn, em đã sử dụng thêm nhiều màu sắc tươi sáng, có độ tương phản để vừa gợi không khí vui vẻ mà ‘MÊMÊ’ mang lại, vừa liên tưởng đến họa tiết thổ cẩm của các dân tộc ở vùng núi Tây Bắc nước ta. Chính nhờ sự đồng hành và hỗ trợ nhiệt tình của các giảng viên ngành Thiết kế đồ họa, Khoa Mỹ thuật ứng dụng (thuộc SET) của ĐH Duy Tân, em đã hoàn thiện logo và thể hiện được những mong muốn của bản thân".
… giành giải Bronze (giải ba) với logo "MÊMÊ"
Quỳnh Thi có bố mẹ làm công việc kinh doanh nhỏ tại Đà Nẵng và luôn ủng hộ mọi quyết định của con gái. Vốn là "dân" chuyên Sinh nhưng sau nhiều trải nghiệm và hiểu được ngành học bản thân thực sự yêu thích và muốn theo đuổi lâu dài, Quỳnh Thi đã chọn theo học ngành Thiết kế đồ họa tại ĐH Duy Tân. Quỳnh Thi mong muốn sẽ trở thành một nhà thiết kế UI/UX (thiết kế giao diện nội dung tương tác và giao diện cho ứng dụng trên nền tảng trực tuyến của các app điện thoại hay website) trong tương lai.
Yêu thích các sản phẩm gốm, một nữ sinh viên khác của ĐH Duy Tân là Nguyễn Hạ Uyên đã phác thảo một logo để có thể quảng bá thương hiệu gốm mang tên "An ceramic studio". Hạ Uyên đã lựa chọn lối thiết kế mộc mạc, giản dị nhưng tinh tế để toát lên vẻ gần gũi, thân thuộc và gợi cảm giác an yên như chính cái tên mà cô gái khéo tay đã đặt cho thương hiệu này.
Sinh viên Nguyễn Hạ Uyên với niềm yêu thích làm các sản phẩm lưu niệm…
"Em mong muốn tạo ra một thiết kế tinh tế, sống động và khác biệt để lưu lại ấn tượng sâu đậm trong lòng những khách hàng yêu sản phẩm gốm. Do vậy, thiết kế logo ‘An ceramic studio’ được em tạo nên bằng những đường nét đơn giản với màu sắc trang nhã trong kiểu chữ handwriting mang lại cảm giác ‘mộc’ của các phương thức sản xuất gốm thủ công. Quá trình thiết kế logo của em nhận được nhiều sự quan tâm của các thầy cô đang giảng dạy ngành Thiết kế Đồ họa của ĐH Duy Tân. Mọi băn khoăn, mọi câu hỏi và cả những điều chưa thông suốt của bản thân đều được thầy cô lắng nghe, thấu hiểu, gợi mở và giải đáp một cách cặn kẽ. Chính sự nhiệt tình, đồng hành mọi lúc - mọi nơi của thầy cô cùng những kiến thức vừa bổ ích vừa thú vị mà thầy cô chia sẻ hàng ngày đã truyền cảm hứng cho em thêm yêu thích ngành học mà mình đã lựa chọn", Hạ Uyên chia sẻ.
… giành giải Bronze (giải Ba) với logo "An ceramic studio"
Nguyễn Hạ Uyên là chị cả trong gia đình có 3 anh chị em sống tại TP.Đà Nẵng. Những lúc rảnh rỗi, cô gái gen Z nhỏ xinh luôn thích đắm mình trong các ca khúc sâu lắng, nhẹ nhàng và đầy triết lý của Trịnh Công Sơn, Lê Cát Trọng Lý… bên cạnh sở thích "gốc" là đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh. Ước mơ trong tương lai của Hạ Uyên là trở thành một nhà thiết kế đồ họa 2D giỏi để tạo ra những sản phẩm thân thuộc, gần gũi với nhiều đối tượng khách hàng. Đang theo học ngành Thiết kế đồ họa của ĐH Duy Tân, cô bạn Hạ Uyên vừa chăm chỉ lên giảng đường, hoàn thành mọi yêu cầu của giảng viên, đồng thời vẫn kịp sắp xếp một công việc làm thêm hàng ngày "vừa vặn" cho các khung giờ để từng ngày trôi qua không bị lãng phí.
Hạ Uyên tâm sự: "Gia đình em không mấy khá giả nên ngay từ khi bước chân vào ĐH Duy Tân em đã cân đối sắp xếp lịch học và tìm kiếm một công việc làm thêm để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho ba mẹ. Những sản phẩm móc len em tranh thủ làm lúc rảnh rỗi đem bán tại một cửa hàng chuyên bày bán những đồ lưu niệm nhỏ xinh ở trung tâm thành phố đã được nhiều bạn trẻ yêu thích lựa chọn trong các dịp lễ. Thay cho việc thường xuyên ngồi lướt web và mất quá nhiều thời gian mải mê ‘lang thang’ tìm kiếm thú vui khác trên chiếc điện thoại, em thích được tỉ mẩn đan móc để tạo ra những sản phẩm thật ‘cute’. Vui hơn nữa khi những sản phẩm do mình tạo ra được yêu thích và giúp mình có thêm thu nhập".
Ngoài ra, các sinh viên ngành Thiết kế đồ họa của ĐH Duy Tân còn "rinh về" 6 giải Honorable Mentions (giải Khuyến khích) bởi những thiết kế được đánh giá cao về cả tính thẩm mỹ và năng lực sáng tạo:
Lê Văn Dũng với thiết kế logo "Cafefe" cho 1 cửa hàng bán cà phê,
Phan Thị Chí Hiếu với thiết kế "Soncha Teahouse" cho cửa hàng bán trà sữa,
Đào Thị Ngọc Huyền với thiết kế "Dream Stream Camping" cho nhà cung cấp dịch vụ cắm trại,
Võ Kỳ Bảo Ngọc với thiết kế "H’Mông Spring Festival" cho mùa lễ hội độc đáo của người H'Mông ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam,
Trần Uyên Nhi với thiết kế "Kids Art Class" cho câu lạc bộ nghệ thuật chữa lành dành cho trẻ mồ côi do Covid-19 tại Huế,
Nguyễn Thanh Thảo với thiết kế "Double Happiness Weeding Bridal Shop" cho 1 thương hiệu áo cưới.
6 logo khác của sinh viên Duy Tân đã giành giải Honorable Mentions (giải Khuyến khích) của IDA, Mỹ
Nhà thiết kế Nguyễn Tri Phương Đông, giảng viên thỉnh giảng ngành Thiết kế đồ họa của ĐH Duy Tân là một trong những giảng viên trực tiếp hướng dẫn sinh viên Duy Tân tham gia Cuộc thi Thiết kế logo do The International Design Awards có chia sẻ: "Các sinh viên mà tôi hướng dẫn đều có ý thức tiếp thu các kiến thức chuyên môn cùng các kỹ năng ‘mềm’ trong chương trình chung của ngành Thiết kế Đồ họa tại ĐH Duy Tân. Với chương trình nâng cấp đồ án môn học để dự thi thiết kế quốc tế, tôi có tổ chức như giai đoạn 3 của một đồ án, hay chính xác hơn, là một đồ án thực tế, độc lập và có mức chuyên nghiệp cao nhất cho sinh viên. Các em được hướng dẫn thực hiện nhuần nhuyễn các kỹ năng hỗ trợ trực tiếp cho việc dự thi như visualize, control, AI brainstorming, pro mockup…
Phẩm chất nhìn thấy được của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân lần này là sự quyết liệt và bền chí. Các em có ý thức học tập chuyên nghiệp, biết dấn thân trong việc cá nhân hóa kiến thức và kỹ năng, nhạy bén và mau cập nhật. Đây là các sinh viên ngành thiết kế đích thực nhất ở miền Trung mà tôi luôn hình dung. Với các thành tích ban đầu, những tác phẩm mới của các sinh viên này đã vượt ngưỡng ở trường, quốc gia, châu lục, và để vươn tầm quốc tế".
Nguồn: https://thanhnien.vn/sv-thiet-ke-do-hoa-dh-duy-tan-gianh-8-giai-thuong-tai-the-international-design-awards-185240309094822785.htm
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: SV Thiết kế đồ họa ĐH Duy Tân giành 8 giải thưởng tại The International Design Awards
[size=34]Đà Nẵng: Tặng máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi cho học sinh THPT[/size]
Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) được trao tặng sản phẩm công nghệ máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi (eCPR). Học sinh lớp 12 sẽ được tiếp cận lý thuyết về sơ cấp cứu để tự bảo vệ bản thân, giúp đỡ người xung quanh.
Ngày 7.3, Trường ĐH Duy Tân trao tặng một sản phẩm công nghệ máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi (eCPR) cho Trường THPT Trần Phú.
Các cán bộ Trung tâm Mô phỏng và mô hình hóa, Trường ĐH Duy Tân nghiên cứu và chế tạo máy eCPR. Sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế vào năm 2023 và đưa vào hoạt động tại nhiều đơn vị trong lĩnh vực sơ cấp cứu, đào tạo y khoa.
Máy eCPR là thiết bị kết hợp giữa phần cứng và phần mềm, tích hợp công nghệ IoT và thực tế ảo. Sản phẩm sẽ giúp nâng cao nhận thức và kỹ năng xử lý sơ cấp cứu trong cộng đồng, đặc biệt là học sinh, sinh viên và các bên liên quan.
TS Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, tặng sản phẩm công nghệ máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi (eCPR) cho Trường THPT Trần Phú
TS Lê Văn Chung, Giám đốc Trung tâm Mô phỏng và mô hình hóa - trưởng nhóm nghiên cứu eCPR, cho biết hồi sức tim phổi là kỹ thuật giúp cứu sống người bệnh rất hữu ích trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, các phương pháp đào tạo hiện nay không tổng hợp và cho ra thông số đầy đủ hay nhận biết chi tiết đúng sai từng động tác để người dùng điều chỉnh và khắc phục.
Do đó, sản phẩm eCPR của đơn vị được thiết kế dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ mô phỏng thực tế ảo 3D và IoT với các cảm biến trên mô hình theo thời gian thực. Nhờ đó, người sử dụng tăng cường sự tương tác và cảm nhận được các thay đổi từ những tác động đó.
"Việc tích hợp cảm biến có khả năng đo độ sâu nén và tốc độ nén chính xác, xác định các tư thế đúng ở cổ, theo dõi áp suất thổi đường miệng. Với nhiều tính năng mới của sản phẩm eCPR, người dùng có thể dễ dàng tự luyện tập, nghiên cứu theo quy trình đúng đắn", ông Chung nhấn mạnh.
Hướng dẫn thao tác với máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi eCPR
HUY ĐẠT
Đồng thời, tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing sẽ tặng toàn bộ tài khoản học lý thuyết về sơ cấp cứu cho học sinh lớp 12 của Trường THPT Trần Phú. Những hoạt động trên nhằm hướng tới việc trang bị kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu, hồi sức tim phổi, giúp học sinh có thêm khả năng tự bảo vệ bản thân và giúp đỡ người khác trong trường hợp khẩn cấp.
Nguồn: https://thanhnien.vn/da-nang-tang-may-ho-tro-ky-nang-hoi-sinh-tim-phoi-cho-hoc-sinh-thpt-185240307161151048.htm
Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) được trao tặng sản phẩm công nghệ máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi (eCPR). Học sinh lớp 12 sẽ được tiếp cận lý thuyết về sơ cấp cứu để tự bảo vệ bản thân, giúp đỡ người xung quanh.
Ngày 7.3, Trường ĐH Duy Tân trao tặng một sản phẩm công nghệ máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi (eCPR) cho Trường THPT Trần Phú.
Các cán bộ Trung tâm Mô phỏng và mô hình hóa, Trường ĐH Duy Tân nghiên cứu và chế tạo máy eCPR. Sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế vào năm 2023 và đưa vào hoạt động tại nhiều đơn vị trong lĩnh vực sơ cấp cứu, đào tạo y khoa.
Máy eCPR là thiết bị kết hợp giữa phần cứng và phần mềm, tích hợp công nghệ IoT và thực tế ảo. Sản phẩm sẽ giúp nâng cao nhận thức và kỹ năng xử lý sơ cấp cứu trong cộng đồng, đặc biệt là học sinh, sinh viên và các bên liên quan.
TS Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, tặng sản phẩm công nghệ máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi (eCPR) cho Trường THPT Trần Phú
TS Lê Văn Chung, Giám đốc Trung tâm Mô phỏng và mô hình hóa - trưởng nhóm nghiên cứu eCPR, cho biết hồi sức tim phổi là kỹ thuật giúp cứu sống người bệnh rất hữu ích trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, các phương pháp đào tạo hiện nay không tổng hợp và cho ra thông số đầy đủ hay nhận biết chi tiết đúng sai từng động tác để người dùng điều chỉnh và khắc phục.
Do đó, sản phẩm eCPR của đơn vị được thiết kế dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ mô phỏng thực tế ảo 3D và IoT với các cảm biến trên mô hình theo thời gian thực. Nhờ đó, người sử dụng tăng cường sự tương tác và cảm nhận được các thay đổi từ những tác động đó.
"Việc tích hợp cảm biến có khả năng đo độ sâu nén và tốc độ nén chính xác, xác định các tư thế đúng ở cổ, theo dõi áp suất thổi đường miệng. Với nhiều tính năng mới của sản phẩm eCPR, người dùng có thể dễ dàng tự luyện tập, nghiên cứu theo quy trình đúng đắn", ông Chung nhấn mạnh.
Hướng dẫn thao tác với máy hỗ trợ kỹ năng hồi sinh tim phổi eCPR
HUY ĐẠT
Đồng thời, tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing sẽ tặng toàn bộ tài khoản học lý thuyết về sơ cấp cứu cho học sinh lớp 12 của Trường THPT Trần Phú. Những hoạt động trên nhằm hướng tới việc trang bị kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu, hồi sức tim phổi, giúp học sinh có thêm khả năng tự bảo vệ bản thân và giúp đỡ người khác trong trường hợp khẩn cấp.
Nguồn: https://thanhnien.vn/da-nang-tang-may-ho-tro-ky-nang-hoi-sinh-tim-phoi-cho-hoc-sinh-thpt-185240307161151048.htm
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: SV Thiết kế đồ họa ĐH Duy Tân giành 8 giải thưởng tại The International Design Awards
ĐH Duy Tân Ký kết Hợp tác với Công ty Alibaba Cloud Intelligence và Hội thảo về Ứng dụng AI trong trường đại học
Sự “trỗi dậy” của Trí tuệ Nhân tạo (AI) đã góp phần làm thay đổi nhận thức và cuộc sống của con người. Cũng như nhiều lĩnh vực khác, ở lĩnh vực Giáo dục, hoạt động đào tạo phải thay đổi như thế nào để tiếp cận và bắt kịp với thời đại thực sự là một câu hỏi lớn. Trước thực tế đó, Đại học Duy Tân đã tổ chức Hội thảo “Ứng dụng AI vào đào tạo và phát triển nghiên cứu học thuật trong trường đại học” vào ngày 24/2/2024 đồng thời ký kết hợp tác với Công ty Alibaba Cloud Intelligence để cùng nhau sáng tạo, triển khai nhiều hoạt động trong lĩnh vực này.
TS. Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng Đại học Duy Tân phát biểu tại Hội thảo
TS. Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng Đại học Duy Tân chia sẻ tại Hội thảo: “Hội thảo ‘Ứng dụng AI vào đào tạo và phát triển nghiên cứu học thuật trong trường đại học’ là một sự kiện rất được mong chờ ở Đại học Duy Tân. Trong bối cảnh phát triển như vũ bão của AI, nhiều câu hỏi được đặt ra cho mọi lĩnh vực, trong đó câu hỏi trường đại học phải thay đổi như thế nào để tiếp cận và bắt kịp với thời đại thực sự là một câu hỏi lớn.
AI chắc chắn sẽ đem lại những tiện ích cho việc đào tạo và nghiên cứu nói chung. Ở thời điểm hiện tại, các giảng viên đã và đang làm quen với việc sử dụng AI một cách có hiệu quả cho việc giảng dạy đồng thời điều chỉnh để phù hợp cho từng cá nhân người học. Đại học Duy Tân hiện đang sử dụng Chat GPT và ứng dụng AI để dạy một số môn học tại các Khoa, trong đó có Khoa Du lịch với những câu trả lời của ‘giảng viên’ AI không hề ‘kém cạnh’ một giảng viên thực thụ khi được đặt những câu hỏi. Mặc dù, ứng dụng AI này vẫn còn ‘thụ động’ ở chỗ mới biết trả lời khi được đặt câu hỏi nhưng tôi cho rằng trong thời gian tới những thay đổi để cải thiện vấn đề này không khó.
Tôi mong rằng, Hội thảo ‘Ứng dụng AI vào đào tạo và phát triển nghiên cứu học thuật trong trường đại học’ sẽ là dịp để mình và các đồng nghiệp cùng gặp gỡ để lắng nghe, chia sẻ và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới hữu ích cho việc giảng dạy và nghiên cứu.”
Hội thảo “Ứng dụng AI vào đào tạo và phát triển nghiên cứu học thuật trong trường đại học” đã trở thành diễn đàn để các nhà khoa học trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến AI đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học.
GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch FISU Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo
Các vấn đề rất thực tế đã được đưa ra thảo luận như: Ứng dụng AI vào đổi mới phương pháp giảng dạy và phát triển nghiên cứu trong trường Đại học, Hạ tầng công nghệ AI cho trường Đại học, Ứng dụng AI tạo sinh trong công việc, Vấn đề đạo đức và pháp lý khi sử dụng AI, Dự báo xu hướng phát triển của AI,…
Nhiều nhận định được phân tích từ góc nhìn của các chuyên gia ngay tại Hội thảo như:
- “Trí tuệ Nhân tạo, công nghệ hàm mũ trong tương lai và xu hướng phát triển” của GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy, Chủ tịch FISU Việt Nam,
- “Ứng dụng AI vào đổi mới phương pháp giảng dạy và phát triển nghiên cứu trong trường Đại học” của TS. Đặng Mỹ Châu - Chuyên gia khối Giáo dục Microsoft,
- “Ứng dụng Generative AI trong công việc” của ông Đoàn Việt Hùng - Quản lý Marketing thị trường Việt Nam,
- “Các vấn đề đạo đức và pháp lý liên quan đến sử dụng AI” của TS. Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng,…
GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch FISU Việt Nam chia sẻ: “Trí tuệ Nhân tạo không còn là một lĩnh vực công nghệ mà đã trở thành một ngành công nghiệp đem lại ‘tiền’ cho thế giới. Và do vậy, các quốc gia quan tâm đến AI không chỉ dừng ở hoạt động nghiên cứu mà là cả chiến lược để phát triển trong tương lai. Có thể nói rằng, chúng ta đang đứng trong một giai đoạn rất quan trọng, đó là Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Những người làm việc trong ngành Công nghệ Thông tin chúng tôi rất tự hào bởi đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế xã hội từ Cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ 3 với những thành tựu trong Tin học hóa và Tự động hóa. Đứng trước những thách thức và cơ hội của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia đã có định hướng để phát triển các nền tảng cũng như xây dựng nhiều chiến lược mới. Trong đó, Việt Nam cũng đã đi cùng với sự phát triển khi có những bước tiến mạnh mẽ về Công nghệ, cụ thể là ở lĩnh vực AI.”
Lễ Ký kết Hợp tác giữa Đại học Duy Tân với Công ty Alibaba Cloud Intelligence
Ngay sau Hội thảo, Đại học Duy Tân đã chính thức ký kết với Công ty Alibaba Cloud Intelligence để cùng thiết lập nhiều hoạt động. Trong đó có:
- Thiết lập quan hệ đối tác trong Chương trình trao quyền học thuật trên nền tảng đám mây của Alibaba (AAEP);
- Cùng hợp tác để nuôi dưỡng những tài năng địa phương có năng lực công nghệ và tinh thần kinh doanh;
- Làm việc cùng nhau để giúp các nhà giáo dục và sinh viên phát triển các kỹ năng thực tế về công nghệ đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu ở Việt Nam và các quốc gia khác;
- Hợp tác cùng nhau để tổ chức các chuyến tham quan, hoạt động và cuộc thi xuyên khu vực nhằm mở rộng tầm nhìn của sinh viên về toàn cầu hóa, đổi mới và số hóa;
- Học viện Alibaba Cloud sẽ cung cấp tư vấn và hỗ trợ cần thiết bằng nhiều công nghệ đám mây khác nhau để hỗ trợ sự phát triển trong tương lai của Trường Đại học Duy Tân về đổi mới, hợp tác xanh số hóa trên toàn quốc và các sáng kiến Giáo dục Thông minh khác nhau;
- …
Các hoạt động được triển khai sẽ góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo, góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng để cung cấp cho xã hội trong thời gian tới.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5848&pid=2062&page=0&lang=vi-VN
Sự “trỗi dậy” của Trí tuệ Nhân tạo (AI) đã góp phần làm thay đổi nhận thức và cuộc sống của con người. Cũng như nhiều lĩnh vực khác, ở lĩnh vực Giáo dục, hoạt động đào tạo phải thay đổi như thế nào để tiếp cận và bắt kịp với thời đại thực sự là một câu hỏi lớn. Trước thực tế đó, Đại học Duy Tân đã tổ chức Hội thảo “Ứng dụng AI vào đào tạo và phát triển nghiên cứu học thuật trong trường đại học” vào ngày 24/2/2024 đồng thời ký kết hợp tác với Công ty Alibaba Cloud Intelligence để cùng nhau sáng tạo, triển khai nhiều hoạt động trong lĩnh vực này.
TS. Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng Đại học Duy Tân phát biểu tại Hội thảo
TS. Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng Đại học Duy Tân chia sẻ tại Hội thảo: “Hội thảo ‘Ứng dụng AI vào đào tạo và phát triển nghiên cứu học thuật trong trường đại học’ là một sự kiện rất được mong chờ ở Đại học Duy Tân. Trong bối cảnh phát triển như vũ bão của AI, nhiều câu hỏi được đặt ra cho mọi lĩnh vực, trong đó câu hỏi trường đại học phải thay đổi như thế nào để tiếp cận và bắt kịp với thời đại thực sự là một câu hỏi lớn.
AI chắc chắn sẽ đem lại những tiện ích cho việc đào tạo và nghiên cứu nói chung. Ở thời điểm hiện tại, các giảng viên đã và đang làm quen với việc sử dụng AI một cách có hiệu quả cho việc giảng dạy đồng thời điều chỉnh để phù hợp cho từng cá nhân người học. Đại học Duy Tân hiện đang sử dụng Chat GPT và ứng dụng AI để dạy một số môn học tại các Khoa, trong đó có Khoa Du lịch với những câu trả lời của ‘giảng viên’ AI không hề ‘kém cạnh’ một giảng viên thực thụ khi được đặt những câu hỏi. Mặc dù, ứng dụng AI này vẫn còn ‘thụ động’ ở chỗ mới biết trả lời khi được đặt câu hỏi nhưng tôi cho rằng trong thời gian tới những thay đổi để cải thiện vấn đề này không khó.
Tôi mong rằng, Hội thảo ‘Ứng dụng AI vào đào tạo và phát triển nghiên cứu học thuật trong trường đại học’ sẽ là dịp để mình và các đồng nghiệp cùng gặp gỡ để lắng nghe, chia sẻ và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới hữu ích cho việc giảng dạy và nghiên cứu.”
Hội thảo “Ứng dụng AI vào đào tạo và phát triển nghiên cứu học thuật trong trường đại học” đã trở thành diễn đàn để các nhà khoa học trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến AI đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học.
GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch FISU Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo
Các vấn đề rất thực tế đã được đưa ra thảo luận như: Ứng dụng AI vào đổi mới phương pháp giảng dạy và phát triển nghiên cứu trong trường Đại học, Hạ tầng công nghệ AI cho trường Đại học, Ứng dụng AI tạo sinh trong công việc, Vấn đề đạo đức và pháp lý khi sử dụng AI, Dự báo xu hướng phát triển của AI,…
Nhiều nhận định được phân tích từ góc nhìn của các chuyên gia ngay tại Hội thảo như:
- “Trí tuệ Nhân tạo, công nghệ hàm mũ trong tương lai và xu hướng phát triển” của GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy, Chủ tịch FISU Việt Nam,
- “Ứng dụng AI vào đổi mới phương pháp giảng dạy và phát triển nghiên cứu trong trường Đại học” của TS. Đặng Mỹ Châu - Chuyên gia khối Giáo dục Microsoft,
- “Ứng dụng Generative AI trong công việc” của ông Đoàn Việt Hùng - Quản lý Marketing thị trường Việt Nam,
- “Các vấn đề đạo đức và pháp lý liên quan đến sử dụng AI” của TS. Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng,…
GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy - Chủ tịch FISU Việt Nam chia sẻ: “Trí tuệ Nhân tạo không còn là một lĩnh vực công nghệ mà đã trở thành một ngành công nghiệp đem lại ‘tiền’ cho thế giới. Và do vậy, các quốc gia quan tâm đến AI không chỉ dừng ở hoạt động nghiên cứu mà là cả chiến lược để phát triển trong tương lai. Có thể nói rằng, chúng ta đang đứng trong một giai đoạn rất quan trọng, đó là Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Những người làm việc trong ngành Công nghệ Thông tin chúng tôi rất tự hào bởi đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế xã hội từ Cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ 3 với những thành tựu trong Tin học hóa và Tự động hóa. Đứng trước những thách thức và cơ hội của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia đã có định hướng để phát triển các nền tảng cũng như xây dựng nhiều chiến lược mới. Trong đó, Việt Nam cũng đã đi cùng với sự phát triển khi có những bước tiến mạnh mẽ về Công nghệ, cụ thể là ở lĩnh vực AI.”
Lễ Ký kết Hợp tác giữa Đại học Duy Tân với Công ty Alibaba Cloud Intelligence
Ngay sau Hội thảo, Đại học Duy Tân đã chính thức ký kết với Công ty Alibaba Cloud Intelligence để cùng thiết lập nhiều hoạt động. Trong đó có:
- Thiết lập quan hệ đối tác trong Chương trình trao quyền học thuật trên nền tảng đám mây của Alibaba (AAEP);
- Cùng hợp tác để nuôi dưỡng những tài năng địa phương có năng lực công nghệ và tinh thần kinh doanh;
- Làm việc cùng nhau để giúp các nhà giáo dục và sinh viên phát triển các kỹ năng thực tế về công nghệ đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu ở Việt Nam và các quốc gia khác;
- Hợp tác cùng nhau để tổ chức các chuyến tham quan, hoạt động và cuộc thi xuyên khu vực nhằm mở rộng tầm nhìn của sinh viên về toàn cầu hóa, đổi mới và số hóa;
- Học viện Alibaba Cloud sẽ cung cấp tư vấn và hỗ trợ cần thiết bằng nhiều công nghệ đám mây khác nhau để hỗ trợ sự phát triển trong tương lai của Trường Đại học Duy Tân về đổi mới, hợp tác xanh số hóa trên toàn quốc và các sáng kiến Giáo dục Thông minh khác nhau;
- …
Các hoạt động được triển khai sẽ góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo, góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng để cung cấp cho xã hội trong thời gian tới.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5848&pid=2062&page=0&lang=vi-VN
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Nữ sinh ĐH Duy Tân giành giải Ba cuộc thi thiết kế thời trang
» SV Duy Tân giành giải khuyến khích Giải thưởng Đồ án SV tốt nghiệp xuất sắc 2019
» Giảng viên Đại học Duy Tân giành giải C tại Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật 2019
» Sinh viên Duy Tân giành giải Honorable Mentions về Thiết kế Logo tại Mỹ
» ĐH Duy Tân giành giải Bạc tại ASEAN ICT Awards 2018
» SV Duy Tân giành giải khuyến khích Giải thưởng Đồ án SV tốt nghiệp xuất sắc 2019
» Giảng viên Đại học Duy Tân giành giải C tại Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật 2019
» Sinh viên Duy Tân giành giải Honorable Mentions về Thiết kế Logo tại Mỹ
» ĐH Duy Tân giành giải Bạc tại ASEAN ICT Awards 2018
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết