Khối ngành Công nghệ-Kỹ thuật ở ĐH Duy Tân với nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu Quốc tế
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Khối ngành Công nghệ-Kỹ thuật ở ĐH Duy Tân với nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu Quốc tế
[size=32]Khối ngành Công nghệ-Kỹ thuật ở ĐH Duy Tân với nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu Quốc tế[/size]
Là trường đào tạo có nhiều khối ngành nhất của Đại học (ĐH) Duy Tân, năm 2023 vừa qua là một năm khởi sắc của Trường Công nghệ (SET - School of Engineering & Technology) khi ở tất cả các ngành đều đạt được những dấu ấn đặc trưng riêng biệt.
Trong đó, khối ngành Kiến trúc-Xây dựng Đại học (ĐH) Duy Tân lọt Top 201-230 thế giới theo QS World Rankings by Subjects 2023, hay sinh viên Xây dựng DTU đã vô địch Cuộc thi IDEERS Châu Á-Thái Bình Dương hay sinh viên ngay ở bậc Đại học của ngành Công nghệ Sinh học đã có bài báo Q1.
Nỗ lực của thầy và trò Trường Công nghệ (SET) trở thành điểm tựa để tạo những bứt phá mới, mang lại nhiều cơ hội học tập tốt nhất đến cho sinh viên yêu thích các khối ngành này.
Sinh viên Trường Công nghệ (SET - School of Engineering & Technology) ĐH Duy Tân nhận bằng tốt nghiệp
Kiến trúc, Xây dựng và Môi trường với 100% có việc làm cùng xếp hạng Top 200+ Thế giới
Ở bảng xếp hạng QS World Rankings by Subjects 2023, ĐH Duy Tân có nhiều lĩnh vực lần đầu tiên được xếp hạng quốc tế. Trong đó, có lĩnh vực Kiến trúc - Xây dựng nằm ở Top 201-230 trên bảng xếp hạng này. Điều này càng thêm ghi nhận nỗ lực trong hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn ở từng ngành học để mang đến cho người học nền tảng kiến thức lý thuyết bên cạnh nhiều kỹ năng thực tế.
Hiện tại, ở khối ngành Kiến trúc - Xây dựng, ĐH Duy Tân đang đào tạo những ngành cụ thể sau:
- KỸ THUẬT XÂY DỰNG có các chuyên ngành:
* Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp,
* Xây dựng Cầu đường,
* Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp chuẩn CSU (Chương trình Tiên tiến)
- CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG có chuyên ngành:
* Công nghệ Quản lý Xây dựng
- KIẾN TRÚC có các chuyên ngành:
* Kiến trúc Công trình,
* Kiến trúc Công trình chuẩn CSU (Chương trình Tiên tiến)
- KIẾN TRÚC NỘI THẤT có chuyên ngành:
* Thiết kế Nội thất
- THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
- THIẾT KẾ THỜI TRANG
Sinh viên theo học các ngành này được thừa hưởng thành quả từ quá trình hợp tác sâu rộng của ĐH Duy Tân với nhiều trường đại học trong nước và trên thế giới. Trong đó, đặc biệt phải kể đến việc hợp tác và tiếp nhận chuyển giao chương trình đào tạo với:
- ĐH Bang California ở Fullerton: 1 trong những trường công lập hàng đầu bờ Tây nước Mỹ về Xây dựng,
- và Cal Poly ở San Luis Obispo: xếp trong Top 5 ở Mỹ về ngành Kiến trúc ở bậc ĐH
để triển khai các Chương trình Tiên tiến đầu tiên về Kiến trúc và Xây dựng ở Đà Nẵng cũng như tại miền Trung Việt Nam.
Sinh viên theo ngành học Xây dựng, Kiến trúc và Môi trường của ĐH Duy Tân luôn yên tâm bởi nhiều năm qua 100% sinh viên ra trường đều có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đặc biệt, trong năm vừa qua, các sinh viên Xây dựng và Kiến trúc của ĐH Duy Tân sau 9 năm (từ 2014) lại một lần nữa vô địch Cuộc thi IDEERS - Thiết kế Nhà chống Động đất Châu Á-Thái Bình Dương. Đây là cuộc thi danh tiếng về Xây dựng ở Châu Á với sự tham gia của nhiều đại học hàng đầu của châu lục như ĐH Kỹ thuật Nanyang (Singapore), ĐH Khoa học & Công nghệ kỹ thuật Hồng Kông (Trung Quốc), ĐH Quốc gia Pusan - Hàn Quốc, ĐH Quốc gia Đài Loan (Trung Quốc), ĐH Pukyong Hàn Quốc,…
Đội DTU giành Cup Vô địch (ảnh trên) và Đội SET-DTU giành giải Ba tại cuộc thi
Sinh viên Duy Tân thiết kế và thi đấu mô hình nhà chống động đất
Riêng đối với ngành Môi trường, sự kết hợp giữa giảng dạy và đưa sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học ngay từ những năm đầu đã giúp sinh viên có thêm nhiều kinh nghiệm trước các vấn đề “nóng bỏng” từ môi trường hiện nay, cụ thể như: Xử lý rác thải sinh hoạt, Xử lý nước thải dệt nhuộm, Xử lý nước thải thủy sản, Đánh giá chất lượng môi trường biển sau sự cố Formosa,… hay gần đây nhất là các nghiên cứu, tư vấn cho thành phố Đà Nẵng về các vấn đề rất cấp thiết của thành phố như: Sạt lở, Xói mòn bãi biển, Nhiễm mặn nước ngầm, Tài nguyên nước các mùa khô hạn,…
Học Công nghệ Kỹ thuật Ô tô với các phòng Lab có giá trị gần 20 tỷ đồng
Theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, sinh viên sẽ được trải nghiệm: Lái ô tô An toàn hay thực hành trên các thiết bị đào tạo của dòng ô tô xe xăng hay diesel truyền thống và ô tô điện đời mới.
Xưởng thực hành Ô tô luôn sáng đèn cho sinh viên học tập
Hệ thống Xưởng Thực hành Ô tô với 5 phòng Lab gồm:
- Phòng Động cơ Ô tô,
- Phòng Cơ khí Ô tô,
- Phòng Khung gầm Ô tô,
- Phòng Điện Ô tô,
- Phòng Thí nghiệm Ô tô & Công nghệ hiện đại
được đầu tư lên tới gần 20 tỷ đồng với các trang thiết bị của Hàn Quốc, Đức, và Nhật Bản, đang tạo ra điểm nhấn trong đào tạo ngành học này của ĐH Duy Tân. Từ đây, sinh viên Duy Tân sẽ nắm chắc trong tay cơ hội để có nhiều vị trí làm việc tốt tại các nhà máy sản xuất ô tô lớn như: Thaco Trường Hải, VinFast, hay các showroom ô tô,…
Đồng hành bên cạnh ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô là đa dạng ngành nghề ở lĩnh vực Điện-Điện tử, gồm:
- CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ (đạt kiểm định ABET) có các chuyên ngành:
* Điện Tự động,
* Điện tử Viễn thông,
* Điện-Điện tử chuẩn PNU (Chương trình Tiên tiến, hợp tác với ĐH Purdue, Mỹ),
* Thiết kế Vi mạch Bán dẫn
- CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY là ngành truyền thống của Cơ khí Chế tạo.
- KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN & TỰ ĐỘNG HÓA có các chuyên ngành:
* Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
* Cơ điện tử chuẩn PNU (Chương trình Tiên tiến, hợp tác với ĐH Purdue, Mỹ).
- KỸ THUẬT ĐIỆN
Các ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử của ĐH Duy Tân có hợp tác với ĐH Purdue, Mỹ đồng thời đạt kiểm định ABET - Tiêu chuẩn "vàng" về Đào tạo Khoa học - Kỹ thuật của Mỹ từ cuối tháng 8/2020 với mức kiểm định cao nhất là 6 năm, đang mang đến những hiệu quả nhất định trong đào tạo.
Sinh viên ngành Công nghệ Sinh học với bài báo xuất sắc Q1 từ giảng đường
Thực hiện thành công đề tài “Ứng dụng chỉ thị phân tử ITS trong định danh loài nấm gây bệnh trên Nhộng trùng thảo loài Cordyceps militaris”, sinh viên Lê Nguyễn Gia Thi và các bạn cùng nhóm nghiên cứu thuộc ngành Công nghệ Sinh học, ĐH Duy Tân đã công bố 1 bài báo hạng Q1 có chỉ số IF=4.6 trên tạp chí quốc tế uy tín Scientific Reports (thuộc hệ thống Nature Portfolio). Đề tài cũng đã được trao giải “Báo cáo Poster Xuất sắc” tại Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ V tổ chức tại Hà Nội ngày 26/11/2023.
Bài báo của Gia Thi trên tạp chí Scientific Reports (Q1, IF=4.6) thuộc hệ thống Nature Portfolio cùng giải “Báo cáo Poster Xuất sắc” tại Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ V
Không chỉ Gia Thi mà tất cả sinh viên theo học ngành Công nghệ Sinh học tại trường đang có những điều kiện vô cùng thuận lợi để học tập và nghiên cứu khoa học trong các phòng thí nghiệm hiện đại của ĐH Duy Tân; đồng thời, được tham dự các hội nghị, hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước để giao lưu học hỏi và hợp tác với các nhóm nghiên cứu cùng lĩnh vực quan tâm. Các sinh viên cũng được trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn bởi các giảng viên có kinh nghiệm đã tốt nghiệp từ các đại học uy tín trên thế giới. Trong đó, có TS. Nguyễn Thành Trung - giảng viên hướng dẫn sinh viên Gia Thi và cũng chính là tác giả của mô hình "Tủ nuôi Đông trùng Hạ thảo quy mô Hộ gia đình" - từng đạt giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Tp. Đà Nẵng (SURF) năm 2022.
Sinh viên Công nghệ Thực phẩm DTU thiết kế, đóng gói và đưa sản phẩm ra thị trường
Vốn được nhận định là thế hệ sinh viên gen Z đa năng và tài năng, sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm của ĐH Duy Tân đã trực tiếp cải thiện các sản phẩm đã có hay tạo ra những sản phẩm mới để đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của nhiều địa phương. Không những vậy, các bạn còn trực tiếp bắt tay vào thiết kế và đóng gói bao bì để tạo nên các sản phẩm vừa đẹp vừa hướng đến lợi ích cộng đồng.
Các sản phẩm “made in sinh viên DTU” đã có mặt trên thị trường
Tiêu biểu:
- Mứt cà phê giành giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi “Công nghệ Chế biến sau thu hoạch” toàn quốc năm 2022 và giải Nhì cuộc thi “Sản phẩm Sáng tạo Thành phố Đà Nẵng” năm 2022;
- Đề tài “Nghiên cứu thời gian thu hoạch rau mầm cải ngọt” giành giải Nhì tại Hội thảo Khoa học "An toàn thực phẩm và An ninh lương thực" lần thứ 6, năm 2022;
- Trà hỗ trợ điều trị đau bụng kinh từ thảo dược tự nhiên (Trà Cheery Lady) giành giải Khuyến khích cuộc thi “Công nghệ Chế biến sau thu hoạch” năm 2021;
bên cạnh nhiều sản phẩm cụ thể đang được nghiên cứu như:
* Trà từ vỏ cafe Robusta tại Việt Nam,
* Trà túi lọc từ Đẳng Sâm,
* Dây chuyền nước sâm dây đóng chai,
* Xuất màng bao ăn được từ Polysaccharide có trong tảo,
* Chà bông chay từ nấm bào ngư,
* Snack nấm bào ngư,
* …
Mọi thông tin về tuyển sinh, vui lòng xem tại:
http://tuyensinh.duytan.edu.vn, http://set.duytan.edu.vn
Nguồn: https://tienphong.vn/khoi-nganh-cong-nghe-ky-thuat-o-dh-duy-tan-voi-nhieu-co-hoi-hoc-tap-va-nghien-cuu-quoc-te-post1612882.tpo
Là trường đào tạo có nhiều khối ngành nhất của Đại học (ĐH) Duy Tân, năm 2023 vừa qua là một năm khởi sắc của Trường Công nghệ (SET - School of Engineering & Technology) khi ở tất cả các ngành đều đạt được những dấu ấn đặc trưng riêng biệt.
Trong đó, khối ngành Kiến trúc-Xây dựng Đại học (ĐH) Duy Tân lọt Top 201-230 thế giới theo QS World Rankings by Subjects 2023, hay sinh viên Xây dựng DTU đã vô địch Cuộc thi IDEERS Châu Á-Thái Bình Dương hay sinh viên ngay ở bậc Đại học của ngành Công nghệ Sinh học đã có bài báo Q1.
Nỗ lực của thầy và trò Trường Công nghệ (SET) trở thành điểm tựa để tạo những bứt phá mới, mang lại nhiều cơ hội học tập tốt nhất đến cho sinh viên yêu thích các khối ngành này.
Sinh viên Trường Công nghệ (SET - School of Engineering & Technology) ĐH Duy Tân nhận bằng tốt nghiệp
Kiến trúc, Xây dựng và Môi trường với 100% có việc làm cùng xếp hạng Top 200+ Thế giới
Ở bảng xếp hạng QS World Rankings by Subjects 2023, ĐH Duy Tân có nhiều lĩnh vực lần đầu tiên được xếp hạng quốc tế. Trong đó, có lĩnh vực Kiến trúc - Xây dựng nằm ở Top 201-230 trên bảng xếp hạng này. Điều này càng thêm ghi nhận nỗ lực trong hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn ở từng ngành học để mang đến cho người học nền tảng kiến thức lý thuyết bên cạnh nhiều kỹ năng thực tế.
Hiện tại, ở khối ngành Kiến trúc - Xây dựng, ĐH Duy Tân đang đào tạo những ngành cụ thể sau:
- KỸ THUẬT XÂY DỰNG có các chuyên ngành:
* Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp,
* Xây dựng Cầu đường,
* Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp chuẩn CSU (Chương trình Tiên tiến)
- CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG có chuyên ngành:
* Công nghệ Quản lý Xây dựng
- KIẾN TRÚC có các chuyên ngành:
* Kiến trúc Công trình,
* Kiến trúc Công trình chuẩn CSU (Chương trình Tiên tiến)
- KIẾN TRÚC NỘI THẤT có chuyên ngành:
* Thiết kế Nội thất
- THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
- THIẾT KẾ THỜI TRANG
Sinh viên theo học các ngành này được thừa hưởng thành quả từ quá trình hợp tác sâu rộng của ĐH Duy Tân với nhiều trường đại học trong nước và trên thế giới. Trong đó, đặc biệt phải kể đến việc hợp tác và tiếp nhận chuyển giao chương trình đào tạo với:
- ĐH Bang California ở Fullerton: 1 trong những trường công lập hàng đầu bờ Tây nước Mỹ về Xây dựng,
- và Cal Poly ở San Luis Obispo: xếp trong Top 5 ở Mỹ về ngành Kiến trúc ở bậc ĐH
để triển khai các Chương trình Tiên tiến đầu tiên về Kiến trúc và Xây dựng ở Đà Nẵng cũng như tại miền Trung Việt Nam.
Sinh viên theo ngành học Xây dựng, Kiến trúc và Môi trường của ĐH Duy Tân luôn yên tâm bởi nhiều năm qua 100% sinh viên ra trường đều có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đặc biệt, trong năm vừa qua, các sinh viên Xây dựng và Kiến trúc của ĐH Duy Tân sau 9 năm (từ 2014) lại một lần nữa vô địch Cuộc thi IDEERS - Thiết kế Nhà chống Động đất Châu Á-Thái Bình Dương. Đây là cuộc thi danh tiếng về Xây dựng ở Châu Á với sự tham gia của nhiều đại học hàng đầu của châu lục như ĐH Kỹ thuật Nanyang (Singapore), ĐH Khoa học & Công nghệ kỹ thuật Hồng Kông (Trung Quốc), ĐH Quốc gia Pusan - Hàn Quốc, ĐH Quốc gia Đài Loan (Trung Quốc), ĐH Pukyong Hàn Quốc,…
Đội DTU giành Cup Vô địch (ảnh trên) và Đội SET-DTU giành giải Ba tại cuộc thi
Sinh viên Duy Tân thiết kế và thi đấu mô hình nhà chống động đất
Riêng đối với ngành Môi trường, sự kết hợp giữa giảng dạy và đưa sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học ngay từ những năm đầu đã giúp sinh viên có thêm nhiều kinh nghiệm trước các vấn đề “nóng bỏng” từ môi trường hiện nay, cụ thể như: Xử lý rác thải sinh hoạt, Xử lý nước thải dệt nhuộm, Xử lý nước thải thủy sản, Đánh giá chất lượng môi trường biển sau sự cố Formosa,… hay gần đây nhất là các nghiên cứu, tư vấn cho thành phố Đà Nẵng về các vấn đề rất cấp thiết của thành phố như: Sạt lở, Xói mòn bãi biển, Nhiễm mặn nước ngầm, Tài nguyên nước các mùa khô hạn,…
Học Công nghệ Kỹ thuật Ô tô với các phòng Lab có giá trị gần 20 tỷ đồng
Theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, sinh viên sẽ được trải nghiệm: Lái ô tô An toàn hay thực hành trên các thiết bị đào tạo của dòng ô tô xe xăng hay diesel truyền thống và ô tô điện đời mới.
Xưởng thực hành Ô tô luôn sáng đèn cho sinh viên học tập
Hệ thống Xưởng Thực hành Ô tô với 5 phòng Lab gồm:
- Phòng Động cơ Ô tô,
- Phòng Cơ khí Ô tô,
- Phòng Khung gầm Ô tô,
- Phòng Điện Ô tô,
- Phòng Thí nghiệm Ô tô & Công nghệ hiện đại
được đầu tư lên tới gần 20 tỷ đồng với các trang thiết bị của Hàn Quốc, Đức, và Nhật Bản, đang tạo ra điểm nhấn trong đào tạo ngành học này của ĐH Duy Tân. Từ đây, sinh viên Duy Tân sẽ nắm chắc trong tay cơ hội để có nhiều vị trí làm việc tốt tại các nhà máy sản xuất ô tô lớn như: Thaco Trường Hải, VinFast, hay các showroom ô tô,…
Đồng hành bên cạnh ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô là đa dạng ngành nghề ở lĩnh vực Điện-Điện tử, gồm:
- CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ (đạt kiểm định ABET) có các chuyên ngành:
* Điện Tự động,
* Điện tử Viễn thông,
* Điện-Điện tử chuẩn PNU (Chương trình Tiên tiến, hợp tác với ĐH Purdue, Mỹ),
* Thiết kế Vi mạch Bán dẫn
- CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY là ngành truyền thống của Cơ khí Chế tạo.
- KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN & TỰ ĐỘNG HÓA có các chuyên ngành:
* Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
* Cơ điện tử chuẩn PNU (Chương trình Tiên tiến, hợp tác với ĐH Purdue, Mỹ).
- KỸ THUẬT ĐIỆN
Các ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử của ĐH Duy Tân có hợp tác với ĐH Purdue, Mỹ đồng thời đạt kiểm định ABET - Tiêu chuẩn "vàng" về Đào tạo Khoa học - Kỹ thuật của Mỹ từ cuối tháng 8/2020 với mức kiểm định cao nhất là 6 năm, đang mang đến những hiệu quả nhất định trong đào tạo.
Sinh viên ngành Công nghệ Sinh học với bài báo xuất sắc Q1 từ giảng đường
Thực hiện thành công đề tài “Ứng dụng chỉ thị phân tử ITS trong định danh loài nấm gây bệnh trên Nhộng trùng thảo loài Cordyceps militaris”, sinh viên Lê Nguyễn Gia Thi và các bạn cùng nhóm nghiên cứu thuộc ngành Công nghệ Sinh học, ĐH Duy Tân đã công bố 1 bài báo hạng Q1 có chỉ số IF=4.6 trên tạp chí quốc tế uy tín Scientific Reports (thuộc hệ thống Nature Portfolio). Đề tài cũng đã được trao giải “Báo cáo Poster Xuất sắc” tại Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ V tổ chức tại Hà Nội ngày 26/11/2023.
Bài báo của Gia Thi trên tạp chí Scientific Reports (Q1, IF=4.6) thuộc hệ thống Nature Portfolio cùng giải “Báo cáo Poster Xuất sắc” tại Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ V
Không chỉ Gia Thi mà tất cả sinh viên theo học ngành Công nghệ Sinh học tại trường đang có những điều kiện vô cùng thuận lợi để học tập và nghiên cứu khoa học trong các phòng thí nghiệm hiện đại của ĐH Duy Tân; đồng thời, được tham dự các hội nghị, hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước để giao lưu học hỏi và hợp tác với các nhóm nghiên cứu cùng lĩnh vực quan tâm. Các sinh viên cũng được trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn bởi các giảng viên có kinh nghiệm đã tốt nghiệp từ các đại học uy tín trên thế giới. Trong đó, có TS. Nguyễn Thành Trung - giảng viên hướng dẫn sinh viên Gia Thi và cũng chính là tác giả của mô hình "Tủ nuôi Đông trùng Hạ thảo quy mô Hộ gia đình" - từng đạt giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Tp. Đà Nẵng (SURF) năm 2022.
Sinh viên Công nghệ Thực phẩm DTU thiết kế, đóng gói và đưa sản phẩm ra thị trường
Vốn được nhận định là thế hệ sinh viên gen Z đa năng và tài năng, sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm của ĐH Duy Tân đã trực tiếp cải thiện các sản phẩm đã có hay tạo ra những sản phẩm mới để đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của nhiều địa phương. Không những vậy, các bạn còn trực tiếp bắt tay vào thiết kế và đóng gói bao bì để tạo nên các sản phẩm vừa đẹp vừa hướng đến lợi ích cộng đồng.
Các sản phẩm “made in sinh viên DTU” đã có mặt trên thị trường
Tiêu biểu:
- Mứt cà phê giành giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi “Công nghệ Chế biến sau thu hoạch” toàn quốc năm 2022 và giải Nhì cuộc thi “Sản phẩm Sáng tạo Thành phố Đà Nẵng” năm 2022;
- Đề tài “Nghiên cứu thời gian thu hoạch rau mầm cải ngọt” giành giải Nhì tại Hội thảo Khoa học "An toàn thực phẩm và An ninh lương thực" lần thứ 6, năm 2022;
- Trà hỗ trợ điều trị đau bụng kinh từ thảo dược tự nhiên (Trà Cheery Lady) giành giải Khuyến khích cuộc thi “Công nghệ Chế biến sau thu hoạch” năm 2021;
bên cạnh nhiều sản phẩm cụ thể đang được nghiên cứu như:
* Trà từ vỏ cafe Robusta tại Việt Nam,
* Trà túi lọc từ Đẳng Sâm,
* Dây chuyền nước sâm dây đóng chai,
* Xuất màng bao ăn được từ Polysaccharide có trong tảo,
* Chà bông chay từ nấm bào ngư,
* Snack nấm bào ngư,
* …
Mọi thông tin về tuyển sinh, vui lòng xem tại:
http://tuyensinh.duytan.edu.vn, http://set.duytan.edu.vn
Nguồn: https://tienphong.vn/khoi-nganh-cong-nghe-ky-thuat-o-dh-duy-tan-voi-nhieu-co-hoi-hoc-tap-va-nghien-cuu-quoc-te-post1612882.tpo
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Khối ngành Công nghệ-Kỹ thuật ở ĐH Duy Tân với nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu Quốc tế
[size=34]ĐH Duy Tân hợp tác Khu CNC Đà Nẵng, Sun Edu phát triển nhân lực vi mạch bán dẫn[/size]
Một trong những thách thức lớn nhất mà ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở Việt Nam đang phải đối mặt đó là thiếu hụt nguồn nhân lực nghiêm trọng, cả về số lượng và chất lượng.
Về lâu dài, sự thiếu hụt này có thể cản trở tốc độ phát triển của toàn ngành bán dẫn và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Vi mạch bán dẫn luôn được xem là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử, đóng vai trò cốt lõi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tại Đà Nẵng, ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn được định hướng sẽ trở thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, làm nền tảng cho sự phát triển chung và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố.
Đây cũng là tiền đề để ngày 26.1.2024 tới đây, Trường Đại học (ĐH) Duy Tân phối hợp cùng Khu Công nghệ cao Đà Nẵng (Danang Hi-Tech Park) và Công ty CP Giáo dục quốc tế Sun Edu ký kết hợp tác MOU để phát triển nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn tại TP.Đà Nẵng. Cùng chung mục tiêu và đã có nhiều năm triển khai các hoạt động liên quan đến lĩnh vực vi mạch bán dẫn, sự phối kết hợp giữa 3 đơn vị mang đến nhiều kỳ vọng sẽ mở ra một bước phát triển mới trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực này ở miền Trung.
Công ty CP Giáo dục quốc tế Sun Edu làm việc tại ĐH Duy Tân (ảnh trên) và các cán bộ của ĐH Duy Tân đến làm việc tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Công ty CP Giáo dục Quốc tế Sun Edu là một trong những đơn vị đào tạo tiên phong trong lĩnh vực điện tử và vi mạch bán dẫn. Công ty Sun Edu chuyên cung cấp các giải pháp đào tạo chất lượng cao và dịch vụ tư vấn cho các trường ĐH cùng các tổ chức giáo dục. Trước đó, Sun Edu đã hợp tác thành công với:
- Trung tâm Đào tạo thuộc Ban Quản lý khu công nghệ cao TP.HCM để thành lập Trung tâm Điện tử và Vi mạch bán dẫn (ESC), và
- Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) để thành lập ESC, ra mắt vào ngày 28.10.2023 tại NIC Hoà Lạc (Hà Nội).
Khu Công nghệ cao Đà Nẵng là Khu Công nghệ cao quốc gia thứ 3 (sau Khu công nghệ cao Hòa Lạc ở Hà Nội và Khu Công nghệ cao TP.HCM). Mục tiêu phát triển Khu Công nghệ cao Đà Nẵng của Chính phủ là trở thành một điểm đến hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển Khoa học - Kỹ thuật của TP.Đà Nẵng nói riêng và cả khu vực miền Trung - Tây nguyên nói chung. Khu Công nghệ cao Đà Nẵng phấn đấu trở thành một khu đô thị sinh thái, có sự kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu - phát triển, đào tạo, sản xuất với môi trường sống và môi trường văn hóa - xã hội.
Giảng viên và sinh viên ĐH Duy Tân đến Khu Công nghệ cao Đà Nẵng trong chương trình "Kết nối với chuyên gia"
ĐH Duy Tân đào tạo đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực ngay tại TP.Đà Nẵng. Nhiều năm qua, ĐH Duy Tân luôn có vị trí xếp hạng cao trên bảng xếp hạng thế giới như: QS Rankings, Times Higher Education (THE), Shanghai Ranking… đều thường trong Top 5 của Việt Nam. Cùng với nhiều khối ngành đào tạo trọng điểm, lĩnh vực Công nghệ thông tin và Điện-Điện tử của nhà trường nhiều năm qua luôn được xã hội tín nhiệm. Nhiều ngành học ở 2 lĩnh vực này đã đạt kiểm định ABET - tiêu chuẩn "vàng" về đào tạo khối ngành Công nghệ - Kỹ thuật của Mỹ. Với nguồn lực giảng viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, ĐH Duy Tân đảm bảo cho công tác đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực Vi mạch Bán dẫn. Bên cạnh đó, sinh viên của trường cũng đã đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi liên quan như An toàn thông tin ASEAN, CTFtime Raning, GoGreen in-the-City, InnovateFPGA, Hack-a-thon Hack-the-Future… phần nào chứng minh được chất lượng đầu ra trong đào tạo.
Ký kết hợp tác MOU của 3 đơn vị sẽ hướng đến hình thành và phát triển Trung tâm Đào tạo vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng. Trong đó sẽ tập trung đào tạo chuyển đổi, đào tạo nâng cao, và đào tạo lại theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Sự phối hợp có mục đích chung là phát triển Hệ sinh thái vi mạch bán dẫn Khu vực miền Trung với hướng đi mở rộng ra khắp cả nước. Các đơn vị liên quan sẽ cùng phối hợp thực hiện nhiều nội dung, trong đó có:
- Tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu cho các đối tượng là các giảng viên, cán bộ quản lý có chuyên môn về thiết kế vi mạch bán dẫn tại P. Đà Nẵng;
- Cung cấp các license về đào tạo thiết kế vi mạch;
- Tổ chức sự kiện hội nghị, hội thảo về các hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo thiết kế vi mạch…
Từ đó tham mưu đề xuất với UBND TP.Đà Nẵng triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về vi mạch bán dẫn một cách hiệu quả, chất lượng.
Trên cơ sở đó, sinh viên ĐH Duy Tân nói riêng và sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.Đà Nẵng nói chung sẽ được tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến, nâng cao kỹ năng thực hành hướng đến tăng cường phát triển nghề nghiệp. Sinh viên cũng sẽ có cơ hội tham gia vào môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp để tiếp thu kiến thức, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp để trở thành những kỹ sư lành nghề cho ngành thiết kế vi mạch bán dẫn ở tương lai.
Được biết, ĐH Duy Tân cũng có triển khai các ký kết hợp tác về đào tạo và phát triển ngành vi mạch và bán dẫn với 2 công ty khác là Intel và Qualcomm.
Nguồn: https://thanhnien.vn/dh-duy-tan-hop-tac-khu-cnc-da-nang-sun-edu-phat-trien-nhan-luc-vi-mach-ban-dan-185240123142712508.htm
Một trong những thách thức lớn nhất mà ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở Việt Nam đang phải đối mặt đó là thiếu hụt nguồn nhân lực nghiêm trọng, cả về số lượng và chất lượng.
Về lâu dài, sự thiếu hụt này có thể cản trở tốc độ phát triển của toàn ngành bán dẫn và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Vi mạch bán dẫn luôn được xem là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử, đóng vai trò cốt lõi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tại Đà Nẵng, ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn được định hướng sẽ trở thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, làm nền tảng cho sự phát triển chung và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố.
Đây cũng là tiền đề để ngày 26.1.2024 tới đây, Trường Đại học (ĐH) Duy Tân phối hợp cùng Khu Công nghệ cao Đà Nẵng (Danang Hi-Tech Park) và Công ty CP Giáo dục quốc tế Sun Edu ký kết hợp tác MOU để phát triển nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn tại TP.Đà Nẵng. Cùng chung mục tiêu và đã có nhiều năm triển khai các hoạt động liên quan đến lĩnh vực vi mạch bán dẫn, sự phối kết hợp giữa 3 đơn vị mang đến nhiều kỳ vọng sẽ mở ra một bước phát triển mới trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực này ở miền Trung.
Công ty CP Giáo dục quốc tế Sun Edu làm việc tại ĐH Duy Tân (ảnh trên) và các cán bộ của ĐH Duy Tân đến làm việc tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Công ty CP Giáo dục Quốc tế Sun Edu là một trong những đơn vị đào tạo tiên phong trong lĩnh vực điện tử và vi mạch bán dẫn. Công ty Sun Edu chuyên cung cấp các giải pháp đào tạo chất lượng cao và dịch vụ tư vấn cho các trường ĐH cùng các tổ chức giáo dục. Trước đó, Sun Edu đã hợp tác thành công với:
- Trung tâm Đào tạo thuộc Ban Quản lý khu công nghệ cao TP.HCM để thành lập Trung tâm Điện tử và Vi mạch bán dẫn (ESC), và
- Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) để thành lập ESC, ra mắt vào ngày 28.10.2023 tại NIC Hoà Lạc (Hà Nội).
Khu Công nghệ cao Đà Nẵng là Khu Công nghệ cao quốc gia thứ 3 (sau Khu công nghệ cao Hòa Lạc ở Hà Nội và Khu Công nghệ cao TP.HCM). Mục tiêu phát triển Khu Công nghệ cao Đà Nẵng của Chính phủ là trở thành một điểm đến hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển Khoa học - Kỹ thuật của TP.Đà Nẵng nói riêng và cả khu vực miền Trung - Tây nguyên nói chung. Khu Công nghệ cao Đà Nẵng phấn đấu trở thành một khu đô thị sinh thái, có sự kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu - phát triển, đào tạo, sản xuất với môi trường sống và môi trường văn hóa - xã hội.
Giảng viên và sinh viên ĐH Duy Tân đến Khu Công nghệ cao Đà Nẵng trong chương trình "Kết nối với chuyên gia"
ĐH Duy Tân đào tạo đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực ngay tại TP.Đà Nẵng. Nhiều năm qua, ĐH Duy Tân luôn có vị trí xếp hạng cao trên bảng xếp hạng thế giới như: QS Rankings, Times Higher Education (THE), Shanghai Ranking… đều thường trong Top 5 của Việt Nam. Cùng với nhiều khối ngành đào tạo trọng điểm, lĩnh vực Công nghệ thông tin và Điện-Điện tử của nhà trường nhiều năm qua luôn được xã hội tín nhiệm. Nhiều ngành học ở 2 lĩnh vực này đã đạt kiểm định ABET - tiêu chuẩn "vàng" về đào tạo khối ngành Công nghệ - Kỹ thuật của Mỹ. Với nguồn lực giảng viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, ĐH Duy Tân đảm bảo cho công tác đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực Vi mạch Bán dẫn. Bên cạnh đó, sinh viên của trường cũng đã đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi liên quan như An toàn thông tin ASEAN, CTFtime Raning, GoGreen in-the-City, InnovateFPGA, Hack-a-thon Hack-the-Future… phần nào chứng minh được chất lượng đầu ra trong đào tạo.
Ký kết hợp tác MOU của 3 đơn vị sẽ hướng đến hình thành và phát triển Trung tâm Đào tạo vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng. Trong đó sẽ tập trung đào tạo chuyển đổi, đào tạo nâng cao, và đào tạo lại theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Sự phối hợp có mục đích chung là phát triển Hệ sinh thái vi mạch bán dẫn Khu vực miền Trung với hướng đi mở rộng ra khắp cả nước. Các đơn vị liên quan sẽ cùng phối hợp thực hiện nhiều nội dung, trong đó có:
- Tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu cho các đối tượng là các giảng viên, cán bộ quản lý có chuyên môn về thiết kế vi mạch bán dẫn tại P. Đà Nẵng;
- Cung cấp các license về đào tạo thiết kế vi mạch;
- Tổ chức sự kiện hội nghị, hội thảo về các hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo thiết kế vi mạch…
Từ đó tham mưu đề xuất với UBND TP.Đà Nẵng triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về vi mạch bán dẫn một cách hiệu quả, chất lượng.
Trên cơ sở đó, sinh viên ĐH Duy Tân nói riêng và sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.Đà Nẵng nói chung sẽ được tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến, nâng cao kỹ năng thực hành hướng đến tăng cường phát triển nghề nghiệp. Sinh viên cũng sẽ có cơ hội tham gia vào môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp để tiếp thu kiến thức, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp để trở thành những kỹ sư lành nghề cho ngành thiết kế vi mạch bán dẫn ở tương lai.
Được biết, ĐH Duy Tân cũng có triển khai các ký kết hợp tác về đào tạo và phát triển ngành vi mạch và bán dẫn với 2 công ty khác là Intel và Qualcomm.
Nguồn: https://thanhnien.vn/dh-duy-tan-hop-tac-khu-cnc-da-nang-sun-edu-phat-trien-nhan-luc-vi-mach-ban-dan-185240123142712508.htm
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Khối ngành Công nghệ-Kỹ thuật ở ĐH Duy Tân với nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu Quốc tế
[size=34]Sinh viên kiến trúc ĐH Duy Tân kết nối và sáng tạo cùng triển lãm ‘Tropiceering Vietnam’[/size]
Khoa Kiến trúc Đại học (ĐH) Duy Tân và ĐH Hawaii đã phối hợp đồng tổ chức một triển lãm độc đáo với tên gọi "Tropiceering Vietnam" tại sảnh Tòa G của ĐH Duy Tân vào ngày 3.1.2024.
Triển lãm giới thiệu một số nghiên cứu và thiết kế kiến trúc của nhiều giáo sư, kiến trúc sư, sinh viên tại ĐH Hawaii cùng điểm nhấn đặc biệt chính là các đồ án với mô hình thiết kế của sinh viên ngành Kiến trúc thuộc ĐH Duy Tân. Đồ án kiến trúc của sinh viên Duy Tân có sự đồng hành hướng dẫn của TS Trần Gia Việt Mỹ, giảng viên ĐH Hawaii, Mỹ.
Lan tỏa thiết kế kiến trúc hiện đại "tropiceering" ở vùng nhiệt đới
Sau nhiều năm nghiên cứu, GS-KTS David Rockwood của ĐH Hawaii đã lựa chọn cụm từ "tropiceering" để nói về các thiết kế kiến trúc hiện đại phù hợp với nhịp sống sôi động, với khí hậu, văn hóa và nghệ thuật ở vùng nhiệt đới. Sau thời gian làm việc cùng với GS-KTS Bundit Kanisthakhon, một triển lãm về tropiceering đã được 2 giáo sư đứng ra tổ chức tại Phòng Triển lãm kiến trúc Haigo and Irene Shen Gallery thuộc ĐH Hawaii vào năm 2021 và đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ cộng đồng kiến trúc sư tại địa phương và thế giới nói chung.
TS Trần Gia Việt Mỹ (thứ 2 từ phải qua hàng đầu), GS-KTS Bundit Kanisthakhon (thứ 3 từ phải qua hàng đầu) cùng các giảng viên và sinh viên ĐH Duy Tân bên một công trình tỷ lệ 1:1
Từ đây, tinh thần thiết kế kiến trúc "tropiceering" đã lan tỏa rộng khắp đến Thái Lan và Việt Nam, đồng thời đang nhận được sự đặc biệt quan tâm từ các quốc gia có cùng chung vùng khí hậu nhiệt đới như Singapore, Malaysia, Indonesia… Mục đích của thiết kế kiến trúc theo tinh thần "tropiceering" là mang lại các giải pháp thiết kế phù hợp với khí hậu nhiệt đới, giúp môi trường sống và làm việc của người dân địa phương được thuận lợi nhất.
"Tropiceering Vietnam" được tổ chức tại ĐH Duy Tân đã tạo ra một không khí đầy hứng khởi trong không gian trưng bày đa dạng các mô hình, bản vẽ và các dự án kiến trúc độc đáo được thiết kế phù hợp với địa hình, khí hậu, và môi trường của TP.Đà Nẵng nói riêng và vùng nhiệt đới nói chung. Một mô hình thiết kế và xây dựng có tỷ lệ 1:1 của sinh viên năm 2 ngành Kiến trúc của ĐH Duy Tân đã tạo được điểm nhấn tại triển lãm và được đánh giá cao bởi khách mời cũng như các giáo sư đến từ ĐH Hawaii.
Tất cả các đồ án được trưng bày tại triển lãm vừa phải đảm bảo được các yêu cầu của môn học vừa phải đáp ứng được các tiêu chí do GS-KTS Bundit Kanisthakhon - người trực tiếp quản lý về chất lượng tiêu chuẩn "Tropiceering" đưa ra, bao gồm:
- Cách triển khai vật liệu, kết cấu, phong cách kiến trúc,…
- Xử lý không gian và các chức năng kiến trúc sao cho phù hợp với khí hậu địa phương
- Sáng tạo trong cách liên kết và phân bố không gian…
Phát biểu tại triển lãm, GS-KTS Bundit cho biết: "Thiết kế và Thi công Kiến trúc là các môn học rất thử thách và có rất ít trường trên thế giới triển khai tối ưu được trong quá trình đào tạo. Do đó, các thiết kế mà sinh viên Duy Tân tạo nên thực sự là những thành phẩm tuyệt vời. Tôi rất tuyên dương điều đó, và các bạn nên tự hào vì những gì mình tạo được".
TS Trần Gia Việt Mỹ - Giảng viên ĐH Hawaii nhận xét về các đồ án của sinh viên ngành Kiến trúc DTU
Hoàng Văn Tấn Đạt, một trong những sinh viên đã thiết kế và xây dựng công trình tỷ lệ 1:1 dưới sự hướng dẫn của TS Trần Gia Việt Mỹ chia sẻ: "Trong quá trình thực hiện đồ án, chúng em phải đảm bảo các tiêu chí thiết kế như: tránh lãng phí nguyên vật liệu, hay quản lý thời gian và chi phí một cách hiệu quả. Một bài học giúp hạn chế sự lãng phí vật liệu mà chúng em rút ra được là giới hạn số lần thay đổi kích thước của vật liệu trong quá trình thiết kế. Nếu thiết kế không phù hợp với kích thước chuẩn của vật liệu, việc cắt và thay đổi kích thước sẽ làm tốn nhiều thời gian trong quá trình thi công. Điều này không chỉ gây lãng phí vật liệu mà còn tăng chi phí thực hiện. Nhìn rộng ra, những tiêu chí này phù hợp với khái niệm Kiến trúc Bền vững đang rất thịnh hành ở các quốc gia phát triển".
Thiết kế đồ án cùng các thầy cô ĐH Hawaii, Mỹ
Để có thể thuyết trình và trưng bày thiết kế tại Triển lãm "Tropiceering Vietnam", sinh viên ngành Kiến trúc của ĐH Duy Tân đã học tập và làm việc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Trần Gia Việt Mỹ, giảng viên ĐH Hawaii cùng các cộng sự. TS Việt Mỹ liên tục hỗ trợ giảng dạy môn Đồ án cơ sở 2 và Đồ án thiết kế nâng cao dành cho sinh viên Kiến trúc của trường. TS Việt Mỹ hiện đang là đồng sở hữu Studio Ki’owao - một công ty chuyên về thiết kế và thi công tại thành phố Honolulu, Hawaii. Ông cũng đã sáng lập Công ty My Tran Studio, tập trung nghiên cứu và thiết kế nhà cửa sử dụng những vật liệu mới cho những người có thu nhập thấp.
Các thiết kế micro homes của sinh viên ĐH Duy Tân trong triển lãm "Tropiceering Vietnam"
Tùy vào yêu cầu của các môn học, TS Việt Mỹ đưa ra các chủ đề cụ thể:
- Đồ án cơ sở 2 - Design/Build Studio (dành cho sinh viên năm 2): yêu cầu sinh viên thiết kế và xây dựng mô hình của một công trình công cộng với tỷ lệ 1:1.
- Đồ án thiết kế nâng cao - Floating Architecture (dành cho sinh viên năm 3): tập trung vào nghiên cứu các vấn đề xã hội và đưa ra giải pháp kiến trúc phù hợp, cụ thể ở kỳ học này là tìm hiểu để thiết kế các kiến trúc nổi cho những thành phố ven biển bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu toàn cầu; sau đó, đề xuất thiết kế làng nổi phù hợp với văn hóa, khí hậu, và địa hình tại miền Trung Việt Nam.
- Tất cả các sinh viên sau khi kết thúc môn học này đều thực hiện thuyết trình các ý tưởng thiết kế của bản thân trước các giảng viên của ĐH Duy Tân và đại diện của ĐH Hawaii. Kết quả, một số thiết kế của sinh viên năm 2 cũng đã được chọn là một phần của Triển lãm "Tropiceering Việt Nam".
Triệu Thị Hà Phương - sinh viên Lớp K27CSUKTR chia sẻ: "Thực hiện các đề tài về kiến trúc ‘Làng nổi’ thực sự thú vị đối với em. Bởi lẽ các thiết kế theo kiến trúc nổi rất đặc thù, không phải là kiến trúc phổ biến thường thấy trong đời sống hàng ngày. Khối lượng công việc chúng em đã phải làm nhiều hơn hẳn so với các đồ án khác: từ tìm hiểu tổng hợp thông tin của rất nhiều công trình nổi, chọn lọc, phân loại, tư duy thiết kế,… cho đến lựa chọn cách thuyết trình, trình bày slide, làm diagram như thế nào để phù hợp với phong cách quốc tế và có thể áp dụng để tham gia các cuộc thi về kiến trúc cả trong và ngoài nước về sau".
TS Trần Gia Việt Mỹ cho biết: "Trong suốt quá trình giảng dạy và hướng dẫn các bạn sinh viên thực hiện đồ án để phục vụ cho triển lãm lần này, tôi nhận thấy sinh viên Duy Tân rất chăm chỉ và có tư duy khá nhạy bén. Các em nắm bắt vấn đề khá nhanh và biết cách để vận dụng hữu hiệu những kiến thức - kỹ năng đã được học vào thực tế. Theo tôi, các em cần cập nhật các kiến thức mới, tiếp cận với các công trình hiện đại trên thế giới để nắm bắt được những xu hướng thiết kế mới nhất, thịnh hành nhất. Điều này sẽ hỗ trợ rất tốt cho các em trong quá trình học tập cũng như làm nghề sau này".
Với những hợp tác và kết nối với các chuyên gia, các trường đại học và doanh nghiệp trong lĩnh vực Kiến trúc trong và ngoài nước, ĐH Duy Tân đang mang đến cho sinh viên ngành Kiến trúc cơ hội được tiếp thu và nắm bắt các xu hướng thiết kế mới nhất của thế giới, từ đó có thể tự tin tạo nên nhiều kiến trúc đặc biệt và ý nghĩa hướng đến phục vụ cộng đồng xã hội.
Các thiết kế micro homes của sinh viên ĐH Duy Tân trong triển lãm "Tropiceering Vietnam"
Nguồn: https://thanhnien.vn/sinh-vien-kien-truc-dh-duy-tan-ket-noi-va-sang-tao-cung-trien-lam-tropiceering-vietnam-185240130100102088.htm
Khoa Kiến trúc Đại học (ĐH) Duy Tân và ĐH Hawaii đã phối hợp đồng tổ chức một triển lãm độc đáo với tên gọi "Tropiceering Vietnam" tại sảnh Tòa G của ĐH Duy Tân vào ngày 3.1.2024.
Triển lãm giới thiệu một số nghiên cứu và thiết kế kiến trúc của nhiều giáo sư, kiến trúc sư, sinh viên tại ĐH Hawaii cùng điểm nhấn đặc biệt chính là các đồ án với mô hình thiết kế của sinh viên ngành Kiến trúc thuộc ĐH Duy Tân. Đồ án kiến trúc của sinh viên Duy Tân có sự đồng hành hướng dẫn của TS Trần Gia Việt Mỹ, giảng viên ĐH Hawaii, Mỹ.
Lan tỏa thiết kế kiến trúc hiện đại "tropiceering" ở vùng nhiệt đới
Sau nhiều năm nghiên cứu, GS-KTS David Rockwood của ĐH Hawaii đã lựa chọn cụm từ "tropiceering" để nói về các thiết kế kiến trúc hiện đại phù hợp với nhịp sống sôi động, với khí hậu, văn hóa và nghệ thuật ở vùng nhiệt đới. Sau thời gian làm việc cùng với GS-KTS Bundit Kanisthakhon, một triển lãm về tropiceering đã được 2 giáo sư đứng ra tổ chức tại Phòng Triển lãm kiến trúc Haigo and Irene Shen Gallery thuộc ĐH Hawaii vào năm 2021 và đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ cộng đồng kiến trúc sư tại địa phương và thế giới nói chung.
TS Trần Gia Việt Mỹ (thứ 2 từ phải qua hàng đầu), GS-KTS Bundit Kanisthakhon (thứ 3 từ phải qua hàng đầu) cùng các giảng viên và sinh viên ĐH Duy Tân bên một công trình tỷ lệ 1:1
Từ đây, tinh thần thiết kế kiến trúc "tropiceering" đã lan tỏa rộng khắp đến Thái Lan và Việt Nam, đồng thời đang nhận được sự đặc biệt quan tâm từ các quốc gia có cùng chung vùng khí hậu nhiệt đới như Singapore, Malaysia, Indonesia… Mục đích của thiết kế kiến trúc theo tinh thần "tropiceering" là mang lại các giải pháp thiết kế phù hợp với khí hậu nhiệt đới, giúp môi trường sống và làm việc của người dân địa phương được thuận lợi nhất.
"Tropiceering Vietnam" được tổ chức tại ĐH Duy Tân đã tạo ra một không khí đầy hứng khởi trong không gian trưng bày đa dạng các mô hình, bản vẽ và các dự án kiến trúc độc đáo được thiết kế phù hợp với địa hình, khí hậu, và môi trường của TP.Đà Nẵng nói riêng và vùng nhiệt đới nói chung. Một mô hình thiết kế và xây dựng có tỷ lệ 1:1 của sinh viên năm 2 ngành Kiến trúc của ĐH Duy Tân đã tạo được điểm nhấn tại triển lãm và được đánh giá cao bởi khách mời cũng như các giáo sư đến từ ĐH Hawaii.
Tất cả các đồ án được trưng bày tại triển lãm vừa phải đảm bảo được các yêu cầu của môn học vừa phải đáp ứng được các tiêu chí do GS-KTS Bundit Kanisthakhon - người trực tiếp quản lý về chất lượng tiêu chuẩn "Tropiceering" đưa ra, bao gồm:
- Cách triển khai vật liệu, kết cấu, phong cách kiến trúc,…
- Xử lý không gian và các chức năng kiến trúc sao cho phù hợp với khí hậu địa phương
- Sáng tạo trong cách liên kết và phân bố không gian…
Phát biểu tại triển lãm, GS-KTS Bundit cho biết: "Thiết kế và Thi công Kiến trúc là các môn học rất thử thách và có rất ít trường trên thế giới triển khai tối ưu được trong quá trình đào tạo. Do đó, các thiết kế mà sinh viên Duy Tân tạo nên thực sự là những thành phẩm tuyệt vời. Tôi rất tuyên dương điều đó, và các bạn nên tự hào vì những gì mình tạo được".
TS Trần Gia Việt Mỹ - Giảng viên ĐH Hawaii nhận xét về các đồ án của sinh viên ngành Kiến trúc DTU
Hoàng Văn Tấn Đạt, một trong những sinh viên đã thiết kế và xây dựng công trình tỷ lệ 1:1 dưới sự hướng dẫn của TS Trần Gia Việt Mỹ chia sẻ: "Trong quá trình thực hiện đồ án, chúng em phải đảm bảo các tiêu chí thiết kế như: tránh lãng phí nguyên vật liệu, hay quản lý thời gian và chi phí một cách hiệu quả. Một bài học giúp hạn chế sự lãng phí vật liệu mà chúng em rút ra được là giới hạn số lần thay đổi kích thước của vật liệu trong quá trình thiết kế. Nếu thiết kế không phù hợp với kích thước chuẩn của vật liệu, việc cắt và thay đổi kích thước sẽ làm tốn nhiều thời gian trong quá trình thi công. Điều này không chỉ gây lãng phí vật liệu mà còn tăng chi phí thực hiện. Nhìn rộng ra, những tiêu chí này phù hợp với khái niệm Kiến trúc Bền vững đang rất thịnh hành ở các quốc gia phát triển".
Thiết kế đồ án cùng các thầy cô ĐH Hawaii, Mỹ
Để có thể thuyết trình và trưng bày thiết kế tại Triển lãm "Tropiceering Vietnam", sinh viên ngành Kiến trúc của ĐH Duy Tân đã học tập và làm việc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Trần Gia Việt Mỹ, giảng viên ĐH Hawaii cùng các cộng sự. TS Việt Mỹ liên tục hỗ trợ giảng dạy môn Đồ án cơ sở 2 và Đồ án thiết kế nâng cao dành cho sinh viên Kiến trúc của trường. TS Việt Mỹ hiện đang là đồng sở hữu Studio Ki’owao - một công ty chuyên về thiết kế và thi công tại thành phố Honolulu, Hawaii. Ông cũng đã sáng lập Công ty My Tran Studio, tập trung nghiên cứu và thiết kế nhà cửa sử dụng những vật liệu mới cho những người có thu nhập thấp.
Các thiết kế micro homes của sinh viên ĐH Duy Tân trong triển lãm "Tropiceering Vietnam"
Tùy vào yêu cầu của các môn học, TS Việt Mỹ đưa ra các chủ đề cụ thể:
- Đồ án cơ sở 2 - Design/Build Studio (dành cho sinh viên năm 2): yêu cầu sinh viên thiết kế và xây dựng mô hình của một công trình công cộng với tỷ lệ 1:1.
- Đồ án thiết kế nâng cao - Floating Architecture (dành cho sinh viên năm 3): tập trung vào nghiên cứu các vấn đề xã hội và đưa ra giải pháp kiến trúc phù hợp, cụ thể ở kỳ học này là tìm hiểu để thiết kế các kiến trúc nổi cho những thành phố ven biển bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu toàn cầu; sau đó, đề xuất thiết kế làng nổi phù hợp với văn hóa, khí hậu, và địa hình tại miền Trung Việt Nam.
- Tất cả các sinh viên sau khi kết thúc môn học này đều thực hiện thuyết trình các ý tưởng thiết kế của bản thân trước các giảng viên của ĐH Duy Tân và đại diện của ĐH Hawaii. Kết quả, một số thiết kế của sinh viên năm 2 cũng đã được chọn là một phần của Triển lãm "Tropiceering Việt Nam".
Triệu Thị Hà Phương - sinh viên Lớp K27CSUKTR chia sẻ: "Thực hiện các đề tài về kiến trúc ‘Làng nổi’ thực sự thú vị đối với em. Bởi lẽ các thiết kế theo kiến trúc nổi rất đặc thù, không phải là kiến trúc phổ biến thường thấy trong đời sống hàng ngày. Khối lượng công việc chúng em đã phải làm nhiều hơn hẳn so với các đồ án khác: từ tìm hiểu tổng hợp thông tin của rất nhiều công trình nổi, chọn lọc, phân loại, tư duy thiết kế,… cho đến lựa chọn cách thuyết trình, trình bày slide, làm diagram như thế nào để phù hợp với phong cách quốc tế và có thể áp dụng để tham gia các cuộc thi về kiến trúc cả trong và ngoài nước về sau".
TS Trần Gia Việt Mỹ cho biết: "Trong suốt quá trình giảng dạy và hướng dẫn các bạn sinh viên thực hiện đồ án để phục vụ cho triển lãm lần này, tôi nhận thấy sinh viên Duy Tân rất chăm chỉ và có tư duy khá nhạy bén. Các em nắm bắt vấn đề khá nhanh và biết cách để vận dụng hữu hiệu những kiến thức - kỹ năng đã được học vào thực tế. Theo tôi, các em cần cập nhật các kiến thức mới, tiếp cận với các công trình hiện đại trên thế giới để nắm bắt được những xu hướng thiết kế mới nhất, thịnh hành nhất. Điều này sẽ hỗ trợ rất tốt cho các em trong quá trình học tập cũng như làm nghề sau này".
Với những hợp tác và kết nối với các chuyên gia, các trường đại học và doanh nghiệp trong lĩnh vực Kiến trúc trong và ngoài nước, ĐH Duy Tân đang mang đến cho sinh viên ngành Kiến trúc cơ hội được tiếp thu và nắm bắt các xu hướng thiết kế mới nhất của thế giới, từ đó có thể tự tin tạo nên nhiều kiến trúc đặc biệt và ý nghĩa hướng đến phục vụ cộng đồng xã hội.
Các thiết kế micro homes của sinh viên ĐH Duy Tân trong triển lãm "Tropiceering Vietnam"
Nguồn: https://thanhnien.vn/sinh-vien-kien-truc-dh-duy-tan-ket-noi-va-sang-tao-cung-trien-lam-tropiceering-vietnam-185240130100102088.htm
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» ĐH Duy Tân tuyển sinh khối ngành Công nghệ và Kỹ thuật năm 2017
» Sinh viên Chương trình Tiên tiến và Quốc tế ngành Công nghệ Thông tin Khoa Đào tạo Quốc tế Bảo vệ Thành công Đồ án Capstone
» Khối ngành Công nghệ và Kỹ thuật năm 2018 tại Duy Tân
» Đào tạo Khối ngành Công nghệ, Kỹ thuật và Môi trường năm 2019
» ĐH Duy Tân tuyển sinh khối ngành Công nghệ và Kỹ thuật năm 2017
» Sinh viên Chương trình Tiên tiến và Quốc tế ngành Công nghệ Thông tin Khoa Đào tạo Quốc tế Bảo vệ Thành công Đồ án Capstone
» Khối ngành Công nghệ và Kỹ thuật năm 2018 tại Duy Tân
» Đào tạo Khối ngành Công nghệ, Kỹ thuật và Môi trường năm 2019
» ĐH Duy Tân tuyển sinh khối ngành Công nghệ và Kỹ thuật năm 2017
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết