Sinh viên ĐH Duy Tân có nhiều Giải thưởng tại Euréka lần thứ 25
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sinh viên ĐH Duy Tân có nhiều Giải thưởng tại Euréka lần thứ 25
Sinh viên ĐH Duy Tân có nhiều Giải thưởng tại Euréka lần thứ 25
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - Euréka lần thứ 25 đã tổng kết và trao giải vào ngày 26/11/2023 tại ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Những đề tài nghiên cứu mang tính đột phá và sáng tạo đã được ghi nhận với những giải thưởng xứng đáng. Tại Giải thưởng Euréka lần này, sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân đã được trao 1 giải Ba, 1 giải Khuyến khích và 1 giải Poster cho những đề tài xuất sắc.
Sinh viên Duy Tân giành giải Ba Giải thưởng tại Euréka lần thứ 25
Được tổ chức bởi Thành Đoàn Tp. Hồ Chí Minh và ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Giải thưởng Euréka đã lan tỏa mạnh mẽ phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên, từ đó ươm mầm nhiều tài năng trẻ khi còn học tập ở giảng đường đại học, góp phần xây dựng đội ngũ các nhà khoa học ở tương lai. Vòng Chung kết Giải thưởng Euréka năm nay có sự tham gia của 565 sinh viên là tác giả, nhóm tác giả đại diện cho 81 đơn vị là các trường đại học, học viện, cao đẳng với 178 đề tài khoa học xuất sắc được tuyển chọn từ 14 lĩnh vực.
Ở lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ, nhóm sinh viên của ĐH Duy Tân đã xuất sắc được trao giải Ba với đề tài "Thiết bị đeo tay thông minh hỗ trợ người khuyết tật và người hạn chế khả năng di chuyển". Đây là sản phẩm gồm một thiết bị điện đeo tay và hệ thống điều khiển được lắp đặt tại các khu vực trong nhà. Hệ thống này cho phép điều khiển tất cả các thiết bị điện thông qua các cử chỉ đơn giản như vuốt, chạm, nghiêng. Các yêu cầu như bật hoặc tắt thiết bị sẽ được truyền đến mạch điều khiển CCD thông qua giao tiếp Rora rất đơn giản và thuận tiện. Nhóm sinh viên của ĐH Duy Tân thực hiện đề tài này gồm: Thi Lý Liêm, Phan Văn Truyền, Trương Minh Xuân Tùng và Phạm Thị Khánh Vân.
Thi Lý Liêm
Thi Lý Liêm là sinh viên năm 2 của Trường Công nghệ. Liêm là một chàng trai có tính cách độc lập, đam mê khám phá và nghiên cứu về điện, đặc biệt về điện tử. Ước mơ của Lý Liêm là trở thành một Kỹ sư Tự động Hóa, một nhà nghiên cứu về robot ở tương lai.
Phạm Thị Khánh Vân
Phạm Thị Khánh Vân là sinh viên năm 3 của Trường Đào tạo Quốc tế. Với phương châm ”Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, Khánh Vân là cô nàng rất năng động và có tinh thần ham học hỏi rất cao. Khánh Vân cũng đã gặt hái được nhiều thành tích khá ấn tượng như: Giải Đồng tại Cuộc thi "ASEAN Entrepreneurshio Hackathon 2022”, giải Nhì tại Cuộc thi “Dự án Kinh tế Cộng đồng 2023” và giải Nhất tại Cuộc thi “Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” do ĐH Duy Tân tổ chức.
Trương Minh Xuân Tùng
Trương Minh Xuân Tùng là sinh viên năm 5 của Trường Công Nghệ. Đang học tập ở ĐH Duy Tân nhưng Tùng đã là Chuyên viên IT của Tập đoàn FPT. IT chính là niềm đam mê và mơ ước của Tùng nên trong tương lai em vẫn muốn theo đuổi lĩnh vực này và mong muốn sẽ có sự nghiệp thật tốt.
Phan Văn Truyền
Phan Văn Truyền là sinh viên năm 5 của Trường Công Nghệ. Chàng trai có ước mơ là trở thành một giảng viên truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho các bạn trẻ ngay tại ĐH Duy Tân - ngôi trường mà Truyền đang theo học.
4 bạn sinh viên, đến từ nhiều khóa và nhiều trường đào tạo của ĐH Duy Tân. Mỗi người mang trên mình ước mơ và mục tiêu riêng nhưng lại cùng chung niềm đam mê với nghiên cứu khoa học. Chính niềm đam mê đó đã kết nối cái bạn cùng nhau để thực hiện đề tài "Thiết bị đeo tay thông minh hỗ trợ người khuyết tật và người hạn chế khả năng di chuyển". Trước đó, 3 bạn là Tùng, Truyền và Liêm đã cùng nhau tham gia cuộc thi Sáng tạo Khoa học Công nghệ với hình thức thi đấu Robocon do Samsung tổ chức và giành cả giải Nhất chung cuộc.
Xuân Tùng (thứ 2 từ phải sang) đại diện sinh viên ĐH Duy Tân nhận giải Nhất tại cuộc thi Sáng tạo Khoa học Công nghệ do Samsung tổ chức
Là bạn nữ duy nhất trong nhóm, Khánh Vân cho biết: “Bà ngoại của một bạn trong nhóm bị tai biến, di chuyển rất khó khăn. Chúng em nhận thấy đang có rất nhiều người lớn tuổi mắc các bệnh về xương khớp cũng gặp các vấn đề tương tự. Nhiều khi nửa đêm lạnh muốn dậy tắt quạt hay bật cái bóng đèn để đi uống nước cũng là một điều gì đó rất khó khăn. Bởi vậy, nhóm chúng em đã cùng nhau thiết kế và tạo ra một thiết bị có giá thành rẻ nhưng rất thuật tiện, có thể hỗ trợ những người hạn chế khả năng di chuyển điều khiển bật tắt các thiết bị trong gia đình bằng những thao tác đơn giản. Một may mắn lớn nhất mà chúng em có được đó sự hướng dẫn nhiệt tình về mặt kỹ thuật từ ThS. Trương Văn Trương - Trưởng Khoa Điện-Điện tử của nhà trường để nhóm hoàn thiện đề tài.”
Cùng với giải Ba, nhóm sinh viên Duy Tân gồm: Trần Gia Bảo, Lê Thị Thuỳ Dương và Hoàng Gia Khánh đã giành giải Khuyến khích ở lĩnh vực Khoa học Y-Dược với đề tài "Chế tạo các mô hình khâu vết thương trong thực hành ngoại khoa". Nhóm sinh viên đã cùng nhau nghiên cứu và chế tạo một mô hình miếng da vừa rẻ, vừa bền và giống như thật để phục vụ giảng dạy thực hành kỹ năng khâu vết thương, giúp nâng cao kỹ năng thực hành ngoại khoa trong lĩnh vực Y-Dược.
Sinh viên Duy Tân đã giành giải “Poster được bình chọn nhiều nhất” với đề tài "Thu mảnh vụn lốp xe bằng phương pháp tĩnh điện (bảo vệ môi trường)" của nhóm sinh viên ĐH Duy Tân gồm: Phạm Văn Mãi, Hoàng Phi Hùng, Phan Văn Việt Linh, Nguyễn Trọng Hiếu và Trương Minh Xuân Tùng. Đây là một dự án đáng chú ý vận dụng các công nghệ tiên tiến để tái chế và sử dụng lại mảnh vụn lốp xe. Thành công của đề tài này không chỉ đem lại lợi ích cho môi trường mà còn thể hiện sự nhạy bén và ý thức bảo vệ tài nguyên của các sinh viên ĐH Duy Tân.
Các giải thưởng nhận được từ Giải thưởng Euréka lần thứ 25 đã mang đến sự khích lệ để sinh viên của ĐH Duy Tân tiếp tục phát huy năng lực của bản thân để đưa ra nhiều ý tưởng, giải pháp hữu ích hướng đến giải quyết được nhiều hơn các vấn đề từ xã hội.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5816&pid=2068&lang=vi-VN
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - Euréka lần thứ 25 đã tổng kết và trao giải vào ngày 26/11/2023 tại ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Những đề tài nghiên cứu mang tính đột phá và sáng tạo đã được ghi nhận với những giải thưởng xứng đáng. Tại Giải thưởng Euréka lần này, sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân đã được trao 1 giải Ba, 1 giải Khuyến khích và 1 giải Poster cho những đề tài xuất sắc.
Sinh viên Duy Tân giành giải Ba Giải thưởng tại Euréka lần thứ 25
Được tổ chức bởi Thành Đoàn Tp. Hồ Chí Minh và ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Giải thưởng Euréka đã lan tỏa mạnh mẽ phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên, từ đó ươm mầm nhiều tài năng trẻ khi còn học tập ở giảng đường đại học, góp phần xây dựng đội ngũ các nhà khoa học ở tương lai. Vòng Chung kết Giải thưởng Euréka năm nay có sự tham gia của 565 sinh viên là tác giả, nhóm tác giả đại diện cho 81 đơn vị là các trường đại học, học viện, cao đẳng với 178 đề tài khoa học xuất sắc được tuyển chọn từ 14 lĩnh vực.
Ở lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ, nhóm sinh viên của ĐH Duy Tân đã xuất sắc được trao giải Ba với đề tài "Thiết bị đeo tay thông minh hỗ trợ người khuyết tật và người hạn chế khả năng di chuyển". Đây là sản phẩm gồm một thiết bị điện đeo tay và hệ thống điều khiển được lắp đặt tại các khu vực trong nhà. Hệ thống này cho phép điều khiển tất cả các thiết bị điện thông qua các cử chỉ đơn giản như vuốt, chạm, nghiêng. Các yêu cầu như bật hoặc tắt thiết bị sẽ được truyền đến mạch điều khiển CCD thông qua giao tiếp Rora rất đơn giản và thuận tiện. Nhóm sinh viên của ĐH Duy Tân thực hiện đề tài này gồm: Thi Lý Liêm, Phan Văn Truyền, Trương Minh Xuân Tùng và Phạm Thị Khánh Vân.
Thi Lý Liêm
Thi Lý Liêm là sinh viên năm 2 của Trường Công nghệ. Liêm là một chàng trai có tính cách độc lập, đam mê khám phá và nghiên cứu về điện, đặc biệt về điện tử. Ước mơ của Lý Liêm là trở thành một Kỹ sư Tự động Hóa, một nhà nghiên cứu về robot ở tương lai.
Phạm Thị Khánh Vân
Phạm Thị Khánh Vân là sinh viên năm 3 của Trường Đào tạo Quốc tế. Với phương châm ”Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, Khánh Vân là cô nàng rất năng động và có tinh thần ham học hỏi rất cao. Khánh Vân cũng đã gặt hái được nhiều thành tích khá ấn tượng như: Giải Đồng tại Cuộc thi "ASEAN Entrepreneurshio Hackathon 2022”, giải Nhì tại Cuộc thi “Dự án Kinh tế Cộng đồng 2023” và giải Nhất tại Cuộc thi “Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” do ĐH Duy Tân tổ chức.
Trương Minh Xuân Tùng
Trương Minh Xuân Tùng là sinh viên năm 5 của Trường Công Nghệ. Đang học tập ở ĐH Duy Tân nhưng Tùng đã là Chuyên viên IT của Tập đoàn FPT. IT chính là niềm đam mê và mơ ước của Tùng nên trong tương lai em vẫn muốn theo đuổi lĩnh vực này và mong muốn sẽ có sự nghiệp thật tốt.
Phan Văn Truyền
Phan Văn Truyền là sinh viên năm 5 của Trường Công Nghệ. Chàng trai có ước mơ là trở thành một giảng viên truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho các bạn trẻ ngay tại ĐH Duy Tân - ngôi trường mà Truyền đang theo học.
4 bạn sinh viên, đến từ nhiều khóa và nhiều trường đào tạo của ĐH Duy Tân. Mỗi người mang trên mình ước mơ và mục tiêu riêng nhưng lại cùng chung niềm đam mê với nghiên cứu khoa học. Chính niềm đam mê đó đã kết nối cái bạn cùng nhau để thực hiện đề tài "Thiết bị đeo tay thông minh hỗ trợ người khuyết tật và người hạn chế khả năng di chuyển". Trước đó, 3 bạn là Tùng, Truyền và Liêm đã cùng nhau tham gia cuộc thi Sáng tạo Khoa học Công nghệ với hình thức thi đấu Robocon do Samsung tổ chức và giành cả giải Nhất chung cuộc.
Xuân Tùng (thứ 2 từ phải sang) đại diện sinh viên ĐH Duy Tân nhận giải Nhất tại cuộc thi Sáng tạo Khoa học Công nghệ do Samsung tổ chức
Là bạn nữ duy nhất trong nhóm, Khánh Vân cho biết: “Bà ngoại của một bạn trong nhóm bị tai biến, di chuyển rất khó khăn. Chúng em nhận thấy đang có rất nhiều người lớn tuổi mắc các bệnh về xương khớp cũng gặp các vấn đề tương tự. Nhiều khi nửa đêm lạnh muốn dậy tắt quạt hay bật cái bóng đèn để đi uống nước cũng là một điều gì đó rất khó khăn. Bởi vậy, nhóm chúng em đã cùng nhau thiết kế và tạo ra một thiết bị có giá thành rẻ nhưng rất thuật tiện, có thể hỗ trợ những người hạn chế khả năng di chuyển điều khiển bật tắt các thiết bị trong gia đình bằng những thao tác đơn giản. Một may mắn lớn nhất mà chúng em có được đó sự hướng dẫn nhiệt tình về mặt kỹ thuật từ ThS. Trương Văn Trương - Trưởng Khoa Điện-Điện tử của nhà trường để nhóm hoàn thiện đề tài.”
Cùng với giải Ba, nhóm sinh viên Duy Tân gồm: Trần Gia Bảo, Lê Thị Thuỳ Dương và Hoàng Gia Khánh đã giành giải Khuyến khích ở lĩnh vực Khoa học Y-Dược với đề tài "Chế tạo các mô hình khâu vết thương trong thực hành ngoại khoa". Nhóm sinh viên đã cùng nhau nghiên cứu và chế tạo một mô hình miếng da vừa rẻ, vừa bền và giống như thật để phục vụ giảng dạy thực hành kỹ năng khâu vết thương, giúp nâng cao kỹ năng thực hành ngoại khoa trong lĩnh vực Y-Dược.
Sinh viên Duy Tân đã giành giải “Poster được bình chọn nhiều nhất” với đề tài "Thu mảnh vụn lốp xe bằng phương pháp tĩnh điện (bảo vệ môi trường)" của nhóm sinh viên ĐH Duy Tân gồm: Phạm Văn Mãi, Hoàng Phi Hùng, Phan Văn Việt Linh, Nguyễn Trọng Hiếu và Trương Minh Xuân Tùng. Đây là một dự án đáng chú ý vận dụng các công nghệ tiên tiến để tái chế và sử dụng lại mảnh vụn lốp xe. Thành công của đề tài này không chỉ đem lại lợi ích cho môi trường mà còn thể hiện sự nhạy bén và ý thức bảo vệ tài nguyên của các sinh viên ĐH Duy Tân.
Các giải thưởng nhận được từ Giải thưởng Euréka lần thứ 25 đã mang đến sự khích lệ để sinh viên của ĐH Duy Tân tiếp tục phát huy năng lực của bản thân để đưa ra nhiều ý tưởng, giải pháp hữu ích hướng đến giải quyết được nhiều hơn các vấn đề từ xã hội.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5816&pid=2068&lang=vi-VN
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Sinh viên ĐH Duy Tân có nhiều Giải thưởng tại Euréka lần thứ 25
[size=32]Nâng tầm vóc DevDay 2024, trở thành sự kiện tiêu biểu của ngành công nghiệp công nghệ thông tin Đà Nẵng[/size]
Tiến sỹ Lê Nguyên Bảo – Hiệu trưởng Đại học Duy Tân (bên phải) và ông Đặng Ngọc Hải – Giám đốc Chi nhánh Đà Nẵng (Công ty Axon Active) vừa thực hiện nghi thức ký kết biên bản hợp tác.
(DSA) – Từ năm 2024, DevDay sẽ thay đổi địa điểm tổ chức, kịch bản, tầm vóc sẽ được nâng cao, và sẽ có nhiều nội dung mới hơn, xứng đáng là sự kiện tiêu biểu, có ý quan trọng của ngành công nghiệp phần mềm nói riêng, công nghệ thông tin Đà Nẵng nói riêng.
Chiều ngày 26/12/2023, tại Đại học Duy Tân, đã diễn ra nghi thức ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tổ chức sự kiện DevDay Đà Nẵng 2024, dành cho cộng đồng Công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng.
Đến nay, DevDay Đà Nẵng vẫn là sự kiện (Ngày hội) dành cho cộng đồng Công nghệ thông tin có quy mô lớn nhất (tại Đà Nẵng, cũng như các địa phương khác trong khu vực, sức lan tỏa rất rộng). Đây cũng là sự kiện công nghệ thông tin không chỉ quy tụ số lượng rất đông khách đến tham dự, mà còn là sự kiện thu hút nhiều chuyên gia tên tuổi quốc tế và trong nước, đặc biệt đại diện Ngoại giao đoàn Thụy Sỹ cũng từng tham dự và phát biểu về tầm quan trọng, cũng như truyền cảm hứng tại DevDay.
Đại học Duy Tân và Công ty Axon Active có chung tầm nhìn về mục tiêu tổ chức và đổi mới sự kiện DevDay Đà Nẵng kể từ năm 2024. Ảnh trong bài T.N.
“Nhiều năm qua, DevDay là hình ảnh thể hiện tâm huyết rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin trong và ngoài thành phố, của nhà trường. DevDay đã có tiếng vang và trở thành sự kiện minh chứng cho tốc độ phát triển công nghiệp công nghệ thông tin của Đà Nẵng – địa phương sau 20 năm “làm phần mềm”, đã hình thành nên một ngành công nghiệp có tác động đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế, và đóng góp lớn cho thu nhập xã hội.
Năm 2024, với sự hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Công ty Axon Active, DevDay được kỳ vọng có diện mạo mới, một chuyển động phát triển rất tích cực, theo hướng cả hai tổ chức đều là thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Đà Nẵng (DSA), cùng cộng hưởng nguồn lực để làm một công việc vì cộng đồng vô cùng có ý nghĩa”, ông Phạm Kim Sơn – Chủ tịch DSA, chia sẻ.
Ông Phạm Kim Sơn – Chủ tịch DSA (đang phát biểu tại phiên làm việc và ký kết hợp tác).
Được biết, Đại học Duy Tân và Công ty Axon Active đã cùng thống nhất về mục tiêu tổ chức sự kiện DevDay Đà Nẵng 2024. Ngày hội tiếp tục được duy trì không ngoài tạo điều kiện cho toàn thể sinh viên công nghệ thông tin (và các chuyên ngành gần, chuyên ngành liên quan), được tiếp cận và học hỏi từ các chuyên gia trong nước và quốc tế. Đặc biệt, qua nhiều kênh lan tỏa, giúp các em nắm bắt được xu thế phát triển công nghệ hiện nay, đồng thời, dần định hướng rõ nghề nghiệp sẽ theo đuổi trong tương lai.
“DevDay chính là cơ hội để các em sinh viên học hỏi được nhiều, nhất là các xu thế công nghệ mới; cộng đồng doanh nghiệp cùng đồng hành với Devday cũng có dịp gặp gỡ, trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm. DevDay chính là nhịp cầu nối kết được tất cả chúng ta, doanh nghiệp IT – Nhà trường và chúng ta cùng tạo động lực phát triển cho nhau.
Tiến sỹ Lê Nguyên Bảo – Hiệu trưởng Đại học Duy Tân phát biểu.
Năm nay, DevDay lần đầu tiên được tổ chức tại khu vực trung tâm thành phố (Đại học Duy Tân), tạo điều kiện đi lại rất thuận lợi cho khách tham dự; Đại học Duy Tân theo khả năng có được, sẽ tạo mọi điều kiện và đóng góp cho sự thành công của ngày hội”, Tiến sỹ Lê Nguyên Bảo – Hiệu trưởng Đại học Duy Tân nhấn mạnh.
Ông Đặng Ngọc Hải – Giám đốc Chi nhánh Đà Nẵng (Công ty Axon Active), đơn vị đã nhiều năm giữ vai trò chủ công tổ chức sự kiện; đồng thời là Phó Chủ tịch DSA, khẳng định, thêm:
“DevDay Đà Nẵng 2024 tiếp tục là sân chơi cởi mở và năng động, dành cho bất kỳ ai yêu thích công nghệ thông tin, nơi gặp gỡ, học hỏi thêm và trao đổi kinh nghiệm về công nghệ – kỹ thuật – nghề nghiệp.
DevDay cũng là nơi nhà tuyển dụng thiết lập kênh quan hệ với lực lượng lao động đầy tiềm năng của mình, và các bạn trẻ đã tốt nghiệp các chuyên ngành công nghệ thông tin, vẫn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm, khi đến với DevDay.
Từ năm 2024, DevDay sẽ thay đổi địa điểm tổ chức, kịch bản, tầm vóc sẽ được nâng cao, và sẽ có nhiều nội dung mới.
Và đây cũng là nơi các giới chức trách nhiệm có thể nắm bắt thêm tình hình về nhu cầu nguồn nhân lực, các yêu cầu mới đào tạo, quản lý và khởi nghiệp cho cộng đồng trẻ.
Thay đổi địa điểm tổ chức, đưa Devday về khu vực trung tâm thành phố, BTC sự kiện muốn tạo một điểm nhấn khác biệt sau nhiều năm tổ chức. Kỳ vọng với Devday 2024, sự kiện sẽ tiếp tục được duy trì và nâng lên một tầm vóc mới”.
Đại diện lãnh đạo Agility, anh Nguyễn Chí Trung khẳng định cam kết đồng hành cùng sự kiện.
Đại học Duy Tân và Công ty Axon Active, với sự đồng hành của Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Đà Nẵng sẽ cùng phối hợp kêu gọi sự giúp đỡ, tài trợ và tham gia từ các doanh nghiệp, tổ chức. Đặc biệt, hợp tác chặt chẽ trong các khâu của quy trình tổ chức, bảo đảm sự kiện diễn ra thành công tốt đẹp, mang lại hiệu quả giáo dục và phục vụ hiệu quả cho cộng đồng.
Cùng chụp ảnh lưu niệm sau phiên làm việc và ký kết.
“Ở góc độ là một đơn vị đào tạo đã nhiều lần tham dự DevDay, tôi cho rằng, không chỉ các bạn sinh viên, mà những bạn đã đi làm rồi, vẫn có thể thu hoạch được nhiều điều rất bổ ích.
Nếu chịu khó thâm nhập sâu vào sự kiện, sẽ thấy có hàng chục chủ đề rất nóng, tính thời sự của ngành công nghiệp công nghệ thông tin rất cao, được diễn giả tâm huyết chia sẻ. Người tham dự đến với DevDay, luôn có được những điều mà mình đang tìm kiếm”, ông Vy Văn Việt – Giám đốc Trung tâm Trung tâm iViettech, Phó Chủ tịch DSA, nhìn nhận.
DevDay lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2015, do đại dịch COVID-19, sự kiện phải hoãn trong các năm 2020, 2021, 2022. DevDay 2024 đã bước sang năm thứ VII.
T.Ngọc
Nguồn: https://dsa.org.vn/nang-tam-voc-devday-2024-tro-thanh-su-kien-tieu-bieu-cua-nganh-cong-nghiep-cong-nghe-thong-tin-da-nang/
Tiến sỹ Lê Nguyên Bảo – Hiệu trưởng Đại học Duy Tân (bên phải) và ông Đặng Ngọc Hải – Giám đốc Chi nhánh Đà Nẵng (Công ty Axon Active) vừa thực hiện nghi thức ký kết biên bản hợp tác.
(DSA) – Từ năm 2024, DevDay sẽ thay đổi địa điểm tổ chức, kịch bản, tầm vóc sẽ được nâng cao, và sẽ có nhiều nội dung mới hơn, xứng đáng là sự kiện tiêu biểu, có ý quan trọng của ngành công nghiệp phần mềm nói riêng, công nghệ thông tin Đà Nẵng nói riêng.
Chiều ngày 26/12/2023, tại Đại học Duy Tân, đã diễn ra nghi thức ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tổ chức sự kiện DevDay Đà Nẵng 2024, dành cho cộng đồng Công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng.
Đến nay, DevDay Đà Nẵng vẫn là sự kiện (Ngày hội) dành cho cộng đồng Công nghệ thông tin có quy mô lớn nhất (tại Đà Nẵng, cũng như các địa phương khác trong khu vực, sức lan tỏa rất rộng). Đây cũng là sự kiện công nghệ thông tin không chỉ quy tụ số lượng rất đông khách đến tham dự, mà còn là sự kiện thu hút nhiều chuyên gia tên tuổi quốc tế và trong nước, đặc biệt đại diện Ngoại giao đoàn Thụy Sỹ cũng từng tham dự và phát biểu về tầm quan trọng, cũng như truyền cảm hứng tại DevDay.
Đại học Duy Tân và Công ty Axon Active có chung tầm nhìn về mục tiêu tổ chức và đổi mới sự kiện DevDay Đà Nẵng kể từ năm 2024. Ảnh trong bài T.N.
“Nhiều năm qua, DevDay là hình ảnh thể hiện tâm huyết rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin trong và ngoài thành phố, của nhà trường. DevDay đã có tiếng vang và trở thành sự kiện minh chứng cho tốc độ phát triển công nghiệp công nghệ thông tin của Đà Nẵng – địa phương sau 20 năm “làm phần mềm”, đã hình thành nên một ngành công nghiệp có tác động đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế, và đóng góp lớn cho thu nhập xã hội.
Năm 2024, với sự hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Công ty Axon Active, DevDay được kỳ vọng có diện mạo mới, một chuyển động phát triển rất tích cực, theo hướng cả hai tổ chức đều là thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Đà Nẵng (DSA), cùng cộng hưởng nguồn lực để làm một công việc vì cộng đồng vô cùng có ý nghĩa”, ông Phạm Kim Sơn – Chủ tịch DSA, chia sẻ.
Ông Phạm Kim Sơn – Chủ tịch DSA (đang phát biểu tại phiên làm việc và ký kết hợp tác).
Được biết, Đại học Duy Tân và Công ty Axon Active đã cùng thống nhất về mục tiêu tổ chức sự kiện DevDay Đà Nẵng 2024. Ngày hội tiếp tục được duy trì không ngoài tạo điều kiện cho toàn thể sinh viên công nghệ thông tin (và các chuyên ngành gần, chuyên ngành liên quan), được tiếp cận và học hỏi từ các chuyên gia trong nước và quốc tế. Đặc biệt, qua nhiều kênh lan tỏa, giúp các em nắm bắt được xu thế phát triển công nghệ hiện nay, đồng thời, dần định hướng rõ nghề nghiệp sẽ theo đuổi trong tương lai.
“DevDay chính là cơ hội để các em sinh viên học hỏi được nhiều, nhất là các xu thế công nghệ mới; cộng đồng doanh nghiệp cùng đồng hành với Devday cũng có dịp gặp gỡ, trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm. DevDay chính là nhịp cầu nối kết được tất cả chúng ta, doanh nghiệp IT – Nhà trường và chúng ta cùng tạo động lực phát triển cho nhau.
Tiến sỹ Lê Nguyên Bảo – Hiệu trưởng Đại học Duy Tân phát biểu.
Năm nay, DevDay lần đầu tiên được tổ chức tại khu vực trung tâm thành phố (Đại học Duy Tân), tạo điều kiện đi lại rất thuận lợi cho khách tham dự; Đại học Duy Tân theo khả năng có được, sẽ tạo mọi điều kiện và đóng góp cho sự thành công của ngày hội”, Tiến sỹ Lê Nguyên Bảo – Hiệu trưởng Đại học Duy Tân nhấn mạnh.
Ông Đặng Ngọc Hải – Giám đốc Chi nhánh Đà Nẵng (Công ty Axon Active), đơn vị đã nhiều năm giữ vai trò chủ công tổ chức sự kiện; đồng thời là Phó Chủ tịch DSA, khẳng định, thêm:
“DevDay Đà Nẵng 2024 tiếp tục là sân chơi cởi mở và năng động, dành cho bất kỳ ai yêu thích công nghệ thông tin, nơi gặp gỡ, học hỏi thêm và trao đổi kinh nghiệm về công nghệ – kỹ thuật – nghề nghiệp.
DevDay cũng là nơi nhà tuyển dụng thiết lập kênh quan hệ với lực lượng lao động đầy tiềm năng của mình, và các bạn trẻ đã tốt nghiệp các chuyên ngành công nghệ thông tin, vẫn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm, khi đến với DevDay.
Từ năm 2024, DevDay sẽ thay đổi địa điểm tổ chức, kịch bản, tầm vóc sẽ được nâng cao, và sẽ có nhiều nội dung mới.
Và đây cũng là nơi các giới chức trách nhiệm có thể nắm bắt thêm tình hình về nhu cầu nguồn nhân lực, các yêu cầu mới đào tạo, quản lý và khởi nghiệp cho cộng đồng trẻ.
Thay đổi địa điểm tổ chức, đưa Devday về khu vực trung tâm thành phố, BTC sự kiện muốn tạo một điểm nhấn khác biệt sau nhiều năm tổ chức. Kỳ vọng với Devday 2024, sự kiện sẽ tiếp tục được duy trì và nâng lên một tầm vóc mới”.
Đại diện lãnh đạo Agility, anh Nguyễn Chí Trung khẳng định cam kết đồng hành cùng sự kiện.
Đại học Duy Tân và Công ty Axon Active, với sự đồng hành của Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Đà Nẵng sẽ cùng phối hợp kêu gọi sự giúp đỡ, tài trợ và tham gia từ các doanh nghiệp, tổ chức. Đặc biệt, hợp tác chặt chẽ trong các khâu của quy trình tổ chức, bảo đảm sự kiện diễn ra thành công tốt đẹp, mang lại hiệu quả giáo dục và phục vụ hiệu quả cho cộng đồng.
Cùng chụp ảnh lưu niệm sau phiên làm việc và ký kết.
“Ở góc độ là một đơn vị đào tạo đã nhiều lần tham dự DevDay, tôi cho rằng, không chỉ các bạn sinh viên, mà những bạn đã đi làm rồi, vẫn có thể thu hoạch được nhiều điều rất bổ ích.
Nếu chịu khó thâm nhập sâu vào sự kiện, sẽ thấy có hàng chục chủ đề rất nóng, tính thời sự của ngành công nghiệp công nghệ thông tin rất cao, được diễn giả tâm huyết chia sẻ. Người tham dự đến với DevDay, luôn có được những điều mà mình đang tìm kiếm”, ông Vy Văn Việt – Giám đốc Trung tâm Trung tâm iViettech, Phó Chủ tịch DSA, nhìn nhận.
DevDay lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2015, do đại dịch COVID-19, sự kiện phải hoãn trong các năm 2020, 2021, 2022. DevDay 2024 đã bước sang năm thứ VII.
T.Ngọc
Nguồn: https://dsa.org.vn/nang-tam-voc-devday-2024-tro-thanh-su-kien-tieu-bieu-cua-nganh-cong-nghiep-cong-nghe-thong-tin-da-nang/
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Similar topics
» Sinh viên Duy Tân giành nhiều Giải thưởng tại Olympic Toán học Sinh viên và Học sinh lần thứ 30
» Sinh viên Duy Tân giành nhiều giải thưởng tại Olympic Tin học SV VN lần thứ 29
» Sinh viên Duy Tân giành giải Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka 2018
» Sinh viên Duy Tân được Vinh danh “Sinh viên 5 tốt”, “Tập thể Sinh viên 5 tốt” và Đón nhận Giải thưởng “Sao tháng Giêng”
» Đồ án của Sinh viên Duy Tân giành Giải thưởng Kiến trúc Xanh Sinh viên 2020
» Sinh viên Duy Tân giành nhiều giải thưởng tại Olympic Tin học SV VN lần thứ 29
» Sinh viên Duy Tân giành giải Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka 2018
» Sinh viên Duy Tân được Vinh danh “Sinh viên 5 tốt”, “Tập thể Sinh viên 5 tốt” và Đón nhận Giải thưởng “Sao tháng Giêng”
» Đồ án của Sinh viên Duy Tân giành Giải thưởng Kiến trúc Xanh Sinh viên 2020
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết