Giảng viên, sinh viên 130 trường đại học của ASEAN hội tụ tại Đà Nẵng
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Giảng viên, sinh viên 130 trường đại học của ASEAN hội tụ tại Đà Nẵng
[size=32]Giảng viên, sinh viên 130 trường đại học của ASEAN hội tụ tại Đà Nẵng[/size]
Ngày 17.11, Hội nghị thường niên Tổ chức Hành trình ASEAN (P2A) lần thứ 7 đã được khai mạc tại Trường Đại học Duy Tân.
Khai mạc Hội nghị thường niên Tổ chức Hành trình ASEAN (P2A) lần thứ 7. Ảnh: Văn Trực
Theo đó, hội nghị sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng từ ngày 16 đến 19.11 với sự tham gia của hàng trăm giảng viên, sinh viên của 130 trường đại học là thành viên chính thức của tổ chức và đại biểu đến từ Hội đồng P2A tại các nước thành viên trong ASEAN.
Hội nghị P2A lần thứ 7 với mục đích đánh giá kết quả hoạt động trong giai đoạn 2020 – 2023, trao đổi thông tin mọi mặt hoạt động, thảo luận, xây dựng kế hoạch và quyết định các mục tiêu, định hướng phát triển của tổ quốc trong giai đoạn kế tiếp.
Trong khuôn khổ chương trình diễn ra các hoạt động gồm: Phát triển kỹ năng nghề nghiệp và sáng tạo khởi nghiệp; trao đổi học thuật, hỗ trợ nghiên cứu, hỗ trợ thực tập và làm việc tại các nước ASEAN; Hoạt động nhân đạo vì sự phát triển cộng đồng.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Duy Tân mong muốn trong giai đoạn 10 năm tới không chỉ có sự giao lưu học hỏi giữa sinh viên mà có sự cùng tham gia của các giảng viên đại học.
“Trong thời đại công nghệ phát triển như thế này, chúng ta hợp tác về đào tạo, nghiên cứu để ứng phó với biến đổi khí hậu, ứng phó với công nghệ đang phát triển không ngừng. Chúng ta phải đặt vấn đề, trong thời đại công nghệ chat GPT này, các trường đại học trong P2A dạy gì cho sinh viên.
Chúng ta gắn kết với nhau bằng trí tuệ, đào tạo ra những lứa sinh viên làm chủ công nghệ. Chúng ta phải làm cho mặt bằng trí tuệ của khối ASEAN theo kịp mặt bằng trí tuệ của các nước tiêu biểu trên thế giới. Đó là một nhiệm vụ rất cao cả nhưng cũng giàu lòng nhân ái”, ông Lê Công Cơ nhấn mạnh.
Được biết, P2A được thành lập vào năm 2012 với 5 thành viên gồm: Đại học Rangsit (Thái Lan), Đại học Duy Tân (Việt Nam), Đại học Norton (Campuchia), Đại học Quốc gia Lào, Học viện Máy tính Myanmar. Đến nay, tổ chức này đã phát triển thành mạng lưới gồm 135 trường đại học trong cộng đồng quốc tế ASEAN.
Nguồn: https://laodong.vn/giao-duc/giang-vien-sinh-vien-130-truong-dai-hoc-cua-asean-hoi-tu-tai-da-nang-1268539.ldo
Ngày 17.11, Hội nghị thường niên Tổ chức Hành trình ASEAN (P2A) lần thứ 7 đã được khai mạc tại Trường Đại học Duy Tân.
Khai mạc Hội nghị thường niên Tổ chức Hành trình ASEAN (P2A) lần thứ 7. Ảnh: Văn Trực
Theo đó, hội nghị sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng từ ngày 16 đến 19.11 với sự tham gia của hàng trăm giảng viên, sinh viên của 130 trường đại học là thành viên chính thức của tổ chức và đại biểu đến từ Hội đồng P2A tại các nước thành viên trong ASEAN.
Hội nghị P2A lần thứ 7 với mục đích đánh giá kết quả hoạt động trong giai đoạn 2020 – 2023, trao đổi thông tin mọi mặt hoạt động, thảo luận, xây dựng kế hoạch và quyết định các mục tiêu, định hướng phát triển của tổ quốc trong giai đoạn kế tiếp.
Trong khuôn khổ chương trình diễn ra các hoạt động gồm: Phát triển kỹ năng nghề nghiệp và sáng tạo khởi nghiệp; trao đổi học thuật, hỗ trợ nghiên cứu, hỗ trợ thực tập và làm việc tại các nước ASEAN; Hoạt động nhân đạo vì sự phát triển cộng đồng.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Duy Tân mong muốn trong giai đoạn 10 năm tới không chỉ có sự giao lưu học hỏi giữa sinh viên mà có sự cùng tham gia của các giảng viên đại học.
“Trong thời đại công nghệ phát triển như thế này, chúng ta hợp tác về đào tạo, nghiên cứu để ứng phó với biến đổi khí hậu, ứng phó với công nghệ đang phát triển không ngừng. Chúng ta phải đặt vấn đề, trong thời đại công nghệ chat GPT này, các trường đại học trong P2A dạy gì cho sinh viên.
Chúng ta gắn kết với nhau bằng trí tuệ, đào tạo ra những lứa sinh viên làm chủ công nghệ. Chúng ta phải làm cho mặt bằng trí tuệ của khối ASEAN theo kịp mặt bằng trí tuệ của các nước tiêu biểu trên thế giới. Đó là một nhiệm vụ rất cao cả nhưng cũng giàu lòng nhân ái”, ông Lê Công Cơ nhấn mạnh.
Được biết, P2A được thành lập vào năm 2012 với 5 thành viên gồm: Đại học Rangsit (Thái Lan), Đại học Duy Tân (Việt Nam), Đại học Norton (Campuchia), Đại học Quốc gia Lào, Học viện Máy tính Myanmar. Đến nay, tổ chức này đã phát triển thành mạng lưới gồm 135 trường đại học trong cộng đồng quốc tế ASEAN.
Nguồn: https://laodong.vn/giao-duc/giang-vien-sinh-vien-130-truong-dai-hoc-cua-asean-hoi-tu-tai-da-nang-1268539.ldo
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Giảng viên, sinh viên 130 trường đại học của ASEAN hội tụ tại Đà Nẵng
Cuộc thi viết Người thầy kính yêu: Người đau đáu phát triển đại học tư
Thầy là biểu tượng của một cuộc đời không ít thăng trầm nhưng luôn giữ vững niềm tin và khát vọng tận hiến cho giáo dục đại học tư thục
Nhà giáo Lê Công Cơ sinh năm 1941, quê Quảng Nam, hiện sống và làm việc ở TP Đà Nẵng. Thầy không phải là một tên tuổi xa lạ của ngành giáo dục Việt Nam, thậm chí còn được biết đến trong khu vực Đông Nam Á và hơn thế nữa.
Gian nan khát vọng mở trường tư thục
Không giống với nhiều nhà giáo khác, thầy Lê Công Cơ tuy xuất thân là sinh viên đại học sư phạm nhưng thời trẻ hầu như không theo nghề dạy học mà hoạt động cách mạng trong phong trào đô thị trước năm 1975 ở miền Nam. Thầy từng giữ những cương vị quan trọng của các địa phương, từng là đại biểu Quốc hội, giám đốc doanh nghiệp du lịch...
Sau khi nghỉ việc nhà nước, thầy Lê Công Cơ đau đáu với suy tư cần phải làm một việc gì cho giáo dục mà mình từng nung nấu, cần một sự đổi mới mang tính duy tân. Đó là vào đầu thời kỳ đổi mới.
Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu thông tin từ các nước phát triển và nghiền ngẫm nhiều ngày, thầy cho rằng cần đề xuất mô hình đại học tư thục, một ý tưởng quá mới mẻ, không chỉ với miền Trung mà còn với cả nước. Thầy nhớ lại: "Lúc bấy giờ, khi tôi đưa ý tưởng này ra, nhiều người tán thành nhưng cũng không ít người phản đối, họ cho rằng trong thể chế của ta, việc này gần như không thể khả thi. Làm gì mô hình trường học dân lập mà lại ở bậc đại học có thể tồn tại ở Việt Nam, trong lúc công lập độc tôn. Một số người xem tôi là kẻ hoang tưởng".
Quả thực, họ có lý của họ. Vì năm 1987, khi thầy Lê Công Cơ đưa đề án thành lập đại học tư thục trình bày cho cấp có thẩm quyền thì lập tức bị gạt. Nhưng ông vẫn quyết không bỏ cuộc mà phải bước tiếp trên con đường gai góc này.
Ông quyết định phải chấp nhận lùi một bước để tìm cơ hội, không làm được toàn phần thì làm từng phần. Ông chạy đi chạy lại khắp nơi để mở Trung tâm Anh ngữ thực hành tư thục đầu tiên tại miền Trung ở Đà Nẵng. Việc này vừa xong, ông xúc tiến ngay việc khác. Nhân có 2 chiếc máy tính của người bạn từ Canada tặng, ông quyết định xin mở Trung tâm Kỹ thuật điện tử - tin học. Khi mọi việc đã tương đối định hình, ông xin liên kết đào tạo đại học, cao đẳng ngoại ngữ, tin học. Và bước đầu đã thành công.
Năm 1992, ông tiếp tục xin mở trường đại học tư thục miền Trung khi Việt Nam chưa có văn bản pháp lý nào cho một vấn đề quan trọng hàng đầu trong giáo dục ở nước ta. Lại phải chờ đợi thêm 2 năm, đến năm 1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt mới ban hành quy chế về đại học tư thục.
Nhấp ngụm trà, nhà giáo Lê Công Cơ hồi tưởng: "Bây giờ nhớ lại, nhiều chuyện đáng nói lắm. Lúc ấy khó khăn là thập diện mai phục. Tôi và nhà tôi phải kiên trì sắt đá mới có thể theo đuổi ý tưởng của mình. Vợ chồng tôi đã thế chấp ngôi nhà để vay 120 triệu đồng nhằm hoàn thành dự án của mình trình Chính phủ. Nhưng ngay cả khi có quy chế rồi mà vẫn gặp khó khăn chồng chất, khó từ chuyện đặt tên trường...".
Trong 2 năm 1993 và 1994, ông đã đi 50 chuyến tàu lửa ra Hà Nội để vận động thành lập trường đại học tư thục miền Trung. Khi ông xin đặt tên Trường Đại học tư thục miền Trung liền bị bác ngay. Ông xin đổi sang tên Trường Đại học Duy Tân cũng không được chấp thuận. Nhưng ông không lùi bước, vẫn quyết tâm bảo vệ khát vọng duy tân - đổi mới giáo dục của mình. Ông tính đến một bước đi rất có thể xem là mạo hiểm... đó là tìm cách gặp trực tiếp người đứng đầu Chính phủ lúc đó để giãi bày tâm nguyện.
Đó là chuyện không hề đơn giản nhưng suy đi nghĩ lại, ông thấy không còn con đường nào khác.
Nhà giáo Lê Công Cơ ký tặng sách cho sinh viên. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Triết lý giáo dục thương yêu con người
Rồi một hôm ở ngay Văn phòng Chính phủ, tìm được cơ hội, ông Lê Công Cơ "bạo gan" đứng giữa đường, xin gặp bằng được Thủ tướng Võ Văn Kiệt và may mắn được chấp nhận. Sau khi nghe ông trần tình, người đứng đầu Chính phủ đã đồng ý. Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ghi mấy dòng gửi Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh: "Kính gởi anh Khánh! Tôi cho rằng nên cho phép đồng chí Lê Công Cơ được đặt tên trường là Duy Tân, vì đây là một phong trào lớn do nhà cách mạng Phan Châu Trinh khởi xướng và phù hợp với một ngôi trường đại học tại Đà Nẵng, miền Trung...".
Trường Đại học tư thục Duy Tân chính thức ra đời từ đó, năm 1994, mở ra nhiều cơ hội cho giáo dục miền Trung...
Với phương châm giáo dục: hiện đại và nhân bản, Trường Đại học dân lập Duy Tân đã từng bước khẳng định chất lượng, uy tín.
Sau gần 30 năm hoạt động, trường đã có khoảng 1.000 giảng viên, có nhiều giảng viên được đào tạo tại Mỹ, Singapore..., nhiều bài báo quốc tế, giải thưởng quốc tế; trường đã liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhiều trường đại học lớn của thế giới. Trường đã tuyển sinh và đào tạo hơn 60 nghiên cứu sinh, hơn 3.000 học viên cao học, hơn 110.000 sinh viên, hơn 12.000 học viên trung cấp.
Một vinh dự lớn khi Trường Đại học Duy Tân lọt vào tốp 500 trường đại học hàng đầu của thế giới (Việt Nam chỉ có 2 trường như thế) và tốp 100 trường đại học hàng đầu châu Á. Điều đáng nói là hầu hết sinh viên tốt nghiệp của trường đều có công ăn việc làm ổn định, phù hợp với ngành nghề đào tạo của mình. Trường Đại học Duy Tân là một thương hiệu được nhiều cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn. Trường đã được nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Riêng với thầy Lê Công Cơ, từng là Chủ tịch HĐQT kiêm hiệu trưởng, được phong danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Đặc biệt, năm 2016, ông được nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới - người đầu tiên của giáo dục dân lập nhận được vinh dự lớn lao này.
Theo thầy Lê Công Cơ, làm gì cũng phải thực sự quan tâm, thương yêu con người, đó mới là quan trọng và thiết thực nhất. Mọi triết lý giáo dục đều phải bắt đầu từ con người, vì con người mà quyết tâm hành động.
Trường tư không chỉ có học phí...
Kể cả khi tuổi đã cao, nhà giáo Lê Công Cơ vẫn đảm đương tốt chức vụ Chủ tịch HĐQT và Bí thư Đảng ủy của trường. Khi ngồi tâm sự khá lâu, tôi đã nghe ông nói: "Anh hỏi làm giáo dục dân lập trong thời buổi này có gặp nhiều khó khăn hay không? Đúng là thật không dễ, mà người ta cũng hay nói đến chuyện kinh phí. Nhưng chính sự tồn tại và phát triển của nhà trường đã khẳng định chúng tôi đã đi đúng hướng. Dù là đại học dân lập nhưng tôi rất chú trọng đến việc thành lập các đoàn thể, hơn nữa, tôi là đảng viên lâu năm. Đến nay, các đoàn thể đủ cả và hoạt động rất hiệu quả, mà nòng cốt là Đảng ủy của trường. Là trường dân lập nhưng chúng tôi không chỉ quan tâm đến học phí, kinh phí hoạt động mà còn chú trọng chăm lo con em gia đình chính sách, gia đình hộ nghèo, gặp nhiều khó khăn để miễn giảm học phí và hỗ trợ thiết thực. Kể cả với công tác xã hội, thiện nguyện cũng thế".
Phạm Xuân Dũng (Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị)
Nguồn: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/cuoc-thi-viet-nguoi-thay-kinh-yeu-nguoi-dau-dau-phat-trien-dai-hoc-tu-20231102204827902.htm
Thầy là biểu tượng của một cuộc đời không ít thăng trầm nhưng luôn giữ vững niềm tin và khát vọng tận hiến cho giáo dục đại học tư thục
Nhà giáo Lê Công Cơ sinh năm 1941, quê Quảng Nam, hiện sống và làm việc ở TP Đà Nẵng. Thầy không phải là một tên tuổi xa lạ của ngành giáo dục Việt Nam, thậm chí còn được biết đến trong khu vực Đông Nam Á và hơn thế nữa.
Gian nan khát vọng mở trường tư thục
Không giống với nhiều nhà giáo khác, thầy Lê Công Cơ tuy xuất thân là sinh viên đại học sư phạm nhưng thời trẻ hầu như không theo nghề dạy học mà hoạt động cách mạng trong phong trào đô thị trước năm 1975 ở miền Nam. Thầy từng giữ những cương vị quan trọng của các địa phương, từng là đại biểu Quốc hội, giám đốc doanh nghiệp du lịch...
Sau khi nghỉ việc nhà nước, thầy Lê Công Cơ đau đáu với suy tư cần phải làm một việc gì cho giáo dục mà mình từng nung nấu, cần một sự đổi mới mang tính duy tân. Đó là vào đầu thời kỳ đổi mới.
Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu thông tin từ các nước phát triển và nghiền ngẫm nhiều ngày, thầy cho rằng cần đề xuất mô hình đại học tư thục, một ý tưởng quá mới mẻ, không chỉ với miền Trung mà còn với cả nước. Thầy nhớ lại: "Lúc bấy giờ, khi tôi đưa ý tưởng này ra, nhiều người tán thành nhưng cũng không ít người phản đối, họ cho rằng trong thể chế của ta, việc này gần như không thể khả thi. Làm gì mô hình trường học dân lập mà lại ở bậc đại học có thể tồn tại ở Việt Nam, trong lúc công lập độc tôn. Một số người xem tôi là kẻ hoang tưởng".
Quả thực, họ có lý của họ. Vì năm 1987, khi thầy Lê Công Cơ đưa đề án thành lập đại học tư thục trình bày cho cấp có thẩm quyền thì lập tức bị gạt. Nhưng ông vẫn quyết không bỏ cuộc mà phải bước tiếp trên con đường gai góc này.
Ông quyết định phải chấp nhận lùi một bước để tìm cơ hội, không làm được toàn phần thì làm từng phần. Ông chạy đi chạy lại khắp nơi để mở Trung tâm Anh ngữ thực hành tư thục đầu tiên tại miền Trung ở Đà Nẵng. Việc này vừa xong, ông xúc tiến ngay việc khác. Nhân có 2 chiếc máy tính của người bạn từ Canada tặng, ông quyết định xin mở Trung tâm Kỹ thuật điện tử - tin học. Khi mọi việc đã tương đối định hình, ông xin liên kết đào tạo đại học, cao đẳng ngoại ngữ, tin học. Và bước đầu đã thành công.
Năm 1992, ông tiếp tục xin mở trường đại học tư thục miền Trung khi Việt Nam chưa có văn bản pháp lý nào cho một vấn đề quan trọng hàng đầu trong giáo dục ở nước ta. Lại phải chờ đợi thêm 2 năm, đến năm 1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt mới ban hành quy chế về đại học tư thục.
Nhấp ngụm trà, nhà giáo Lê Công Cơ hồi tưởng: "Bây giờ nhớ lại, nhiều chuyện đáng nói lắm. Lúc ấy khó khăn là thập diện mai phục. Tôi và nhà tôi phải kiên trì sắt đá mới có thể theo đuổi ý tưởng của mình. Vợ chồng tôi đã thế chấp ngôi nhà để vay 120 triệu đồng nhằm hoàn thành dự án của mình trình Chính phủ. Nhưng ngay cả khi có quy chế rồi mà vẫn gặp khó khăn chồng chất, khó từ chuyện đặt tên trường...".
Trong 2 năm 1993 và 1994, ông đã đi 50 chuyến tàu lửa ra Hà Nội để vận động thành lập trường đại học tư thục miền Trung. Khi ông xin đặt tên Trường Đại học tư thục miền Trung liền bị bác ngay. Ông xin đổi sang tên Trường Đại học Duy Tân cũng không được chấp thuận. Nhưng ông không lùi bước, vẫn quyết tâm bảo vệ khát vọng duy tân - đổi mới giáo dục của mình. Ông tính đến một bước đi rất có thể xem là mạo hiểm... đó là tìm cách gặp trực tiếp người đứng đầu Chính phủ lúc đó để giãi bày tâm nguyện.
Đó là chuyện không hề đơn giản nhưng suy đi nghĩ lại, ông thấy không còn con đường nào khác.
Nhà giáo Lê Công Cơ ký tặng sách cho sinh viên. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Triết lý giáo dục thương yêu con người
Rồi một hôm ở ngay Văn phòng Chính phủ, tìm được cơ hội, ông Lê Công Cơ "bạo gan" đứng giữa đường, xin gặp bằng được Thủ tướng Võ Văn Kiệt và may mắn được chấp nhận. Sau khi nghe ông trần tình, người đứng đầu Chính phủ đã đồng ý. Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ghi mấy dòng gửi Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh: "Kính gởi anh Khánh! Tôi cho rằng nên cho phép đồng chí Lê Công Cơ được đặt tên trường là Duy Tân, vì đây là một phong trào lớn do nhà cách mạng Phan Châu Trinh khởi xướng và phù hợp với một ngôi trường đại học tại Đà Nẵng, miền Trung...".
Trường Đại học tư thục Duy Tân chính thức ra đời từ đó, năm 1994, mở ra nhiều cơ hội cho giáo dục miền Trung...
Với phương châm giáo dục: hiện đại và nhân bản, Trường Đại học dân lập Duy Tân đã từng bước khẳng định chất lượng, uy tín.
Sau gần 30 năm hoạt động, trường đã có khoảng 1.000 giảng viên, có nhiều giảng viên được đào tạo tại Mỹ, Singapore..., nhiều bài báo quốc tế, giải thưởng quốc tế; trường đã liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhiều trường đại học lớn của thế giới. Trường đã tuyển sinh và đào tạo hơn 60 nghiên cứu sinh, hơn 3.000 học viên cao học, hơn 110.000 sinh viên, hơn 12.000 học viên trung cấp.
Một vinh dự lớn khi Trường Đại học Duy Tân lọt vào tốp 500 trường đại học hàng đầu của thế giới (Việt Nam chỉ có 2 trường như thế) và tốp 100 trường đại học hàng đầu châu Á. Điều đáng nói là hầu hết sinh viên tốt nghiệp của trường đều có công ăn việc làm ổn định, phù hợp với ngành nghề đào tạo của mình. Trường Đại học Duy Tân là một thương hiệu được nhiều cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn. Trường đã được nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Riêng với thầy Lê Công Cơ, từng là Chủ tịch HĐQT kiêm hiệu trưởng, được phong danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Đặc biệt, năm 2016, ông được nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới - người đầu tiên của giáo dục dân lập nhận được vinh dự lớn lao này.
Theo thầy Lê Công Cơ, làm gì cũng phải thực sự quan tâm, thương yêu con người, đó mới là quan trọng và thiết thực nhất. Mọi triết lý giáo dục đều phải bắt đầu từ con người, vì con người mà quyết tâm hành động.
Trường tư không chỉ có học phí...
Kể cả khi tuổi đã cao, nhà giáo Lê Công Cơ vẫn đảm đương tốt chức vụ Chủ tịch HĐQT và Bí thư Đảng ủy của trường. Khi ngồi tâm sự khá lâu, tôi đã nghe ông nói: "Anh hỏi làm giáo dục dân lập trong thời buổi này có gặp nhiều khó khăn hay không? Đúng là thật không dễ, mà người ta cũng hay nói đến chuyện kinh phí. Nhưng chính sự tồn tại và phát triển của nhà trường đã khẳng định chúng tôi đã đi đúng hướng. Dù là đại học dân lập nhưng tôi rất chú trọng đến việc thành lập các đoàn thể, hơn nữa, tôi là đảng viên lâu năm. Đến nay, các đoàn thể đủ cả và hoạt động rất hiệu quả, mà nòng cốt là Đảng ủy của trường. Là trường dân lập nhưng chúng tôi không chỉ quan tâm đến học phí, kinh phí hoạt động mà còn chú trọng chăm lo con em gia đình chính sách, gia đình hộ nghèo, gặp nhiều khó khăn để miễn giảm học phí và hỗ trợ thiết thực. Kể cả với công tác xã hội, thiện nguyện cũng thế".
Phạm Xuân Dũng (Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị)
Nguồn: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/cuoc-thi-viet-nguoi-thay-kinh-yeu-nguoi-dau-dau-phat-trien-dai-hoc-tu-20231102204827902.htm
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Similar topics
» Giảng viên, sinh viên 130 trường đại học của ASEAN hội tụ tại Đà Nẵng
» Trường Đại học Duy Tân: Sinh viên, giảng viên cùng học
» Khai mạc hội nghị sinh viên ASEAN tại Đà Nẵng
» Sinh viên, giảng viên Kiến trúc của 21 trường Đại học "so tài" tại Festival 2020
» Đại học Duy Tân Giao lưu với đoàn Giảng viên và Sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật
» Trường Đại học Duy Tân: Sinh viên, giảng viên cùng học
» Khai mạc hội nghị sinh viên ASEAN tại Đà Nẵng
» Sinh viên, giảng viên Kiến trúc của 21 trường Đại học "so tài" tại Festival 2020
» Đại học Duy Tân Giao lưu với đoàn Giảng viên và Sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết