Toạ đàm Khoa học: Từ Tư vấn Chính sách đến Triển khai Dự án ở ngành Quan hệ Quốc tế
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Toạ đàm Khoa học: Từ Tư vấn Chính sách đến Triển khai Dự án ở ngành Quan hệ Quốc tế
Toạ đàm Khoa học: Từ Tư vấn Chính sách đến Triển khai Dự án ở ngành Quan hệ Quốc tế
Sáng ngày 27/10/2023, Toạ đàm khoa học “Từ tư vấn chính sách đến triển khai dự án: Những góc nhìn trong cuộc về ngành Quan hệ Quốc tế” do Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn của Đại học Duy Tân tổ chức đã diễn ra tại cơ sở số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng. Buổi tọa đàm là cơ hội để sinh viên Đại học Duy Tân cùng lắng nghe những chia sẻ của các diễn giả là những chuyên gia giàu kinh nghiệm về nhiều vấn đề liên quan đến ngành Quan hệ Quốc tế cũng như hiểu rõ hơn về ngành học và những định hướng đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai.
TS. Nguyễn Văn Dương - Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ tại buổi Tọa đàm
Đến tham dự buổi tọa đàm có: TS. Phạm Hùng Tiến - Phó Giám đốc Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) của CHLB Đức tại Việt Nam; TS. Lộc Thị Thuỷ - Chuyên gia Tư vấn Chính sách của Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; TS. Lương Tuấn Anh - Chuyên gia Tư vấn dự án giao thông đô thị của Đại học Giao thông Vận tải; TS. Nguyễn Văn Dương - Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn của Đại học Duy Tân cùng đông đảo các giảng viên và sinh viên quan tâm.
Phát biểu tại buổi toạ đàm, TS. Nguyễn Văn Dương - Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn của Đại học Duy Tân chia sẻ: “Với tư cách là 1 giảng viên, 1 tiền bối đi trước tôi dễ dàng thấu hiểu được rằng mỗi 1 sinh viên ở đây đều mong muốn được hiểu rõ hơn về ngành học mình đã chọn và có những câu hỏi khác nhau về chuyên ngành của mình. Vì vậy tôi mong rằng, những chia sẻ của các diễn giả tại buổi tọa đàm hôm nay sẽ hỗ trợ các sinh viên của Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn của Đại học Duy Tân không chỉ trong việc tiếp thu được những kiến thức bổ ích mà còn góp phần định hướng đúng đắn hơn cho các bạn trong việc hoạch định cụ thể về công việc trong tương lai.”
Mỗi diễn giả đều có những kinh nghiệm và những góc nhìn khác nhau xoay quanh
các vấn đề thực tiễn trong ngành Quan hệ Quốc tế
Nhiều chủ đề hấp dẫn với nội dung có tính thực tế cao được làm rõ bởi những minh chứng cụ thể, sống động và thiết thực của các diễn giả thu hút sự quan tâm lắng nghe của giảng viên và sinh viên Đại học Duy Tân. Trong đó có:
- Chủ đề: “Cách tư duy để đặt vấn đề trong xây dựng hình thành dự án FDI, mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị xã hội với các doanh nghiệp Đức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cơ hội hợp tác giữa các tổ chức chính trị xã hội như FNF với Đại học Duy Tân” của TS. Phạm Hùng Tiến.
- Chủ đề: “Đánh giá các dự án ODA từ vốn đầu tư từ châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc để so sánh sự khác biệt và giống nhau giữa các nguồn đầu tư ODA; việc đào tạo về logistics ở Việt Nam và sinh viên cần tăng cường kỹ năng gì trong ngành logistics vào thời đại công nghệ 4.0” của TS. Lương Tuấn Anh.
- Chủ đề: “Các kỹ năng và phương pháp xây dựng và tư vấn chính sách” của TS. Lộc Thị Thủy.
Buổi tọa đàm là cơ hội để sinh viên Đại học Duy Tân cùng lắng nghe những chia sẻ của các diễn giả
về nhiều vấn đề liên quan đến ngành học của mình
Mỗi diễn giả đều có những kinh nghiệm và những góc nhìn khác nhau xoay quanh các vấn đề thực tiễn trong ngành Quan hệ Quốc tế giúp người nghe dễ dàng theo dõi, cùng phân tích, đánh giá và đưa ra những cách hiểu của mình.
Những thắc mắc, câu hỏi của sinh viên của Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn của Đại học Duy Tân đã được các diễn giả chia sẻ và giải đáp tận tình.
Bên cạnh cung cấp những thông tin hữu ích về các kỹ năng và phương pháp xây dựng và tư vấn chính sách, TS. Lộc Thị Thuỷ - Chuyên gia tư vấn Chính sách của Viện nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã có những chia sẻ thiết thực về nghề nghiệp cho sinh viên của Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn của Đại học Duy Tân. Cô nhấn mạnh: “Vấn đề mấu chốt, quan trọng nhất khi học ngành Quan hệ quốc tế đó chính là phải nắm bắt được thông tin, cập nhật và nghiên cứu thông tin thật sâu, thật nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó khi nghiên cứu Quan hệ Quốc tế ta cũng cần hiểu rõ về lợi thế của 1 cá nhân hay tập thể nào đó để có thể đưa ra những phương pháp phù hợp trong từng hoàn cảnh.”
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5730&pid=2064&lang=vi-VN
Sáng ngày 27/10/2023, Toạ đàm khoa học “Từ tư vấn chính sách đến triển khai dự án: Những góc nhìn trong cuộc về ngành Quan hệ Quốc tế” do Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn của Đại học Duy Tân tổ chức đã diễn ra tại cơ sở số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng. Buổi tọa đàm là cơ hội để sinh viên Đại học Duy Tân cùng lắng nghe những chia sẻ của các diễn giả là những chuyên gia giàu kinh nghiệm về nhiều vấn đề liên quan đến ngành Quan hệ Quốc tế cũng như hiểu rõ hơn về ngành học và những định hướng đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai.
TS. Nguyễn Văn Dương - Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ tại buổi Tọa đàm
Đến tham dự buổi tọa đàm có: TS. Phạm Hùng Tiến - Phó Giám đốc Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) của CHLB Đức tại Việt Nam; TS. Lộc Thị Thuỷ - Chuyên gia Tư vấn Chính sách của Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; TS. Lương Tuấn Anh - Chuyên gia Tư vấn dự án giao thông đô thị của Đại học Giao thông Vận tải; TS. Nguyễn Văn Dương - Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn của Đại học Duy Tân cùng đông đảo các giảng viên và sinh viên quan tâm.
Phát biểu tại buổi toạ đàm, TS. Nguyễn Văn Dương - Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn của Đại học Duy Tân chia sẻ: “Với tư cách là 1 giảng viên, 1 tiền bối đi trước tôi dễ dàng thấu hiểu được rằng mỗi 1 sinh viên ở đây đều mong muốn được hiểu rõ hơn về ngành học mình đã chọn và có những câu hỏi khác nhau về chuyên ngành của mình. Vì vậy tôi mong rằng, những chia sẻ của các diễn giả tại buổi tọa đàm hôm nay sẽ hỗ trợ các sinh viên của Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn của Đại học Duy Tân không chỉ trong việc tiếp thu được những kiến thức bổ ích mà còn góp phần định hướng đúng đắn hơn cho các bạn trong việc hoạch định cụ thể về công việc trong tương lai.”
Mỗi diễn giả đều có những kinh nghiệm và những góc nhìn khác nhau xoay quanh
các vấn đề thực tiễn trong ngành Quan hệ Quốc tế
Nhiều chủ đề hấp dẫn với nội dung có tính thực tế cao được làm rõ bởi những minh chứng cụ thể, sống động và thiết thực của các diễn giả thu hút sự quan tâm lắng nghe của giảng viên và sinh viên Đại học Duy Tân. Trong đó có:
- Chủ đề: “Cách tư duy để đặt vấn đề trong xây dựng hình thành dự án FDI, mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị xã hội với các doanh nghiệp Đức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cơ hội hợp tác giữa các tổ chức chính trị xã hội như FNF với Đại học Duy Tân” của TS. Phạm Hùng Tiến.
- Chủ đề: “Đánh giá các dự án ODA từ vốn đầu tư từ châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc để so sánh sự khác biệt và giống nhau giữa các nguồn đầu tư ODA; việc đào tạo về logistics ở Việt Nam và sinh viên cần tăng cường kỹ năng gì trong ngành logistics vào thời đại công nghệ 4.0” của TS. Lương Tuấn Anh.
- Chủ đề: “Các kỹ năng và phương pháp xây dựng và tư vấn chính sách” của TS. Lộc Thị Thủy.
Buổi tọa đàm là cơ hội để sinh viên Đại học Duy Tân cùng lắng nghe những chia sẻ của các diễn giả
về nhiều vấn đề liên quan đến ngành học của mình
Mỗi diễn giả đều có những kinh nghiệm và những góc nhìn khác nhau xoay quanh các vấn đề thực tiễn trong ngành Quan hệ Quốc tế giúp người nghe dễ dàng theo dõi, cùng phân tích, đánh giá và đưa ra những cách hiểu của mình.
Những thắc mắc, câu hỏi của sinh viên của Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn của Đại học Duy Tân đã được các diễn giả chia sẻ và giải đáp tận tình.
Bên cạnh cung cấp những thông tin hữu ích về các kỹ năng và phương pháp xây dựng và tư vấn chính sách, TS. Lộc Thị Thuỷ - Chuyên gia tư vấn Chính sách của Viện nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã có những chia sẻ thiết thực về nghề nghiệp cho sinh viên của Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn của Đại học Duy Tân. Cô nhấn mạnh: “Vấn đề mấu chốt, quan trọng nhất khi học ngành Quan hệ quốc tế đó chính là phải nắm bắt được thông tin, cập nhật và nghiên cứu thông tin thật sâu, thật nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó khi nghiên cứu Quan hệ Quốc tế ta cũng cần hiểu rõ về lợi thế của 1 cá nhân hay tập thể nào đó để có thể đưa ra những phương pháp phù hợp trong từng hoàn cảnh.”
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5730&pid=2064&lang=vi-VN
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Toạ đàm Khoa học: Từ Tư vấn Chính sách đến Triển khai Dự án ở ngành Quan hệ Quốc tế
[size=32]3 Đại học của Việt Nam được cộng điểm khi xin visa lao động tại Singapore[/size]
Hướng đến tạo dựng một thị trường lao động cốt lõi mạnh mẽ cùng sự đa dạng của lực lượng lao động toàn cầu để thúc đẩy phát triển kinh tế, Bộ Nhân lực Singapore đã quyết định áp dụng Chính sách Thị thực mới, được gọi là Khung Đánh giá Bổ sung (COMPASS) bắt đầu từ ngày 1/9/2023.
Có 3 đại học của Việt Nam nằm trong danh sách các đại học thế giới được cộng điểm khi xin Visa Lao động tại Singapore. Trong đó, Đại học (ĐH) Duy Tân được cộng 20 điểm cho tất cả các ngành nghề đang đào tạo tại trường và 2 trường ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Quốc gia Hà Nội có 4 ngành học được cộng 20 điểm.
Để được lao động tại Singapore, các cá nhân nộp đơn xin/gia hạn Giấy phép Lao động (EP) phải vượt qua Khung Đánh giá bổ sung (COMPASS). Tất cả các ứng viên EP sẽ được chấm điểm dựa trên 6 tiêu chí gồm:
1. Lương
2. Trình độ chuyên môn
3. Sự đa dạng (về văn hóa, sắc dân)
4. Hỗ trợ việc làm tại địa phương
5. Thưởng kỹ năng (cho các ngành nghề thiếu hụt nhân lực)
6. Thưởng ưu tiên kinh tế chiến lược
Theo đó, hệ thống tính các mức gồm 0, 10 và 20 điểm cho mỗi tiêu chí, lần lượt tương ứng với:
• “Không đáp ứng kỳ vọng”,
• “Đáp ứng kỳ vọng”, và
• “Vượt quá kỳ vọng”.
Những ứng viên thuộc 6 ngành được chỉ định như: Công nghệ Nông nghiệp, Dịch vụ Tài chính, Kinh tế Xanh, Chăm sóc Sức khỏe, Công nghệ Thông tin và Hàng hải, có thể đạt được tới 20 điểm thưởng.
Các ngành nghề đang đào tạo tại ĐH Duy Tân được cộng 20 điểm theo Chính sách Thị thực mới của Singapore
Chương trình thị thực mới sẽ áp dụng cho Thẻ Lao động (EP), thị thực lao động dành cho các nhà quản lý, giám đốc điều hành chuyên nghiệp nước ngoài hoặc những người làm các công việc chuyên môn. Với COMPASS, các nhà tuyển dụng có thể lựa chọn các chuyên gia nước ngoài chất lượng cao, đồng thời cải thiện sự đa dạng của lực lượng lao động. Các nhà tuyển dụng có trách nhiệm đảm bảo rằng trình độ chuyên môn của ứng viên là xác thực và bằng cấp được cấp bởi các tổ chức được công nhận, gồm: 100 trường đại học hàng đầu dựa trên bảng xếp hạng quốc tế và các trường đại học có uy tín cao khác ở các khu vực khác nhau.
ĐH Duy Tân nằm trong các trường thuộc nhóm A (các đại học được cộng 20 điểm cho tất cả các ngành nghề đào tạo). Hiện tại, ĐH Duy Tân đào tạo nhiều bằng cấp trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ và Đại học, gồm:
• 10 ngành trình độ Tiến sĩ,
• 15 ngành trình độ Thạc sĩ,
• 47 ngành trình độ Đại học với hơn 100 chuyên ngành khác nhau,
• 13 chương trình Tiên tiến và Quốc tế,
• 13 chương trình Tài năng,
• 3 chương trình Duhọc Tại chỗ do các trường đại học của Hoa Kỳ cấp bằng,
• 2 chương trình hệ Văn bằng Hai, và
• 7 chương trình hệ Từ xa (Đại học Trực tuyến).
ĐH Duy Tân đào tạo đa dạng các ngành nghề từ Công nghệ Thông tin, Điện-Điện tử, Xây dựng, Kiến trúc, Môi trường, Công nghệ Kỹ thuật Ô tô đến Quản trị Kinh doanh, Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng, Tài chính-Ngân hàng, Ngôn ngữ Anh/Trung/Hàn/Nhật đến Văn báo chí, Truyền thông Đa phương tiện, Du lịch hay Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt, Dược, Điều dưỡng, Công nghệ Sinh học,… Sinh viên tốt nghiệp các ngành nghề này đều được cộng 20 điểm khi nộp đơn xin/gia hạn Giấy phép Lao động tại Singapore.
Là trường Tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung, ĐH Duy Tân là đại học uy tín, có vị trí cao trên các bảng xếp hạng, tiêu biểu như: l
• Top 600+ Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2024 và Top 100+ Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2024 (theo Bảng xếp hạng Times Higher Education - THE),
• Top 500+ Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2024 và Top 145 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2023 theo QS Rankings,
• …
2 trường ĐH Carnegie Mellon và ĐH Bang Pennsylvania của Hoa Kỳ đang hợp tác với ĐH Duy Tân cũng nằm trong nhóm A
Trong nhóm A theo Chính sách Thị thực mới của Singapore, có nhiều trường đại học thế giới thường xuyên nằm ở Top đầu trên bảng xếp hạng THE hay QS như:
• Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), (Hoa Kỳ)
• Viện Công nghệ California (CalTech), (Hoa Kỳ)
• ĐH Harvard, (Hoa Kỳ)
• ĐH Stanford, (Hoa Kỳ)
• ĐH Princeton, (Hoa Kỳ)
• ĐH Cambridge, (Anh)
• ĐH Oxford, (Anh)
• ĐH University College London (Anh)
• Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ, (ETH Zurich)
• ĐH Quốc gia Singapore
Riêng 2 trường ĐH Carnegie Mellon và ĐH Bang Pennsylvania của Hoa Kỳ cũng thuộc nhóm A là các đối tác trong nhiều năm đã hợp tác cùng ĐH Duy Tân để chuyển giao chương trình đào tạo các ngành nghề:
• ĐH Carnegie Mellon - 1 trong 4 đại học hàng đầu về Công nghệ Thông tin ở Hoa Kỳ (theo U.S. News 2023) để triển khai các chương trình chuẩn quốc tế về Công nghệ Phần mềm, Hệ thống Thông tin và An ninh Mạng;
• ĐH Bang Pennsylvania, 1 trong 50 trường đào tạo Kinh tế-Quản trị-Dịch vụ hàng đầu của Hoa Kỳ (theo U.S.News 2022) để đào tạo các chương trình Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tài chính-Ngân hàng, Du lịch Khách sạn, Du lịch Lữ hành và Du lịch Nhà hàng.
Ở nhóm B (áp dụng cộng 20 điểm cho một số ngành nghề), Việt Nam có 2 trường là ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Quốc gia Hà Nội cùng có 4 ngành được cộng điểm, gồm:
• Khoa học Máy tính (Computer Science),
• Lập trình & Phân tích (Hệ thống Programming & Systems Analysis),
• Nghiên cứu Máy tính (Information Technology),
• Công nghệ Thông tin (Science (Computer Studies).
Việc các đại học của Việt Nam thuộc nhóm các trường đại học thế giới được cộng điểm khi nộp đơn xin/gia hạn Giấy phép Lao động tại Singapore sẽ tạo thêm cơ hội để nguồn nhân lực được đào tạo từ các đại học nước nhà có cơ hội tìm kiếm và phát triển sự nghiệp ở một đất nước phát triển hàng đầu ASEAN, hướng đến việc hòa nhập vào cộng đồng kinh tế chung Đông Nam Á (AEC) 2025.
P.V
Nguồn: https://tienphong.vn/3-dai-hoc-cua-viet-nam-duoc-cong-diem-khi-xin-visa-lao-dong-tai-singapore-post1579800.tpo
Hướng đến tạo dựng một thị trường lao động cốt lõi mạnh mẽ cùng sự đa dạng của lực lượng lao động toàn cầu để thúc đẩy phát triển kinh tế, Bộ Nhân lực Singapore đã quyết định áp dụng Chính sách Thị thực mới, được gọi là Khung Đánh giá Bổ sung (COMPASS) bắt đầu từ ngày 1/9/2023.
Có 3 đại học của Việt Nam nằm trong danh sách các đại học thế giới được cộng điểm khi xin Visa Lao động tại Singapore. Trong đó, Đại học (ĐH) Duy Tân được cộng 20 điểm cho tất cả các ngành nghề đang đào tạo tại trường và 2 trường ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Quốc gia Hà Nội có 4 ngành học được cộng 20 điểm.
Để được lao động tại Singapore, các cá nhân nộp đơn xin/gia hạn Giấy phép Lao động (EP) phải vượt qua Khung Đánh giá bổ sung (COMPASS). Tất cả các ứng viên EP sẽ được chấm điểm dựa trên 6 tiêu chí gồm:
1. Lương
2. Trình độ chuyên môn
3. Sự đa dạng (về văn hóa, sắc dân)
4. Hỗ trợ việc làm tại địa phương
5. Thưởng kỹ năng (cho các ngành nghề thiếu hụt nhân lực)
6. Thưởng ưu tiên kinh tế chiến lược
Theo đó, hệ thống tính các mức gồm 0, 10 và 20 điểm cho mỗi tiêu chí, lần lượt tương ứng với:
• “Không đáp ứng kỳ vọng”,
• “Đáp ứng kỳ vọng”, và
• “Vượt quá kỳ vọng”.
Những ứng viên thuộc 6 ngành được chỉ định như: Công nghệ Nông nghiệp, Dịch vụ Tài chính, Kinh tế Xanh, Chăm sóc Sức khỏe, Công nghệ Thông tin và Hàng hải, có thể đạt được tới 20 điểm thưởng.
Các ngành nghề đang đào tạo tại ĐH Duy Tân được cộng 20 điểm theo Chính sách Thị thực mới của Singapore
Chương trình thị thực mới sẽ áp dụng cho Thẻ Lao động (EP), thị thực lao động dành cho các nhà quản lý, giám đốc điều hành chuyên nghiệp nước ngoài hoặc những người làm các công việc chuyên môn. Với COMPASS, các nhà tuyển dụng có thể lựa chọn các chuyên gia nước ngoài chất lượng cao, đồng thời cải thiện sự đa dạng của lực lượng lao động. Các nhà tuyển dụng có trách nhiệm đảm bảo rằng trình độ chuyên môn của ứng viên là xác thực và bằng cấp được cấp bởi các tổ chức được công nhận, gồm: 100 trường đại học hàng đầu dựa trên bảng xếp hạng quốc tế và các trường đại học có uy tín cao khác ở các khu vực khác nhau.
ĐH Duy Tân nằm trong các trường thuộc nhóm A (các đại học được cộng 20 điểm cho tất cả các ngành nghề đào tạo). Hiện tại, ĐH Duy Tân đào tạo nhiều bằng cấp trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ và Đại học, gồm:
• 10 ngành trình độ Tiến sĩ,
• 15 ngành trình độ Thạc sĩ,
• 47 ngành trình độ Đại học với hơn 100 chuyên ngành khác nhau,
• 13 chương trình Tiên tiến và Quốc tế,
• 13 chương trình Tài năng,
• 3 chương trình Duhọc Tại chỗ do các trường đại học của Hoa Kỳ cấp bằng,
• 2 chương trình hệ Văn bằng Hai, và
• 7 chương trình hệ Từ xa (Đại học Trực tuyến).
ĐH Duy Tân đào tạo đa dạng các ngành nghề từ Công nghệ Thông tin, Điện-Điện tử, Xây dựng, Kiến trúc, Môi trường, Công nghệ Kỹ thuật Ô tô đến Quản trị Kinh doanh, Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng, Tài chính-Ngân hàng, Ngôn ngữ Anh/Trung/Hàn/Nhật đến Văn báo chí, Truyền thông Đa phương tiện, Du lịch hay Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt, Dược, Điều dưỡng, Công nghệ Sinh học,… Sinh viên tốt nghiệp các ngành nghề này đều được cộng 20 điểm khi nộp đơn xin/gia hạn Giấy phép Lao động tại Singapore.
Là trường Tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung, ĐH Duy Tân là đại học uy tín, có vị trí cao trên các bảng xếp hạng, tiêu biểu như: l
• Top 600+ Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2024 và Top 100+ Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2024 (theo Bảng xếp hạng Times Higher Education - THE),
• Top 500+ Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2024 và Top 145 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2023 theo QS Rankings,
• …
2 trường ĐH Carnegie Mellon và ĐH Bang Pennsylvania của Hoa Kỳ đang hợp tác với ĐH Duy Tân cũng nằm trong nhóm A
Trong nhóm A theo Chính sách Thị thực mới của Singapore, có nhiều trường đại học thế giới thường xuyên nằm ở Top đầu trên bảng xếp hạng THE hay QS như:
• Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), (Hoa Kỳ)
• Viện Công nghệ California (CalTech), (Hoa Kỳ)
• ĐH Harvard, (Hoa Kỳ)
• ĐH Stanford, (Hoa Kỳ)
• ĐH Princeton, (Hoa Kỳ)
• ĐH Cambridge, (Anh)
• ĐH Oxford, (Anh)
• ĐH University College London (Anh)
• Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ, (ETH Zurich)
• ĐH Quốc gia Singapore
Riêng 2 trường ĐH Carnegie Mellon và ĐH Bang Pennsylvania của Hoa Kỳ cũng thuộc nhóm A là các đối tác trong nhiều năm đã hợp tác cùng ĐH Duy Tân để chuyển giao chương trình đào tạo các ngành nghề:
• ĐH Carnegie Mellon - 1 trong 4 đại học hàng đầu về Công nghệ Thông tin ở Hoa Kỳ (theo U.S. News 2023) để triển khai các chương trình chuẩn quốc tế về Công nghệ Phần mềm, Hệ thống Thông tin và An ninh Mạng;
• ĐH Bang Pennsylvania, 1 trong 50 trường đào tạo Kinh tế-Quản trị-Dịch vụ hàng đầu của Hoa Kỳ (theo U.S.News 2022) để đào tạo các chương trình Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tài chính-Ngân hàng, Du lịch Khách sạn, Du lịch Lữ hành và Du lịch Nhà hàng.
Ở nhóm B (áp dụng cộng 20 điểm cho một số ngành nghề), Việt Nam có 2 trường là ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Quốc gia Hà Nội cùng có 4 ngành được cộng điểm, gồm:
• Khoa học Máy tính (Computer Science),
• Lập trình & Phân tích (Hệ thống Programming & Systems Analysis),
• Nghiên cứu Máy tính (Information Technology),
• Công nghệ Thông tin (Science (Computer Studies).
Việc các đại học của Việt Nam thuộc nhóm các trường đại học thế giới được cộng điểm khi nộp đơn xin/gia hạn Giấy phép Lao động tại Singapore sẽ tạo thêm cơ hội để nguồn nhân lực được đào tạo từ các đại học nước nhà có cơ hội tìm kiếm và phát triển sự nghiệp ở một đất nước phát triển hàng đầu ASEAN, hướng đến việc hòa nhập vào cộng đồng kinh tế chung Đông Nam Á (AEC) 2025.
P.V
Nguồn: https://tienphong.vn/3-dai-hoc-cua-viet-nam-duoc-cong-diem-khi-xin-visa-lao-dong-tai-singapore-post1579800.tpo
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Similar topics
» Talkshow về “Xu hướng Phát triển và Cơ hội Nghề nghiệp trong Ngành Tài chính - Bảo hiểm”
» Xét học bạ vào trung cấp Bách khoa các ngành kế toán,quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin
» Sinh viên ngành Quản trị Sự kiện & Giải trí Tham quan Cung Hội nghị Quốc tế Ariyana
» Workshop “Chính sách Đối ngoại của Chính quyền Joe Biden trong So sánh với Chính sách Đối ngoại của Mỹ dưới thời Chính quyền Donald Trump”
» đợt liên thông mới CHO HỌC sinh vỪA tốt NGHiệp CÁC nGÀNh kế toán,tài CHÍNH NGÂN hàng,quản trị kd,cấp bằng chính quy - chấp nhận bằng nghề - vừa ra trg
» Xét học bạ vào trung cấp Bách khoa các ngành kế toán,quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin
» Sinh viên ngành Quản trị Sự kiện & Giải trí Tham quan Cung Hội nghị Quốc tế Ariyana
» Workshop “Chính sách Đối ngoại của Chính quyền Joe Biden trong So sánh với Chính sách Đối ngoại của Mỹ dưới thời Chính quyền Donald Trump”
» đợt liên thông mới CHO HỌC sinh vỪA tốt NGHiệp CÁC nGÀNh kế toán,tài CHÍNH NGÂN hàng,quản trị kd,cấp bằng chính quy - chấp nhận bằng nghề - vừa ra trg
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết