Nữ sinh đạt 28,25/30 điểm trúng tuyển vào Đại học Duy Tân năm 2023
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nữ sinh đạt 28,25/30 điểm trúng tuyển vào Đại học Duy Tân năm 2023
Nữ sinh đạt 28,25/30 điểm trúng tuyển vào Đại học Duy Tân năm 2023
Tạm biệt miền đất nắng gió Đắk Lắk để xuống thành phố biển Đà Nẵng học đại học, hành trang mà H' Mi Sa Kbuôr mang theo là sự niềm hạnh phúc khi bản thân đạt 28,25/30 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.
Mi Sa mong muốn học tập thật tốt ở ĐH Duy Tânđể truyền thêm nhiều cảm hứng cho những bạn nhỏ ở Tây Nguyên
Cùng với đó là niềm vui khi Mi Sa được nhận học bổng toàn phần (giảm 100% học phí toàn khóa học) của ĐH Duy Tân khi theo học ngành quan hệ công chúng tại trường và niềm tự hào trong ánh mắt của bố mẹ trước những thành công bước đầu của cô con gái nhỏ.
Từ sự quan tâm với công việc của bố mẹ…
Mẹ Mi Sa là điều dưỡng viên ở khoa cấp cứu của bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên. Chứng kiến những tháng ngày mẹ tận tâm chăm sóc người bệnh, với vô vàn những ca trực đêm, trực tăng cường, Mi Sa ngay từ nhỏ đã có ý thức rất sớm về sự vất vả và tấm lòng luôn vì người khác của mẹ.
Bố Mi Sa thì làm nông với bao vất vả trên mảnh đất cao nguyên nắng gió, nên là người chị cả trong nhà, Mi Sa càng cố gắng để trở thành một tấm gương cho em trai luôn nỗ lực trong học tập với mong muốn sau này có một công việc thật tốt để giúp đỡ bố mẹ.
Ngoài những giờ làm việc nhà, lên nương cùng bố, Mi Sa tập trung hết thời gian cho việc học tập. Nhiều năm liền, em luôn nằm trong tổ học sinh giỏi văn của trường THPT DTNT N' Trang Lơng.
Môn văn là môn học mà Mi Sa yêu thích nhất nhưng học lực cả 3 môn văn, sử, địa của em đều rất tốt. Bởi thế, cả 3 môn thi của Mi Sa đều đạt 9 điểm trở lên và tổng 28,25/30 điểm chính là mức điểm ở ngưỡng rất cao trong mùa tuyển sinh năm 2023.
"Em ưu tiên việc học theo lối tư duy phân tích hơn là học thuộc lòng các sự kiện ở môn lịch sử bên cạnh việc ghi nhớ theo hệ thống ở môn địa lý.
Riêng môn văn cần nhiều cảm xúc, em luôn đặt mình vào vị trí của chính nhân vật để thấu hiểu tình huống và có thể phân tích sâu vào thực tế tác phẩm văn học.
Một thói quen không tốt chính là học xong rồi bỏ đó, đến khi thi mới lại lật ra ôn tập. Như vậy kiến thức sẽ bị… rơi rớt khiến người học rất mất công tìm hiểu và hệ thống lại.
Bởi vậy, việc ôn luyện kiến thức thường xuyên sẽ giúp ghi nhớ tốt và không quên đi những kiến thức mình đã từng tiếp thu.
Vào thời gian chuẩn bị thi đại học, em chú tâm vào việc giải đề trên mạng, tạo điều kiện cho bản thân có thể luôn lựa chọn được cách làm bài tốt nhất để đạt điểm số tốt nhất.", Mi Sa chia sẻ.
Hâm mộ hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
"Em rất hâm hộ hoa hậu hòa bình Nguyễn Thúc Thùy Tiên. Chị chính là hình mẫu mà em mong muốn hướng đến trong tương lai. Em thường xuyên theo dõi các hoạt động của hoa hậu Thùy Tiên sau khi đăng quang và cả sau này nữa.
Đặc biệt, những hoạt động thiện nguyện ở châu Phi hay giúp đỡ những mảnh đời khó khăn đã mang đến cho em rất nhiều cảm xúc. Ngoài ra, em cũng rất ấn tượng với khả năng giao tiếp, sự tự tin làm những gì mình muốn của chị Thùy Tiên.", Mi Sa cho biết.
Thanh xuân tươi đẹp của Mi Sa (đứng thứ 3 từ phải sang) cùng bạn bè và cô giáo chủ nhiệm
Cô gái nhỏ của vùng đất Tây Nguyên cũng rất yêu cảnh sắc tươi đẹp, nhiều màu xanh mát lành của cây cối trên mảnh đất quê hương mình. Thiên nhiên đã mang đến cho Mi Sa nhiều cảm hứng trong hội họa.
Em thường có những bức phác thảo về thiên nhiên, về cuộc sống xung quanh mình. Những năm cấp 3, Mi Sa cũng phụ trách vẽ bản tin, báo tường của lớp và từng giành giải Nhì ở năm học lớp 10.
Lựa chọn ĐH Duy Tân bởi môi trường học tập nhiều năng động và hiện đại
Là một người thích trải nghiệm, năng động và luôn muốn được giao lưu, tiếp xúc với nhiều bạn bè mới, Mi Sa lựa chọn học quan hệ công chúng để hoàn thiện năng lực bản thân.
"Quan hệ công chúng là ngành nghề đang thu hút khá nhiều các bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, để có thể làm trong nghề này, mỗi người cần phải vượt qua chính bản thân mình.
Mỗi người cần phải nỗ lực học tập để tiếp thu kiến thức, trau dồi các kỹ năng 'mềm', nâng cao trình độ ngoại ngữ để tự tin giao tiếp và kết nối cộng đồng.
Bởi vậy bản thân em cho rằng cần phải tìm một trường đại học có môi trường học tập năng động, hiện đại và sáng tạo để bản thân có thể dễ dàng phát huy cũng như học hỏi từ thầy cô, bạn bè.
Sau khi được các anh chị học cùng trường đã từng nhận học bổng của ĐH Duy Tân và đang theo học tại trường chia sẻ, em đã quyết định lựa chọn học tại ĐH Duy Tân cho chặng đường học đại học sắp tới của mình.", Mi Sa khẳng định.
Bố mẹ ủng hộ lựa chọn của Mi Sa. Trong suốt những năm cấp 3, bố mẹ luôn động viên và tin tưởng vào những quyết định của cô con gái nhỏ. Những ngày này, trong căn nhà nhỏ giữa núi rừng Tây Nguyên, niềm vui và sự kỳ vọng luôn đong đầy trong từng câu chuyện, trong từng lời dặn dò trước khi Mi Sa xuống Đà Nẵng học tập.
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 & Top 100+ Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2023 theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE);
* Top 500+ Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2024 & Top 145 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2023 theo QS Rankings;
* Trường đạt kiểm định ABET của Mỹ cho khối ngành Công nghệ Thông tin, Điện-Điện tử;
* Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt kiểm định UNWTO TedQual cho khối ngành Du lịch;
* Theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2023: Lĩnh vực Khoa học Máy tính thuộc Top 251-300 Thế giới; Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ thuộc Top 251-300 Thế giới; Lĩnh vực Kinh doanh & Kinh tế thuộc Top 301-400 Thế giới; Lĩnh vực Y tế, Sức khỏe thuộc Top 176-200 Thế giới;
* Theo QS Ranking về Lĩnh vực/Ngành nghề 2023: … Lĩnh vực Kỹ thuật & Công nghệ: xếp 326 thế giới, Lĩnh vực Quản lý và Xã hội: xếp 451-500 thế giới, Ngành Du lịch & Giải trí: xếp 51-100 thế giới, Ngành Xây dựng: xếp 201-230 thế giới, Ngành IT & IS (Máy tính): xếp 301-350 thế giới, Ngành Điện-Điện tử: xếp 351-400 thế giới, Ngành Môi trường: xếp 401-450 thế giới, Ngành Y học: xếp 401-450 thế giới...
(Nguồn:https://tuoitre.vn/nu-sinh-dat-28-25-30-diem-trung-tuyen-vao-dai-hoc-duy-tan-nam-2023-20230725101528488.htm)
Tạm biệt miền đất nắng gió Đắk Lắk để xuống thành phố biển Đà Nẵng học đại học, hành trang mà H' Mi Sa Kbuôr mang theo là sự niềm hạnh phúc khi bản thân đạt 28,25/30 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.
Mi Sa mong muốn học tập thật tốt ở ĐH Duy Tânđể truyền thêm nhiều cảm hứng cho những bạn nhỏ ở Tây Nguyên
Cùng với đó là niềm vui khi Mi Sa được nhận học bổng toàn phần (giảm 100% học phí toàn khóa học) của ĐH Duy Tân khi theo học ngành quan hệ công chúng tại trường và niềm tự hào trong ánh mắt của bố mẹ trước những thành công bước đầu của cô con gái nhỏ.
Từ sự quan tâm với công việc của bố mẹ…
Mẹ Mi Sa là điều dưỡng viên ở khoa cấp cứu của bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên. Chứng kiến những tháng ngày mẹ tận tâm chăm sóc người bệnh, với vô vàn những ca trực đêm, trực tăng cường, Mi Sa ngay từ nhỏ đã có ý thức rất sớm về sự vất vả và tấm lòng luôn vì người khác của mẹ.
Bố Mi Sa thì làm nông với bao vất vả trên mảnh đất cao nguyên nắng gió, nên là người chị cả trong nhà, Mi Sa càng cố gắng để trở thành một tấm gương cho em trai luôn nỗ lực trong học tập với mong muốn sau này có một công việc thật tốt để giúp đỡ bố mẹ.
Ngoài những giờ làm việc nhà, lên nương cùng bố, Mi Sa tập trung hết thời gian cho việc học tập. Nhiều năm liền, em luôn nằm trong tổ học sinh giỏi văn của trường THPT DTNT N' Trang Lơng.
Môn văn là môn học mà Mi Sa yêu thích nhất nhưng học lực cả 3 môn văn, sử, địa của em đều rất tốt. Bởi thế, cả 3 môn thi của Mi Sa đều đạt 9 điểm trở lên và tổng 28,25/30 điểm chính là mức điểm ở ngưỡng rất cao trong mùa tuyển sinh năm 2023.
"Em ưu tiên việc học theo lối tư duy phân tích hơn là học thuộc lòng các sự kiện ở môn lịch sử bên cạnh việc ghi nhớ theo hệ thống ở môn địa lý.
Riêng môn văn cần nhiều cảm xúc, em luôn đặt mình vào vị trí của chính nhân vật để thấu hiểu tình huống và có thể phân tích sâu vào thực tế tác phẩm văn học.
Một thói quen không tốt chính là học xong rồi bỏ đó, đến khi thi mới lại lật ra ôn tập. Như vậy kiến thức sẽ bị… rơi rớt khiến người học rất mất công tìm hiểu và hệ thống lại.
Bởi vậy, việc ôn luyện kiến thức thường xuyên sẽ giúp ghi nhớ tốt và không quên đi những kiến thức mình đã từng tiếp thu.
Vào thời gian chuẩn bị thi đại học, em chú tâm vào việc giải đề trên mạng, tạo điều kiện cho bản thân có thể luôn lựa chọn được cách làm bài tốt nhất để đạt điểm số tốt nhất.", Mi Sa chia sẻ.
Hâm mộ hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
"Em rất hâm hộ hoa hậu hòa bình Nguyễn Thúc Thùy Tiên. Chị chính là hình mẫu mà em mong muốn hướng đến trong tương lai. Em thường xuyên theo dõi các hoạt động của hoa hậu Thùy Tiên sau khi đăng quang và cả sau này nữa.
Đặc biệt, những hoạt động thiện nguyện ở châu Phi hay giúp đỡ những mảnh đời khó khăn đã mang đến cho em rất nhiều cảm xúc. Ngoài ra, em cũng rất ấn tượng với khả năng giao tiếp, sự tự tin làm những gì mình muốn của chị Thùy Tiên.", Mi Sa cho biết.
Thanh xuân tươi đẹp của Mi Sa (đứng thứ 3 từ phải sang) cùng bạn bè và cô giáo chủ nhiệm
Cô gái nhỏ của vùng đất Tây Nguyên cũng rất yêu cảnh sắc tươi đẹp, nhiều màu xanh mát lành của cây cối trên mảnh đất quê hương mình. Thiên nhiên đã mang đến cho Mi Sa nhiều cảm hứng trong hội họa.
Em thường có những bức phác thảo về thiên nhiên, về cuộc sống xung quanh mình. Những năm cấp 3, Mi Sa cũng phụ trách vẽ bản tin, báo tường của lớp và từng giành giải Nhì ở năm học lớp 10.
Lựa chọn ĐH Duy Tân bởi môi trường học tập nhiều năng động và hiện đại
Là một người thích trải nghiệm, năng động và luôn muốn được giao lưu, tiếp xúc với nhiều bạn bè mới, Mi Sa lựa chọn học quan hệ công chúng để hoàn thiện năng lực bản thân.
"Quan hệ công chúng là ngành nghề đang thu hút khá nhiều các bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, để có thể làm trong nghề này, mỗi người cần phải vượt qua chính bản thân mình.
Mỗi người cần phải nỗ lực học tập để tiếp thu kiến thức, trau dồi các kỹ năng 'mềm', nâng cao trình độ ngoại ngữ để tự tin giao tiếp và kết nối cộng đồng.
Bởi vậy bản thân em cho rằng cần phải tìm một trường đại học có môi trường học tập năng động, hiện đại và sáng tạo để bản thân có thể dễ dàng phát huy cũng như học hỏi từ thầy cô, bạn bè.
Sau khi được các anh chị học cùng trường đã từng nhận học bổng của ĐH Duy Tân và đang theo học tại trường chia sẻ, em đã quyết định lựa chọn học tại ĐH Duy Tân cho chặng đường học đại học sắp tới của mình.", Mi Sa khẳng định.
Bố mẹ ủng hộ lựa chọn của Mi Sa. Trong suốt những năm cấp 3, bố mẹ luôn động viên và tin tưởng vào những quyết định của cô con gái nhỏ. Những ngày này, trong căn nhà nhỏ giữa núi rừng Tây Nguyên, niềm vui và sự kỳ vọng luôn đong đầy trong từng câu chuyện, trong từng lời dặn dò trước khi Mi Sa xuống Đà Nẵng học tập.
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 & Top 100+ Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2023 theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE);
* Top 500+ Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2024 & Top 145 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2023 theo QS Rankings;
* Trường đạt kiểm định ABET của Mỹ cho khối ngành Công nghệ Thông tin, Điện-Điện tử;
* Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt kiểm định UNWTO TedQual cho khối ngành Du lịch;
* Theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2023: Lĩnh vực Khoa học Máy tính thuộc Top 251-300 Thế giới; Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ thuộc Top 251-300 Thế giới; Lĩnh vực Kinh doanh & Kinh tế thuộc Top 301-400 Thế giới; Lĩnh vực Y tế, Sức khỏe thuộc Top 176-200 Thế giới;
* Theo QS Ranking về Lĩnh vực/Ngành nghề 2023: … Lĩnh vực Kỹ thuật & Công nghệ: xếp 326 thế giới, Lĩnh vực Quản lý và Xã hội: xếp 451-500 thế giới, Ngành Du lịch & Giải trí: xếp 51-100 thế giới, Ngành Xây dựng: xếp 201-230 thế giới, Ngành IT & IS (Máy tính): xếp 301-350 thế giới, Ngành Điện-Điện tử: xếp 351-400 thế giới, Ngành Môi trường: xếp 401-450 thế giới, Ngành Y học: xếp 401-450 thế giới...
(Nguồn:https://tuoitre.vn/nu-sinh-dat-28-25-30-diem-trung-tuyen-vao-dai-hoc-duy-tan-nam-2023-20230725101528488.htm)
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Nữ sinh đạt 28,25/30 điểm trúng tuyển vào Đại học Duy Tân năm 2023
Ứng dụng dữ liệu không gian mở để hỗ trợ công tác cứu nạn, cứu hộ
“Lifeline Assistance” - giải pháp sử dụng dữ liệu không gian, công cụ và dịch vụ mở để xây hệ thống đánh dấu, hỗ trợ người cần giúp đỡ của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân, vừa giành giải Nhất cuộc thi OSM Hackfest 2023.
Vòng chung kết cuộc thi ứng dụng dữ liệu mở “Open-Source Software & Maps Hackfest Việt Nam” - OSM Hackfest 2023 vừa diễn ra tại Đại học Mỏ - Địa chất.
Trong lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, cuộc thi hướng đến chủ đề nâng cao nhận thức và kỹ năng làm chủ các công nghệ, nền tảng mã nguồn mở, bản đồ và dữ liệu mở trong thời đại chuyển đổi số với mục tiêu vì cộng đồng cho sinh viên khối ngành CNTT, khoa học máy tính, kỹ thuật.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Hồng Sơn, Trưởng khoa CNTT của Đại học Phenikaa, Chủ tịch Câu lạc bộ, Phần mềm tự do nguồn mở (VFOSSA), đơn vị đồng tổ chức cuộc thi, các đội sinh viên tham gia OSM Hackfest 2023 đã mang đến rất nhiều ý tưởng và sản phẩm khai thác dữ liệu không gian mở và các nền tảng mở phục vụ các mục tiêu cộng đồng, bảo vệ sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững...
Qua cuộc thi, các bạn sinh viên công nghệ đã có cơ hội được sáng tạo, học tập, tiếp thu và thể hiện năng lực và kỹ năng về dữ liệu mở và công nghệ mở trong những dự án theo chủ đề mà đội mình lựa chọn.
Chủ tịch VFOSSA Ngô Hồng Sơn phát biểu tại chung kết cuộc thi OSM Hackfest 2023. (Ảnh Ban tổ chức cung cấp)
Trong khuôn khổ vòng thi chung kết, 12 đội sinh viên công nghệ đến từ 4 trường: Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học Phenikaa, Đại học Giao thông vận tải và Đại học Duy Tân đã thuyết trình về dự án của đội mình trước các thành viên Ban giám khảo.
Kết quả chung cuộc, dự án “Lifeline Assistance” - Hệ thống hỗ trợ đánh dấu và cứu trợ cho những nơi gặp nạn hoặc những người cần giúp đỡ của nhóm DTU-DZ gồm 5 sinh viên khoa CNTT, Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã được chọn trao giải Nhất cuộc thi OSM Hackfest 2023.
Đại diện Ban tổ chức trao giải Nhất cho đội DTU-DZ đến từ khoa CNTT, Đại học Duy Tân (Đà Nẵng).
Nhóm sinh viên vừa giành giải Nhất gồm có Trưởng nhóm Lê Thanh Trường và các thành viên Trương Công Thạch, Trần Trung Trực, Nguyễn Ngọc Khánh và Phùng Văn Mạnh.
Chia sẻ về lý do lựa chọn triển khai dự án “Lifeline Assistance”, nhóm sinh viên khoa CNTT, Đại học Duy Tân cho biết, hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng và gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân.
Cụ thể hơn, hiện tượng biến đổi khí hậu thường xuyên gây ra những thiên tai nặng nề làm chất lượng đời sống và kinh tế của một số nơi gặp khó khăn. Ngoài ra, một số nơi trên thế giới còn đang phải hứng chịu những tác động tiêu cực do chiến tranh gây ra. Các cuộc xung đột này không chỉ gây ra những thiệt hại về vật chất mà còn khiến hàng triệu người mất đi nguồn thu nhập và nhu yếu phẩm cần thiết để sống.
Các đối tượng trên đều có đặc điểm chung là cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của xã hội nói riêng cũng như các tổ chức quốc tế nói chung để có thể vượt qua những khủng hoảng này. Mặc dù tổ chức quốc tế đã ban hành những chính sách hỗ trợ cho các vấn đề như thiên tai, chiến tranh nhưng để phân bổ nguồn lực đó kịp thời, đúng chỗ đúng lúc còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế, việc xây dựng một chương trình với mục đích để giúp đỡ và cứu trợ những khu vực phải chịu đựng những thảm họa và xung đột là một điều cần thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, nhóm sinh viên Đại học Duy Tân có ý tưởng sử dụng dữ liệu không gian, công cụ và dịch vụ mở để xây dựng một hệ thống giúp đánh dấu và hỗ trợ những người cần giúp đỡ, xác định định vị và đánh dấu vị trí của các địa điểm cần giúp đỡ. Với hệ thống này, các trung tâm cứu trợ và cứu hộ được xác định trên bản đồ sẽ đến để giúp đỡ những người gặp nạn ở vùng gặp nạn một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, hệ thống còn áp dụng các công cụ như Mapbox Studio và dịch vụ Nominatim để hiển thị và xác định vị trí cần giúp đỡ một cách linh hoạt, chính xác.
Kết quả cuộc thi ứng dụng dữ liệu mở OSM Hackfest 2023.
Bên cạnh giải Nhất thuộc về nhóm sinh viên Đại học Duy Tân, Ban tổ chức còn trao 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 4 giải Triển vọng cho dự án của các đội sinh viên khác. Cụ thể, giải Nhì đã được trao cho 2 đội sinh viên GDSM HUMG và CNTT CLCK66 cùng của Đại học Mỏ - Địa chất. Dự án của các đội PGDC (Đại học Phenikaa), PKA-AioT (Đại học Phenikaa) và Overthinking (Đại học Giao thông vận tải) đều được trao giải Ba của cuộc thi.
Ban tổ chức kỳ vọng cuộc thi ứng dụng dữ liệu mở “Open-Source Software & Maps Hackfest Việt Nam” sẽ được tổ chức thường niên. Qua đó, góp phần hưởng ứng phong trào phần mềm tự do nguồn mở nói riêng và các công nghệ mở nói chung, trong đó có dữ liệu mở, đặc biệt là dữ liệu không gian mở.
“Cách tiếp cận nguồn mở giúp chúng ta có thể làm chủ công nghệ, tạo ra những sản phẩm, giải pháp công nghệ của riêng mình và góp phần bảo vệ an ninh quốc gia. Tôi rất vui khi thấy các trường, sinh viên hưởng ứng cuộc thi này, mở hướng cho các em sinh viên dấn thân vào con đường phát triển phần mềm nguồn mở để làm chủ công nghệ trong tương lai”, Chủ tịch VFOSSA Ngô Hồng Sơn nhấn mạnh.
(Nguồn:https://vietnamnet.vn/ung-dung-du-lieu-khong-gian-mo-ho-tro-cong-tac-cuu-nan-cuu-ho-2171236.html)
“Lifeline Assistance” - giải pháp sử dụng dữ liệu không gian, công cụ và dịch vụ mở để xây hệ thống đánh dấu, hỗ trợ người cần giúp đỡ của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân, vừa giành giải Nhất cuộc thi OSM Hackfest 2023.
Vòng chung kết cuộc thi ứng dụng dữ liệu mở “Open-Source Software & Maps Hackfest Việt Nam” - OSM Hackfest 2023 vừa diễn ra tại Đại học Mỏ - Địa chất.
Trong lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, cuộc thi hướng đến chủ đề nâng cao nhận thức và kỹ năng làm chủ các công nghệ, nền tảng mã nguồn mở, bản đồ và dữ liệu mở trong thời đại chuyển đổi số với mục tiêu vì cộng đồng cho sinh viên khối ngành CNTT, khoa học máy tính, kỹ thuật.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Hồng Sơn, Trưởng khoa CNTT của Đại học Phenikaa, Chủ tịch Câu lạc bộ, Phần mềm tự do nguồn mở (VFOSSA), đơn vị đồng tổ chức cuộc thi, các đội sinh viên tham gia OSM Hackfest 2023 đã mang đến rất nhiều ý tưởng và sản phẩm khai thác dữ liệu không gian mở và các nền tảng mở phục vụ các mục tiêu cộng đồng, bảo vệ sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững...
Qua cuộc thi, các bạn sinh viên công nghệ đã có cơ hội được sáng tạo, học tập, tiếp thu và thể hiện năng lực và kỹ năng về dữ liệu mở và công nghệ mở trong những dự án theo chủ đề mà đội mình lựa chọn.
Chủ tịch VFOSSA Ngô Hồng Sơn phát biểu tại chung kết cuộc thi OSM Hackfest 2023. (Ảnh Ban tổ chức cung cấp)
Trong khuôn khổ vòng thi chung kết, 12 đội sinh viên công nghệ đến từ 4 trường: Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học Phenikaa, Đại học Giao thông vận tải và Đại học Duy Tân đã thuyết trình về dự án của đội mình trước các thành viên Ban giám khảo.
Kết quả chung cuộc, dự án “Lifeline Assistance” - Hệ thống hỗ trợ đánh dấu và cứu trợ cho những nơi gặp nạn hoặc những người cần giúp đỡ của nhóm DTU-DZ gồm 5 sinh viên khoa CNTT, Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã được chọn trao giải Nhất cuộc thi OSM Hackfest 2023.
Đại diện Ban tổ chức trao giải Nhất cho đội DTU-DZ đến từ khoa CNTT, Đại học Duy Tân (Đà Nẵng).
Nhóm sinh viên vừa giành giải Nhất gồm có Trưởng nhóm Lê Thanh Trường và các thành viên Trương Công Thạch, Trần Trung Trực, Nguyễn Ngọc Khánh và Phùng Văn Mạnh.
Chia sẻ về lý do lựa chọn triển khai dự án “Lifeline Assistance”, nhóm sinh viên khoa CNTT, Đại học Duy Tân cho biết, hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng và gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân.
Cụ thể hơn, hiện tượng biến đổi khí hậu thường xuyên gây ra những thiên tai nặng nề làm chất lượng đời sống và kinh tế của một số nơi gặp khó khăn. Ngoài ra, một số nơi trên thế giới còn đang phải hứng chịu những tác động tiêu cực do chiến tranh gây ra. Các cuộc xung đột này không chỉ gây ra những thiệt hại về vật chất mà còn khiến hàng triệu người mất đi nguồn thu nhập và nhu yếu phẩm cần thiết để sống.
Các đối tượng trên đều có đặc điểm chung là cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của xã hội nói riêng cũng như các tổ chức quốc tế nói chung để có thể vượt qua những khủng hoảng này. Mặc dù tổ chức quốc tế đã ban hành những chính sách hỗ trợ cho các vấn đề như thiên tai, chiến tranh nhưng để phân bổ nguồn lực đó kịp thời, đúng chỗ đúng lúc còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế, việc xây dựng một chương trình với mục đích để giúp đỡ và cứu trợ những khu vực phải chịu đựng những thảm họa và xung đột là một điều cần thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, nhóm sinh viên Đại học Duy Tân có ý tưởng sử dụng dữ liệu không gian, công cụ và dịch vụ mở để xây dựng một hệ thống giúp đánh dấu và hỗ trợ những người cần giúp đỡ, xác định định vị và đánh dấu vị trí của các địa điểm cần giúp đỡ. Với hệ thống này, các trung tâm cứu trợ và cứu hộ được xác định trên bản đồ sẽ đến để giúp đỡ những người gặp nạn ở vùng gặp nạn một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, hệ thống còn áp dụng các công cụ như Mapbox Studio và dịch vụ Nominatim để hiển thị và xác định vị trí cần giúp đỡ một cách linh hoạt, chính xác.
Kết quả cuộc thi ứng dụng dữ liệu mở OSM Hackfest 2023.
Bên cạnh giải Nhất thuộc về nhóm sinh viên Đại học Duy Tân, Ban tổ chức còn trao 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 4 giải Triển vọng cho dự án của các đội sinh viên khác. Cụ thể, giải Nhì đã được trao cho 2 đội sinh viên GDSM HUMG và CNTT CLCK66 cùng của Đại học Mỏ - Địa chất. Dự án của các đội PGDC (Đại học Phenikaa), PKA-AioT (Đại học Phenikaa) và Overthinking (Đại học Giao thông vận tải) đều được trao giải Ba của cuộc thi.
Ban tổ chức kỳ vọng cuộc thi ứng dụng dữ liệu mở “Open-Source Software & Maps Hackfest Việt Nam” sẽ được tổ chức thường niên. Qua đó, góp phần hưởng ứng phong trào phần mềm tự do nguồn mở nói riêng và các công nghệ mở nói chung, trong đó có dữ liệu mở, đặc biệt là dữ liệu không gian mở.
“Cách tiếp cận nguồn mở giúp chúng ta có thể làm chủ công nghệ, tạo ra những sản phẩm, giải pháp công nghệ của riêng mình và góp phần bảo vệ an ninh quốc gia. Tôi rất vui khi thấy các trường, sinh viên hưởng ứng cuộc thi này, mở hướng cho các em sinh viên dấn thân vào con đường phát triển phần mềm nguồn mở để làm chủ công nghệ trong tương lai”, Chủ tịch VFOSSA Ngô Hồng Sơn nhấn mạnh.
(Nguồn:https://vietnamnet.vn/ung-dung-du-lieu-khong-gian-mo-ho-tro-cong-tac-cuu-nan-cuu-ho-2171236.html)
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Similar topics
» Nhiều thí sinh tiệm cận 28/30 điểm trúng tuyển vào ĐH Duy Tân năm 2023
» Nhiều thí sinh tiệm cận 28/30 điểm trúng tuyển vào ĐH Duy Tân năm 2023
» Loạt thí sinh điểm cao trúng tuyển vào các chương trình quốc tế và duhọc tại chỗ ĐH Duy Tân 2023
» Điểm trúng tuyển Xét tuyển sớm & điểm xét tuyển Kết quả thi tốt nghiệp THPT vào ĐH Duy Tân 2023
» Nữ sinh Đắk Lắk đạt 27,05/30 điểm trúng tuyển NV1 vào ĐH Duy Tân
» Nhiều thí sinh tiệm cận 28/30 điểm trúng tuyển vào ĐH Duy Tân năm 2023
» Loạt thí sinh điểm cao trúng tuyển vào các chương trình quốc tế và duhọc tại chỗ ĐH Duy Tân 2023
» Điểm trúng tuyển Xét tuyển sớm & điểm xét tuyển Kết quả thi tốt nghiệp THPT vào ĐH Duy Tân 2023
» Nữ sinh Đắk Lắk đạt 27,05/30 điểm trúng tuyển NV1 vào ĐH Duy Tân
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết