Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Indonesia tại Việt Nam đến thăm Đại học Duy Tân
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Indonesia tại Việt Nam đến thăm Đại học Duy Tân
Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Indonesia tại Việt Nam đến thăm Đại học Duy Tân
Ngày 17/6/2023, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Indonesia tại Việt Nam - Ngài Denny Abdi đã có buổi thăm và trò chuyện thân mật với Ban Giám hiệu Đại học Duy Tân. Buổi trò chuyện diễn ra trong không khí thân thiện, đầy nhiệt tình và hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội kết nối các hoạt động chung giữa hai bên trong tương lai.
Ngài Denny Abdi - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Indonesia tại Việt Nam
phát biểu tại buổi gặp mặt và trò chuyện với Ban Giám hiệu Đại học Duy Tân
Đại sứ Denny Abdi được đón tiếp bởi Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân TS. Trần Nhật Tân cùng lãnh đạo các trường thành viên thuộc Đại học Duy Tân. Trong buổi trò chuyện, hai bên đã cùng nhau thảo luận về nhiều chủ đề quan trọng, bao gồm cả việc tăng cường hợp tác giữa Đại học Duy Tân và các trường đại học hàng đầu tại Indonesia.
Giới thiệu các thông tin chung về Đại học Duy Tân, TS. Trần Nhật Tân nhấn mạnh: “Duy Tân là đại học tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung với hơn 30.000 sinh viên và 1.300 cán bộ giảng viên. Những năm vừa qua, Đại học Duy Tân đã tăng cường và mở rộng hợp tác với nhiều trường đại học lớn trên thế giới để chuyển giao các chương trình đào tạo chất lượng và dựa vào những thành quả của sự liên kết này chúng tôi đã có cơ hội hợp tác với Tập đoàn Sam Sung của Hàn quốc. Tháng 5 vừa qua, chương trình giáo dục Công nghệ Thông tin và Truyền thông toàn cầu dành cho giới trẻ Samsung Innovation Campus đã được Samsung triển khai tại Đại học Duy Tân. Chúng tôi rất vui khi được chia sẻ những kinh nghiệm của chúng tôi về quá trình hợp tác này với Ngài. Ngoài ra chúng tôi sẽ mở rộng hợp tác với Samsung ở nhiều mảng khác, chẳng hạn như semi-conductor hay những chương trình mà Việt Nam đang đặt trọng tâm phát triển.
TS. Trần Nhật Tân tặng quà lưu niệm cho ngài Denny Abdi
Chúng tôi mong rằng, sau buổi gặp mặt hôm nay Đại sứ quán Indonesia sẽ trở thành cầu nối tạo điều kiện thuận lợi để tạo ra một mạng lưới kết nối Đại học Duy Tân với các trường đại học ở Indonesia. Qua đó chúng ta sẽ có thể hợp tác cùng nhau trong các hoạt động như trao đổi nghiên cứu, trao đổi sinh viên và trong nhiều lĩnh vực khác nữa.”
Tại buổi trò chuyện, Đại sứ Denny Abdi đã bày tỏ sự ấn tượng cũng như đánh giá rất cao những thành tựu mà Đại học Duy Tân đã đạt được. Song song với đó, Ngài Denny Abdi đã chia sẻ về những thành tựu đáng kể của Indonesia trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc tăng cường năng lực cho sinh viên và đẩy mạnh hợp tác giữa các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á. Ông cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc đẩy mạnh hợp tác giáo dục giữa Indonesia và Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và giáo dục đại học.
Phát biểu tại buổi trò chuyện, Đại sứ Denny Abdi cho biết: “Tôi rất cảm kích khi nhận được thư của TS. Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng nhà trường mời chúng tôi đến thăm Đại học Duy Tân. Quan hệ hợp tác giữa Đại học Duy Tân với SamSung thông qua dự án Samsung Innovation Campus vừa mới được triển khai đã để lại cho tôi ấn tượng rất lớn. Công tác tại Bộ Ngoại giao Indonesia từ năm 1997, tôi đã hoạt động tại 4 quốc gia khác nhau: Úc, Mĩ, Thụy Sĩ và bây giờ là Việt Nam. Làm việc cho các tổ chức ở các quốc gia phát triển đã giúp tôi mở rộng tầm nhìn và tôi đã tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi: ‘Tại sao các nước như Mỹ hay Thụy Sĩ lại giàu có, trong khi các nước khác lại nghèo nàn lạc hậu?’. Đó là Research and Innovation - Nghiên cứu và sáng tạo chính là chìa khóa của sự phát triển, tạo ra sự canh tranh giữa các nước với nhau.
Việt Nam xếp hạng 48 về sáng tạo đổi mới, cao hơn nhiều so với Indonesia (vị trí 75). Hợp tác Nghiên cứu sáng tạo và chuyển giao công nghệ với các tập đoàn kinh tế là mấu chốt quan trọng tạo động lực cho sự phát triển của quốc gia. Và các bạn thật may mắn khi đã kết nối thành công với tập đoàn Sam Sung để triển khai dự án Samsung Innovation Campus. Điều này cũng đã tạo động lực cho chuyến viếng thăm này của đoàn chúng tôi đến với Đại học Duy Tân sáng hôm nay.”
Trong khuôn khổ của buổi làm việc, Đại sứ Denny Abdi đã thăm quan cơ sở vật chất phục vụ cho dự án Samsung Innovation Campus tại Đại học Duy Tân. Ông rất ấn tượng bởi cơ sở vật hiện đại của nhà trường và đánh giá cao những nỗ lực của trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Tổng kết lại, buổi gặp gỡ và trò chuyện thân mật giữa Đại sứ Denny Abdi và ban giám hiệu Đại học Duy Tân đã tạo ra một cơ hội tuyệt vời để hai bên tìm hiểu các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Sự kiện này góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Indonesia và Việt Nam cũng như hứa hẹn làm cầu nối kết nối giữa Đại học Duy Tân với các trường đại học tại Indonesia.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5590&pid=2062&page=0&lang=vi-VN
Ngày 17/6/2023, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Indonesia tại Việt Nam - Ngài Denny Abdi đã có buổi thăm và trò chuyện thân mật với Ban Giám hiệu Đại học Duy Tân. Buổi trò chuyện diễn ra trong không khí thân thiện, đầy nhiệt tình và hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội kết nối các hoạt động chung giữa hai bên trong tương lai.
Ngài Denny Abdi - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Indonesia tại Việt Nam
phát biểu tại buổi gặp mặt và trò chuyện với Ban Giám hiệu Đại học Duy Tân
Đại sứ Denny Abdi được đón tiếp bởi Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân TS. Trần Nhật Tân cùng lãnh đạo các trường thành viên thuộc Đại học Duy Tân. Trong buổi trò chuyện, hai bên đã cùng nhau thảo luận về nhiều chủ đề quan trọng, bao gồm cả việc tăng cường hợp tác giữa Đại học Duy Tân và các trường đại học hàng đầu tại Indonesia.
Giới thiệu các thông tin chung về Đại học Duy Tân, TS. Trần Nhật Tân nhấn mạnh: “Duy Tân là đại học tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung với hơn 30.000 sinh viên và 1.300 cán bộ giảng viên. Những năm vừa qua, Đại học Duy Tân đã tăng cường và mở rộng hợp tác với nhiều trường đại học lớn trên thế giới để chuyển giao các chương trình đào tạo chất lượng và dựa vào những thành quả của sự liên kết này chúng tôi đã có cơ hội hợp tác với Tập đoàn Sam Sung của Hàn quốc. Tháng 5 vừa qua, chương trình giáo dục Công nghệ Thông tin và Truyền thông toàn cầu dành cho giới trẻ Samsung Innovation Campus đã được Samsung triển khai tại Đại học Duy Tân. Chúng tôi rất vui khi được chia sẻ những kinh nghiệm của chúng tôi về quá trình hợp tác này với Ngài. Ngoài ra chúng tôi sẽ mở rộng hợp tác với Samsung ở nhiều mảng khác, chẳng hạn như semi-conductor hay những chương trình mà Việt Nam đang đặt trọng tâm phát triển.
TS. Trần Nhật Tân tặng quà lưu niệm cho ngài Denny Abdi
Chúng tôi mong rằng, sau buổi gặp mặt hôm nay Đại sứ quán Indonesia sẽ trở thành cầu nối tạo điều kiện thuận lợi để tạo ra một mạng lưới kết nối Đại học Duy Tân với các trường đại học ở Indonesia. Qua đó chúng ta sẽ có thể hợp tác cùng nhau trong các hoạt động như trao đổi nghiên cứu, trao đổi sinh viên và trong nhiều lĩnh vực khác nữa.”
Tại buổi trò chuyện, Đại sứ Denny Abdi đã bày tỏ sự ấn tượng cũng như đánh giá rất cao những thành tựu mà Đại học Duy Tân đã đạt được. Song song với đó, Ngài Denny Abdi đã chia sẻ về những thành tựu đáng kể của Indonesia trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc tăng cường năng lực cho sinh viên và đẩy mạnh hợp tác giữa các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á. Ông cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc đẩy mạnh hợp tác giáo dục giữa Indonesia và Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và giáo dục đại học.
Phát biểu tại buổi trò chuyện, Đại sứ Denny Abdi cho biết: “Tôi rất cảm kích khi nhận được thư của TS. Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng nhà trường mời chúng tôi đến thăm Đại học Duy Tân. Quan hệ hợp tác giữa Đại học Duy Tân với SamSung thông qua dự án Samsung Innovation Campus vừa mới được triển khai đã để lại cho tôi ấn tượng rất lớn. Công tác tại Bộ Ngoại giao Indonesia từ năm 1997, tôi đã hoạt động tại 4 quốc gia khác nhau: Úc, Mĩ, Thụy Sĩ và bây giờ là Việt Nam. Làm việc cho các tổ chức ở các quốc gia phát triển đã giúp tôi mở rộng tầm nhìn và tôi đã tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi: ‘Tại sao các nước như Mỹ hay Thụy Sĩ lại giàu có, trong khi các nước khác lại nghèo nàn lạc hậu?’. Đó là Research and Innovation - Nghiên cứu và sáng tạo chính là chìa khóa của sự phát triển, tạo ra sự canh tranh giữa các nước với nhau.
Việt Nam xếp hạng 48 về sáng tạo đổi mới, cao hơn nhiều so với Indonesia (vị trí 75). Hợp tác Nghiên cứu sáng tạo và chuyển giao công nghệ với các tập đoàn kinh tế là mấu chốt quan trọng tạo động lực cho sự phát triển của quốc gia. Và các bạn thật may mắn khi đã kết nối thành công với tập đoàn Sam Sung để triển khai dự án Samsung Innovation Campus. Điều này cũng đã tạo động lực cho chuyến viếng thăm này của đoàn chúng tôi đến với Đại học Duy Tân sáng hôm nay.”
Trong khuôn khổ của buổi làm việc, Đại sứ Denny Abdi đã thăm quan cơ sở vật chất phục vụ cho dự án Samsung Innovation Campus tại Đại học Duy Tân. Ông rất ấn tượng bởi cơ sở vật hiện đại của nhà trường và đánh giá cao những nỗ lực của trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Tổng kết lại, buổi gặp gỡ và trò chuyện thân mật giữa Đại sứ Denny Abdi và ban giám hiệu Đại học Duy Tân đã tạo ra một cơ hội tuyệt vời để hai bên tìm hiểu các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Sự kiện này góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Indonesia và Việt Nam cũng như hứa hẹn làm cầu nối kết nối giữa Đại học Duy Tân với các trường đại học tại Indonesia.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5590&pid=2062&page=0&lang=vi-VN
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Indonesia tại Việt Nam đến thăm Đại học Duy Tân
[size=32]Samsung mang chương trình giáo dục công nghệ toàn cầu đến miền Trung[/size]
Samsung Innovation Campus, chương trình giáo dục công nghệ thông tin và truyền thông toàn cầu dành cho giới trẻ, vừa được Samsung triển khai lần đầu tại miền Trung.
Ông Choi Joo Ho, tổng giám đốc Samsung Việt Nam (bìa phải) trò chuyện với các học viên chương trình Samsung Innovation Campus - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Nhà máy Việt Nam là cứ điểm chiến lược của Samsung
Chiều 23-5, Tổ hợp Samsung Việt Nam, Tổ chức Tuổi trẻ thành đạt Việt Nam và Trường đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã thực hiện lễ ký kết dự án Samsung Innovation Campus 2022 - 2023.
Đây là lần đầu tiên chương trình này được triển khai tại miền Trung.
Samsung Innovation Campus là chương trình giáo dục công nghệ thông tin và truyền thông toàn cầu dành cho giới trẻ.
Chương trình sẽ cung cấp ba khóa học phát triển năng lực công nghệ dành cho thanh thiếu niên 14 - 24 tuổi, bao gồm: khóa học Vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT), Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), Dữ liệu lớn (Big Data) và một khóa học kỹ năng lập trình cơ bản (Coding & Programming).
Chia sẻ tại chương trình, ông Choi Joo Ho, tổng giám đốc Samsung Việt Nam, nhắc lại cam kết của Samsung mong muốn được đồng hành và phát triển cùng Việt Nam, được trở thành doanh nghiệp nhận được tình cảm yêu mến của người dân Việt Nam.
Ông Choi Joo Ho cho biết Samsung đã xây dựng và vận hành trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D hàng đầu châu Á tại Hà Nội, nhằm biến Việt Nam trở thành cứ điểm chiến lược toàn cầu chứ không chỉ dừng lại ở cứ điểm sản xuất lớn nhất của Samsung.
Đại diện Tổ hợp Samsung Việt Nam, Tổ chức Tuổi trẻ thành đạt Việt Nam và Trường đại học Duy Tân ký kết triển khai chương trình Samsung Innovation Campus - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Từ năm 2019 Samsung đã triển khai chương trình Samsung Innovation Campus tại 33 quốc gia chính trên toàn cầu bao gồm Việt Nam.
"Trong thời đại hiện nay việc phát triển nhân tài công nghệ chính là chìa khóa chủ lực để các quốc gia vươn mình phát triển. Chúng tôi mong muốn hỗ trợ để các bạn trẻ có thể học tập công nghệ cốt lõi của thế hệ mới như lập trình, nền tảng của năng lực sử dụng kỹ thuật số, và cả trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, cơ sở dữ liệu lớn…" - tổng giám đốc Samsung Việt Nam nói.
Chương trình Samsung Innovation Campus được triển khai tại Việt Nam từ năm 2019. Tính đến thời điểm hiện tại, chương trình đã thu hút khoảng 6.000 giảng viên và học sinh/sinh viên tham gia.
Đà Nẵng cũng muốn kêu gọi Samsung đầu tư
Tại buổi lễ ký kết, ông Lê Trung Chinh, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết trong những năm qua lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ cao đang trở thành mũi nhọn đóng góp cao vào tăng trưởng kinh tế thành phố.
Cùng với đó, chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm đến hoạt động thu hút đầu tư và cam kết tiên phong về tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, đồng hành cùng doanh nghiệp Hàn Quốc.
"Chúng tôi cũng mong muốn Tập đoàn Samsung có chương trình làm việc toàn diện với thành phố để xem xét đầu tư các dự án, chương trình tạo nên sự phát triển chung" - ông Chinh nói.
Những sinh viên đầu tiên của ĐH Duy Tân tham gia lớp học dự án Samsung Innovation Campus 2022 - 2023 - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Nguồn: https://tuoitre.vn/samsung-mang-chuong-trinh-giao-duc-cong-nghe-toan-cau-den-mien-trung-2023052319001674.htm
Samsung Innovation Campus, chương trình giáo dục công nghệ thông tin và truyền thông toàn cầu dành cho giới trẻ, vừa được Samsung triển khai lần đầu tại miền Trung.
Ông Choi Joo Ho, tổng giám đốc Samsung Việt Nam (bìa phải) trò chuyện với các học viên chương trình Samsung Innovation Campus - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Nhà máy Việt Nam là cứ điểm chiến lược của Samsung
Chiều 23-5, Tổ hợp Samsung Việt Nam, Tổ chức Tuổi trẻ thành đạt Việt Nam và Trường đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã thực hiện lễ ký kết dự án Samsung Innovation Campus 2022 - 2023.
Đây là lần đầu tiên chương trình này được triển khai tại miền Trung.
Samsung Innovation Campus là chương trình giáo dục công nghệ thông tin và truyền thông toàn cầu dành cho giới trẻ.
Chương trình sẽ cung cấp ba khóa học phát triển năng lực công nghệ dành cho thanh thiếu niên 14 - 24 tuổi, bao gồm: khóa học Vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT), Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), Dữ liệu lớn (Big Data) và một khóa học kỹ năng lập trình cơ bản (Coding & Programming).
Chia sẻ tại chương trình, ông Choi Joo Ho, tổng giám đốc Samsung Việt Nam, nhắc lại cam kết của Samsung mong muốn được đồng hành và phát triển cùng Việt Nam, được trở thành doanh nghiệp nhận được tình cảm yêu mến của người dân Việt Nam.
Ông Choi Joo Ho cho biết Samsung đã xây dựng và vận hành trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D hàng đầu châu Á tại Hà Nội, nhằm biến Việt Nam trở thành cứ điểm chiến lược toàn cầu chứ không chỉ dừng lại ở cứ điểm sản xuất lớn nhất của Samsung.
Đại diện Tổ hợp Samsung Việt Nam, Tổ chức Tuổi trẻ thành đạt Việt Nam và Trường đại học Duy Tân ký kết triển khai chương trình Samsung Innovation Campus - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Từ năm 2019 Samsung đã triển khai chương trình Samsung Innovation Campus tại 33 quốc gia chính trên toàn cầu bao gồm Việt Nam.
"Trong thời đại hiện nay việc phát triển nhân tài công nghệ chính là chìa khóa chủ lực để các quốc gia vươn mình phát triển. Chúng tôi mong muốn hỗ trợ để các bạn trẻ có thể học tập công nghệ cốt lõi của thế hệ mới như lập trình, nền tảng của năng lực sử dụng kỹ thuật số, và cả trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, cơ sở dữ liệu lớn…" - tổng giám đốc Samsung Việt Nam nói.
Chương trình Samsung Innovation Campus được triển khai tại Việt Nam từ năm 2019. Tính đến thời điểm hiện tại, chương trình đã thu hút khoảng 6.000 giảng viên và học sinh/sinh viên tham gia.
Đà Nẵng cũng muốn kêu gọi Samsung đầu tư
Tại buổi lễ ký kết, ông Lê Trung Chinh, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết trong những năm qua lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ cao đang trở thành mũi nhọn đóng góp cao vào tăng trưởng kinh tế thành phố.
Cùng với đó, chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm đến hoạt động thu hút đầu tư và cam kết tiên phong về tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, đồng hành cùng doanh nghiệp Hàn Quốc.
"Chúng tôi cũng mong muốn Tập đoàn Samsung có chương trình làm việc toàn diện với thành phố để xem xét đầu tư các dự án, chương trình tạo nên sự phát triển chung" - ông Chinh nói.
Những sinh viên đầu tiên của ĐH Duy Tân tham gia lớp học dự án Samsung Innovation Campus 2022 - 2023 - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Nguồn: https://tuoitre.vn/samsung-mang-chuong-trinh-giao-duc-cong-nghe-toan-cau-den-mien-trung-2023052319001674.htm
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Indonesia tại Việt Nam đến thăm Đại học Duy Tân
[size=32]Thêm nhà khoa học của ĐH Duy Tân trong top Việt Nam ở ngành môi trường[/size]
Lĩnh vực Khoa học Môi trường năm 2023 (Best Scientists in the field of Environmental Sciences) có 3 nhà khoa học Việt Nam mới vừa được Research.com xếp hạng.
TS. Trần Nguyễn Hải xếp vị trí thứ 2 Việt Nam và thứ 4.687 thế giới
Trong đó có TS. Trần Nguyễn Hải - Giám đốc Trung tâm Vật liệu Môi trường & Năng lượng, Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản & Ứng dụng (IFAS), Đại học (ĐH) Duy Tân xếp vị trí thứ 2 Việt Nam và thứ 4.687 thế giới.
Những "quả ngọt" của niềm đam mê nghiên cứu khoa học cùng mong muốn được đóng góp nhiều hơn nữa cho lĩnh vực Khoa học Môi trường của Việt Nam đã được TS. Trần Nguyễn Hải chia sẻ với nhiều điều thú vị.
* Website Research.com vào ngày 17/4/2023 vừa qua ghi nhận anh là 1 trong 3 nhà khoa học của Việt Nam có tên trong Bảng xếp hạng các Nhà khoa học xuất sắc nhất thuộc lĩnh vực Khoa học Môi trường năm 2023. Anh có thể chia sẻ về điều này?
- Hơn 11.000 học giả liên quan chuyên ngành Khoa học Môi trường đã được tra cứu và tìm hiểu bởi Research.com năm 2023. Tuy nhiên, chỉ có 3 nhà khoa học Việt Nam được xếp hạng là:
- GS.TS. Phạm Hùng Việt (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội),
- TS. Trần Nguyễn Hải (Trường ĐH Duy Tân), và
- PGS.TS. Từ Bình Minh (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội).
Bảng xếp hạng về chuyên ngành này dựa trên chỉ số D-index (chỉ bao gồm các bài báo và giá trị trích dẫn cho một chuyên ngành được kiểm tra). Một nhà khoa học sẽ được đánh giá vào Bảng xếp hạng này nếu có D-index >30 (kèm theo điều kiện là phần lớn các công bố của họ thuộc lĩnh vực Khoa học Môi trường).
Cơ sở dữ liệu liên quan đến các nhà khoa học được thu thập tự động từ OpenAlex và CrossRef. Trắc lượng thư mục (bibliometrics) để đánh giá các chỉ số dựa trên trích dẫn được thu thập đến ngày 21/12/2022.
Bên cạnh đó, Research.com cũng đưa ra quy tắc xác minh bổ sung nhằm đảm bảo rằng chỉ những nhà khoa học đáng tin cậy mới được đề cập trong bảng xếp hạng này.
Công tác này được thực hiện hoàn toàn thủ công: kiểm tra từng hồ sơ và đối chiếu chéo hồ sơ đó với các công bố ở nhiều nguồn đáng tin cậy khác nhau.
* Anh chia sẻ về nỗ lực để có được kết quá này?
- Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu khoa học với mục tiêu đặt chất lượng lên hàng đầu, số lượng các bài báo thuộc hạng Q1 của tôi trong lĩnh vực Khoa học Môi trường theo WoS chiếm gần 70% và chỉ số trích dẫn trên 7.300 lần (theo cơ sở dữ liệu (CSDL) của Google Scholar.
Để tiếp cận nhiều ý tưởng nghiên cứu mới và các giải pháp khoa học - công nghệ tiên tiến, tôi luôn chú trọng đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhóm nghiên cứu hiện tại của tôi bao gồm các giáo sư đầu ngành và Tiến sỹ trẻ ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như: Úc, Pháp, Anh, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Algeria và Việt Nam.
Hiện tại, tôi là thành viên Ban biên tập cho 12 tạp chí quốc tế chuẩn ISI. Điển hình là các tạp chí: Water Science and Technology (thuộc NXB của Hiệp hội Nước Quốc tế; IWA), Science of the Total Environment và Chemosphere (NXB Elsevier), Environment, Development and Sustainability (Springer), và Journal of Chemical Technology & Biotechnology (Wiley). Đây là những tạp chí uy tín và có quy trình phản biện nghiêm túc.
Ba năm liên tiếp, tôi được ghi nhận trong danh sách 100.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Môi trường, cụ thể: hạng 13.713 (năm 2022), hạng 14.704 (năm 2021) và hạng 25.844 (năm 2020).
Danh sách này do GS. Ioannidis và cộng sự từ ĐH Stanford nghiên cứu (dựa trên CSDL của Scopus) và công bố hàng năm (trên tạp chí PLoS Biology).
TS. Trần Nguyễn Hải là thành viên Ban biên tập cho 12 tạp chí quốc tế chuẩn ISI
* Trong quá trình nghiên cứu, những đề tài hay dự án mà anh tâm huyết nhất đã được ứng dụng trong thực tiễn là gì, thưa anh?
- Hướng nghiên cứu chính của tôi là phát triển các vật liệu tiên tiến để ứng dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường. Các dự án mà tôi và các đồng nghiệp vô cùng tâm huyết đã và đang được tiếp tục triển khai để đưa vào ứng dụng trong thực tiễn có thể kể đến như:
"Nghiên cứu tổng hợp vật liệu tiên tiến (cacbon hình cầu/hydroxide cấu trúc lớp kép) ứng dụng trong xử lý nước ô nhiễm" với mục tiêu chính là phát triển vật liệu tiên tiến có khả năng xử lý tốt các chất ô nhiễm trong môi trường nước cùng một lúc.
"Xử lý thành công arsen, người dân nông thôn có nước sạch hàng ngày" (do TS. Nguyễn Tiến Vinh chủ trì) đã lắp đặt thử nghiệm bộ lọc cho 3 trường mầm non, gần 300 bộ đặt trong các hộ dân ở các xã thuộc Hà Nam, Hà Tây đồng thời đã bàn giao hệ thống lọc nước cho Trường Dân tộc Bán trú thuộc huyện Bố Trạch, Quảng Bình.
* Được biết, anh có thời gian làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài, vì sao anh lại chọn trở về Việt Nam để công tác và cụ thể là làm việc trong nhóm nghiên cứu về Vật liệu Môi trường và Năng lượng thuộc Viện IFSA của ĐH Duy Tân?
- Tìm đến ĐH Duy Tân, tôi kỳ vọng về một địa chỉ làm việc năng động và mới mẻ để khuyến khích các nhà khoa học phát huy năng lực bản thân. Tôi nhận thấy ĐH Duy Tân đang có sự quan tâm rất lớn đầu tư cho nghiên cứu khoa học cũng như có những chính sách đãi ngộ xứng đáng cho các nhà khoa học để công bố các công trình chất lượng.
Đặc biệt, nhà trường đầu tư hệ thống các phòng thí nghiệm hiện đại và chuyên sâu cũng như luôn tạo điều kiện để các nhà khoa học kết nối với cộng đồng quốc tế, tạo nên những nhóm nghiên cứu mạnh để có nhưng công trình nghiên cứu ý nghĩa cho cộng đồng.
Điều này đã mang đến một môi trường làm việc rất thuận lợi để các nhà khoa học phát huy năng lực trong từng lĩnh vực nghiên cứu mà mình theo đuổi.
* Theo anh những điều kiện cần phải có để các nhà khoa học làm việc thuận lợi trên chính quê hương mình là gì?
- "Lá rụng về cội", đây là chính sách và là châm ngôn mang tính đột phá dẫn đến sự phát triển vượt bậc về Khoa học & Công nghệ của Trung Quốc. Ở nhiều nước khác, cũng có những chính sách rất tốt để thu hút các nhà khoa học về nước cũng như tạo các điều kiện tốt nhất để họ làm việc.
Hay chính các nhà khoa học cũng đã kết hợp tạo ra các mạng lưới để hỗ trợ lẫn nhau làm việc để có kết quả tốt nhất. Việc có một môi trường làm việc thuận lợi không chỉ giúp "giữ chân" các nhà khoa học mà còn tạo niềm hứng khởi để mỗi nhà khoa học phát huy và cống hiến với những công trình nghiên cứu có ích phục vụ cho quá trình phát triển chung của quốc gia, của nhân loại.
* Anh nhận định như thế nào về năng lực nghiên cứu cũng như những điều cần lưu ý trong quá trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học trẻ hiện nay?
- Phải ghi nhận rằng những nỗ lực và thành tích nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ Việt Nam hiện nay là rất đáng trân quý. Việc sẵn sàng tiếp thu cái mới (open-minded) là yếu tố quyết định sự thành công trong nghiên cứu khoa học.
Do đó, các nhà khoa học trẻ cần liên tục tìm hiểu thêm các nghiên cứu khoa học có liên quan hay chuyên sâu để tự cập nhật và tích lũy thêm kinh nghiệm.
Các nhà khoa học trẻ cần phải tăng cường hợp tác quốc tế, thu nhận kiến thức từ các giáo sư nước ngoài đồng thời cần tham gia các khóa học như: cách trở thành Nhà bình duyệt cho các Tạp chí quốc tế (ACS Reviewer Lab).
Nguồn: https://tuoitre.vn/them-nha-khoa-hoc-cua-dh-duy-tan-trong-top-viet-nam-o-nganh-moi-truong-20230527104034904.htm
Lĩnh vực Khoa học Môi trường năm 2023 (Best Scientists in the field of Environmental Sciences) có 3 nhà khoa học Việt Nam mới vừa được Research.com xếp hạng.
TS. Trần Nguyễn Hải xếp vị trí thứ 2 Việt Nam và thứ 4.687 thế giới
Trong đó có TS. Trần Nguyễn Hải - Giám đốc Trung tâm Vật liệu Môi trường & Năng lượng, Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản & Ứng dụng (IFAS), Đại học (ĐH) Duy Tân xếp vị trí thứ 2 Việt Nam và thứ 4.687 thế giới.
Những "quả ngọt" của niềm đam mê nghiên cứu khoa học cùng mong muốn được đóng góp nhiều hơn nữa cho lĩnh vực Khoa học Môi trường của Việt Nam đã được TS. Trần Nguyễn Hải chia sẻ với nhiều điều thú vị.
* Website Research.com vào ngày 17/4/2023 vừa qua ghi nhận anh là 1 trong 3 nhà khoa học của Việt Nam có tên trong Bảng xếp hạng các Nhà khoa học xuất sắc nhất thuộc lĩnh vực Khoa học Môi trường năm 2023. Anh có thể chia sẻ về điều này?
- Hơn 11.000 học giả liên quan chuyên ngành Khoa học Môi trường đã được tra cứu và tìm hiểu bởi Research.com năm 2023. Tuy nhiên, chỉ có 3 nhà khoa học Việt Nam được xếp hạng là:
- GS.TS. Phạm Hùng Việt (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội),
- TS. Trần Nguyễn Hải (Trường ĐH Duy Tân), và
- PGS.TS. Từ Bình Minh (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội).
Bảng xếp hạng về chuyên ngành này dựa trên chỉ số D-index (chỉ bao gồm các bài báo và giá trị trích dẫn cho một chuyên ngành được kiểm tra). Một nhà khoa học sẽ được đánh giá vào Bảng xếp hạng này nếu có D-index >30 (kèm theo điều kiện là phần lớn các công bố của họ thuộc lĩnh vực Khoa học Môi trường).
Cơ sở dữ liệu liên quan đến các nhà khoa học được thu thập tự động từ OpenAlex và CrossRef. Trắc lượng thư mục (bibliometrics) để đánh giá các chỉ số dựa trên trích dẫn được thu thập đến ngày 21/12/2022.
Bên cạnh đó, Research.com cũng đưa ra quy tắc xác minh bổ sung nhằm đảm bảo rằng chỉ những nhà khoa học đáng tin cậy mới được đề cập trong bảng xếp hạng này.
Công tác này được thực hiện hoàn toàn thủ công: kiểm tra từng hồ sơ và đối chiếu chéo hồ sơ đó với các công bố ở nhiều nguồn đáng tin cậy khác nhau.
* Anh chia sẻ về nỗ lực để có được kết quá này?
- Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu khoa học với mục tiêu đặt chất lượng lên hàng đầu, số lượng các bài báo thuộc hạng Q1 của tôi trong lĩnh vực Khoa học Môi trường theo WoS chiếm gần 70% và chỉ số trích dẫn trên 7.300 lần (theo cơ sở dữ liệu (CSDL) của Google Scholar.
Để tiếp cận nhiều ý tưởng nghiên cứu mới và các giải pháp khoa học - công nghệ tiên tiến, tôi luôn chú trọng đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhóm nghiên cứu hiện tại của tôi bao gồm các giáo sư đầu ngành và Tiến sỹ trẻ ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như: Úc, Pháp, Anh, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Algeria và Việt Nam.
Hiện tại, tôi là thành viên Ban biên tập cho 12 tạp chí quốc tế chuẩn ISI. Điển hình là các tạp chí: Water Science and Technology (thuộc NXB của Hiệp hội Nước Quốc tế; IWA), Science of the Total Environment và Chemosphere (NXB Elsevier), Environment, Development and Sustainability (Springer), và Journal of Chemical Technology & Biotechnology (Wiley). Đây là những tạp chí uy tín và có quy trình phản biện nghiêm túc.
Ba năm liên tiếp, tôi được ghi nhận trong danh sách 100.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Môi trường, cụ thể: hạng 13.713 (năm 2022), hạng 14.704 (năm 2021) và hạng 25.844 (năm 2020).
Danh sách này do GS. Ioannidis và cộng sự từ ĐH Stanford nghiên cứu (dựa trên CSDL của Scopus) và công bố hàng năm (trên tạp chí PLoS Biology).
TS. Trần Nguyễn Hải là thành viên Ban biên tập cho 12 tạp chí quốc tế chuẩn ISI
* Trong quá trình nghiên cứu, những đề tài hay dự án mà anh tâm huyết nhất đã được ứng dụng trong thực tiễn là gì, thưa anh?
- Hướng nghiên cứu chính của tôi là phát triển các vật liệu tiên tiến để ứng dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường. Các dự án mà tôi và các đồng nghiệp vô cùng tâm huyết đã và đang được tiếp tục triển khai để đưa vào ứng dụng trong thực tiễn có thể kể đến như:
"Nghiên cứu tổng hợp vật liệu tiên tiến (cacbon hình cầu/hydroxide cấu trúc lớp kép) ứng dụng trong xử lý nước ô nhiễm" với mục tiêu chính là phát triển vật liệu tiên tiến có khả năng xử lý tốt các chất ô nhiễm trong môi trường nước cùng một lúc.
"Xử lý thành công arsen, người dân nông thôn có nước sạch hàng ngày" (do TS. Nguyễn Tiến Vinh chủ trì) đã lắp đặt thử nghiệm bộ lọc cho 3 trường mầm non, gần 300 bộ đặt trong các hộ dân ở các xã thuộc Hà Nam, Hà Tây đồng thời đã bàn giao hệ thống lọc nước cho Trường Dân tộc Bán trú thuộc huyện Bố Trạch, Quảng Bình.
* Được biết, anh có thời gian làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài, vì sao anh lại chọn trở về Việt Nam để công tác và cụ thể là làm việc trong nhóm nghiên cứu về Vật liệu Môi trường và Năng lượng thuộc Viện IFSA của ĐH Duy Tân?
- Tìm đến ĐH Duy Tân, tôi kỳ vọng về một địa chỉ làm việc năng động và mới mẻ để khuyến khích các nhà khoa học phát huy năng lực bản thân. Tôi nhận thấy ĐH Duy Tân đang có sự quan tâm rất lớn đầu tư cho nghiên cứu khoa học cũng như có những chính sách đãi ngộ xứng đáng cho các nhà khoa học để công bố các công trình chất lượng.
Đặc biệt, nhà trường đầu tư hệ thống các phòng thí nghiệm hiện đại và chuyên sâu cũng như luôn tạo điều kiện để các nhà khoa học kết nối với cộng đồng quốc tế, tạo nên những nhóm nghiên cứu mạnh để có nhưng công trình nghiên cứu ý nghĩa cho cộng đồng.
Điều này đã mang đến một môi trường làm việc rất thuận lợi để các nhà khoa học phát huy năng lực trong từng lĩnh vực nghiên cứu mà mình theo đuổi.
* Theo anh những điều kiện cần phải có để các nhà khoa học làm việc thuận lợi trên chính quê hương mình là gì?
- "Lá rụng về cội", đây là chính sách và là châm ngôn mang tính đột phá dẫn đến sự phát triển vượt bậc về Khoa học & Công nghệ của Trung Quốc. Ở nhiều nước khác, cũng có những chính sách rất tốt để thu hút các nhà khoa học về nước cũng như tạo các điều kiện tốt nhất để họ làm việc.
Hay chính các nhà khoa học cũng đã kết hợp tạo ra các mạng lưới để hỗ trợ lẫn nhau làm việc để có kết quả tốt nhất. Việc có một môi trường làm việc thuận lợi không chỉ giúp "giữ chân" các nhà khoa học mà còn tạo niềm hứng khởi để mỗi nhà khoa học phát huy và cống hiến với những công trình nghiên cứu có ích phục vụ cho quá trình phát triển chung của quốc gia, của nhân loại.
* Anh nhận định như thế nào về năng lực nghiên cứu cũng như những điều cần lưu ý trong quá trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học trẻ hiện nay?
- Phải ghi nhận rằng những nỗ lực và thành tích nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ Việt Nam hiện nay là rất đáng trân quý. Việc sẵn sàng tiếp thu cái mới (open-minded) là yếu tố quyết định sự thành công trong nghiên cứu khoa học.
Do đó, các nhà khoa học trẻ cần liên tục tìm hiểu thêm các nghiên cứu khoa học có liên quan hay chuyên sâu để tự cập nhật và tích lũy thêm kinh nghiệm.
Các nhà khoa học trẻ cần phải tăng cường hợp tác quốc tế, thu nhận kiến thức từ các giáo sư nước ngoài đồng thời cần tham gia các khóa học như: cách trở thành Nhà bình duyệt cho các Tạp chí quốc tế (ACS Reviewer Lab).
Nguồn: https://tuoitre.vn/them-nha-khoa-hoc-cua-dh-duy-tan-trong-top-viet-nam-o-nganh-moi-truong-20230527104034904.htm
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Thí sinh tham gia Olympic toán học toàn quốc cao kỷ lục
» Kỳ thi Olympic toán học toàn quốc: Số thí sinh tham gia đạt kỷ lục
» Thua U23 Indonesia 0-2, Việt Nam lỡ hẹn với HCV SEA Games
» Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền
» Sinh viên Duy Tân tham quan Nhà máy ACECOOK Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
» Kỳ thi Olympic toán học toàn quốc: Số thí sinh tham gia đạt kỷ lục
» Thua U23 Indonesia 0-2, Việt Nam lỡ hẹn với HCV SEA Games
» Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền
» Sinh viên Duy Tân tham quan Nhà máy ACECOOK Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết