Sinh viên Chương trình Chất lượng Cao ĐH Duy Tân Bảo vệ Đồ án Capstone
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sinh viên Chương trình Chất lượng Cao ĐH Duy Tân Bảo vệ Đồ án Capstone
Sinh viên Chương trình Chất lượng Cao ĐH Duy Tân Bảo vệ Đồ án Capstone
Sinh viên năm cuối theo học các Chương trình Tiên tiến và Chất lượng Cao chuẩn CMU của Đại học Duy Tân - chương trình được xây dựng dựa trên sự hợp tác với Đại học Carnegie Mellon (Hoa Kỳ) đã bảo vệ đồ án Capstone năm học 2022-2023 từ ngày 3 - 8/1/2023. Có 260 sinh viên theo học các ngành Công nghệ Phần mềm chuẩn CMU (đạt kiểm định ABET từ 2020), Hệ thống Thông tin Quản lý chuẩn CMU (đạt kiểm định ABET từ 2018) và An ninh Mạng chuẩn CMU bảo vệ đồ án và thuyết trình hoàn toàn bằng tiếng Anh. Điều đặc biệt là ngay ở thời điểm bảo vệ đồ án Capstone, đã có nhiều sinh viên trở thành nhân viên chính thức ở các doanh nghiệp.
Các nhóm bảo vệ Đồ án Capstone hoàn toàn bằng tiếng Anh
Bắt đầu từ năm thứ 4 đến trước học phần thực tập, dưới sự hướng dẫn của các giảng viên Đại học Duy Tân theo chương trình đào tạo của Đại học Carnegie Mellon, sinh viên bước vào thực hiện đồ án Capstone. Để làm đồ án, sinh viên được thiết lập thành từng nhóm từ 4 - 5 bạn thực hiện theo quy trình phát triển phần mềm thực tế (agile scrum, Kanban, hay V-Model, Security Process,…) để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hoàn thiện. Các nhóm triển khai thực hiện từ khâu lên ý tưởng đến việc phân tích, thiết kế, xây dựng, kiểm thử và thử nghiệp thực tế trong vòng 4 tháng. Hầu hết, các dự án của sinh viên chương trình Tiên tiến và Chất lượng Cao chuẩn CMU tại Đại học Duy Tân thực hiện bám sát các nhu cầu thực tiễn và hướng vào các công nghệ mới, xu hướng công nghệ trong tương lai để giải quyết các bài toán thực tiễn cho cuộc sống.
Sau khi được các Hội đồng gồm các thầy cô mentor (cố vấn dự án), các chuyên gia là team lead, PM từ các doanh nghiệp, các giảng viên là người nước ngoài cùng tham gia đánh giá, mỗi nhóm dự án có 1h30p để trình bày, demo và phản biện các ý kiến của các thầy cô đưa ra. Hội đồng đánh giá sẽ xem xét theo các tiêu chí (vận dụng kiến thức đã học của khối ngành, kỹ năng kỹ thuật, tính mới/sáng tạo; thực hiện theo qui trình phát triển phần mềm/hệ thống; kỹ năng teamwork, giao tiếp; viết báo cáo kỹ thuật; năng lực giải quyết các bài toán phức tạp/công nghệ mới và năng lực tiếng Anh,…).
TS. Nguyễn Đức Mận - Phó Hiệu trưởng Thường trực Trường Đào tạo Quốc tế nhận định: “Các đồ án Capstone bảo vệ đợt này được chia thành 60 hội đồng. Chúng tôi cũng mời một số chuyên gia ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin tham gia vào các Hội đồng để có thể đánh giá các đồ án một cách khách quan hơn. Bởi, một trong những tiêu chí mà các đồ án Capstone cần thể hiện được đó là bám sát vào nhu cầu của thực tiễn của doanh nghiệp. Hơn nữa, có rất nhiều đồ án của các em được thực hiện và áp dụng vào trong chính doanh nghiệp mà các em đang thực tập cũng như làm việc, từ đó thu về những kết quả thực tế nhất. Dịch bệnh COVID-19 có những ảnh hưởng nhất định tới quá trình học tập và làm đồ án nhưng phải nói thật công tâm rằng chất lượng đồ án của các em không vì thế mà bị ảnh hưởng, mà vẫn đảm bảo được được tính thực tiễn, sáng tạo, khả thi,… khá cao.”
Thành viên Hội đồng đánh giá nhận xét và góp ý về các đồ án
Tại các Hội đồng, hầu hết các bạn sinh viên đều được đánh giá cao bởi sự chuẩn bị chu đáo, tự tin, trình bày lưu loát bằng tiếng Anh và trả lời tốt các câu hỏi phản biện. Một số đề tài của các bạn sinh viên năm cuối chương trình thu hút sự quan tâm của người nghe như:
- Đề tài “Finder - find the lost people using facial recognition technology” là một website hỗ trợ người dùng có thể tìm kiếm người thân thất lạc bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt;
- Đề tài “Craft Village Pollution Monitor System” hệ thống hỗ trợ giám sát ô nhiễm các làng nghề (sử dụng ML/DL và GIS, LBS…);
- Đề tài “DaNang Tourism Review Analyzer” - công cụ phân tích & đánh giá dựa trên các review & trải nghiệm của người dùng các dịch vụ du lịch để từ đó đưa ra các gợi ý cho người dùng và các nhà quản lý;
- Đề tài “Cryptocurrency Tracking and Analysis System” - website thu thập thông tin, phân tích thông tin các đồng tiền số, theo dõi thị trường, theo dõi được sự đầu tư của các shark trên các sàn giao dịch tiền số,…
- …
Anh Nguyễn Thái Hoàng - Head Department tại Công ty Axon Active - đã lần thứ 2 tham gia Hội đồng Đánh giá sinh viên bảo vệ đồ án, cho biết: “Qua 2 lần chấm và đánh giá tại các Hội đồng bảo vệ đồ án Capstone của sinh viên Chương trình Tiên tiến và Chất lượng Cao chuẩn CMU - Đại học Duy Tân, tôi rất ấn tượng với mức độ hoàn thành đồ án của các bạn sinh viên. Trong khoảng thời gian khá ngắn chỉ tầm 4 tháng nhưng các bạn đã hoàn thành một khối lượng công việc lớn ở nhiều lĩnh vực với rất nhiều công nghệ mới khác nhau. Không chỉ vững kiến thức chuyên môn, các bạn sinh viên thể hiện rất tốt nhiều kỹ năng ‘mềm’, từ kỹ năng làm việc nhóm, đứng trước đám đông, trả lời phản biện và đặc biệt là kỹ năng tiếng Anh của các bạn rất tốt.
Trong đợt vừa rồi, Công ty Axon Active chúng tôi đã tiếp nhận sinh viên Lê Đặng Trung - Lớp K25 CMU TPM8 vào thực tập. Sau 3 tháng thực tập, bạn ấy đã trở thành một thành viên quan trọng trong dự án của chúng tôi và đã trở thành nhân viên chính thức của Axon Active mặc dù chưa tốt nghiệp. Đây chính là một trong những minh chứng cho chất lượng đào tạo của Đại học Duy Tân.”
Không chỉ Lê Đặng Trung đã vị trí việc làm rất tốt tại Axon Active mà nhiều sinh viên cũng đã có việc làm, thậm chí ngay cả trước khi bảo vệ đồ án Capstone. Tiêu biểu như:
- Đậu Hoàng Tài (K25CMU An ninh mạng) - vị trí Kiểm thử An toàn thông tin tại VNPT Cyber Immunity
- Huỳnh Đức Tin (K25CMU An ninh mạng) - vị trí Kiểm Thử An Toàn Thông Tin tại VNPT Cyber Immunity
- Phạm Minh Quy (K25CMU An ninh mạng) - vị trí SoC Tier 3 tại Ngân hàng MBBank
- Nguyễn Hồng Lịch (K25CMUTPM) - vị trí kỹ sư BlockChain tại Cty công nghệ BAP
- Bùi Đức Huy (K25 CMU TPM7) - vị trí Software Engineer tại KMS Technology
- Nguyễn Văn Tân (CMU TPM3) - vị trí Fresher BE tại GMO-Z Runsystem
- Nguyễn Duy Nhật Tân (K25 CMU TPM) - vị trí Software Engineer tại LG DVC Đà Nẵng
- H Na Ri Mlô (K25 CMU TTT) - vị trí Business Analyst tại Enlab Software,
- …
Sinh viên Lê Đặng Trung - Lớp K25 CMU TPM8 - hiện đang làm việc chính thức tại Công ty Axon Active chia sẻ: “Trong quá trình thực hiện đồ án, bên cạnh việc nắm vững và vận dụng hiệu quả các kiến thức được học trên giảng đường vào thực tiễn thì điều thuận lợi chính là các thành viên trong nhóm hầu hết đã đi làm nên có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện đồ án. Tuy nhiên, đó cũng là khó khăn của nhóm khi phải sắp xếp lại quỹ thời gian của bản thân để vừa đảm bảo cùng nhau làm việc vừa hoàn thành đồ án đúng tiến độ và có chất lượng. Trong suốt quá trình học trên giảng đường, có rất nhiều học phần chúng em học toàn toàn bằng tiếng Anh, học với các giảng viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy. Chính vì thế, chúng em cũng không gặp nhiều khó khăn từ việc đọc tài liệu, viết đồ án, trình bày hay trả lời phản biện bằng tiếng Anh,… Em mong muốn gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn cho nhóm trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cảm ơn các thầy cô ở Hội đồng bảo bệ đã cho chúng em những lời nhận xét, đánh giá, góp ý quý giá để chúng em có thể chỉnh sửa và hoàn thiện đồ án của mình một cách tốt nhất.”
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5453&pid=2064&page=0&lang=vi-VN
Sinh viên năm cuối theo học các Chương trình Tiên tiến và Chất lượng Cao chuẩn CMU của Đại học Duy Tân - chương trình được xây dựng dựa trên sự hợp tác với Đại học Carnegie Mellon (Hoa Kỳ) đã bảo vệ đồ án Capstone năm học 2022-2023 từ ngày 3 - 8/1/2023. Có 260 sinh viên theo học các ngành Công nghệ Phần mềm chuẩn CMU (đạt kiểm định ABET từ 2020), Hệ thống Thông tin Quản lý chuẩn CMU (đạt kiểm định ABET từ 2018) và An ninh Mạng chuẩn CMU bảo vệ đồ án và thuyết trình hoàn toàn bằng tiếng Anh. Điều đặc biệt là ngay ở thời điểm bảo vệ đồ án Capstone, đã có nhiều sinh viên trở thành nhân viên chính thức ở các doanh nghiệp.
Các nhóm bảo vệ Đồ án Capstone hoàn toàn bằng tiếng Anh
Bắt đầu từ năm thứ 4 đến trước học phần thực tập, dưới sự hướng dẫn của các giảng viên Đại học Duy Tân theo chương trình đào tạo của Đại học Carnegie Mellon, sinh viên bước vào thực hiện đồ án Capstone. Để làm đồ án, sinh viên được thiết lập thành từng nhóm từ 4 - 5 bạn thực hiện theo quy trình phát triển phần mềm thực tế (agile scrum, Kanban, hay V-Model, Security Process,…) để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hoàn thiện. Các nhóm triển khai thực hiện từ khâu lên ý tưởng đến việc phân tích, thiết kế, xây dựng, kiểm thử và thử nghiệp thực tế trong vòng 4 tháng. Hầu hết, các dự án của sinh viên chương trình Tiên tiến và Chất lượng Cao chuẩn CMU tại Đại học Duy Tân thực hiện bám sát các nhu cầu thực tiễn và hướng vào các công nghệ mới, xu hướng công nghệ trong tương lai để giải quyết các bài toán thực tiễn cho cuộc sống.
Sau khi được các Hội đồng gồm các thầy cô mentor (cố vấn dự án), các chuyên gia là team lead, PM từ các doanh nghiệp, các giảng viên là người nước ngoài cùng tham gia đánh giá, mỗi nhóm dự án có 1h30p để trình bày, demo và phản biện các ý kiến của các thầy cô đưa ra. Hội đồng đánh giá sẽ xem xét theo các tiêu chí (vận dụng kiến thức đã học của khối ngành, kỹ năng kỹ thuật, tính mới/sáng tạo; thực hiện theo qui trình phát triển phần mềm/hệ thống; kỹ năng teamwork, giao tiếp; viết báo cáo kỹ thuật; năng lực giải quyết các bài toán phức tạp/công nghệ mới và năng lực tiếng Anh,…).
TS. Nguyễn Đức Mận - Phó Hiệu trưởng Thường trực Trường Đào tạo Quốc tế nhận định: “Các đồ án Capstone bảo vệ đợt này được chia thành 60 hội đồng. Chúng tôi cũng mời một số chuyên gia ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin tham gia vào các Hội đồng để có thể đánh giá các đồ án một cách khách quan hơn. Bởi, một trong những tiêu chí mà các đồ án Capstone cần thể hiện được đó là bám sát vào nhu cầu của thực tiễn của doanh nghiệp. Hơn nữa, có rất nhiều đồ án của các em được thực hiện và áp dụng vào trong chính doanh nghiệp mà các em đang thực tập cũng như làm việc, từ đó thu về những kết quả thực tế nhất. Dịch bệnh COVID-19 có những ảnh hưởng nhất định tới quá trình học tập và làm đồ án nhưng phải nói thật công tâm rằng chất lượng đồ án của các em không vì thế mà bị ảnh hưởng, mà vẫn đảm bảo được được tính thực tiễn, sáng tạo, khả thi,… khá cao.”
Thành viên Hội đồng đánh giá nhận xét và góp ý về các đồ án
Tại các Hội đồng, hầu hết các bạn sinh viên đều được đánh giá cao bởi sự chuẩn bị chu đáo, tự tin, trình bày lưu loát bằng tiếng Anh và trả lời tốt các câu hỏi phản biện. Một số đề tài của các bạn sinh viên năm cuối chương trình thu hút sự quan tâm của người nghe như:
- Đề tài “Finder - find the lost people using facial recognition technology” là một website hỗ trợ người dùng có thể tìm kiếm người thân thất lạc bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt;
- Đề tài “Craft Village Pollution Monitor System” hệ thống hỗ trợ giám sát ô nhiễm các làng nghề (sử dụng ML/DL và GIS, LBS…);
- Đề tài “DaNang Tourism Review Analyzer” - công cụ phân tích & đánh giá dựa trên các review & trải nghiệm của người dùng các dịch vụ du lịch để từ đó đưa ra các gợi ý cho người dùng và các nhà quản lý;
- Đề tài “Cryptocurrency Tracking and Analysis System” - website thu thập thông tin, phân tích thông tin các đồng tiền số, theo dõi thị trường, theo dõi được sự đầu tư của các shark trên các sàn giao dịch tiền số,…
- …
Anh Nguyễn Thái Hoàng - Head Department tại Công ty Axon Active - đã lần thứ 2 tham gia Hội đồng Đánh giá sinh viên bảo vệ đồ án, cho biết: “Qua 2 lần chấm và đánh giá tại các Hội đồng bảo vệ đồ án Capstone của sinh viên Chương trình Tiên tiến và Chất lượng Cao chuẩn CMU - Đại học Duy Tân, tôi rất ấn tượng với mức độ hoàn thành đồ án của các bạn sinh viên. Trong khoảng thời gian khá ngắn chỉ tầm 4 tháng nhưng các bạn đã hoàn thành một khối lượng công việc lớn ở nhiều lĩnh vực với rất nhiều công nghệ mới khác nhau. Không chỉ vững kiến thức chuyên môn, các bạn sinh viên thể hiện rất tốt nhiều kỹ năng ‘mềm’, từ kỹ năng làm việc nhóm, đứng trước đám đông, trả lời phản biện và đặc biệt là kỹ năng tiếng Anh của các bạn rất tốt.
Trong đợt vừa rồi, Công ty Axon Active chúng tôi đã tiếp nhận sinh viên Lê Đặng Trung - Lớp K25 CMU TPM8 vào thực tập. Sau 3 tháng thực tập, bạn ấy đã trở thành một thành viên quan trọng trong dự án của chúng tôi và đã trở thành nhân viên chính thức của Axon Active mặc dù chưa tốt nghiệp. Đây chính là một trong những minh chứng cho chất lượng đào tạo của Đại học Duy Tân.”
Không chỉ Lê Đặng Trung đã vị trí việc làm rất tốt tại Axon Active mà nhiều sinh viên cũng đã có việc làm, thậm chí ngay cả trước khi bảo vệ đồ án Capstone. Tiêu biểu như:
- Đậu Hoàng Tài (K25CMU An ninh mạng) - vị trí Kiểm thử An toàn thông tin tại VNPT Cyber Immunity
- Huỳnh Đức Tin (K25CMU An ninh mạng) - vị trí Kiểm Thử An Toàn Thông Tin tại VNPT Cyber Immunity
- Phạm Minh Quy (K25CMU An ninh mạng) - vị trí SoC Tier 3 tại Ngân hàng MBBank
- Nguyễn Hồng Lịch (K25CMUTPM) - vị trí kỹ sư BlockChain tại Cty công nghệ BAP
- Bùi Đức Huy (K25 CMU TPM7) - vị trí Software Engineer tại KMS Technology
- Nguyễn Văn Tân (CMU TPM3) - vị trí Fresher BE tại GMO-Z Runsystem
- Nguyễn Duy Nhật Tân (K25 CMU TPM) - vị trí Software Engineer tại LG DVC Đà Nẵng
- H Na Ri Mlô (K25 CMU TTT) - vị trí Business Analyst tại Enlab Software,
- …
Sinh viên Lê Đặng Trung - Lớp K25 CMU TPM8 - hiện đang làm việc chính thức tại Công ty Axon Active chia sẻ: “Trong quá trình thực hiện đồ án, bên cạnh việc nắm vững và vận dụng hiệu quả các kiến thức được học trên giảng đường vào thực tiễn thì điều thuận lợi chính là các thành viên trong nhóm hầu hết đã đi làm nên có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện đồ án. Tuy nhiên, đó cũng là khó khăn của nhóm khi phải sắp xếp lại quỹ thời gian của bản thân để vừa đảm bảo cùng nhau làm việc vừa hoàn thành đồ án đúng tiến độ và có chất lượng. Trong suốt quá trình học trên giảng đường, có rất nhiều học phần chúng em học toàn toàn bằng tiếng Anh, học với các giảng viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy. Chính vì thế, chúng em cũng không gặp nhiều khó khăn từ việc đọc tài liệu, viết đồ án, trình bày hay trả lời phản biện bằng tiếng Anh,… Em mong muốn gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn cho nhóm trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cảm ơn các thầy cô ở Hội đồng bảo bệ đã cho chúng em những lời nhận xét, đánh giá, góp ý quý giá để chúng em có thể chỉnh sửa và hoàn thiện đồ án của mình một cách tốt nhất.”
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5453&pid=2064&page=0&lang=vi-VN
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Sinh viên Chương trình Chất lượng Cao ĐH Duy Tân Bảo vệ Đồ án Capstone
Kết nối SV với Chuyên gia, Doanh nghiệp tại Khu Công nghệ Cao và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng
Nhằm kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và lan toả tinh thần khởi nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ Cao và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng tổ chức Chương trình “Kết nối Sinh viên với Chuyên gia, Doanh nghiệp trong Khu Công nghệ Cao và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng” vào sáng ngày 16/12/2022 tại Lô A17, đường Trung Tâm, Khu Công nghệ Cao, Tp. Đà Nẵng. Tham gia sự kiện lần này, sinh viên Trường Công nghệ, Đại học Duy Tân có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và trình bày ý tưởng sản phẩm “Trạm trắc quan môi trường trên sông, biển sử dụng năng lượng tái tạo từ dòng nước, gió và mặt trời” trước các chuyên gia.
Ông Trần Văn Tỵ - Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ Cao
và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng phát biểu tại sự kiện
Phát biểu tại chương trình, ông Trần Văn Tỵ - Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ Cao và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng cho biết: “Khu Công nghệ Cao Đà Nẵng là một trong ba khu công nghệ cao của Việt Nam, được Chính phủ thành lập. Nhiệm vụ chính của Khu Công nghệ Cao là ươm tạo các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các sản phẩm mang tính đột phá đến từ các trường học, các vị chuyên gia và đặc biệt là các bạn sinh viên. Với nhiệm vụ đó, chúng tôi mong muốn tạo nên sự liên kết giữa ba nhà, đó là Nhà nước, Nhà trường và Nhà doanh nghiệp để không chỉ hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập mà còn ươm mầm những ý tưởng khởi nghiệp, hỗ trợ những nghiên cứu khoa học ý nghĩa cho các em ngay từ khi còn là sinh viên.”
Tại đây, 5 dự án tiêu biểu, đầy tiềm năng của sinh viên các trường đại học được trình bày trước các chuyên gia là CEO đến từ nhiều công ty danh tiếng trong nước. Điển hình như:
- “Trạm trắc quan môi trường trên sông, biển sử dụng năng lượng tái tạo từ dòng nước, gió và mặt trời”;
- “Ứng dụng Drone trong cứu hộ kết hợp vòng đeo tay khẩn cấp”;
- “Nồi cơm điện thông minh”,
- “FastJob - Hệ thống tìm kiếm công việc tại gia” và
- “Giải pháp trí tuệ nhân tạo có khả năng khoanh vùng bất thường và chẩn đoán bệnh lý phổi từ ảnh X - Quang”.
Mỗi ý tưởng sáng tạo đều có những mặt tốt, những lợi ích nhất định, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Các chuyên gia đã đánh giá cao về tính khả thi của những ý tưởng trên và giúp các bạn gỡ bỏ những vướng mắc gặp phải trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Sinh viên Duy Tân trình bày dự án "Trạm trắc quan môi trường trên sông, biển
sử dụng năng lượng tái tạo từ dòng nước, gió và mặt trời"
Trong khuôn khổ của sự kiện, các chuyên gia còn có cuộc trao đổi, định hướng phát triển các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng taọ, các yêu cầu và nhu cầu tuyển dụng. Một số các đại diện đến từ các doanh nghiệp lớn đã tham dự tại buổi chia sẻ như: ông Nguyễn Thanh Tú, đại diện Công ty TNHH Universal Alloy Corporation Việt Nam (UAC); ông Nguyễn Văn Phu, Giám đốc Công ty TNHH Daiwa Việt Nam; ông Nguyễn Văn Chương, Giám đốc Điều hành Vườn ươm Doanh nghiệp Thành phố Đà Nẵng (DNES); ông Đinh Hồng Ân, Giám đốc Kinh doanh Công ty Cổ phần Công nghệ Bizverse và ông Trần Xuân Mới - Founder/CEO Công ty Tư vấn và Quản lý ATM.
Ngoài ra, trong chuyến tham dự Chương trình “Kết nối Sinh viên với Chuyên gia, Doanh nghiệp trong Khu Công nghệ Cao và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng”, sinh viên Duy Tân còn được đến tham quan Công ty TNHH ICT Vina và tìm hiểu về dây chuyền sản xuất tự động, hệ thống máy CNC, quy trình đóng gói vô trùng tiên tiến nhất thế giới và các sản phẩm thuộc lĩnh vực nha khoa như: máy chụp cắt lớp CT, mát quét CAD/-CAM, máy tiện CAD/CAM, động cơ máy mài dùng trong nha khoa, trụ implant và ghế nha khoa. Đây cũng là dịp để các bạn sinh viên có cơ hội học tập kinh nghiệm, tiếp cận việc làm và phát triển các kỹ năng cần thiết trong công việc.
Sinh viên Duy Tân đến tham quan Công ty TNHH ICT Vina
Khép lại chuyến đi trải nghiệm thực tế tại các đơn vị doanh nghiệp đang hoạt động trong Khu Công nghệ Cao Đà Nẵng và đối thoại cùng các chuyên gia tại sự kiện lần này, sinh viên Duy Tân đã có thêm cơ hội học hỏi kinh nghiệm khởi nghiệp, cách thức phát triển dự án. Và hơn hết là tìm hiểu về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và cải thiện các kỹ năng cần có sau khi ra trường.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5432&pid=2064&lang=vi-VN
Nhằm kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và lan toả tinh thần khởi nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ Cao và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng tổ chức Chương trình “Kết nối Sinh viên với Chuyên gia, Doanh nghiệp trong Khu Công nghệ Cao và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng” vào sáng ngày 16/12/2022 tại Lô A17, đường Trung Tâm, Khu Công nghệ Cao, Tp. Đà Nẵng. Tham gia sự kiện lần này, sinh viên Trường Công nghệ, Đại học Duy Tân có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và trình bày ý tưởng sản phẩm “Trạm trắc quan môi trường trên sông, biển sử dụng năng lượng tái tạo từ dòng nước, gió và mặt trời” trước các chuyên gia.
Ông Trần Văn Tỵ - Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ Cao
và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng phát biểu tại sự kiện
Phát biểu tại chương trình, ông Trần Văn Tỵ - Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ Cao và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng cho biết: “Khu Công nghệ Cao Đà Nẵng là một trong ba khu công nghệ cao của Việt Nam, được Chính phủ thành lập. Nhiệm vụ chính của Khu Công nghệ Cao là ươm tạo các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các sản phẩm mang tính đột phá đến từ các trường học, các vị chuyên gia và đặc biệt là các bạn sinh viên. Với nhiệm vụ đó, chúng tôi mong muốn tạo nên sự liên kết giữa ba nhà, đó là Nhà nước, Nhà trường và Nhà doanh nghiệp để không chỉ hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập mà còn ươm mầm những ý tưởng khởi nghiệp, hỗ trợ những nghiên cứu khoa học ý nghĩa cho các em ngay từ khi còn là sinh viên.”
Tại đây, 5 dự án tiêu biểu, đầy tiềm năng của sinh viên các trường đại học được trình bày trước các chuyên gia là CEO đến từ nhiều công ty danh tiếng trong nước. Điển hình như:
- “Trạm trắc quan môi trường trên sông, biển sử dụng năng lượng tái tạo từ dòng nước, gió và mặt trời”;
- “Ứng dụng Drone trong cứu hộ kết hợp vòng đeo tay khẩn cấp”;
- “Nồi cơm điện thông minh”,
- “FastJob - Hệ thống tìm kiếm công việc tại gia” và
- “Giải pháp trí tuệ nhân tạo có khả năng khoanh vùng bất thường và chẩn đoán bệnh lý phổi từ ảnh X - Quang”.
Mỗi ý tưởng sáng tạo đều có những mặt tốt, những lợi ích nhất định, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Các chuyên gia đã đánh giá cao về tính khả thi của những ý tưởng trên và giúp các bạn gỡ bỏ những vướng mắc gặp phải trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Sinh viên Duy Tân trình bày dự án "Trạm trắc quan môi trường trên sông, biển
sử dụng năng lượng tái tạo từ dòng nước, gió và mặt trời"
Trong khuôn khổ của sự kiện, các chuyên gia còn có cuộc trao đổi, định hướng phát triển các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng taọ, các yêu cầu và nhu cầu tuyển dụng. Một số các đại diện đến từ các doanh nghiệp lớn đã tham dự tại buổi chia sẻ như: ông Nguyễn Thanh Tú, đại diện Công ty TNHH Universal Alloy Corporation Việt Nam (UAC); ông Nguyễn Văn Phu, Giám đốc Công ty TNHH Daiwa Việt Nam; ông Nguyễn Văn Chương, Giám đốc Điều hành Vườn ươm Doanh nghiệp Thành phố Đà Nẵng (DNES); ông Đinh Hồng Ân, Giám đốc Kinh doanh Công ty Cổ phần Công nghệ Bizverse và ông Trần Xuân Mới - Founder/CEO Công ty Tư vấn và Quản lý ATM.
Ngoài ra, trong chuyến tham dự Chương trình “Kết nối Sinh viên với Chuyên gia, Doanh nghiệp trong Khu Công nghệ Cao và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng”, sinh viên Duy Tân còn được đến tham quan Công ty TNHH ICT Vina và tìm hiểu về dây chuyền sản xuất tự động, hệ thống máy CNC, quy trình đóng gói vô trùng tiên tiến nhất thế giới và các sản phẩm thuộc lĩnh vực nha khoa như: máy chụp cắt lớp CT, mát quét CAD/-CAM, máy tiện CAD/CAM, động cơ máy mài dùng trong nha khoa, trụ implant và ghế nha khoa. Đây cũng là dịp để các bạn sinh viên có cơ hội học tập kinh nghiệm, tiếp cận việc làm và phát triển các kỹ năng cần thiết trong công việc.
Sinh viên Duy Tân đến tham quan Công ty TNHH ICT Vina
Khép lại chuyến đi trải nghiệm thực tế tại các đơn vị doanh nghiệp đang hoạt động trong Khu Công nghệ Cao Đà Nẵng và đối thoại cùng các chuyên gia tại sự kiện lần này, sinh viên Duy Tân đã có thêm cơ hội học hỏi kinh nghiệm khởi nghiệp, cách thức phát triển dự án. Và hơn hết là tìm hiểu về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và cải thiện các kỹ năng cần có sau khi ra trường.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5432&pid=2064&lang=vi-VN
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Re: Sinh viên Chương trình Chất lượng Cao ĐH Duy Tân Bảo vệ Đồ án Capstone
Đại học Duy Tân Ký kết Hợp tác với Trung tâm Tư vấn Đào tạo & Chuyển giao Công nghệ VALOMA
Sáng ngày 7/1/2023, Đại học Duy Tân đã ký kết hợp tác với Trung tâm Tư vấn Đào tạo & Chuyển giao Công nghệ VALOMA (VALOCEN). Tham dự lễ ký kết, về phía VALOCEN có sự hiện diện của ông Dương Quang Khánh - Tổng Thư ký Hiệp hội VALOMA, Chủ tịch VALOCEN và lãnh lạo các Phòng, Ban của Trung tâm. Về phía Đại học Duy Tân có sự tham dự của TS. Trần Nhật Tân - Phó Hiệu trưởng nhà trường cùng đại diện Ban Giám hiệu và đông đảo sinh viên ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng.
Ông Dương Quang Khánh phát biểu tại Lễ Ký kết
Phát biểu tại Lễ Ký kết, ông Dương Quang Khánh cho biết: “Tên của Trung tâm là Tư vấn Đào tạo và Chuyển giao Công nghệ, như vậy là các bạn biết rõ các hoạt động đào tạo sẽ luôn đi kèm với chuyển giao công nghệ. Hiện tại đang là thời đại 4.0 nên chúng ta sẽ ứng dụng rất nhanh, bởi thế phải làm sao để có thể tạo ra những công nghệ tốt nhất giúp các em sinh viên tiếp cận ở mức cao nhất trong công tác thực hành, thực tập. Bên cạnh đó, VALOCEN còn là kết nối giá trị kiến tạo thành công, nơi hội tụ những chuyên gia đầu ngành, những công ty lớn nhất và tốt nhất đã có sẵn những chương trình đào tạo hay giải pháp công nghệ để ứng dụng hỗ trợ cho nhà trường trong công tác đào tạo sinh viên chuyên ngành Logistic và Quản trị Chuỗi cung ứng, giúp cho các bạn được tiếp cận nhiều hơn với các doanh nghiệp trong ngành, có cơ hội được thực hành nhiều hơn. Từ đó, nâng cao chất lượng sinh viên tốt nghiệp của Nhà trường đối với lĩnh vực Logistic, bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội nói chung và cho ngành nói riêng."
Đại học Duy Tân ký kết hợp tác với
Trung tâm Tư vấn Đào tạo & Chuyển giao Công nghệ VALOMA
Theo thỏa thuận, Đại học Duy Tân và Trung tâm Tư vấn Đào tạo & Chuyển giao Công nghệ VALOMA sẽ triển khai các nội dung hợp tác cụ thể như sau:
- Hợp tác triển khai chương trình đào tạo chứng chỉ CPL (Certified Professional Logistician);
- Trong lĩnh vực đào tạo, hai bên nhất trí hợp tác trong các chương trình dài hạn, như: xây dựng hệ thống tiêu chuẩn giảng viên, xây dựng tiêu chuẩn đào tạo theo chuyên ngành, xây dựng chương trình cử nhân tiên tiến, đa dạng hóa chương trình đào tạo chuyên ngành. Đẩy mạnh hợp tác triển khai các chương trình đào tạo ngắn hạn, như: bồi dưỡng giảng viên, đào tạo nguồn giảng viên, đào tạo chứng chỉ nghề, bồi dưỡng nâng cao kĩ năng nghề cho lao động, tiếng Anh chuyên ngành logistics;
- Trong lĩnh vực thực hành, thực tập, hai bên hợp tác xây dựng phần mềm mô phỏng logistics cho trường, xây dựng trung tâm thực hành thực tập, COE, liên kết doanh nghiệp cho chương trình thực tập, xây dựng trung tâm trao đổi giảng viên giữa các trường trong khu vực;
- Trong lĩnh vực việc làm, hai bên hợp tác xây dựng trung tâm giới thiệu việc làm (liên kết giữa trường, doanh nghiệp và thị trường), xây dựng trung tâm dữ liệu nhu cầu lao động, tổ chức các sự kiện xúc tiến việc làm, xây dựng trung tâm điều phối lao động thời vụ lao động của;
- Để triển khai hiệu quả các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên, Viện Quản lý Nam Khuê (S-SIM) thuộc Đại học Duy Tân sẽ làm đại diện cho Nhà trường phối hợp với VALOCEN triển khai các nội dung hợp tác nêu trên.
Được thành lập vào năm 2019 theo quyết định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có mong muốn đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhân lực logistics. Hội viên của hiệp hội có thể bao gồm các trường đại học, trường cao đẳng, viện, trung tâm đào tạo, doanh nghiệp logistics, các giảng viên, doanh nhân, chuyên gia trong lĩnh vực logistics.
Tầm nhìn của VALOMA là trở thành một tổ chức chuyên nghiệp và uy tín, đóng vai trò hội tụ và kết nối các cá nhân, tổ chức có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng phạm vi công tác đào tạo, phát triển nhân lực logistics chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của ngành logistics Việt Nam.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5450&pid=2062&page=0&lang=vi-VN
Sáng ngày 7/1/2023, Đại học Duy Tân đã ký kết hợp tác với Trung tâm Tư vấn Đào tạo & Chuyển giao Công nghệ VALOMA (VALOCEN). Tham dự lễ ký kết, về phía VALOCEN có sự hiện diện của ông Dương Quang Khánh - Tổng Thư ký Hiệp hội VALOMA, Chủ tịch VALOCEN và lãnh lạo các Phòng, Ban của Trung tâm. Về phía Đại học Duy Tân có sự tham dự của TS. Trần Nhật Tân - Phó Hiệu trưởng nhà trường cùng đại diện Ban Giám hiệu và đông đảo sinh viên ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng.
Ông Dương Quang Khánh phát biểu tại Lễ Ký kết
Phát biểu tại Lễ Ký kết, ông Dương Quang Khánh cho biết: “Tên của Trung tâm là Tư vấn Đào tạo và Chuyển giao Công nghệ, như vậy là các bạn biết rõ các hoạt động đào tạo sẽ luôn đi kèm với chuyển giao công nghệ. Hiện tại đang là thời đại 4.0 nên chúng ta sẽ ứng dụng rất nhanh, bởi thế phải làm sao để có thể tạo ra những công nghệ tốt nhất giúp các em sinh viên tiếp cận ở mức cao nhất trong công tác thực hành, thực tập. Bên cạnh đó, VALOCEN còn là kết nối giá trị kiến tạo thành công, nơi hội tụ những chuyên gia đầu ngành, những công ty lớn nhất và tốt nhất đã có sẵn những chương trình đào tạo hay giải pháp công nghệ để ứng dụng hỗ trợ cho nhà trường trong công tác đào tạo sinh viên chuyên ngành Logistic và Quản trị Chuỗi cung ứng, giúp cho các bạn được tiếp cận nhiều hơn với các doanh nghiệp trong ngành, có cơ hội được thực hành nhiều hơn. Từ đó, nâng cao chất lượng sinh viên tốt nghiệp của Nhà trường đối với lĩnh vực Logistic, bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội nói chung và cho ngành nói riêng."
Đại học Duy Tân ký kết hợp tác với
Trung tâm Tư vấn Đào tạo & Chuyển giao Công nghệ VALOMA
Theo thỏa thuận, Đại học Duy Tân và Trung tâm Tư vấn Đào tạo & Chuyển giao Công nghệ VALOMA sẽ triển khai các nội dung hợp tác cụ thể như sau:
- Hợp tác triển khai chương trình đào tạo chứng chỉ CPL (Certified Professional Logistician);
- Trong lĩnh vực đào tạo, hai bên nhất trí hợp tác trong các chương trình dài hạn, như: xây dựng hệ thống tiêu chuẩn giảng viên, xây dựng tiêu chuẩn đào tạo theo chuyên ngành, xây dựng chương trình cử nhân tiên tiến, đa dạng hóa chương trình đào tạo chuyên ngành. Đẩy mạnh hợp tác triển khai các chương trình đào tạo ngắn hạn, như: bồi dưỡng giảng viên, đào tạo nguồn giảng viên, đào tạo chứng chỉ nghề, bồi dưỡng nâng cao kĩ năng nghề cho lao động, tiếng Anh chuyên ngành logistics;
- Trong lĩnh vực thực hành, thực tập, hai bên hợp tác xây dựng phần mềm mô phỏng logistics cho trường, xây dựng trung tâm thực hành thực tập, COE, liên kết doanh nghiệp cho chương trình thực tập, xây dựng trung tâm trao đổi giảng viên giữa các trường trong khu vực;
- Trong lĩnh vực việc làm, hai bên hợp tác xây dựng trung tâm giới thiệu việc làm (liên kết giữa trường, doanh nghiệp và thị trường), xây dựng trung tâm dữ liệu nhu cầu lao động, tổ chức các sự kiện xúc tiến việc làm, xây dựng trung tâm điều phối lao động thời vụ lao động của;
- Để triển khai hiệu quả các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên, Viện Quản lý Nam Khuê (S-SIM) thuộc Đại học Duy Tân sẽ làm đại diện cho Nhà trường phối hợp với VALOCEN triển khai các nội dung hợp tác nêu trên.
Được thành lập vào năm 2019 theo quyết định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có mong muốn đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhân lực logistics. Hội viên của hiệp hội có thể bao gồm các trường đại học, trường cao đẳng, viện, trung tâm đào tạo, doanh nghiệp logistics, các giảng viên, doanh nhân, chuyên gia trong lĩnh vực logistics.
Tầm nhìn của VALOMA là trở thành một tổ chức chuyên nghiệp và uy tín, đóng vai trò hội tụ và kết nối các cá nhân, tổ chức có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng phạm vi công tác đào tạo, phát triển nhân lực logistics chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của ngành logistics Việt Nam.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5450&pid=2062&page=0&lang=vi-VN
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Similar topics
» 7 sinh viên của Đại học Duy Tân sang Nhật Bản theo Chương trình Thực tập có Lương
» Chương trình Tuyển dụng Sinh viên ngành Điều Dưỡng làm việc tại Nhật Bản theo Chương trình Visa mới
» Sinh viên Chương trình Tiên tiến và Quốc tế ngành Công nghệ Thông tin Khoa Đào tạo Quốc tế Bảo vệ Thành công Đồ án Capstone
» Sinh viên Du lịch DTU học chương trình đạt kiểm định TedQual với cơ hội trao đổi Sinh viên toàn cầu
» Sinh viên Du lịch DTU học chương trình đạt kiểm định TedQual với cơ hội trao đổi Sinh viên toàn cầu
» Chương trình Tuyển dụng Sinh viên ngành Điều Dưỡng làm việc tại Nhật Bản theo Chương trình Visa mới
» Sinh viên Chương trình Tiên tiến và Quốc tế ngành Công nghệ Thông tin Khoa Đào tạo Quốc tế Bảo vệ Thành công Đồ án Capstone
» Sinh viên Du lịch DTU học chương trình đạt kiểm định TedQual với cơ hội trao đổi Sinh viên toàn cầu
» Sinh viên Du lịch DTU học chương trình đạt kiểm định TedQual với cơ hội trao đổi Sinh viên toàn cầu
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết