Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐH Duy Tân: Thêm 3 ngành, Liên ngành được Tính điểm và Tăng điểm năm 2022
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐH Duy Tân: Thêm 3 ngành, Liên ngành được Tính điểm và Tăng điểm năm 2022
Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐH Duy Tân: Thêm 3 ngành, Liên ngành được Tính điểm và Tăng điểm năm 2022
Ngày 6/7/2022, Hội đồng Giáo sư Nhà nước ban hành quyết định số 42/QĐ-HĐGSNN phê duyệt danh mục tạp chí khoa học được tính điểm năm 2022. Theo đó, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân (DTU Journal of Science & Technology) của Đại học Duy Tân đã có thêm 3 ngành, liên ngành được tính điểm và tăng điểm.
Trong số đó, ngành Giáo dục học và liên ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục thể thao đều được tính điểm lần đầu là 0.25 điểm, ngành được tăng điểm là ngành Xây dựng - Kiến trúc: được tăng từ 0.25 điểm (từ năm 2021) lên 0.5 điểm (vào năm 2022).
Tạp chí Khoa học và Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 3 ngành, Liên ngành
được tính điểm và tăng điểm năm 2022
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép hoạt động báo chí in (số 1245/GP-BTTTT) ngày 5 tháng 8 năm 2011, được Cục Thông tin và Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN): 1859 - 4905 (năm 2012).
Các bài báo được in ở Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân đều tuân thủ theo những nguyên tắc: không sao chép, có tính phát hiện, có giá trị khoa học, lần đầu tiên công bố,… và được biên tập, xuất bản dựa trên những quy chuẩn khoa học. Trước khi được công bố, các bài báo đều được phản biện khoa học từ một đến nhiều lần bởi người có học hàm, học vị cùng chuyên ngành và có uy tín khoa học. Tác giả của các bài báo là sinh viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài Trường (kể cả nước ngoài), nhiều người cũng đồng thời là tác giả của hàng loạt các công bố quốc tế (trong đó có các công bố trên tạp chí ISI).
Hiện nay, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân đang sử dụng phần mềm ANTIPLG - Truy tìm nguồn gốc văn bản. Phần mềm này có khả năng phát hiện đoạn văn có dấu hiệu sao chép bằng các phương pháp phân tích bút pháp, so khớp văn bản với kho dữ liệu hệ thống và so khớp tài liệu với dữ liệu từ mạng internet với độ chính xác cao. Phần mềm này giúp loại trừ những bài báo có tính sao chép, đạo văn, đảm bảo uy tín học thuật cho từng công bố trên Tạp chí.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân hiện đang phát hành mỗi năm 6 số. Trong đó 5 số tiếng Việt và 1 số tiếng Anh. Nội dung của Tạp chí đề cập đến nhiều ngành, tập trung vào ba lĩnh vực: Khoa học Tự nhiên; Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ; Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Từ số đầu tiên (tháng 11/2011) đến nay (tháng 11/2021), Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân phát hành được 47 số. Mỗi năm, Tạp chí công bố khoảng 100 bài báo trên nhiều lĩnh vực.
Tính đến nay, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân đã có 9 ngành được tính điểm, ngoài 3 ngành và liên ngành nói trên, 6 ngành còn lại là: Vật lý (0,5 điểm), Dược học, Sinh học, Văn học, Kinh tế, Hóa học - Công nghệ thực phẩm (mỗi ngành được 0.25 điểm).
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5329&pid=2066&page=0&lang=vi-VN
Ngày 6/7/2022, Hội đồng Giáo sư Nhà nước ban hành quyết định số 42/QĐ-HĐGSNN phê duyệt danh mục tạp chí khoa học được tính điểm năm 2022. Theo đó, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân (DTU Journal of Science & Technology) của Đại học Duy Tân đã có thêm 3 ngành, liên ngành được tính điểm và tăng điểm.
Trong số đó, ngành Giáo dục học và liên ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục thể thao đều được tính điểm lần đầu là 0.25 điểm, ngành được tăng điểm là ngành Xây dựng - Kiến trúc: được tăng từ 0.25 điểm (từ năm 2021) lên 0.5 điểm (vào năm 2022).
Tạp chí Khoa học và Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 3 ngành, Liên ngành
được tính điểm và tăng điểm năm 2022
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép hoạt động báo chí in (số 1245/GP-BTTTT) ngày 5 tháng 8 năm 2011, được Cục Thông tin và Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN): 1859 - 4905 (năm 2012).
Các bài báo được in ở Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân đều tuân thủ theo những nguyên tắc: không sao chép, có tính phát hiện, có giá trị khoa học, lần đầu tiên công bố,… và được biên tập, xuất bản dựa trên những quy chuẩn khoa học. Trước khi được công bố, các bài báo đều được phản biện khoa học từ một đến nhiều lần bởi người có học hàm, học vị cùng chuyên ngành và có uy tín khoa học. Tác giả của các bài báo là sinh viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài Trường (kể cả nước ngoài), nhiều người cũng đồng thời là tác giả của hàng loạt các công bố quốc tế (trong đó có các công bố trên tạp chí ISI).
Hiện nay, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân đang sử dụng phần mềm ANTIPLG - Truy tìm nguồn gốc văn bản. Phần mềm này có khả năng phát hiện đoạn văn có dấu hiệu sao chép bằng các phương pháp phân tích bút pháp, so khớp văn bản với kho dữ liệu hệ thống và so khớp tài liệu với dữ liệu từ mạng internet với độ chính xác cao. Phần mềm này giúp loại trừ những bài báo có tính sao chép, đạo văn, đảm bảo uy tín học thuật cho từng công bố trên Tạp chí.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân hiện đang phát hành mỗi năm 6 số. Trong đó 5 số tiếng Việt và 1 số tiếng Anh. Nội dung của Tạp chí đề cập đến nhiều ngành, tập trung vào ba lĩnh vực: Khoa học Tự nhiên; Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ; Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Từ số đầu tiên (tháng 11/2011) đến nay (tháng 11/2021), Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân phát hành được 47 số. Mỗi năm, Tạp chí công bố khoảng 100 bài báo trên nhiều lĩnh vực.
Tính đến nay, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân đã có 9 ngành được tính điểm, ngoài 3 ngành và liên ngành nói trên, 6 ngành còn lại là: Vật lý (0,5 điểm), Dược học, Sinh học, Văn học, Kinh tế, Hóa học - Công nghệ thực phẩm (mỗi ngành được 0.25 điểm).
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5329&pid=2066&page=0&lang=vi-VN
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐH Duy Tân: Thêm 3 ngành, Liên ngành được Tính điểm và Tăng điểm năm 2022
[size=32]Bác sĩ của ĐH Duy Tân: Tiên phong chống sốt rét, tâm huyết vì sinh viên[/size]
Gần 10 năm theo đuổi sự nghiệp “trồng người”, BS.TS Hoàng Hà, phó hiệu trưởng Trường Y dược (CMP), ĐH Duy Tân, luôn có rất nhiều sáng kiến mới trong công tác đào tạo, giúp sinh viên y khoa tự tin đảm nhận công việc thực tế với trình độ chuyên môn tốt
Bác sĩ Hoàng Hà đang làm việc tại Trường Y dược (CMP), ĐH Duy Tân
Người tiên phong trong công tác phòng chống sốt rét tại thôn bản
Tốt nghiệp chuyên ngành nội nhi tại ĐH Y khoa Huế, chàng bác sĩ trẻ Hoàng Hà lúc bấy giờ đã về công tác tại Quân y Binh đoàn bộ, Binh đoàn 15, Quân khu V. Ngay sau khi xuất ngũ (khoảng tháng 10-1989), bác sĩ Hà đã về công tác ở Trạm Sốt rét tỉnh Quảng Trị với vị trí phó trưởng trạm, rồi sau đó đảm nhiệm chức vụ trưởng Trạm Sốt rét.
Những năm 1990 - 1992, ở khu vực biên giới Việt - Lào của tỉnh Quảng Trị, tình hình sốt rét vô cùng phức tạp. Số lượng bệnh nhân tử vong rất cao. Bác sĩ Hà đã cùng ban lãnh đạo và các cán bộ Trạm Sốt rét đưa ra sáng kiến tìm người tình nguyện phòng chống sốt rét ở khu vực này. Đối tượng "người tình nguyện" lúc bấy giờ phần lớn là đồng bào dân tộc miền núi Pakô, Vân Kiều có trình độ văn hóa chỉ lớp 2, lớp 3.
Một số học viên nghe, viết và nói tiếng Kinh còn chưa thạo khiến việc tiếp nhận thông tin để sau đó tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân phòng chống sốt rét ít nhiều bị hạn chế. Trước thực trạng đó, bác sĩ Hà đã mở những lớp học đầu tiên mang tên "Người tình nguyện làm công tác phòng chống sốt rét tại thôn bản", để vừa dạy tiếng Kinh vừa hướng dẫn cách thức phòng chống bệnh sốt rét cho các tình nguyện viên người dân tộc. Các học viên tình nguyện này về sau đã trở thành nòng cốt cho y tế thôn bản của Bộ Y tế.
Trong quá trình đào tạo người tình nguyện, có một kỷ niệm khiến bác sĩ Hà không thể nào quên: "Đó là vào một đợt tập huấn trực tiếp cho y tế thôn bản tại xã A Bung, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Bất ngờ có một bệnh nhân sốt rét ác tính bị hôn mê ngay tại bản mà không thể đưa về bệnh viện được. Tôi đã cùng các cán bộ y tế huyện, xã, thôn bản tiến hành cấp cứu và cứu sống bệnh nhân này.
Được biết trước đó, thầy mo được mời về cúng đã bỏ cuộc. Bởi thế, người dân tộc miền núi từ đây càng tin tưởng các cán bộ y tế. Còn các học viên khi được chứng kiến và thực hành thực tế với trường hợp bệnh nhân này đã thu thập được những kinh nghiệm bằng cả mấy năm đi thực tập lâm sàng".
Bác sĩ Hà (thứ 3 hàng trên bên phải) tham gia một hội nghị về phòng chống sốt rét
Để lan rộng mô hình này, bác sĩ Hoàng Hà đã viết bài báo về "Xây dựng và củng cố mạng lưới tình nguyện viên làm công tác phòng chống sốt rét ở thôn bản". Bài báo đã được đăng ngay trong Tạp chí số 4-1994 của Phân viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn (nay là Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn).
Đây được xem là bài viết đầu tiên về xây dựng và hoạt động của Mạng lưới Y tế thôn bản của Việt Nam và là tài liệu tham khảo chính của một luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ở Bỉ của nguyên phân viện trưởng Phân viện - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM. Ngay sau đó, năm 1995, Bộ Y tế đã bắt đầu cho đào tạo và hình thành Mạng lưới Y tế thôn bản quốc gia.
Từ năm 1999 - 2013, khi Trạm Sốt rét nhập vào Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị, bác sĩ Hà tiếp tục được giao đảm nhiệm vị trí phó giám đốc trung tâm.
Với những đóng góp không nhỏ dành cho ngành y tế tỉnh Quảng Trị nói riêng và ngành y tế cả nước nói chung, bác sĩ Hoàng Hà đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú năm 2009, được trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì "Đã có thành tích trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân" bên cạnh rất nhiều bằng khen của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị với thành tích trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong nhiều năm từ 1990 đến 2013.
Bác sĩ Hoàng Hà cũng là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh 2006 - 2010, Chiến sĩ thi đua cơ sở liên tiếp trong 20 năm.
Học nghề y là không giới hạn thời gian và nội dung cần phải học
Sau khi lấy bằng tiến sĩ ngành y tế công cộng vào năm 2014, với tâm huyết muốn truyền thụ kiến thức cho lớp trẻ, góp phần đào tạo ra những thế hệ bác sĩ vững chuyên môn và giàu y đức, bác sĩ Hà đã quyết định chuyển sang làm thầy giáo giảng dạy trực tiếp trên giảng đường. Năm 2017, bác sĩ Hà đã về làm việc tại ĐH Duy Tân.
BS.TS Hà (thứ bảy từ phải qua) nhận giải nhì tại Hội nghị Ứng dụng y sinh trong lâm sàng ở TP.HCM
Thời gian này, cùng với công tác giảng dạy tại trường, BS.TS Hà vẫn tiếp tục niềm đam mê nghiên cứu khoa học của những năm trước đó. Ông đã cùng đồng nghiệp đến từ Nhật Bản, Lào, và Ủy ban Y tế Việt Nam - Hà Lan nghiên cứu tình hình sốt rét ở vùng biên giới Việt Nam và Lào. Nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện một loài ký sinh trùng sốt rét mới đầu tiên ở Việt Nam và là loài thứ 5 trên thế giới. Hai bài báo quốc tế về nội dung này đã được đăng tải.
Khi tham dự Hội nghị Ứng dụng y sinh trong lâm sàng ở TP.HCM, BS.TS Hà đã được trao giải nhì với đề tài "Nhiễm ký sinh trùng Plasmodium knowlesi từ khỉ sang người ở vùng biên giới Việt - Lào". Đặc biệt khi đại dịch COVID-19 bùng phát, với chủ trương của Bộ Y tế và sự đồng ý của ĐH Duy Tân, BS.TS Hà cùng 4 giảng viên khác đã mở 3 lớp tập huấn về tiêm chủng vắc xin COVID-19 online cho hơn 700 giảng viên, sinh viên Trường Y dược (CMP), từ đó đã hỗ trợ cho chiến dịch tiêm chủng quốc gia hàng chục nhân viên y tế.
Đảm nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng Trường Y dược (CMP), ĐH Duy Tân với khá nhiều thời gian dành cho công tác quản lý cùng nghiên cứu khoa học nhưng BS.TS Hà vẫn luôn được các bạn sinh viên hết mực yêu quý. Là bởi bác sĩ Hà không làm việc theo "giờ hành chính", mà cứ sinh viên cần là bác sĩ Hà... có mặt.
"Tôi quen với nhịp gấp gáp của ngành y mấy chục năm nay rồi. Tôi cũng thương những em sinh viên mới chập chững vào nghề còn chưa… ‘thấm’ nên tôi luôn dành thời gian để vừa định hướng, vừa chia sẻ, vừa định hình tư cách cho các em. Các em đã xác định theo ngành y là phải luôn giữ được ‘ngọn lửa’ đam mê của bản thân, học tập thật nghiêm túc, phải giỏi về cả lý thuyết và thực hành.
Học nghề y là không giới hạn thời gian và nội dung cần phải học - đó cũng chính là châm ngôn sống và làm việc của tôi, và tôi cũng muốn truyền tải đến với mọi sinh viên của mình. Tôi mong các em phải trưởng thành thật sớm, phải chuyên tâm học thật giỏi để tránh những sai sót trong ngành y. Bởi chính năng lực chuyên môn có được từ giảng đường đại học, từ thực tập thực tế sẽ là ‘phép mầu’ để cứu vớt mạng sống của một con người khi thực sự vào nghề, cũng chính là điều mà mỗi thầy thuốc đều luôn hướng đến", bác sĩ Hà cho hay.
T.TH
Nguồn: https://tuoitre.vn/bac-si-cua-dh-duy-tan-tien-phong-chong-sot-ret-tam-huyet-vi-sinh-vien-20220706153511091.htm
Gần 10 năm theo đuổi sự nghiệp “trồng người”, BS.TS Hoàng Hà, phó hiệu trưởng Trường Y dược (CMP), ĐH Duy Tân, luôn có rất nhiều sáng kiến mới trong công tác đào tạo, giúp sinh viên y khoa tự tin đảm nhận công việc thực tế với trình độ chuyên môn tốt
Bác sĩ Hoàng Hà đang làm việc tại Trường Y dược (CMP), ĐH Duy Tân
Người tiên phong trong công tác phòng chống sốt rét tại thôn bản
Tốt nghiệp chuyên ngành nội nhi tại ĐH Y khoa Huế, chàng bác sĩ trẻ Hoàng Hà lúc bấy giờ đã về công tác tại Quân y Binh đoàn bộ, Binh đoàn 15, Quân khu V. Ngay sau khi xuất ngũ (khoảng tháng 10-1989), bác sĩ Hà đã về công tác ở Trạm Sốt rét tỉnh Quảng Trị với vị trí phó trưởng trạm, rồi sau đó đảm nhiệm chức vụ trưởng Trạm Sốt rét.
Những năm 1990 - 1992, ở khu vực biên giới Việt - Lào của tỉnh Quảng Trị, tình hình sốt rét vô cùng phức tạp. Số lượng bệnh nhân tử vong rất cao. Bác sĩ Hà đã cùng ban lãnh đạo và các cán bộ Trạm Sốt rét đưa ra sáng kiến tìm người tình nguyện phòng chống sốt rét ở khu vực này. Đối tượng "người tình nguyện" lúc bấy giờ phần lớn là đồng bào dân tộc miền núi Pakô, Vân Kiều có trình độ văn hóa chỉ lớp 2, lớp 3.
Một số học viên nghe, viết và nói tiếng Kinh còn chưa thạo khiến việc tiếp nhận thông tin để sau đó tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân phòng chống sốt rét ít nhiều bị hạn chế. Trước thực trạng đó, bác sĩ Hà đã mở những lớp học đầu tiên mang tên "Người tình nguyện làm công tác phòng chống sốt rét tại thôn bản", để vừa dạy tiếng Kinh vừa hướng dẫn cách thức phòng chống bệnh sốt rét cho các tình nguyện viên người dân tộc. Các học viên tình nguyện này về sau đã trở thành nòng cốt cho y tế thôn bản của Bộ Y tế.
Trong quá trình đào tạo người tình nguyện, có một kỷ niệm khiến bác sĩ Hà không thể nào quên: "Đó là vào một đợt tập huấn trực tiếp cho y tế thôn bản tại xã A Bung, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Bất ngờ có một bệnh nhân sốt rét ác tính bị hôn mê ngay tại bản mà không thể đưa về bệnh viện được. Tôi đã cùng các cán bộ y tế huyện, xã, thôn bản tiến hành cấp cứu và cứu sống bệnh nhân này.
Được biết trước đó, thầy mo được mời về cúng đã bỏ cuộc. Bởi thế, người dân tộc miền núi từ đây càng tin tưởng các cán bộ y tế. Còn các học viên khi được chứng kiến và thực hành thực tế với trường hợp bệnh nhân này đã thu thập được những kinh nghiệm bằng cả mấy năm đi thực tập lâm sàng".
Bác sĩ Hà (thứ 3 hàng trên bên phải) tham gia một hội nghị về phòng chống sốt rét
Để lan rộng mô hình này, bác sĩ Hoàng Hà đã viết bài báo về "Xây dựng và củng cố mạng lưới tình nguyện viên làm công tác phòng chống sốt rét ở thôn bản". Bài báo đã được đăng ngay trong Tạp chí số 4-1994 của Phân viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn (nay là Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn).
Đây được xem là bài viết đầu tiên về xây dựng và hoạt động của Mạng lưới Y tế thôn bản của Việt Nam và là tài liệu tham khảo chính của một luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ở Bỉ của nguyên phân viện trưởng Phân viện - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM. Ngay sau đó, năm 1995, Bộ Y tế đã bắt đầu cho đào tạo và hình thành Mạng lưới Y tế thôn bản quốc gia.
Từ năm 1999 - 2013, khi Trạm Sốt rét nhập vào Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị, bác sĩ Hà tiếp tục được giao đảm nhiệm vị trí phó giám đốc trung tâm.
Với những đóng góp không nhỏ dành cho ngành y tế tỉnh Quảng Trị nói riêng và ngành y tế cả nước nói chung, bác sĩ Hoàng Hà đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú năm 2009, được trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì "Đã có thành tích trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân" bên cạnh rất nhiều bằng khen của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị với thành tích trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong nhiều năm từ 1990 đến 2013.
Bác sĩ Hoàng Hà cũng là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh 2006 - 2010, Chiến sĩ thi đua cơ sở liên tiếp trong 20 năm.
Học nghề y là không giới hạn thời gian và nội dung cần phải học
Sau khi lấy bằng tiến sĩ ngành y tế công cộng vào năm 2014, với tâm huyết muốn truyền thụ kiến thức cho lớp trẻ, góp phần đào tạo ra những thế hệ bác sĩ vững chuyên môn và giàu y đức, bác sĩ Hà đã quyết định chuyển sang làm thầy giáo giảng dạy trực tiếp trên giảng đường. Năm 2017, bác sĩ Hà đã về làm việc tại ĐH Duy Tân.
BS.TS Hà (thứ bảy từ phải qua) nhận giải nhì tại Hội nghị Ứng dụng y sinh trong lâm sàng ở TP.HCM
Thời gian này, cùng với công tác giảng dạy tại trường, BS.TS Hà vẫn tiếp tục niềm đam mê nghiên cứu khoa học của những năm trước đó. Ông đã cùng đồng nghiệp đến từ Nhật Bản, Lào, và Ủy ban Y tế Việt Nam - Hà Lan nghiên cứu tình hình sốt rét ở vùng biên giới Việt Nam và Lào. Nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện một loài ký sinh trùng sốt rét mới đầu tiên ở Việt Nam và là loài thứ 5 trên thế giới. Hai bài báo quốc tế về nội dung này đã được đăng tải.
Khi tham dự Hội nghị Ứng dụng y sinh trong lâm sàng ở TP.HCM, BS.TS Hà đã được trao giải nhì với đề tài "Nhiễm ký sinh trùng Plasmodium knowlesi từ khỉ sang người ở vùng biên giới Việt - Lào". Đặc biệt khi đại dịch COVID-19 bùng phát, với chủ trương của Bộ Y tế và sự đồng ý của ĐH Duy Tân, BS.TS Hà cùng 4 giảng viên khác đã mở 3 lớp tập huấn về tiêm chủng vắc xin COVID-19 online cho hơn 700 giảng viên, sinh viên Trường Y dược (CMP), từ đó đã hỗ trợ cho chiến dịch tiêm chủng quốc gia hàng chục nhân viên y tế.
Đảm nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng Trường Y dược (CMP), ĐH Duy Tân với khá nhiều thời gian dành cho công tác quản lý cùng nghiên cứu khoa học nhưng BS.TS Hà vẫn luôn được các bạn sinh viên hết mực yêu quý. Là bởi bác sĩ Hà không làm việc theo "giờ hành chính", mà cứ sinh viên cần là bác sĩ Hà... có mặt.
"Tôi quen với nhịp gấp gáp của ngành y mấy chục năm nay rồi. Tôi cũng thương những em sinh viên mới chập chững vào nghề còn chưa… ‘thấm’ nên tôi luôn dành thời gian để vừa định hướng, vừa chia sẻ, vừa định hình tư cách cho các em. Các em đã xác định theo ngành y là phải luôn giữ được ‘ngọn lửa’ đam mê của bản thân, học tập thật nghiêm túc, phải giỏi về cả lý thuyết và thực hành.
Học nghề y là không giới hạn thời gian và nội dung cần phải học - đó cũng chính là châm ngôn sống và làm việc của tôi, và tôi cũng muốn truyền tải đến với mọi sinh viên của mình. Tôi mong các em phải trưởng thành thật sớm, phải chuyên tâm học thật giỏi để tránh những sai sót trong ngành y. Bởi chính năng lực chuyên môn có được từ giảng đường đại học, từ thực tập thực tế sẽ là ‘phép mầu’ để cứu vớt mạng sống của một con người khi thực sự vào nghề, cũng chính là điều mà mỗi thầy thuốc đều luôn hướng đến", bác sĩ Hà cho hay.
T.TH
Nguồn: https://tuoitre.vn/bac-si-cua-dh-duy-tan-tien-phong-chong-sot-ret-tam-huyet-vi-sinh-vien-20220706153511091.htm
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐH Duy Tân: Thêm 3 ngành, Liên ngành được Tính điểm và Tăng điểm năm 2022
[size=32]Bộ sưu tập mở màn Thailand Fashion Week có thiết kế của sinh viên ĐH Duy Tân[/size]
Nhà thiết kế Lê Trần Đắc Ngọc cùng thương hiệu thời trang S Designer House - đại diện Vietnam International Fashion Tour - thiết kế bộ sưu tập mở màn Thailand Fashion Week 2022 diễn ra vào ngày 30-6 tại Bangkok (Thái Lan).
Nhà thiết kế trẻ Phương Linh (áo hồng ở giữa) tại họp báo mở màn Thailand Fashion Week 2022
Với phong cách thiết kế ấn tượng cùng những sáng tạo đầy cá tính, khác biệt, nhà thiết kế trẻ Nguyễn Phương Linh - hiện đang là sinh viên năm 2 ngành thiết kế thời trang của Đại học Duy Tân - đã trở thành 1 trong 16 nhà thiết kế trẻ được tin tưởng "chọn mặt gửi vàng" thực hiện bộ sưu tập cho show thời trang mở màn tại Thailand Fashion Week 2022.
Bộ sưu tập của nhà thiết kế Việt mở màn tuần lễ thời trang
Nhà thiết kế Lê Trần Đắc Ngọc tham gia thiết kế bộ sưu tập mở màn show diễn thời trang uy tín theo lời mời từ chủ tịch Thailand Fashion Week. Đây là một trong những sự kiện thời trang lớn nhất tại đất nước chùa vàng, với sự góp mặt của hàng ngàn "tín đồ" thời trang của Thái Lan và của nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Nhà thiết kế Lê Trần Đắc Ngọc là một trong những người tiên phong đưa thời trang Việt Nam đặt dấu chân trên bản đồ thời trang thế giới. Anh cũng từng là nhà thiết kế Việt được mời trình diễn ở nhiều sự kiện thời trang quốc tế nổi tiếng như: Malaysia Fashion Week 2018, London Fashion Week - House Of Ikons 2019, Saint - Petersburg Kids Fashion Day, Vie Fashion Week 2019 (Dubai), Bangkok International Kids Fashion Show 2010, Luxury Brand Global Fashion Week (Hàn Quốc),… Chính vì thế, sự tái xuất của nhà thiết kế Đắc Ngọc tại Thailand Fashion Week 2022 nhận được sự mong chờ của đông đảo người hâm mộ.
Trong lần xuất ngoại này, với mong muốn trao cơ hội cho các bạn trẻ đam mê thiết kế thời trang, nhà thiết kế Đắc Ngọc đã đồng hành với 16 nhà thiết kế trẻ thực hiện bộ sưu tập mở màn Thailand Fashion Week 2022. Trong số đó có nhiều gương mặt là sinh viên các trường đại học trên khắp cả nước như Đại học Mỹ thuật công nghiệp, Đại học Duy Tân, Học viện Thời trang London, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Mở Hà Nội,…
16 mẫu nhí và 16 nhà thiết kế tham gia thiết kế bộ sưu tập “Thanh âm Việt và sắc màu 5 châu”
Bộ sưu tập mở màn Thailand Fashion Week mang tên "Thanh âm Việt và sắc màu 5 châu" là sự giao thoa giữa yếu tố truyền thống dân tộc và hơi thở đương đại, giữa văn hóa Việt Nam và các quốc gia trên khắp 5 châu. Bộ sưu tập mang triết lý thiết kế riêng biệt, câu chuyện thời trang sâu sắc và truyền tải thông điệp nhân văn ý nghĩa. "Thanh âm Việt và sắc màu 5 châu" bao gồm:
- 8 thiết kế Áo dài cách tân lấy cảm hứng từ các loại hình âm nhạc cổ truyền như chầu văn, đờn ca tài tử, cải lương, quan họ, múa rối nước,…
- 8 thiết kế Dạ hội hội tụ văn hóa của các quốc gia khắp 5 châu như: Việt Nam, Thái Lan, Mỹ, Úc, Brazil, Nam Phi, Pháp, Tây Ban Nha.
Nhà thiết kế trẻ tài năng từ "cái nôi" Đại học Duy Tân
Là 1 trong 16 gương mặt nhà thiết kế trẻ thực hiện bộ sưu tập "Thanh âm Việt và sắc màu 5 châu" mở màn cho Thailand Fashion Week, Nguyễn Phương Linh thực hiện nhiệm vụ thiết kế trang phục dạ hội của đất nước Brazil.
"Em rất bất ngờ và vinh dự khi được chọn là một trong những người tham gia thiết kế cho bộ sưu tập mở màn Thailand Fashion Week - show diễn thời trang mang tầm quốc tế. Đây là cơ hội ‘vàng’ để em thể hiện năng lực của bản thân, đồng thời học hỏi kinh nghiệm, phong cách thiết kế, giao lưu và kết nối cùng với các bạn sinh viên đam mê thiết kế, với các nhà thiết kế nổi tiếng cũng như cập nhật được các xu hướng thời trang mới.
Trước khi tham gia thiết kế cho Thailand Fashion Week, em đã có cơ hội làm việc với nhà thiết kế Đắc Ngọc cùng S Designer House và trở thành 1 trong những gương mặt đầu tiên của dự án ‘100 nhà thiết kế thời trang trẻ tài năng’. Em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ nhà thiết kế vô cùng tài năng của Việt Nam, được hỗ trợ rất nhiều cho quá trình học ngành thiết kế thời trang của mình", nhà thiết kế trẻ Phương Linh cho biết.
Phương Linh là 1 trong 3 sinh viên của Khoa Kiến trúc & mỹ thuật ứng dụng thuộc Trường Công nghệ, Đại học Duy Tân được chọn vào dự án "100 nhà thiết kế thời trang trẻ tài năng" do nhà thiết kế Đắc Ngọc thực hiện, với mong muốn tìm kiếm và ươm mầm những nhà thiết kế trẻ, kích thích hoạt động sáng tạo, mang đến những sản phẩm đa sắc màu, góp phần phát triển thời trang Việt Nam, đưa những dấu ấn của truyền thống dân tộc đến với công chúng quốc tế.
Thiết kế của nhà thiết kế trẻ Phương Linh cho trang phục dạ hội của Brazil
Với trang phục dạ hội của đất nước Brazil thuộc bộ sưu tập "Thanh âm Việt và sắc màu 5 châu", nhà thiết kế trẻ Phương Linh đã lấy cảm hứng về hình ảnh và màu sắc từ chính quốc kỳ của Brazil: "Những kiến thức về hình họa thời trang, nguyên lý thiết kế,… được học tại giảng đường Đại học Duy Tân chính là nền tảng gúp em lên ý tưởng và thực hiện bản vẽ. Em mất tầm một tuần với sự hỗ trợ và hướng dẫn của nhà thiết kế Đắc Ngọc cùng êkip bên S Designer House để hoàn thiện bản thiết kế".
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới & Top 100 Đại học Tốt nhất châu Á theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Top 210 Đại học Tốt nhất châu Á năm 2022 & Top 801-1000 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 theo QS Rankings.
* Top 700 Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
* Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
* Top 107 Thế giới trong xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi năm 2022 theo Times Higher Education (THE).
* Top 577 các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 theo U.S. News & World Report
* Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1.482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
* Xếp thứ 2/17 đại học của Việt Nam (thứ 446 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
* Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
* Xếp thứ 3 Việt Nam, 1.255 Thế giới trên Bảng xếp hạng website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 1-2022.
* Ngành Khoa học máy tính & kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật điện - điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo Bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
* Lĩnh vực Khoa học máy tính & kỹ thuật công nghệ xếp hạng Top 251-300 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Lĩnh vực Y, dược, lâm sàng xếp hạng Top 176-200 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Top 98 trong bảng Xếp hạng đại học trẻ tốt nhất thế giới của THE năm 2022
* Xếp thứ 8 - Trường Đại học Tư thục Tốt nhất Đông Nam Á năm 2022 theo AppliedHE.
T.TH
Nguồn: https://tuoitre.vn/bo-suu-tap-mo-man-thailand-fashion-week-co-thiet-ke-cua-sinh-vien-dh-duy-tan-20220630100514054.htm
Nhà thiết kế Lê Trần Đắc Ngọc cùng thương hiệu thời trang S Designer House - đại diện Vietnam International Fashion Tour - thiết kế bộ sưu tập mở màn Thailand Fashion Week 2022 diễn ra vào ngày 30-6 tại Bangkok (Thái Lan).
Nhà thiết kế trẻ Phương Linh (áo hồng ở giữa) tại họp báo mở màn Thailand Fashion Week 2022
Với phong cách thiết kế ấn tượng cùng những sáng tạo đầy cá tính, khác biệt, nhà thiết kế trẻ Nguyễn Phương Linh - hiện đang là sinh viên năm 2 ngành thiết kế thời trang của Đại học Duy Tân - đã trở thành 1 trong 16 nhà thiết kế trẻ được tin tưởng "chọn mặt gửi vàng" thực hiện bộ sưu tập cho show thời trang mở màn tại Thailand Fashion Week 2022.
Bộ sưu tập của nhà thiết kế Việt mở màn tuần lễ thời trang
Nhà thiết kế Lê Trần Đắc Ngọc tham gia thiết kế bộ sưu tập mở màn show diễn thời trang uy tín theo lời mời từ chủ tịch Thailand Fashion Week. Đây là một trong những sự kiện thời trang lớn nhất tại đất nước chùa vàng, với sự góp mặt của hàng ngàn "tín đồ" thời trang của Thái Lan và của nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Nhà thiết kế Lê Trần Đắc Ngọc là một trong những người tiên phong đưa thời trang Việt Nam đặt dấu chân trên bản đồ thời trang thế giới. Anh cũng từng là nhà thiết kế Việt được mời trình diễn ở nhiều sự kiện thời trang quốc tế nổi tiếng như: Malaysia Fashion Week 2018, London Fashion Week - House Of Ikons 2019, Saint - Petersburg Kids Fashion Day, Vie Fashion Week 2019 (Dubai), Bangkok International Kids Fashion Show 2010, Luxury Brand Global Fashion Week (Hàn Quốc),… Chính vì thế, sự tái xuất của nhà thiết kế Đắc Ngọc tại Thailand Fashion Week 2022 nhận được sự mong chờ của đông đảo người hâm mộ.
Trong lần xuất ngoại này, với mong muốn trao cơ hội cho các bạn trẻ đam mê thiết kế thời trang, nhà thiết kế Đắc Ngọc đã đồng hành với 16 nhà thiết kế trẻ thực hiện bộ sưu tập mở màn Thailand Fashion Week 2022. Trong số đó có nhiều gương mặt là sinh viên các trường đại học trên khắp cả nước như Đại học Mỹ thuật công nghiệp, Đại học Duy Tân, Học viện Thời trang London, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Mở Hà Nội,…
16 mẫu nhí và 16 nhà thiết kế tham gia thiết kế bộ sưu tập “Thanh âm Việt và sắc màu 5 châu”
Bộ sưu tập mở màn Thailand Fashion Week mang tên "Thanh âm Việt và sắc màu 5 châu" là sự giao thoa giữa yếu tố truyền thống dân tộc và hơi thở đương đại, giữa văn hóa Việt Nam và các quốc gia trên khắp 5 châu. Bộ sưu tập mang triết lý thiết kế riêng biệt, câu chuyện thời trang sâu sắc và truyền tải thông điệp nhân văn ý nghĩa. "Thanh âm Việt và sắc màu 5 châu" bao gồm:
- 8 thiết kế Áo dài cách tân lấy cảm hứng từ các loại hình âm nhạc cổ truyền như chầu văn, đờn ca tài tử, cải lương, quan họ, múa rối nước,…
- 8 thiết kế Dạ hội hội tụ văn hóa của các quốc gia khắp 5 châu như: Việt Nam, Thái Lan, Mỹ, Úc, Brazil, Nam Phi, Pháp, Tây Ban Nha.
Nhà thiết kế trẻ tài năng từ "cái nôi" Đại học Duy Tân
Là 1 trong 16 gương mặt nhà thiết kế trẻ thực hiện bộ sưu tập "Thanh âm Việt và sắc màu 5 châu" mở màn cho Thailand Fashion Week, Nguyễn Phương Linh thực hiện nhiệm vụ thiết kế trang phục dạ hội của đất nước Brazil.
"Em rất bất ngờ và vinh dự khi được chọn là một trong những người tham gia thiết kế cho bộ sưu tập mở màn Thailand Fashion Week - show diễn thời trang mang tầm quốc tế. Đây là cơ hội ‘vàng’ để em thể hiện năng lực của bản thân, đồng thời học hỏi kinh nghiệm, phong cách thiết kế, giao lưu và kết nối cùng với các bạn sinh viên đam mê thiết kế, với các nhà thiết kế nổi tiếng cũng như cập nhật được các xu hướng thời trang mới.
Trước khi tham gia thiết kế cho Thailand Fashion Week, em đã có cơ hội làm việc với nhà thiết kế Đắc Ngọc cùng S Designer House và trở thành 1 trong những gương mặt đầu tiên của dự án ‘100 nhà thiết kế thời trang trẻ tài năng’. Em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ nhà thiết kế vô cùng tài năng của Việt Nam, được hỗ trợ rất nhiều cho quá trình học ngành thiết kế thời trang của mình", nhà thiết kế trẻ Phương Linh cho biết.
Phương Linh là 1 trong 3 sinh viên của Khoa Kiến trúc & mỹ thuật ứng dụng thuộc Trường Công nghệ, Đại học Duy Tân được chọn vào dự án "100 nhà thiết kế thời trang trẻ tài năng" do nhà thiết kế Đắc Ngọc thực hiện, với mong muốn tìm kiếm và ươm mầm những nhà thiết kế trẻ, kích thích hoạt động sáng tạo, mang đến những sản phẩm đa sắc màu, góp phần phát triển thời trang Việt Nam, đưa những dấu ấn của truyền thống dân tộc đến với công chúng quốc tế.
Thiết kế của nhà thiết kế trẻ Phương Linh cho trang phục dạ hội của Brazil
Với trang phục dạ hội của đất nước Brazil thuộc bộ sưu tập "Thanh âm Việt và sắc màu 5 châu", nhà thiết kế trẻ Phương Linh đã lấy cảm hứng về hình ảnh và màu sắc từ chính quốc kỳ của Brazil: "Những kiến thức về hình họa thời trang, nguyên lý thiết kế,… được học tại giảng đường Đại học Duy Tân chính là nền tảng gúp em lên ý tưởng và thực hiện bản vẽ. Em mất tầm một tuần với sự hỗ trợ và hướng dẫn của nhà thiết kế Đắc Ngọc cùng êkip bên S Designer House để hoàn thiện bản thiết kế".
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới & Top 100 Đại học Tốt nhất châu Á theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Top 210 Đại học Tốt nhất châu Á năm 2022 & Top 801-1000 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 theo QS Rankings.
* Top 700 Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
* Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
* Top 107 Thế giới trong xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi năm 2022 theo Times Higher Education (THE).
* Top 577 các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 theo U.S. News & World Report
* Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1.482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
* Xếp thứ 2/17 đại học của Việt Nam (thứ 446 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
* Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
* Xếp thứ 3 Việt Nam, 1.255 Thế giới trên Bảng xếp hạng website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 1-2022.
* Ngành Khoa học máy tính & kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật điện - điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo Bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
* Lĩnh vực Khoa học máy tính & kỹ thuật công nghệ xếp hạng Top 251-300 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Lĩnh vực Y, dược, lâm sàng xếp hạng Top 176-200 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Top 98 trong bảng Xếp hạng đại học trẻ tốt nhất thế giới của THE năm 2022
* Xếp thứ 8 - Trường Đại học Tư thục Tốt nhất Đông Nam Á năm 2022 theo AppliedHE.
T.TH
Nguồn: https://tuoitre.vn/bo-suu-tap-mo-man-thailand-fashion-week-co-thiet-ke-cua-sinh-vien-dh-duy-tan-20220630100514054.htm
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Tạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 2 ngành được tính điểm công trình
» Ngày hội Việc làm khối ngành Khoa học Công nghệ DTU năm 2022
» Ngành Môi trường-Công nghệ Thực phẩm-Công nghệ Sinh học tại DTU: Điểm nhấn trong đào tạo
» 13-24,5 điểm đều có thể đỗ ngành Công nghệ thông tin
» Đại HỌC KINh doanh và công nghệ Tuyển sinh LIÊN thông TỪ TRung CẤP,CAO đẳng lên - các nGÀNh
» Ngày hội Việc làm khối ngành Khoa học Công nghệ DTU năm 2022
» Ngành Môi trường-Công nghệ Thực phẩm-Công nghệ Sinh học tại DTU: Điểm nhấn trong đào tạo
» 13-24,5 điểm đều có thể đỗ ngành Công nghệ thông tin
» Đại HỌC KINh doanh và công nghệ Tuyển sinh LIÊN thông TỪ TRung CẤP,CAO đẳng lên - các nGÀNh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết