Webinar Định hướng Ngành nghề Du Lịch - Khách sạn - Nhà hàng - Sự kiện Giải trí - Hàng không
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Webinar Định hướng Ngành nghề Du Lịch - Khách sạn - Nhà hàng - Sự kiện Giải trí - Hàng không
Webinar Định hướng Ngành nghề Du Lịch - Khách sạn - Nhà hàng - Sự kiện Giải trí - Hàng không
Nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định đến tương lai của mỗi cá nhân. Để chọn nghề nghiệp đúng, các bạn học sinh THPT phải biết được niềm đam mê của bản thân, khả năng và thế mạnh của mình là gì và cuối cùng là cơ hội nghề nghiệp của ngành mình lựa chọn. Thế nhưng hiện nay định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT còn rất hạn chế dẫn đến việc các em học sinh không có được định hướng tốt nhất cho tương lai của mình.
Sự kiện được tổ chức online qua Zoom
Hiểu được điều đó, sáng ngày 19/6/2022, Đại học Duy Tân đã phối hợp cùng Dicamon và Học 247 để tổ chức Webinar định hướng ngành nghề Du lịch - Khách sạn - Nhà hàng - Sự kiện Giải trí - Hàng không. Các vị khách mời tham gia giải đáp thắc mắc cho các bạn học sinh gồm:
• GS.TS. Lim Sang Taek - Hiệu trưởng Trường Du Lịch - Đại học Duy Tân
• TS. Bùi Kim Luận - Phó hiệu trưởng Trường Du Lịch - Đại học Duy Tân
• Chị Lê Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Phó phòng Tuyển dụng cụm khách sạn Melia Vinpearl miền Trung
• ThS. Trần Văn Hóa - Trưởng phòng Hướng dẫn viên Vietravel Đà Nẵng
Đến tham dự chương trình còn có anh Võ Minh Hào - Đồng sáng lập Dicamon. Sự kiện được tổ chức online qua Zoom, thu hút đông đảo các bạn học sinh quan tâm ở khắp các tỉnh thành trên cả nước như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Đăk Lăk, Đăk Nông, Cần Thơ,...
Những câu hỏi thú vị được các khách mời tận tình giải đáp
Các khách mời đã giải đáp tận tình những thắc mắc của thí sinh gửi về cho chương trình về điều kiện học tập, cơ hội nghề nghiệp, chuẩn đầu ra, cơ hội trải nghiệm thực tế,... Đặc biệt là ngành học mới và hot của trường như Quản trị Du lịch và Dịch vụ Hàng không, Quản trị Sự kiện và Giải trí, Smart Tourism,... nhận được sự quan tâm lớn từ phía các bạn trẻ. Phần “gỡ rối” từ phía khách mời đã giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về ngành nghề mình muốn lựa chọn, biết được những điều bản thân còn thiếu sót để trau dồi phát triển hơn trong tương lai.
Dưới góc độ nhà tuyển dụng, anh Trần Văn Hóa và chị Lê Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã dành những lời khen cho thái độ và năng lực của sinh viên Duy Tân. Phía Doanh nghiệp đều nhận định sinh viên Duy Tân rất năng động, nhiệt tình, có kỹ năng và tư duy tốt. Vietravel Đà Nẵng hiện cũng đang có đội ngũ cộng tác viên hướng dẫn với đa số là sinh viên Duy Tân và chuẩn bị nhận thêm 2 sinh viên vừa bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp tại Đại học Duy Tân năm 2022 về làm việc tại đơn vị.
Được biết Vietravel Đà Nẵng và Melia Vinpearl là 2 trong số 150 doanh nghiệp sẽ tham gia tuyển dụng tại Tuần lễ Việc làm DTU 2022 diễn ra các ngày 22,24,26/6/2022 tới đây tại cơ sở Hòa Khánh Nam, Đại học Duy Tân.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5294&pid=2064&lang=vi-VN
Nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định đến tương lai của mỗi cá nhân. Để chọn nghề nghiệp đúng, các bạn học sinh THPT phải biết được niềm đam mê của bản thân, khả năng và thế mạnh của mình là gì và cuối cùng là cơ hội nghề nghiệp của ngành mình lựa chọn. Thế nhưng hiện nay định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT còn rất hạn chế dẫn đến việc các em học sinh không có được định hướng tốt nhất cho tương lai của mình.
Sự kiện được tổ chức online qua Zoom
Hiểu được điều đó, sáng ngày 19/6/2022, Đại học Duy Tân đã phối hợp cùng Dicamon và Học 247 để tổ chức Webinar định hướng ngành nghề Du lịch - Khách sạn - Nhà hàng - Sự kiện Giải trí - Hàng không. Các vị khách mời tham gia giải đáp thắc mắc cho các bạn học sinh gồm:
• GS.TS. Lim Sang Taek - Hiệu trưởng Trường Du Lịch - Đại học Duy Tân
• TS. Bùi Kim Luận - Phó hiệu trưởng Trường Du Lịch - Đại học Duy Tân
• Chị Lê Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Phó phòng Tuyển dụng cụm khách sạn Melia Vinpearl miền Trung
• ThS. Trần Văn Hóa - Trưởng phòng Hướng dẫn viên Vietravel Đà Nẵng
Đến tham dự chương trình còn có anh Võ Minh Hào - Đồng sáng lập Dicamon. Sự kiện được tổ chức online qua Zoom, thu hút đông đảo các bạn học sinh quan tâm ở khắp các tỉnh thành trên cả nước như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Đăk Lăk, Đăk Nông, Cần Thơ,...
Những câu hỏi thú vị được các khách mời tận tình giải đáp
Các khách mời đã giải đáp tận tình những thắc mắc của thí sinh gửi về cho chương trình về điều kiện học tập, cơ hội nghề nghiệp, chuẩn đầu ra, cơ hội trải nghiệm thực tế,... Đặc biệt là ngành học mới và hot của trường như Quản trị Du lịch và Dịch vụ Hàng không, Quản trị Sự kiện và Giải trí, Smart Tourism,... nhận được sự quan tâm lớn từ phía các bạn trẻ. Phần “gỡ rối” từ phía khách mời đã giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về ngành nghề mình muốn lựa chọn, biết được những điều bản thân còn thiếu sót để trau dồi phát triển hơn trong tương lai.
Dưới góc độ nhà tuyển dụng, anh Trần Văn Hóa và chị Lê Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã dành những lời khen cho thái độ và năng lực của sinh viên Duy Tân. Phía Doanh nghiệp đều nhận định sinh viên Duy Tân rất năng động, nhiệt tình, có kỹ năng và tư duy tốt. Vietravel Đà Nẵng hiện cũng đang có đội ngũ cộng tác viên hướng dẫn với đa số là sinh viên Duy Tân và chuẩn bị nhận thêm 2 sinh viên vừa bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp tại Đại học Duy Tân năm 2022 về làm việc tại đơn vị.
Được biết Vietravel Đà Nẵng và Melia Vinpearl là 2 trong số 150 doanh nghiệp sẽ tham gia tuyển dụng tại Tuần lễ Việc làm DTU 2022 diễn ra các ngày 22,24,26/6/2022 tới đây tại cơ sở Hòa Khánh Nam, Đại học Duy Tân.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5294&pid=2064&lang=vi-VN
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Webinar Định hướng Ngành nghề Du Lịch - Khách sạn - Nhà hàng - Sự kiện Giải trí - Hàng không
[size=32]Giải bài toán nhân lực cho nền kinh tế đang trên đà hồi phục sau đại dịch[/size]
Sau COVID-19, nhiều ngành nghề phục hồi tăng trưởng ấn tượng khi nền kinh tế cả nước bứt tốc, trở lại nhịp sống bình thường. Sự tăng trưởng vượt kỳ vọng mang lại niềm phấn khởi nhưng cũng bộc lộ nỗi lo thiếu hụt nhân lực chất lượng cao.
Toàn cảnh buổi tọa đàm bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao ngành du lịch và CNTT tại TP Đà Nẵng sáng 27-5 - Ảnh: TẤN LỰC
Tại tọa đàm bàn về câu chuyện phát triển nhân lực chất lượng cao sau COVID-19 do báo Tuổi Trẻ, Sở Thông tin - truyền thông (TT-TT) TP Đà Nẵng và Đại học Duy Tân tổ chức ngày 27-5, cơ quan quản lý đã nêu sự thiếu hụt trầm trọng lao động trong các lĩnh vực này.
Cần thêm 55.000 lao động cho ngành du lịch
Với việc phục hồi phát triển kinh tế sau dịch, ngành du lịch Việt Nam ngày càng khả quan khi lượng khách đón được không ngừng tăng lên. Tại Đà Nẵng, tình hình khai thác du khách nội địa đã trở lại bình thường bên cạnh sự phục hồi từng bước của thị trường quốc tế.
Ông Nguyễn Xuân Bình, phó giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng, tiết lộ từ những năm 2017-2018 TP đã bắt đầu thiếu hụt lao động du lịch và cú sốc COVID-19 càng làm mọi thứ khó khăn hơn.
Trái ngược với các dự đoán dư thừa lao động sau dịch, ngành du lịch Đà Nẵng ước cần thêm 55.000 nhân lực mới đủ đáp ứng nhu cầu phục hồi như trước dịch.
Ông Nguyễn Xuân Bình, phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, nêu khó khăn về nguồn nhân lực du lịch sau dịch - Ảnh: TẤN LỰC
"Ngay từ trước dịch chúng tôi đã ước thiếu khoảng 10.000 lao động, sau dịch số lượng lao động càng sụt giảm. Đến nay chỉ còn khoảng 20.000 lao động đang làm việc. Không chỉ lao động phổ thông, lao động cấp quản lý, trưởng phòng ban cũng thay đổi rất nhiều.
Với tình hình phục hồi du lịch hiện nay, dự đoán cuối năm 2022 du khách quốc tế sẽ tăng trưởng trở lại và Đà Nẵng phải cần tới 75.000 lao động nếu muốn đưa lượng khách khai thác lên mức ngang bằng năm 2019" - ông Bình chia sẻ.
Theo ông Bình, COVID-19 không chỉ làm thiếu hụt nhân lực mà còn tác động tâm lý người lao động như là ngành dễ tổn thương, ảnh hưởng đến lựa chọn công việc trong tương lai. Cộng với xu hướng du lịch thay đổi, lực lượng phục vụ cũng phải thay đổi để thích nghi, tiếp cận công nghệ thông tin, chuyển đổi số gây nhiều thách thức cho doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động.
GS.TS Lim Sang Taek - viện trưởng Viện Đào tạo và nghiên cứu du lịch, Đại học Duy Tân - Ảnh: TẤN LỰC
GS.TS Lim Sang Taek - viện trưởng Viện Đào tạo và nghiên cứu du lịch, Đại học Duy Tân - đề xuất giải pháp thu hút lao động chất lượng cao qua chương trình du lịch kết hợp lao động, mở cửa đón lao động du lịch quốc tế, đặc biệt là vị trí cấp quản lý, trưởng phòng ban.
Ông Lim cho rằng về lâu dài để giải bài toán nhân lực, các bên liên quan từ trường học, doanh nghiệp đến cơ quan quản lý cần liên kết hợp tác đào tạo để lao động đáp ứng chuẩn đầu ra khi bước chân vào doanh nghiệp.
"Tôi khao khát được nhìn thấy sự liên kết chặt chẽ hơn giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đây là mô hình một số nơi đã thực hiện và thành công. Ngoài ra, với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin, người lao động cần được trang bị kiến thức về du lịch thông minh.
Đại học Duy Tân là một trong những cơ sở đào tạo du lịch lớn nhất miền Trung với khoảng 1.000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm. Tuy nhiên, sau COVID-19, đây là số lượng rất ít so với yêu cầu thực tế" - ông Lim cho biết.
Công nghệ thông tin: vừa dạy vừa làm
Là ngành đi ngược xu hướng, phát triển mạnh mẽ ngay trong đại dịch, lĩnh vực công nghệ thông tin cũng rơi vào tình trạng khát lao động không thua gì du lịch. Để hạ nhiệt ngắn hạn, các doanh nghiệp buộc phải vừa đào tạo vừa sử dụng lao động.
Ông Lê Hồng Lĩnh - giám đốc FPT Software miền Trung - cho rằng không riêng Đà Nẵng, thiếu nhân lực công nghệ là tình trạng chung ở miền Trung.
Rất nhiều sinh viên các ngành CNTT và du lịch lắng nghe triển vọng công việc sau dịch - Ảnh: TẤN LỰC
Như tại FPT Software hiện có 5.000 nhân lực, định hướng đến năm 2024 tăng trưởng 10.000 người. Nếu tính dự phòng cho cả những trường hợp nhảy việc thì trong hai năm tới đơn vị cần 8.000 nhân lực. Trong khi đó năng lực đào tạo ở lĩnh vực này tại Đà Nẵng mỗi năm chỉ đáp ứng chừng 22.000 người.
Chỉ riêng FPT Software đã cần tới hơn 42% số nhân lực mới nên để thu hút hiền tài, đơn vị phải đưa ra chính sách đãi ngộ như an cư lập nghiệp, hỗ trợ gia đình lao động. Đồng thời thực hiện giải pháp ngắn hạn là thu hút nhân tài ở hai đầu đất nước về.
Ông Lĩnh cho biết giải pháp dài hạn là phải liên kết giữa doanh nghiệp với các trường ĐH để việc cung ứng và tuyển dụng bám sát nhu cầu của nhau.
"Chúng tôi mong muốn đưa chương trình của chúng tôi vào các cơ sở đào tạo. "Nhúng" chương trình mà doanh nghiệp cần vào các học phần từ năm 1-2. Đến học kỳ 6 nhiều bạn sinh viên có thể làm được việc và đến kỳ thực tập các bạn đã kiếm ra tiền" - ông Lĩnh nói.
Ông Lê Hồng Lĩnh - giám đốc FPT Software miền Trung - Ảnh: TẤN LỰC
Cũng chia sẻ về chương trình đào tạo, TS Nguyễn Đức Mận - viện trưởng Viện đào tạo quốc tế ĐH Duy Tân - cho rằng việc hợp tác với doanh nghiệp là một trong những yêu cầu mà trường đòi hỏi phải có trong bối cảnh hiện nay. Do vậy doanh nghiệp phải tham gia cùng các cơ sở đào tạo để thỏa mãn nhu cầu nhân lực và bám sát thị trường.
"Chúng tôi hay nói vui với nhau là công nghệ thay đổi liên tục, sinh viên thay đổi liên tục. Nhưng có một điều không thay đổi là các thầy cô ở trường. Do vậy nhà trường, các thầy cô phải chủ động để thay đổi, cập nhật chương trình. Có thể không kịp ngay nhưng không được để quá xa yêu cầu đầu ra của thị trường" - TS Mận tâm đắc.
Theo TS Mận, thực tế chương trình đào tạo trên ghế nhà trường chủ yếu ở mức nền tảng, trong khi bản thân từng doanh nghiệp lại cần một chuyên môn sâu. Do vậy việc "bắt tay" là vô cùng cần thiết để rút ngắn khoảng cách. Với cơ sở đào tạo, việc đạt kiểm định phải được đề cao để cập nhật kịp tình hình.
Sinh viên đặt câu hỏi cho các đại biểu về triển vọng nghề nghiệp trong tương lai - Ảnh: TẤN LỰC
Ông Trần Ngọc Thạch, phó giám đốc Sở TT-TT Đà Nẵng, cho biết hiện nay thành phố có khoảng 44.000 nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong khi nhu cầu thực tế cần 77.000 người. Do vậy trong thời gian qua thành phố đẩy mạnh triển khai đào tạo nhân lực công nghệ thông tin tại cơ sở quản lý nhà nước và các doanh nghiệp để đảm bảo chuyển đổi số.
Đồng thời gia tăng vai trò của các tổ chức hội, tổ chức nghề nghiệp để cung cấp lao động cho doanh nghiệp.
Theo ông Thạch, nhân lực chất lượng cao được xem là yếu tố quyết định thành công nghị quyết 43 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng. Do vậy thành phố đã có những chính sách về phát triển công nghệ thông tin trong khu vực công và khu vực tư.
"Đà Nẵng xác định nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin không những là lợi thế mà là lợi thế đặc biệt của thành phố trong thời gian tới để phát triển đột phá" - ông Thạch nói.
Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Duy Tân - Ảnh: TẤN LỰC
Cần nhân lực chất lượng cao để đi nhanh hơn
Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Duy Tân - cho rằng Đà Nẵng định hướng là thành phố du lịch - dịch vụ, thành phố thông minh nên ngành công nghệ thông tin và du lịch là hai lĩnh vực cần phải chuẩn bị nhân lực bài bản, dài lâu.
"Đã xác định là mũi nhọn kinh tế thì không chỉ cần đủ nhân lực mà còn cần nhân lực chất lượng cao để đi nhanh hơn" - ông Cơ nói.
Theo ông Cơ, nhân lực chất lượng cao là chìa khóa để bước vào kỷ nguyên khoa học công nghệ. Để đáp ứng xu thế của thời đại, từ năm 2008 ĐH Duy Tân đã có nghị quyết về việc hợp tác với các trường ĐH tiên tiến trên thế giới để nâng tầm và hội nhập với thế giới.
TẤN LỰC - TRƯỜNG TRUNG
Nguồn: https://tuoitre.vn/giai-bai-toan-nhan-luc-cho-nen-kinh-te-dang-tren-da-hoi-phuc-sau-dai-dich-20220527130304098.htm
Sau COVID-19, nhiều ngành nghề phục hồi tăng trưởng ấn tượng khi nền kinh tế cả nước bứt tốc, trở lại nhịp sống bình thường. Sự tăng trưởng vượt kỳ vọng mang lại niềm phấn khởi nhưng cũng bộc lộ nỗi lo thiếu hụt nhân lực chất lượng cao.
Toàn cảnh buổi tọa đàm bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao ngành du lịch và CNTT tại TP Đà Nẵng sáng 27-5 - Ảnh: TẤN LỰC
Tại tọa đàm bàn về câu chuyện phát triển nhân lực chất lượng cao sau COVID-19 do báo Tuổi Trẻ, Sở Thông tin - truyền thông (TT-TT) TP Đà Nẵng và Đại học Duy Tân tổ chức ngày 27-5, cơ quan quản lý đã nêu sự thiếu hụt trầm trọng lao động trong các lĩnh vực này.
Cần thêm 55.000 lao động cho ngành du lịch
Với việc phục hồi phát triển kinh tế sau dịch, ngành du lịch Việt Nam ngày càng khả quan khi lượng khách đón được không ngừng tăng lên. Tại Đà Nẵng, tình hình khai thác du khách nội địa đã trở lại bình thường bên cạnh sự phục hồi từng bước của thị trường quốc tế.
Ông Nguyễn Xuân Bình, phó giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng, tiết lộ từ những năm 2017-2018 TP đã bắt đầu thiếu hụt lao động du lịch và cú sốc COVID-19 càng làm mọi thứ khó khăn hơn.
Trái ngược với các dự đoán dư thừa lao động sau dịch, ngành du lịch Đà Nẵng ước cần thêm 55.000 nhân lực mới đủ đáp ứng nhu cầu phục hồi như trước dịch.
Ông Nguyễn Xuân Bình, phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, nêu khó khăn về nguồn nhân lực du lịch sau dịch - Ảnh: TẤN LỰC
"Ngay từ trước dịch chúng tôi đã ước thiếu khoảng 10.000 lao động, sau dịch số lượng lao động càng sụt giảm. Đến nay chỉ còn khoảng 20.000 lao động đang làm việc. Không chỉ lao động phổ thông, lao động cấp quản lý, trưởng phòng ban cũng thay đổi rất nhiều.
Với tình hình phục hồi du lịch hiện nay, dự đoán cuối năm 2022 du khách quốc tế sẽ tăng trưởng trở lại và Đà Nẵng phải cần tới 75.000 lao động nếu muốn đưa lượng khách khai thác lên mức ngang bằng năm 2019" - ông Bình chia sẻ.
Theo ông Bình, COVID-19 không chỉ làm thiếu hụt nhân lực mà còn tác động tâm lý người lao động như là ngành dễ tổn thương, ảnh hưởng đến lựa chọn công việc trong tương lai. Cộng với xu hướng du lịch thay đổi, lực lượng phục vụ cũng phải thay đổi để thích nghi, tiếp cận công nghệ thông tin, chuyển đổi số gây nhiều thách thức cho doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động.
GS.TS Lim Sang Taek - viện trưởng Viện Đào tạo và nghiên cứu du lịch, Đại học Duy Tân - Ảnh: TẤN LỰC
GS.TS Lim Sang Taek - viện trưởng Viện Đào tạo và nghiên cứu du lịch, Đại học Duy Tân - đề xuất giải pháp thu hút lao động chất lượng cao qua chương trình du lịch kết hợp lao động, mở cửa đón lao động du lịch quốc tế, đặc biệt là vị trí cấp quản lý, trưởng phòng ban.
Ông Lim cho rằng về lâu dài để giải bài toán nhân lực, các bên liên quan từ trường học, doanh nghiệp đến cơ quan quản lý cần liên kết hợp tác đào tạo để lao động đáp ứng chuẩn đầu ra khi bước chân vào doanh nghiệp.
"Tôi khao khát được nhìn thấy sự liên kết chặt chẽ hơn giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đây là mô hình một số nơi đã thực hiện và thành công. Ngoài ra, với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin, người lao động cần được trang bị kiến thức về du lịch thông minh.
Đại học Duy Tân là một trong những cơ sở đào tạo du lịch lớn nhất miền Trung với khoảng 1.000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm. Tuy nhiên, sau COVID-19, đây là số lượng rất ít so với yêu cầu thực tế" - ông Lim cho biết.
Công nghệ thông tin: vừa dạy vừa làm
Là ngành đi ngược xu hướng, phát triển mạnh mẽ ngay trong đại dịch, lĩnh vực công nghệ thông tin cũng rơi vào tình trạng khát lao động không thua gì du lịch. Để hạ nhiệt ngắn hạn, các doanh nghiệp buộc phải vừa đào tạo vừa sử dụng lao động.
Ông Lê Hồng Lĩnh - giám đốc FPT Software miền Trung - cho rằng không riêng Đà Nẵng, thiếu nhân lực công nghệ là tình trạng chung ở miền Trung.
Rất nhiều sinh viên các ngành CNTT và du lịch lắng nghe triển vọng công việc sau dịch - Ảnh: TẤN LỰC
Như tại FPT Software hiện có 5.000 nhân lực, định hướng đến năm 2024 tăng trưởng 10.000 người. Nếu tính dự phòng cho cả những trường hợp nhảy việc thì trong hai năm tới đơn vị cần 8.000 nhân lực. Trong khi đó năng lực đào tạo ở lĩnh vực này tại Đà Nẵng mỗi năm chỉ đáp ứng chừng 22.000 người.
Chỉ riêng FPT Software đã cần tới hơn 42% số nhân lực mới nên để thu hút hiền tài, đơn vị phải đưa ra chính sách đãi ngộ như an cư lập nghiệp, hỗ trợ gia đình lao động. Đồng thời thực hiện giải pháp ngắn hạn là thu hút nhân tài ở hai đầu đất nước về.
Ông Lĩnh cho biết giải pháp dài hạn là phải liên kết giữa doanh nghiệp với các trường ĐH để việc cung ứng và tuyển dụng bám sát nhu cầu của nhau.
"Chúng tôi mong muốn đưa chương trình của chúng tôi vào các cơ sở đào tạo. "Nhúng" chương trình mà doanh nghiệp cần vào các học phần từ năm 1-2. Đến học kỳ 6 nhiều bạn sinh viên có thể làm được việc và đến kỳ thực tập các bạn đã kiếm ra tiền" - ông Lĩnh nói.
Ông Lê Hồng Lĩnh - giám đốc FPT Software miền Trung - Ảnh: TẤN LỰC
Cũng chia sẻ về chương trình đào tạo, TS Nguyễn Đức Mận - viện trưởng Viện đào tạo quốc tế ĐH Duy Tân - cho rằng việc hợp tác với doanh nghiệp là một trong những yêu cầu mà trường đòi hỏi phải có trong bối cảnh hiện nay. Do vậy doanh nghiệp phải tham gia cùng các cơ sở đào tạo để thỏa mãn nhu cầu nhân lực và bám sát thị trường.
"Chúng tôi hay nói vui với nhau là công nghệ thay đổi liên tục, sinh viên thay đổi liên tục. Nhưng có một điều không thay đổi là các thầy cô ở trường. Do vậy nhà trường, các thầy cô phải chủ động để thay đổi, cập nhật chương trình. Có thể không kịp ngay nhưng không được để quá xa yêu cầu đầu ra của thị trường" - TS Mận tâm đắc.
Theo TS Mận, thực tế chương trình đào tạo trên ghế nhà trường chủ yếu ở mức nền tảng, trong khi bản thân từng doanh nghiệp lại cần một chuyên môn sâu. Do vậy việc "bắt tay" là vô cùng cần thiết để rút ngắn khoảng cách. Với cơ sở đào tạo, việc đạt kiểm định phải được đề cao để cập nhật kịp tình hình.
Sinh viên đặt câu hỏi cho các đại biểu về triển vọng nghề nghiệp trong tương lai - Ảnh: TẤN LỰC
Ông Trần Ngọc Thạch, phó giám đốc Sở TT-TT Đà Nẵng, cho biết hiện nay thành phố có khoảng 44.000 nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong khi nhu cầu thực tế cần 77.000 người. Do vậy trong thời gian qua thành phố đẩy mạnh triển khai đào tạo nhân lực công nghệ thông tin tại cơ sở quản lý nhà nước và các doanh nghiệp để đảm bảo chuyển đổi số.
Đồng thời gia tăng vai trò của các tổ chức hội, tổ chức nghề nghiệp để cung cấp lao động cho doanh nghiệp.
Theo ông Thạch, nhân lực chất lượng cao được xem là yếu tố quyết định thành công nghị quyết 43 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng. Do vậy thành phố đã có những chính sách về phát triển công nghệ thông tin trong khu vực công và khu vực tư.
"Đà Nẵng xác định nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin không những là lợi thế mà là lợi thế đặc biệt của thành phố trong thời gian tới để phát triển đột phá" - ông Thạch nói.
Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Duy Tân - Ảnh: TẤN LỰC
Cần nhân lực chất lượng cao để đi nhanh hơn
Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Duy Tân - cho rằng Đà Nẵng định hướng là thành phố du lịch - dịch vụ, thành phố thông minh nên ngành công nghệ thông tin và du lịch là hai lĩnh vực cần phải chuẩn bị nhân lực bài bản, dài lâu.
"Đã xác định là mũi nhọn kinh tế thì không chỉ cần đủ nhân lực mà còn cần nhân lực chất lượng cao để đi nhanh hơn" - ông Cơ nói.
Theo ông Cơ, nhân lực chất lượng cao là chìa khóa để bước vào kỷ nguyên khoa học công nghệ. Để đáp ứng xu thế của thời đại, từ năm 2008 ĐH Duy Tân đã có nghị quyết về việc hợp tác với các trường ĐH tiên tiến trên thế giới để nâng tầm và hội nhập với thế giới.
TẤN LỰC - TRƯỜNG TRUNG
Nguồn: https://tuoitre.vn/giai-bai-toan-nhan-luc-cho-nen-kinh-te-dang-tren-da-hoi-phuc-sau-dai-dich-20220527130304098.htm
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Webinar Định hướng Ngành nghề Du Lịch - Khách sạn - Nhà hàng - Sự kiện Giải trí - Hàng không
[size=32]Nâng chất nhân lực công nghệ thông tin và du lịch Đà Nẵng[/size]
TTO - Những năm qua, ngành công nghệ thông tin (CNTT) và du lịch TP Đà Nẵng luôn đạt mức tăng trưởng ấn tượng và trở thành hai ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng trong cơ cấu kinh tế thành phố.
Hoạt động đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch tại Đại học Duy Tân - Ảnh: TẤN LỰC
Thế nhưng, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến các ngành kinh tế này ít nhiều bị tổn thương, ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề. Trong đó nổi lên là việc thiếu hụt và không đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển lâu dài.
Ý nghĩa trong xây dựng thành phố thông minh
Theo ông Nguyễn Quang Thanh, giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP Đà Nẵng, việc phát triển và nâng cao chất lực nguồn nhân lực CNTT là nhiệm vụ và giải pháp đột phá có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng thành phố thông minh.
Sở đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.
Đồng thời, các cơ sở đã xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhu cầu thực tế của xã hội và doanh nghiệp, chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành cho nguồn nhân lực CNTT.
Đà Nẵng hiện có 38 cơ sở đào tạo về lĩnh vực CNTT, trong đó 20 trường ĐH, CĐ và 18 trường trung cấp, trung tâm đào tạo nghề và trung tâm đào tạo phi chính quy.
Năm 2021, tổng chỉ tiêu tuyển sinh chuyên ngành CNTT trên địa bàn hơn 6.000 học sinh sinh viên, trong đó trình độ ĐH và CĐ khoảng 4.500 sinh viên.
TS Nguyễn Đức Mận, viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế (ĐH Duy Tân), cho rằng CNTT hiện hữu ở hầu khắp các lĩnh vực kinh tế, dịch vụ, y tế, giáo dục, giao thông thông minh... nên nhân lực IT luôn được "săn đón" mỗi ngày.
Vì thế, việc triển khai hợp tác quốc tế để đào tạo các chuyên ngành CNTT tại ĐH Duy Tân đang trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực IT chất lượng cao.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực này cũng bộc lộ một số hạn chế trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số, số lượng và chất lượng nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
TP cũng đang thiếu hụt nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất các sản phẩm, ứng dụng chuyên cho thiết bị di động; ứng dụng phục vụ chính quyền điện tử, TP thông minh, an toàn, an ninh thông tin...
Nhân lực CNTT chất lượng cao như trưởng nhóm, quản trị dự án, kỹ sư cầu nối... khan hiếm.
Mặt khác, hiện còn không ít chính sách chưa đi vào thực tiễn, bất hợp lý và thiếu đồng bộ, gây cản trở và chưa tạo điều kiện phát huy tốt nguồn nhân lực CNTT. Thực tế sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đã có nhưng kết quả đạt được chưa cao.
Sinh viên Đại học Duy Tân trong giờ học công nghệ thông tin - Ảnh: TẤN LỰC
Giải "cơn khát" nhân lực du lịch chất lượng cao
Theo Sở Du lịch TP Đà Nẵng, ảnh hưởng COVID-19 khiến gần 70% lao động ngành du lịch thất nghiệp, nghỉ việc. Các khách sạn dừng hoạt động, thu hẹp quy mô kéo theo lao động nghỉ việc hoặc hoạt động cầm chừng. Riêng khối lữ hành gần như mọi bộ phận đều nghỉ việc, các khu điểm du lịch chỉ duy trì vị trí quản lý, bảo vệ...
Hiện nay nguồn du khách đang phục hồi nhưng chưa ổn định, nhiều doanh nghiệp chưa có nhu cầu tuyển dụng lao động trở lại. Dự báo năm 2022 tốc độ tuyển dụng lao động sẽ không bắt kịp tốc độ tăng trưởng du khách.
Ngoài ra, một số ngành nghề khác đã thu hút nhân lực từ ngành du lịch nên có khả năng thiếu hụt nhân lực sau khi hoạt động du lịch được khôi phục. Với kế hoạch đón 3,5 triệu khách lưu trú, ngành du lịch Đà Nẵng phải cần tới 35.000 nhân lực, tăng hơn gấp đôi cùng kỳ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Ngọc Anh - chủ tịch Hội Lữ hành TP Đà Nẵng, giám đốc Công ty du lịch Omega Tours - nhận định trong quá trình phục hồi du lịch sẽ có thiếu hụt cục bộ lao động tại một số bộ phận, đặc biệt vào những thời điểm khách cao như ngày cuối tuần, lễ tết.
Qua hai năm thất nghiệp, đội ngũ lao động cần được ôn lại kỹ năng, tập huấn nghiệp vụ phục vụ để đáp ứng yêu cầu. "Sau thời gian dài không hoạt động, trình độ nghiệp vụ chuyên môn người lao động bị giảm sút. Chúng ta cần có những lớp bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân lực khi hướng tới thị trường khách du lịch cao cấp như golf, MICE, wedding, tàu biển.
Chúng ta có lợi thế đội ngũ lao động trẻ và có năng lực, nhưng các doanh nghiệp lữ hành còn ở quy mô nhỏ. Doanh nghiệp cần được hỗ trợ đào tạo nhân lực để phát triển thành các doanh nghiệp tầm cỡ khu vực, đủ tầm dẫn dắt thị trường, đưa khách du lịch quốc tế vào Đà Nẵng" - ông Ngọc Anh chia sẻ.
Theo GS.TS Lim Sang Taek, viện trưởng Viện Đào tạo và nghiên cứu du lịch (ĐH Duy Tân), sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch mất nhiều lao động có kỹ năng. Để chuẩn bị cho sự tăng trưởng du khách, TP nên kết nối tất cả bên liên quan từ Nhà nước, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc khôi phục nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.
Ông Lim nói mọi hoạt động được thực hiện trực tuyến và từ đó ngành du lịch có khái niệm về du lịch thông minh. Đó là trải nghiệm thông minh, dịch vụ thông minh, di chuyển thông minh, nền tảng thông minh. Trước tình hình này, ĐH Duy Tân đã mở ngành mới là Smart Tourism để tập trung đào tạo về du lịch thông minh tại Việt Nam, tạo ra nguồn nhân sự du lịch chất lượng cao gắn với chuyển đổi số.
Tọa đàm "Nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin (CNTT) và du lịch TP Đà Nẵng"
Sáng nay (27-5), Sở Thông tin và truyền thông TP Đà Nẵng cùng báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức tọa đàm "Nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin (CNTT) và du lịch TP Đà Nẵng" với sự đồng hành của Đại học Duy Tân.
Tọa đàm thu hút sự tham dự của lãnh đạo các sở, ngành, hiệp hội, các trường đại học đào tạo nguồn nhân lực, các doanh nghiệp trong hai lĩnh vực CNTT và du lịch cùng sinh viên trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Các đại biểu sẽ trao đổi các vấn đề về thực trạng số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực CNTT, du lịch; việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường cao đẳng, đại học; những kinh nghiệm, kỹ năng, năng lực cần có của nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp và thị trường, xã hội...
Tọa đàm là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước ngành, các đơn vị đào tạo cung cứng nguồn nhân lực và doanh nghiệp, nơi sử dụng nhân lực và sinh viên các ngành trên địa bàn TP Đà Nẵng trao đổi, phân tích và xây dựng kế hoạch để đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực CNTT, du lịch hiệu quả.
V.H.
VIỆT HÙNG - TẤN LỰC
Nguồn: https://congnghe.tuoitre.vn/nang-chat-nhan-luc-cong-nghe-thong-tin-va-du-lich-da-nang-20220527085504324.htm
TTO - Những năm qua, ngành công nghệ thông tin (CNTT) và du lịch TP Đà Nẵng luôn đạt mức tăng trưởng ấn tượng và trở thành hai ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng trong cơ cấu kinh tế thành phố.
Hoạt động đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch tại Đại học Duy Tân - Ảnh: TẤN LỰC
Thế nhưng, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến các ngành kinh tế này ít nhiều bị tổn thương, ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề. Trong đó nổi lên là việc thiếu hụt và không đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển lâu dài.
Ý nghĩa trong xây dựng thành phố thông minh
Theo ông Nguyễn Quang Thanh, giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP Đà Nẵng, việc phát triển và nâng cao chất lực nguồn nhân lực CNTT là nhiệm vụ và giải pháp đột phá có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng thành phố thông minh.
Sở đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.
Đồng thời, các cơ sở đã xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhu cầu thực tế của xã hội và doanh nghiệp, chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành cho nguồn nhân lực CNTT.
Đà Nẵng hiện có 38 cơ sở đào tạo về lĩnh vực CNTT, trong đó 20 trường ĐH, CĐ và 18 trường trung cấp, trung tâm đào tạo nghề và trung tâm đào tạo phi chính quy.
Năm 2021, tổng chỉ tiêu tuyển sinh chuyên ngành CNTT trên địa bàn hơn 6.000 học sinh sinh viên, trong đó trình độ ĐH và CĐ khoảng 4.500 sinh viên.
TS Nguyễn Đức Mận, viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế (ĐH Duy Tân), cho rằng CNTT hiện hữu ở hầu khắp các lĩnh vực kinh tế, dịch vụ, y tế, giáo dục, giao thông thông minh... nên nhân lực IT luôn được "săn đón" mỗi ngày.
Vì thế, việc triển khai hợp tác quốc tế để đào tạo các chuyên ngành CNTT tại ĐH Duy Tân đang trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực IT chất lượng cao.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực này cũng bộc lộ một số hạn chế trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số, số lượng và chất lượng nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
TP cũng đang thiếu hụt nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất các sản phẩm, ứng dụng chuyên cho thiết bị di động; ứng dụng phục vụ chính quyền điện tử, TP thông minh, an toàn, an ninh thông tin...
Nhân lực CNTT chất lượng cao như trưởng nhóm, quản trị dự án, kỹ sư cầu nối... khan hiếm.
Mặt khác, hiện còn không ít chính sách chưa đi vào thực tiễn, bất hợp lý và thiếu đồng bộ, gây cản trở và chưa tạo điều kiện phát huy tốt nguồn nhân lực CNTT. Thực tế sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đã có nhưng kết quả đạt được chưa cao.
Sinh viên Đại học Duy Tân trong giờ học công nghệ thông tin - Ảnh: TẤN LỰC
Giải "cơn khát" nhân lực du lịch chất lượng cao
Theo Sở Du lịch TP Đà Nẵng, ảnh hưởng COVID-19 khiến gần 70% lao động ngành du lịch thất nghiệp, nghỉ việc. Các khách sạn dừng hoạt động, thu hẹp quy mô kéo theo lao động nghỉ việc hoặc hoạt động cầm chừng. Riêng khối lữ hành gần như mọi bộ phận đều nghỉ việc, các khu điểm du lịch chỉ duy trì vị trí quản lý, bảo vệ...
Hiện nay nguồn du khách đang phục hồi nhưng chưa ổn định, nhiều doanh nghiệp chưa có nhu cầu tuyển dụng lao động trở lại. Dự báo năm 2022 tốc độ tuyển dụng lao động sẽ không bắt kịp tốc độ tăng trưởng du khách.
Ngoài ra, một số ngành nghề khác đã thu hút nhân lực từ ngành du lịch nên có khả năng thiếu hụt nhân lực sau khi hoạt động du lịch được khôi phục. Với kế hoạch đón 3,5 triệu khách lưu trú, ngành du lịch Đà Nẵng phải cần tới 35.000 nhân lực, tăng hơn gấp đôi cùng kỳ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Ngọc Anh - chủ tịch Hội Lữ hành TP Đà Nẵng, giám đốc Công ty du lịch Omega Tours - nhận định trong quá trình phục hồi du lịch sẽ có thiếu hụt cục bộ lao động tại một số bộ phận, đặc biệt vào những thời điểm khách cao như ngày cuối tuần, lễ tết.
Qua hai năm thất nghiệp, đội ngũ lao động cần được ôn lại kỹ năng, tập huấn nghiệp vụ phục vụ để đáp ứng yêu cầu. "Sau thời gian dài không hoạt động, trình độ nghiệp vụ chuyên môn người lao động bị giảm sút. Chúng ta cần có những lớp bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân lực khi hướng tới thị trường khách du lịch cao cấp như golf, MICE, wedding, tàu biển.
Chúng ta có lợi thế đội ngũ lao động trẻ và có năng lực, nhưng các doanh nghiệp lữ hành còn ở quy mô nhỏ. Doanh nghiệp cần được hỗ trợ đào tạo nhân lực để phát triển thành các doanh nghiệp tầm cỡ khu vực, đủ tầm dẫn dắt thị trường, đưa khách du lịch quốc tế vào Đà Nẵng" - ông Ngọc Anh chia sẻ.
Theo GS.TS Lim Sang Taek, viện trưởng Viện Đào tạo và nghiên cứu du lịch (ĐH Duy Tân), sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch mất nhiều lao động có kỹ năng. Để chuẩn bị cho sự tăng trưởng du khách, TP nên kết nối tất cả bên liên quan từ Nhà nước, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc khôi phục nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.
Ông Lim nói mọi hoạt động được thực hiện trực tuyến và từ đó ngành du lịch có khái niệm về du lịch thông minh. Đó là trải nghiệm thông minh, dịch vụ thông minh, di chuyển thông minh, nền tảng thông minh. Trước tình hình này, ĐH Duy Tân đã mở ngành mới là Smart Tourism để tập trung đào tạo về du lịch thông minh tại Việt Nam, tạo ra nguồn nhân sự du lịch chất lượng cao gắn với chuyển đổi số.
Tọa đàm "Nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin (CNTT) và du lịch TP Đà Nẵng"
Sáng nay (27-5), Sở Thông tin và truyền thông TP Đà Nẵng cùng báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức tọa đàm "Nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin (CNTT) và du lịch TP Đà Nẵng" với sự đồng hành của Đại học Duy Tân.
Tọa đàm thu hút sự tham dự của lãnh đạo các sở, ngành, hiệp hội, các trường đại học đào tạo nguồn nhân lực, các doanh nghiệp trong hai lĩnh vực CNTT và du lịch cùng sinh viên trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Các đại biểu sẽ trao đổi các vấn đề về thực trạng số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực CNTT, du lịch; việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường cao đẳng, đại học; những kinh nghiệm, kỹ năng, năng lực cần có của nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp và thị trường, xã hội...
Tọa đàm là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước ngành, các đơn vị đào tạo cung cứng nguồn nhân lực và doanh nghiệp, nơi sử dụng nhân lực và sinh viên các ngành trên địa bàn TP Đà Nẵng trao đổi, phân tích và xây dựng kế hoạch để đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực CNTT, du lịch hiệu quả.
V.H.
VIỆT HÙNG - TẤN LỰC
Nguồn: https://congnghe.tuoitre.vn/nang-chat-nhan-luc-cong-nghe-thong-tin-va-du-lich-da-nang-20220527085504324.htm
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Toạ đàm “Hành trình Sự nghiệp - Du lịch Lữ hành, Sự kiện & Giải trí, Hàng không”
» Muốn học QUẢN TRỊ DU LỊCH KHÁCH SẠN, LỮ HÀNH, hay NHÀ HÀNG không thể bỏ qua những trường này
» Muốn học QUẢN TRỊ DU LỊCH KHÁCH SẠN, LỮ HÀNH, hay NHÀ HÀNG không thể bỏ qua những trường này
» Muốn học QUẢN TRỊ DU LỊCH KHÁCH SẠN, LỮ HÀNH, hay NHÀ HÀNG không thể bỏ qua những trường này
» Viện Du lịch (HTi), ĐH Duy Tân Tuyển sinh ngành Dịch vụ Hàng không năm 2022
» Muốn học QUẢN TRỊ DU LỊCH KHÁCH SẠN, LỮ HÀNH, hay NHÀ HÀNG không thể bỏ qua những trường này
» Muốn học QUẢN TRỊ DU LỊCH KHÁCH SẠN, LỮ HÀNH, hay NHÀ HÀNG không thể bỏ qua những trường này
» Muốn học QUẢN TRỊ DU LỊCH KHÁCH SẠN, LỮ HÀNH, hay NHÀ HÀNG không thể bỏ qua những trường này
» Viện Du lịch (HTi), ĐH Duy Tân Tuyển sinh ngành Dịch vụ Hàng không năm 2022
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết