Sinh viên ĐH Duy Tân ghi dấu tại Festival Kiến trúc 2022
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sinh viên ĐH Duy Tân ghi dấu tại Festival Kiến trúc 2022
Sinh viên ĐH Duy Tân ghi dấu tại Festival Kiến trúc 2022
Liên tiếp giành nhiều giải thưởng tại các kỳ Festival Kiến trúc, sinh viên các ngành Kiến trúc của Đại học (ĐH) Duy Tân tiếp tục đạt được những thành tích ấn tượng tại Liên hoan Sinh viên Kiến trúc Toàn quốc lần thứ XIII - Festival Kiến trúc 2022.
Sinh viên Duy Tân có tên ở nhiều giải thưởng lớn của Festival Kiến trúc 2022
Cụ thể đã đoạt 12 giải thưởng gồm: 1 giải Toàn năng, 5 giải Nhất, 1 giải Nhì, 5 giải Ba.
Năm nay là năm thứ 13 diễn ra Festival Kiến trúc với chủ đề "Hành trình Di sản Ayaru - Phú Yên". ĐH Xây dựng Miền Trung MUCE ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã đón hơn 600 giảng viên và sinh viên thuộc 24 trường đào tạo Kiến trúc trên cả nước đến tham dự từ ngày 20 đến 24-4-2022.
Các cá nhân và nhóm thi đã tham gia các nội dung thi sau:
- Thiết kế nhanh A với chủ đề "Đô thị biển Tuy Hòa", Thiết kế nhanh B với chủ đề "Tuy Hòa phố", - Vẽ Ký họa Kiến trúc với chủ đề "Hành trình di sản đô thị", Nhiếp ảnh với chủ đề "Phú Yên: Con người - Thiên nhiên - Di sản",
- Vẽ Bích họa với chủ đề "Tuy Hòa vẻ đẹp hương vị của Đại dương xanh",
- Thiết kế Không gian Trưng bày triển lãm sắp đặt Pavilion,
- Thiết kế Logo,
- Thể dục thể thao.
Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia vào nhiều hoạt động như: Tham quan "Hành trình di sản Phú Yên", Triển lãm "Di sản Văn hóa - Kiến trúc miền Trung trên Tem Bưu chính", Hội thảo khoa học: "Di sản & Kiến trúc trong phát triển bền vững đô thị du lịch biển", Tọa đàm Sinh viên và Doanh nghiệp: "Cơ hội và sự phát triển nghề nghiệp", Hội thảo do tỉnh Phú Yên & Hội Kiến trúc sư tổ chức "Phát triển đô thị biển tại Phú Yên theo hướng Hiện đại - Xanh, Thích ứng và Bền vững",…
Tại Festival Kiến trúc 2022, 12 giải thưởng đã ghi dấu ấn sinh viên Duy Tân về sự năng động, sáng tạo, khả năng thuyết trình tự tin để truyền tải được những thông điệp ý nghĩa tới mọi người. Cụ thể:
Ở phần thi Thiết kế nhanh B: Sinh viên Nguyễn Hoàng Long đã được trao giải Nhất với tác phẩm "Điểm nhìn tiếp diễn không gian đô thị". Nhóm thi của Long đã xây dựng một không gian mới cho Công viên Hồ Sơn, trong đó vẫn giữ nguyên những hạng mục như quảng trường, bãi đỗ xe,… và đề xuất thêm một không gian hướng đến những giá trị di sản truyền thống.
Điều này giúp tạo nên tính kết nối giữa hiện tại, quá khứ, tương lai và kết nối cả con người đến gần hơn những văn hóa từ xưa đến nay. Ở phần thi này, sinh viên Võ Thị Nhớ cũng đã giành giải Ba khi cùng nhóm thi của mình triển khai đề tài mang tên "Sinh khí", với ý tưởng làm một khe nứt bao quanh núi Nhạn ở khu vực đường Bạch Đằng để tránh việc núi Nhạn đang ngày một bị xâm thực.
Sinh viên Nguyễn Hoàng Long (thứ 4 từ trái sang phải) cùng nhóm thi giành giải Nhất với tác phẩm “Điểm nhìn tiếp diễn không gian đô thị”
Ở phần thi Thiết kế nhanh A: Sinh viên Từ Tú Anh cùng các bạn đã thiết kế ý tưởng "công trình biểu tượng" thể hiện nét đặc trưng riêng của thành phố Tuy Hòa - Phú Yên qua tác phẩm "Nhạn". Tác phẩm giành giải Ba có biểu tượng tháp nhạn và con chim nhạn, kết hợp với văn hóa tôn giáo tín ngưỡng Bà La Môn đặt công trình xoay về hướng đông, là hướng mặt trời mọc nhằm thể hiện sự sinh sôi nảy nở, nguồn gốc của sự sống.
Sinh viên Trần Ngọc Thùy Trâm đã giành giải Ba khi thể hiện rất rõ nét hình ảnh Tháp Nhạn cùng những nét văn hóa Ayaru mang đến sự hài hòa cho tác tác phẩm "Gợi".
Ở phần thi Vẽ Bích họa: 4 sinh viên gồm Trần Tân Duy, Nguyễn Ngọc Thế, Đoàn Thị Kiều Vy, Nguyễn Hoài Thơ kết hợp cùng nhóm sinh viên đến từ ĐH Kiến trúc TP.HCM đã giành giải Nhất với tác phẩm "Dệt hoa biển".
Đó là hình ảnh thành phố biển Phú Yên với những thăng hoa và trầm lắng tựa như những nốt nhạc tự do bay bổng. Phú Yên trong bích họa đẹp như một bài ca vừa dịu dàng vừa dữ dội khiến ai đã từng đi qua đều không thể không nhớ về.
4 sinh viên ĐH Duy Tân cùng tác phẩm “Dệt hoa biển” giành giải Nhất phần thi Vẽ Bích họa
Ở phần thi Vẽ Ký họa: sinh viên Nguyễn Anh Tài đã được trao giải Ba cho tác phẩm "Mằng Lăng vào hạ" và giải Nhì nhóm. Tác phẩm được vẽ bằng bút kim và màu nước để khắc họa khung cảnh Nhà thờ Mằng Lăng khi vào hạ với sự bình yên qua những vệt nắng với màu sắc tươi sáng của tán cây, màu sắc tươi vui của nhịp điệu sinh hoạt hằng ngày và sắc màu thời gian của nhà thờ trong mùa hạ.
Sân chơi bổ ích Festival Kiến trúc 2022 đã khơi gợi khả năng sáng tạo cùng nhiều niềm vui cho sinh viên khối ngành Kiến trúc
Ở phần thi Nhiếp ảnh: sinh viên Ngô Văn Khoa đã giành giải Ba nhóm cùng với tác phẩm mang tên "Giữ". Từ những góc chụp đẹp về làng gốm Trường Thịnh, mọi người có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sản phẩm truyền thống qua đôi bàn tay của các nghệ nhân. "Giữ" mang 2 lớp nghĩa, đó là tâm huyết của những nghệ nhân giữ nghề bên cạnh sự giữ gìn, bảo tồn những nét đẹp truyền thống.
Ở hạng mục quan trọng nhất là Giải Toàn năng, Ban Tổ chức đã trao giải Toàn năng nhóm cho nhóm 7, trong đó có sự tham gia của sinh viên ĐH Duy Tân, Võ Thị Nhớ.
Toàn đoàn ĐH Duy Tân tham gia Festival Kiến trúc 2022 với những dấu ấn đáng ghi nhận
Ấn tượng với 2 giải thưởng lớn tại cuộc thi Festival Kiến trúc 2022, cô bạn Võ Thị Nhớ - sinh viên chuyên ngành Kiến trúc Công trình, ĐH Duy Tân - chia sẻ: "Em rất vui mừng khi nhận được giải thưởng Toàn năng và giải Ba Thiết kế Nhanh B. Đây là thành quả cho sự nỗ lực, cố gắng hết mình không chỉ riêng em mà còn cả các thành viên ưu tú trong nhóm.
Có thể nói, Festival Kiến trúc là một sân chơi bổ ích và mở ra nhiều cơ hội để em có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các bạn sinh viên trên toàn quốc. Sau cuộc thi này, em nhận ra rằng 'đoàn kết' trong công việc chính là chìa khóa để thành công".
Mùa tuyển sinh 2022, Đại học Duy Tân ban hành mức giảm 30% học phí suốt khóa học cho những thí sinh trúng tuyển vào học một trong các chuyên ngành thuộc ngành Kiến trúc.
Chi tiết xem tại đây http://tuyensinh.duytan.edu.vn
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới & Top 100 Đại học Tốt nhất Châu Á theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Top 210 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 & Top 801-1000 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 theo QS Rankings.
* Top 700 Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
* Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
* Top 107 Thế giới trong xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi năm 2022 theo Times Higher Education (THE).
* Top 577 các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 theo U.S. News & World Report
* Xếp thứ 1 đại học của Việt Nam (thứ 1140 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
* Xếp thứ 2/17 đại học của Việt Nam (thứ 446 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
* Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
* Xếp thứ 3 Việt Nam, 1255 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 01/2022.
* Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
* Lĩnh vực Khoa học Máy tính & Kỹ thuật Công nghệ xếp hạng Top 251-300 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Lĩnh vực Y, Dược, Lâm Sàng xếp hạng Top 176-200 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Top 98 trong bảng Xếp hạng đại học trẻ tốt nhất thế giới của THE năm 2022
* Xếp thứ 8 - Trường Đại học Tư thục Tốt nhất Đông Nam Á năm 2022 theo AppliedHE.
(Nguồn:https://tuoitre.vn/sinh-vien-dh-duy-tan-ghi-dau-tai-festival-kien-truc-2022-20220622102027505.htm)
Liên tiếp giành nhiều giải thưởng tại các kỳ Festival Kiến trúc, sinh viên các ngành Kiến trúc của Đại học (ĐH) Duy Tân tiếp tục đạt được những thành tích ấn tượng tại Liên hoan Sinh viên Kiến trúc Toàn quốc lần thứ XIII - Festival Kiến trúc 2022.
Sinh viên Duy Tân có tên ở nhiều giải thưởng lớn của Festival Kiến trúc 2022
Cụ thể đã đoạt 12 giải thưởng gồm: 1 giải Toàn năng, 5 giải Nhất, 1 giải Nhì, 5 giải Ba.
Năm nay là năm thứ 13 diễn ra Festival Kiến trúc với chủ đề "Hành trình Di sản Ayaru - Phú Yên". ĐH Xây dựng Miền Trung MUCE ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã đón hơn 600 giảng viên và sinh viên thuộc 24 trường đào tạo Kiến trúc trên cả nước đến tham dự từ ngày 20 đến 24-4-2022.
Các cá nhân và nhóm thi đã tham gia các nội dung thi sau:
- Thiết kế nhanh A với chủ đề "Đô thị biển Tuy Hòa", Thiết kế nhanh B với chủ đề "Tuy Hòa phố", - Vẽ Ký họa Kiến trúc với chủ đề "Hành trình di sản đô thị", Nhiếp ảnh với chủ đề "Phú Yên: Con người - Thiên nhiên - Di sản",
- Vẽ Bích họa với chủ đề "Tuy Hòa vẻ đẹp hương vị của Đại dương xanh",
- Thiết kế Không gian Trưng bày triển lãm sắp đặt Pavilion,
- Thiết kế Logo,
- Thể dục thể thao.
Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia vào nhiều hoạt động như: Tham quan "Hành trình di sản Phú Yên", Triển lãm "Di sản Văn hóa - Kiến trúc miền Trung trên Tem Bưu chính", Hội thảo khoa học: "Di sản & Kiến trúc trong phát triển bền vững đô thị du lịch biển", Tọa đàm Sinh viên và Doanh nghiệp: "Cơ hội và sự phát triển nghề nghiệp", Hội thảo do tỉnh Phú Yên & Hội Kiến trúc sư tổ chức "Phát triển đô thị biển tại Phú Yên theo hướng Hiện đại - Xanh, Thích ứng và Bền vững",…
Tại Festival Kiến trúc 2022, 12 giải thưởng đã ghi dấu ấn sinh viên Duy Tân về sự năng động, sáng tạo, khả năng thuyết trình tự tin để truyền tải được những thông điệp ý nghĩa tới mọi người. Cụ thể:
Ở phần thi Thiết kế nhanh B: Sinh viên Nguyễn Hoàng Long đã được trao giải Nhất với tác phẩm "Điểm nhìn tiếp diễn không gian đô thị". Nhóm thi của Long đã xây dựng một không gian mới cho Công viên Hồ Sơn, trong đó vẫn giữ nguyên những hạng mục như quảng trường, bãi đỗ xe,… và đề xuất thêm một không gian hướng đến những giá trị di sản truyền thống.
Điều này giúp tạo nên tính kết nối giữa hiện tại, quá khứ, tương lai và kết nối cả con người đến gần hơn những văn hóa từ xưa đến nay. Ở phần thi này, sinh viên Võ Thị Nhớ cũng đã giành giải Ba khi cùng nhóm thi của mình triển khai đề tài mang tên "Sinh khí", với ý tưởng làm một khe nứt bao quanh núi Nhạn ở khu vực đường Bạch Đằng để tránh việc núi Nhạn đang ngày một bị xâm thực.
Sinh viên Nguyễn Hoàng Long (thứ 4 từ trái sang phải) cùng nhóm thi giành giải Nhất với tác phẩm “Điểm nhìn tiếp diễn không gian đô thị”
Ở phần thi Thiết kế nhanh A: Sinh viên Từ Tú Anh cùng các bạn đã thiết kế ý tưởng "công trình biểu tượng" thể hiện nét đặc trưng riêng của thành phố Tuy Hòa - Phú Yên qua tác phẩm "Nhạn". Tác phẩm giành giải Ba có biểu tượng tháp nhạn và con chim nhạn, kết hợp với văn hóa tôn giáo tín ngưỡng Bà La Môn đặt công trình xoay về hướng đông, là hướng mặt trời mọc nhằm thể hiện sự sinh sôi nảy nở, nguồn gốc của sự sống.
Sinh viên Trần Ngọc Thùy Trâm đã giành giải Ba khi thể hiện rất rõ nét hình ảnh Tháp Nhạn cùng những nét văn hóa Ayaru mang đến sự hài hòa cho tác tác phẩm "Gợi".
Ở phần thi Vẽ Bích họa: 4 sinh viên gồm Trần Tân Duy, Nguyễn Ngọc Thế, Đoàn Thị Kiều Vy, Nguyễn Hoài Thơ kết hợp cùng nhóm sinh viên đến từ ĐH Kiến trúc TP.HCM đã giành giải Nhất với tác phẩm "Dệt hoa biển".
Đó là hình ảnh thành phố biển Phú Yên với những thăng hoa và trầm lắng tựa như những nốt nhạc tự do bay bổng. Phú Yên trong bích họa đẹp như một bài ca vừa dịu dàng vừa dữ dội khiến ai đã từng đi qua đều không thể không nhớ về.
4 sinh viên ĐH Duy Tân cùng tác phẩm “Dệt hoa biển” giành giải Nhất phần thi Vẽ Bích họa
Ở phần thi Vẽ Ký họa: sinh viên Nguyễn Anh Tài đã được trao giải Ba cho tác phẩm "Mằng Lăng vào hạ" và giải Nhì nhóm. Tác phẩm được vẽ bằng bút kim và màu nước để khắc họa khung cảnh Nhà thờ Mằng Lăng khi vào hạ với sự bình yên qua những vệt nắng với màu sắc tươi sáng của tán cây, màu sắc tươi vui của nhịp điệu sinh hoạt hằng ngày và sắc màu thời gian của nhà thờ trong mùa hạ.
Sân chơi bổ ích Festival Kiến trúc 2022 đã khơi gợi khả năng sáng tạo cùng nhiều niềm vui cho sinh viên khối ngành Kiến trúc
Ở phần thi Nhiếp ảnh: sinh viên Ngô Văn Khoa đã giành giải Ba nhóm cùng với tác phẩm mang tên "Giữ". Từ những góc chụp đẹp về làng gốm Trường Thịnh, mọi người có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sản phẩm truyền thống qua đôi bàn tay của các nghệ nhân. "Giữ" mang 2 lớp nghĩa, đó là tâm huyết của những nghệ nhân giữ nghề bên cạnh sự giữ gìn, bảo tồn những nét đẹp truyền thống.
Ở hạng mục quan trọng nhất là Giải Toàn năng, Ban Tổ chức đã trao giải Toàn năng nhóm cho nhóm 7, trong đó có sự tham gia của sinh viên ĐH Duy Tân, Võ Thị Nhớ.
Toàn đoàn ĐH Duy Tân tham gia Festival Kiến trúc 2022 với những dấu ấn đáng ghi nhận
Ấn tượng với 2 giải thưởng lớn tại cuộc thi Festival Kiến trúc 2022, cô bạn Võ Thị Nhớ - sinh viên chuyên ngành Kiến trúc Công trình, ĐH Duy Tân - chia sẻ: "Em rất vui mừng khi nhận được giải thưởng Toàn năng và giải Ba Thiết kế Nhanh B. Đây là thành quả cho sự nỗ lực, cố gắng hết mình không chỉ riêng em mà còn cả các thành viên ưu tú trong nhóm.
Có thể nói, Festival Kiến trúc là một sân chơi bổ ích và mở ra nhiều cơ hội để em có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các bạn sinh viên trên toàn quốc. Sau cuộc thi này, em nhận ra rằng 'đoàn kết' trong công việc chính là chìa khóa để thành công".
Mùa tuyển sinh 2022, Đại học Duy Tân ban hành mức giảm 30% học phí suốt khóa học cho những thí sinh trúng tuyển vào học một trong các chuyên ngành thuộc ngành Kiến trúc.
Chi tiết xem tại đây http://tuyensinh.duytan.edu.vn
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới & Top 100 Đại học Tốt nhất Châu Á theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Top 210 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 & Top 801-1000 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 theo QS Rankings.
* Top 700 Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
* Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
* Top 107 Thế giới trong xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi năm 2022 theo Times Higher Education (THE).
* Top 577 các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 theo U.S. News & World Report
* Xếp thứ 1 đại học của Việt Nam (thứ 1140 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
* Xếp thứ 2/17 đại học của Việt Nam (thứ 446 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
* Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
* Xếp thứ 3 Việt Nam, 1255 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 01/2022.
* Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
* Lĩnh vực Khoa học Máy tính & Kỹ thuật Công nghệ xếp hạng Top 251-300 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Lĩnh vực Y, Dược, Lâm Sàng xếp hạng Top 176-200 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Top 98 trong bảng Xếp hạng đại học trẻ tốt nhất thế giới của THE năm 2022
* Xếp thứ 8 - Trường Đại học Tư thục Tốt nhất Đông Nam Á năm 2022 theo AppliedHE.
(Nguồn:https://tuoitre.vn/sinh-vien-dh-duy-tan-ghi-dau-tai-festival-kien-truc-2022-20220622102027505.htm)
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Sinh viên ĐH Duy Tân ghi dấu tại Festival Kiến trúc 2022
[size=32]Giải bài toán nhân lực cho nền kinh tế đang trên đà hồi phục sau đại dịch[/size]
Sau COVID-19, nhiều ngành nghề phục hồi tăng trưởng ấn tượng khi nền kinh tế cả nước bứt tốc, trở lại nhịp sống bình thường. Sự tăng trưởng vượt kỳ vọng mang lại niềm phấn khởi nhưng cũng bộc lộ nỗi lo thiếu hụt nhân lực chất lượng cao.
Toàn cảnh buổi tọa đàm bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao ngành du lịch và CNTT tại TP Đà Nẵng sáng 27-5 - Ảnh: TẤN LỰC
Tại tọa đàm bàn về câu chuyện phát triển nhân lực chất lượng cao sau COVID-19 do báo Tuổi Trẻ, Sở Thông tin - truyền thông (TT-TT) TP Đà Nẵng và Đại học Duy Tân tổ chức ngày 27-5, cơ quan quản lý đã nêu sự thiếu hụt trầm trọng lao động trong các lĩnh vực này.
Cần thêm 55.000 lao động cho ngành du lịch
Với việc phục hồi phát triển kinh tế sau dịch, ngành du lịch Việt Nam ngày càng khả quan khi lượng khách đón được không ngừng tăng lên. Tại Đà Nẵng, tình hình khai thác du khách nội địa đã trở lại bình thường bên cạnh sự phục hồi từng bước của thị trường quốc tế.
Ông Nguyễn Xuân Bình, phó giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng, tiết lộ từ những năm 2017-2018 TP đã bắt đầu thiếu hụt lao động du lịch và cú sốc COVID-19 càng làm mọi thứ khó khăn hơn.
Trái ngược với các dự đoán dư thừa lao động sau dịch, ngành du lịch Đà Nẵng ước cần thêm 55.000 nhân lực mới đủ đáp ứng nhu cầu phục hồi như trước dịch.
Ông Nguyễn Xuân Bình, phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, nêu khó khăn về nguồn nhân lực du lịch sau dịch - Ảnh: TẤN LỰC
"Ngay từ trước dịch chúng tôi đã ước thiếu khoảng 10.000 lao động, sau dịch số lượng lao động càng sụt giảm. Đến nay chỉ còn khoảng 20.000 lao động đang làm việc. Không chỉ lao động phổ thông, lao động cấp quản lý, trưởng phòng ban cũng thay đổi rất nhiều.
Với tình hình phục hồi du lịch hiện nay, dự đoán cuối năm 2022 du khách quốc tế sẽ tăng trưởng trở lại và Đà Nẵng phải cần tới 75.000 lao động nếu muốn đưa lượng khách khai thác lên mức ngang bằng năm 2019" - ông Bình chia sẻ.
Theo ông Bình, COVID-19 không chỉ làm thiếu hụt nhân lực mà còn tác động tâm lý người lao động như là ngành dễ tổn thương, ảnh hưởng đến lựa chọn công việc trong tương lai. Cộng với xu hướng du lịch thay đổi, lực lượng phục vụ cũng phải thay đổi để thích nghi, tiếp cận công nghệ thông tin, chuyển đổi số gây nhiều thách thức cho doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động.
GS.TS Lim Sang Taek - viện trưởng Viện Đào tạo và nghiên cứu du lịch, Đại học Duy Tân - Ảnh: TẤN LỰC
GS.TS Lim Sang Taek - viện trưởng Viện Đào tạo và nghiên cứu du lịch, Đại học Duy Tân - đề xuất giải pháp thu hút lao động chất lượng cao qua chương trình du lịch kết hợp lao động, mở cửa đón lao động du lịch quốc tế, đặc biệt là vị trí cấp quản lý, trưởng phòng ban.
Ông Lim cho rằng về lâu dài để giải bài toán nhân lực, các bên liên quan từ trường học, doanh nghiệp đến cơ quan quản lý cần liên kết hợp tác đào tạo để lao động đáp ứng chuẩn đầu ra khi bước chân vào doanh nghiệp.
"Tôi khao khát được nhìn thấy sự liên kết chặt chẽ hơn giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đây là mô hình một số nơi đã thực hiện và thành công. Ngoài ra, với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin, người lao động cần được trang bị kiến thức về du lịch thông minh.
Đại học Duy Tân là một trong những cơ sở đào tạo du lịch lớn nhất miền Trung với khoảng 1.000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm. Tuy nhiên, sau COVID-19, đây là số lượng rất ít so với yêu cầu thực tế" - ông Lim cho biết.
Công nghệ thông tin: vừa dạy vừa làm
Là ngành đi ngược xu hướng, phát triển mạnh mẽ ngay trong đại dịch, lĩnh vực công nghệ thông tin cũng rơi vào tình trạng khát lao động không thua gì du lịch. Để hạ nhiệt ngắn hạn, các doanh nghiệp buộc phải vừa đào tạo vừa sử dụng lao động.
Ông Lê Hồng Lĩnh - giám đốc FPT Software miền Trung - cho rằng không riêng Đà Nẵng, thiếu nhân lực công nghệ là tình trạng chung ở miền Trung.
Rất nhiều sinh viên các ngành CNTT và du lịch lắng nghe triển vọng công việc sau dịch - Ảnh: TẤN LỰC
Như tại FPT Software hiện có 5.000 nhân lực, định hướng đến năm 2024 tăng trưởng 10.000 người. Nếu tính dự phòng cho cả những trường hợp nhảy việc thì trong hai năm tới đơn vị cần 8.000 nhân lực. Trong khi đó năng lực đào tạo ở lĩnh vực này tại Đà Nẵng mỗi năm chỉ đáp ứng chừng 22.000 người.
Chỉ riêng FPT Software đã cần tới hơn 42% số nhân lực mới nên để thu hút hiền tài, đơn vị phải đưa ra chính sách đãi ngộ như an cư lập nghiệp, hỗ trợ gia đình lao động. Đồng thời thực hiện giải pháp ngắn hạn là thu hút nhân tài ở hai đầu đất nước về.
Ông Lĩnh cho biết giải pháp dài hạn là phải liên kết giữa doanh nghiệp với các trường ĐH để việc cung ứng và tuyển dụng bám sát nhu cầu của nhau.
"Chúng tôi mong muốn đưa chương trình của chúng tôi vào các cơ sở đào tạo. "Nhúng" chương trình mà doanh nghiệp cần vào các học phần từ năm 1-2. Đến học kỳ 6 nhiều bạn sinh viên có thể làm được việc và đến kỳ thực tập các bạn đã kiếm ra tiền" - ông Lĩnh nói.
Ông Lê Hồng Lĩnh - giám đốc FPT Software miền Trung - Ảnh: TẤN LỰC
Cũng chia sẻ về chương trình đào tạo, TS Nguyễn Đức Mận - viện trưởng Viện đào tạo quốc tế ĐH Duy Tân - cho rằng việc hợp tác với doanh nghiệp là một trong những yêu cầu mà trường đòi hỏi phải có trong bối cảnh hiện nay. Do vậy doanh nghiệp phải tham gia cùng các cơ sở đào tạo để thỏa mãn nhu cầu nhân lực và bám sát thị trường.
"Chúng tôi hay nói vui với nhau là công nghệ thay đổi liên tục, sinh viên thay đổi liên tục. Nhưng có một điều không thay đổi là các thầy cô ở trường. Do vậy nhà trường, các thầy cô phải chủ động để thay đổi, cập nhật chương trình. Có thể không kịp ngay nhưng không được để quá xa yêu cầu đầu ra của thị trường" - TS Mận tâm đắc.
Theo TS Mận, thực tế chương trình đào tạo trên ghế nhà trường chủ yếu ở mức nền tảng, trong khi bản thân từng doanh nghiệp lại cần một chuyên môn sâu. Do vậy việc "bắt tay" là vô cùng cần thiết để rút ngắn khoảng cách. Với cơ sở đào tạo, việc đạt kiểm định phải được đề cao để cập nhật kịp tình hình.
Sinh viên đặt câu hỏi cho các đại biểu về triển vọng nghề nghiệp trong tương lai - Ảnh: TẤN LỰC
Ông Trần Ngọc Thạch, phó giám đốc Sở TT-TT Đà Nẵng, cho biết hiện nay thành phố có khoảng 44.000 nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong khi nhu cầu thực tế cần 77.000 người. Do vậy trong thời gian qua thành phố đẩy mạnh triển khai đào tạo nhân lực công nghệ thông tin tại cơ sở quản lý nhà nước và các doanh nghiệp để đảm bảo chuyển đổi số.
Đồng thời gia tăng vai trò của các tổ chức hội, tổ chức nghề nghiệp để cung cấp lao động cho doanh nghiệp.
Theo ông Thạch, nhân lực chất lượng cao được xem là yếu tố quyết định thành công nghị quyết 43 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng. Do vậy thành phố đã có những chính sách về phát triển công nghệ thông tin trong khu vực công và khu vực tư.
"Đà Nẵng xác định nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin không những là lợi thế mà là lợi thế đặc biệt của thành phố trong thời gian tới để phát triển đột phá" - ông Thạch nói.
Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Duy Tân - Ảnh: TẤN LỰC
Cần nhân lực chất lượng cao để đi nhanh hơn
Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Duy Tân - cho rằng Đà Nẵng định hướng là thành phố du lịch - dịch vụ, thành phố thông minh nên ngành công nghệ thông tin và du lịch là hai lĩnh vực cần phải chuẩn bị nhân lực bài bản, dài lâu.
"Đã xác định là mũi nhọn kinh tế thì không chỉ cần đủ nhân lực mà còn cần nhân lực chất lượng cao để đi nhanh hơn" - ông Cơ nói.
Theo ông Cơ, nhân lực chất lượng cao là chìa khóa để bước vào kỷ nguyên khoa học công nghệ. Để đáp ứng xu thế của thời đại, từ năm 2008 ĐH Duy Tân đã có nghị quyết về việc hợp tác với các trường ĐH tiên tiến trên thế giới để nâng tầm và hội nhập với thế giới.
TẤN LỰC - TRƯỜNG TRUNG
Nguồn: https://tuoitre.vn/giai-bai-toan-nhan-luc-cho-nen-kinh-te-dang-tren-da-hoi-phuc-sau-dai-dich-20220527130304098.htm
Sau COVID-19, nhiều ngành nghề phục hồi tăng trưởng ấn tượng khi nền kinh tế cả nước bứt tốc, trở lại nhịp sống bình thường. Sự tăng trưởng vượt kỳ vọng mang lại niềm phấn khởi nhưng cũng bộc lộ nỗi lo thiếu hụt nhân lực chất lượng cao.
Toàn cảnh buổi tọa đàm bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao ngành du lịch và CNTT tại TP Đà Nẵng sáng 27-5 - Ảnh: TẤN LỰC
Tại tọa đàm bàn về câu chuyện phát triển nhân lực chất lượng cao sau COVID-19 do báo Tuổi Trẻ, Sở Thông tin - truyền thông (TT-TT) TP Đà Nẵng và Đại học Duy Tân tổ chức ngày 27-5, cơ quan quản lý đã nêu sự thiếu hụt trầm trọng lao động trong các lĩnh vực này.
Cần thêm 55.000 lao động cho ngành du lịch
Với việc phục hồi phát triển kinh tế sau dịch, ngành du lịch Việt Nam ngày càng khả quan khi lượng khách đón được không ngừng tăng lên. Tại Đà Nẵng, tình hình khai thác du khách nội địa đã trở lại bình thường bên cạnh sự phục hồi từng bước của thị trường quốc tế.
Ông Nguyễn Xuân Bình, phó giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng, tiết lộ từ những năm 2017-2018 TP đã bắt đầu thiếu hụt lao động du lịch và cú sốc COVID-19 càng làm mọi thứ khó khăn hơn.
Trái ngược với các dự đoán dư thừa lao động sau dịch, ngành du lịch Đà Nẵng ước cần thêm 55.000 nhân lực mới đủ đáp ứng nhu cầu phục hồi như trước dịch.
Ông Nguyễn Xuân Bình, phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, nêu khó khăn về nguồn nhân lực du lịch sau dịch - Ảnh: TẤN LỰC
"Ngay từ trước dịch chúng tôi đã ước thiếu khoảng 10.000 lao động, sau dịch số lượng lao động càng sụt giảm. Đến nay chỉ còn khoảng 20.000 lao động đang làm việc. Không chỉ lao động phổ thông, lao động cấp quản lý, trưởng phòng ban cũng thay đổi rất nhiều.
Với tình hình phục hồi du lịch hiện nay, dự đoán cuối năm 2022 du khách quốc tế sẽ tăng trưởng trở lại và Đà Nẵng phải cần tới 75.000 lao động nếu muốn đưa lượng khách khai thác lên mức ngang bằng năm 2019" - ông Bình chia sẻ.
Theo ông Bình, COVID-19 không chỉ làm thiếu hụt nhân lực mà còn tác động tâm lý người lao động như là ngành dễ tổn thương, ảnh hưởng đến lựa chọn công việc trong tương lai. Cộng với xu hướng du lịch thay đổi, lực lượng phục vụ cũng phải thay đổi để thích nghi, tiếp cận công nghệ thông tin, chuyển đổi số gây nhiều thách thức cho doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động.
GS.TS Lim Sang Taek - viện trưởng Viện Đào tạo và nghiên cứu du lịch, Đại học Duy Tân - Ảnh: TẤN LỰC
GS.TS Lim Sang Taek - viện trưởng Viện Đào tạo và nghiên cứu du lịch, Đại học Duy Tân - đề xuất giải pháp thu hút lao động chất lượng cao qua chương trình du lịch kết hợp lao động, mở cửa đón lao động du lịch quốc tế, đặc biệt là vị trí cấp quản lý, trưởng phòng ban.
Ông Lim cho rằng về lâu dài để giải bài toán nhân lực, các bên liên quan từ trường học, doanh nghiệp đến cơ quan quản lý cần liên kết hợp tác đào tạo để lao động đáp ứng chuẩn đầu ra khi bước chân vào doanh nghiệp.
"Tôi khao khát được nhìn thấy sự liên kết chặt chẽ hơn giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đây là mô hình một số nơi đã thực hiện và thành công. Ngoài ra, với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin, người lao động cần được trang bị kiến thức về du lịch thông minh.
Đại học Duy Tân là một trong những cơ sở đào tạo du lịch lớn nhất miền Trung với khoảng 1.000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm. Tuy nhiên, sau COVID-19, đây là số lượng rất ít so với yêu cầu thực tế" - ông Lim cho biết.
Công nghệ thông tin: vừa dạy vừa làm
Là ngành đi ngược xu hướng, phát triển mạnh mẽ ngay trong đại dịch, lĩnh vực công nghệ thông tin cũng rơi vào tình trạng khát lao động không thua gì du lịch. Để hạ nhiệt ngắn hạn, các doanh nghiệp buộc phải vừa đào tạo vừa sử dụng lao động.
Ông Lê Hồng Lĩnh - giám đốc FPT Software miền Trung - cho rằng không riêng Đà Nẵng, thiếu nhân lực công nghệ là tình trạng chung ở miền Trung.
Rất nhiều sinh viên các ngành CNTT và du lịch lắng nghe triển vọng công việc sau dịch - Ảnh: TẤN LỰC
Như tại FPT Software hiện có 5.000 nhân lực, định hướng đến năm 2024 tăng trưởng 10.000 người. Nếu tính dự phòng cho cả những trường hợp nhảy việc thì trong hai năm tới đơn vị cần 8.000 nhân lực. Trong khi đó năng lực đào tạo ở lĩnh vực này tại Đà Nẵng mỗi năm chỉ đáp ứng chừng 22.000 người.
Chỉ riêng FPT Software đã cần tới hơn 42% số nhân lực mới nên để thu hút hiền tài, đơn vị phải đưa ra chính sách đãi ngộ như an cư lập nghiệp, hỗ trợ gia đình lao động. Đồng thời thực hiện giải pháp ngắn hạn là thu hút nhân tài ở hai đầu đất nước về.
Ông Lĩnh cho biết giải pháp dài hạn là phải liên kết giữa doanh nghiệp với các trường ĐH để việc cung ứng và tuyển dụng bám sát nhu cầu của nhau.
"Chúng tôi mong muốn đưa chương trình của chúng tôi vào các cơ sở đào tạo. "Nhúng" chương trình mà doanh nghiệp cần vào các học phần từ năm 1-2. Đến học kỳ 6 nhiều bạn sinh viên có thể làm được việc và đến kỳ thực tập các bạn đã kiếm ra tiền" - ông Lĩnh nói.
Ông Lê Hồng Lĩnh - giám đốc FPT Software miền Trung - Ảnh: TẤN LỰC
Cũng chia sẻ về chương trình đào tạo, TS Nguyễn Đức Mận - viện trưởng Viện đào tạo quốc tế ĐH Duy Tân - cho rằng việc hợp tác với doanh nghiệp là một trong những yêu cầu mà trường đòi hỏi phải có trong bối cảnh hiện nay. Do vậy doanh nghiệp phải tham gia cùng các cơ sở đào tạo để thỏa mãn nhu cầu nhân lực và bám sát thị trường.
"Chúng tôi hay nói vui với nhau là công nghệ thay đổi liên tục, sinh viên thay đổi liên tục. Nhưng có một điều không thay đổi là các thầy cô ở trường. Do vậy nhà trường, các thầy cô phải chủ động để thay đổi, cập nhật chương trình. Có thể không kịp ngay nhưng không được để quá xa yêu cầu đầu ra của thị trường" - TS Mận tâm đắc.
Theo TS Mận, thực tế chương trình đào tạo trên ghế nhà trường chủ yếu ở mức nền tảng, trong khi bản thân từng doanh nghiệp lại cần một chuyên môn sâu. Do vậy việc "bắt tay" là vô cùng cần thiết để rút ngắn khoảng cách. Với cơ sở đào tạo, việc đạt kiểm định phải được đề cao để cập nhật kịp tình hình.
Sinh viên đặt câu hỏi cho các đại biểu về triển vọng nghề nghiệp trong tương lai - Ảnh: TẤN LỰC
Ông Trần Ngọc Thạch, phó giám đốc Sở TT-TT Đà Nẵng, cho biết hiện nay thành phố có khoảng 44.000 nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong khi nhu cầu thực tế cần 77.000 người. Do vậy trong thời gian qua thành phố đẩy mạnh triển khai đào tạo nhân lực công nghệ thông tin tại cơ sở quản lý nhà nước và các doanh nghiệp để đảm bảo chuyển đổi số.
Đồng thời gia tăng vai trò của các tổ chức hội, tổ chức nghề nghiệp để cung cấp lao động cho doanh nghiệp.
Theo ông Thạch, nhân lực chất lượng cao được xem là yếu tố quyết định thành công nghị quyết 43 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng. Do vậy thành phố đã có những chính sách về phát triển công nghệ thông tin trong khu vực công và khu vực tư.
"Đà Nẵng xác định nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin không những là lợi thế mà là lợi thế đặc biệt của thành phố trong thời gian tới để phát triển đột phá" - ông Thạch nói.
Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Duy Tân - Ảnh: TẤN LỰC
Cần nhân lực chất lượng cao để đi nhanh hơn
Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Duy Tân - cho rằng Đà Nẵng định hướng là thành phố du lịch - dịch vụ, thành phố thông minh nên ngành công nghệ thông tin và du lịch là hai lĩnh vực cần phải chuẩn bị nhân lực bài bản, dài lâu.
"Đã xác định là mũi nhọn kinh tế thì không chỉ cần đủ nhân lực mà còn cần nhân lực chất lượng cao để đi nhanh hơn" - ông Cơ nói.
Theo ông Cơ, nhân lực chất lượng cao là chìa khóa để bước vào kỷ nguyên khoa học công nghệ. Để đáp ứng xu thế của thời đại, từ năm 2008 ĐH Duy Tân đã có nghị quyết về việc hợp tác với các trường ĐH tiên tiến trên thế giới để nâng tầm và hội nhập với thế giới.
TẤN LỰC - TRƯỜNG TRUNG
Nguồn: https://tuoitre.vn/giai-bai-toan-nhan-luc-cho-nen-kinh-te-dang-tren-da-hoi-phuc-sau-dai-dich-20220527130304098.htm
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Sinh viên ĐH Duy Tân ghi dấu tại Festival Kiến trúc 2022
[size=32]Nâng chất nhân lực công nghệ thông tin và du lịch Đà Nẵng[/size]
TTO - Những năm qua, ngành công nghệ thông tin (CNTT) và du lịch TP Đà Nẵng luôn đạt mức tăng trưởng ấn tượng và trở thành hai ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng trong cơ cấu kinh tế thành phố.
Hoạt động đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch tại Đại học Duy Tân - Ảnh: TẤN LỰC
Thế nhưng, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến các ngành kinh tế này ít nhiều bị tổn thương, ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề. Trong đó nổi lên là việc thiếu hụt và không đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển lâu dài.
Ý nghĩa trong xây dựng thành phố thông minh
Theo ông Nguyễn Quang Thanh, giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP Đà Nẵng, việc phát triển và nâng cao chất lực nguồn nhân lực CNTT là nhiệm vụ và giải pháp đột phá có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng thành phố thông minh.
Sở đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.
Đồng thời, các cơ sở đã xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhu cầu thực tế của xã hội và doanh nghiệp, chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành cho nguồn nhân lực CNTT.
Đà Nẵng hiện có 38 cơ sở đào tạo về lĩnh vực CNTT, trong đó 20 trường ĐH, CĐ và 18 trường trung cấp, trung tâm đào tạo nghề và trung tâm đào tạo phi chính quy.
Năm 2021, tổng chỉ tiêu tuyển sinh chuyên ngành CNTT trên địa bàn hơn 6.000 học sinh sinh viên, trong đó trình độ ĐH và CĐ khoảng 4.500 sinh viên.
TS Nguyễn Đức Mận, viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế (ĐH Duy Tân), cho rằng CNTT hiện hữu ở hầu khắp các lĩnh vực kinh tế, dịch vụ, y tế, giáo dục, giao thông thông minh... nên nhân lực IT luôn được "săn đón" mỗi ngày.
Vì thế, việc triển khai hợp tác quốc tế để đào tạo các chuyên ngành CNTT tại ĐH Duy Tân đang trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực IT chất lượng cao.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực này cũng bộc lộ một số hạn chế trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số, số lượng và chất lượng nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
TP cũng đang thiếu hụt nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất các sản phẩm, ứng dụng chuyên cho thiết bị di động; ứng dụng phục vụ chính quyền điện tử, TP thông minh, an toàn, an ninh thông tin...
Nhân lực CNTT chất lượng cao như trưởng nhóm, quản trị dự án, kỹ sư cầu nối... khan hiếm.
Mặt khác, hiện còn không ít chính sách chưa đi vào thực tiễn, bất hợp lý và thiếu đồng bộ, gây cản trở và chưa tạo điều kiện phát huy tốt nguồn nhân lực CNTT. Thực tế sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đã có nhưng kết quả đạt được chưa cao.
Sinh viên Đại học Duy Tân trong giờ học công nghệ thông tin - Ảnh: TẤN LỰC
Giải "cơn khát" nhân lực du lịch chất lượng cao
Theo Sở Du lịch TP Đà Nẵng, ảnh hưởng COVID-19 khiến gần 70% lao động ngành du lịch thất nghiệp, nghỉ việc. Các khách sạn dừng hoạt động, thu hẹp quy mô kéo theo lao động nghỉ việc hoặc hoạt động cầm chừng. Riêng khối lữ hành gần như mọi bộ phận đều nghỉ việc, các khu điểm du lịch chỉ duy trì vị trí quản lý, bảo vệ...
Hiện nay nguồn du khách đang phục hồi nhưng chưa ổn định, nhiều doanh nghiệp chưa có nhu cầu tuyển dụng lao động trở lại. Dự báo năm 2022 tốc độ tuyển dụng lao động sẽ không bắt kịp tốc độ tăng trưởng du khách.
Ngoài ra, một số ngành nghề khác đã thu hút nhân lực từ ngành du lịch nên có khả năng thiếu hụt nhân lực sau khi hoạt động du lịch được khôi phục. Với kế hoạch đón 3,5 triệu khách lưu trú, ngành du lịch Đà Nẵng phải cần tới 35.000 nhân lực, tăng hơn gấp đôi cùng kỳ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Ngọc Anh - chủ tịch Hội Lữ hành TP Đà Nẵng, giám đốc Công ty du lịch Omega Tours - nhận định trong quá trình phục hồi du lịch sẽ có thiếu hụt cục bộ lao động tại một số bộ phận, đặc biệt vào những thời điểm khách cao như ngày cuối tuần, lễ tết.
Qua hai năm thất nghiệp, đội ngũ lao động cần được ôn lại kỹ năng, tập huấn nghiệp vụ phục vụ để đáp ứng yêu cầu. "Sau thời gian dài không hoạt động, trình độ nghiệp vụ chuyên môn người lao động bị giảm sút. Chúng ta cần có những lớp bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân lực khi hướng tới thị trường khách du lịch cao cấp như golf, MICE, wedding, tàu biển.
Chúng ta có lợi thế đội ngũ lao động trẻ và có năng lực, nhưng các doanh nghiệp lữ hành còn ở quy mô nhỏ. Doanh nghiệp cần được hỗ trợ đào tạo nhân lực để phát triển thành các doanh nghiệp tầm cỡ khu vực, đủ tầm dẫn dắt thị trường, đưa khách du lịch quốc tế vào Đà Nẵng" - ông Ngọc Anh chia sẻ.
Theo GS.TS Lim Sang Taek, viện trưởng Viện Đào tạo và nghiên cứu du lịch (ĐH Duy Tân), sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch mất nhiều lao động có kỹ năng. Để chuẩn bị cho sự tăng trưởng du khách, TP nên kết nối tất cả bên liên quan từ Nhà nước, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc khôi phục nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.
Ông Lim nói mọi hoạt động được thực hiện trực tuyến và từ đó ngành du lịch có khái niệm về du lịch thông minh. Đó là trải nghiệm thông minh, dịch vụ thông minh, di chuyển thông minh, nền tảng thông minh. Trước tình hình này, ĐH Duy Tân đã mở ngành mới là Smart Tourism để tập trung đào tạo về du lịch thông minh tại Việt Nam, tạo ra nguồn nhân sự du lịch chất lượng cao gắn với chuyển đổi số.
Tọa đàm "Nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin (CNTT) và du lịch TP Đà Nẵng"
Sáng nay (27-5), Sở Thông tin và truyền thông TP Đà Nẵng cùng báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức tọa đàm "Nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin (CNTT) và du lịch TP Đà Nẵng" với sự đồng hành của Đại học Duy Tân.
Tọa đàm thu hút sự tham dự của lãnh đạo các sở, ngành, hiệp hội, các trường đại học đào tạo nguồn nhân lực, các doanh nghiệp trong hai lĩnh vực CNTT và du lịch cùng sinh viên trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Các đại biểu sẽ trao đổi các vấn đề về thực trạng số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực CNTT, du lịch; việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường cao đẳng, đại học; những kinh nghiệm, kỹ năng, năng lực cần có của nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp và thị trường, xã hội...
Tọa đàm là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước ngành, các đơn vị đào tạo cung cứng nguồn nhân lực và doanh nghiệp, nơi sử dụng nhân lực và sinh viên các ngành trên địa bàn TP Đà Nẵng trao đổi, phân tích và xây dựng kế hoạch để đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực CNTT, du lịch hiệu quả.
V.H.
VIỆT HÙNG - TẤN LỰC
Nguồn: https://congnghe.tuoitre.vn/nang-chat-nhan-luc-cong-nghe-thong-tin-va-du-lich-da-nang-20220527085504324.htm
TTO - Những năm qua, ngành công nghệ thông tin (CNTT) và du lịch TP Đà Nẵng luôn đạt mức tăng trưởng ấn tượng và trở thành hai ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng trong cơ cấu kinh tế thành phố.
Hoạt động đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch tại Đại học Duy Tân - Ảnh: TẤN LỰC
Thế nhưng, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến các ngành kinh tế này ít nhiều bị tổn thương, ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề. Trong đó nổi lên là việc thiếu hụt và không đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển lâu dài.
Ý nghĩa trong xây dựng thành phố thông minh
Theo ông Nguyễn Quang Thanh, giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP Đà Nẵng, việc phát triển và nâng cao chất lực nguồn nhân lực CNTT là nhiệm vụ và giải pháp đột phá có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng thành phố thông minh.
Sở đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.
Đồng thời, các cơ sở đã xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhu cầu thực tế của xã hội và doanh nghiệp, chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành cho nguồn nhân lực CNTT.
Đà Nẵng hiện có 38 cơ sở đào tạo về lĩnh vực CNTT, trong đó 20 trường ĐH, CĐ và 18 trường trung cấp, trung tâm đào tạo nghề và trung tâm đào tạo phi chính quy.
Năm 2021, tổng chỉ tiêu tuyển sinh chuyên ngành CNTT trên địa bàn hơn 6.000 học sinh sinh viên, trong đó trình độ ĐH và CĐ khoảng 4.500 sinh viên.
TS Nguyễn Đức Mận, viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế (ĐH Duy Tân), cho rằng CNTT hiện hữu ở hầu khắp các lĩnh vực kinh tế, dịch vụ, y tế, giáo dục, giao thông thông minh... nên nhân lực IT luôn được "săn đón" mỗi ngày.
Vì thế, việc triển khai hợp tác quốc tế để đào tạo các chuyên ngành CNTT tại ĐH Duy Tân đang trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực IT chất lượng cao.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực này cũng bộc lộ một số hạn chế trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số, số lượng và chất lượng nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
TP cũng đang thiếu hụt nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất các sản phẩm, ứng dụng chuyên cho thiết bị di động; ứng dụng phục vụ chính quyền điện tử, TP thông minh, an toàn, an ninh thông tin...
Nhân lực CNTT chất lượng cao như trưởng nhóm, quản trị dự án, kỹ sư cầu nối... khan hiếm.
Mặt khác, hiện còn không ít chính sách chưa đi vào thực tiễn, bất hợp lý và thiếu đồng bộ, gây cản trở và chưa tạo điều kiện phát huy tốt nguồn nhân lực CNTT. Thực tế sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đã có nhưng kết quả đạt được chưa cao.
Sinh viên Đại học Duy Tân trong giờ học công nghệ thông tin - Ảnh: TẤN LỰC
Giải "cơn khát" nhân lực du lịch chất lượng cao
Theo Sở Du lịch TP Đà Nẵng, ảnh hưởng COVID-19 khiến gần 70% lao động ngành du lịch thất nghiệp, nghỉ việc. Các khách sạn dừng hoạt động, thu hẹp quy mô kéo theo lao động nghỉ việc hoặc hoạt động cầm chừng. Riêng khối lữ hành gần như mọi bộ phận đều nghỉ việc, các khu điểm du lịch chỉ duy trì vị trí quản lý, bảo vệ...
Hiện nay nguồn du khách đang phục hồi nhưng chưa ổn định, nhiều doanh nghiệp chưa có nhu cầu tuyển dụng lao động trở lại. Dự báo năm 2022 tốc độ tuyển dụng lao động sẽ không bắt kịp tốc độ tăng trưởng du khách.
Ngoài ra, một số ngành nghề khác đã thu hút nhân lực từ ngành du lịch nên có khả năng thiếu hụt nhân lực sau khi hoạt động du lịch được khôi phục. Với kế hoạch đón 3,5 triệu khách lưu trú, ngành du lịch Đà Nẵng phải cần tới 35.000 nhân lực, tăng hơn gấp đôi cùng kỳ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Ngọc Anh - chủ tịch Hội Lữ hành TP Đà Nẵng, giám đốc Công ty du lịch Omega Tours - nhận định trong quá trình phục hồi du lịch sẽ có thiếu hụt cục bộ lao động tại một số bộ phận, đặc biệt vào những thời điểm khách cao như ngày cuối tuần, lễ tết.
Qua hai năm thất nghiệp, đội ngũ lao động cần được ôn lại kỹ năng, tập huấn nghiệp vụ phục vụ để đáp ứng yêu cầu. "Sau thời gian dài không hoạt động, trình độ nghiệp vụ chuyên môn người lao động bị giảm sút. Chúng ta cần có những lớp bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân lực khi hướng tới thị trường khách du lịch cao cấp như golf, MICE, wedding, tàu biển.
Chúng ta có lợi thế đội ngũ lao động trẻ và có năng lực, nhưng các doanh nghiệp lữ hành còn ở quy mô nhỏ. Doanh nghiệp cần được hỗ trợ đào tạo nhân lực để phát triển thành các doanh nghiệp tầm cỡ khu vực, đủ tầm dẫn dắt thị trường, đưa khách du lịch quốc tế vào Đà Nẵng" - ông Ngọc Anh chia sẻ.
Theo GS.TS Lim Sang Taek, viện trưởng Viện Đào tạo và nghiên cứu du lịch (ĐH Duy Tân), sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch mất nhiều lao động có kỹ năng. Để chuẩn bị cho sự tăng trưởng du khách, TP nên kết nối tất cả bên liên quan từ Nhà nước, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc khôi phục nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.
Ông Lim nói mọi hoạt động được thực hiện trực tuyến và từ đó ngành du lịch có khái niệm về du lịch thông minh. Đó là trải nghiệm thông minh, dịch vụ thông minh, di chuyển thông minh, nền tảng thông minh. Trước tình hình này, ĐH Duy Tân đã mở ngành mới là Smart Tourism để tập trung đào tạo về du lịch thông minh tại Việt Nam, tạo ra nguồn nhân sự du lịch chất lượng cao gắn với chuyển đổi số.
Tọa đàm "Nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin (CNTT) và du lịch TP Đà Nẵng"
Sáng nay (27-5), Sở Thông tin và truyền thông TP Đà Nẵng cùng báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức tọa đàm "Nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin (CNTT) và du lịch TP Đà Nẵng" với sự đồng hành của Đại học Duy Tân.
Tọa đàm thu hút sự tham dự của lãnh đạo các sở, ngành, hiệp hội, các trường đại học đào tạo nguồn nhân lực, các doanh nghiệp trong hai lĩnh vực CNTT và du lịch cùng sinh viên trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Các đại biểu sẽ trao đổi các vấn đề về thực trạng số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân lực CNTT, du lịch; việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường cao đẳng, đại học; những kinh nghiệm, kỹ năng, năng lực cần có của nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp và thị trường, xã hội...
Tọa đàm là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước ngành, các đơn vị đào tạo cung cứng nguồn nhân lực và doanh nghiệp, nơi sử dụng nhân lực và sinh viên các ngành trên địa bàn TP Đà Nẵng trao đổi, phân tích và xây dựng kế hoạch để đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực CNTT, du lịch hiệu quả.
V.H.
VIỆT HÙNG - TẤN LỰC
Nguồn: https://congnghe.tuoitre.vn/nang-chat-nhan-luc-cong-nghe-thong-tin-va-du-lich-da-nang-20220527085504324.htm
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Sinh viên, giảng viên Kiến trúc của 21 trường Đại học "so tài" tại Festival 2020
» Nữ sinh ĐH Duy Tân cùng giải Toàn năng tại Festival Kiến trúc 2022
» Đồ án của Sinh viên Duy Tân giành Giải thưởng Kiến trúc Xanh Sinh viên 2020
» ĐH Duy Tân tuyển sinh các ngành Kiến trúc năm 2022
» Con hẻm cũ và bàn tay của sinh viên Kiến trúc
» Nữ sinh ĐH Duy Tân cùng giải Toàn năng tại Festival Kiến trúc 2022
» Đồ án của Sinh viên Duy Tân giành Giải thưởng Kiến trúc Xanh Sinh viên 2020
» ĐH Duy Tân tuyển sinh các ngành Kiến trúc năm 2022
» Con hẻm cũ và bàn tay của sinh viên Kiến trúc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết