Hoạt động Trải nghiệm Văn hóa Nhật Bản Ikebana
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hoạt động Trải nghiệm Văn hóa Nhật Bản Ikebana
Hoạt động Trải nghiệm Văn hóa Nhật Bản Ikebana
Tạo cơ hội cho sinh viên học tiếng Nhật được giao lưu với người Nhật và trải nghiệm văn hóa Nhật Bản, sáng ngày 23/1/2022, Viện Hợp tác Chiến lược Việt - Nhật (VJISC) tổ chức hoạt động ngoại khóa thường kì với chủ đề “Trải nghiệm nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản - Ikebana”. Hoạt động dành cho sinh viên của Viện Việt - Nhật, sinh viên của Khoa tiếng Nhật, sinh viên học tiếng Nhật tại Trung tâm LTC và tất cả sinh viên của Đại học Duy Tân yêu thích và muốn tìm hiểu văn hoá Nhật Bản.
Cô Kaneda Chiaki hướng dẫn cắm hoa
Chương trình được tổ chức qua zoom với sự hiện diện của khách mời là cô Kaneda Chiaki, người hướng dẫn nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản. Về phía Viện Hợp tác Chiến lược Việt - Nhật của Đại học Duy Tân, có TS. Lê Vĩnh An - Viện trưởng, cô Emiko Kumata - Giảng viên người Nhật, cô Nguyễn Thị Thương - Chuyên viên và các bạn sinh viên quan tâm đến hoạt động.
Ikebana bắt nguồn từ lễ dâng hoa cho Đức Phật. Vào thời Minh trị, Ikabana được xem là một phần giáo dục trong các trường nữ sinh. Số lượng các lớp cắm hoa mà ngay cả những người mới bắt đầu cũng có thể tham gia ngày càng nhiều. Ai cũng có thể thưởng thức nghệ thuật cắm hoa cơ bản, kể cả giới trẻ, bất kể nam hay nữ. Hiện tại có hơn 300 trường phái Ikabana ở Nhật Bản, trong đó có 3 trường phái lớn là: Ikenobo, Sogetsu và Ohara. Cô Kaneda Chiaki - khách mời của chương trình - hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Từ nhỏ cô đã làm quen với Ikebana và hiện cô đã đạt được Giáo sư hạng I trường phái Ohara-ryu.
Các tác phẩm hoa hoàn thiện
Dưới sự hướng dẫn kỹ càng và chi tiết của cô Kaneda Chiaki, thầy cô và các bạn sinh viên cũng đã tỉ mỉ và khéo léo hoàn thành tác phẩm theo nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản. Đây là một hoạt động ý nghĩa đối với các bạn sinh viên trong mùa dịch, đặc biệt là giai đoạn sắp sửa bước sang năm mới. Sinh viên Huỳnh Vũ Huyền Trân hào hứng chia sẻ: “Trải nghiệm này đã giúp em hiểu thêm về Ikebana - một phần văn hóa của đất nước Nhật Bản. Em thấy rất vui vì được giao lưu và có cơ hội trau dồi tiếng Nhật với người bản địa. Hy vọng tình hình dịch được kiểm soát để em và các bạn được trải nghiệm trực tiếp nhiều hoạt động thú vị như vậy nữa”.
Trong nhiều năm qua, Viện Hợp tác Chiến lược Việt-Nhật của Đại học Duy Tân đã liên kết với các đại học, tổ chức giáo dục uy tín của Nhật Bản để triển khai các chương trình *** nước ngoài chất lượng với chi phí hợp lý. Theo học các chương trình Việt - Nhật của Đại học Duy Tân, sinh viên sẽ có cơ học tập, trải nghiệm nền giáo dục tiên tiến và văn hóa đặc sắc của xứ sở hoa anh đào.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5185&pid=2064&lang=vi-VN
Tạo cơ hội cho sinh viên học tiếng Nhật được giao lưu với người Nhật và trải nghiệm văn hóa Nhật Bản, sáng ngày 23/1/2022, Viện Hợp tác Chiến lược Việt - Nhật (VJISC) tổ chức hoạt động ngoại khóa thường kì với chủ đề “Trải nghiệm nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản - Ikebana”. Hoạt động dành cho sinh viên của Viện Việt - Nhật, sinh viên của Khoa tiếng Nhật, sinh viên học tiếng Nhật tại Trung tâm LTC và tất cả sinh viên của Đại học Duy Tân yêu thích và muốn tìm hiểu văn hoá Nhật Bản.
Cô Kaneda Chiaki hướng dẫn cắm hoa
Chương trình được tổ chức qua zoom với sự hiện diện của khách mời là cô Kaneda Chiaki, người hướng dẫn nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản. Về phía Viện Hợp tác Chiến lược Việt - Nhật của Đại học Duy Tân, có TS. Lê Vĩnh An - Viện trưởng, cô Emiko Kumata - Giảng viên người Nhật, cô Nguyễn Thị Thương - Chuyên viên và các bạn sinh viên quan tâm đến hoạt động.
Ikebana bắt nguồn từ lễ dâng hoa cho Đức Phật. Vào thời Minh trị, Ikabana được xem là một phần giáo dục trong các trường nữ sinh. Số lượng các lớp cắm hoa mà ngay cả những người mới bắt đầu cũng có thể tham gia ngày càng nhiều. Ai cũng có thể thưởng thức nghệ thuật cắm hoa cơ bản, kể cả giới trẻ, bất kể nam hay nữ. Hiện tại có hơn 300 trường phái Ikabana ở Nhật Bản, trong đó có 3 trường phái lớn là: Ikenobo, Sogetsu và Ohara. Cô Kaneda Chiaki - khách mời của chương trình - hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Từ nhỏ cô đã làm quen với Ikebana và hiện cô đã đạt được Giáo sư hạng I trường phái Ohara-ryu.
Các tác phẩm hoa hoàn thiện
Dưới sự hướng dẫn kỹ càng và chi tiết của cô Kaneda Chiaki, thầy cô và các bạn sinh viên cũng đã tỉ mỉ và khéo léo hoàn thành tác phẩm theo nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản. Đây là một hoạt động ý nghĩa đối với các bạn sinh viên trong mùa dịch, đặc biệt là giai đoạn sắp sửa bước sang năm mới. Sinh viên Huỳnh Vũ Huyền Trân hào hứng chia sẻ: “Trải nghiệm này đã giúp em hiểu thêm về Ikebana - một phần văn hóa của đất nước Nhật Bản. Em thấy rất vui vì được giao lưu và có cơ hội trau dồi tiếng Nhật với người bản địa. Hy vọng tình hình dịch được kiểm soát để em và các bạn được trải nghiệm trực tiếp nhiều hoạt động thú vị như vậy nữa”.
Trong nhiều năm qua, Viện Hợp tác Chiến lược Việt-Nhật của Đại học Duy Tân đã liên kết với các đại học, tổ chức giáo dục uy tín của Nhật Bản để triển khai các chương trình *** nước ngoài chất lượng với chi phí hợp lý. Theo học các chương trình Việt - Nhật của Đại học Duy Tân, sinh viên sẽ có cơ học tập, trải nghiệm nền giáo dục tiên tiến và văn hóa đặc sắc của xứ sở hoa anh đào.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5185&pid=2064&lang=vi-VN
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Hoạt động Trải nghiệm Văn hóa Nhật Bản Ikebana
[size=32]ĐH Duy Tân tiếp tục tặng xe lăn điện cho người khuyết tật[/size]
Ngày 20-1-2022, vượt quãng đường gần 1.000 km từ Đà Nẵng lên Tuyên Quang, chiếc xe lăn điện do ĐH Duy Tân thiết kế, chế tạo đã “cập bến” tại nhà ông Cao Trọng Quân, người không may tàn tật từ nhỏ, đi lại khó khăn, mất toàn toàn bộ khả năng lao động.
Các cán bộ, giảng viên đại diện ĐH Duy Tân trao tặng Xe lăn điện cho ông Trọng Quân và gia đình
Món quà nhận được ngay vào dịp trước Tết Nguyên đán năm 2022 đã mang đến niềm vui lớn cho ông Trọng Quân và gia đình để năm nay, ông có thể thoải mái đi lại, thăm hỏi người thân, bạn bè trong những ngày Tết đến, xuân về.
"Nhận được xe, tôi háo hức tự muốn đi ra đường ngay!"
Trong gia đình, ngoài ông Quân sinh ra không may bị tàn tật từ nhỏ còn có một người con cũng bị tàn tật bẩm sinh. Gia đình thuộc hộ nghèo do trong nhà có quá nhiều người không thể tự nuôi dưỡng bản thân, phải dựa vào sức lao động của số ít những người còn lại trong gia đình. Biết được thông tin ĐH Duy Tân có chế tạo Xe lăn điện tặng cho người khuyết tật, ông Quân đã viết thư gửi về nhà trường xin giúp đỡ.
Ông Quân cho biết: "Mua một xe điện mới phải mất từ 16-20 triệu, gia đình tôi lại không có điều kiện. Tôi xem Truyền hình Đà Nẵng biết về ĐH Duy Tân, tôi mong có được sản phẩm khoa học của trường giúp cho việc đi lại thuận lợi hơn, đỡ vất vả hơn."
Các giảng viên ĐH Duy Tân hướng dẫn ông Quân (ảnh trên) và cháu ruột vận hành Xe lăn điện
ĐH Duy Tân khi thiết kế xe đã rất chú tâm vào việc tạo thuận lợi cho người khuyết tật nhanh chóng có thể sử dụng xe. Chỉ sau vài lần hướng dẫn, ông Quân đã chạy được xe trên một đoạn đường nhỏ.
Ngồi trên chiếc xe lăn điện, ông Quân xúc động chia sẻ: "Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng kể từ lúc viết thư kêu gọi giúp đỡ, tôi đã nhận được món quà tuyệt vời, vượt ngoài sức tưởng tượng của bản thân. Đây quả thực là niềm vui to lớn cho mùa Tết năm nay của gia đình tôi. Tôi sẽ cố gắng vận hành xe thuần thục để Tết đi thăm làng xóm, cũng như đi tham gia Câu lạc bộ Người cao tuổi ở địa phương bằng phương tiện mới được ĐH Duy Tân tặng."
Món quà ý nghĩa tặng người khuyết tật trong nhiều mùa xuân
Trước đó vào Tết Nguyên đán năm 2019, ĐH Duy Tân ngay sau khi nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo đã dành tặng 10 chiếc Xe lăn điện đầu tiên cho các đối tượng thuộc gia đình chính sách, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong số những hoàn cảnh đó:
- Có người chưa một lần được chạm tay vào xe lăn thông thường như chú Huỳnh Văn Thanh (phường Phước Mỹ) thương binh hạng 1/4, phải dùng chân giả và đi lại bằng nạng;
- Có người phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của người thân, muốn đi đâu phải có người bồng bế như em Đặng Thị Hồng Anh (phường Hòa Minh) - nạn nhân chất độc màu da cam khiến cơ thể em bị teo lại và hai chân không thể vận động được.
- Có người như chú Bùi Thêm (phường Hòa Khánh Bắc) đã bị liệt suốt 40 năm, chỉ sống một mình và phải di chuyển trên một chiếc xe lăn rất cũ;
- Hay như cô Đặng Thị Bé (phường An Hải Bắc) bị liệt 2 chân, mồ côi cha mẹ và sống với anh trai;
- Là em Trần Minh Hoàng (thôn Phước Hưng) bị tai nạn lao động dập tủy sống, gãy đốt sống cổ dẫn đến liệt tứ chi;
- Hay như chị Đặng Thị Thanh Mai (thôn An Trạch) là hộ nghèo và bị liệt 2 chân cùng tay trái,...
Xe lăn điện được trao tặng cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Tp Đà Nẵng và đồng chí Trần Thận - Cán bộ Lão thành Cách mạng (ảnh trên cùng bên trái)
Sau đó, vào tháng 3-2019, ĐH Duy Tân đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng trao tặng Xe lăn điện cho đồng chí Trần Thận - Cán bộ lão thành Cách mạng. 53 năm đứng trong hàng ngũ cán bộ cách mạng, khi về hưu, một phần do di chứng của chiến tranh, một phần do tuổi tác đã cao và căn bệnh tai biến hoành hành nên việc đi lại của ông ngày càng trở nên khó khăn.
Thấu hiểu hoàn cảnh và những mong mỏi bình dị, cán bộ trường Duy Tân đã có cuộc gặp gỡ, trò chuyện thân mật và gửi tặng ông Trần Thận chiếc Xe lăn điện như một món quà, để tỏ lòng tri ân với những cống hiến mà ông đã dành cho đất nước.
Chia sẻ cảm xúc khi nhận được món quà quý giá này, đồng chí Trần Thận bày tỏ: "Căn bệnh bại liệt cứ ‘bám’ đằng đằng suốt mấy năm trời, chiếc xe lăn ở nhà thì đã quá cũ kỹ rồi và rất khó để di chuyển. Nhưng với chiếc Xe lăn điện này, tôi có thể dễ dàng đi tiến, đi lùi hay rẽ sang đường mà không cần người nhà trợ giúp.
Không biết nói gì hơn, tôi vô cùng cảm ơn ĐH Duy Tân đã thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và dành tặng cho tôi một món quà quý giá. Đây là một nghĩa cử cao đẹp của Nhà trường giúp tôi cũng như nhiều người khác đồng cảnh ngộ có thêm cơ hội được đi lại mọi nơi."
Sản phẩm được cấp Bằng Độc quyền Giải pháp Hữu ích đang được sử dụng rất tốt trong 3 năm nay
Xe lăn điện do ĐH Duy Tân thiết kế có nhiều điểm khác biệt so với các xe lăn thông thường hiện có trên thị trường. Xe được thiết kế hướng đến việc lắp ghép đơn giản, cơ cấu nhỏ gọn nhưng đảm bảo độ chắc chắn và an toàn phù hợp với sức khỏe của người khuyết tật.
Cơ cấu tháo lắp của xe lăn điện đã được cải tiến với cơ cấu tháo chốt theo cấp số giúp cho người khuyết tật không phải mất nhiều lực để có thể tách rời hoặc lắp ghép đầu kéo với xe lăn. Để thiết kế các cơ cấu đó, những chi tiết của đầu kéo xe lăn đã được nhóm chế tạo bằng các máy móc hiện đại trong gia công cơ khí chính xác như: máy phay CNC, máy tiện CNC, máy cắt laser CNC,…
Xe lăn điện được cấp Bằng Độc quyền Giải pháp Hữu ích
Xe có đèn chiếu sáng vào ban đêm, có gương chiếu hậu để quan sát phía sau, có còi báo hiệu. Đặc biệt, trên tay lái có tích hợp nhiều hệ thống điều khiển rất thuận tiện cho người dùng như: công tắc khởi động xe, tay ga để kiểm soát tốc độ, công tắc đảo chiều xe (tiến-lùi), công tắc đèn.
Trước khi đưa vào sử dụng, xe lăn điện đã được Trung tâm CME (Cơ khí), ĐH Duy Tân kiểm thử bằng máy đo tốc độ, máy đo độ rung. Xe sử dụng pin lithium, mỗi lần sạc đầy có thể đi được 35 - 40 km, tốc độ tối đa là 45km/h, tải trọng 120kg. Xe đã được điều chỉnh 3 số với 3 cấp tốc độ khác nhau giúp cho người khuyết tật có thể di chuyển dễ dàng khi leo dốc hay trên đường bằng phẳng.
Các cán bộ, giảng viên ĐH Duy Tân thiết kế và chế tạo Xe lăn điện
TS. Vũ Dương - Trưởng Khoa Cơ khí của ĐH Duy Tân chia sẻ: "Nhiều năm qua, nhà trường luôn chú trọng các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, trong đó hướng đến sản xuất các sản phẩm hữu ích hỗ trợ cộng đồng. Cùng với đó, các cán bộ, giảng viên trong trường cũng thấm nhuần một tinh thần nhân văn, tâm huyết thiết kế các sản phẩm với nhiều tình cảm cùng tinh thần trách nhiệm.
Xe lăn điện tặng ông Trọng Quân là phiên bản mới, được chính các nhà khoa học, giảng viên Khoa Cơ khí thiết kế với rất nhiều cải tiến để thêm tiện dụng cho người khuyết tật khi tháo, lắp và vận hành, bảo dưỡng.
Hiện tại, bên cạnh ngành Kỹ thuật Cơ điện tử và Công nghệ Kỹ thuật Ô tô có gần 1.000 sinh viên đang theo học tại ĐH Duy Tân, năm nay sẽ mở thêm ngành Công nghệ Chế tạo máy đào tạo nhân lực chuyên sâu về Cơ khí Chế tạo - một lĩnh vực luôn thu hút tuyển dụng nhân lực theo đà phát triển kinh tế đất nước, cũng là để cung cấp cho xã hội những kỹ sư lành nghề, chế tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích vì cộng đồng xã hội."
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Top 700 Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
* Top 210 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 theo QS Asian University Rankings.
* Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
* Top 107 Thế giới trong xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi năm 2022 theo Times Higher Education (THE).
* Top 577 các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 theo U.S. News & World Report
* Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
* Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
* Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
* Xếp thứ 3 Việt Nam, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 01/2021.
* Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
* Lĩnh vực Khoa học Máy tính & Kỹ thuật Công nghệ xếp hạng Top 251-300 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
T.TH
Nguồn: https://tuoitre.vn/dh-duy-tan-tiep-tuc-tang-xe-lan-dien-cho-nguoi-khuyet-tat-20220125164937103.htm
Ngày 20-1-2022, vượt quãng đường gần 1.000 km từ Đà Nẵng lên Tuyên Quang, chiếc xe lăn điện do ĐH Duy Tân thiết kế, chế tạo đã “cập bến” tại nhà ông Cao Trọng Quân, người không may tàn tật từ nhỏ, đi lại khó khăn, mất toàn toàn bộ khả năng lao động.
Các cán bộ, giảng viên đại diện ĐH Duy Tân trao tặng Xe lăn điện cho ông Trọng Quân và gia đình
Món quà nhận được ngay vào dịp trước Tết Nguyên đán năm 2022 đã mang đến niềm vui lớn cho ông Trọng Quân và gia đình để năm nay, ông có thể thoải mái đi lại, thăm hỏi người thân, bạn bè trong những ngày Tết đến, xuân về.
"Nhận được xe, tôi háo hức tự muốn đi ra đường ngay!"
Trong gia đình, ngoài ông Quân sinh ra không may bị tàn tật từ nhỏ còn có một người con cũng bị tàn tật bẩm sinh. Gia đình thuộc hộ nghèo do trong nhà có quá nhiều người không thể tự nuôi dưỡng bản thân, phải dựa vào sức lao động của số ít những người còn lại trong gia đình. Biết được thông tin ĐH Duy Tân có chế tạo Xe lăn điện tặng cho người khuyết tật, ông Quân đã viết thư gửi về nhà trường xin giúp đỡ.
Ông Quân cho biết: "Mua một xe điện mới phải mất từ 16-20 triệu, gia đình tôi lại không có điều kiện. Tôi xem Truyền hình Đà Nẵng biết về ĐH Duy Tân, tôi mong có được sản phẩm khoa học của trường giúp cho việc đi lại thuận lợi hơn, đỡ vất vả hơn."
Các giảng viên ĐH Duy Tân hướng dẫn ông Quân (ảnh trên) và cháu ruột vận hành Xe lăn điện
ĐH Duy Tân khi thiết kế xe đã rất chú tâm vào việc tạo thuận lợi cho người khuyết tật nhanh chóng có thể sử dụng xe. Chỉ sau vài lần hướng dẫn, ông Quân đã chạy được xe trên một đoạn đường nhỏ.
Ngồi trên chiếc xe lăn điện, ông Quân xúc động chia sẻ: "Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng kể từ lúc viết thư kêu gọi giúp đỡ, tôi đã nhận được món quà tuyệt vời, vượt ngoài sức tưởng tượng của bản thân. Đây quả thực là niềm vui to lớn cho mùa Tết năm nay của gia đình tôi. Tôi sẽ cố gắng vận hành xe thuần thục để Tết đi thăm làng xóm, cũng như đi tham gia Câu lạc bộ Người cao tuổi ở địa phương bằng phương tiện mới được ĐH Duy Tân tặng."
Món quà ý nghĩa tặng người khuyết tật trong nhiều mùa xuân
Trước đó vào Tết Nguyên đán năm 2019, ĐH Duy Tân ngay sau khi nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo đã dành tặng 10 chiếc Xe lăn điện đầu tiên cho các đối tượng thuộc gia đình chính sách, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong số những hoàn cảnh đó:
- Có người chưa một lần được chạm tay vào xe lăn thông thường như chú Huỳnh Văn Thanh (phường Phước Mỹ) thương binh hạng 1/4, phải dùng chân giả và đi lại bằng nạng;
- Có người phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của người thân, muốn đi đâu phải có người bồng bế như em Đặng Thị Hồng Anh (phường Hòa Minh) - nạn nhân chất độc màu da cam khiến cơ thể em bị teo lại và hai chân không thể vận động được.
- Có người như chú Bùi Thêm (phường Hòa Khánh Bắc) đã bị liệt suốt 40 năm, chỉ sống một mình và phải di chuyển trên một chiếc xe lăn rất cũ;
- Hay như cô Đặng Thị Bé (phường An Hải Bắc) bị liệt 2 chân, mồ côi cha mẹ và sống với anh trai;
- Là em Trần Minh Hoàng (thôn Phước Hưng) bị tai nạn lao động dập tủy sống, gãy đốt sống cổ dẫn đến liệt tứ chi;
- Hay như chị Đặng Thị Thanh Mai (thôn An Trạch) là hộ nghèo và bị liệt 2 chân cùng tay trái,...
Xe lăn điện được trao tặng cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Tp Đà Nẵng và đồng chí Trần Thận - Cán bộ Lão thành Cách mạng (ảnh trên cùng bên trái)
Sau đó, vào tháng 3-2019, ĐH Duy Tân đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng trao tặng Xe lăn điện cho đồng chí Trần Thận - Cán bộ lão thành Cách mạng. 53 năm đứng trong hàng ngũ cán bộ cách mạng, khi về hưu, một phần do di chứng của chiến tranh, một phần do tuổi tác đã cao và căn bệnh tai biến hoành hành nên việc đi lại của ông ngày càng trở nên khó khăn.
Thấu hiểu hoàn cảnh và những mong mỏi bình dị, cán bộ trường Duy Tân đã có cuộc gặp gỡ, trò chuyện thân mật và gửi tặng ông Trần Thận chiếc Xe lăn điện như một món quà, để tỏ lòng tri ân với những cống hiến mà ông đã dành cho đất nước.
Chia sẻ cảm xúc khi nhận được món quà quý giá này, đồng chí Trần Thận bày tỏ: "Căn bệnh bại liệt cứ ‘bám’ đằng đằng suốt mấy năm trời, chiếc xe lăn ở nhà thì đã quá cũ kỹ rồi và rất khó để di chuyển. Nhưng với chiếc Xe lăn điện này, tôi có thể dễ dàng đi tiến, đi lùi hay rẽ sang đường mà không cần người nhà trợ giúp.
Không biết nói gì hơn, tôi vô cùng cảm ơn ĐH Duy Tân đã thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và dành tặng cho tôi một món quà quý giá. Đây là một nghĩa cử cao đẹp của Nhà trường giúp tôi cũng như nhiều người khác đồng cảnh ngộ có thêm cơ hội được đi lại mọi nơi."
Sản phẩm được cấp Bằng Độc quyền Giải pháp Hữu ích đang được sử dụng rất tốt trong 3 năm nay
Xe lăn điện do ĐH Duy Tân thiết kế có nhiều điểm khác biệt so với các xe lăn thông thường hiện có trên thị trường. Xe được thiết kế hướng đến việc lắp ghép đơn giản, cơ cấu nhỏ gọn nhưng đảm bảo độ chắc chắn và an toàn phù hợp với sức khỏe của người khuyết tật.
Cơ cấu tháo lắp của xe lăn điện đã được cải tiến với cơ cấu tháo chốt theo cấp số giúp cho người khuyết tật không phải mất nhiều lực để có thể tách rời hoặc lắp ghép đầu kéo với xe lăn. Để thiết kế các cơ cấu đó, những chi tiết của đầu kéo xe lăn đã được nhóm chế tạo bằng các máy móc hiện đại trong gia công cơ khí chính xác như: máy phay CNC, máy tiện CNC, máy cắt laser CNC,…
Xe lăn điện được cấp Bằng Độc quyền Giải pháp Hữu ích
Xe có đèn chiếu sáng vào ban đêm, có gương chiếu hậu để quan sát phía sau, có còi báo hiệu. Đặc biệt, trên tay lái có tích hợp nhiều hệ thống điều khiển rất thuận tiện cho người dùng như: công tắc khởi động xe, tay ga để kiểm soát tốc độ, công tắc đảo chiều xe (tiến-lùi), công tắc đèn.
Trước khi đưa vào sử dụng, xe lăn điện đã được Trung tâm CME (Cơ khí), ĐH Duy Tân kiểm thử bằng máy đo tốc độ, máy đo độ rung. Xe sử dụng pin lithium, mỗi lần sạc đầy có thể đi được 35 - 40 km, tốc độ tối đa là 45km/h, tải trọng 120kg. Xe đã được điều chỉnh 3 số với 3 cấp tốc độ khác nhau giúp cho người khuyết tật có thể di chuyển dễ dàng khi leo dốc hay trên đường bằng phẳng.
Các cán bộ, giảng viên ĐH Duy Tân thiết kế và chế tạo Xe lăn điện
TS. Vũ Dương - Trưởng Khoa Cơ khí của ĐH Duy Tân chia sẻ: "Nhiều năm qua, nhà trường luôn chú trọng các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, trong đó hướng đến sản xuất các sản phẩm hữu ích hỗ trợ cộng đồng. Cùng với đó, các cán bộ, giảng viên trong trường cũng thấm nhuần một tinh thần nhân văn, tâm huyết thiết kế các sản phẩm với nhiều tình cảm cùng tinh thần trách nhiệm.
Xe lăn điện tặng ông Trọng Quân là phiên bản mới, được chính các nhà khoa học, giảng viên Khoa Cơ khí thiết kế với rất nhiều cải tiến để thêm tiện dụng cho người khuyết tật khi tháo, lắp và vận hành, bảo dưỡng.
Hiện tại, bên cạnh ngành Kỹ thuật Cơ điện tử và Công nghệ Kỹ thuật Ô tô có gần 1.000 sinh viên đang theo học tại ĐH Duy Tân, năm nay sẽ mở thêm ngành Công nghệ Chế tạo máy đào tạo nhân lực chuyên sâu về Cơ khí Chế tạo - một lĩnh vực luôn thu hút tuyển dụng nhân lực theo đà phát triển kinh tế đất nước, cũng là để cung cấp cho xã hội những kỹ sư lành nghề, chế tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích vì cộng đồng xã hội."
ĐẠI HỌC DUY TÂN
* Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
* Top 700 Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
* Top 210 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 theo QS Asian University Rankings.
* Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
* Top 107 Thế giới trong xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi năm 2022 theo Times Higher Education (THE).
* Top 577 các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 theo U.S. News & World Report
* Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
* Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
* Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
* Xếp thứ 3 Việt Nam, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 01/2021.
* Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
* Lĩnh vực Khoa học Máy tính & Kỹ thuật Công nghệ xếp hạng Top 251-300 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
T.TH
Nguồn: https://tuoitre.vn/dh-duy-tan-tiep-tuc-tang-xe-lan-dien-cho-nguoi-khuyet-tat-20220125164937103.htm
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Hoạt động Trải nghiệm Văn hóa Nhật Bản Ikebana
[size=38]Giấc mơ sản xuất công nghiệp sâm Ngọc Linh[/size]
Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm trong phòng nuôi cấy sinh khối tại Hàn Quốc.
TS Hồ Thanh Tâm, giảng viên Trường đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đang triển khai nuôi cấy sinh khối đối với rễ cây sâm Ngọc Linh để chiết xuất dược chất như saponin có tác dụng ngừa ung thư. TS Hồ Thanh Tâm là một trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc nhận giải thưởng Quả cầu vàng năm 2020 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì.
Từ vùng quê nghèo cát trắng Bình Sa (huyện Thăng Bình, Quảng Nam), Hồ Thanh Tâm theo đuổi con đường nghiên cứu công nghệ sinh học tại Trường đại học Đà Lạt. Những ngày tháng còn là sinh viên, anh vừa làm gia sư, làm thêm tại các nhà vườn, trang trại để bớt gánh nặng tài chính cho gia đình. Ước mơ chuyên sâu nghiên cứu để biến cây dược liệu của nông dân thành mỹ phẩm, thực phẩm có giá trị cao cứ thế lớn dần lên trong Tâm. Trong thời gian học cao học, Tâm được GS,TS Dương Tấn Nhựt hướng dẫn tham gia dự án về nhân giống vô tính và bảo tồn sâm Ngọc Linh.
Năm 2014, khi chưa hoàn thành xong chương trình cao học tại Trường đại học Đà Lạt, anh nhận học bổng toàn phần chương trình đào tạo tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Chungbuk (Hàn Quốc). Tâm chọn hướng nghiên cứu nhân giống và sinh khối cây dược liệu. Với hướng nghiên cứu này, con đường nghiên cứu khoa học của Tâm rộng mở với nhiều công trình khoa học mang tầm cỡ quốc tế. Từ năm 2012 đến nay, Tâm có 34 công bố khoa học quốc tế và trong nước, đồng tác giả của một chương sách chuyên khảo của Nhà xuất bản SPi Technologies India Private Ltd 2020…
Chia sẻ về giấc mơ của mình, Hồ Thanh Tâm cho biết: “Tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn cho nên tình yêu đối với cây trồng luôn có sẵn trong người. Đến với khoa học, tôi mong muốn mang lại những sản phẩm tốt nhất để góp phần tạo ra một nền nông nghiệp công nghệ cao phục vụ quê hương, đất nước”. Bảo tồn giống cây đặc hữu, quý hiếm là giấc mơ của Tâm. Hoàn thành tiến sĩ, Hồ Thanh Tâm ở lại Hàn Quốc làm việc hai năm để tích lũy thêm kinh nghiệm. Đầu năm 2020, Tâm quyết định trở về Việt Nam và chọn làm việc tại Viện nghiên cứu Sáng kiến sức khỏe toàn cầu của Trường đại học Duy Tân. TS Hồ Thanh Tâm và cộng sự đang trong những bước thực hiện sản xuất sinh khối và hợp chất từ nguồn cây dược liệu của Việt Nam, trước mắt sẽ tập trung vào cây sâm Ngọc Linh.
Tâm cho biết: Hiện quy trình nhân giống sâm Ngọc Linh bằng kỹ thuật nuôi cấy mô đã được ứng dụng phổ biến. Thế nhưng, đây là loại cây đặc hữu, phân bố hạn chế, khó trồng. Sâm Ngọc Linh hiện chỉ mới trồng được trên một diện tích rất nhỏ ở khu vực Quảng Nam, Kon Tum và Lâm Đồng. Nếu không khai thác bằng phương pháp khác, số lượng ngoài tự nhiên có thể ngày càng khan hiếm. Việc chọn nguồn tế bào sinh trưởng mạnh được coi là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tạo ra sinh khối hoạt chất cao.
TS Hồ Thanh Tâm khẳng định, chỉ mất khoảng từ 4 đến 8 tuần là có thể thu được hợp chất quý tương tự cây trồng khoảng 5 năm tuổi trong tự nhiên. Như chất saponin có tác dụng ngăn ngừa ung thư từ các dòng rễ bất định của sâm Ngọc Linh. Một năm, sẽ thu được vài lần như vậy. Mục tiêu của Tâm trong 10 năm tới, là chuyển từ nuôi cấy sinh khối từ quy mô phòng thí nghiệm sang quy mô công nghiệp. Việc chuyển giao công nghệ với sự tham gia của doanh nghiệp, xây dựng nhà máy chuyên sản suất sinh khối sẽ giúp tạo ra được nguồn nguyên liệu có hoạt tính, phục vụ sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng có giá trị với giá thành thấp.
Bài và ảnh: ANH ĐÀO, ÁNH HÀ
Nguồn: https://nhandan.vn/tin-tuc-giao-duc/giac-mo-san-xuat-cong-nghiep-sam-ngoc-linh-684941/
Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm trong phòng nuôi cấy sinh khối tại Hàn Quốc.
TS Hồ Thanh Tâm, giảng viên Trường đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đang triển khai nuôi cấy sinh khối đối với rễ cây sâm Ngọc Linh để chiết xuất dược chất như saponin có tác dụng ngừa ung thư. TS Hồ Thanh Tâm là một trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc nhận giải thưởng Quả cầu vàng năm 2020 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì.
Từ vùng quê nghèo cát trắng Bình Sa (huyện Thăng Bình, Quảng Nam), Hồ Thanh Tâm theo đuổi con đường nghiên cứu công nghệ sinh học tại Trường đại học Đà Lạt. Những ngày tháng còn là sinh viên, anh vừa làm gia sư, làm thêm tại các nhà vườn, trang trại để bớt gánh nặng tài chính cho gia đình. Ước mơ chuyên sâu nghiên cứu để biến cây dược liệu của nông dân thành mỹ phẩm, thực phẩm có giá trị cao cứ thế lớn dần lên trong Tâm. Trong thời gian học cao học, Tâm được GS,TS Dương Tấn Nhựt hướng dẫn tham gia dự án về nhân giống vô tính và bảo tồn sâm Ngọc Linh.
Năm 2014, khi chưa hoàn thành xong chương trình cao học tại Trường đại học Đà Lạt, anh nhận học bổng toàn phần chương trình đào tạo tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Chungbuk (Hàn Quốc). Tâm chọn hướng nghiên cứu nhân giống và sinh khối cây dược liệu. Với hướng nghiên cứu này, con đường nghiên cứu khoa học của Tâm rộng mở với nhiều công trình khoa học mang tầm cỡ quốc tế. Từ năm 2012 đến nay, Tâm có 34 công bố khoa học quốc tế và trong nước, đồng tác giả của một chương sách chuyên khảo của Nhà xuất bản SPi Technologies India Private Ltd 2020…
Chia sẻ về giấc mơ của mình, Hồ Thanh Tâm cho biết: “Tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn cho nên tình yêu đối với cây trồng luôn có sẵn trong người. Đến với khoa học, tôi mong muốn mang lại những sản phẩm tốt nhất để góp phần tạo ra một nền nông nghiệp công nghệ cao phục vụ quê hương, đất nước”. Bảo tồn giống cây đặc hữu, quý hiếm là giấc mơ của Tâm. Hoàn thành tiến sĩ, Hồ Thanh Tâm ở lại Hàn Quốc làm việc hai năm để tích lũy thêm kinh nghiệm. Đầu năm 2020, Tâm quyết định trở về Việt Nam và chọn làm việc tại Viện nghiên cứu Sáng kiến sức khỏe toàn cầu của Trường đại học Duy Tân. TS Hồ Thanh Tâm và cộng sự đang trong những bước thực hiện sản xuất sinh khối và hợp chất từ nguồn cây dược liệu của Việt Nam, trước mắt sẽ tập trung vào cây sâm Ngọc Linh.
Tâm cho biết: Hiện quy trình nhân giống sâm Ngọc Linh bằng kỹ thuật nuôi cấy mô đã được ứng dụng phổ biến. Thế nhưng, đây là loại cây đặc hữu, phân bố hạn chế, khó trồng. Sâm Ngọc Linh hiện chỉ mới trồng được trên một diện tích rất nhỏ ở khu vực Quảng Nam, Kon Tum và Lâm Đồng. Nếu không khai thác bằng phương pháp khác, số lượng ngoài tự nhiên có thể ngày càng khan hiếm. Việc chọn nguồn tế bào sinh trưởng mạnh được coi là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tạo ra sinh khối hoạt chất cao.
TS Hồ Thanh Tâm khẳng định, chỉ mất khoảng từ 4 đến 8 tuần là có thể thu được hợp chất quý tương tự cây trồng khoảng 5 năm tuổi trong tự nhiên. Như chất saponin có tác dụng ngăn ngừa ung thư từ các dòng rễ bất định của sâm Ngọc Linh. Một năm, sẽ thu được vài lần như vậy. Mục tiêu của Tâm trong 10 năm tới, là chuyển từ nuôi cấy sinh khối từ quy mô phòng thí nghiệm sang quy mô công nghiệp. Việc chuyển giao công nghệ với sự tham gia của doanh nghiệp, xây dựng nhà máy chuyên sản suất sinh khối sẽ giúp tạo ra được nguồn nguyên liệu có hoạt tính, phục vụ sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng có giá trị với giá thành thấp.
Bài và ảnh: ANH ĐÀO, ÁNH HÀ
Nguồn: https://nhandan.vn/tin-tuc-giao-duc/giac-mo-san-xuat-cong-nghiep-sam-ngoc-linh-684941/
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Học sinh Trung học Phổ thông với Hoạt động Trải nghiệm “Em yêu Khoa học”
» ĐH Duy Tân: Hướng nghiệp chọn ngành cho học sinh THPT qua hoạt động trải nghiệm tham quan trường
» Trải nghiệm môi trường học tập năng động, chuẩn ‘sao’ ngành Du lịch tại ĐH Duy Tân
» Học sinh trường THPT Đông Hà và THPT Hướng Hóa - tỉnh Quảng Trị Tham quan Trải nghiệm Thực tế tại DTU
» Chủ động đổi mới tổ chức hoạt động Công đoàn phù hợp tình hình mới
» ĐH Duy Tân: Hướng nghiệp chọn ngành cho học sinh THPT qua hoạt động trải nghiệm tham quan trường
» Trải nghiệm môi trường học tập năng động, chuẩn ‘sao’ ngành Du lịch tại ĐH Duy Tân
» Học sinh trường THPT Đông Hà và THPT Hướng Hóa - tỉnh Quảng Trị Tham quan Trải nghiệm Thực tế tại DTU
» Chủ động đổi mới tổ chức hoạt động Công đoàn phù hợp tình hình mới
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết