Sinh viên Trường Ngoại ngữ - XHNV, ĐH Duy Tân: Chuẩn ngoại ngữ, am hiểu pháp luật
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sinh viên Trường Ngoại ngữ - XHNV, ĐH Duy Tân: Chuẩn ngoại ngữ, am hiểu pháp luật
[size=32]Sinh viên Trường Ngoại ngữ - XHNV, ĐH Duy Tân: Chuẩn ngoại ngữ, am hiểu pháp luật[/size]
Giỏi chuyên môn, vững kỹ năng “mềm” và thành thạo nhiều ngoại ngữ là những yếu tố tiên quyết để giúp sinh viên nhanh chóng có việc làm ngay sau tốt nghiệp cũng như thăng tiến lên các vị trí mơ ước.
Các tiêu chí này đã và đang được Đại học (ĐH) Duy Tân chuẩn hóa trong các khối ngành, trong đó đặc biệt là ở khối Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn nhằm giúp sinh viên khi tốt nghiệp có thể bắt đầu nghề nghiệp của mình với nhiều tự tin về năng lực cá nhân.
Hiện tại, Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn (LHS), ĐH Duy Tân đang đào tạo các ngành và chuyên ngành:
• Ngôn ngữ Anh với các chuyên ngành:
• Tiếng Anh Biên - Phiên dịch,
• Tiếng Anh Du lịch,
• Tiếng Anh Thương mại,
• Tiếng Anh chuẩn Chất lượng Cao.
• Ngôn ngữ Trung Quốc với các chuyên ngành:
• Tiếng Trung Biên - Phiên dịch,
• Tiếng Trung Du lịch,
• Tiếng Trung Thương mại,
• Tiếng Trung chuẩn Chất lượng Cao.
• Ngôn ngữ Hàn Quốc với các chuyên ngành:
• Tiếng Hàn Biên - Phiên dịch,
• Tiếng Hàn Du lịch,
• Tiếng Hàn Thương mại,
• Tiếng Hàn chuẩn Chất lượng Cao.
• Ngôn ngữ Nhật với các chuyên ngành:
• Tiếng Nhật Biên - Phiên dịch,
• Tiếng Nhật Du lịch,
• Tiếng Nhật Thương mại,
• Tiếng Nhật chuẩn Chất lượng Cao.
• Văn học và Việt Nam học với các chuyên ngành:
• Văn Báo chí,
• Việt Nam học.
• Truyền thông Đa phương tiện.
• Quan hệ Quốc tế với các chương trình và chuyên ngành:
• Chương trình Quan hệ Quốc tế tiếng Anh,
• Chương trình Quan hệ Quốc tế tiếng Nhật,
• Chương trình Quan hệ Quốc tế tiếng Trung,
• Quan hệ Quốc tế (HP - chương trình Tài năng),
• Quan hệ Kinh tế Quốc tế.
• Quan hệ Công chúng.
• Luật Kinh tế.
• Luật với chuyên ngành:
• Luật học.
Chuẩn Ngoại ngữ Anh - Hàn - Trung - Nhật
Quốc tế hóa đang là 1 trong 5 mục tiêu chiến lược của ĐH Duy Tân với định hướng phát triển và hội nhập toàn diện. Bởi vậy, những năm gần đây, Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn, ĐH Duy Tân đã mở rộng hợp tác, chào đón các giảng viên “bản địa” từ nhiều quốc gia đến tham gia công tác nghiên cứu và giảng dạy. Điều đáng tự hào là GS. Chun Kyung-Soo, Hiệu trưởng của Trường có thể sử dụng được đến 5 thứ tiếng gồm: Anh, Nhật, Trung, Bồ Đào Nha và Hàn. Đồng hành cùng “thuyền trưởng” xuất sắc này còn có những giảng viên uy tín, nhiều kinh nghiệm đang trực tiếp giảng dạy cho sinh viên theo học Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật tại ĐH Duy Tân. Tiêu biểu trong đội ngũ này đó là thầy Corbett Tyler (Mỹ), cô Katie Ann Couse (Canada), thầy Campana Rhea Balbero (Philippines) và cô Viernes Pamela Dy (Philippines) (giảng dạy tiếng Anh); cô Cheng Hongxia (giảng dạy tiếng Trung Quốc); GS.TS. Chun Kyung-soo và TS. Kim Zaehi (giảng dạy chuyên tiếng Hàn); cô Emiko Kuwata và thầy Murase Seiji (giảng dạy tiếng Nhật),...
GS. Chun Kyung-Soo (Hàn Quốc) - Hiệu trưởng Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn (LHS) (ảnh trái), thầy Corbett Tyler (Mỹ) (ảnh trên) và TS. Kim Zaehi (Hàn Quốc) đang trực tiếp giảng dạy sinh viên Duy Tân
Bên cạnh mời giảng viên “bản địa” để có thể dạy sinh viên cách phát âm và thể hiện ngôn ngữ “chuẩn chỉnh” nhất, ĐH Duy Tân cũng nhạy bén trong việc kết nối với các cơ quan, doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo như ký kết hợp tác với:
• ĐH Ngoại ngữ Busan Hàn Quốc,
• Đài Truyền hình MBC,
• Hội Thương mại Đài Loan,
• Quỹ hỗ trợ *** Nhật Bản JOOSS,
• Tập đoàn Glome, Nhật Bản,
• Tập đoàn Phúc lợi Xã hội SEIREI, Nhật Bản,
• …
Ngoài ra, các bạn sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh có rất nhiều cơ hội được giao tiếp, trau dồi kinh nghiệm khi ĐH Duy Tân chính là:
• 1 trong 5 thành viên sáng tập tổ chức P2A (Passage to ASEAN), và
• 1 trong các thành viên, đại diện của Việt Nam trong chương trình Learning Express của Singapore Polytechnic
kết nối các trường đại học trong khối ASEAN để cùng giao lưu, tìm hiểu văn hóa, nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Sinh viên của Khoa Tiếng Anh cũng vừa mới hoàn thành 2 đợt trao đổi sinh viên với ĐH Nevada, Las Vegas (Mỹ) và năm 2022 đang xúc tiến với trường ĐH King’s (King’s University) tại Canada và ĐH Teesside (Teesside University) tại Anh Quốc để tiếp tục nối dài các chương trình giao lưu, trao đổi này. Ngoài ra, sinh viên Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn (LHS), ĐH Duy Tân sẽ có cơ hội nhận học bổng Erasmus với một trong các trường đại học tại Ý như ĐH Ca’ Foscari Venezia, ĐH Cassino, ĐH Catania, ĐH Đông Phương Napoli, ĐH Ferrara, ĐH Florence, ĐH Parma, ĐH Pavia, ĐH Pisa,...
Sinh viên Duy Tân được tham gia nhiều sân chơi thú vị ngay tại trường
Với sinh viên các ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, các em cũng rất may mắn được học môn Nói và Ngữ âm tiếng Hàn trực tiếp với người Hàn Quốc. Đặc biệt, sinh viên sẽ có những sân chơi, không gian sinh hoạt bổ ích trong các câu lạc bộ tại trường như: K-pop, Tiếng Hàn, Taekwondo.
Với sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật, ĐH Duy Tân đã xây dựng mối quan hệ với Văn phòng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng, ký kết toàn diện với Khoa Ngôn ngữ Nhật, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế để mở rộng cơ hội học tập và việc làm cho sinh viên.
Ngành Quan hệ Quốc tế, đặc biệt trong năm 2022, có mở thêm đào tạo chuyên ngành Quan hệ Kinh tế Quốc tế. Khi vấn đề hội nhập toàn cầu ngày càng được chú trọng thì đây là ngành học tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Khi học Quan hệ Quốc tế sinh viên có thể lựa chọn nhiều chương trình như: Chương trình tiếng Anh, Chương trình tiếng Nhật, Chương trình tiếng Trung, và cả Chương trình Tài năng ngành Quan hệ Quốc tế (HP). Mỗi chương trình cụ thể đều được thiết kế riêng với sự hỗ trợ của các giảng viên người nước ngoài sẽ giúp sinh viên đạt chuẩn ngoại ngữ cần thiết cũng như sẽ có những nền tảng kiến thức văn hóa, chính trị để nâng tầm trên các lĩnh vực ngoại giao.
Tinh thần ham học hỏi của sinh viên Duy Tân, Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn đã được đền đáp với nhiều “trái ngọt” như:
• Giải Yêu thích của Cuộc thi K-pop Festival Online Contest do Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng tổ chức.
• 2 giải Nhì tại cuộc thi “Nói tiếng Hàn kỷ niệm ngày Hangul”.
• Nhiều sinh viên của trường đã hoàn thành xuất sắc khóa học nâng cao kỹ năng thực hành tiếng tại ĐH Nevada, Las Vegas với điểm số xuất sắc 100%.
• Sinh viên Trà Quốc Thịnh với thành tích xuất sắc trong kỳ thi TOEIC, trở thành Đại sứ TOEIC Việt Nam tháng 3/2021.
• ĐH Duy Tân cũng được Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương minh chứng khả năng trong giảng dạy ngoại ngữ.
• …
Nắm bắt Truyền thông
Thời đại của truyền thông lên ngôi, ai có thông tin hay ai có cách khai thác, tiếp cận và cung cấp thông tin đáp ứng tốt nhu cầu của công chúng, người đó sẽ thành công. Sinh viên chọn học ngành Truyền thông Đa phương tiện ở Trường sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức nền tảng và kỹ năng đa dạng để có thể tham gia một cách tự tin vào các lĩnh vực Báo chí và Truyền thông. Hiện nay, các doanh nghiệp đều chú trọng yếu tố truyền thông trong quá trình hoạt động và phát triển, do đó cơ hội việc làm của sinh viên rất rộng mở.
Lê Văn Thắng giành giải Ba giải thưởng Euréka 2018 (ảnh trên) và Võ Hoài Nam với tác phẩm “Câu chuyện rác nhựa”
Với cách thức đào tạo gắn liền với thực hành, thực tế, tận tình, “cầm tay chỉ việc” nên sinh viên Duy Tân luôn rất tự tin và đã tỏa sáng ở nhiều giải thưởng như:
• Huỳnh Văn Quý giành giải Logo được yêu thích nhất tại Triển lãm Logo20 Online - giải thưởng duy nhất thông qua hình thức bình chọn từ cộng đồng mạng,
• Võ Hoài Nam giành giải Khuyến khích tại cuộc thi ảnh “Câu chuyện rác nhựa”,
• Lê Văn Thắng giành giải Ba giải thưởng Euréka 2018,
• …
Ngoài ra, Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông - DTU JC Chance và Xưởng phim Én Bạc (SSS) tại Trường - nơi được trang bị đầy đủ các công nghệ làm phim hiện đại bậc nhất Việt Nam, gồm cả một phim trường chuyên nghiệp, phòng thu xử lý âm thanh, phòng VFX… sẽ là những môi trường tuyệt vời để sinh viên Báo chí - Truyền thông ĐH Duy Tân thực hành và tác nghiệp. Năm 2019, Xưởng phim Én Bạc (SSS) đã cho ra rạp bộ phim tài liệu không chiến đầu tiên 3D của Việt Nam mang tên “Những cánh én đầu tiên”, tái hiện trận chiến lịch sử của Không quân Nhân dân Việt Nam vào năm 1965 và đã được đông đảo khán giả tới xem.
Am hiểu Pháp luật
Sinh viên học ngành Luật đang nắm trong tay lợi thế nghề nghiệp rất lớn khi không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở đặt tại Việt Nam mà ngay cả các tổ chức, doanh nghiệp trong nước cũng đang có nhu cầu rất lớn tuyển dụng sinh viên học Luật. Với 2 ngành đào tạo là Luật học và Luật Kinh tế, Khoa Luật - ĐH Duy Tân đã xây dựng các chương trình đào tạo thực tiễn với nhiều đặc trưng khác biệt để sinh viên luyện nghề.
Sinh viên Duy Tân các ngành Luật năng động và sáng tạo ở mọi sân chơi
Trong đó, các “phiên tòa giả định” liên tục được tiến hành để sinh viên nắm bắt các công việc thực thụ của một luật sư, làm quen và tạo phản xạ để xử lý tình huống trong các phiên tòa khác nhau. Nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật giữa giảng viên, sinh viên và các chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý liên tiếp được tổ chức: như buổi nói chuyện chuyên đề “Sinh viên với Quyền Sở hữu Trí tuệ năm 2021”, hội nghị nghiên cứu khoa học cấp khoa, cuộc thi hùng biện “Be the best you can be” do Câu lạc bộ Luật gia trẻ thuộc Khoa Luật tổ chức,… ĐH Duy Tân luôn mở rộng mối quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan hành chính, tư pháp, tòa án, văn phòng luật sư, công chứng,… để hỗ trợ sinh viên kiến tập thực hành pháp luật. Một số thành tích mà sinh viên khoa Luật đạt được tại các cuộc thi như:
• Đội Captain Law xuất sắc giành giải Nhì tại cuộc thi “Sinh viên Sáng tạo và Quyền Sở hữu Trí tuệ 2021”,
• Đội thi Sebutinde với giải thưởng “Best First Timer Award - Đội thi lần đầu có kết quả tốt nhất” của cuộc thi FDI Moot - Vietnam National Round 2020,
• …
ĐH Duy Tân - Nơi lựa chọn của nhiều thí sinh điểm cao khối C và D
Năm 2021, ĐH Duy Tân ghi nhận số lượng hồ sơ đăng ký của các thí sinh điểm cao tăng vượt bậc. Trong đó, có nhiều thí sinh lựa chọn Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn, ĐH Duy Tân làm nơi viết tiếp ước mơ 4 năm đại học của mình như:
• Lý Thị Mến (đạt 29,75/30 điểm) học ngành Luật Kinh doanh (HP - chương trình Tài năng) - cũng là Thủ khoa của cả ĐH Duy Tân năm 2021,
• Nguyễn Thị Hiền (đạt 27,5/30 điểm) học ngành Quan hệ Quốc tế (HP - chương trình Tài năng),
• Phan Hà Nhi (đạt 27,05/30 điểm) học ngành Truyền thông Đa phương tiện,
• Nguyễn Thị Hà Vi (đạt 26,5/30 điểm) học ngành tiếng Hàn Biên - Phiên dịch,
• Lê Thị Kim Khang (đạt 26,25/30 điểm) học ngành Tiếng Anh Biên - Phiên dịch,
• Nguyễn Hà Thảo Tiên (đạt 26,2/30 điểm) học ngành Tiếng Trung Biên - Phiên dịch,
• …
Các thí sinh điểm cao đang học tại Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn, ĐH Duy Tân
Riêng bạn Lý Thị Mến với số điểm gần như tuyệt đối đã trở thành Thủ khoa đầu vào Khóa K-27 của ĐH Duy Tân và nhận được Học bổng Toàn phần trong suốt 4 năm học. Lý Thị Mến chia sẻ: “Trở thành sinh viên của Đại học Duy Tân là niềm tự hào và vinh dự của bản thân em và của các bạn tân sinh viên nhiều ngành nghề khác. Do rất thích ngành Luật và nhận thấy chương trình đào tạo cũng như môi trường học tập tại ĐH Duy Tân rất phù hợp với nhu cầu của bản thân, em đã quyết định theo học tại trường. Suất Học bổng Toàn phần em nhận được từ nhà trường cũng chính là động lực để em tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa trên chặng đường phía trước, để hiện thực hóa ước mơ nghề nghiệp trong một tương lai không xa”.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Trung tâm Tuyển sinh, Đại học Duy Tân
254 Nguyễn Văn Linh, Tp. Đà Nẵng
Điện thoại: (0236). 3650403 – 3653561
Hotline: 1900.2252 – 0905294390 – 0905294391
http://tuyensinh.duytan.edu.vn
ĐẠI HỌC DUY TÂN
- Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
- Top 700 Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
- Top 210 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 theo QS Asian University Rankings.
- Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
- Top 107 Thế giới trong xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi năm 2022 theo Times Higher Education (THE).
- Top 577 các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 theo U.S. News & World Report
- Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
- Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
- Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
- Xếp thứ 3 Việt Nam, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 01/2021.
- Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
- Lĩnh vực Khoa học Máy tính & Kỹ thuật Công nghệ xếp hạng Top 251-300 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
P.V
Nguồn: https://tienphong.vn/sinh-vien-truong-ngoai-ngu-xhnv-dh-duy-tan-chuan-ngoai-ngu-am-hieu-phap-luat-post1413260.tpo
Giỏi chuyên môn, vững kỹ năng “mềm” và thành thạo nhiều ngoại ngữ là những yếu tố tiên quyết để giúp sinh viên nhanh chóng có việc làm ngay sau tốt nghiệp cũng như thăng tiến lên các vị trí mơ ước.
Các tiêu chí này đã và đang được Đại học (ĐH) Duy Tân chuẩn hóa trong các khối ngành, trong đó đặc biệt là ở khối Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn nhằm giúp sinh viên khi tốt nghiệp có thể bắt đầu nghề nghiệp của mình với nhiều tự tin về năng lực cá nhân.
Hiện tại, Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn (LHS), ĐH Duy Tân đang đào tạo các ngành và chuyên ngành:
• Ngôn ngữ Anh với các chuyên ngành:
• Tiếng Anh Biên - Phiên dịch,
• Tiếng Anh Du lịch,
• Tiếng Anh Thương mại,
• Tiếng Anh chuẩn Chất lượng Cao.
• Ngôn ngữ Trung Quốc với các chuyên ngành:
• Tiếng Trung Biên - Phiên dịch,
• Tiếng Trung Du lịch,
• Tiếng Trung Thương mại,
• Tiếng Trung chuẩn Chất lượng Cao.
• Ngôn ngữ Hàn Quốc với các chuyên ngành:
• Tiếng Hàn Biên - Phiên dịch,
• Tiếng Hàn Du lịch,
• Tiếng Hàn Thương mại,
• Tiếng Hàn chuẩn Chất lượng Cao.
• Ngôn ngữ Nhật với các chuyên ngành:
• Tiếng Nhật Biên - Phiên dịch,
• Tiếng Nhật Du lịch,
• Tiếng Nhật Thương mại,
• Tiếng Nhật chuẩn Chất lượng Cao.
• Văn học và Việt Nam học với các chuyên ngành:
• Văn Báo chí,
• Việt Nam học.
• Truyền thông Đa phương tiện.
• Quan hệ Quốc tế với các chương trình và chuyên ngành:
• Chương trình Quan hệ Quốc tế tiếng Anh,
• Chương trình Quan hệ Quốc tế tiếng Nhật,
• Chương trình Quan hệ Quốc tế tiếng Trung,
• Quan hệ Quốc tế (HP - chương trình Tài năng),
• Quan hệ Kinh tế Quốc tế.
• Quan hệ Công chúng.
• Luật Kinh tế.
• Luật với chuyên ngành:
• Luật học.
Chuẩn Ngoại ngữ Anh - Hàn - Trung - Nhật
Quốc tế hóa đang là 1 trong 5 mục tiêu chiến lược của ĐH Duy Tân với định hướng phát triển và hội nhập toàn diện. Bởi vậy, những năm gần đây, Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn, ĐH Duy Tân đã mở rộng hợp tác, chào đón các giảng viên “bản địa” từ nhiều quốc gia đến tham gia công tác nghiên cứu và giảng dạy. Điều đáng tự hào là GS. Chun Kyung-Soo, Hiệu trưởng của Trường có thể sử dụng được đến 5 thứ tiếng gồm: Anh, Nhật, Trung, Bồ Đào Nha và Hàn. Đồng hành cùng “thuyền trưởng” xuất sắc này còn có những giảng viên uy tín, nhiều kinh nghiệm đang trực tiếp giảng dạy cho sinh viên theo học Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật tại ĐH Duy Tân. Tiêu biểu trong đội ngũ này đó là thầy Corbett Tyler (Mỹ), cô Katie Ann Couse (Canada), thầy Campana Rhea Balbero (Philippines) và cô Viernes Pamela Dy (Philippines) (giảng dạy tiếng Anh); cô Cheng Hongxia (giảng dạy tiếng Trung Quốc); GS.TS. Chun Kyung-soo và TS. Kim Zaehi (giảng dạy chuyên tiếng Hàn); cô Emiko Kuwata và thầy Murase Seiji (giảng dạy tiếng Nhật),...
GS. Chun Kyung-Soo (Hàn Quốc) - Hiệu trưởng Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn (LHS) (ảnh trái), thầy Corbett Tyler (Mỹ) (ảnh trên) và TS. Kim Zaehi (Hàn Quốc) đang trực tiếp giảng dạy sinh viên Duy Tân
Bên cạnh mời giảng viên “bản địa” để có thể dạy sinh viên cách phát âm và thể hiện ngôn ngữ “chuẩn chỉnh” nhất, ĐH Duy Tân cũng nhạy bén trong việc kết nối với các cơ quan, doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo như ký kết hợp tác với:
• ĐH Ngoại ngữ Busan Hàn Quốc,
• Đài Truyền hình MBC,
• Hội Thương mại Đài Loan,
• Quỹ hỗ trợ *** Nhật Bản JOOSS,
• Tập đoàn Glome, Nhật Bản,
• Tập đoàn Phúc lợi Xã hội SEIREI, Nhật Bản,
• …
Ngoài ra, các bạn sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh có rất nhiều cơ hội được giao tiếp, trau dồi kinh nghiệm khi ĐH Duy Tân chính là:
• 1 trong 5 thành viên sáng tập tổ chức P2A (Passage to ASEAN), và
• 1 trong các thành viên, đại diện của Việt Nam trong chương trình Learning Express của Singapore Polytechnic
kết nối các trường đại học trong khối ASEAN để cùng giao lưu, tìm hiểu văn hóa, nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Sinh viên của Khoa Tiếng Anh cũng vừa mới hoàn thành 2 đợt trao đổi sinh viên với ĐH Nevada, Las Vegas (Mỹ) và năm 2022 đang xúc tiến với trường ĐH King’s (King’s University) tại Canada và ĐH Teesside (Teesside University) tại Anh Quốc để tiếp tục nối dài các chương trình giao lưu, trao đổi này. Ngoài ra, sinh viên Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn (LHS), ĐH Duy Tân sẽ có cơ hội nhận học bổng Erasmus với một trong các trường đại học tại Ý như ĐH Ca’ Foscari Venezia, ĐH Cassino, ĐH Catania, ĐH Đông Phương Napoli, ĐH Ferrara, ĐH Florence, ĐH Parma, ĐH Pavia, ĐH Pisa,...
Sinh viên Duy Tân được tham gia nhiều sân chơi thú vị ngay tại trường
Với sinh viên các ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, các em cũng rất may mắn được học môn Nói và Ngữ âm tiếng Hàn trực tiếp với người Hàn Quốc. Đặc biệt, sinh viên sẽ có những sân chơi, không gian sinh hoạt bổ ích trong các câu lạc bộ tại trường như: K-pop, Tiếng Hàn, Taekwondo.
Với sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật, ĐH Duy Tân đã xây dựng mối quan hệ với Văn phòng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng, ký kết toàn diện với Khoa Ngôn ngữ Nhật, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế để mở rộng cơ hội học tập và việc làm cho sinh viên.
Ngành Quan hệ Quốc tế, đặc biệt trong năm 2022, có mở thêm đào tạo chuyên ngành Quan hệ Kinh tế Quốc tế. Khi vấn đề hội nhập toàn cầu ngày càng được chú trọng thì đây là ngành học tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Khi học Quan hệ Quốc tế sinh viên có thể lựa chọn nhiều chương trình như: Chương trình tiếng Anh, Chương trình tiếng Nhật, Chương trình tiếng Trung, và cả Chương trình Tài năng ngành Quan hệ Quốc tế (HP). Mỗi chương trình cụ thể đều được thiết kế riêng với sự hỗ trợ của các giảng viên người nước ngoài sẽ giúp sinh viên đạt chuẩn ngoại ngữ cần thiết cũng như sẽ có những nền tảng kiến thức văn hóa, chính trị để nâng tầm trên các lĩnh vực ngoại giao.
Tinh thần ham học hỏi của sinh viên Duy Tân, Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn đã được đền đáp với nhiều “trái ngọt” như:
• Giải Yêu thích của Cuộc thi K-pop Festival Online Contest do Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng tổ chức.
• 2 giải Nhì tại cuộc thi “Nói tiếng Hàn kỷ niệm ngày Hangul”.
• Nhiều sinh viên của trường đã hoàn thành xuất sắc khóa học nâng cao kỹ năng thực hành tiếng tại ĐH Nevada, Las Vegas với điểm số xuất sắc 100%.
• Sinh viên Trà Quốc Thịnh với thành tích xuất sắc trong kỳ thi TOEIC, trở thành Đại sứ TOEIC Việt Nam tháng 3/2021.
• ĐH Duy Tân cũng được Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương minh chứng khả năng trong giảng dạy ngoại ngữ.
• …
Nắm bắt Truyền thông
Thời đại của truyền thông lên ngôi, ai có thông tin hay ai có cách khai thác, tiếp cận và cung cấp thông tin đáp ứng tốt nhu cầu của công chúng, người đó sẽ thành công. Sinh viên chọn học ngành Truyền thông Đa phương tiện ở Trường sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức nền tảng và kỹ năng đa dạng để có thể tham gia một cách tự tin vào các lĩnh vực Báo chí và Truyền thông. Hiện nay, các doanh nghiệp đều chú trọng yếu tố truyền thông trong quá trình hoạt động và phát triển, do đó cơ hội việc làm của sinh viên rất rộng mở.
Lê Văn Thắng giành giải Ba giải thưởng Euréka 2018 (ảnh trên) và Võ Hoài Nam với tác phẩm “Câu chuyện rác nhựa”
Với cách thức đào tạo gắn liền với thực hành, thực tế, tận tình, “cầm tay chỉ việc” nên sinh viên Duy Tân luôn rất tự tin và đã tỏa sáng ở nhiều giải thưởng như:
• Huỳnh Văn Quý giành giải Logo được yêu thích nhất tại Triển lãm Logo20 Online - giải thưởng duy nhất thông qua hình thức bình chọn từ cộng đồng mạng,
• Võ Hoài Nam giành giải Khuyến khích tại cuộc thi ảnh “Câu chuyện rác nhựa”,
• Lê Văn Thắng giành giải Ba giải thưởng Euréka 2018,
• …
Ngoài ra, Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông - DTU JC Chance và Xưởng phim Én Bạc (SSS) tại Trường - nơi được trang bị đầy đủ các công nghệ làm phim hiện đại bậc nhất Việt Nam, gồm cả một phim trường chuyên nghiệp, phòng thu xử lý âm thanh, phòng VFX… sẽ là những môi trường tuyệt vời để sinh viên Báo chí - Truyền thông ĐH Duy Tân thực hành và tác nghiệp. Năm 2019, Xưởng phim Én Bạc (SSS) đã cho ra rạp bộ phim tài liệu không chiến đầu tiên 3D của Việt Nam mang tên “Những cánh én đầu tiên”, tái hiện trận chiến lịch sử của Không quân Nhân dân Việt Nam vào năm 1965 và đã được đông đảo khán giả tới xem.
Am hiểu Pháp luật
Sinh viên học ngành Luật đang nắm trong tay lợi thế nghề nghiệp rất lớn khi không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở đặt tại Việt Nam mà ngay cả các tổ chức, doanh nghiệp trong nước cũng đang có nhu cầu rất lớn tuyển dụng sinh viên học Luật. Với 2 ngành đào tạo là Luật học và Luật Kinh tế, Khoa Luật - ĐH Duy Tân đã xây dựng các chương trình đào tạo thực tiễn với nhiều đặc trưng khác biệt để sinh viên luyện nghề.
Sinh viên Duy Tân các ngành Luật năng động và sáng tạo ở mọi sân chơi
Trong đó, các “phiên tòa giả định” liên tục được tiến hành để sinh viên nắm bắt các công việc thực thụ của một luật sư, làm quen và tạo phản xạ để xử lý tình huống trong các phiên tòa khác nhau. Nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật giữa giảng viên, sinh viên và các chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý liên tiếp được tổ chức: như buổi nói chuyện chuyên đề “Sinh viên với Quyền Sở hữu Trí tuệ năm 2021”, hội nghị nghiên cứu khoa học cấp khoa, cuộc thi hùng biện “Be the best you can be” do Câu lạc bộ Luật gia trẻ thuộc Khoa Luật tổ chức,… ĐH Duy Tân luôn mở rộng mối quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan hành chính, tư pháp, tòa án, văn phòng luật sư, công chứng,… để hỗ trợ sinh viên kiến tập thực hành pháp luật. Một số thành tích mà sinh viên khoa Luật đạt được tại các cuộc thi như:
• Đội Captain Law xuất sắc giành giải Nhì tại cuộc thi “Sinh viên Sáng tạo và Quyền Sở hữu Trí tuệ 2021”,
• Đội thi Sebutinde với giải thưởng “Best First Timer Award - Đội thi lần đầu có kết quả tốt nhất” của cuộc thi FDI Moot - Vietnam National Round 2020,
• …
ĐH Duy Tân - Nơi lựa chọn của nhiều thí sinh điểm cao khối C và D
Năm 2021, ĐH Duy Tân ghi nhận số lượng hồ sơ đăng ký của các thí sinh điểm cao tăng vượt bậc. Trong đó, có nhiều thí sinh lựa chọn Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn, ĐH Duy Tân làm nơi viết tiếp ước mơ 4 năm đại học của mình như:
• Lý Thị Mến (đạt 29,75/30 điểm) học ngành Luật Kinh doanh (HP - chương trình Tài năng) - cũng là Thủ khoa của cả ĐH Duy Tân năm 2021,
• Nguyễn Thị Hiền (đạt 27,5/30 điểm) học ngành Quan hệ Quốc tế (HP - chương trình Tài năng),
• Phan Hà Nhi (đạt 27,05/30 điểm) học ngành Truyền thông Đa phương tiện,
• Nguyễn Thị Hà Vi (đạt 26,5/30 điểm) học ngành tiếng Hàn Biên - Phiên dịch,
• Lê Thị Kim Khang (đạt 26,25/30 điểm) học ngành Tiếng Anh Biên - Phiên dịch,
• Nguyễn Hà Thảo Tiên (đạt 26,2/30 điểm) học ngành Tiếng Trung Biên - Phiên dịch,
• …
Các thí sinh điểm cao đang học tại Trường Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn, ĐH Duy Tân
Riêng bạn Lý Thị Mến với số điểm gần như tuyệt đối đã trở thành Thủ khoa đầu vào Khóa K-27 của ĐH Duy Tân và nhận được Học bổng Toàn phần trong suốt 4 năm học. Lý Thị Mến chia sẻ: “Trở thành sinh viên của Đại học Duy Tân là niềm tự hào và vinh dự của bản thân em và của các bạn tân sinh viên nhiều ngành nghề khác. Do rất thích ngành Luật và nhận thấy chương trình đào tạo cũng như môi trường học tập tại ĐH Duy Tân rất phù hợp với nhu cầu của bản thân, em đã quyết định theo học tại trường. Suất Học bổng Toàn phần em nhận được từ nhà trường cũng chính là động lực để em tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa trên chặng đường phía trước, để hiện thực hóa ước mơ nghề nghiệp trong một tương lai không xa”.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Trung tâm Tuyển sinh, Đại học Duy Tân
254 Nguyễn Văn Linh, Tp. Đà Nẵng
Điện thoại: (0236). 3650403 – 3653561
Hotline: 1900.2252 – 0905294390 – 0905294391
http://tuyensinh.duytan.edu.vn
ĐẠI HỌC DUY TÂN
- Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
- Top 700 Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
- Top 210 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 theo QS Asian University Rankings.
- Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
- Top 107 Thế giới trong xếp hạng các trường đại học ở các nền kinh tế mới nổi năm 2022 theo Times Higher Education (THE).
- Top 577 các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 theo U.S. News & World Report
- Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
- Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
- Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
- Xếp thứ 3 Việt Nam, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 01/2021.
- Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
- Lĩnh vực Khoa học Máy tính & Kỹ thuật Công nghệ xếp hạng Top 251-300 Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
P.V
Nguồn: https://tienphong.vn/sinh-vien-truong-ngoai-ngu-xhnv-dh-duy-tan-chuan-ngoai-ngu-am-hieu-phap-luat-post1413260.tpo
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Sinh viên Trường Ngoại ngữ - XHNV, ĐH Duy Tân: Chuẩn ngoại ngữ, am hiểu pháp luật
Danh sách Forbes Việt Nam 'Under 30' gọi tên giảng viên ĐH Duy Tân
Vào ngày 15-2-2022, tạp chí Forbes Việt Nam đã công bố Danh sách Forbes Việt Nam “Under 30” với thông điệp In the Lights of Hope (Những Ánh sáng hy vọng).
Chân dung BS Thái Bão và những nhân vật khác trong danh sách Forbes Việt Nam “Under 30”
Xuất hiện ở lĩnh vực hoạt động xã hội, bác sĩ (BS) Huỳnh Lê Thái Bão - giảng viên Đại học (ĐH) Duy Tân - đã được Hội đồng ban giám khảo lựa chọn vì có nhiều đóng góp ý nghĩa.
Forbes Việt Nam "Under 30" gọi tên giảng viên ĐH Duy Tân
Từ năm 2015, Forbes Việt Nam đã 4 lần công bố danh sách 30 gương mặt xuất sắc dưới 30 tuổi ("30 Under 30") gồm những cá nhân trẻ xuất sắc trong kinh doanh, nghệ thuật, văn hóa, giáo dục, khoa học và hoạt động xã hội. Danh sách Under 30 lần thứ 5 năm 2022 tại Việt Nam quy tụ các gương mặt nổi bật dưới 30 tuổi trong 4 lĩnh vực:
- Kinh doanh và khởi nghiệp;
- Khoa học và giáo dục;
- Hoạt động xã hội;
- Sáng tạo, nghệ thuật, giải trí và thể thao.
Khác với mọi năm, danh sách năm nay chỉ có 26 người, đây là năm đầu tiên danh sách này không đủ 30 gương mặt.
Với những dấu ấn thành công ban đầu trong sự nghiệp, họ là những người đang tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng, tràn đầy tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ dám làm, với những cá tính mạnh mẽ và dấn thân. Họ đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam năng động, tri thức, mang khát vọng thành công, tạo nên những ánh sáng hy vọng cho tương lai.
Để thực hiện Danh sách Forbes Việt Nam "Under 30", hội đồng giám khảo bao gồm các chuyên gia và doanh nhân có uy tín trong các lĩnh vực khác nhau cùng các biên tập viên và phóng viên của Forbes tại Việt Nam đã thực hiện nhiều bước đánh giá và lựa chọn ra những gương mặt nổi bật của năm 2022.
Đây là lần đầu tiên ĐH Duy Tân vinh dự có cá nhân xuất sắc lọt vào danh sách này. BS Thái Bão chia sẻ: "Tôi rất bất ngờ và vinh dự khi biết mình có tên trong danh sách này của Forbes Việt Nam. Khi biết được có nhiều người đề cử, tôi rất vui và nghĩ rằng nếu mình đạt được thì đó là thành quả của cả một cộng đồng, chứ không phải của riêng mình.
Đây là một cột mốc rất ý nghĩa với tôi, tôi sẽ cố gắng hơn nữa để xứng đáng hơn với niềm tin và sự ủng hộ của mọi người".
"Không hoạt động xã hội, không làm tình nguyện là mất nửa đời người"
Huỳnh Lê Thái Bão hiện là bác sĩ, giảng viên, quyền trưởng bộ môn thực hành bệnh viện tại Trường Y dược thuộc ĐH Duy Tân. BS Thái Bão là người sáng lập đồng thời là chủ nhiệm Câu lạc bộ Tình nguyện y khoa và trưởng dự án "Hệ sinh thái y khoa online", là thư ký biên tập tạp chí và website tại Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam.
Năm 2021, BS Thái Bão giành học bổng toàn phần đào tạo tiến sĩ nội khoa tại Trường ĐH Y dược - ĐH Huế do Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF trao, và trở thành một trong những bác sĩ được đặc cách đào tạo tiến sĩ trẻ nhất ngành y ở Việt Nam.
Hình ảnh và thông tin BS Thái Bão trên tạp chí Forbes Việt Nam
Ngay từ năm đầu đại học, sinh viên Thái Bão đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội - tình nguyện, các chương trình của Đoàn trường và được ghi nhận với nhiều dấu ấn, thành tích. Ngân hàng Máu sống được Thái Bão sáng lập năm 2015 vận động được hàng ngàn đơn vị máu cứu người bệnh nguy kịch.
Bên cạnh đó, Thái Bão còn sáng lập Câu lạc bộ "Một sức khỏe" thuộc VOHUN (Mạng lưới Một sức khỏe Việt Nam), thực hiện các chương trình Tuần lễ vì sức khỏe cộng đồng. Những hoạt động này là nền tảng cho việc xây dựng "Hệ sinh thái y khoa online" sau đó, vốn kết hợp cả 4 lĩnh vực giáo dục, y tế, công nghệ và hoạt động cộng đồng.
Năm 2018, Câu lạc bộ Tình nguyện y khoa ra đời, hoạt động nòng cốt ở miền Trung và Tây Nguyên, dần sau 2 năm đã có hơn 300 thành viên trên cả nước. Bước tiếp theo là dự án "Hệ sinh thái y khoa online" (ykhoa.org) hình thành với 6 thành phần trên: (1) ứng dụng (app), (2) website, (3) kênh YouTube, (4) Facebook, (5) giao lưu trực tuyến, và (6) các hoạt động thực tế, đến nay đã có hơn 26.000 thành viên.
Trang web dự án hiện thu hút hơn 7 triệu lượt tiếp cận với 2,5 triệu lượt sử dụng và hàng ngàn tài khoản dùng thường xuyên. Hệ thống tích hợp hơn 3.500 bài viết, bài học, hàng trăm video, các trang, nhóm và cộng đồng tương tác đang được BS Thái Bão ấp ủ phát triển thành hệ thống học y khoa trực tuyến, có thể thay dần phương pháp học y-dược hiện tại.
Hệ thống này khá bền vững vì tự vận hành do lợi nhuận mà nó tự sinh ra. Hệ thống sẽ tái đầu tư mọi khoản tiền thu được, nhờ đó sẽ ngày càng phát triển, người dùng được sử dụng miễn phí vĩnh viễn. Điều này làm giảm nhẹ gánh nặng đối với các sinh viên y khoa và nhân viên y tế rất nhiều khi có thêm những phương pháp học tập và tham khảo y học cho đại chúng. Dự án được công nhận giá trị qua:
- Giải Nhất Thanh niên kiến tạo 2021,
- Giải Nhất Sao Kim 2021,
- Giải Nhất Thử thách sáng tạo xã hội VSIC 2021,
- Giải thưởng Engaged Scholar 2021,
- Bằng khen của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam…
Chia sẻ về dự định và khát vọng của mình, BS Thái Bão cho biết: "Cá nhân tôi mong muốn sẽ học tập thật tốt để hoàn thành chương trình tiến sĩ y khoa, được đóng góp nhiều trong mảng nội khoa - nội tiết & đái tháo đường. Tôi sẽ tiếp tục phát triển sự nghiệp khoa học và giảng dạy, truyền cảm hứng cho nhiều em sinh viên ngành y - dược có khát vọng học tập vươn lên và sống để cống hiến.
Về các hoạt động cộng đồng, tôi sẽ tiếp tục cân đối thời gian tham gia và phát triển. Hy vọng tương lai, nhóm Tình nguyện y khoa sẽ có một dự án về một hệ sinh thái lớn, có nhiều bác sĩ trẻ và sinh viên y - dược tham gia và ủng hộ, từ đó hướng đến mục tiêu cuối cùng đặt ra là nâng cao sức khỏe người Việt".
(Nguồn:https://tuoitre.vn/danh-sach-forbes-viet-nam-under-30-goi-ten-giang-vien-dh-duy-tan-20220219155908939.htm)
Vào ngày 15-2-2022, tạp chí Forbes Việt Nam đã công bố Danh sách Forbes Việt Nam “Under 30” với thông điệp In the Lights of Hope (Những Ánh sáng hy vọng).
Chân dung BS Thái Bão và những nhân vật khác trong danh sách Forbes Việt Nam “Under 30”
Xuất hiện ở lĩnh vực hoạt động xã hội, bác sĩ (BS) Huỳnh Lê Thái Bão - giảng viên Đại học (ĐH) Duy Tân - đã được Hội đồng ban giám khảo lựa chọn vì có nhiều đóng góp ý nghĩa.
Forbes Việt Nam "Under 30" gọi tên giảng viên ĐH Duy Tân
Từ năm 2015, Forbes Việt Nam đã 4 lần công bố danh sách 30 gương mặt xuất sắc dưới 30 tuổi ("30 Under 30") gồm những cá nhân trẻ xuất sắc trong kinh doanh, nghệ thuật, văn hóa, giáo dục, khoa học và hoạt động xã hội. Danh sách Under 30 lần thứ 5 năm 2022 tại Việt Nam quy tụ các gương mặt nổi bật dưới 30 tuổi trong 4 lĩnh vực:
- Kinh doanh và khởi nghiệp;
- Khoa học và giáo dục;
- Hoạt động xã hội;
- Sáng tạo, nghệ thuật, giải trí và thể thao.
Khác với mọi năm, danh sách năm nay chỉ có 26 người, đây là năm đầu tiên danh sách này không đủ 30 gương mặt.
Với những dấu ấn thành công ban đầu trong sự nghiệp, họ là những người đang tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng, tràn đầy tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ dám làm, với những cá tính mạnh mẽ và dấn thân. Họ đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam năng động, tri thức, mang khát vọng thành công, tạo nên những ánh sáng hy vọng cho tương lai.
Để thực hiện Danh sách Forbes Việt Nam "Under 30", hội đồng giám khảo bao gồm các chuyên gia và doanh nhân có uy tín trong các lĩnh vực khác nhau cùng các biên tập viên và phóng viên của Forbes tại Việt Nam đã thực hiện nhiều bước đánh giá và lựa chọn ra những gương mặt nổi bật của năm 2022.
Đây là lần đầu tiên ĐH Duy Tân vinh dự có cá nhân xuất sắc lọt vào danh sách này. BS Thái Bão chia sẻ: "Tôi rất bất ngờ và vinh dự khi biết mình có tên trong danh sách này của Forbes Việt Nam. Khi biết được có nhiều người đề cử, tôi rất vui và nghĩ rằng nếu mình đạt được thì đó là thành quả của cả một cộng đồng, chứ không phải của riêng mình.
Đây là một cột mốc rất ý nghĩa với tôi, tôi sẽ cố gắng hơn nữa để xứng đáng hơn với niềm tin và sự ủng hộ của mọi người".
"Không hoạt động xã hội, không làm tình nguyện là mất nửa đời người"
Huỳnh Lê Thái Bão hiện là bác sĩ, giảng viên, quyền trưởng bộ môn thực hành bệnh viện tại Trường Y dược thuộc ĐH Duy Tân. BS Thái Bão là người sáng lập đồng thời là chủ nhiệm Câu lạc bộ Tình nguyện y khoa và trưởng dự án "Hệ sinh thái y khoa online", là thư ký biên tập tạp chí và website tại Hội Nội tiết và đái tháo đường Việt Nam.
Năm 2021, BS Thái Bão giành học bổng toàn phần đào tạo tiến sĩ nội khoa tại Trường ĐH Y dược - ĐH Huế do Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF trao, và trở thành một trong những bác sĩ được đặc cách đào tạo tiến sĩ trẻ nhất ngành y ở Việt Nam.
Hình ảnh và thông tin BS Thái Bão trên tạp chí Forbes Việt Nam
Ngay từ năm đầu đại học, sinh viên Thái Bão đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội - tình nguyện, các chương trình của Đoàn trường và được ghi nhận với nhiều dấu ấn, thành tích. Ngân hàng Máu sống được Thái Bão sáng lập năm 2015 vận động được hàng ngàn đơn vị máu cứu người bệnh nguy kịch.
Bên cạnh đó, Thái Bão còn sáng lập Câu lạc bộ "Một sức khỏe" thuộc VOHUN (Mạng lưới Một sức khỏe Việt Nam), thực hiện các chương trình Tuần lễ vì sức khỏe cộng đồng. Những hoạt động này là nền tảng cho việc xây dựng "Hệ sinh thái y khoa online" sau đó, vốn kết hợp cả 4 lĩnh vực giáo dục, y tế, công nghệ và hoạt động cộng đồng.
Năm 2018, Câu lạc bộ Tình nguyện y khoa ra đời, hoạt động nòng cốt ở miền Trung và Tây Nguyên, dần sau 2 năm đã có hơn 300 thành viên trên cả nước. Bước tiếp theo là dự án "Hệ sinh thái y khoa online" (ykhoa.org) hình thành với 6 thành phần trên: (1) ứng dụng (app), (2) website, (3) kênh YouTube, (4) Facebook, (5) giao lưu trực tuyến, và (6) các hoạt động thực tế, đến nay đã có hơn 26.000 thành viên.
Trang web dự án hiện thu hút hơn 7 triệu lượt tiếp cận với 2,5 triệu lượt sử dụng và hàng ngàn tài khoản dùng thường xuyên. Hệ thống tích hợp hơn 3.500 bài viết, bài học, hàng trăm video, các trang, nhóm và cộng đồng tương tác đang được BS Thái Bão ấp ủ phát triển thành hệ thống học y khoa trực tuyến, có thể thay dần phương pháp học y-dược hiện tại.
Hệ thống này khá bền vững vì tự vận hành do lợi nhuận mà nó tự sinh ra. Hệ thống sẽ tái đầu tư mọi khoản tiền thu được, nhờ đó sẽ ngày càng phát triển, người dùng được sử dụng miễn phí vĩnh viễn. Điều này làm giảm nhẹ gánh nặng đối với các sinh viên y khoa và nhân viên y tế rất nhiều khi có thêm những phương pháp học tập và tham khảo y học cho đại chúng. Dự án được công nhận giá trị qua:
- Giải Nhất Thanh niên kiến tạo 2021,
- Giải Nhất Sao Kim 2021,
- Giải Nhất Thử thách sáng tạo xã hội VSIC 2021,
- Giải thưởng Engaged Scholar 2021,
- Bằng khen của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam…
Chia sẻ về dự định và khát vọng của mình, BS Thái Bão cho biết: "Cá nhân tôi mong muốn sẽ học tập thật tốt để hoàn thành chương trình tiến sĩ y khoa, được đóng góp nhiều trong mảng nội khoa - nội tiết & đái tháo đường. Tôi sẽ tiếp tục phát triển sự nghiệp khoa học và giảng dạy, truyền cảm hứng cho nhiều em sinh viên ngành y - dược có khát vọng học tập vươn lên và sống để cống hiến.
Về các hoạt động cộng đồng, tôi sẽ tiếp tục cân đối thời gian tham gia và phát triển. Hy vọng tương lai, nhóm Tình nguyện y khoa sẽ có một dự án về một hệ sinh thái lớn, có nhiều bác sĩ trẻ và sinh viên y - dược tham gia và ủng hộ, từ đó hướng đến mục tiêu cuối cùng đặt ra là nâng cao sức khỏe người Việt".
(Nguồn:https://tuoitre.vn/danh-sach-forbes-viet-nam-under-30-goi-ten-giang-vien-dh-duy-tan-20220219155908939.htm)
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Sinh viên Trường Ngoại ngữ - XHNV, ĐH Duy Tân: Chuẩn ngoại ngữ, am hiểu pháp luật
Hợp tác quốc tế giúp Tạp chí của ĐH Duy Tân vào danh mục SCOPUS
Tạp chí Quốc tế Mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh của ĐH Duy Tân đã được Hội đồng Tuyển chọn nội dung và Tư vấn (CSAB) đánh giá thông qua, và được chấp nhận vào hệ thống cơ sở dữ liệu SCOPUS.
Để có được kết quả này, ĐH Duy Tân đã mất 3 năm từ khi chính thức ra mắt, 7 năm kể từ khi lên ý tưởng và triển khai Tạp chí Quốc tế Mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh.
Trong Lễ Công bố vào chiều ngày 16.2.2022, nhiều nhà khoa học của trường trong nước, cả ở nước ngoài đã hội họp để đánh giá, chia sẻ thông tin, có những định hướng cụ thể với hy vọng sẽ tiếp tục xuất bản được nhiều bài báo khoa học có giá trị trên tạp chí, và cho ra đời những tạp chí khoa học chuyên ngành mới, có giá trị của ĐH Duy Tân.
Ghi nhận vào hệ thống cơ sở dữ liệu SCOPUS
SCOPUS được xây dựng từ tháng 11.2004, thuộc sở hữu của Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan). Đây là một cơ sở dữ liệu thư mục chứa 57 triệu bản tóm tắt, gần 22.000 danh mục từ hơn 5.000 nhà xuất bản, trong đó hơn 30.000 là các tạp chí đánh giá chuyên ngành trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, y tế, xã hội, nghệ thuật và nhân văn.
Tạp chí Quốc tế Mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh của ĐH Duy Tân
Tạp chí Quốc tế Mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh do ĐH Duy Tân cùng phối hợp với Tổ chức EAI (European Alliance for Innovation) - Liên minh châu Âu vì sự Đổi mới về mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh đồng sáng lập và xuất bản vào năm 2018, có chỉ số quốc tế là: ISSN: 2410-0218.
Để được đưa vào danh sách SCOPUS, các tạp chí sẽ được đánh giá rất nghiêm túc về chất lượng, mức độ ảnh hưởng, danh tiếng của nhà xuất bản, sự uy tín và đa dạng của các tác giả, ban biên tập…
Đặc biệt, các ấn phẩm phải ra liên tục 4 số/năm trong ít nhất 3 năm, với các công bố quốc tế chất lượng. Ban biên tập là sự cộng tác giữa GS-TS.Dương Quang Trung, ĐH Queen’s Belfast (Vương quốc Anh) và TS.Lê Nguyên Bảo; TS.Võ Nguyên Sơn, ĐH Duy Tân (Việt Nam) đã làm việc rất nhịp nhàng các năm qua, với các nhóm cộng tác viên trong và ngoài nước, đảm bảo sự liên tục của các ấn phẩm tạp chí về mặt số lượng lẫn chất lượng bài. Có như thế tạp chí mới vượt qua được sự đánh giá khắt khe, nghiêm túc của CSAB, và được gia nhập vào danh mục SCOPUS như ngày hôm nay.
Tạp chí tập trung chủ đề vào nhiều mảng kiến thức, bao gồm:
- Ứng dụng của mạng cảm biến không dây;
- Dữ liệu lớn;
- Mạng truyền thông tin và điều khiển trong công nghiệp;
- Trí tuệ nhân tạo (AI);
- Học máy (Machine Learning);
- …
Nhận được những đánh giá cao từ nhiều nhà khoa học
Các nhà khoa học của ĐH Duy Tân ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
chia sẻ thông tin về các định hướng nghiên cứu tại lễ Công bố
Từ Anh Quốc, GS-TS.Dương Quang Trung, Tổng biên tập (TBT) của Tạp chí chia sẻ: “Khoảng 6, 7 năm về trước, thầy Lê Nguyên Bảo (đồng TBT) có nói với tôi về ý tưởng thành lập một tạp chí, với hướng đi ban đầu là được chấp nhận vào SCOPUS hay Thomson ISI. Đây là một chặng đường dài, đòi hỏi 5, 10 hay 20 năm bởi sẽ phụ thuộc vào hướng nghiên cứu, hay rất nhiều yếu tố liên quan. Năm 2018, khi thực hiện một đề tài khoa học, chúng tôi đã nhận ra cơ hội để thành lập tạp chí. Tôi và thầy Bảo cùng làm TBT. Tôi lo chuyên môn, thầy Bảo lo phần tổ chức, quản lý, nhân sự…”.
GS-TS.Dương Quang Trung chia sẻ về Tạp chí
Tổ chức một tạp chí rất khó. Để tạp chí phổ biến, nhiều người đọc, truy cập còn khó hơn, trong khi hiện có cả triệu tạp chí như vậy. Làm sao có thể thu hút được nhiều độc giả, gây chú ý, được các nhà khoa học gửi bài có chất lượng tốt đăng. Và chúng tôi định hướng xây dựng tạp chí Open Access.
Khi đã đạt được nhiều yếu tố về số lượng trích dẫn, đội ngũ editor đến từ hơn 40 nước trên thế giới, số lượng bài báo có chất lượng… đồng thời, phải đảm bảo mỗi năm ra 4 số, mỗi số có ít nhất 5 bài (tổng sẽ là hơn 20 bài được chấp nhận trên tổng số hàng trăm bài được nộp vào) liên tục trong 3 năm, chúng tôi đã được vào danh mục SCOPUS.
Thống kê gần đây nhất trong 3 tháng, đã liên tục nhận được hơn 100 bài, từ chối khoảng 83 bài, 13 bài được chấp nhận còn khoảng 4 bài đang review. May mắn là tạp chí nhận được rất nhiều hỗ trợ từ ĐH Duy Tân, và cộng đồng các nhà nghiên cứu trên thế giới cùng hợp tác, tất cả đều làm vì đam mê khoa học và tạo ra kiến thức mới cho cộng đồng. Hy vọng một ngày gần nhất, tạp chí sẽ được vào danh mục ISI với nhiều bài đăng chất lượng hơn nữa”.
Các Thành tích và Giải thưởng tiêu biểu GS-TS.Dương Quang Trung:
• Giải thưởng danh giá Research Fellowship (2015-2020) dành cho các nhà nghiên cứu trẻ của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh (cả nước Anh năm đó chỉ có 8 người được trao giải cho tất cả các lĩnh vực KH-KT.
• Được ĐH Queen’s Belfast - một trong những đại học hàng đầu của Vương quốc Anh, phong Giáo sư (Full Professor) chỉ sau hơn 6 năm làm việc (vào năm 2018). Đây là một trong những trường hợp nhanh nhất trong lịch sử 200 năm của trường.
• Giải thưởng Công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất tại hội nghị ngành viễn thông lớn nhất của thế giới IEEE Globecom vào các năm 2016 và 2019.
• Giải thưởng uy tín Newton Prize 2017 - do Hội đồng Giải thưởng Newton (Quỹ Newton, Vương quốc Anh) phối hợp với UNESCO đồng tổ chức.
• Được xếp hạng trong danh sách 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trên thế giới theo thành tựu trọn đời (tạp chí PLoS Biology của Mỹ công bố).
TS.Lê Nguyên Bảo chia sẻ các hướng đi trong thời gian tới của tạp chí
Nghiên cứu khoa học là một thành tố cốt lõi trong phát triển của một trường ĐH. Ngoài những đóng góp, đăng tải các bài viết có chất lượng trên các tạp chí uy tín trên thế giới, việc ĐH Duy Tân đưa được tạp chí của mình vào danh mục SCOPUS nhằm hình thành sức mạnh nội lực của mình trong nghiên cứu là rất quan trọng. Sức mạnh nội lực này dù vậy phải được xây dựng ban đầu trên cơ sở hợp tác quốc tế, cộng tác với các nhà nghiên cứu và các trường ĐH, tổ chức có uy tín trên thế giới để cùng phát triển khi vốn kinh nghiệm ban đầu của nhà trường là ít ỏi, gần như bằng không. Điều này một lần nữa khẳng định chủ trương đúng đắn của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nghị định số 87/2014/NĐ-CP, Nghị định số 99/2014/NĐ-CP, Nghị định số 27/2020/NĐ-CP) cũng như theo xu thế chung của thế giới trong việc liên tục xây dựng và mở rộng mạng lưới khoa học quốc tế để phát triển nghiên cứu khoa học của nước nhà.
TS.Lê Nguyên Bảo, đồng TBT Tạp chí Mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh chia sẻ: “Có được thành quả hôm nay ngoài công sức của các nhà khoa học làm việc tại ĐH Duy Tân, và các cộng sự trên thế giới thì phải đặc biệt kể đến nhiệt tâm của GS-TS.Trung, người dù đang công tác ở nước ngoài nhưng vẫn luôn hướng về việc hỗ trợ cho sự phát triển khoa học trong nước. Mong rằng từ Tạp chí Quốc tế Mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh, chúng ta sẽ có hình mẫu, kinh nghiệm để xây dựng nhiều hơn nữa các tạp chí chất lượng ở các chuyên ngành khác nhau, để được chấp nhận vào các danh mục uy tín trên thế giới. Hiện tại, trường có một số lĩnh vực cũng đang phát triển rất mạnh như Vật lý, Khoa học máy tính… Chúng tôi định hướng trong thời gian tới sẽ xây dựng 1, 2 tạp chí quốc tế nữa với khát vọng tiếp tục vào được SCOPUS hay ISI. Chúng tôi kêu gọi sự cộng tác với các nhà khoa học có uy tín, các trường ĐH khác, đặc biệt là trong nước để cùng nhau tạo nên các liên minh xây dựng các tạp chí có uy tín với thế giới”.
Được chính thức thành lập vào năm 2018, đến nay, Tạp chí Quốc tế Mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh của ĐH Duy Tân đã trở thành 1 trong 9 tạp chí của cả nước được vào hệ thống SCOPUS, và cũng là tạp chí đầu tiên của một trường ĐH ở miền Trung được vào danh mục SCOPUS.
(Nguồn: https://thanhnien.vn/hop-tac-quoc-te-giup-tap-chi-cua-dh-duy-tan-vao-danh-muc-scopus-post1430676.html)
Tạp chí Quốc tế Mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh của ĐH Duy Tân đã được Hội đồng Tuyển chọn nội dung và Tư vấn (CSAB) đánh giá thông qua, và được chấp nhận vào hệ thống cơ sở dữ liệu SCOPUS.
Để có được kết quả này, ĐH Duy Tân đã mất 3 năm từ khi chính thức ra mắt, 7 năm kể từ khi lên ý tưởng và triển khai Tạp chí Quốc tế Mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh.
Trong Lễ Công bố vào chiều ngày 16.2.2022, nhiều nhà khoa học của trường trong nước, cả ở nước ngoài đã hội họp để đánh giá, chia sẻ thông tin, có những định hướng cụ thể với hy vọng sẽ tiếp tục xuất bản được nhiều bài báo khoa học có giá trị trên tạp chí, và cho ra đời những tạp chí khoa học chuyên ngành mới, có giá trị của ĐH Duy Tân.
Ghi nhận vào hệ thống cơ sở dữ liệu SCOPUS
SCOPUS được xây dựng từ tháng 11.2004, thuộc sở hữu của Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan). Đây là một cơ sở dữ liệu thư mục chứa 57 triệu bản tóm tắt, gần 22.000 danh mục từ hơn 5.000 nhà xuất bản, trong đó hơn 30.000 là các tạp chí đánh giá chuyên ngành trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, y tế, xã hội, nghệ thuật và nhân văn.
Tạp chí Quốc tế Mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh của ĐH Duy Tân
Tạp chí Quốc tế Mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh do ĐH Duy Tân cùng phối hợp với Tổ chức EAI (European Alliance for Innovation) - Liên minh châu Âu vì sự Đổi mới về mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh đồng sáng lập và xuất bản vào năm 2018, có chỉ số quốc tế là: ISSN: 2410-0218.
Để được đưa vào danh sách SCOPUS, các tạp chí sẽ được đánh giá rất nghiêm túc về chất lượng, mức độ ảnh hưởng, danh tiếng của nhà xuất bản, sự uy tín và đa dạng của các tác giả, ban biên tập…
Đặc biệt, các ấn phẩm phải ra liên tục 4 số/năm trong ít nhất 3 năm, với các công bố quốc tế chất lượng. Ban biên tập là sự cộng tác giữa GS-TS.Dương Quang Trung, ĐH Queen’s Belfast (Vương quốc Anh) và TS.Lê Nguyên Bảo; TS.Võ Nguyên Sơn, ĐH Duy Tân (Việt Nam) đã làm việc rất nhịp nhàng các năm qua, với các nhóm cộng tác viên trong và ngoài nước, đảm bảo sự liên tục của các ấn phẩm tạp chí về mặt số lượng lẫn chất lượng bài. Có như thế tạp chí mới vượt qua được sự đánh giá khắt khe, nghiêm túc của CSAB, và được gia nhập vào danh mục SCOPUS như ngày hôm nay.
Tạp chí tập trung chủ đề vào nhiều mảng kiến thức, bao gồm:
- Ứng dụng của mạng cảm biến không dây;
- Dữ liệu lớn;
- Mạng truyền thông tin và điều khiển trong công nghiệp;
- Trí tuệ nhân tạo (AI);
- Học máy (Machine Learning);
- …
Nhận được những đánh giá cao từ nhiều nhà khoa học
Các nhà khoa học của ĐH Duy Tân ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
chia sẻ thông tin về các định hướng nghiên cứu tại lễ Công bố
Từ Anh Quốc, GS-TS.Dương Quang Trung, Tổng biên tập (TBT) của Tạp chí chia sẻ: “Khoảng 6, 7 năm về trước, thầy Lê Nguyên Bảo (đồng TBT) có nói với tôi về ý tưởng thành lập một tạp chí, với hướng đi ban đầu là được chấp nhận vào SCOPUS hay Thomson ISI. Đây là một chặng đường dài, đòi hỏi 5, 10 hay 20 năm bởi sẽ phụ thuộc vào hướng nghiên cứu, hay rất nhiều yếu tố liên quan. Năm 2018, khi thực hiện một đề tài khoa học, chúng tôi đã nhận ra cơ hội để thành lập tạp chí. Tôi và thầy Bảo cùng làm TBT. Tôi lo chuyên môn, thầy Bảo lo phần tổ chức, quản lý, nhân sự…”.
GS-TS.Dương Quang Trung chia sẻ về Tạp chí
Tổ chức một tạp chí rất khó. Để tạp chí phổ biến, nhiều người đọc, truy cập còn khó hơn, trong khi hiện có cả triệu tạp chí như vậy. Làm sao có thể thu hút được nhiều độc giả, gây chú ý, được các nhà khoa học gửi bài có chất lượng tốt đăng. Và chúng tôi định hướng xây dựng tạp chí Open Access.
Khi đã đạt được nhiều yếu tố về số lượng trích dẫn, đội ngũ editor đến từ hơn 40 nước trên thế giới, số lượng bài báo có chất lượng… đồng thời, phải đảm bảo mỗi năm ra 4 số, mỗi số có ít nhất 5 bài (tổng sẽ là hơn 20 bài được chấp nhận trên tổng số hàng trăm bài được nộp vào) liên tục trong 3 năm, chúng tôi đã được vào danh mục SCOPUS.
Thống kê gần đây nhất trong 3 tháng, đã liên tục nhận được hơn 100 bài, từ chối khoảng 83 bài, 13 bài được chấp nhận còn khoảng 4 bài đang review. May mắn là tạp chí nhận được rất nhiều hỗ trợ từ ĐH Duy Tân, và cộng đồng các nhà nghiên cứu trên thế giới cùng hợp tác, tất cả đều làm vì đam mê khoa học và tạo ra kiến thức mới cho cộng đồng. Hy vọng một ngày gần nhất, tạp chí sẽ được vào danh mục ISI với nhiều bài đăng chất lượng hơn nữa”.
Các Thành tích và Giải thưởng tiêu biểu GS-TS.Dương Quang Trung:
• Giải thưởng danh giá Research Fellowship (2015-2020) dành cho các nhà nghiên cứu trẻ của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh (cả nước Anh năm đó chỉ có 8 người được trao giải cho tất cả các lĩnh vực KH-KT.
• Được ĐH Queen’s Belfast - một trong những đại học hàng đầu của Vương quốc Anh, phong Giáo sư (Full Professor) chỉ sau hơn 6 năm làm việc (vào năm 2018). Đây là một trong những trường hợp nhanh nhất trong lịch sử 200 năm của trường.
• Giải thưởng Công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất tại hội nghị ngành viễn thông lớn nhất của thế giới IEEE Globecom vào các năm 2016 và 2019.
• Giải thưởng uy tín Newton Prize 2017 - do Hội đồng Giải thưởng Newton (Quỹ Newton, Vương quốc Anh) phối hợp với UNESCO đồng tổ chức.
• Được xếp hạng trong danh sách 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trên thế giới theo thành tựu trọn đời (tạp chí PLoS Biology của Mỹ công bố).
TS.Lê Nguyên Bảo chia sẻ các hướng đi trong thời gian tới của tạp chí
Nghiên cứu khoa học là một thành tố cốt lõi trong phát triển của một trường ĐH. Ngoài những đóng góp, đăng tải các bài viết có chất lượng trên các tạp chí uy tín trên thế giới, việc ĐH Duy Tân đưa được tạp chí của mình vào danh mục SCOPUS nhằm hình thành sức mạnh nội lực của mình trong nghiên cứu là rất quan trọng. Sức mạnh nội lực này dù vậy phải được xây dựng ban đầu trên cơ sở hợp tác quốc tế, cộng tác với các nhà nghiên cứu và các trường ĐH, tổ chức có uy tín trên thế giới để cùng phát triển khi vốn kinh nghiệm ban đầu của nhà trường là ít ỏi, gần như bằng không. Điều này một lần nữa khẳng định chủ trương đúng đắn của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nghị định số 87/2014/NĐ-CP, Nghị định số 99/2014/NĐ-CP, Nghị định số 27/2020/NĐ-CP) cũng như theo xu thế chung của thế giới trong việc liên tục xây dựng và mở rộng mạng lưới khoa học quốc tế để phát triển nghiên cứu khoa học của nước nhà.
TS.Lê Nguyên Bảo, đồng TBT Tạp chí Mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh chia sẻ: “Có được thành quả hôm nay ngoài công sức của các nhà khoa học làm việc tại ĐH Duy Tân, và các cộng sự trên thế giới thì phải đặc biệt kể đến nhiệt tâm của GS-TS.Trung, người dù đang công tác ở nước ngoài nhưng vẫn luôn hướng về việc hỗ trợ cho sự phát triển khoa học trong nước. Mong rằng từ Tạp chí Quốc tế Mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh, chúng ta sẽ có hình mẫu, kinh nghiệm để xây dựng nhiều hơn nữa các tạp chí chất lượng ở các chuyên ngành khác nhau, để được chấp nhận vào các danh mục uy tín trên thế giới. Hiện tại, trường có một số lĩnh vực cũng đang phát triển rất mạnh như Vật lý, Khoa học máy tính… Chúng tôi định hướng trong thời gian tới sẽ xây dựng 1, 2 tạp chí quốc tế nữa với khát vọng tiếp tục vào được SCOPUS hay ISI. Chúng tôi kêu gọi sự cộng tác với các nhà khoa học có uy tín, các trường ĐH khác, đặc biệt là trong nước để cùng nhau tạo nên các liên minh xây dựng các tạp chí có uy tín với thế giới”.
Được chính thức thành lập vào năm 2018, đến nay, Tạp chí Quốc tế Mạng công nghiệp và Hệ thống thông minh của ĐH Duy Tân đã trở thành 1 trong 9 tạp chí của cả nước được vào hệ thống SCOPUS, và cũng là tạp chí đầu tiên của một trường ĐH ở miền Trung được vào danh mục SCOPUS.
(Nguồn: https://thanhnien.vn/hop-tac-quoc-te-giup-tap-chi-cua-dh-duy-tan-vao-danh-muc-scopus-post1430676.html)
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Sinh viên đào tạo trường Ngoại Ngữ - Xã hội Nhân Văn, thuộc Đại học Duy Tân (LHS) chuẩn Ngoại ngữ, Am hiểu Pháp luật
» Sinh viên Ngoại ngữ DTU với khoảng trời riêng cho học tập và trưởng thành
» Sinh viên Ngoại ngữ DTU với khoảng trời riêng cho Học tập và trưởng thành
» Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Trường Đại học Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn
» Sinh viên Duy Tân Trải nghiệm Môi trường Học tập và Làm việc tại nước ngoài
» Sinh viên Ngoại ngữ DTU với khoảng trời riêng cho học tập và trưởng thành
» Sinh viên Ngoại ngữ DTU với khoảng trời riêng cho Học tập và trưởng thành
» Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Trường Đại học Ngoại ngữ - Xã hội Nhân văn
» Sinh viên Duy Tân Trải nghiệm Môi trường Học tập và Làm việc tại nước ngoài
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết