Trà thảo dược dành cho Phụ nữ của SV Duy Tân giành giải Khuyến khích lĩnh vực Công nghệ Chế biến
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Trà thảo dược dành cho Phụ nữ của SV Duy Tân giành giải Khuyến khích lĩnh vực Công nghệ Chế biến
Trà thảo dược dành cho Phụ nữ của SV Duy Tân giành giải Khuyến khích lĩnh vực Công nghệ Chế biến
Lựa chọn đề tài rất thiết thực nhằm hỗ trợ điều trị đau bụng kinh từ thảo dược tự nhiên cho “phái đẹp”, nhóm nghiên cứu Hóa-Y-Sinh-Dược đến từ trường Đại học (ĐH) Duy Tân đã được trao giải Khuyến khích tại cuộc thi “Công nghệ Chế biến sau thu hoạch” năm 2021. Cuộc thi do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ cùng trường ĐH Công nghệ Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức vào ngày 11/12/2021.
Đây là cuộc thi chuyên về công nghệ chế biến sau thu hoạch, công nghệ bảo quản thực phẩm, công nghệ chế biến thực phẩm với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng, sản phẩm mang tính sáng tạo đột phá, có khả năng áp dụng vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề thực tế trong ngành nông nghiệp, thực phẩm. Cuộc thi thu hút 160 đội thi đến từ các doanh nghiệp, giảng viên và sinh viên. Ban tổ chức đã chọn ra 23 đội thi với các dự án xuất sắc nhất vào vòng Chung kết.
Đội thi với đề tài "Trà hỗ trợ điều trị đau bụng kinh từ thảo dược tự nhiên"
giành giải Khuyến khích
Trong đó, ĐH Duy Tân có 2 đề tài của 2 đội lọt vào vòng này là:
- Đề tài: "Trà hỗ trợ điều trị đau bụng kinh từ thảo dược tự nhiên" (Trà Cheery Lady)” của các thành viên gồm Trần Thị Thuỳ Trang, Đặng Thị Quỳnh Trâm, Đặng Thị Hoàng Duyên (cùng học ngành Công nghệ Thực phẩm) và Nguyễn Chí Toàn (ngành Công nghệ Sinh học) thuộc nhóm Hóa-Y-Sinh-Dược, ĐH Duy Tân.
Đây là sản phẩm trà thảo dược được điều chế từ 100% thảo mộc tự nhiên gồm các dược liệu: Ích mẫu, Táo đỏ, Hoa hồng, Kỷ tử, Long nhãn được xử lý qua công nghệ sấy lạnh. Công nghệ này giúp giữ tối đa hoạt chất và giảm thiểu lượng lưu huỳnh trong nguyên liệu. Tác dụng của sản phẩm là hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, dưỡng nhan, đẹp da, hoạt huyết, bổ máu. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất với quy trình chặt chẽ, khoa học, được tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ y học cổ truyền và các nhà khoa học. Sản phẩm có thể dùng cho người tiểu đường.
- Đề tài: “Khảo sát mối liên hệ giữa điều kiện Rang, chỉ tiêu Cảm quan và Hóa học của hạt Cafe Robusta tỉnh Gia Lai, Việt Nam” của các thành viên Nguyễn Đức Trường, Trương Đại Dương (cùng học ngành Công nghệ Thực phẩm) thuộc nhóm Hóa-Y-Sinh-Dược, ĐH Duy Tân.
Cà phê là loại thức uống được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên hiện nay, chất lượng cà phê rang chủ yếu được đánh giá cảm quan bằng phương pháp cho điểm kết hợp với phương pháp mô tả do đó cần có một phương pháp thay thế khách quan dựa trên cơ sở của các chỉ số cảm quan. Nhóm nghiên cứu đã phân tích các thành phần hóa học quan trọng và sự thay đổi của chúng trong quá trình rang từ đó xây dụng mô hình dự đoán điểm cảm quan dựa trên tín hiệu đặc trưng trong các thành phần của cà phê rang.
Vượt qua 3 vòng thi, trong đó vòng Chung kết có nhiều hoạt động như: chấm Poster, trưng bày sản phẩm, trình bày trực tiếp và trả lời câu hỏi của Ban giám khảo, đề tài "Trà hỗ trợ điều trị đau bụng kinh từ thảo dược tự nhiên" được Ban giám khảo đánh giá cao về hàm lượng khoa học và thực tiễn, góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt. Đề tài đã được trao giải Khuyến khích chung cuộc. Đề tài nghiên cứu này đã có 3 bài báo khoa học cấp Quốc gia.
Poster tham gia triển lãm cùng sản phẩm
Trà hỗ trợ giảm đau bụng kinh từ thảo dược tự nhiên (Trà Cheery Lady)
Chia sẻ sau cuộc thi, bạn Thùy Trang - thành viên trong nhóm Hóa-Y-Sinh-Dược, ĐH Duy Tân cho biết: “Thời gian chuẩn bị Vòng Chung kết diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh là khá gấp rút, chỉ có vẻn vẹn 2 ngày. Trong khi đó, do điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên chúng em gặp không ít khó khăn trong quá trình chuẩn bị cho cuộc thi. Tuy nhiên, với niềm đam mê nghiên cứu, chúng em đã nhanh chóng khắc phục để giới thiệu đến Ban Giám khảo đề tài nghiên cứu rất hữu ích. Đây thực sự là cột mốc đáng nhớ trong những năm tháng là sinh viên, là tiền đề cho những kết quả cao hơn trong chặng đường nghiên cứu khoa học của cả nhóm sau này. Chúng em chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Hiếu, cô Ngô Thị Minh Thu cùng Ban Giám hiệu ĐH Duy Tân đã giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian cuộc thi diễn ra.”
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5174&pid=2068&lang=vi-VN
Lựa chọn đề tài rất thiết thực nhằm hỗ trợ điều trị đau bụng kinh từ thảo dược tự nhiên cho “phái đẹp”, nhóm nghiên cứu Hóa-Y-Sinh-Dược đến từ trường Đại học (ĐH) Duy Tân đã được trao giải Khuyến khích tại cuộc thi “Công nghệ Chế biến sau thu hoạch” năm 2021. Cuộc thi do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ cùng trường ĐH Công nghệ Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức vào ngày 11/12/2021.
Đây là cuộc thi chuyên về công nghệ chế biến sau thu hoạch, công nghệ bảo quản thực phẩm, công nghệ chế biến thực phẩm với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng, sản phẩm mang tính sáng tạo đột phá, có khả năng áp dụng vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề thực tế trong ngành nông nghiệp, thực phẩm. Cuộc thi thu hút 160 đội thi đến từ các doanh nghiệp, giảng viên và sinh viên. Ban tổ chức đã chọn ra 23 đội thi với các dự án xuất sắc nhất vào vòng Chung kết.
Đội thi với đề tài "Trà hỗ trợ điều trị đau bụng kinh từ thảo dược tự nhiên"
giành giải Khuyến khích
Trong đó, ĐH Duy Tân có 2 đề tài của 2 đội lọt vào vòng này là:
- Đề tài: "Trà hỗ trợ điều trị đau bụng kinh từ thảo dược tự nhiên" (Trà Cheery Lady)” của các thành viên gồm Trần Thị Thuỳ Trang, Đặng Thị Quỳnh Trâm, Đặng Thị Hoàng Duyên (cùng học ngành Công nghệ Thực phẩm) và Nguyễn Chí Toàn (ngành Công nghệ Sinh học) thuộc nhóm Hóa-Y-Sinh-Dược, ĐH Duy Tân.
Đây là sản phẩm trà thảo dược được điều chế từ 100% thảo mộc tự nhiên gồm các dược liệu: Ích mẫu, Táo đỏ, Hoa hồng, Kỷ tử, Long nhãn được xử lý qua công nghệ sấy lạnh. Công nghệ này giúp giữ tối đa hoạt chất và giảm thiểu lượng lưu huỳnh trong nguyên liệu. Tác dụng của sản phẩm là hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, dưỡng nhan, đẹp da, hoạt huyết, bổ máu. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất với quy trình chặt chẽ, khoa học, được tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ y học cổ truyền và các nhà khoa học. Sản phẩm có thể dùng cho người tiểu đường.
- Đề tài: “Khảo sát mối liên hệ giữa điều kiện Rang, chỉ tiêu Cảm quan và Hóa học của hạt Cafe Robusta tỉnh Gia Lai, Việt Nam” của các thành viên Nguyễn Đức Trường, Trương Đại Dương (cùng học ngành Công nghệ Thực phẩm) thuộc nhóm Hóa-Y-Sinh-Dược, ĐH Duy Tân.
Cà phê là loại thức uống được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên hiện nay, chất lượng cà phê rang chủ yếu được đánh giá cảm quan bằng phương pháp cho điểm kết hợp với phương pháp mô tả do đó cần có một phương pháp thay thế khách quan dựa trên cơ sở của các chỉ số cảm quan. Nhóm nghiên cứu đã phân tích các thành phần hóa học quan trọng và sự thay đổi của chúng trong quá trình rang từ đó xây dụng mô hình dự đoán điểm cảm quan dựa trên tín hiệu đặc trưng trong các thành phần của cà phê rang.
Vượt qua 3 vòng thi, trong đó vòng Chung kết có nhiều hoạt động như: chấm Poster, trưng bày sản phẩm, trình bày trực tiếp và trả lời câu hỏi của Ban giám khảo, đề tài "Trà hỗ trợ điều trị đau bụng kinh từ thảo dược tự nhiên" được Ban giám khảo đánh giá cao về hàm lượng khoa học và thực tiễn, góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt. Đề tài đã được trao giải Khuyến khích chung cuộc. Đề tài nghiên cứu này đã có 3 bài báo khoa học cấp Quốc gia.
Poster tham gia triển lãm cùng sản phẩm
Trà hỗ trợ giảm đau bụng kinh từ thảo dược tự nhiên (Trà Cheery Lady)
Chia sẻ sau cuộc thi, bạn Thùy Trang - thành viên trong nhóm Hóa-Y-Sinh-Dược, ĐH Duy Tân cho biết: “Thời gian chuẩn bị Vòng Chung kết diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh là khá gấp rút, chỉ có vẻn vẹn 2 ngày. Trong khi đó, do điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên chúng em gặp không ít khó khăn trong quá trình chuẩn bị cho cuộc thi. Tuy nhiên, với niềm đam mê nghiên cứu, chúng em đã nhanh chóng khắc phục để giới thiệu đến Ban Giám khảo đề tài nghiên cứu rất hữu ích. Đây thực sự là cột mốc đáng nhớ trong những năm tháng là sinh viên, là tiền đề cho những kết quả cao hơn trong chặng đường nghiên cứu khoa học của cả nhóm sau này. Chúng em chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Hiếu, cô Ngô Thị Minh Thu cùng Ban Giám hiệu ĐH Duy Tân đã giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian cuộc thi diễn ra.”
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5174&pid=2068&lang=vi-VN
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Trà thảo dược dành cho Phụ nữ của SV Duy Tân giành giải Khuyến khích lĩnh vực Công nghệ Chế biến
Có những sinh viên Y Dược như thế!
“Có hôm đang học dở, thì thấy bên dưới F1 tới khai báo, đợi lấy mẫu nhiều quá, em đành phải “treo máy” đấy, xuống khoác đồ bảo hộ vào…”, Nguyễn Nhật Linh (sinh viên năm 4, Khoa Y dược, ĐH Đà Nẵng) kể.
Ca nhiễm COVID-19 ở Đà Nẵng vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Thành phố triển khai điều trị F0, cách ly F1 tại nhà, công việc tại các trạm y tế cứ thế chất chồng. Chẳng hôm nào trạm vắng người tới khai báo dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, hay những cuộc điện thoại yêu cầu tới tận nhà test nhanh…May thay, có một đội ngũ sinh viên ngành y tình nguyện tới trạm y tế tiếp sức chống dịch.
Cuộc gọi từ “vùng cam”
Đang ở quê nhà Hà Tĩnh, Linh nhận được cuộc gọi từ phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà). Phường muốn Linh đến trạm y tế để hỗ trợ chống dịch, khi số ca nhiễm COVID-19 trên địa bàn liên tục ghi nhận. “Lúc ấy Nại Hiên Đông đang là vùng cam (cấp độ 3), từ cam chuyển sang vùng đỏ (cấp độ 4) chẳng mấy chốc. Tình hình phức tạp địa phương mới cần mình hỗ trợ. Vậy nên đồng ý liền”, Linh nói nhẹ tênh. Quyết là lên đường, Linh tức tốc đón xe từ Hà Tĩnh vào Đà Nẵng. Bố mẹ chỉ biết ủng hộ và động viên con gái, dù lòng như lửa đốt. Bởi đây không phải lần đầu cô sinh viên ngành y này tình nguyện đi chống dịch, mà đợt tháng 8, tháng 9/2021, thời điểm căng thẳng nhất của Đà Nẵng, Linh cũng đã có mặt tại “điểm nóng” Nại Hiên Đông.
Linh mang sách vở áo quần tới ở luôn tại trạm, để vừa học, vừa làm. Giờ học, Linh ở trên tầng 2 học online. Ban đêm tranh thủ ôn lại bài vở. Còn lại toàn bộ thời gian không vướng việc học, Linh dành hết cho công việc. Từ lấy mẫu tại trạm, lấy mẫu tận nhà, hướng dẫn cách ly, hướng dẫn test nhanh... Cho đến việc xử lý các trường hợp bị thương, mất máu… tìm đến trạm. “Có lần học chưa xong, mọi người gọi xuống nhà dân lấy mẫu, mình cũng phải gác bài vở lại để đi”, Linh kể. Những lần như thế, tối về Linh phải mở clip để học lại.
Sẵn sàng vào điểm nóng
Thái Thị Hoàng Anh (sinh viên năm 4, Khoa Y, trường ÐH Duy Tân) từng vào chi viện cho tỉnh Bình Dương từ tháng 6 đến tháng 10/2021, thời điểm dịch bệnh tại Bình Dương rất căng thẳng. Hoàng Anh làm hai công việc chính là lấy mẫu xét nghiệm và tiêm vắc xin phòng COVID-19 với số lượng người rất đông, thời gian làm từ sáng đến tối. “Vậy nên bây giờ về tiếp sức cho trạm y tế, công việc có nhiều đến đâu mình cũng “cân” được hết. Bất cứ ở đâu, dù là điểm nóng, mình cũng sẵn sàng”, Hoàng Anh khẳng khái.
Lê Thị Trang (sinh viên năm 5, Khoa Y, trường ĐH Duy Tân) cũng xung phong về trạm khi biết phường gọi điện tới nhà trường, kêu gọi những sinh viên còn ở lại Đà Nẵng tiếp sức chống dịch. Trang là trưởng nhóm, nên trước khi bắt đầu công việc tại trạm, Trang đã yêu cầu các tình nguyện viên đăng ký lịch có thể tới trạm ngoài giờ học để đảm bảo mỗi ngày, trạm y tế có ít nhất hai người hỗ trợ. Nhóm của Trang có 10 người, phần lớn đều là sinh viên năm 4-5 đã từng ra “tuyến đầu” chống dịch, có kinh nghiệm.
Hết mình đến khi trạm “không cần nữa”
Hôm tôi đến, vào giữa chiều, đúng ca trực của Nguyễn Xuân Vinh (sinh viên năm 4, Khoa Y, ĐH Duy Tân). Ở phía khu vực khai báo y tế, một phụ nữ tới khai báo là F1 được Vinh hướng dẫn điền thông tin, rồi lấy mẫu xét nghiệm. Vừa xong, Vinh quay sang xem lại số lượng thành viên trong gia đình, điều tra nơi ở rồi báo cáo trạm xem có quyết định cho phép được cách ly tại nhà hay không. F1 vừa rời trạm, một người khác đi tiêm vắc xin phòng COVID-19 có triệu chứng được bác sĩ yêu cầu đi test nhanh. Vinh lại chuẩn bị đồ lấy mẫu. Phía trong phòng có tiếng gọi với ra: “Vinh xong đừng lột đồ bảo hộ, xuống nhà dân lấy mẫu luôn nghe!”.
Thái Thị Hoàng Anh mang đồ bảo hộ chuẩn bị lấy mẫu
cho người tiếp xúc với F0 tới trạm khai báo. Ảnh: Thanh Trần
Một nhân viên y tế khác chở Vinh đến tòa chung cư gần cảng cá Thọ Quang, nơi có gia đình ba người là F1. Chung cư không thang máy, Vinh chạy thoăn thoắt trên cầu thang bộ lên tầng bốn, mồ hôi trán đổ ra sau lớp kính chắn giọt bắn. Nghe tiếng gõ cửa, cả nhà đưa ghế ra hành lang, ngồi ngay ngắn đợi lấy mẫu. Vừa xong, Vinh lại lên xe đi tới một nhà dân gần đó, với 6 người, có cả bé sơ sinh. Vinh cũng không quên dặn dò mọi người phải chấp hành nghiêm việc cách ly, ăn uống, tập thể dục để giữ sức khỏe. Cứ vậy cho đến chiều tối, cậu sinh viên năm 4 mới hoàn tất việc lấy mẫu tại nhà cho F1.
Mấy ngày qua, ca nhiễm tại Đà Nẵng liên tục tăng, ca cộng đồng chiếm phần lớn. Công việc của các trạm y tế thêm nhiều. “Có nhiều trường hợp mình phải chạy thần tốc, như F1 bị đau ốm, cần test nhanh để đi bệnh viện. Hay có một số triệu chứng nghi ngờ. Chậm trễ là bị người dân mắng. Lấy mẫu lỡ làm họ đau cũng bị mắng. Nhắc nhở bà con ở yên trong khu vực phong tỏa cũng bị mắng…Như làm dâu trăm họ vậy đó”, Trang cười. Cô cũng thật lòng, đã có lúc run sợ khi test nhanh một số người ra kết quả dương tính. Nhưng rồi làm nhiều, gan lì hơn, cộng với trang bị bảo hộ kỹ càng nên giờ rất bình thản.
Nguyễn Xuân Vinh (sinh viên năm 4, Khoa Y, ĐH Duy Tân) lấy mẫu tại nhà cho F1
trên địa bàn phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà). Ảnh: Thanh Trần
Tết đã cận kề, ai cũng nôn nao về nhà. Nhất là những người “mắc kẹt” từ khi dịch bùng phát mạnh từ hồi đầu tháng 5 đến nay. Dù trong lòng cũng có nhiều đắn đo như sợ bị cách ly, sợ “va phải F0” trên đường di chuyển. Còn với những sinh viên ngành Y đang tiếp sức chống dịch, họ đắn đo vì dịch bệnh vẫn còn phức tạp, trạm y tế vẫn cần. “Nếu trạm cần tiếp sức nữa, em vẫn sẵn sàng thôi”, Nguyễn Nhật Linh chẳng hề do dự. Còn Trang, đã lên sẵn “kịch bản” có thể không về quê ăn Tết nếu trạm kêu gọi ở lại.
(Nguồn:https://tienphong.vn/co-nhung-sinh-vien-y-duoc-nhu-the-post1410639.tpo)
“Có hôm đang học dở, thì thấy bên dưới F1 tới khai báo, đợi lấy mẫu nhiều quá, em đành phải “treo máy” đấy, xuống khoác đồ bảo hộ vào…”, Nguyễn Nhật Linh (sinh viên năm 4, Khoa Y dược, ĐH Đà Nẵng) kể.
Ca nhiễm COVID-19 ở Đà Nẵng vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Thành phố triển khai điều trị F0, cách ly F1 tại nhà, công việc tại các trạm y tế cứ thế chất chồng. Chẳng hôm nào trạm vắng người tới khai báo dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, hay những cuộc điện thoại yêu cầu tới tận nhà test nhanh…May thay, có một đội ngũ sinh viên ngành y tình nguyện tới trạm y tế tiếp sức chống dịch.
Cuộc gọi từ “vùng cam”
Đang ở quê nhà Hà Tĩnh, Linh nhận được cuộc gọi từ phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà). Phường muốn Linh đến trạm y tế để hỗ trợ chống dịch, khi số ca nhiễm COVID-19 trên địa bàn liên tục ghi nhận. “Lúc ấy Nại Hiên Đông đang là vùng cam (cấp độ 3), từ cam chuyển sang vùng đỏ (cấp độ 4) chẳng mấy chốc. Tình hình phức tạp địa phương mới cần mình hỗ trợ. Vậy nên đồng ý liền”, Linh nói nhẹ tênh. Quyết là lên đường, Linh tức tốc đón xe từ Hà Tĩnh vào Đà Nẵng. Bố mẹ chỉ biết ủng hộ và động viên con gái, dù lòng như lửa đốt. Bởi đây không phải lần đầu cô sinh viên ngành y này tình nguyện đi chống dịch, mà đợt tháng 8, tháng 9/2021, thời điểm căng thẳng nhất của Đà Nẵng, Linh cũng đã có mặt tại “điểm nóng” Nại Hiên Đông.
Linh mang sách vở áo quần tới ở luôn tại trạm, để vừa học, vừa làm. Giờ học, Linh ở trên tầng 2 học online. Ban đêm tranh thủ ôn lại bài vở. Còn lại toàn bộ thời gian không vướng việc học, Linh dành hết cho công việc. Từ lấy mẫu tại trạm, lấy mẫu tận nhà, hướng dẫn cách ly, hướng dẫn test nhanh... Cho đến việc xử lý các trường hợp bị thương, mất máu… tìm đến trạm. “Có lần học chưa xong, mọi người gọi xuống nhà dân lấy mẫu, mình cũng phải gác bài vở lại để đi”, Linh kể. Những lần như thế, tối về Linh phải mở clip để học lại.
Sẵn sàng vào điểm nóng
Thái Thị Hoàng Anh (sinh viên năm 4, Khoa Y, trường ÐH Duy Tân) từng vào chi viện cho tỉnh Bình Dương từ tháng 6 đến tháng 10/2021, thời điểm dịch bệnh tại Bình Dương rất căng thẳng. Hoàng Anh làm hai công việc chính là lấy mẫu xét nghiệm và tiêm vắc xin phòng COVID-19 với số lượng người rất đông, thời gian làm từ sáng đến tối. “Vậy nên bây giờ về tiếp sức cho trạm y tế, công việc có nhiều đến đâu mình cũng “cân” được hết. Bất cứ ở đâu, dù là điểm nóng, mình cũng sẵn sàng”, Hoàng Anh khẳng khái.
Lê Thị Trang (sinh viên năm 5, Khoa Y, trường ĐH Duy Tân) cũng xung phong về trạm khi biết phường gọi điện tới nhà trường, kêu gọi những sinh viên còn ở lại Đà Nẵng tiếp sức chống dịch. Trang là trưởng nhóm, nên trước khi bắt đầu công việc tại trạm, Trang đã yêu cầu các tình nguyện viên đăng ký lịch có thể tới trạm ngoài giờ học để đảm bảo mỗi ngày, trạm y tế có ít nhất hai người hỗ trợ. Nhóm của Trang có 10 người, phần lớn đều là sinh viên năm 4-5 đã từng ra “tuyến đầu” chống dịch, có kinh nghiệm.
Hết mình đến khi trạm “không cần nữa”
Hôm tôi đến, vào giữa chiều, đúng ca trực của Nguyễn Xuân Vinh (sinh viên năm 4, Khoa Y, ĐH Duy Tân). Ở phía khu vực khai báo y tế, một phụ nữ tới khai báo là F1 được Vinh hướng dẫn điền thông tin, rồi lấy mẫu xét nghiệm. Vừa xong, Vinh quay sang xem lại số lượng thành viên trong gia đình, điều tra nơi ở rồi báo cáo trạm xem có quyết định cho phép được cách ly tại nhà hay không. F1 vừa rời trạm, một người khác đi tiêm vắc xin phòng COVID-19 có triệu chứng được bác sĩ yêu cầu đi test nhanh. Vinh lại chuẩn bị đồ lấy mẫu. Phía trong phòng có tiếng gọi với ra: “Vinh xong đừng lột đồ bảo hộ, xuống nhà dân lấy mẫu luôn nghe!”.
Thái Thị Hoàng Anh mang đồ bảo hộ chuẩn bị lấy mẫu
cho người tiếp xúc với F0 tới trạm khai báo. Ảnh: Thanh Trần
Một nhân viên y tế khác chở Vinh đến tòa chung cư gần cảng cá Thọ Quang, nơi có gia đình ba người là F1. Chung cư không thang máy, Vinh chạy thoăn thoắt trên cầu thang bộ lên tầng bốn, mồ hôi trán đổ ra sau lớp kính chắn giọt bắn. Nghe tiếng gõ cửa, cả nhà đưa ghế ra hành lang, ngồi ngay ngắn đợi lấy mẫu. Vừa xong, Vinh lại lên xe đi tới một nhà dân gần đó, với 6 người, có cả bé sơ sinh. Vinh cũng không quên dặn dò mọi người phải chấp hành nghiêm việc cách ly, ăn uống, tập thể dục để giữ sức khỏe. Cứ vậy cho đến chiều tối, cậu sinh viên năm 4 mới hoàn tất việc lấy mẫu tại nhà cho F1.
Mấy ngày qua, ca nhiễm tại Đà Nẵng liên tục tăng, ca cộng đồng chiếm phần lớn. Công việc của các trạm y tế thêm nhiều. “Có nhiều trường hợp mình phải chạy thần tốc, như F1 bị đau ốm, cần test nhanh để đi bệnh viện. Hay có một số triệu chứng nghi ngờ. Chậm trễ là bị người dân mắng. Lấy mẫu lỡ làm họ đau cũng bị mắng. Nhắc nhở bà con ở yên trong khu vực phong tỏa cũng bị mắng…Như làm dâu trăm họ vậy đó”, Trang cười. Cô cũng thật lòng, đã có lúc run sợ khi test nhanh một số người ra kết quả dương tính. Nhưng rồi làm nhiều, gan lì hơn, cộng với trang bị bảo hộ kỹ càng nên giờ rất bình thản.
Nguyễn Xuân Vinh (sinh viên năm 4, Khoa Y, ĐH Duy Tân) lấy mẫu tại nhà cho F1
trên địa bàn phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà). Ảnh: Thanh Trần
Tết đã cận kề, ai cũng nôn nao về nhà. Nhất là những người “mắc kẹt” từ khi dịch bùng phát mạnh từ hồi đầu tháng 5 đến nay. Dù trong lòng cũng có nhiều đắn đo như sợ bị cách ly, sợ “va phải F0” trên đường di chuyển. Còn với những sinh viên ngành Y đang tiếp sức chống dịch, họ đắn đo vì dịch bệnh vẫn còn phức tạp, trạm y tế vẫn cần. “Nếu trạm cần tiếp sức nữa, em vẫn sẵn sàng thôi”, Nguyễn Nhật Linh chẳng hề do dự. Còn Trang, đã lên sẵn “kịch bản” có thể không về quê ăn Tết nếu trạm kêu gọi ở lại.
(Nguồn:https://tienphong.vn/co-nhung-sinh-vien-y-duoc-nhu-the-post1410639.tpo)
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Trà thảo dược dành cho Phụ nữ của SV Duy Tân giành giải Khuyến khích lĩnh vực Công nghệ Chế biến
Viện Đào tạo & Nghiên cứu Du lịch Hợp tác với Hội đồng Kinh doanh Việt Nam-Campuchia, Tập đoàn Marriott
Viện Đào tạo & Nghiên cứu Du lịch thuộc trường Đại học Duy Tân vừa chính thức ký kết hợp tác với Hội đồng Kinh doanh Việt Nam-Campuchia, Tập đoàn Marriott nhằm nâng cao công tác đào tạo, thực tập thực hành và góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Du lịch.
14 khách sạn 5 sao tại Việt Nam & Campuchia thu hút nhiều du khách đến nghỉ dưỡng
Marriott International, Inc. là một trong những tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới có trụ sở chính tại Bethesda, Maryland, Mỹ. Với hơn 7.600 khách sạn, hơn 30 thương hiệu khách sạn hàng đầu có mặt tại 133 quốc gia và vùng lãnh thổ, Marriott hiện điều hành và nhượng quyền kinh doanh các thương hiệu khu nghỉ dưỡng trên toàn thế giới.
Hội đồng kinh doanh Việt Nam - Campuchia, là một đơn vị quản lý các khách sạn sau tại Việt Nam và Cam Pu Chia:
- Sheraton Hanoi Hotel
- JW Marriott Hanoi
- Sheraton Saigon Hotels & Towers
- Le Meridien Saigon
- Renaissance Riverside Saigon
- Sheraton Grand Danang Resort
- Four Point By Sheraton Danang
- JW Marriott Phu Quoc
- Sheraton Nha Trang
- Fairfield Binh Duong
- Le Meridien Angkor
- Courtyard Siem Riep
- Courtyard Phnom Penh
- Westin Cam Ranh
Sinh viên Duy Tân thực tập tại Sheraton
Marriott International luôn coi trọng việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực địa phương, như là một cách để đóng góp cho cộng đồng, cũng như để chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh.
Với biên bản kí kết này, hai bên cam kết hướng tới mối quan hệ mang tính chiến lược trong việc đào tạo thực hành và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể:
- Về phía Hội đồng Kinh doanh Việt Nam - Campuchia: Tạo điều kiện thuận lợi và thông báo các cơ hội hay sự kiện liên quan để sinh viên các chương trình đại học hoặc sau đại học, bao gồm các sinh viên theo học các chương trình liên quan đến chuyên ngành Quản trị Du lịch, Khách sạn của Đại học Duy Tân có cơ hội tham gia, tham quan, học tập, thực tế và thực tập tại các khách sạn, dựa trên các yêu cầu quy trình và tiêu chuẩn của từng khách sạn.
Đồng thời Hội đồng sẽ kết hợp với Đại học Duy Tân trong đào tạo các khóa sinh viên chuyên ngành du lịch khách sạn và tham gia vào các hoạt động: tư vấn phát triển chương trình đào tạo, hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, tư vấn việc làm, chia sẻ kinh nghiệm khi tham gia phỏng vấn, tuyển dụng, hoàn thiện hồ sơ xin việc,… cử chuyên gia hỗ trợ sinh viên đi thực hành, thực tập tại khách sạn do Hội đồng điều hành và cũng như tham gia làm giám khảo trong các sự kiện bảo vệ luận văn tốt nghiệp hoặc các cuộc thi, các cuộc tranh biện.
- Về phía Đại học Duy Tân: Phối hợp tổ chức các buổi tham quan và học tập cho sinh viên ngành du lịch, khách sạn tại các khách sạn do Hội đồng Kinh doanh Việt Nam - Campuchia điều hành; cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng đồng thời giới thiệu sinh viên đã tốt nghiệp và cựu sinh viên đến ứng tuyển và làm việc tại các khách sạn theo tiêu chuẩn tuyển dụng của tập đoàn Marriott International; tổ chức các buổi nói chuyện, seminar, gặp mặt chia sẻ của các chuyên gia, cán bộ quản lý thuộc tổ chức Marriott dành cho sinh viên.
Trong thời điểm ngành Du lịch đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, thì mối quan hệ hợp tác này hứa hẹn mang đến nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ giáo dục chất lượng và hiệu quả, góp phần khôi phục lại sức sống cho ngành Du lịch trong thời gian tới.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5168&pid=2062&lang=vi-VN
Viện Đào tạo & Nghiên cứu Du lịch thuộc trường Đại học Duy Tân vừa chính thức ký kết hợp tác với Hội đồng Kinh doanh Việt Nam-Campuchia, Tập đoàn Marriott nhằm nâng cao công tác đào tạo, thực tập thực hành và góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Du lịch.
14 khách sạn 5 sao tại Việt Nam & Campuchia thu hút nhiều du khách đến nghỉ dưỡng
Marriott International, Inc. là một trong những tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới có trụ sở chính tại Bethesda, Maryland, Mỹ. Với hơn 7.600 khách sạn, hơn 30 thương hiệu khách sạn hàng đầu có mặt tại 133 quốc gia và vùng lãnh thổ, Marriott hiện điều hành và nhượng quyền kinh doanh các thương hiệu khu nghỉ dưỡng trên toàn thế giới.
Hội đồng kinh doanh Việt Nam - Campuchia, là một đơn vị quản lý các khách sạn sau tại Việt Nam và Cam Pu Chia:
- Sheraton Hanoi Hotel
- JW Marriott Hanoi
- Sheraton Saigon Hotels & Towers
- Le Meridien Saigon
- Renaissance Riverside Saigon
- Sheraton Grand Danang Resort
- Four Point By Sheraton Danang
- JW Marriott Phu Quoc
- Sheraton Nha Trang
- Fairfield Binh Duong
- Le Meridien Angkor
- Courtyard Siem Riep
- Courtyard Phnom Penh
- Westin Cam Ranh
Sinh viên Duy Tân thực tập tại Sheraton
Marriott International luôn coi trọng việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực địa phương, như là một cách để đóng góp cho cộng đồng, cũng như để chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh.
Với biên bản kí kết này, hai bên cam kết hướng tới mối quan hệ mang tính chiến lược trong việc đào tạo thực hành và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể:
- Về phía Hội đồng Kinh doanh Việt Nam - Campuchia: Tạo điều kiện thuận lợi và thông báo các cơ hội hay sự kiện liên quan để sinh viên các chương trình đại học hoặc sau đại học, bao gồm các sinh viên theo học các chương trình liên quan đến chuyên ngành Quản trị Du lịch, Khách sạn của Đại học Duy Tân có cơ hội tham gia, tham quan, học tập, thực tế và thực tập tại các khách sạn, dựa trên các yêu cầu quy trình và tiêu chuẩn của từng khách sạn.
Đồng thời Hội đồng sẽ kết hợp với Đại học Duy Tân trong đào tạo các khóa sinh viên chuyên ngành du lịch khách sạn và tham gia vào các hoạt động: tư vấn phát triển chương trình đào tạo, hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, tư vấn việc làm, chia sẻ kinh nghiệm khi tham gia phỏng vấn, tuyển dụng, hoàn thiện hồ sơ xin việc,… cử chuyên gia hỗ trợ sinh viên đi thực hành, thực tập tại khách sạn do Hội đồng điều hành và cũng như tham gia làm giám khảo trong các sự kiện bảo vệ luận văn tốt nghiệp hoặc các cuộc thi, các cuộc tranh biện.
- Về phía Đại học Duy Tân: Phối hợp tổ chức các buổi tham quan và học tập cho sinh viên ngành du lịch, khách sạn tại các khách sạn do Hội đồng Kinh doanh Việt Nam - Campuchia điều hành; cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng đồng thời giới thiệu sinh viên đã tốt nghiệp và cựu sinh viên đến ứng tuyển và làm việc tại các khách sạn theo tiêu chuẩn tuyển dụng của tập đoàn Marriott International; tổ chức các buổi nói chuyện, seminar, gặp mặt chia sẻ của các chuyên gia, cán bộ quản lý thuộc tổ chức Marriott dành cho sinh viên.
Trong thời điểm ngành Du lịch đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, thì mối quan hệ hợp tác này hứa hẹn mang đến nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ giáo dục chất lượng và hiệu quả, góp phần khôi phục lại sức sống cho ngành Du lịch trong thời gian tới.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5168&pid=2062&lang=vi-VN
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» SV Duy Tân giành giải khuyến khích Giải thưởng Đồ án SV tốt nghiệp xuất sắc 2019
» ĐH Duy Tân giành giải Nhì, giải Khuyến khích tại SURF 2023 (Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo)
» Sinh viên ĐH Duy Tân giành giải Khuyến khích tại Euréka lần thứ 24
» Đội tuyển DTU giành giải Khuyến khích STR Asia Pacific Market Study tại Hong Kong
» SV Duy Tân đạt giải Khuyến khích Thiết kế Nhà chống Động đất 2019 (IDEERS)
» ĐH Duy Tân giành giải Nhì, giải Khuyến khích tại SURF 2023 (Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo)
» Sinh viên ĐH Duy Tân giành giải Khuyến khích tại Euréka lần thứ 24
» Đội tuyển DTU giành giải Khuyến khích STR Asia Pacific Market Study tại Hong Kong
» SV Duy Tân đạt giải Khuyến khích Thiết kế Nhà chống Động đất 2019 (IDEERS)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết