Giảng viên Đại học Duy Tân chế tạo máy huấn luyện kỹ năng cấp cứu người đột quỵ
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Giảng viên Đại học Duy Tân chế tạo máy huấn luyện kỹ năng cấp cứu người đột quỵ
[size=32]Giảng viên Đại học Duy Tân chế tạo máy huấn luyện kỹ năng cấp cứu người đột quỵ[/size]
GDVN- Sản phẩm AED-302 Trainer là thiết bị hỗ trợ cho người dùng học tập và nghiên cứu về quy trình sơ cấp cứu đối với các bệnh nhân bị ngưng tim, phổi.
Sau một thời gian nghiên cứu, Trung tâm Mô phỏng và Mô hình hóa (CVS) của Trường Khoa học Máy tính thuộc Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã “trình làng” sản phẩm AED 302 TRAINER.
Đây là máy huấn luyện kỹ năng khử rung tim tự động ngoài lồng ngực, một sản phẩm mới của nhà trường trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
“Huấn luyện viên” sơ cấp cứu đột qụy
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu chiếm 55% trong số 55,4 triệu ca tử vong trên toàn thế giới, có liên quan đến bệnh tim mạch.
Thạc sĩ Lê Văn Chung cùng nhóm nghiên cứu chia sẻ về công năng của máy AED-302 Trainer dùng trong huấn luyện sơ cấp cứu đột quỵ. Ảnh: AN
Các nghiên cứu cho thấy rằng, đối với một nạn nhân khi bị ngừng tim (đột quỵ, điện giật, đuối nước...) nếu không có sự can thiệp y tế trong vòng 5 phút nạn nhân sẽ bị chết não và thời gian này sẽ ngắn hơn đối với trẻ nhỏ.
Tại Việt Nam, thời gian trung bình để xe cứu thương có thể tiếp cận được nạn nhân là khoảng 25 đến 35 phút. Do đó, trong khoảng thời gian đó nạn nhân đã chuyển qua tình trạng nguy kịch hoặc rất nguy kịch nếu không được sơ cấp cứu kịp thời và đúng cách.
Thạc sĩ Lê Văn Chung – Giám đốc Trung tâm CVS (Trường Đại học Duy Tân) – trưởng nhóm nghiên cứu, chế tạo sản phẩm AED 302 TRAINER cho hay:
"Đối với những nạn nhân đang rơi vào tình trạng ngừng tim này, hồi sức tim phổi kết hợp sốc tim ngoài lồng ngực tự động là một trong những giải pháp có thể giúp nạn nhân duy trì được sự tuần hoàn của lượng máu chứa oxy trong cơ thể và có khả năng phòng tránh được nguy cơ tổn thương não và các cơ quan nội tạng.
Sốc điện cấp cứu phá rung thất sẽ có hiệu quả nhất nếu được thực hiện trong vòng 5 phút đầu sau ngừng tim. Hồi sinh tim phổi kết hợp với AED sớm trong vòng 3 đến 5 phút đầu tiên sau khi ngừng tuần hoàn có thể đạt tỉ lệ cứu sống lên đến 50% - 75%”.
Thầy Chung giải thích thêm, AED được viết tắt của cụm từ Automated External Defibrillator là một thiết bị y tế tinh vi nhưng dễ sử dụng, có thể phân tích nhịp tim và nếu cần thiết sẽ sốc điện để giúp tim tái lập nhịp đập hiệu quả.
Tuy nhiên để có thể hiểu và biết cách sử dụng chiếc máy này, người dùng cần phải có những kiến thức cơ bản về quy trình sốc tim cũng như hồi sức tim phổi cơ bản.
Vì vậy để thuận tiện cho việc tìm hiểu cũng như nghiên cứu về chiếc máy này, AED-302 Trainer được ra đời là một thiết bị được so sánh như một huấn luyện viên sơ cấp cứu cho người sử dụng.
“AED-302 Trainer là một bản sao của máy sốc điện khử rung tim tự động bên ngoài. Đóng vai trò là thiết bị hỗ trợ cho người dùng học tập và nghiên cứu về quy trình sơ cấp cứu.
Do vậy, thiết bị không có tính năng sốc điện như máy AED nhưng vẫn đảm bảo một số đặc trưng của máy”, thầy Chung chia sẻ thêm.
Ứng dụng công nghệ để cứu người
Với mục tiêu hướng tới sức khỏe của cộng đồng và đề cao phương châm “mỗi công dân hãy là một bác sĩ dự phòng cho mình và những người thân yêu”, đội ngũ kỹ sư nghiên cứu của Trường Đại học Duy Tân đã và đang rất tích cực nghiên cứu để sớm sản xuất ra máy AED-302, là một thiết bị được trang bị đầy đủ các tính năng bao gồm cả sốc điện.
Thiết bị này được ví như một huấn luyện viên dạy cách sơ cấp cứu cho người sử dụng. Ảnh: AN
“Về ngoại hình, AED-302 Trainer được thiết kế giống như phiên bản AED với chất liệu nhựa thông dụng trên thị trường có khả năng chịu đựng được sự va đập và chống bụi bẩn.
Với kích thước nhỏ hơn tờ giấy A4 và có quai xách được bố trí nằm bên hông thân máy giúp cho người dùng thuận tiện trong việc di chuyển và mang theo trong balo.
Mặt sau được bố trí một ngăn nhỏ chứa tấm điện cực đi kèm với máy rất gọn gàng. Các cạnh góc của AED-302 Trainer được các kỹ sư thiết kế bo tròn và làm nguội rất kỹ lưỡng hạn chế tối thiểu những va chạm không đáng có tới người sử dụng”, đại diện nhóm sáng chế cho biết.
Về tính năng của AED-302 Trainer, thiết bị này được xây dựng hoàn chỉnh với các kịch bản dựa trên khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ AHA năm 2020 về thực hiện sơ cấp cứu và các tình huống có thể xảy ra trong thực tế.
Các kịch bản này được hướng dẫn cụ thể thông qua hình ảnh hiển thị trên màn hình LCD kèm theo đó là âm thanh hướng dẫn từng bước rõ ràng giúp cho người dùng có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với AED-302 Trainer.
“Nội dung truyền tải được xây dựng với hai ngôn ngữ là Tiếng Việt và Tiếng Anh thuận tiện cho việc phân biệt các quy trình trong một kịch bản.
Ngoài ra, người dùng hoàn toàn có thể tự thiết lập các bài huấn luyện cấp cứu khác nhau thông qua bộ điều khiển từ xa đi kèm theo thiết bị.
Về nguồn năng lượng, AED-302 Trainer trang bị pin lithium với hiệu suất hoạt động tốt có thể kéo dài thời gian sử dụng liên tục lên đến 4 giờ và thời gian nạp lại khá nhanh khoảng 1 giờ 30 phút đảm bảo trong một buổi học được xuyên suốt không ngắt quãng là một trong những điểm mạnh của thiết bị này.
Tuổi thọ pin cũng rất lâu và việc tìm pin thay thế rất dễ dàng trong thị trường Việt Nam hiện nay”, thầy Chung cho hay.
Ngay sau khi sản phẩm được “ra lò” đã nhận được sự ủng hộ từ các trường đào tạo khối ngành sức khỏe, các bệnh viện, trung tâm cấp cứu…
Khi sản phẩm hoàn thiện sẽ được đưa vào sử dụng trong công tác giảng dạy cũng như huấn luyện cách sơ cấp cứu người bị đột quỵ.
Năm 2017, Thạc sĩ Lê Văn Chung cùng nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công sản phẩm “Ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành khoa học sức khỏe”. Sản phẩm này đã đạt giải nhất giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2017.
AN NGUYÊN
Nguồn: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/giang-vien-dai-hoc-duy-tan-che-tao-may-huan-luyen-ky-nang-cap-cuu-nguoi-dot-quy-post222822.gd
GDVN- Sản phẩm AED-302 Trainer là thiết bị hỗ trợ cho người dùng học tập và nghiên cứu về quy trình sơ cấp cứu đối với các bệnh nhân bị ngưng tim, phổi.
Sau một thời gian nghiên cứu, Trung tâm Mô phỏng và Mô hình hóa (CVS) của Trường Khoa học Máy tính thuộc Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã “trình làng” sản phẩm AED 302 TRAINER.
Đây là máy huấn luyện kỹ năng khử rung tim tự động ngoài lồng ngực, một sản phẩm mới của nhà trường trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
“Huấn luyện viên” sơ cấp cứu đột qụy
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu chiếm 55% trong số 55,4 triệu ca tử vong trên toàn thế giới, có liên quan đến bệnh tim mạch.
Thạc sĩ Lê Văn Chung cùng nhóm nghiên cứu chia sẻ về công năng của máy AED-302 Trainer dùng trong huấn luyện sơ cấp cứu đột quỵ. Ảnh: AN
Các nghiên cứu cho thấy rằng, đối với một nạn nhân khi bị ngừng tim (đột quỵ, điện giật, đuối nước...) nếu không có sự can thiệp y tế trong vòng 5 phút nạn nhân sẽ bị chết não và thời gian này sẽ ngắn hơn đối với trẻ nhỏ.
Tại Việt Nam, thời gian trung bình để xe cứu thương có thể tiếp cận được nạn nhân là khoảng 25 đến 35 phút. Do đó, trong khoảng thời gian đó nạn nhân đã chuyển qua tình trạng nguy kịch hoặc rất nguy kịch nếu không được sơ cấp cứu kịp thời và đúng cách.
Thạc sĩ Lê Văn Chung – Giám đốc Trung tâm CVS (Trường Đại học Duy Tân) – trưởng nhóm nghiên cứu, chế tạo sản phẩm AED 302 TRAINER cho hay:
"Đối với những nạn nhân đang rơi vào tình trạng ngừng tim này, hồi sức tim phổi kết hợp sốc tim ngoài lồng ngực tự động là một trong những giải pháp có thể giúp nạn nhân duy trì được sự tuần hoàn của lượng máu chứa oxy trong cơ thể và có khả năng phòng tránh được nguy cơ tổn thương não và các cơ quan nội tạng.
Sốc điện cấp cứu phá rung thất sẽ có hiệu quả nhất nếu được thực hiện trong vòng 5 phút đầu sau ngừng tim. Hồi sinh tim phổi kết hợp với AED sớm trong vòng 3 đến 5 phút đầu tiên sau khi ngừng tuần hoàn có thể đạt tỉ lệ cứu sống lên đến 50% - 75%”.
Thầy Chung giải thích thêm, AED được viết tắt của cụm từ Automated External Defibrillator là một thiết bị y tế tinh vi nhưng dễ sử dụng, có thể phân tích nhịp tim và nếu cần thiết sẽ sốc điện để giúp tim tái lập nhịp đập hiệu quả.
Tuy nhiên để có thể hiểu và biết cách sử dụng chiếc máy này, người dùng cần phải có những kiến thức cơ bản về quy trình sốc tim cũng như hồi sức tim phổi cơ bản.
Vì vậy để thuận tiện cho việc tìm hiểu cũng như nghiên cứu về chiếc máy này, AED-302 Trainer được ra đời là một thiết bị được so sánh như một huấn luyện viên sơ cấp cứu cho người sử dụng.
“AED-302 Trainer là một bản sao của máy sốc điện khử rung tim tự động bên ngoài. Đóng vai trò là thiết bị hỗ trợ cho người dùng học tập và nghiên cứu về quy trình sơ cấp cứu.
Do vậy, thiết bị không có tính năng sốc điện như máy AED nhưng vẫn đảm bảo một số đặc trưng của máy”, thầy Chung chia sẻ thêm.
Ứng dụng công nghệ để cứu người
Với mục tiêu hướng tới sức khỏe của cộng đồng và đề cao phương châm “mỗi công dân hãy là một bác sĩ dự phòng cho mình và những người thân yêu”, đội ngũ kỹ sư nghiên cứu của Trường Đại học Duy Tân đã và đang rất tích cực nghiên cứu để sớm sản xuất ra máy AED-302, là một thiết bị được trang bị đầy đủ các tính năng bao gồm cả sốc điện.
Thiết bị này được ví như một huấn luyện viên dạy cách sơ cấp cứu cho người sử dụng. Ảnh: AN
“Về ngoại hình, AED-302 Trainer được thiết kế giống như phiên bản AED với chất liệu nhựa thông dụng trên thị trường có khả năng chịu đựng được sự va đập và chống bụi bẩn.
Với kích thước nhỏ hơn tờ giấy A4 và có quai xách được bố trí nằm bên hông thân máy giúp cho người dùng thuận tiện trong việc di chuyển và mang theo trong balo.
Mặt sau được bố trí một ngăn nhỏ chứa tấm điện cực đi kèm với máy rất gọn gàng. Các cạnh góc của AED-302 Trainer được các kỹ sư thiết kế bo tròn và làm nguội rất kỹ lưỡng hạn chế tối thiểu những va chạm không đáng có tới người sử dụng”, đại diện nhóm sáng chế cho biết.
Về tính năng của AED-302 Trainer, thiết bị này được xây dựng hoàn chỉnh với các kịch bản dựa trên khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ AHA năm 2020 về thực hiện sơ cấp cứu và các tình huống có thể xảy ra trong thực tế.
Các kịch bản này được hướng dẫn cụ thể thông qua hình ảnh hiển thị trên màn hình LCD kèm theo đó là âm thanh hướng dẫn từng bước rõ ràng giúp cho người dùng có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với AED-302 Trainer.
“Nội dung truyền tải được xây dựng với hai ngôn ngữ là Tiếng Việt và Tiếng Anh thuận tiện cho việc phân biệt các quy trình trong một kịch bản.
Ngoài ra, người dùng hoàn toàn có thể tự thiết lập các bài huấn luyện cấp cứu khác nhau thông qua bộ điều khiển từ xa đi kèm theo thiết bị.
Về nguồn năng lượng, AED-302 Trainer trang bị pin lithium với hiệu suất hoạt động tốt có thể kéo dài thời gian sử dụng liên tục lên đến 4 giờ và thời gian nạp lại khá nhanh khoảng 1 giờ 30 phút đảm bảo trong một buổi học được xuyên suốt không ngắt quãng là một trong những điểm mạnh của thiết bị này.
Tuổi thọ pin cũng rất lâu và việc tìm pin thay thế rất dễ dàng trong thị trường Việt Nam hiện nay”, thầy Chung cho hay.
Ngay sau khi sản phẩm được “ra lò” đã nhận được sự ủng hộ từ các trường đào tạo khối ngành sức khỏe, các bệnh viện, trung tâm cấp cứu…
Khi sản phẩm hoàn thiện sẽ được đưa vào sử dụng trong công tác giảng dạy cũng như huấn luyện cách sơ cấp cứu người bị đột quỵ.
Năm 2017, Thạc sĩ Lê Văn Chung cùng nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công sản phẩm “Ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành khoa học sức khỏe”. Sản phẩm này đã đạt giải nhất giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2017.
AN NGUYÊN
Nguồn: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/giang-vien-dai-hoc-duy-tan-che-tao-may-huan-luyen-ky-nang-cap-cuu-nguoi-dot-quy-post222822.gd
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Giảng viên Đại học Duy Tân chế tạo máy huấn luyện kỹ năng cấp cứu người đột quỵ
[size=32]Chương trình duhọc tại chỗ lấy bằng cử nhân Hoa Kỳ tại Đà Nẵng[/size]
Chương trình Duhọc Tại chỗ lấy bằng Cử nhân chuẩn Hoa Kỳ đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và lựa chọn của các phụ huynh lẫn học sinh.
Ký kết với ĐH Troy và ĐH Keuka triển khai chương trình Duhọc Tại chỗ đang mang đến những cơ hội học tập chất lượng cho sinh viên Duy Tân
Với gần 10 năm hoạt động tại Việt Nam, chương trình Duhọc Tại chỗ lấy bằng Cử nhân Đại học (ĐH) Troy và ĐH Keuka đặt văn phòng đại diện tại Đại học Duy Tân, Đà Nẵng với tên tiếng Anh được rộng rãi biết đến là American Degree Program (ADP).
ADP là nơi đã đào tạo ra nhiều thế hệ nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của địa phương và thế giới. Chương trình ADP không chỉ giúp các em học sinh, sinh viên hiện thực hóa ước mơ được học tập và thụ hưởng nền giáo dục hàng đầu thế giới ngay tại quê nhà, mà còn giúp các em trở thành những công dân toàn cầu đúng nghĩa nhờ những tấm bằng đại học danh giá do ĐH Troy và ĐH Keuka (đạt Kiểm định Vùng ở Mỹ) cấp.
Chương trình đào tạo nguyên bản đạt Kiểm định Vùng, Hoa Kỳ ngay tại Việt Nam
Để mang đến một chương trình giáo dục chất lượng cao mang tầm vóc quốc tế cho sinh viên Viêt Nam, ADP triển khai các chương trình đào tạo của các đại học Mỹ có uy tín tại Việt Nam, bao gồm ĐH Troy và ĐH Keuka.
Đại học Troy là một trường đại học công lập, được thành lập từ năm 1887 tại bang Alabama, Hoa Kỳ. ĐH Troy nhận được chứng nhận chất lượng về giáo dục từ Hiệp hội các Trường Đại học phía Nam Hoa Kỳ (SACS). Bên cạnh đó, Trường còn được Tạp chí The Princeton Review xếp hạng là một trong "Những trường đại học tốt nhất Vùng Đông Nam nước Mỹ". Đặc biệt, năm 2021, ĐH Troy được vinh danh với thứ hạng 44 trong các trường Đại học tốt nhất miền Nam nước Mỹ theo U.S. News.
Đại học Keuka là một trường được thành lập từ năm 1890 ở bang New York, Hoa Kỳ với bề dày lịch sử hơn 130 năm. Trường đạt Kiểm định cấp Vùng miền Trung Hoa Kỳ (MSCHE) theo tiêu chuẩn "Kiểm định toàn phần chất lượng đào tạo, cơ sở giáo dục cao cấp của Mỹ". Trong năm 2021, ĐH Keuka được vinh danh với thứ hạng 126 trong các trường Đại học tốt nhất miền Bắc nước Mỹ theo U.S. News.
Sinh viên Chương trình ADP năng động, sáng tạo trong môi trường học tập hiện đại tại ĐH Duy Tân
Hiện nay, Chương trình ADPđang triển khai với 3 ngành đào tạo:
- Quản trị Kinh doanh - Management (của ĐH Keuka),
- Khoa học Máy tính - Computer Science (của ĐH Troy),
- Quản trị Du lịch & Khách sạn - Hospitality Management (của ĐH Troy).
Đây chính là các ngành học mũi nhọn, mang tính xu hướng thời đại hiện nay. Trong các ngành học này, sinh viên được rèn luyện tư duy suy luận tổng quan, vốn kiến thức chuyên môn vững chắc và đặc biệt, học tập theo giáo trình nguyên bản của ĐH Troy và ĐH Keuka dưới sự giảng dạy trực tiếp của các giáo sư đến từ hai trường đại học cùng nhiều giảng viên quốc tế khác.
Điểm nổi trội của chương trình ADP là sinh viên sẽ lấy bằng Cử nhân Đại học Hoa Kỳ ngay tại quê nhà. Với tấm bằng Đại học danh giá từ ĐH Troy và ĐH Keuka, ADP (American Degree Program) chắc chắn sẽ là bệ phóng vững chắc đưa các bạn sinh viên vươn mình ra thế giới.
Học phí chương trình Duhọc tại chỗ chỉ bằng 1/10 so với duhọc Mỹ
Vấn đề học phí luôn là một trong những rào cản lớn khi lựa chọn duhọc Mỹ bởi không phải ai cũng có đủ điều kiện tài chính để đáp ứng mức học phí, chi phí sinh hoạt cao ngất tại đất nước cờ hoa. Hiểu được những khó khăn ấy, chương trình ADP được xây dựng nhằm hiện thực hóa ước mơ của nhiều sinh viên với mức học phí không thể hợp lý hơn - "chỉ bằng 1/10 so với chi phí thực tế duhọc tại Mỹ".
Điều này có nghĩa rằng, sinh viên của ADP sẽ được thụ hưởng nền giáo dục chất lượng cao mang tầm vóc quốc tế, trong điều kiện môi trường thuận lợi cùng mức học phí phù hợp với đại đa số gia đình Việt.
Nhiều thí sinh đạt điểm cao trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 theo học chương trình ADP, tiêu biểu như: Cái Thị Hiền Nhi (Thừa Thiên - Huế) đạt tới 27.55/3 điểm học ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn TROY (ảnh trái), Chu Quang Long (Tp. HCM) đạt 26.1/30 học ngành Khoa học Máy tính TROY
Chương trình đào tạo 100% ngôn ngữ Anh
Các môn học ngành và chuyên ngànhcủa ADP đều được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh. Song song với chương trình học trên lớp, tiếng Anh cũng được sử dụng trong các chương trình, hoạt động ngoại khóa và hoạt động thực tiễn.
Đặc biệt hơn nữa, môi trường học tập tại ADP là một môi trường đa quốc gia với nhiều sinh viên đến từ Anh, Thụy Điển, Hàn Quốc hay từ các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Myanmar, Philippines. Ngoài ra, các hoạt động giao lưu văn hóa - học thuật quốc tế như P2A, Learning Express và các chương trình trao đổi sinh viên từ 6 tháng đến 12 tháng với nhiều trường đại học trên toàn thế giới cũng là những điểm nhấn nổi bật của chương trình.
Cơ hội chuyển tiếp học tập tại Hoa Kỳ
Sinh viên có 2 sự lựa chọn cho chương trình ADP, Đà Nẵng:
- Học tập toàn thời gian 4 năm tại Đại học Duy Tân;
- Hoặc chuyển tiếp để học và tốt nghiệp tại ĐH Troy, ĐH Keuka tại Hoa Kỳ từ năm thứ 2 trở đi khi đạt được các điều kiện trong quá trình học tập ban đầu ở Đà Nẵng.
Với sự tương đồng về môi trường học tập cũng như cơ sở vật chất mang tầm vóc quốc tế ở Đại học Duy Tân, đẳng cấp 5 sao ngay tại trung tâm Tp. Đà Nẵng (thuận lợi cho đi lại), chính là một trong những lợi thế để sinh viên ADP thích nghi nhanh hơn khi chuyển tiếp sang Mỹ hoàn thành chương trình đào tạo.
Cơ hội thực tập, trao đổi và làm việc toàn cầu
Với việc trở thành thành viên của Hiệp hội Đường đến ASEAN (P2A), tham gia vào Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO), và mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn ở nhiều quốc gia khác nhau, ADP và DTU đã và đang mang đến cho sinh viên những cơ hội thực tập và làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Anh Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản,... Thêm vào đó, tấm bằng do các đại học Hoa Kỳ cấp cũng chính là "chìa khóa vàng" mở ra các cơ hội làm việc hấp dẫn trên toàn cầu cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Nhiều sinh viên Chương trình ADP nhận Học bổng Toàn phần lên tới hàng trăm triệu đồng cho suốt khoa học
Quỹ học bổng lên đến 18 tỷ đồng
Điểm đáng lưu ý nhất là trong năm học 2021-2022, chương trình ADP sẽ dành tặng 50 suất học bổng TOÀN PHẦN/BÁN PHẦN có tổng trị giá hơn 18 tỷ đồng cho những thí sinh trúng tuyển vào chương trình. Với quỹ học bổng này, ADP hy vọng sẽ tìm kiếm được những nhân tài thực thụ đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước và toàn cầu.
Với khát khao tạo ra thế hệ trẻ chất lượng và vượt trội sánh vai với bạn bè quốc tế, chương trình Duhọc Tại chỗ của ĐH Troy và Keuka tại Đà Nẵng - ADP (American Degree Program) sẽ giúp các bạn trẻ chạm đến ước mơ duhọc ngay tại Việt Nam và trở thành những công dân toàn cầu đích thực.
Mọi chi tiết liên hệ:
Văn phòng Duhọc tại chỗ lấy bằng chuẩn Hoa Kỳ( ADP)
254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng
Đường dây nóng: (+84)888.414.141; +84-236-3-650-403 Ext 106
Website: http://adp.edu.vn
Email: adp@adp.edu.vn
T.TH
Nguồn: https://tuoitre.vn/chuong-trinh-du-hoc-tai-cho-lay-bang-cu-nhan-hoa-ky-tai-da-nang-20211130101547667.htm
Chương trình Duhọc Tại chỗ lấy bằng Cử nhân chuẩn Hoa Kỳ đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và lựa chọn của các phụ huynh lẫn học sinh.
Ký kết với ĐH Troy và ĐH Keuka triển khai chương trình Duhọc Tại chỗ đang mang đến những cơ hội học tập chất lượng cho sinh viên Duy Tân
Với gần 10 năm hoạt động tại Việt Nam, chương trình Duhọc Tại chỗ lấy bằng Cử nhân Đại học (ĐH) Troy và ĐH Keuka đặt văn phòng đại diện tại Đại học Duy Tân, Đà Nẵng với tên tiếng Anh được rộng rãi biết đến là American Degree Program (ADP).
ADP là nơi đã đào tạo ra nhiều thế hệ nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của địa phương và thế giới. Chương trình ADP không chỉ giúp các em học sinh, sinh viên hiện thực hóa ước mơ được học tập và thụ hưởng nền giáo dục hàng đầu thế giới ngay tại quê nhà, mà còn giúp các em trở thành những công dân toàn cầu đúng nghĩa nhờ những tấm bằng đại học danh giá do ĐH Troy và ĐH Keuka (đạt Kiểm định Vùng ở Mỹ) cấp.
Chương trình đào tạo nguyên bản đạt Kiểm định Vùng, Hoa Kỳ ngay tại Việt Nam
Để mang đến một chương trình giáo dục chất lượng cao mang tầm vóc quốc tế cho sinh viên Viêt Nam, ADP triển khai các chương trình đào tạo của các đại học Mỹ có uy tín tại Việt Nam, bao gồm ĐH Troy và ĐH Keuka.
Đại học Troy là một trường đại học công lập, được thành lập từ năm 1887 tại bang Alabama, Hoa Kỳ. ĐH Troy nhận được chứng nhận chất lượng về giáo dục từ Hiệp hội các Trường Đại học phía Nam Hoa Kỳ (SACS). Bên cạnh đó, Trường còn được Tạp chí The Princeton Review xếp hạng là một trong "Những trường đại học tốt nhất Vùng Đông Nam nước Mỹ". Đặc biệt, năm 2021, ĐH Troy được vinh danh với thứ hạng 44 trong các trường Đại học tốt nhất miền Nam nước Mỹ theo U.S. News.
Đại học Keuka là một trường được thành lập từ năm 1890 ở bang New York, Hoa Kỳ với bề dày lịch sử hơn 130 năm. Trường đạt Kiểm định cấp Vùng miền Trung Hoa Kỳ (MSCHE) theo tiêu chuẩn "Kiểm định toàn phần chất lượng đào tạo, cơ sở giáo dục cao cấp của Mỹ". Trong năm 2021, ĐH Keuka được vinh danh với thứ hạng 126 trong các trường Đại học tốt nhất miền Bắc nước Mỹ theo U.S. News.
Sinh viên Chương trình ADP năng động, sáng tạo trong môi trường học tập hiện đại tại ĐH Duy Tân
Hiện nay, Chương trình ADPđang triển khai với 3 ngành đào tạo:
- Quản trị Kinh doanh - Management (của ĐH Keuka),
- Khoa học Máy tính - Computer Science (của ĐH Troy),
- Quản trị Du lịch & Khách sạn - Hospitality Management (của ĐH Troy).
Đây chính là các ngành học mũi nhọn, mang tính xu hướng thời đại hiện nay. Trong các ngành học này, sinh viên được rèn luyện tư duy suy luận tổng quan, vốn kiến thức chuyên môn vững chắc và đặc biệt, học tập theo giáo trình nguyên bản của ĐH Troy và ĐH Keuka dưới sự giảng dạy trực tiếp của các giáo sư đến từ hai trường đại học cùng nhiều giảng viên quốc tế khác.
Điểm nổi trội của chương trình ADP là sinh viên sẽ lấy bằng Cử nhân Đại học Hoa Kỳ ngay tại quê nhà. Với tấm bằng Đại học danh giá từ ĐH Troy và ĐH Keuka, ADP (American Degree Program) chắc chắn sẽ là bệ phóng vững chắc đưa các bạn sinh viên vươn mình ra thế giới.
Học phí chương trình Duhọc tại chỗ chỉ bằng 1/10 so với duhọc Mỹ
Vấn đề học phí luôn là một trong những rào cản lớn khi lựa chọn duhọc Mỹ bởi không phải ai cũng có đủ điều kiện tài chính để đáp ứng mức học phí, chi phí sinh hoạt cao ngất tại đất nước cờ hoa. Hiểu được những khó khăn ấy, chương trình ADP được xây dựng nhằm hiện thực hóa ước mơ của nhiều sinh viên với mức học phí không thể hợp lý hơn - "chỉ bằng 1/10 so với chi phí thực tế duhọc tại Mỹ".
Điều này có nghĩa rằng, sinh viên của ADP sẽ được thụ hưởng nền giáo dục chất lượng cao mang tầm vóc quốc tế, trong điều kiện môi trường thuận lợi cùng mức học phí phù hợp với đại đa số gia đình Việt.
Nhiều thí sinh đạt điểm cao trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 theo học chương trình ADP, tiêu biểu như: Cái Thị Hiền Nhi (Thừa Thiên - Huế) đạt tới 27.55/3 điểm học ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn TROY (ảnh trái), Chu Quang Long (Tp. HCM) đạt 26.1/30 học ngành Khoa học Máy tính TROY
Chương trình đào tạo 100% ngôn ngữ Anh
Các môn học ngành và chuyên ngànhcủa ADP đều được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh. Song song với chương trình học trên lớp, tiếng Anh cũng được sử dụng trong các chương trình, hoạt động ngoại khóa và hoạt động thực tiễn.
Đặc biệt hơn nữa, môi trường học tập tại ADP là một môi trường đa quốc gia với nhiều sinh viên đến từ Anh, Thụy Điển, Hàn Quốc hay từ các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Myanmar, Philippines. Ngoài ra, các hoạt động giao lưu văn hóa - học thuật quốc tế như P2A, Learning Express và các chương trình trao đổi sinh viên từ 6 tháng đến 12 tháng với nhiều trường đại học trên toàn thế giới cũng là những điểm nhấn nổi bật của chương trình.
Cơ hội chuyển tiếp học tập tại Hoa Kỳ
Sinh viên có 2 sự lựa chọn cho chương trình ADP, Đà Nẵng:
- Học tập toàn thời gian 4 năm tại Đại học Duy Tân;
- Hoặc chuyển tiếp để học và tốt nghiệp tại ĐH Troy, ĐH Keuka tại Hoa Kỳ từ năm thứ 2 trở đi khi đạt được các điều kiện trong quá trình học tập ban đầu ở Đà Nẵng.
Với sự tương đồng về môi trường học tập cũng như cơ sở vật chất mang tầm vóc quốc tế ở Đại học Duy Tân, đẳng cấp 5 sao ngay tại trung tâm Tp. Đà Nẵng (thuận lợi cho đi lại), chính là một trong những lợi thế để sinh viên ADP thích nghi nhanh hơn khi chuyển tiếp sang Mỹ hoàn thành chương trình đào tạo.
Cơ hội thực tập, trao đổi và làm việc toàn cầu
Với việc trở thành thành viên của Hiệp hội Đường đến ASEAN (P2A), tham gia vào Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO), và mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn ở nhiều quốc gia khác nhau, ADP và DTU đã và đang mang đến cho sinh viên những cơ hội thực tập và làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Anh Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản,... Thêm vào đó, tấm bằng do các đại học Hoa Kỳ cấp cũng chính là "chìa khóa vàng" mở ra các cơ hội làm việc hấp dẫn trên toàn cầu cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Nhiều sinh viên Chương trình ADP nhận Học bổng Toàn phần lên tới hàng trăm triệu đồng cho suốt khoa học
Quỹ học bổng lên đến 18 tỷ đồng
Điểm đáng lưu ý nhất là trong năm học 2021-2022, chương trình ADP sẽ dành tặng 50 suất học bổng TOÀN PHẦN/BÁN PHẦN có tổng trị giá hơn 18 tỷ đồng cho những thí sinh trúng tuyển vào chương trình. Với quỹ học bổng này, ADP hy vọng sẽ tìm kiếm được những nhân tài thực thụ đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước và toàn cầu.
Với khát khao tạo ra thế hệ trẻ chất lượng và vượt trội sánh vai với bạn bè quốc tế, chương trình Duhọc Tại chỗ của ĐH Troy và Keuka tại Đà Nẵng - ADP (American Degree Program) sẽ giúp các bạn trẻ chạm đến ước mơ duhọc ngay tại Việt Nam và trở thành những công dân toàn cầu đích thực.
Mọi chi tiết liên hệ:
Văn phòng Duhọc tại chỗ lấy bằng chuẩn Hoa Kỳ( ADP)
254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng
Đường dây nóng: (+84)888.414.141; +84-236-3-650-403 Ext 106
Website: http://adp.edu.vn
Email: adp@adp.edu.vn
T.TH
Nguồn: https://tuoitre.vn/chuong-trinh-du-hoc-tai-cho-lay-bang-cu-nhan-hoa-ky-tai-da-nang-20211130101547667.htm
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Giảng viên Đại học Duy Tân chế tạo máy huấn luyện kỹ năng cấp cứu người đột quỵ
Sinh viên Duy Tân giành giải Ba Hội thi Sinh viên thử sức nghề Hướng dẫn viên Du lịch 2021
Vòng Chung kết Hội thi Sinh viên thử sức nghề Hướng dẫn Du lịch do Sở Du lịch Đà Nẵng tổ chức đã diễn ra vào chiều ngày 16/12/2021 tại Khách sạn Minh Toàn Galaxy. Sinh viên Viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch Đại học Duy Tân đã xuất sắc giành 1 giải Ba và 5 giải Khuyến khích tại Hội thi.
Thí sinh Nguyễn Thị Linh Chi (áo dài hồng) nhận giải Ba Hội thi
Không chỉ mang đến cho sinh viên cơ hội được giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa sinh viên theo học ngành Du lịch, thử sức với nghề Hướng dẫn viên, mà còn giúp tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, tuyển dụng hướng dẫn viên và cơ sở đào tạo, góp phần tạo động lực để các bạn sinh viên nuôi dưỡng tình yêu và đam mê với nghề Du lịch, bởi vậy mà Hội thi Sinh viên thử sức nghề Hướng dẫn Du lịch đã thu hút 74 thí sinh đến từ 12 trường Đại học, Cao đẳng tại Hà Nội, Tp. HCM, Tp. Đà Nẵng tham dự.
Các thí sinh đã trải qua phần thi Trắc nghiệm kiến thức chung theo hình thức online và phần thi Thuyết minh theo video, từ đó Ban Giám khảo đã chọn ra 12 thí sinh xuất sắc nhất đến từ Đại học Duy Tân, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Đông Á, Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng, Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp. HCM vào Vòng Chung kết. Tại vòng này, các thí sinh tham dự 2 phần thi gồm: Hùng biện theo chủ đề, trả lời câu hỏi của Ban giám khảo và thi Tài năng Hướng dẫn viên, mỗi phần thi kéo dài 5 phút.
6 thí sinh Đại học Duy Tân trong phần thi hùng biện
Khẳng định chắc chắn trong phần hùng biện rằng: Robot hoàn toàn không thể thay thế Hướng dẫn viên vì Robot không có trái tim, không thể nhạy bén với cảm xúc, tâm trạng của khách hàng khi nhận được câu hỏi: "Trong quá trình phát triển của công nghệ, nhiều ngành nghề được tự động hóa. Bạn nghĩ Robot có thể thay thế Hướng dẫn viên được không? Nếu có sự cạnh tranh, đâu là điểm mạnh để cạnh tranh giữa Hướng dẫn viên và Robot?", sinh viên Nguyễn Thị Linh Chi khóa K25 ngành Quản trị Du lịch & Lữ hành chuẩn PSU, Viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch, Đại học Duy Tân đã được Ban Giám khảo ghi nhận và trao giải Ba cùng phần thưởng tiền mặt là 1.500.000 đồng và 1 đêm nghỉ dưỡng tại Risemount Resort.
Ngoài ra, 5 bạn sinh viên cùng đến từ Viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch Đại học Duy Tân đã đạt giải Khuyến khích với giải thưởng 500.000 đồng tiền mặt, 2 voucher tham quan Bà Nà Hills và 2 vé tham quan Công viên Ấn tượng Hội An. Cụ thể là các bạn sinh viên:
- Nguyễn Thị Kim Thảo - K24 ngành Quản trị Du lịch & Lữ hành,
- Nguyễn Xuân Nghĩa - K24 ngành Quản trị Du lịch & Lữ hành chuẩn PSU,
- Ngô Thị Minh Nguyệt - K24 ngành Quản trị Du lịch & Lữ hành,
- Lê Hoàng Anh - K25 ngành Quản trị Du lịch & Lữ hành chuẩn PSU,
- Võ Mai Tuyết Nhi - K25 ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn.
Các thí sinh nhận Giải Khuyến khích
Sinh viên Nguyễn Thị Linh Chi chia sẻ sau khi nhận giải Ba tại Hội thi: “Đây là lần đầu tiên em tham gia sân chơi lớn như vậy nên có chút hồi hộp và lo lắng. Tuy nhiên, ngay trong cuộc thi, em đã nhận được sự khích lệ, hướng dẫn và chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm của thầy cô, huấn luyện viên, bạn bè. Chính nhờ sự cổ vũ, giúp đỡ nhiệt tình đó đã tiếp thêm động lực để em hoàn thành tốt những phần thi của mình. Nhận được giải Ba khiến em rất vui. Giải thưởng này có ý nghĩa rất lớn để em tiếp tục theo đuổi ngành nghề mà em luôn yêu thích”.
Ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba, 8 giải Khuyến khích và 3 giải phụ cho các thí sinh có phần hùng biện xuất sắc nhất, thí sinh thể hiện tài năng xuất sắc nhất và thí sinh trả lời câu hỏi từ ban giám khảo xuất sắc nhất.
Dựa trên nghiên cứu chương trình giảng dạy của các đại học lớn trên thế giới với nhiều phương pháp tiếp cận tiên tiến như giảng dạy bằng tình huống, gắn lý luận với thực tiễn, chú trọng đào tạo kỹ năng cho sinh viên thông qua thực hành, Viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch Đại học Duy Tân đã tạo cho các bạn sinh viên nền móng kiến thức, kỹ năng vững chắc, giúp sinh viên tự tin khi tham gia các cuộc thi và gặt hái thành công.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5162&pid=2068&lang=vi-VN
Vòng Chung kết Hội thi Sinh viên thử sức nghề Hướng dẫn Du lịch do Sở Du lịch Đà Nẵng tổ chức đã diễn ra vào chiều ngày 16/12/2021 tại Khách sạn Minh Toàn Galaxy. Sinh viên Viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch Đại học Duy Tân đã xuất sắc giành 1 giải Ba và 5 giải Khuyến khích tại Hội thi.
Thí sinh Nguyễn Thị Linh Chi (áo dài hồng) nhận giải Ba Hội thi
Không chỉ mang đến cho sinh viên cơ hội được giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa sinh viên theo học ngành Du lịch, thử sức với nghề Hướng dẫn viên, mà còn giúp tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, tuyển dụng hướng dẫn viên và cơ sở đào tạo, góp phần tạo động lực để các bạn sinh viên nuôi dưỡng tình yêu và đam mê với nghề Du lịch, bởi vậy mà Hội thi Sinh viên thử sức nghề Hướng dẫn Du lịch đã thu hút 74 thí sinh đến từ 12 trường Đại học, Cao đẳng tại Hà Nội, Tp. HCM, Tp. Đà Nẵng tham dự.
Các thí sinh đã trải qua phần thi Trắc nghiệm kiến thức chung theo hình thức online và phần thi Thuyết minh theo video, từ đó Ban Giám khảo đã chọn ra 12 thí sinh xuất sắc nhất đến từ Đại học Duy Tân, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Đông Á, Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng, Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp. HCM vào Vòng Chung kết. Tại vòng này, các thí sinh tham dự 2 phần thi gồm: Hùng biện theo chủ đề, trả lời câu hỏi của Ban giám khảo và thi Tài năng Hướng dẫn viên, mỗi phần thi kéo dài 5 phút.
6 thí sinh Đại học Duy Tân trong phần thi hùng biện
Khẳng định chắc chắn trong phần hùng biện rằng: Robot hoàn toàn không thể thay thế Hướng dẫn viên vì Robot không có trái tim, không thể nhạy bén với cảm xúc, tâm trạng của khách hàng khi nhận được câu hỏi: "Trong quá trình phát triển của công nghệ, nhiều ngành nghề được tự động hóa. Bạn nghĩ Robot có thể thay thế Hướng dẫn viên được không? Nếu có sự cạnh tranh, đâu là điểm mạnh để cạnh tranh giữa Hướng dẫn viên và Robot?", sinh viên Nguyễn Thị Linh Chi khóa K25 ngành Quản trị Du lịch & Lữ hành chuẩn PSU, Viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch, Đại học Duy Tân đã được Ban Giám khảo ghi nhận và trao giải Ba cùng phần thưởng tiền mặt là 1.500.000 đồng và 1 đêm nghỉ dưỡng tại Risemount Resort.
Ngoài ra, 5 bạn sinh viên cùng đến từ Viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch Đại học Duy Tân đã đạt giải Khuyến khích với giải thưởng 500.000 đồng tiền mặt, 2 voucher tham quan Bà Nà Hills và 2 vé tham quan Công viên Ấn tượng Hội An. Cụ thể là các bạn sinh viên:
- Nguyễn Thị Kim Thảo - K24 ngành Quản trị Du lịch & Lữ hành,
- Nguyễn Xuân Nghĩa - K24 ngành Quản trị Du lịch & Lữ hành chuẩn PSU,
- Ngô Thị Minh Nguyệt - K24 ngành Quản trị Du lịch & Lữ hành,
- Lê Hoàng Anh - K25 ngành Quản trị Du lịch & Lữ hành chuẩn PSU,
- Võ Mai Tuyết Nhi - K25 ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn.
Các thí sinh nhận Giải Khuyến khích
Sinh viên Nguyễn Thị Linh Chi chia sẻ sau khi nhận giải Ba tại Hội thi: “Đây là lần đầu tiên em tham gia sân chơi lớn như vậy nên có chút hồi hộp và lo lắng. Tuy nhiên, ngay trong cuộc thi, em đã nhận được sự khích lệ, hướng dẫn và chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm của thầy cô, huấn luyện viên, bạn bè. Chính nhờ sự cổ vũ, giúp đỡ nhiệt tình đó đã tiếp thêm động lực để em hoàn thành tốt những phần thi của mình. Nhận được giải Ba khiến em rất vui. Giải thưởng này có ý nghĩa rất lớn để em tiếp tục theo đuổi ngành nghề mà em luôn yêu thích”.
Ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba, 8 giải Khuyến khích và 3 giải phụ cho các thí sinh có phần hùng biện xuất sắc nhất, thí sinh thể hiện tài năng xuất sắc nhất và thí sinh trả lời câu hỏi từ ban giám khảo xuất sắc nhất.
Dựa trên nghiên cứu chương trình giảng dạy của các đại học lớn trên thế giới với nhiều phương pháp tiếp cận tiên tiến như giảng dạy bằng tình huống, gắn lý luận với thực tiễn, chú trọng đào tạo kỹ năng cho sinh viên thông qua thực hành, Viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch Đại học Duy Tân đã tạo cho các bạn sinh viên nền móng kiến thức, kỹ năng vững chắc, giúp sinh viên tự tin khi tham gia các cuộc thi và gặt hái thành công.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5162&pid=2068&lang=vi-VN
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Nhiều Sinh viên Duy Tân được Công nhận là Huấn luyện viên Cấp I Thành phố năm 2022
» Trường đại học làm sản phẩm huấn luyện kỹ năng cấp cứu tim, phổi
» Đại học Duy Tân thương mại hóa và chuyển giao sản phẩm công nghệ Máy huấn luyện kỹ năng hồi sức tim phổi eCPR
» Giảng viên Duy Tân nhận Danh hiệu “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu”
» Giảng viên, sinh viên 130 trường đại học của ASEAN hội tụ tại Đà Nẵng
» Trường đại học làm sản phẩm huấn luyện kỹ năng cấp cứu tim, phổi
» Đại học Duy Tân thương mại hóa và chuyển giao sản phẩm công nghệ Máy huấn luyện kỹ năng hồi sức tim phổi eCPR
» Giảng viên Duy Tân nhận Danh hiệu “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu”
» Giảng viên, sinh viên 130 trường đại học của ASEAN hội tụ tại Đà Nẵng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết