Chàng “Mập” Thanh Minh: Bản thân thay đổi tích cực nhờ Hoạt động Đoàn cùng các Cuộc thi Học thuật
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chàng “Mập” Thanh Minh: Bản thân thay đổi tích cực nhờ Hoạt động Đoàn cùng các Cuộc thi Học thuật
Chàng “Mập” Thanh Minh: Bản thân thay đổi tích cực nhờ Hoạt động Đoàn cùng các Cuộc thi Học thuật
Từ một chàng trai luôn tự ti về ngoại hình, nhút nhát, không dám tiếp xúc và chủ động làm quen với người lạ, giờ đây Nguyễn Thanh Minh - Phó Bí thư Lớp K23YDK1 đã trở thành một người đầy tự tin, sôi nổi, hoạt ngôn và giàu năng lượng. Thanh Minh có được sự thay đổi tích cực đó bắt đầu từ khi bước chân vào giảng đường đại học và nhất là từ khi tham gia vào các hoạt động Đoàn. Lắng nghe những chia sẻ của Thanh Minh để hiểu hơn về anh chàng “Mập” dễ mến này nhé!
Chân dung anh chàng Minh “Mập” tài năng và thân thiện của K23YDK1
“Mập” ơi!
Ngày còn là chàng nam sinh cấp 3, có lẽ đang ở độ “tuổi ăn tuổi lớn” nên Minh đã có một thân hình tròn tròn, mũm mĩm và biệt danh Mập cũng theo Minh kể từ ngày đó đến giờ. Ban đầu, Minh cũng buồn lắm, khó chịu lắm, mỗi lần nghe bạn bè gọi “Mập ơi!” là Minh chỉ muốn “độn thổ” thôi. Minh biết mình mập thật và bạn bè gọi vậy cũng chẳng sai chút nào nhưng Minh lại chẳng thể hãm được cái sự mập đó. Và rồi, chẳng biết từ lúc nào Minh cảm thấy tự tin về bản thân. Mỗi lần đứng trước gương Minh chỉ ước mình cũng có một ngoại hình thật thon gọn. Chính sự tự ti đó làm Minh ngày càng nhút nhát, đến nỗi không dám tiếp xúc hay chủ động làm quen, nói chuyện kết bạn với những người bạn mới.
Minh cứ nghĩ bản thân sẽ mãi như vậy cho đến khi Minh bước chân vào giảng đường của Đại học Duy Tân. Được thầy cô và các anh chị khóa trên động viên, khuyến khích tham gia vào các hoạt động đoàn của lớp, của khoa và của trường, thấy cũng hấp dẫn nên Minh đã thử và “ghiền” luôn. Minh đã tham gia vào rất nhiều hoạt động như: Cộng tác viên chương trình “Chào mừng tân sinh viên khoa Y K25” năm 2018, Cộng tác viên chương trình “Prom: The Halloween Night” của Đoàn Khoa Y Đại học Duy Tân năm 2018, Cộng tác viên hoạt động từ thiện “Trung thu đong đầy” của Đoàn Khoa Y Đại học Duy Tân năm 2017,… Qua mỗi hoạt động, Minh cảm thấy mình trưởng thành hơn, bản thân cũng thay đổi dần dần theo hướng tích cực. Minh giờ đây sôi nổi hơn, lạc quan hơn, hòa đồng và tràn đầy tự tin về bản thân. Minh yêu cái ngoại hình mập mập, ú ú của mình và mỗi lần nghe bạn bè gọi “Mập ơi!”, Minh thấy sao mà vui đến lạ.
Cũng nhờ tham gia vào các hoạt động Đoàn, Minh đã có nhiều cơ hội để gặp gỡ, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những kinh nghiệm quý báu về học tập, về cuộc sống xa nhà,… của các anh chị khóa trước đã giúp Minh rất nhiều trong những năm đầu xa nhà học đại học. Ngoài ra, việc tích cực tham gia các hoạt động đoàn cũng giúp Minh trau dồi thêm các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức và quản lý công việc, kỹ năng giao tiếp,…giúp Minh hoàn thiện bản thân nhiều hơn nữa.
Thanh Minh (ngoài cùng bên trái) nhận
giải Olympic Hoá học Toàn quốc tại Hà Nội năm 2018
Ước mơ trở thành một bác sĩ giỏi
Từ nhỏ Minh đã luôn ấp ủ ước mơ được trở thành Bác sĩ. Minh biết, Bác sĩ là một trong những nghề nghiệp cao quý và để có thể làm nghề thì ngay từ thời sinh viên, mỗi người đã phải có ý thức trau dồi kiến thức, kỹ năng thật tốt bởi nghề này có ý nghĩa quan trọng liên quan đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của con người. Bởi vậy, Minh luôn lập cho mình một kế hoạch học tập thật nghiêm túc, nhất là đối với những môn học khối B - khối dự thi vào ngành Y. Ngoài những giờ học chính trên lớp và tự học ở nhà, Minh còn tham gia vào một số lớp học thêm để nâng cao kiến thức. Sự nỗ lực và chăm chỉ của Minh đã được đền đáp xứng đáng khi Minh trúng tuyển vào ngành Bác sĩ Đa khoa của Đại học Duy Tân.
Với Minh, môi trường học tập ở Đại học Duy Tân rất tuyệt vời, phù hợp với định hướng và nguyện vọng của bản thân. Nhà trường rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện tốt nhất để sinh viên được thỏa sức học tập, nghiên cứu và sáng tạo. Chương trình đào tạo ngành Bác sĩ Đa khoa mà Minh đang theo học rất chú trọng đào tạo Anh văn chuyên ngành. Điều này vô cùng cần thiết để Minh nâng cao trình độ tiếng Anh, có thể chủ động trong việc tra cứu tài liệu hay những cuốn sách rất hay bằng tiếng Anh khi chưa có bản dịch hoàn chỉnh bằng tiếng Việt nhằm tích lũy các nhiều kiến thức quan trọng.Việc lập cho mình một kế hoạch học tập rất nghiêm túc nên dù là Phó bí thư của lớp, dù Minh vẫn rất tích cực tham gia vào các hoạt động Đoàn - hoạt động đã giúp Minh thay đổi được bản thân, Minh vẫn không hề lơ là với việc học. Kết quả học tập từ năm 1 đến năm 5 hiện tại của Minh khá tốt với 3 năm xếp loại xuất sắc và 1 năm xếp loại giỏi. Với kết quả học tập và rèn luyện như thế cùng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, Minh tin ước mơ trở thành một Bác sĩ giỏi của mình chắc chắn sẽ thành hiện thực.
Thanh Minh và các bạn trong đợt thực tập tại Bệnh viện C - Đà Nẵng
Khám phá bản thân qua những cuộc thi
Những tháng ngày nhút nhát, không dám bước ra khỏi “vùng an toàn” đã khiến những ngày tháng trước kia của Minh có thể nói là không có gì “đặc sắc” cho lắm. Đến khi trở thành sinh viên Đại học Duy Tân, tham gia vào công tác Đoàn, Minh như “lột xác” trở thành con người khác, một con người tươi mới và tích cực hơn. Chính vì sự thay đổi đó, Minh nghĩ mình cần phải dũng cảm bước ra khỏi “vùng an toàn” để khám phá những tiềm năng của bản thân. Suy nghĩ như vậy nên Minh đã quyết định đăng ký tham gia vào một số cuộc thi. Bởi Minh nghĩ ở những sân chơi đó, Minh không chỉ sẽ có được cơ hội cọ sát với thực tế, kiểm chứng năng lực của bản thân, biết được bản thân còn thiếu sót những gì và cách bồi dưỡng ra sao mà Minh còn mở rộng được mối quan hệ, gặp gỡ và giao lưu với nhiều bạn bè ở mọi miền Tổ quốc để trao đổi kinh nghiệm học tập cũng như nghiên cứu. Tất nhiên, bản thân Minh khi bước vào những cuộc thi đó cũng luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả kiến thức lẫn kỹ năng và cố gắng hết sức để không phải hối tiếc điều gì. Thành quả mà Minh gặt hái được khi tham vào những cuộc thi là:
o Giải nhì cuộc thi Olympic Hóa học Sinh viên toàn quốc - năm 2018,
o Sinh viên tiêu biểu trường Đại học Duy Tân năm học 2017 - 2018,
o Giải ba cuộc thi Medical English của khoa Y - Đại học Duy Tân - năm 2019,
o Giải nhất Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học - năm 2021.
Tham gia cuộc thi và nhận về những giải thưởng vô giá đã giúp Minh nhận ra rằng: “Mỗi người đều có năng khiếu tiềm ẩn, có sức mạnh riêng biệt. Chỉ là một chút thiếu tự tin khiến bản thân luôn lo ngại để rồi chưa phấn đấu hết mình vì một mục tiêu nào đó. Chỉ cần nỗ lực, cố gắng, lạc quan thì bất cứ mong ước gì bạn cũng có thể đạt được”.
Minh chụp hình lưu niệm cùng các bạn khi nhận giải 3
cuộc thi Tiếng Anh Y khoa năm 2019
Idol của Minh là…
Ai cũng có cho mình một thần tượng và bật mí cho các bạn rằng người mà Minh thần tượng nhất đó là nhà vật lý học và vũ trụ học Stephen Hawking. Dù ông được chẩn đoán mắc căn bệnh xơ cứng teo cơ một bên vào năm 1963 và các bác sĩ đã tiên lượng ông chỉ sống được trong 3 năm nhưng bằng sự nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, bằng tinh thần lạc quan yêu đời, ông đã chiến thắng được số phận và trở thành một trong những tiến sĩ vĩ đại nhất lịch sử nhân loại.
Chính Stephen Hawking và câu chuyện về cuộc đời của ông, về tài năng, về nghị lực của ông đã truyền động lực cho Minh rất nhiều. Học hỏi tinh thần của Stephen Hawking, Minh luôn có niềm tin rằng nếu mình luôn giữ sự lạc quan và niềm tin vào cuộc sống như ông, chắc chắn mình sẽ chạm tay vào những ước mơ mà bản thân luôn hướng tới, cho dù giấc mơ đó có vẻ xa vời như thế nào đi chăng nữa.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5111&pid=2064&lang=vi-VN
Từ một chàng trai luôn tự ti về ngoại hình, nhút nhát, không dám tiếp xúc và chủ động làm quen với người lạ, giờ đây Nguyễn Thanh Minh - Phó Bí thư Lớp K23YDK1 đã trở thành một người đầy tự tin, sôi nổi, hoạt ngôn và giàu năng lượng. Thanh Minh có được sự thay đổi tích cực đó bắt đầu từ khi bước chân vào giảng đường đại học và nhất là từ khi tham gia vào các hoạt động Đoàn. Lắng nghe những chia sẻ của Thanh Minh để hiểu hơn về anh chàng “Mập” dễ mến này nhé!
Chân dung anh chàng Minh “Mập” tài năng và thân thiện của K23YDK1
“Mập” ơi!
Ngày còn là chàng nam sinh cấp 3, có lẽ đang ở độ “tuổi ăn tuổi lớn” nên Minh đã có một thân hình tròn tròn, mũm mĩm và biệt danh Mập cũng theo Minh kể từ ngày đó đến giờ. Ban đầu, Minh cũng buồn lắm, khó chịu lắm, mỗi lần nghe bạn bè gọi “Mập ơi!” là Minh chỉ muốn “độn thổ” thôi. Minh biết mình mập thật và bạn bè gọi vậy cũng chẳng sai chút nào nhưng Minh lại chẳng thể hãm được cái sự mập đó. Và rồi, chẳng biết từ lúc nào Minh cảm thấy tự tin về bản thân. Mỗi lần đứng trước gương Minh chỉ ước mình cũng có một ngoại hình thật thon gọn. Chính sự tự ti đó làm Minh ngày càng nhút nhát, đến nỗi không dám tiếp xúc hay chủ động làm quen, nói chuyện kết bạn với những người bạn mới.
Minh cứ nghĩ bản thân sẽ mãi như vậy cho đến khi Minh bước chân vào giảng đường của Đại học Duy Tân. Được thầy cô và các anh chị khóa trên động viên, khuyến khích tham gia vào các hoạt động đoàn của lớp, của khoa và của trường, thấy cũng hấp dẫn nên Minh đã thử và “ghiền” luôn. Minh đã tham gia vào rất nhiều hoạt động như: Cộng tác viên chương trình “Chào mừng tân sinh viên khoa Y K25” năm 2018, Cộng tác viên chương trình “Prom: The Halloween Night” của Đoàn Khoa Y Đại học Duy Tân năm 2018, Cộng tác viên hoạt động từ thiện “Trung thu đong đầy” của Đoàn Khoa Y Đại học Duy Tân năm 2017,… Qua mỗi hoạt động, Minh cảm thấy mình trưởng thành hơn, bản thân cũng thay đổi dần dần theo hướng tích cực. Minh giờ đây sôi nổi hơn, lạc quan hơn, hòa đồng và tràn đầy tự tin về bản thân. Minh yêu cái ngoại hình mập mập, ú ú của mình và mỗi lần nghe bạn bè gọi “Mập ơi!”, Minh thấy sao mà vui đến lạ.
Cũng nhờ tham gia vào các hoạt động Đoàn, Minh đã có nhiều cơ hội để gặp gỡ, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những kinh nghiệm quý báu về học tập, về cuộc sống xa nhà,… của các anh chị khóa trước đã giúp Minh rất nhiều trong những năm đầu xa nhà học đại học. Ngoài ra, việc tích cực tham gia các hoạt động đoàn cũng giúp Minh trau dồi thêm các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức và quản lý công việc, kỹ năng giao tiếp,…giúp Minh hoàn thiện bản thân nhiều hơn nữa.
Thanh Minh (ngoài cùng bên trái) nhận
giải Olympic Hoá học Toàn quốc tại Hà Nội năm 2018
Ước mơ trở thành một bác sĩ giỏi
Từ nhỏ Minh đã luôn ấp ủ ước mơ được trở thành Bác sĩ. Minh biết, Bác sĩ là một trong những nghề nghiệp cao quý và để có thể làm nghề thì ngay từ thời sinh viên, mỗi người đã phải có ý thức trau dồi kiến thức, kỹ năng thật tốt bởi nghề này có ý nghĩa quan trọng liên quan đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của con người. Bởi vậy, Minh luôn lập cho mình một kế hoạch học tập thật nghiêm túc, nhất là đối với những môn học khối B - khối dự thi vào ngành Y. Ngoài những giờ học chính trên lớp và tự học ở nhà, Minh còn tham gia vào một số lớp học thêm để nâng cao kiến thức. Sự nỗ lực và chăm chỉ của Minh đã được đền đáp xứng đáng khi Minh trúng tuyển vào ngành Bác sĩ Đa khoa của Đại học Duy Tân.
Với Minh, môi trường học tập ở Đại học Duy Tân rất tuyệt vời, phù hợp với định hướng và nguyện vọng của bản thân. Nhà trường rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện tốt nhất để sinh viên được thỏa sức học tập, nghiên cứu và sáng tạo. Chương trình đào tạo ngành Bác sĩ Đa khoa mà Minh đang theo học rất chú trọng đào tạo Anh văn chuyên ngành. Điều này vô cùng cần thiết để Minh nâng cao trình độ tiếng Anh, có thể chủ động trong việc tra cứu tài liệu hay những cuốn sách rất hay bằng tiếng Anh khi chưa có bản dịch hoàn chỉnh bằng tiếng Việt nhằm tích lũy các nhiều kiến thức quan trọng.Việc lập cho mình một kế hoạch học tập rất nghiêm túc nên dù là Phó bí thư của lớp, dù Minh vẫn rất tích cực tham gia vào các hoạt động Đoàn - hoạt động đã giúp Minh thay đổi được bản thân, Minh vẫn không hề lơ là với việc học. Kết quả học tập từ năm 1 đến năm 5 hiện tại của Minh khá tốt với 3 năm xếp loại xuất sắc và 1 năm xếp loại giỏi. Với kết quả học tập và rèn luyện như thế cùng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, Minh tin ước mơ trở thành một Bác sĩ giỏi của mình chắc chắn sẽ thành hiện thực.
Thanh Minh và các bạn trong đợt thực tập tại Bệnh viện C - Đà Nẵng
Khám phá bản thân qua những cuộc thi
Những tháng ngày nhút nhát, không dám bước ra khỏi “vùng an toàn” đã khiến những ngày tháng trước kia của Minh có thể nói là không có gì “đặc sắc” cho lắm. Đến khi trở thành sinh viên Đại học Duy Tân, tham gia vào công tác Đoàn, Minh như “lột xác” trở thành con người khác, một con người tươi mới và tích cực hơn. Chính vì sự thay đổi đó, Minh nghĩ mình cần phải dũng cảm bước ra khỏi “vùng an toàn” để khám phá những tiềm năng của bản thân. Suy nghĩ như vậy nên Minh đã quyết định đăng ký tham gia vào một số cuộc thi. Bởi Minh nghĩ ở những sân chơi đó, Minh không chỉ sẽ có được cơ hội cọ sát với thực tế, kiểm chứng năng lực của bản thân, biết được bản thân còn thiếu sót những gì và cách bồi dưỡng ra sao mà Minh còn mở rộng được mối quan hệ, gặp gỡ và giao lưu với nhiều bạn bè ở mọi miền Tổ quốc để trao đổi kinh nghiệm học tập cũng như nghiên cứu. Tất nhiên, bản thân Minh khi bước vào những cuộc thi đó cũng luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả kiến thức lẫn kỹ năng và cố gắng hết sức để không phải hối tiếc điều gì. Thành quả mà Minh gặt hái được khi tham vào những cuộc thi là:
o Giải nhì cuộc thi Olympic Hóa học Sinh viên toàn quốc - năm 2018,
o Sinh viên tiêu biểu trường Đại học Duy Tân năm học 2017 - 2018,
o Giải ba cuộc thi Medical English của khoa Y - Đại học Duy Tân - năm 2019,
o Giải nhất Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học - năm 2021.
Tham gia cuộc thi và nhận về những giải thưởng vô giá đã giúp Minh nhận ra rằng: “Mỗi người đều có năng khiếu tiềm ẩn, có sức mạnh riêng biệt. Chỉ là một chút thiếu tự tin khiến bản thân luôn lo ngại để rồi chưa phấn đấu hết mình vì một mục tiêu nào đó. Chỉ cần nỗ lực, cố gắng, lạc quan thì bất cứ mong ước gì bạn cũng có thể đạt được”.
Minh chụp hình lưu niệm cùng các bạn khi nhận giải 3
cuộc thi Tiếng Anh Y khoa năm 2019
Idol của Minh là…
Ai cũng có cho mình một thần tượng và bật mí cho các bạn rằng người mà Minh thần tượng nhất đó là nhà vật lý học và vũ trụ học Stephen Hawking. Dù ông được chẩn đoán mắc căn bệnh xơ cứng teo cơ một bên vào năm 1963 và các bác sĩ đã tiên lượng ông chỉ sống được trong 3 năm nhưng bằng sự nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, bằng tinh thần lạc quan yêu đời, ông đã chiến thắng được số phận và trở thành một trong những tiến sĩ vĩ đại nhất lịch sử nhân loại.
Chính Stephen Hawking và câu chuyện về cuộc đời của ông, về tài năng, về nghị lực của ông đã truyền động lực cho Minh rất nhiều. Học hỏi tinh thần của Stephen Hawking, Minh luôn có niềm tin rằng nếu mình luôn giữ sự lạc quan và niềm tin vào cuộc sống như ông, chắc chắn mình sẽ chạm tay vào những ước mơ mà bản thân luôn hướng tới, cho dù giấc mơ đó có vẻ xa vời như thế nào đi chăng nữa.
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5111&pid=2064&lang=vi-VN
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Chàng “Mập” Thanh Minh: Bản thân thay đổi tích cực nhờ Hoạt động Đoàn cùng các Cuộc thi Học thuật
Niềm Đam mê Nghiên cứu Khoa học được Khơi dậy từ Phòng Thí nghiệm Điện-Điện tử
Ở thời điểm hiện tại, Nguyễn Anh Quốc Huy - sinh viên K24EVT của Khoa Điện-Điện tử Đại học Duy Tân luôn tràn đầy nhiệt huyết và đam mê với các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chuyên ngành Điện tử Viễn thông. Nhưng ít ai biết rằng, trong những ngày đầu bước chân vào đại học, Quốc Huy đã có lúc mất phương hướng, không tìm thấy niềm vui trong học tập và nghiên cứu. Chính sự “sát cánh”, hỗ trợ hết mình của các giảng viên Duy Tân và hơn hết là nỗ lực không ngừng của bản thân đã giúp Quốc Huy tìm lại được tình yêu với ngành học mà mình đã lựa chọn để theo đuổi lâu dài.
Nguyễn Anh Quốc Huy - sinh viên K24EVT của Khoa Điện-Điện Đại học Duy Tân
Từ mất phương hướng khi bước chân vào giảng đường đại học…
Những ngày đầu mới học đại học, trước sự xa lạ của thành phố mới và chưa quen với cuộc sống tự lập, chàng trai đến từ Quảng Trị đã không cưỡng lại được trước cám dỗ của những cuộc vui thâu đêm với các trò game hấp dẫn. Mải mê với những “cuộc chiến ảo”, Nguyễn Anh Quốc Huy không còn một chút hứng thú khi học tập trên giảng đường.
Tuy nhiên, Quốc Huy không hề ngần ngại khi chia sẻ về những ngày tháng “khó quên” ấy của mình: “Thời gian đầu sống xa nhà, một người đã quen với sự quản lý chặt chẽ của gia đình như em bỗng thấy mình quá ‘tự do’ và nhanh chóng ‘sa chân’ vào các trò game. Ngoài thời gian chơi game, em không tìm thấy hứng thú với bất cứ hoạt động nào nữa, kể cả việc gặp gỡ bạn bè hay hỏi han bài vở từ thầy cô. Dần dần, em thấy ‘sợ hãi’ việc học bởi kiến thức nền tảng lúc đó là con số 0, em không biết bắt đầu lại từ đâu và phải học tiếp như thế nào.”
Sinh viên Quốc Huy chụp hình cùng TS. Hà Đắc Bình - người thầy luôn tận tâm
truyền đạt kiến thức và hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Vừa lo sợ khi không thể hoàn thành việc học nhưng cũng không thể “cai” được những giờ chơi game quá hấp dẫn, Quốc Huy đứng giữa dòng, loay hoay không xác định được phương hướng và những giải pháp cụ thể để tự “cứu” lấy mình.
Quốc Huy cho biết: “Em vẫn thường xuyên lên lớp nhưng những bài giảng của các thầy cô không lưu lại một chút kiến thức nào. Nhìn bạn bè chăm chỉ học hành, đến thư viện đọc sách, giao lưu và kết thân với nhiều mối quan hệ mới, em thực sự cũng ‘sốt ruột’ nhưng với bản tính rụt rè cố hữu, em không biết mình nên làm gì lúc ấy. Việc học hành của em trở nên sa sút, không có người thân bên cạnh khiến em càng chìm đắm vào những sở thích không lành mạnh. Áp lực về bài vở trên lớp, lạc lõng giữa sự sôi nổi nhiệt tình của bè bạn và sự lo lắng của gia đình là những khó khăn mà em tưởng chừng như mình khó có thể vượt qua được.”
Ngay chính thời điểm gặp nhiều khó khăn và áp lực nhất ấy, Quốc Huy đã rất vui bởi thầy cô và bạn bè vẫn luôn ở bên em. “Thực sự em vô cùng may mắn bởi các thầy cô của Đại học Duy Tân vô cùng nhiệt tình tiếp cận và hỗ trợ khi chúng em bước vào trường đại học. Do đó, ngay khi phát hiện ra sự… ‘khác lạ’ và sa sút của em, các thầy cô đã kiên trì động viên em từng ngày. Chính những quan tâm đó đã khiến em bừng tỉnh, tình yêu trong việc học tập và nghiên cứu dần được nhen nhóm, giúp em tìm lại được động lực để bắt đầu lại từ vạch xuất phát và nỗ lực hoàn thành những dự định cho tương lai.”, Quốc Huy chia sẻ.
… đến niềm đam mê nghiên cứu khoa học được khơi dậy từ phòng thí nghiệm Điện-Điện tử
Khi dũng cảm đối diện với sự thật rằng mình đã “hổng” kiến thức quá nhiều, Quốc Huy không chỉ bắt tay ngay vào việc tìm những giáo trình, tài liệu quan trọng để đọc và tìm hiểu lại mà em còn kiên trì giành nhiều thời gian để kết hợp với việc thực hành tại phòng thí nghiệm Điện-Điện tử của Đại học Duy Tân.
Nguyễn Anh Quốc Huy (thứ 2 thừ trái sang)
nhận Giải Ba cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp cấp Thành phố 2019"
Miệt mài “rèn nghề” trong các phòng thí nghiệm Điện-Điện tử của Đại học Duy Tân, Quốc Huy đã dần dần tìm thấy được “sở trường” của mình trong hoạt động nghiên cứu, cụ thể là chế tạo robot và các sản phẩm công nghệ. Đồng thời, khi được “thỏa sức” sáng tạo, biến những ý tưởng ấp ủ trong đầu thành các sản phẩm thực tế qua hỗ trợ của các trang thiết bị, máy móc hiện đại của Khoa Điện-Điện tử thì cũng là lúc Quốc Huy nhận thấy rằng em đã thực sự hiểu sâu sắc hơn phần kiến thức lý thuyết được học tại lớp.
Nguyễn Anh Quốc Huy (thứ 2 từ phải sang) và nhóm bạn chụp cùng "Robot phục vụ nhà hàng"
Khi được hỏi về những thành tích nho nhỏ đã “gặt hái” được, Quốc Huy chia sẻ: “Em vô cùng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, anh chị kỹ thuật viên ở Trung tâm Điện-Điện tử CEE và những phòng thí nghiệm khác của khoa như: Phòng Thí nghiệm Viễn thông Cao cấp, Phòng Thí nghiệm Vi điều khiển, Phòng Thí nghiệm Điện tử, Phòng Thí nghiệm Robot Công nghiệp,… vì đã luôn nhiệt tình và tận tâm chia sẻ các kỹ năng chuyên môn cũng như hỗ trợ em hoàn thành các đề tài nghiên cứu khoa học. Sự định hướng, đồng hành của thầy cô là động lực vô cùng quý giá giúp em luôn vững tin trên con đường nghiên cứu của mình.”
Tham gia “thử sức” ở nhiều sân chơi khoa học cấp khoa, trường, thành phố và cả quốc gia, Quốc Huy đã đạt được “kha khá” các giải thưởng như:
- Giải Ba cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp cấp Thành phố 2019" với đề tài “Robot phục vụ nhà hàng”,
- Giải khuyến khích cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp cấp Thành phố 2020" với đề tài “Vali di chuyển theo người”,
- Giải Vô địch video cuộc thi "ASEAN Energy Youth Awards 2020" với đề tài “Tái tạo năng lượng điều hòa”,
- Top 6 cuộc thi "VietNam Social Innovation Challenge 2019" với đề tài “Tái tạo năng lượng điều hòa”,
- Top 5 cuộc thi "Schneider Go Green - Vietnam Country Final Invitation 2020" với đề tài “Ngôi nhà bền vững”,
- Đạt loại Giỏi nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2019 và năm 2020
…
Chia sẻ về lí do chọn Đại học Duy Tân để gửi gắm ước mơ nghề nghiệp, Quốc Huy cho biết: “Qua những chia sẻ của các anh chị học khóa trước, em được biết đến Đại học Duy Tân là một ngôi trường có chất lượng đào tạo uy tín và nhận được đánh giá tốt của nhiều thế hệ sinh viên theo học. Bên cạnh đó, nhà trường rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên. Qua 4 năm theo học tại trường, em nhận thấy rằng, chính môi trường học tập năng động và luôn khuyến khích sinh viên phát triển tiềm năng sẵn có của bản thân mà em cũng như các bạn đã được tiếp cận nhiều cơ hội để tự tin thể hiện thế mạnh của mình.”
Hy vọng, với những nỗ lực đáng ghi nhận và thành tích đã đạt được trong thời gian qua, Nguyễn Anh Quốc Huy sẽ giữ được ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học và gặt hái thêm nhiều thành công mới trong tương lai.
(Khê Mộc)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5124&pid=2064&lang=vi-VN
Ở thời điểm hiện tại, Nguyễn Anh Quốc Huy - sinh viên K24EVT của Khoa Điện-Điện tử Đại học Duy Tân luôn tràn đầy nhiệt huyết và đam mê với các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chuyên ngành Điện tử Viễn thông. Nhưng ít ai biết rằng, trong những ngày đầu bước chân vào đại học, Quốc Huy đã có lúc mất phương hướng, không tìm thấy niềm vui trong học tập và nghiên cứu. Chính sự “sát cánh”, hỗ trợ hết mình của các giảng viên Duy Tân và hơn hết là nỗ lực không ngừng của bản thân đã giúp Quốc Huy tìm lại được tình yêu với ngành học mà mình đã lựa chọn để theo đuổi lâu dài.
Nguyễn Anh Quốc Huy - sinh viên K24EVT của Khoa Điện-Điện Đại học Duy Tân
Từ mất phương hướng khi bước chân vào giảng đường đại học…
Những ngày đầu mới học đại học, trước sự xa lạ của thành phố mới và chưa quen với cuộc sống tự lập, chàng trai đến từ Quảng Trị đã không cưỡng lại được trước cám dỗ của những cuộc vui thâu đêm với các trò game hấp dẫn. Mải mê với những “cuộc chiến ảo”, Nguyễn Anh Quốc Huy không còn một chút hứng thú khi học tập trên giảng đường.
Tuy nhiên, Quốc Huy không hề ngần ngại khi chia sẻ về những ngày tháng “khó quên” ấy của mình: “Thời gian đầu sống xa nhà, một người đã quen với sự quản lý chặt chẽ của gia đình như em bỗng thấy mình quá ‘tự do’ và nhanh chóng ‘sa chân’ vào các trò game. Ngoài thời gian chơi game, em không tìm thấy hứng thú với bất cứ hoạt động nào nữa, kể cả việc gặp gỡ bạn bè hay hỏi han bài vở từ thầy cô. Dần dần, em thấy ‘sợ hãi’ việc học bởi kiến thức nền tảng lúc đó là con số 0, em không biết bắt đầu lại từ đâu và phải học tiếp như thế nào.”
Sinh viên Quốc Huy chụp hình cùng TS. Hà Đắc Bình - người thầy luôn tận tâm
truyền đạt kiến thức và hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Vừa lo sợ khi không thể hoàn thành việc học nhưng cũng không thể “cai” được những giờ chơi game quá hấp dẫn, Quốc Huy đứng giữa dòng, loay hoay không xác định được phương hướng và những giải pháp cụ thể để tự “cứu” lấy mình.
Quốc Huy cho biết: “Em vẫn thường xuyên lên lớp nhưng những bài giảng của các thầy cô không lưu lại một chút kiến thức nào. Nhìn bạn bè chăm chỉ học hành, đến thư viện đọc sách, giao lưu và kết thân với nhiều mối quan hệ mới, em thực sự cũng ‘sốt ruột’ nhưng với bản tính rụt rè cố hữu, em không biết mình nên làm gì lúc ấy. Việc học hành của em trở nên sa sút, không có người thân bên cạnh khiến em càng chìm đắm vào những sở thích không lành mạnh. Áp lực về bài vở trên lớp, lạc lõng giữa sự sôi nổi nhiệt tình của bè bạn và sự lo lắng của gia đình là những khó khăn mà em tưởng chừng như mình khó có thể vượt qua được.”
Ngay chính thời điểm gặp nhiều khó khăn và áp lực nhất ấy, Quốc Huy đã rất vui bởi thầy cô và bạn bè vẫn luôn ở bên em. “Thực sự em vô cùng may mắn bởi các thầy cô của Đại học Duy Tân vô cùng nhiệt tình tiếp cận và hỗ trợ khi chúng em bước vào trường đại học. Do đó, ngay khi phát hiện ra sự… ‘khác lạ’ và sa sút của em, các thầy cô đã kiên trì động viên em từng ngày. Chính những quan tâm đó đã khiến em bừng tỉnh, tình yêu trong việc học tập và nghiên cứu dần được nhen nhóm, giúp em tìm lại được động lực để bắt đầu lại từ vạch xuất phát và nỗ lực hoàn thành những dự định cho tương lai.”, Quốc Huy chia sẻ.
… đến niềm đam mê nghiên cứu khoa học được khơi dậy từ phòng thí nghiệm Điện-Điện tử
Khi dũng cảm đối diện với sự thật rằng mình đã “hổng” kiến thức quá nhiều, Quốc Huy không chỉ bắt tay ngay vào việc tìm những giáo trình, tài liệu quan trọng để đọc và tìm hiểu lại mà em còn kiên trì giành nhiều thời gian để kết hợp với việc thực hành tại phòng thí nghiệm Điện-Điện tử của Đại học Duy Tân.
Nguyễn Anh Quốc Huy (thứ 2 thừ trái sang)
nhận Giải Ba cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp cấp Thành phố 2019"
Miệt mài “rèn nghề” trong các phòng thí nghiệm Điện-Điện tử của Đại học Duy Tân, Quốc Huy đã dần dần tìm thấy được “sở trường” của mình trong hoạt động nghiên cứu, cụ thể là chế tạo robot và các sản phẩm công nghệ. Đồng thời, khi được “thỏa sức” sáng tạo, biến những ý tưởng ấp ủ trong đầu thành các sản phẩm thực tế qua hỗ trợ của các trang thiết bị, máy móc hiện đại của Khoa Điện-Điện tử thì cũng là lúc Quốc Huy nhận thấy rằng em đã thực sự hiểu sâu sắc hơn phần kiến thức lý thuyết được học tại lớp.
Nguyễn Anh Quốc Huy (thứ 2 từ phải sang) và nhóm bạn chụp cùng "Robot phục vụ nhà hàng"
Khi được hỏi về những thành tích nho nhỏ đã “gặt hái” được, Quốc Huy chia sẻ: “Em vô cùng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, anh chị kỹ thuật viên ở Trung tâm Điện-Điện tử CEE và những phòng thí nghiệm khác của khoa như: Phòng Thí nghiệm Viễn thông Cao cấp, Phòng Thí nghiệm Vi điều khiển, Phòng Thí nghiệm Điện tử, Phòng Thí nghiệm Robot Công nghiệp,… vì đã luôn nhiệt tình và tận tâm chia sẻ các kỹ năng chuyên môn cũng như hỗ trợ em hoàn thành các đề tài nghiên cứu khoa học. Sự định hướng, đồng hành của thầy cô là động lực vô cùng quý giá giúp em luôn vững tin trên con đường nghiên cứu của mình.”
Tham gia “thử sức” ở nhiều sân chơi khoa học cấp khoa, trường, thành phố và cả quốc gia, Quốc Huy đã đạt được “kha khá” các giải thưởng như:
- Giải Ba cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp cấp Thành phố 2019" với đề tài “Robot phục vụ nhà hàng”,
- Giải khuyến khích cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp cấp Thành phố 2020" với đề tài “Vali di chuyển theo người”,
- Giải Vô địch video cuộc thi "ASEAN Energy Youth Awards 2020" với đề tài “Tái tạo năng lượng điều hòa”,
- Top 6 cuộc thi "VietNam Social Innovation Challenge 2019" với đề tài “Tái tạo năng lượng điều hòa”,
- Top 5 cuộc thi "Schneider Go Green - Vietnam Country Final Invitation 2020" với đề tài “Ngôi nhà bền vững”,
- Đạt loại Giỏi nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2019 và năm 2020
…
Chia sẻ về lí do chọn Đại học Duy Tân để gửi gắm ước mơ nghề nghiệp, Quốc Huy cho biết: “Qua những chia sẻ của các anh chị học khóa trước, em được biết đến Đại học Duy Tân là một ngôi trường có chất lượng đào tạo uy tín và nhận được đánh giá tốt của nhiều thế hệ sinh viên theo học. Bên cạnh đó, nhà trường rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên. Qua 4 năm theo học tại trường, em nhận thấy rằng, chính môi trường học tập năng động và luôn khuyến khích sinh viên phát triển tiềm năng sẵn có của bản thân mà em cũng như các bạn đã được tiếp cận nhiều cơ hội để tự tin thể hiện thế mạnh của mình.”
Hy vọng, với những nỗ lực đáng ghi nhận và thành tích đã đạt được trong thời gian qua, Nguyễn Anh Quốc Huy sẽ giữ được ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học và gặt hái thêm nhiều thành công mới trong tương lai.
(Khê Mộc)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5124&pid=2064&lang=vi-VN
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Chàng “Mập” Thanh Minh: Bản thân thay đổi tích cực nhờ Hoạt động Đoàn cùng các Cuộc thi Học thuật
Đào tạo song song kiến thức và kỹ năng khi học Y - Dược - Điều dưỡng tại DTU
Đại học (ĐH) Duy Tân đã đặc biệt chú tâm xây dựng hệ thống cơ sở vật chất y tế vô cùng hiện đại và chuyên sâu phục vụ đào tạo cụ thể trong từng năm học.
Chỉ cần xem qua các phòng thí nghiệm - thực hành ở DTU có thể biết sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe ĐH Duy Tân đã rèn nghề như thế nào.
Sinh viên Y - Dược - Điều dưỡng DTU thuận lợi học trực tuyến giữa mùa dịch
Trong gần 2 năm qua, dù tình hình dịch bệnh phức tạp, ĐH Duy Tân vẫn luôn đảm bảo tiến độ học tập, thi cử và tốt nghiệp của hơn 20.000 sinh viên thông qua đầu tư nghiêm túc cho dạy và học trực tuyến (online).
Về việc học tập trực tuyến giữa mùa dịch, đối với khối ngành Khoa học Sức khỏe ĐH Duy Tân, sinh viên sẽ học cùng với các hệ thống hỗ trợ đào tạo online như MyDTU, SAKAI, Zoom... Các hệ thống này có đầy đủ các tính năng cho giảng viên như tạo lớp, quản lý lớp, quản lý học liệu, ra đề kiểm tra, nộp bài kiểm tra, chấm bài… và tính năng dành cho sinh viên như đăng ký môn học, chi trả học phí, thời khóa biểu, cố vấn học tập, lịch thi… đáp ứng mọi yêu cầu cần thiết cho học tập online có chất lượng.
Sinh viên các ngành Y - Dược - Điều dưỡng Học/Thi/Bảo vệ tốt nghiệp trực tuyến thuận lợi và hiệu quả tại ĐH Duy Tân
Đối với các phương pháp dạy và học trực tuyến cho khối ngành Khoa học Sức khỏe, bên cạnh các phương pháp giảng dạy tích cực truyền thống như phương pháp "Học dựa trên vấn đề" (Problem based learning), "Tình huống lâm sàng" (Case study) còn có các phương pháp mới như Phương pháp "Lớp học đảo ngược" (Flipped classroom), phương pháp "Đào tạo online dựa trên năng lực" (CBL)... Sinh viên cũng sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và thú vị khi xen lẫn nhiều hình thức tương tác học tập dựa trên công nghệ như hỏi đáp online, trò chơi, video như menti, Quizlet, Kahoot... cũng như kết hợp việc chia nhóm, trình bày thuyết trình.
Do học online nên các bạn sinh viên khối Khoa học Sức khỏe thường sẽ có thêm nhiều thời gian để tìm kiếm tài liệu thông qua các website Y khoa tin cậy được các thầy cô dành nhiều tâm huyết để tìm kiếm và chia sẻ như: Clinicalkey, Mayoclinic, Medscape, Pubmed, Sciencedirect, Centers for Disease Control and Prevention, American Heart Association… Đồng thời, sinh viên vẫn tiếp tục yên tâm học thực hành online với các tuyến bệnh viện đang triển khai các khóa học từ xa do chính các bác sĩ ở những bệnh viện giảng dạy cho sinh viên Duy Tân. Điều này sẽ giúp sinh viên yên tâm khi có thể rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và lâm sàng, đảm bảo vấn đề chuyên môn khi đi thực tập trở lại tại bệnh viện sau này.
Hai năm đầu học Đại cương nhưng vẫn có cơ hội nghiên cứu chuyên sâu
Muốn xây ngôi nhà lớn, trước tiên phải xây một cái nền thật vững. Quy tắc đó không chỉ dành cho ngành Xây dựng mà là bất kể ngành nghề nào cũng cần phải tuân thủ theo. Bởi thế, đối với sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe, điều cần nhất ở năm 1, năm 2 là nắm vững khối kiến thức chung.
Sinh viên khối Khoa học Sức khỏe thỏa sức tìm hiểu về nghề ngay khi bước chân đến giảng đường đại học
Khi đào tạo các ngành: Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt, Điều dưỡng Đa khoa và Dược sĩ (Đại học) với số lượng sinh viên theo học ngày càng đông, nhà trường đã đầu tư nhiều khoảng không gian rộng rãi để trang bị các thiết bị thực hành chuyên dụng, phục vụ tối đa cho công tác đào tạo. Trong 2 năm đầu, sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe sẽ thực hành các học phần khoa học cơ bản như Sinh học, Vật lý, Hóa học với các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cơ bản hay học các môn cơ sở ngành và ngành như Hóa sinh, Lý sinh, Mô phôi, Sinh lý, Vi sinh với các máy móc và thiết bị xét nghiệm "sao y bản chính" như tại các cơ sở khám chữa bệnh như: máy xét nghiệm bán tự động, máy quang phổ, máy elisa, máy điện di, máy huyết học, tủ hút, buồng nuôi cấy vi sinh, tủ sấy... có giá trị đến hàng trăm triệu đồng/máy. Cũng trong thời gian này, sinh viên sẽ được tiếp cận thực hành giải phẫu trên mô hình cơ thể người tại các phòng lab Giải phẫu học để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận trong cơ thể.
Cùng nghiên cứu triển khai ý tưởng với các nhà khoa học DTU tại Trung tâm Sinh học Phân tử
Ngay từ năm 1, sinh viên Duy Tân đã được khích lệ tham gia nghiên cứu khoa học. Tại đây, các tân sinh viên sẽ được gặp gỡ với các nhà khoa học trong giới ngay tại trường để tiếp cận và triển khai các nghiên cứu mình đang ấp ủ. Tại Trung tâm Sinh học Phân tử, ĐH Duy Tân, các em sẽ được tận tay thao tác trên hệ thống máy móc hiện đại như: máy ly tâm lớn, máy Realtime PCR, máy giải mã trình tự gene AB3500, máy MaxQ8000 Shaker, hệ thống điện di DNA, protein… phục vụ cho các nghiên cứu khoa học về Truyền nhiễm, Di truyền, Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Công nghệ lên Men, Ung thư, Dược lý… Nhiều nghiên cứu khoa học của ĐH Duy Tân đã được được đăng tải trên tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới.
Thực hành tại "Bệnh viện trong Trường học" mang lại lợi thế về kỹ năng cho các bác sĩ tương lai
Năm 3 chính là khoảng thời gian phân ngành rõ ràng nhất dành cho sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe. Khi đã có những kiến thức nhất định về Cơ sở Ngành, sinh viên khoa Y sẽ nghiên cứu sâu vào hệ thống kiến thức chuyên môn và thực hành tiền lâm sàng tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa (MedSIM), đặt tại cơ sở Hòa Khánh Nam. Tại đây, các em sinh viên sẽ được học cách khám bệnh cơ bản, tiếp cận bệnh nhân theo tình huống cụ thể và xử trí y tế tiền lâm sàng. Đây là nền tảng giúp sinh viên có kiến thức và tự tin khi đi thực tập tại bệnh viện sau này.
Ở MedSIM - tòa nhà hiện đại bậc nhất dành riêng cả một khu F cho đào tạo ngành Y-Dược-Điều dưỡng với 19 phòng thực tập tình huống, 7 phòng điều khiển, 2 phòng "debriefing" đảm bảo mọi diễn biến của một ca khám bệnh được diễn ra y như thực tế.
Trung tâm Mô phỏng Y khoa (MedSIM) với rất nhiều trang thiết bị hiện đại "sao y bản chính" như trong các bệnh viên quốc tế
Tại MedSIM, sinh viên sẽ được thực hành trên mô hình bệnh nhân với ba anh em nhà Sim: SimMan 3G, SimMan Essential và SimBaby.
Đây là ba mô hình được sử dụng ở rất nhiều trường đại học trên thế giới để huấn luyện bác sĩ trước khi họ được phép hành nghề trên người thật. Ngoài ra, còn có Mô hình thăm khám tim phổi Harvey - tích hợp nhiều tính năng tiên tiến để trở thành một công cụ mô phỏng giáo dục hữu ích. Đồng thời, còn có khoảng 300 mô hình giải phẫu, mô hình thực hành, mô hình thăm khám khác phục vụ đào tạo Giải phẫu, Tiền lâm sàng, Nha khoa, Phẫu thuật Thực hành… Khoa Y cũng chia sẻ các mô hình bệnh nhân này trong việc đào tạo các Dược sĩ (Đại học), Điều dưỡng viên của khoa Dược và khoa Điều dưỡng tại trường. Những chú robot bệnh nhân đắt giá ở đây có giá lên đến hơn 150.000 USD và còn tốn nhiều chi phí khác hơn thế nữa để các thầy cô bác sĩ trong trường Đại học Duy Tân lặn lội sang Mỹ học cách sử dụng từ ĐH Pittsburgh, PA - 1 trong 15 trường Y tốt nhất của Mỹ.
Ghé qua tầng hầm nhà F, các bạn hẳn sẽ "choáng" khi "mục sở thị" hệ thống ghế Nha khoa được lắp đặt với mỗi ghế có đầy đủ các hệ điện, nước, khí và 4 bộ tay khoan nha khoa (2 tay khoan nhanh + 1 tay khoan chậm) phục vụ đào tạo ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt. Bên cạnh đó, còn có 20 bộ mô phỏng nha khoa cùng 20 bộ tay khoan sẽ hỗ trợ đắc lực cho sinh viên rèn luyện tay nghề.
Học nha khoa với những bộ ghế hiện đại
BS Nguyễn Hoàng Quỳnh Mai, Quyền Giám đốc Trung tâm Mô phỏng Y khoa (MedSIM) chia sẻ: "Trong Y khoa có câu ‘không có bệnh, chỉ có bệnh nhân’. Chỉ khi các em tiếp xúc và học từ nhiều người bệnh thì mới thật sự thấy được sự đa dạng trong thực hành Y khoa. Điều này cũng đúng cho cả sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe nói chung, rằng thực hành là một phần thiết yếu, không thể tách rời với việc giảng dạy lý thuyết trong chương trình đào tạo.
Là bác sĩ, chúng tôi có trách nhiệm với tính mạng, chất lượng cuộc sống và quyền lợi của người bệnh. Là giảng viên, chúng tôi có trách nhiệm đối với việc học tập, tiếp thu và khả năng áp dụng thực tế của sinh viên. Các em có thể học thuộc lý thuyết, nhớ nằm lòng từng bước trong các quy trình thủ thuật, nhưng vẫn sẽ không tránh khỏi lúng túng ở những lần đầu thao tác trên người bệnh. Việc đi từ lý thuyết đến thực tiễn vì thế rất cần có bước chuyển tiếp phù hợp, nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả người học và người bệnh. Đó là lý do nhà trường đã đầu tư nhiều cả về cơ sở vật chất lẫn việc tập huấn nhân lực để đội ngũ giảng viên có thể sử dụng nhiều hơn các hình thức mô phỏng trong đào tạo Y khoa, hòa chung với xu thế toàn cầu, góp phần nâng cao chất lượng thực hành trong đào tạo của khối ngành Khoa học Sức khỏe tại ĐH Duy Tân."
Nâng chất lượng đào tạo sinh viên Điều dưỡng với các trang thiết bị chuẩn Nhật
Vào học kỳ cuối của năm 2 và bước sang năm3, sinh viên ngành Điều dưỡng sẽ tiếp tục được học thực hành môn giải phẫu và bắt đầu thực hành môn chuyên ngành Điều dưỡng cơ bản. Tiếp theo đó sẽ là một loạt các môn về kiến thức chuyên ngành: Điều dưỡng Nội - Ngoại, Điều dưỡng Cấp cứu Hồi sức, Điều dưỡng cho Gia đình có Người già, Trẻ em hay các chuyên khoa lẻ khác như: Phục hồi Chức năng, Y học Cổ truyền…
Áp lực lớn nhất với sinh viên lúc này chính là phải có các thiết bị thực hành "chuẩn chỉnh" để đảm bảo luyện tay nghề trước khi thật sự vào nghề. Khi hỏi các bạn sinh viên Điều dưỡng có lo lắng không, thì đã bất ngờ khi nhận được câu trả lời tỉnh bơ: "Học với các thiết bị chuẩn Nhật thì còn lo gì nữa?"
Phòng Thực hành Kỹ năng Điều dưỡng chuẩn Nhậtcùng nhiều trang thiết bị hiện đại
Sinh viên ngành Điều dưỡng ĐH Duy Tân tự tin như vậy đúng là có cơ sở rõ ràng. Bởi ngoài việc ký kết với ĐH Duy Tân để đưa sinh viên ngành Điều dưỡng sang Nhật Bản làm việc và thực tập có lương, Tập đoàn Glome Management còn trao tặng trường 2 phòng Thực hành Kỹ năng Điều dưỡng theo chuẩn Nhật Bản. Từ đây, sinh viên sẽ được thực hành với các nhiều thiết bị thực tế như điều dưỡng thực thụ trong 1 phòng chăm sóc tại nhà và 1 phòng bệnh (bệnh viện) cũng đặt tại MedSIM, ĐH Duy Tân với tổng giá trị thiết bị trao tặng là 600 triệu đồng. Ngoài ra, sinh viên ngành Điều dưỡng DTU còn được học tại Phòng Thực hành Kỹ năng Điều dưỡng đặt tại cơ sở Quang Trung với rất nhiều thiết bị nhập khẩu khác.
Sinh viên ngành Dược trải nghiệm vườn thuốc, nhà thuốc đại học để "thấm" nghề
Đối với các sinh viên ngành Dược, 2 năm cuối khóa này là khoảng thời gian bận bịu nhất đối với các bạn. Và vị trí mà các bạn "đóng đô" chính là các phòng Thực hành về Dược lý, Công nghiệp Dược, Bào chế, Dược Cổ truyền, Kiểm nghiệm… với hệ thống máy móc hoành tráng như: máy dập viên quay tròn, máy đóng nang, bộ bào chế đa năng (dùng cho bào chế viên nén, thuốc mỡ...), máy bao phim, máy thử độ hòa tan, máy đo quang phổ UV-Vis, hệ thống chưng cất tinh dầu, hệ thống máy cô quay chân không…
Kiểm chứng tay nghề các Tân Dược sĩ DTU tương lai trong các phòng thí nghiệm, Nhà thuốc Đại học, và Vườn Dược liệu - được xây dựng theo quy chuẩn do Bộ Y tế ban hành
Và hãy ghé qua Nhà thuốc Đại học và Nhà thuốc Mô phỏng đặt tại cơ sở Nguyễn Văn Linh, để được thấy các sinh viên ngành Dược ĐH Duy Tân "học" và "hành" như thế nào nhé. Có Nhà thuốc Đại học ngay trong trường chính là lợi thế cho sinh viên ngành Dược ĐH Duy Tân. Bởi tại đây, các bạn được hướng dẫn thực tế về: cách thức tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc, ghi nhớ các nhóm/loại thuốc, ghi chép các loại thuốc trong khoang thuốc bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, phân tích cách dùng thuốc trong các ca lâm sàng, học cách quản lý nhà thuốc… để vững tin tư vấn và cung cấp thuốc cho người bệnh hay các sơ sở y tế.
Thấu hiểu bệnh nhân và học từ các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng giàu kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn
Không như nhiều các ngành nghề khác, phải năm cuối sinh viên mới đi thực tập, sinh viên Y-Dược-Điều dưỡng năm thứ 2 tại ĐH Duy Tân đã "thẳng tiến" tới các bệnh viện để học nghề. 18 bệnh viện lớn nhỏ như: Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Quân Y 17, Bệnh viện 199 - Bộ Công an… đã ký kết với ĐH Duy Tân để tiếp nhận sinh viên đến thực hành và thực tập với mong muốn hỗ trợ cho nhà trường đào tạo ra các thế hệ Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng viên chất lượng nhất.
Sinh viên Đỗ Thế Bon thuyết trình và nhận giải Nhất với bài tiểu luận về ngành Y
Sinh viên Đỗ Thế Bon - giành giải Nhất toàn quốc tại Cuộc thi viết Tiểu luận Y khoa với đề tài "Sinh viên Y khoa ứng phó với những thách thức về y tế trong thế kỷ 21" đang thực tập tại Bệnh viện Trung Ương Huế chia sẻ: "Trong suốt thời gian học tập ở giảng đường ĐH Duy Tân, việc học lý thuyết của chúng em luôn được gắn liền với thực hành bởi thành thạo những kỹ năng nghề nghiệp là một trong những yếu tố tiên quyết, quyết định bản thân có trở thành một bác sĩ giỏi hay không. Việc thực hành trong các phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị hiện đại là một cơ hội luyện nghề tốt nhất đối với em cũng như những sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe. Cũng từ đây em đã có được những sự chuẩn bị hoàn hảo để khi bước chân vào thực tập thực tế ở Bệnh viện Trung Ương Huế, em đã tự tin tiếp thu mọi kiến thức và kỹ năng để làm nghề."
Điểm chuẩn Trúng tuyển vào ĐH Duy Tân bằng kết quả thi THPT năm 2021 xem tại đây
ĐẠI HỌC DUY TÂN
• Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
• Top 700 Trường Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
• 1 trong 400 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2021 theo QS Asian University Rankings.
• Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
• Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
• Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
• Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
• Xếp thứ 3 Việt Nam, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 1-2021.
• Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
M. Hoàng
Nguồn: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/dao-tao-song-song-kien-thuc-va-ky-nang-khi-hoc-y-duoc-dieu-duong-tai-dtu-20210922110909787.htm
Đại học (ĐH) Duy Tân đã đặc biệt chú tâm xây dựng hệ thống cơ sở vật chất y tế vô cùng hiện đại và chuyên sâu phục vụ đào tạo cụ thể trong từng năm học.
Chỉ cần xem qua các phòng thí nghiệm - thực hành ở DTU có thể biết sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe ĐH Duy Tân đã rèn nghề như thế nào.
Sinh viên Y - Dược - Điều dưỡng DTU thuận lợi học trực tuyến giữa mùa dịch
Trong gần 2 năm qua, dù tình hình dịch bệnh phức tạp, ĐH Duy Tân vẫn luôn đảm bảo tiến độ học tập, thi cử và tốt nghiệp của hơn 20.000 sinh viên thông qua đầu tư nghiêm túc cho dạy và học trực tuyến (online).
Về việc học tập trực tuyến giữa mùa dịch, đối với khối ngành Khoa học Sức khỏe ĐH Duy Tân, sinh viên sẽ học cùng với các hệ thống hỗ trợ đào tạo online như MyDTU, SAKAI, Zoom... Các hệ thống này có đầy đủ các tính năng cho giảng viên như tạo lớp, quản lý lớp, quản lý học liệu, ra đề kiểm tra, nộp bài kiểm tra, chấm bài… và tính năng dành cho sinh viên như đăng ký môn học, chi trả học phí, thời khóa biểu, cố vấn học tập, lịch thi… đáp ứng mọi yêu cầu cần thiết cho học tập online có chất lượng.
Sinh viên các ngành Y - Dược - Điều dưỡng Học/Thi/Bảo vệ tốt nghiệp trực tuyến thuận lợi và hiệu quả tại ĐH Duy Tân
Đối với các phương pháp dạy và học trực tuyến cho khối ngành Khoa học Sức khỏe, bên cạnh các phương pháp giảng dạy tích cực truyền thống như phương pháp "Học dựa trên vấn đề" (Problem based learning), "Tình huống lâm sàng" (Case study) còn có các phương pháp mới như Phương pháp "Lớp học đảo ngược" (Flipped classroom), phương pháp "Đào tạo online dựa trên năng lực" (CBL)... Sinh viên cũng sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và thú vị khi xen lẫn nhiều hình thức tương tác học tập dựa trên công nghệ như hỏi đáp online, trò chơi, video như menti, Quizlet, Kahoot... cũng như kết hợp việc chia nhóm, trình bày thuyết trình.
Do học online nên các bạn sinh viên khối Khoa học Sức khỏe thường sẽ có thêm nhiều thời gian để tìm kiếm tài liệu thông qua các website Y khoa tin cậy được các thầy cô dành nhiều tâm huyết để tìm kiếm và chia sẻ như: Clinicalkey, Mayoclinic, Medscape, Pubmed, Sciencedirect, Centers for Disease Control and Prevention, American Heart Association… Đồng thời, sinh viên vẫn tiếp tục yên tâm học thực hành online với các tuyến bệnh viện đang triển khai các khóa học từ xa do chính các bác sĩ ở những bệnh viện giảng dạy cho sinh viên Duy Tân. Điều này sẽ giúp sinh viên yên tâm khi có thể rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và lâm sàng, đảm bảo vấn đề chuyên môn khi đi thực tập trở lại tại bệnh viện sau này.
Hai năm đầu học Đại cương nhưng vẫn có cơ hội nghiên cứu chuyên sâu
Muốn xây ngôi nhà lớn, trước tiên phải xây một cái nền thật vững. Quy tắc đó không chỉ dành cho ngành Xây dựng mà là bất kể ngành nghề nào cũng cần phải tuân thủ theo. Bởi thế, đối với sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe, điều cần nhất ở năm 1, năm 2 là nắm vững khối kiến thức chung.
Sinh viên khối Khoa học Sức khỏe thỏa sức tìm hiểu về nghề ngay khi bước chân đến giảng đường đại học
Khi đào tạo các ngành: Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt, Điều dưỡng Đa khoa và Dược sĩ (Đại học) với số lượng sinh viên theo học ngày càng đông, nhà trường đã đầu tư nhiều khoảng không gian rộng rãi để trang bị các thiết bị thực hành chuyên dụng, phục vụ tối đa cho công tác đào tạo. Trong 2 năm đầu, sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe sẽ thực hành các học phần khoa học cơ bản như Sinh học, Vật lý, Hóa học với các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cơ bản hay học các môn cơ sở ngành và ngành như Hóa sinh, Lý sinh, Mô phôi, Sinh lý, Vi sinh với các máy móc và thiết bị xét nghiệm "sao y bản chính" như tại các cơ sở khám chữa bệnh như: máy xét nghiệm bán tự động, máy quang phổ, máy elisa, máy điện di, máy huyết học, tủ hút, buồng nuôi cấy vi sinh, tủ sấy... có giá trị đến hàng trăm triệu đồng/máy. Cũng trong thời gian này, sinh viên sẽ được tiếp cận thực hành giải phẫu trên mô hình cơ thể người tại các phòng lab Giải phẫu học để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận trong cơ thể.
Cùng nghiên cứu triển khai ý tưởng với các nhà khoa học DTU tại Trung tâm Sinh học Phân tử
Ngay từ năm 1, sinh viên Duy Tân đã được khích lệ tham gia nghiên cứu khoa học. Tại đây, các tân sinh viên sẽ được gặp gỡ với các nhà khoa học trong giới ngay tại trường để tiếp cận và triển khai các nghiên cứu mình đang ấp ủ. Tại Trung tâm Sinh học Phân tử, ĐH Duy Tân, các em sẽ được tận tay thao tác trên hệ thống máy móc hiện đại như: máy ly tâm lớn, máy Realtime PCR, máy giải mã trình tự gene AB3500, máy MaxQ8000 Shaker, hệ thống điện di DNA, protein… phục vụ cho các nghiên cứu khoa học về Truyền nhiễm, Di truyền, Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Công nghệ lên Men, Ung thư, Dược lý… Nhiều nghiên cứu khoa học của ĐH Duy Tân đã được được đăng tải trên tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới.
Thực hành tại "Bệnh viện trong Trường học" mang lại lợi thế về kỹ năng cho các bác sĩ tương lai
Năm 3 chính là khoảng thời gian phân ngành rõ ràng nhất dành cho sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe. Khi đã có những kiến thức nhất định về Cơ sở Ngành, sinh viên khoa Y sẽ nghiên cứu sâu vào hệ thống kiến thức chuyên môn và thực hành tiền lâm sàng tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa (MedSIM), đặt tại cơ sở Hòa Khánh Nam. Tại đây, các em sinh viên sẽ được học cách khám bệnh cơ bản, tiếp cận bệnh nhân theo tình huống cụ thể và xử trí y tế tiền lâm sàng. Đây là nền tảng giúp sinh viên có kiến thức và tự tin khi đi thực tập tại bệnh viện sau này.
Ở MedSIM - tòa nhà hiện đại bậc nhất dành riêng cả một khu F cho đào tạo ngành Y-Dược-Điều dưỡng với 19 phòng thực tập tình huống, 7 phòng điều khiển, 2 phòng "debriefing" đảm bảo mọi diễn biến của một ca khám bệnh được diễn ra y như thực tế.
Trung tâm Mô phỏng Y khoa (MedSIM) với rất nhiều trang thiết bị hiện đại "sao y bản chính" như trong các bệnh viên quốc tế
Tại MedSIM, sinh viên sẽ được thực hành trên mô hình bệnh nhân với ba anh em nhà Sim: SimMan 3G, SimMan Essential và SimBaby.
Đây là ba mô hình được sử dụng ở rất nhiều trường đại học trên thế giới để huấn luyện bác sĩ trước khi họ được phép hành nghề trên người thật. Ngoài ra, còn có Mô hình thăm khám tim phổi Harvey - tích hợp nhiều tính năng tiên tiến để trở thành một công cụ mô phỏng giáo dục hữu ích. Đồng thời, còn có khoảng 300 mô hình giải phẫu, mô hình thực hành, mô hình thăm khám khác phục vụ đào tạo Giải phẫu, Tiền lâm sàng, Nha khoa, Phẫu thuật Thực hành… Khoa Y cũng chia sẻ các mô hình bệnh nhân này trong việc đào tạo các Dược sĩ (Đại học), Điều dưỡng viên của khoa Dược và khoa Điều dưỡng tại trường. Những chú robot bệnh nhân đắt giá ở đây có giá lên đến hơn 150.000 USD và còn tốn nhiều chi phí khác hơn thế nữa để các thầy cô bác sĩ trong trường Đại học Duy Tân lặn lội sang Mỹ học cách sử dụng từ ĐH Pittsburgh, PA - 1 trong 15 trường Y tốt nhất của Mỹ.
Ghé qua tầng hầm nhà F, các bạn hẳn sẽ "choáng" khi "mục sở thị" hệ thống ghế Nha khoa được lắp đặt với mỗi ghế có đầy đủ các hệ điện, nước, khí và 4 bộ tay khoan nha khoa (2 tay khoan nhanh + 1 tay khoan chậm) phục vụ đào tạo ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt. Bên cạnh đó, còn có 20 bộ mô phỏng nha khoa cùng 20 bộ tay khoan sẽ hỗ trợ đắc lực cho sinh viên rèn luyện tay nghề.
Học nha khoa với những bộ ghế hiện đại
BS Nguyễn Hoàng Quỳnh Mai, Quyền Giám đốc Trung tâm Mô phỏng Y khoa (MedSIM) chia sẻ: "Trong Y khoa có câu ‘không có bệnh, chỉ có bệnh nhân’. Chỉ khi các em tiếp xúc và học từ nhiều người bệnh thì mới thật sự thấy được sự đa dạng trong thực hành Y khoa. Điều này cũng đúng cho cả sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe nói chung, rằng thực hành là một phần thiết yếu, không thể tách rời với việc giảng dạy lý thuyết trong chương trình đào tạo.
Là bác sĩ, chúng tôi có trách nhiệm với tính mạng, chất lượng cuộc sống và quyền lợi của người bệnh. Là giảng viên, chúng tôi có trách nhiệm đối với việc học tập, tiếp thu và khả năng áp dụng thực tế của sinh viên. Các em có thể học thuộc lý thuyết, nhớ nằm lòng từng bước trong các quy trình thủ thuật, nhưng vẫn sẽ không tránh khỏi lúng túng ở những lần đầu thao tác trên người bệnh. Việc đi từ lý thuyết đến thực tiễn vì thế rất cần có bước chuyển tiếp phù hợp, nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả người học và người bệnh. Đó là lý do nhà trường đã đầu tư nhiều cả về cơ sở vật chất lẫn việc tập huấn nhân lực để đội ngũ giảng viên có thể sử dụng nhiều hơn các hình thức mô phỏng trong đào tạo Y khoa, hòa chung với xu thế toàn cầu, góp phần nâng cao chất lượng thực hành trong đào tạo của khối ngành Khoa học Sức khỏe tại ĐH Duy Tân."
Nâng chất lượng đào tạo sinh viên Điều dưỡng với các trang thiết bị chuẩn Nhật
Vào học kỳ cuối của năm 2 và bước sang năm3, sinh viên ngành Điều dưỡng sẽ tiếp tục được học thực hành môn giải phẫu và bắt đầu thực hành môn chuyên ngành Điều dưỡng cơ bản. Tiếp theo đó sẽ là một loạt các môn về kiến thức chuyên ngành: Điều dưỡng Nội - Ngoại, Điều dưỡng Cấp cứu Hồi sức, Điều dưỡng cho Gia đình có Người già, Trẻ em hay các chuyên khoa lẻ khác như: Phục hồi Chức năng, Y học Cổ truyền…
Áp lực lớn nhất với sinh viên lúc này chính là phải có các thiết bị thực hành "chuẩn chỉnh" để đảm bảo luyện tay nghề trước khi thật sự vào nghề. Khi hỏi các bạn sinh viên Điều dưỡng có lo lắng không, thì đã bất ngờ khi nhận được câu trả lời tỉnh bơ: "Học với các thiết bị chuẩn Nhật thì còn lo gì nữa?"
Phòng Thực hành Kỹ năng Điều dưỡng chuẩn Nhậtcùng nhiều trang thiết bị hiện đại
Sinh viên ngành Điều dưỡng ĐH Duy Tân tự tin như vậy đúng là có cơ sở rõ ràng. Bởi ngoài việc ký kết với ĐH Duy Tân để đưa sinh viên ngành Điều dưỡng sang Nhật Bản làm việc và thực tập có lương, Tập đoàn Glome Management còn trao tặng trường 2 phòng Thực hành Kỹ năng Điều dưỡng theo chuẩn Nhật Bản. Từ đây, sinh viên sẽ được thực hành với các nhiều thiết bị thực tế như điều dưỡng thực thụ trong 1 phòng chăm sóc tại nhà và 1 phòng bệnh (bệnh viện) cũng đặt tại MedSIM, ĐH Duy Tân với tổng giá trị thiết bị trao tặng là 600 triệu đồng. Ngoài ra, sinh viên ngành Điều dưỡng DTU còn được học tại Phòng Thực hành Kỹ năng Điều dưỡng đặt tại cơ sở Quang Trung với rất nhiều thiết bị nhập khẩu khác.
Sinh viên ngành Dược trải nghiệm vườn thuốc, nhà thuốc đại học để "thấm" nghề
Đối với các sinh viên ngành Dược, 2 năm cuối khóa này là khoảng thời gian bận bịu nhất đối với các bạn. Và vị trí mà các bạn "đóng đô" chính là các phòng Thực hành về Dược lý, Công nghiệp Dược, Bào chế, Dược Cổ truyền, Kiểm nghiệm… với hệ thống máy móc hoành tráng như: máy dập viên quay tròn, máy đóng nang, bộ bào chế đa năng (dùng cho bào chế viên nén, thuốc mỡ...), máy bao phim, máy thử độ hòa tan, máy đo quang phổ UV-Vis, hệ thống chưng cất tinh dầu, hệ thống máy cô quay chân không…
Kiểm chứng tay nghề các Tân Dược sĩ DTU tương lai trong các phòng thí nghiệm, Nhà thuốc Đại học, và Vườn Dược liệu - được xây dựng theo quy chuẩn do Bộ Y tế ban hành
Và hãy ghé qua Nhà thuốc Đại học và Nhà thuốc Mô phỏng đặt tại cơ sở Nguyễn Văn Linh, để được thấy các sinh viên ngành Dược ĐH Duy Tân "học" và "hành" như thế nào nhé. Có Nhà thuốc Đại học ngay trong trường chính là lợi thế cho sinh viên ngành Dược ĐH Duy Tân. Bởi tại đây, các bạn được hướng dẫn thực tế về: cách thức tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc, ghi nhớ các nhóm/loại thuốc, ghi chép các loại thuốc trong khoang thuốc bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, phân tích cách dùng thuốc trong các ca lâm sàng, học cách quản lý nhà thuốc… để vững tin tư vấn và cung cấp thuốc cho người bệnh hay các sơ sở y tế.
Thấu hiểu bệnh nhân và học từ các Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng giàu kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn
Không như nhiều các ngành nghề khác, phải năm cuối sinh viên mới đi thực tập, sinh viên Y-Dược-Điều dưỡng năm thứ 2 tại ĐH Duy Tân đã "thẳng tiến" tới các bệnh viện để học nghề. 18 bệnh viện lớn nhỏ như: Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Quân Y 17, Bệnh viện 199 - Bộ Công an… đã ký kết với ĐH Duy Tân để tiếp nhận sinh viên đến thực hành và thực tập với mong muốn hỗ trợ cho nhà trường đào tạo ra các thế hệ Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng viên chất lượng nhất.
Sinh viên Đỗ Thế Bon thuyết trình và nhận giải Nhất với bài tiểu luận về ngành Y
Sinh viên Đỗ Thế Bon - giành giải Nhất toàn quốc tại Cuộc thi viết Tiểu luận Y khoa với đề tài "Sinh viên Y khoa ứng phó với những thách thức về y tế trong thế kỷ 21" đang thực tập tại Bệnh viện Trung Ương Huế chia sẻ: "Trong suốt thời gian học tập ở giảng đường ĐH Duy Tân, việc học lý thuyết của chúng em luôn được gắn liền với thực hành bởi thành thạo những kỹ năng nghề nghiệp là một trong những yếu tố tiên quyết, quyết định bản thân có trở thành một bác sĩ giỏi hay không. Việc thực hành trong các phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị hiện đại là một cơ hội luyện nghề tốt nhất đối với em cũng như những sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe. Cũng từ đây em đã có được những sự chuẩn bị hoàn hảo để khi bước chân vào thực tập thực tế ở Bệnh viện Trung Ương Huế, em đã tự tin tiếp thu mọi kiến thức và kỹ năng để làm nghề."
Điểm chuẩn Trúng tuyển vào ĐH Duy Tân bằng kết quả thi THPT năm 2021 xem tại đây
ĐẠI HỌC DUY TÂN
• Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2022.
• Top 700 Trường Đại học tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.
• 1 trong 400 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2021 theo QS Asian University Rankings.
• Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt kiểm định ABET của Mỹ, có nhiều kiểm định ABET nhất Việt Nam.
• Xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1482 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
• Xếp thứ 2/12 đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
• Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
• Xếp thứ 3 Việt Nam, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường Đại học trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 1-2021.
• Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại Việt Nam và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.
M. Hoàng
Nguồn: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/dao-tao-song-song-kien-thuc-va-ky-nang-khi-hoc-y-duoc-dieu-duong-tai-dtu-20210922110909787.htm
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Đại học Duy Tân đồng hành cùng Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật Học sinh Trung học tỉnh Quảng Ngãi
» HN-Cung Cấp Đồng Hồ Nghệ Thuật
» Hoạt động công đoàn ở Trường THPT A Hải Hậu
» Vải địa kỹ thuật – Công ty TNHH Phú Thành Phát nhà cung cấp vải địa hàng đầu việt nam
» Một số hoạt động trong học kỳ II năm học 2011-2012 của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn (bắt đầu từ tháng 02/2012)
» HN-Cung Cấp Đồng Hồ Nghệ Thuật
» Hoạt động công đoàn ở Trường THPT A Hải Hậu
» Vải địa kỹ thuật – Công ty TNHH Phú Thành Phát nhà cung cấp vải địa hàng đầu việt nam
» Một số hoạt động trong học kỳ II năm học 2011-2012 của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn (bắt đầu từ tháng 02/2012)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết