ĐH Duy Tân nằm ở Vị trí dẫn đầu các Đại học Việt Nam trên bảng Xếp hạng URAP và CWUR
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
ĐH Duy Tân nằm ở Vị trí dẫn đầu các Đại học Việt Nam trên bảng Xếp hạng URAP và CWUR
Đại học Duy Tân nằm ở Vị trí dẫn đầu các Đại học Việt Nam trên bảng Xếp hạng URAP và CWUR
Hai bảng xếp hạng hàng đầu gồm URAP và CWUR đã công bố bảng xếp hạng các đại học thế giới năm 2020. Tại các bảng xếp hạng này, Đại học (ĐH) Duy Tân có vị trí rất cao trên bảng xếp hạng thế giới và nằm trong top đầu các đại học của Việt Nam.
Xếp thứ 2 Việt Nam và 770 thế giới trên bảng xếp hạng URAP
Theo kết quả xếp hạng năm 2020 công bố ngày 5/12 của Tổ chức xếp hạng đại học thế giới theo thành tựu học thuật (University Ranking by Academic Performance: URAP), Việt Nam có tổng cộng 12 đại học vào bảng xếp hạng này (tăng thêm 4 trường so với bảng xếp hạng cuối năm 2019).
Trong Bảng xếp hạng đại học thế giới URAP 2020, trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn duy trì vị trí số 1 Việt Nam và đã tăng hạng lên thứ 639 thế giới. Trường ĐH Duy Tân đã vươn lên vị trí số 2 và ĐHQG Hà Nội đứng vị trí số 3 ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Duy Tân là hai đại diện của Việt Nam đứng trong top 1000.
Trong top từ 1000 đến 2000 Việt Nam có các trường ĐH Như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia Tp. HCM, ĐH Y Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội. Từ 2000 - 3000 có ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Huế, ĐH Cần Thơ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Mỏ địa chất.
URAP sử dụng dữ liệu về thành tựu học thuật của tất cả các đại học do Web of Sciences thống kê để thực hiện xếp hạng. Các tiêu chí về số lượng, chất lượng công trình khoa học, chỉ số trích dẫn và ảnh hưởng khoa học... đều chiếm trọng số lớn nhất trong quá trình đo lường.
Hệ thống này không dùng số liệu do các đại học tự cung cấp, cũng không dựa trên kết quả bầu chọn của chuyên gia. Những điều này làm cho kết quả xếp hạng trở nên tuyệt đối khách quan xét trên phươbg diện học thuật.
Xếp thứ 3 Việt Nam và 1.659 thế giới trên bảng xếp hạng CWUR
Top 4 các trường đại học hàng đầu của Việt Nam trên Bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới (CWUR - Center of World University Rankings) năm 2021 vẫn là 4 trường luôn nằm ở vị trí dẫn đầu qua nhiều năm.
Các trường gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia Tp.HCM, ĐH Duy Tân và ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2021, có thêm một trường đại học của Việt Nam được CWUR xếp hạng là ĐH Bách khoa Hà Nội.
Năm 2021, thứ hạng các đại học của Việt Nam trên Bảng xếp hạng CWUR như sau:
1. ĐH Quốc gia Hà Nội: xếp thứ 1.266 thế giới
2. ĐH Tôn Đức Thắng: xếp thứ 1.426 thế giới
3. ĐH Duy Tân: xếp thứ 1.482 thế giới
4. ĐH Quốc gia TP.HCM: xếp thứ 1.619 thế giới
5. ĐH Bách khoa Hà Nội: xếp thứ 1.954 thế giới
Năm 2020, ĐH Duy Tân tăng 177 bậc, ĐH Tôn Đức Thắng tăng 176 bậc, ĐH Quốc gia Tp. HCM tăng 115 bậc, và ĐH Quốc gia Hà Nội tăng 59 bậc. ĐH Bách khoa Hà Nội được CWUR xếp hạng lần đầu năm 2021 đứng ở vị trí 1.954 thế giới.
3 năm liên tiếp được CWUR xếp hạng, ĐH Duy Tân luôn giữ vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng Bảng CWUR cho Việt Nam, tăng hạng với vị trí thứ 495 khu vực châu Á và tăng hạng trên Thế giới là từ 1.854 (năm 2019) lên 1.659 (năm 2020) lên 1.482 (năm 2021). Từ năm 2020 đến năm 2021, ĐH Duy Tân là trường đại học của Việt Nam tăng hạng cao nhất trên Bảng xếp hạng CWUR thế giới với 177 bậc và lọt vào Top 7.5% trong số 19.788 trường đại học hàng đầu thế giới.
CWUR (thuộc Trung tâm Xếp hạng các Đại học trên Thế giới - The Center of World University Rankings) xếp hạng 2.000 trường trên tổng số gần 25.000 trường đại học trên toàn thế giới, được xem là đơn vị xếp hạng số lượng trường đại học nhiều nhất trên thế giới.
Hệ thống Xếp hạng CWUR được tính theo các tiêu chí sau:
1. Chất lượng giáo dục (25%): dựa trên số lượng cựu sinh viên trường đã giành được những huy chương và giải thưởng quốc tế hàng đầu, tương ứng với số lượng sinh viên của trường.
2. Việc làm của cựu sinh viên (25%): dựa trên số lượng cựu sinh viên của trường nắm giữ các vị trí CEO (giám đốc điều hành) ở các công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới, tương ứng với số lượng sinh viên của trường.
3. Chất lượng giảng viên (10%): dựa trên số lượng những học giả, nhà nghiên cứu của trường đã giành được những huy chương, huy hiệu, và giải thưởng hàng đầu thế giới.
4. Hiệu quảnghiên cứu (40%):
- Khối lượng Nghiên cứu (10%): dựa trên tổng số bài báo nghiên cứu khoa học (quốc tế);
- Chất lượng Xuất bản (10%): dựa trên số lượng bài báo được xuất bản trêncác tạp chí hàng đầu thế giới;
- Ảnh hưởng của Nghiên cứu (10%): dựa trên số lượng bài báo được xuất bản trên các tạp chí có ảnh hưởng;
- Lượng Trích dẫn (10%): dựa trên số lượng những bài báo được trích dẫn nhiều nhất.
12 trường đại học của Việt Nam vào Bảng xếp hạng URAP 2020
Trích lược tại:
https://tienphong.vn/12-truong-dai-hoc-cua-viet-nam-vao-bang-xep-hang-urap-2020-post1295599.tpo?
https://tuoitre.vn/top-5-dai-hoc-cua-viet-nam-duoc-cwur-xep-hang-nam-2021-20210507094544021.htm
(Truyền Thông)
Hai bảng xếp hạng hàng đầu gồm URAP và CWUR đã công bố bảng xếp hạng các đại học thế giới năm 2020. Tại các bảng xếp hạng này, Đại học (ĐH) Duy Tân có vị trí rất cao trên bảng xếp hạng thế giới và nằm trong top đầu các đại học của Việt Nam.
Xếp thứ 2 Việt Nam và 770 thế giới trên bảng xếp hạng URAP
Theo kết quả xếp hạng năm 2020 công bố ngày 5/12 của Tổ chức xếp hạng đại học thế giới theo thành tựu học thuật (University Ranking by Academic Performance: URAP), Việt Nam có tổng cộng 12 đại học vào bảng xếp hạng này (tăng thêm 4 trường so với bảng xếp hạng cuối năm 2019).
Trong Bảng xếp hạng đại học thế giới URAP 2020, trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn duy trì vị trí số 1 Việt Nam và đã tăng hạng lên thứ 639 thế giới. Trường ĐH Duy Tân đã vươn lên vị trí số 2 và ĐHQG Hà Nội đứng vị trí số 3 ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Duy Tân là hai đại diện của Việt Nam đứng trong top 1000.
Trong top từ 1000 đến 2000 Việt Nam có các trường ĐH Như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia Tp. HCM, ĐH Y Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội. Từ 2000 - 3000 có ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Huế, ĐH Cần Thơ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Mỏ địa chất.
URAP sử dụng dữ liệu về thành tựu học thuật của tất cả các đại học do Web of Sciences thống kê để thực hiện xếp hạng. Các tiêu chí về số lượng, chất lượng công trình khoa học, chỉ số trích dẫn và ảnh hưởng khoa học... đều chiếm trọng số lớn nhất trong quá trình đo lường.
Hệ thống này không dùng số liệu do các đại học tự cung cấp, cũng không dựa trên kết quả bầu chọn của chuyên gia. Những điều này làm cho kết quả xếp hạng trở nên tuyệt đối khách quan xét trên phươbg diện học thuật.
Xếp thứ 3 Việt Nam và 1.659 thế giới trên bảng xếp hạng CWUR
Top 4 các trường đại học hàng đầu của Việt Nam trên Bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới (CWUR - Center of World University Rankings) năm 2021 vẫn là 4 trường luôn nằm ở vị trí dẫn đầu qua nhiều năm.
Các trường gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia Tp.HCM, ĐH Duy Tân và ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2021, có thêm một trường đại học của Việt Nam được CWUR xếp hạng là ĐH Bách khoa Hà Nội.
Năm 2021, thứ hạng các đại học của Việt Nam trên Bảng xếp hạng CWUR như sau:
1. ĐH Quốc gia Hà Nội: xếp thứ 1.266 thế giới
2. ĐH Tôn Đức Thắng: xếp thứ 1.426 thế giới
3. ĐH Duy Tân: xếp thứ 1.482 thế giới
4. ĐH Quốc gia TP.HCM: xếp thứ 1.619 thế giới
5. ĐH Bách khoa Hà Nội: xếp thứ 1.954 thế giới
Năm 2020, ĐH Duy Tân tăng 177 bậc, ĐH Tôn Đức Thắng tăng 176 bậc, ĐH Quốc gia Tp. HCM tăng 115 bậc, và ĐH Quốc gia Hà Nội tăng 59 bậc. ĐH Bách khoa Hà Nội được CWUR xếp hạng lần đầu năm 2021 đứng ở vị trí 1.954 thế giới.
3 năm liên tiếp được CWUR xếp hạng, ĐH Duy Tân luôn giữ vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng Bảng CWUR cho Việt Nam, tăng hạng với vị trí thứ 495 khu vực châu Á và tăng hạng trên Thế giới là từ 1.854 (năm 2019) lên 1.659 (năm 2020) lên 1.482 (năm 2021). Từ năm 2020 đến năm 2021, ĐH Duy Tân là trường đại học của Việt Nam tăng hạng cao nhất trên Bảng xếp hạng CWUR thế giới với 177 bậc và lọt vào Top 7.5% trong số 19.788 trường đại học hàng đầu thế giới.
CWUR (thuộc Trung tâm Xếp hạng các Đại học trên Thế giới - The Center of World University Rankings) xếp hạng 2.000 trường trên tổng số gần 25.000 trường đại học trên toàn thế giới, được xem là đơn vị xếp hạng số lượng trường đại học nhiều nhất trên thế giới.
Hệ thống Xếp hạng CWUR được tính theo các tiêu chí sau:
1. Chất lượng giáo dục (25%): dựa trên số lượng cựu sinh viên trường đã giành được những huy chương và giải thưởng quốc tế hàng đầu, tương ứng với số lượng sinh viên của trường.
2. Việc làm của cựu sinh viên (25%): dựa trên số lượng cựu sinh viên của trường nắm giữ các vị trí CEO (giám đốc điều hành) ở các công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới, tương ứng với số lượng sinh viên của trường.
3. Chất lượng giảng viên (10%): dựa trên số lượng những học giả, nhà nghiên cứu của trường đã giành được những huy chương, huy hiệu, và giải thưởng hàng đầu thế giới.
4. Hiệu quảnghiên cứu (40%):
- Khối lượng Nghiên cứu (10%): dựa trên tổng số bài báo nghiên cứu khoa học (quốc tế);
- Chất lượng Xuất bản (10%): dựa trên số lượng bài báo được xuất bản trêncác tạp chí hàng đầu thế giới;
- Ảnh hưởng của Nghiên cứu (10%): dựa trên số lượng bài báo được xuất bản trên các tạp chí có ảnh hưởng;
- Lượng Trích dẫn (10%): dựa trên số lượng những bài báo được trích dẫn nhiều nhất.
12 trường đại học của Việt Nam vào Bảng xếp hạng URAP 2020
Trích lược tại:
https://tienphong.vn/12-truong-dai-hoc-cua-viet-nam-vao-bang-xep-hang-urap-2020-post1295599.tpo?
https://tuoitre.vn/top-5-dai-hoc-cua-viet-nam-duoc-cwur-xep-hang-nam-2021-20210507094544021.htm
(Truyền Thông)
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: ĐH Duy Tân nằm ở Vị trí dẫn đầu các Đại học Việt Nam trên bảng Xếp hạng URAP và CWUR
[size=32]Tạp chí của ĐH Duy Tân được đưa vào Danh mục SCOPUS[/size]
Tạp chí vừa chính thức được Hội đồng Tuyển chọn Nội dung và Tư vấn (CSAB) đánh giá thông qua và được chấp nhận vào hệ thống cơ sở dữ liệu SCOPUS.
Đây là tạp chí do Đại học (ĐH) Duy Tân (DTU) và Tổ chức EAI (European Alliance for Innovation) có 90.000 thành viên đến từ 167 quốc gia, đồng tài trợ và tổ chức xuất bản.
Tạp chí Mạng Công nghiệp và Hệ thống Thông minh của ĐH Duy Tân và EAI
SCOPUS được xây dựng từ tháng 11.2004, thuộc sở hữu của Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan). Đây là một cơ sở dữ liệu thư mục chứa 57 triệu bản tóm tắt, gần 22.000 danh mục từ hơn 5.000 nhà xuất bản, trong đó hơn 30.000 là các tạp chí đánh giá chuyên ngành trong các lĩnh vực Khoa học, Kỹ thuật, Y tế, Xã hội, Nghệ thuật và Nhân văn. Để được đưa vào danh sách SCOPUS, các tạp chí phải được đánh giá rất nghiêm túc về chất lượng, mức độ ảnh hưởng, danh tiếng của nhà xuất bản, sự uy tín và đa dạng của các tác giả, ban biên tập…
Tạp chí Mạng Công nghiệp và Hệ thống Thông minh của ĐH Duy Tân tập trung vào các chủ đề:
- Ứng dụng của mạng cảm biến không dây,
- Dữ liệu lớn,
- Mạng truyền thông tin và điều khiển trong công nghiệp,
- Tính toán thông minh trong tự động hóa,
- Giải thuật tiến hóa,
- Trí tuệ nhân tạo (AI),
- Máy học (Machine Learning),
- Thiết kế phần cứng và phần mềm cho các hệ thống thông minh,
- Mô phỏng và kiểm thử các mạng công nghiệp và hệ thống thông minh, các ứng dụng cho thành phố thông minh, khu công nghiệp thông minh, y tế điện tử, giao thông thông minh,…
- Các ứng dụng đa phương tiện, phương pháp nhận dạng, quản lý nội dung, quản lý tri thức,…
Các đề tài này được nghiên cứu và thể hiện thông qua các bài báo khoa học nhằm cung cấp cho độc giả các kiến thức sâu và rộng, hỗ trợ đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Nhóm đánh giá để đưa Tạp chí mạng Công nghiệp & Hệ thống thông minh vào hệ thống dữ liệu SCOPUS đã nhận định: “Ngày nay, càng có thêm nhiều người quan tâm đến các lĩnh vực mà tạp chí đang công bố. Mức độ ảnh hưởng của tạp chí trong ngành khá cao thông qua số lượng trích dẫn lớn. Chúng tôi sẽ luôn theo dõi sự tiến bộ của tạp chí cả trong vấn đề chất lượng phản biện, văn phong khoa học,… Chúng tôi cũng ghi nhận về một ban biên tập được đánh giá là xuất sắc với Tổng Biên tập có uy tín cao trong cộng đồng khoa học”.
Anh hùng Lao động, Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Duy Tân tặng hoa cho lãnh đạo tạp chí trong ngày giới thiệu ấn phẩm năm 2018
Hiện tại, GS-TS Dương Quang Trung giữ chức Tổng biên tập Tạp chí, TS.Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng ĐH Duy Tân giữ chức đồng Tổng biên tập Tạp chí.
GS-TS Dương Quang Trung chia sẻ: “Một Tạp chí quốc tế chuyên ngành có thực sự uy tín, thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn, của các nhà nghiên cứu, của độc giả là giới khoa học và các đối tượng nghiên cứu ứng dụng hay không, đều nhờ vào các tên tuổi xuất hiện trên Tạp chí cùng các bài báo, các công trình, các phát hiện mới của các tác giả và các trích dẫn từ tạp chí. Bởi vậy, việc mời cho được và phát huy có hiệu quả những ‘cây bút’ khoa học, các cộng tác viên chuyên ngành có uy tín luôn là nhiệm vụ hàng đầu của Ban biên tập để tạp chí luôn là một ấn phẩm có chất lượng, có ích trong cộng đồng xã hội”.
Được biết, hiện nay, ở Việt Nam chỉ có 9 tạp chí được ghi nhận trong Hệ thống Danh mục của SCOPUS và Tạp chí Mạng Công nghiệp và Hệ thống Thông minh (EAI Endorsed Transactions on Industrial Networks and Intelligent Systems) của ĐH Duy Tân là tạp chí đầu tiên và duy nhất của một cơ sở giáo dục hay nghiên cứu ở miền Trung Việt Nam được vào danh mục SCOPUS.
Link của tạp chí: https://eudl.eu/journal/inis
Nguồn: https://thanhnien.vn/giao-duc/tap-chi-cua-dh-duy-tan-duoc-dua-vao-danh-muc-scopus-1389673.html
Tạp chí vừa chính thức được Hội đồng Tuyển chọn Nội dung và Tư vấn (CSAB) đánh giá thông qua và được chấp nhận vào hệ thống cơ sở dữ liệu SCOPUS.
Đây là tạp chí do Đại học (ĐH) Duy Tân (DTU) và Tổ chức EAI (European Alliance for Innovation) có 90.000 thành viên đến từ 167 quốc gia, đồng tài trợ và tổ chức xuất bản.
Tạp chí Mạng Công nghiệp và Hệ thống Thông minh của ĐH Duy Tân và EAI
SCOPUS được xây dựng từ tháng 11.2004, thuộc sở hữu của Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan). Đây là một cơ sở dữ liệu thư mục chứa 57 triệu bản tóm tắt, gần 22.000 danh mục từ hơn 5.000 nhà xuất bản, trong đó hơn 30.000 là các tạp chí đánh giá chuyên ngành trong các lĩnh vực Khoa học, Kỹ thuật, Y tế, Xã hội, Nghệ thuật và Nhân văn. Để được đưa vào danh sách SCOPUS, các tạp chí phải được đánh giá rất nghiêm túc về chất lượng, mức độ ảnh hưởng, danh tiếng của nhà xuất bản, sự uy tín và đa dạng của các tác giả, ban biên tập…
Tạp chí Mạng Công nghiệp và Hệ thống Thông minh của ĐH Duy Tân tập trung vào các chủ đề:
- Ứng dụng của mạng cảm biến không dây,
- Dữ liệu lớn,
- Mạng truyền thông tin và điều khiển trong công nghiệp,
- Tính toán thông minh trong tự động hóa,
- Giải thuật tiến hóa,
- Trí tuệ nhân tạo (AI),
- Máy học (Machine Learning),
- Thiết kế phần cứng và phần mềm cho các hệ thống thông minh,
- Mô phỏng và kiểm thử các mạng công nghiệp và hệ thống thông minh, các ứng dụng cho thành phố thông minh, khu công nghiệp thông minh, y tế điện tử, giao thông thông minh,…
- Các ứng dụng đa phương tiện, phương pháp nhận dạng, quản lý nội dung, quản lý tri thức,…
Các đề tài này được nghiên cứu và thể hiện thông qua các bài báo khoa học nhằm cung cấp cho độc giả các kiến thức sâu và rộng, hỗ trợ đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Nhóm đánh giá để đưa Tạp chí mạng Công nghiệp & Hệ thống thông minh vào hệ thống dữ liệu SCOPUS đã nhận định: “Ngày nay, càng có thêm nhiều người quan tâm đến các lĩnh vực mà tạp chí đang công bố. Mức độ ảnh hưởng của tạp chí trong ngành khá cao thông qua số lượng trích dẫn lớn. Chúng tôi sẽ luôn theo dõi sự tiến bộ của tạp chí cả trong vấn đề chất lượng phản biện, văn phong khoa học,… Chúng tôi cũng ghi nhận về một ban biên tập được đánh giá là xuất sắc với Tổng Biên tập có uy tín cao trong cộng đồng khoa học”.
Anh hùng Lao động, Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Duy Tân tặng hoa cho lãnh đạo tạp chí trong ngày giới thiệu ấn phẩm năm 2018
Hiện tại, GS-TS Dương Quang Trung giữ chức Tổng biên tập Tạp chí, TS.Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng ĐH Duy Tân giữ chức đồng Tổng biên tập Tạp chí.
GS-TS Dương Quang Trung chia sẻ: “Một Tạp chí quốc tế chuyên ngành có thực sự uy tín, thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn, của các nhà nghiên cứu, của độc giả là giới khoa học và các đối tượng nghiên cứu ứng dụng hay không, đều nhờ vào các tên tuổi xuất hiện trên Tạp chí cùng các bài báo, các công trình, các phát hiện mới của các tác giả và các trích dẫn từ tạp chí. Bởi vậy, việc mời cho được và phát huy có hiệu quả những ‘cây bút’ khoa học, các cộng tác viên chuyên ngành có uy tín luôn là nhiệm vụ hàng đầu của Ban biên tập để tạp chí luôn là một ấn phẩm có chất lượng, có ích trong cộng đồng xã hội”.
Được biết, hiện nay, ở Việt Nam chỉ có 9 tạp chí được ghi nhận trong Hệ thống Danh mục của SCOPUS và Tạp chí Mạng Công nghiệp và Hệ thống Thông minh (EAI Endorsed Transactions on Industrial Networks and Intelligent Systems) của ĐH Duy Tân là tạp chí đầu tiên và duy nhất của một cơ sở giáo dục hay nghiên cứu ở miền Trung Việt Nam được vào danh mục SCOPUS.
Link của tạp chí: https://eudl.eu/journal/inis
Nguồn: https://thanhnien.vn/giao-duc/tap-chi-cua-dh-duy-tan-duoc-dua-vao-danh-muc-scopus-1389673.html
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Similar topics
» 4 đại học của Việt Nam trên Bảng xếp hạng CWUR
» Đại học Duy Tân vươn lên vị trí số 2 các đại học Việt Nam trên Bảng xếp hạng URAP 2020
» 17 trường Đại học của Việt Nam có mặt trên Bảng Xếp hạng URAP 2022
» 6 trường Đại học của Việt Nam vào bảng xếp hạng CWUR 2022
» ĐH Duy Tân xếp thứ 3 trong 8 trường Đại học của Việt Nam trên bảng URAP 2019
» Đại học Duy Tân vươn lên vị trí số 2 các đại học Việt Nam trên Bảng xếp hạng URAP 2020
» 17 trường Đại học của Việt Nam có mặt trên Bảng Xếp hạng URAP 2022
» 6 trường Đại học của Việt Nam vào bảng xếp hạng CWUR 2022
» ĐH Duy Tân xếp thứ 3 trong 8 trường Đại học của Việt Nam trên bảng URAP 2019
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết