Hội nghị Trực tuyến Chương trình Hỗ trợ Du học Nhật Bản của Quỹ Jooss
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hội nghị Trực tuyến Chương trình Hỗ trợ Du học Nhật Bản của Quỹ Jooss
Hội nghị Trực tuyến Chương trình Hỗ trợ Du học Nhật Bản của Quỹ Jooss
Sáng ngày 11/4/2021, Hội nghị Trực tuyến Chương trình Hỗ trợ Du học Nhật Bản của Quỹ Jooss đã được tổ chức tại Đại học Duy Tân, cơ sở số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng. Tham dự Hội nghị có ông Shohei Yabuki - Trưởng Đại diện Quỹ Jooss tại Việt Nam; TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân, TS. Lê Vĩnh An - Viện trưởng Viện Hợp tác Chiến lược Việt-Nhật (VJISC) cùng cán bộ, giảng viên của các đơn vị liên quan và đông đảo sinh viên Đại học Duy Tân.
Jooss là Quỹ Hỗ trợ Duhọc trực thuộc Tập đoàn Nagata - Nhật Bản hoạt động với mục tiêu kết nối với các trường đại học có sinh viên muốn đi duhọc tại Nhật Bản hay sinh viên muốn nâng cao trình độ tiếng Nhật để làm việc trong các doanh nghiệp của Nhật Bản. Mục tiêu này cũng góp phần thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản thông qua các hoạt động văn hóa, giáo dục.
Giảng viên của Đại học Duy Tân chụp hình lưu niệm cùng các đại diện Quỹ Jooss
Phát biểu tại Hội nghị, ông Shohei Yabuki - Trưởng đại diện Quỹ Jooss tại Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi vô cùng ấn tượng với những thành tựu về đào tạo và nghiên cứu của Đại học Duy Tân trong hơn 26 năm xây dựng và phát triển đồng thời rất vui khi được hợp tác với trường đại học có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất tại miền Trung Việt Nam. Trong thời gian tới, chương trình Hỗ trợ Du học Nhật Bản của Quỹ Jooss tại Đại học Duy Tân sẽ ‘sát cánh’ cùng nhiều sinh viên Duy Tân trong hành trình tiếp cận và trải nghiệm nền giáo dục tiên tiến tại xứ sở hoa anh đào. Chương trình sẽ là ‘cầu nối’ giúp các bạn trẻ có nguyện vọng thực tập, duhọc và làm việc tại Nhật Bản tiếp cận gần hơn với các trường đại học uy tín và nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. Chúng tôi tin tưởng, sinh viên tốt nghiệp chương trình Việt-Nhật của Đại học Duy Tân sẽ giỏi chuyên môn, vững tiếng Nhật, nhanh chóng tạo lập được vị trí nghề nghiệp trong xã hội sau khi ra trường.”
Nâng cao trình độ tiếng Nhật cùng cơ hội thực tập có lương tại Nhật Bản
Tham gia chương trình Hỗ trợ Du học Nhật Bản của Quỹ Jooss tại Đại học Duy Tân, sinh viên sẽ được hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật tại Trung tâm Learning and Testing Center (LTC) của Đại học Duy Tân. Bên cạnh việc cử giảng viên người Nhật tham gia vào chương trình giảng dạy tiếng Nhật, Jooss cũng hỗ trợ về giáo trình tiếng Nhật, các công cụ như smart phone, máy casette,… để phục vụ đào tạo E-learning cho sinh viên.
Do vậy, sinh viên sẽ được:
- Đào tạo tiếng Nhật tại Khoa Tiếng Nhật hoặc Trung tâm LTC của Đại học Duy Tân ngay sau khi nhập học;
- Được sang Nhật theo chương trình trao đổi sinh viên (Student Exchange) từ 2 tuần đến 1 tháng vào cuối học kỳ 2 hoặc đầu học kỳ 3 nếu đạt trình độ N4 tiếng Nhật.
- Được tham gia chương trình thực tập doanh nghiệp (Internship) có hỗ trợ sinh hoạt phí tại các doanh nghiệp ở Nhật từ 6 tháng đến 12 tháng nếu đạt trình độ tiếng Nhật từ N3 trở lên, được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình thực tập doanh nghiệp Nhật Bản. Sau thời gian thực tập sẽ đạt trình độ tiếng Nhật N2.
- Trường hợp sau khi hoàn thành chương trình Internship, sinh viên có nguyện vọng làm việc theo hợp đồng lao động thì sẽ được các công ty Nhật Bản tuyển dụng làm việc tối thiểu 5 năm tại Nhật, lương trung bình 25.000.000 đ/tháng.
Đông đảo sinh viên và những người quan tâm đến tham dự Hội nghị Trực tuyến
Chương trình Hỗ trợ Du học Nhật Bản của Quỹ Jooss
Sinh viên tham gia chương trình thực tập doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm trong môi trường làm việc tiên tiến, thiết thực và hiệu quả nhằm nắm bắt nhu cầu thực tế của xã hội về ngành nghề để tự tin làm việc.
Nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp và làm việc lâu dài tại đất nước “mặt trời mọc”
Cùng với nhiều ưu đãi chỉ dành riêng cho sinh viên tham gia chương trình Hỗ trợ Du học Nhật Bản của Quỹ Jooss tại Đại học Duy Tân, các bạn sẽ được thỏa sức lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân trong đa dạng các khối ngành khác nhau:
1. Khối ngành Kỹ thuật & Công nghệ
- Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering)
- Kỹ thuật Điện-Điện tử (Electrical and Electronic Engineering)
- Kiến trúc (Architecture)
- Thiết kế đồ hoạ (Graphic design)
- Kỹ thuật xây dựng (Civil Engineering)
- Công nghệ môi trường (Invironmental Technology)
2. Khối ngành Tin học
- Hệ thống thông tin (Information Systems)
- Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering)
- Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)
- Khoa học dữ liệu (Data Science)
- Mạng máy tính và Viễn thông (Computer Networks and Telecommunications)
- Bảo mật thông tin (Information Security)
3. Khối ngành Sức khoẻ
- Điều dưỡng (Nurshing)
- Khoa học dược phẩm (Pharmaceutical Sciences)
- Sức khoẻ và dinh dưỡng (Health and Nutrition)
4. Khối ngành Kinh tế
- Quản trị kinh doanh (Business Administration)
- Kinh doanh và Thương mại (Business and Commerce)
5. Du lịch (Tourism)
- Quản lý Nhà hàng & Khách sạn (Restaurant & Hotel Management)
- Lữ hành (Travel)
- Tổ chức sự kiện (Events)
6. Ngôn ngữ tiếng Nhật (Japanese Language Studies)
...
Theo khung chương trình đào tạo, sau khi kết thúc 2 năm học tại Đại học Duy Tân và đạt trình độ tiếng Nhật N3 trở lên, sinh viên theo học chương trình Việt - Nhật của Viện VJISC sẽ được chuyển tiếp học liên thông tại các trường đại học của Nhật Bản theo chương trình 2+1+2 (2 năm học đại cương, cơ sở ngành và tiếng Nhật trình độ N3 ở Đại học Duy Tân + 1 năm học tiếng Nhật trình độ N2 ở Nhật Bản + 2 năm học chuyên môn ở đại học Nhật Bản).
Các sinh viên tốt nghiệp đạt trình độ tiếng Nhật từ N2 đến N1 sẽ được Đại học Duy Tân và các đại học tại Nhật Bản phối hợp cấp bằng Double Degree (có giá trị làm việc ở cả hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản) đồng thời được các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên tuyển dụng với mức lương khoảng 20.000.000 đồng/tháng ở Việt Nam và 40.000.000 đ/tháng tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, người học còn được hỗ trợ giới thiệu việc làm thêm trong thời gian học tập ở Nhật với mức thu nhập tối đa khoảng 18.000.000 đ/tháng, được giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Nhật Bản và tại Việt Nam ngay sau khi tốt nghiệp.
TS. Lê Vĩnh An - Viện trưởng Viện Hợp tác chiến lược Việt-Nhật (VJISC) cho biết: “Nhật Bản, xứ sở của hoa Anh đào, đất nước mặt trời mọc, nơi khởi nguồn của những huyền thoại văn hoá-lịch sử, thành tựu kỹ thuật công nghệ thời đại và nền giáo dục đào tạo tiên tiến bậc nhất trên thế giới. Những thập niên gần đây, Nhật Bản đã trở thành một trong những thị trường lao động tiềm năng và bền vững bậc nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, thu hút hàng triệu nhân lực nước ngoài đến học tập và làm việc hàng năm.
Chương trình hợp tác đào tạo Việt-Nhật của Đại học Duy Tân sẽ góp phần giúp các bạn sinh viên nhanh chóng biến ước mơ thành hiện thực thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, thực tập doanh nghiệp, thực tập sinh và duhọc Nhật Bản,... Với mạng lưới đối tác sâu rộng gồm hệ thống các trường đại học, doanh nghiệp và các quỹ hỗ trợ duhọc Nhật Bản, chương trình hợp tác đào tạo của Viện Hợp tác Chiến lược Việt-Nhật (VJISC) - Đại học Duy Tân sẽ mở ra con đường nâng cao trình độ chuyên môn trong nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến trong cuộc sống cho các bạn sinh viên.”
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5018&pid=2064&lang=vi-VN
Sáng ngày 11/4/2021, Hội nghị Trực tuyến Chương trình Hỗ trợ Du học Nhật Bản của Quỹ Jooss đã được tổ chức tại Đại học Duy Tân, cơ sở số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng. Tham dự Hội nghị có ông Shohei Yabuki - Trưởng Đại diện Quỹ Jooss tại Việt Nam; TS. Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân, TS. Lê Vĩnh An - Viện trưởng Viện Hợp tác Chiến lược Việt-Nhật (VJISC) cùng cán bộ, giảng viên của các đơn vị liên quan và đông đảo sinh viên Đại học Duy Tân.
Jooss là Quỹ Hỗ trợ Duhọc trực thuộc Tập đoàn Nagata - Nhật Bản hoạt động với mục tiêu kết nối với các trường đại học có sinh viên muốn đi duhọc tại Nhật Bản hay sinh viên muốn nâng cao trình độ tiếng Nhật để làm việc trong các doanh nghiệp của Nhật Bản. Mục tiêu này cũng góp phần thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản thông qua các hoạt động văn hóa, giáo dục.
Giảng viên của Đại học Duy Tân chụp hình lưu niệm cùng các đại diện Quỹ Jooss
Phát biểu tại Hội nghị, ông Shohei Yabuki - Trưởng đại diện Quỹ Jooss tại Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi vô cùng ấn tượng với những thành tựu về đào tạo và nghiên cứu của Đại học Duy Tân trong hơn 26 năm xây dựng và phát triển đồng thời rất vui khi được hợp tác với trường đại học có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất tại miền Trung Việt Nam. Trong thời gian tới, chương trình Hỗ trợ Du học Nhật Bản của Quỹ Jooss tại Đại học Duy Tân sẽ ‘sát cánh’ cùng nhiều sinh viên Duy Tân trong hành trình tiếp cận và trải nghiệm nền giáo dục tiên tiến tại xứ sở hoa anh đào. Chương trình sẽ là ‘cầu nối’ giúp các bạn trẻ có nguyện vọng thực tập, duhọc và làm việc tại Nhật Bản tiếp cận gần hơn với các trường đại học uy tín và nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. Chúng tôi tin tưởng, sinh viên tốt nghiệp chương trình Việt-Nhật của Đại học Duy Tân sẽ giỏi chuyên môn, vững tiếng Nhật, nhanh chóng tạo lập được vị trí nghề nghiệp trong xã hội sau khi ra trường.”
Nâng cao trình độ tiếng Nhật cùng cơ hội thực tập có lương tại Nhật Bản
Tham gia chương trình Hỗ trợ Du học Nhật Bản của Quỹ Jooss tại Đại học Duy Tân, sinh viên sẽ được hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật tại Trung tâm Learning and Testing Center (LTC) của Đại học Duy Tân. Bên cạnh việc cử giảng viên người Nhật tham gia vào chương trình giảng dạy tiếng Nhật, Jooss cũng hỗ trợ về giáo trình tiếng Nhật, các công cụ như smart phone, máy casette,… để phục vụ đào tạo E-learning cho sinh viên.
Do vậy, sinh viên sẽ được:
- Đào tạo tiếng Nhật tại Khoa Tiếng Nhật hoặc Trung tâm LTC của Đại học Duy Tân ngay sau khi nhập học;
- Được sang Nhật theo chương trình trao đổi sinh viên (Student Exchange) từ 2 tuần đến 1 tháng vào cuối học kỳ 2 hoặc đầu học kỳ 3 nếu đạt trình độ N4 tiếng Nhật.
- Được tham gia chương trình thực tập doanh nghiệp (Internship) có hỗ trợ sinh hoạt phí tại các doanh nghiệp ở Nhật từ 6 tháng đến 12 tháng nếu đạt trình độ tiếng Nhật từ N3 trở lên, được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình thực tập doanh nghiệp Nhật Bản. Sau thời gian thực tập sẽ đạt trình độ tiếng Nhật N2.
- Trường hợp sau khi hoàn thành chương trình Internship, sinh viên có nguyện vọng làm việc theo hợp đồng lao động thì sẽ được các công ty Nhật Bản tuyển dụng làm việc tối thiểu 5 năm tại Nhật, lương trung bình 25.000.000 đ/tháng.
Đông đảo sinh viên và những người quan tâm đến tham dự Hội nghị Trực tuyến
Chương trình Hỗ trợ Du học Nhật Bản của Quỹ Jooss
Sinh viên tham gia chương trình thực tập doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm trong môi trường làm việc tiên tiến, thiết thực và hiệu quả nhằm nắm bắt nhu cầu thực tế của xã hội về ngành nghề để tự tin làm việc.
Nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp và làm việc lâu dài tại đất nước “mặt trời mọc”
Cùng với nhiều ưu đãi chỉ dành riêng cho sinh viên tham gia chương trình Hỗ trợ Du học Nhật Bản của Quỹ Jooss tại Đại học Duy Tân, các bạn sẽ được thỏa sức lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân trong đa dạng các khối ngành khác nhau:
1. Khối ngành Kỹ thuật & Công nghệ
- Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering)
- Kỹ thuật Điện-Điện tử (Electrical and Electronic Engineering)
- Kiến trúc (Architecture)
- Thiết kế đồ hoạ (Graphic design)
- Kỹ thuật xây dựng (Civil Engineering)
- Công nghệ môi trường (Invironmental Technology)
2. Khối ngành Tin học
- Hệ thống thông tin (Information Systems)
- Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering)
- Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)
- Khoa học dữ liệu (Data Science)
- Mạng máy tính và Viễn thông (Computer Networks and Telecommunications)
- Bảo mật thông tin (Information Security)
3. Khối ngành Sức khoẻ
- Điều dưỡng (Nurshing)
- Khoa học dược phẩm (Pharmaceutical Sciences)
- Sức khoẻ và dinh dưỡng (Health and Nutrition)
4. Khối ngành Kinh tế
- Quản trị kinh doanh (Business Administration)
- Kinh doanh và Thương mại (Business and Commerce)
5. Du lịch (Tourism)
- Quản lý Nhà hàng & Khách sạn (Restaurant & Hotel Management)
- Lữ hành (Travel)
- Tổ chức sự kiện (Events)
6. Ngôn ngữ tiếng Nhật (Japanese Language Studies)
...
Theo khung chương trình đào tạo, sau khi kết thúc 2 năm học tại Đại học Duy Tân và đạt trình độ tiếng Nhật N3 trở lên, sinh viên theo học chương trình Việt - Nhật của Viện VJISC sẽ được chuyển tiếp học liên thông tại các trường đại học của Nhật Bản theo chương trình 2+1+2 (2 năm học đại cương, cơ sở ngành và tiếng Nhật trình độ N3 ở Đại học Duy Tân + 1 năm học tiếng Nhật trình độ N2 ở Nhật Bản + 2 năm học chuyên môn ở đại học Nhật Bản).
Các sinh viên tốt nghiệp đạt trình độ tiếng Nhật từ N2 đến N1 sẽ được Đại học Duy Tân và các đại học tại Nhật Bản phối hợp cấp bằng Double Degree (có giá trị làm việc ở cả hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản) đồng thời được các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên tuyển dụng với mức lương khoảng 20.000.000 đồng/tháng ở Việt Nam và 40.000.000 đ/tháng tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, người học còn được hỗ trợ giới thiệu việc làm thêm trong thời gian học tập ở Nhật với mức thu nhập tối đa khoảng 18.000.000 đ/tháng, được giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Nhật Bản và tại Việt Nam ngay sau khi tốt nghiệp.
TS. Lê Vĩnh An - Viện trưởng Viện Hợp tác chiến lược Việt-Nhật (VJISC) cho biết: “Nhật Bản, xứ sở của hoa Anh đào, đất nước mặt trời mọc, nơi khởi nguồn của những huyền thoại văn hoá-lịch sử, thành tựu kỹ thuật công nghệ thời đại và nền giáo dục đào tạo tiên tiến bậc nhất trên thế giới. Những thập niên gần đây, Nhật Bản đã trở thành một trong những thị trường lao động tiềm năng và bền vững bậc nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, thu hút hàng triệu nhân lực nước ngoài đến học tập và làm việc hàng năm.
Chương trình hợp tác đào tạo Việt-Nhật của Đại học Duy Tân sẽ góp phần giúp các bạn sinh viên nhanh chóng biến ước mơ thành hiện thực thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, thực tập doanh nghiệp, thực tập sinh và duhọc Nhật Bản,... Với mạng lưới đối tác sâu rộng gồm hệ thống các trường đại học, doanh nghiệp và các quỹ hỗ trợ duhọc Nhật Bản, chương trình hợp tác đào tạo của Viện Hợp tác Chiến lược Việt-Nhật (VJISC) - Đại học Duy Tân sẽ mở ra con đường nâng cao trình độ chuyên môn trong nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến trong cuộc sống cho các bạn sinh viên.”
(Truyền Thông)
Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5018&pid=2064&lang=vi-VN
Được sửa bởi chauhuyen ngày 24/04/21, 09:27 pm; sửa lần 1.
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Hội nghị Trực tuyến Chương trình Hỗ trợ Du học Nhật Bản của Quỹ Jooss
[size=32]Nữ sinh viên duy nhất của lớp và bảng vàng thành tích nghiên cứu khoa học đáng nể[/size]
SVVN - Phụ nữ hoàn toàn có thể học và làm những công việc được cho là chỉ dành riêng cho cánh mày râu. Hà Mỹ Duyên, vừa tốt nghiệp ngành Thiết kế số, Khoa Điện – Điện tử, trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), là một trường hợp như vậy. Duyên vừa góp mặt trong 20 sinh viên được T.Ư Đoàn trao giải thưởng "Nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ" năm 2020.
Duyên kể, trong lớp, mình là sinh viên nữ duy nhất. Việc theo học một ngành “nam tính”, lạ thay lại là định hướng ngay từ đầu của gia đình. Cô bạn hóm hỉnh: “Có lẽ, gia đình hiểu mình từ nhỏ đã… quậy nên cho học ngành này”. Thực tế, chỉ sau một năm theo học, cô bạn quê ở Buôn Hồ, Đắk Lắk cảm thấy mê thật sự với những vi mạch, máy tính, điện từ...
Duyên bộc bạch: “Bản tính mình hay tò mò, hay đặt câu hỏi và muốn hiểu mọi thứ vận hành như thế nào? Với ngành Điện - Điện tử, nếu chỉ nhìn bên ngoài của một thiết bị, mình sẽ không thể nào biết bên trong cấu tạo gồm những gì, hoạt động như thế nào và điều đó khiến mình cảm thấy tò mò. Rồi khi được học, tìm hiểu về chúng, những tò mò của mình được giải đáp. Lĩnh vực tưởng chừng khô khan này cứ thế cuốn hút mình”.
Từ sự cuốn hút đó, Duyên chú tâm học và luôn giành được kết quả cao trong học tập lẫn nghiên cứu khoa học. Năm 2017, Mỹ Duyên được Global SyberSoft Việt Nam trao học bổng JSC dành cho sinh viên có thành tích học tập nổi bật.
Hà Mỹ Duyên nhận danh hiệu "Nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ" 2020. Ảnh: NVCC
Tuy nhiên, điều mà các bạn trong lớp nhớ nhất về Hà Mỹ Duyên chính là các công trình nghiên cứu khoa học ngay từ khi bước chân vào trường. Công trình đầu tiên ra mắt năm 2018 mang tên “Thiết bị cảnh báo hết giấy vệ sinh” của Duyên được đánh giá tốt về ý tưởng. Cùng với người bạn trong lớp, Duyên đã thiết kế và lắp đặt một cảm biến, đặt trong hộp đựng giấy của các nhà vệ sinh công cộng. Khi giấy hết, cuộn lõi sẽ chạm tới cảm biến, lúc này hệ thống tự động gửi tin nhắn về máy điện thoại của nhân viên vệ sinh phụ trách. Ý tưởng này bắt nguồn từ một sự cố “hết giấy” khi nhóm bạn của Duyên sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
“Thay vì phải thường xuyên kiểm tra, thiết bị này sẽ ngay lập tức gửi thông báo và nhân viên sẽ cấp giấy mới, tránh những chuyện dở khóc dở cười cho khách sử dụng”, Duyên kể.
Mỹ Duyên (thứ hai, từ phải sang) trong ngày vinh danh Sinh viên NCKH tiêu biểu TP. Đà Nẵng. Ảnh: NVCC
Năm 2019, Duyên và cậu bạn cùng lớp gây tiếng vang khi đoạt giải Khuyến khích Sinh viên NCKH cấp Bộ và cấp TP. Đà Nẵng, với đề tài “Thiết bị cảnh báo xâm hại tình dục trẻ em”. Nguyên lý hoạt động của thiết bị này là đặt 2 cảm biến để nhận diện các dấu hiệu của việc xâm hại tình dục nơi công cộng. Hệ thống của thiết bị gồm 4 khối chính là hệ thống cảnh báo, hệ thống nguồn, hệ thống điều khiển và hệ thống cảm biến. Hệ thống hoạt động theo cơ chế, khối cảm biến sẽ nhận dạng từng trường hợp đặc biệt, sau đó báo lại khối hệ thống và cuối cùng khối hệ thống sẽ đưa về khối cảnh báo.
Cũng trong năm này, Duyên còn đoạt giải Ba cuộc thi Sinh viên NCKH TP. Đà Nẵng với đề tài “Magic Glasses”. Đó là chiếc kính có thể giúp người đang điều khiển phương tiện giao thông có thể xem được tin nhắn hoặc cuộc gọi nhỡ được hiển thị trên kính mà không cần phải lấy điện thoại ra xem. Ý tưởng hình thành khi Duyên nhận thấy rất nhiều cảnh báo về việc vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa lấy điện thoại ra xem tin nhắn, dẫn đến nhiều vụ tai tạn thương tâm.
Mỹ Duyên và người bạn cùng lớp luôn đồng hành trong các công trình NCKH. Ảnh: NVCC
“Theo mình, nghiên cứu khoa học chính là giải quyết các vấn đề mà thực tế đang đối mặt, không phải cứ đề tài hay, mục tiêu vĩ đại mới là nghiên cứu mà chính là những nhu cầu thiết thực trong cuộc sống. Tri thức là để làm cho cuộc sống tốt hơn và nhân văn hơn”, Duyên nói.
Ngoài thời gian tập trung cho việc học, Duyên còn tích cực tham gia công tác Đoàn, Hội nhằm tạo thêm cơ hội giao lưu kết bạn và học hỏi kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng mềm. Duyên là Bí thư lớp K21ETS, Ủy viên BCH Liên Chi đoàn Khoa Điện - Điện tử.
Những nghiên cứu thiết thực và nổi bật của Hà Mỹ Duyên đã giúp cô bạn sinh năm 1997 này được vinh danh “Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ” năm 2020. Thời điểm đó, điểm số học tập của cô bạn khá lý tưởng với trung bình chung: 3,21 điểm và trung bình các môn chuyên ngành là 3,36. “Đó sẽ là động lực để mình có thêm đam mê và cố gắn nhiều hơn nữa. Sau khi ra trường, mình muốn tiếp tục con đường nghiên cứu”, Duyên bày tỏ.
Khoa Tư
Nguồn: https://svvn.tienphong.vn/nu-sinh-vien-duy-nhat-cua-lop-va-bang-vang-thanh-tich-nghien-cuu-khoa-hoc-dang-ne-post1318451.tpo
SVVN - Phụ nữ hoàn toàn có thể học và làm những công việc được cho là chỉ dành riêng cho cánh mày râu. Hà Mỹ Duyên, vừa tốt nghiệp ngành Thiết kế số, Khoa Điện – Điện tử, trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), là một trường hợp như vậy. Duyên vừa góp mặt trong 20 sinh viên được T.Ư Đoàn trao giải thưởng "Nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ" năm 2020.
Duyên kể, trong lớp, mình là sinh viên nữ duy nhất. Việc theo học một ngành “nam tính”, lạ thay lại là định hướng ngay từ đầu của gia đình. Cô bạn hóm hỉnh: “Có lẽ, gia đình hiểu mình từ nhỏ đã… quậy nên cho học ngành này”. Thực tế, chỉ sau một năm theo học, cô bạn quê ở Buôn Hồ, Đắk Lắk cảm thấy mê thật sự với những vi mạch, máy tính, điện từ...
Duyên bộc bạch: “Bản tính mình hay tò mò, hay đặt câu hỏi và muốn hiểu mọi thứ vận hành như thế nào? Với ngành Điện - Điện tử, nếu chỉ nhìn bên ngoài của một thiết bị, mình sẽ không thể nào biết bên trong cấu tạo gồm những gì, hoạt động như thế nào và điều đó khiến mình cảm thấy tò mò. Rồi khi được học, tìm hiểu về chúng, những tò mò của mình được giải đáp. Lĩnh vực tưởng chừng khô khan này cứ thế cuốn hút mình”.
Từ sự cuốn hút đó, Duyên chú tâm học và luôn giành được kết quả cao trong học tập lẫn nghiên cứu khoa học. Năm 2017, Mỹ Duyên được Global SyberSoft Việt Nam trao học bổng JSC dành cho sinh viên có thành tích học tập nổi bật.
Hà Mỹ Duyên nhận danh hiệu "Nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ" 2020. Ảnh: NVCC
Tuy nhiên, điều mà các bạn trong lớp nhớ nhất về Hà Mỹ Duyên chính là các công trình nghiên cứu khoa học ngay từ khi bước chân vào trường. Công trình đầu tiên ra mắt năm 2018 mang tên “Thiết bị cảnh báo hết giấy vệ sinh” của Duyên được đánh giá tốt về ý tưởng. Cùng với người bạn trong lớp, Duyên đã thiết kế và lắp đặt một cảm biến, đặt trong hộp đựng giấy của các nhà vệ sinh công cộng. Khi giấy hết, cuộn lõi sẽ chạm tới cảm biến, lúc này hệ thống tự động gửi tin nhắn về máy điện thoại của nhân viên vệ sinh phụ trách. Ý tưởng này bắt nguồn từ một sự cố “hết giấy” khi nhóm bạn của Duyên sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
“Thay vì phải thường xuyên kiểm tra, thiết bị này sẽ ngay lập tức gửi thông báo và nhân viên sẽ cấp giấy mới, tránh những chuyện dở khóc dở cười cho khách sử dụng”, Duyên kể.
Mỹ Duyên (thứ hai, từ phải sang) trong ngày vinh danh Sinh viên NCKH tiêu biểu TP. Đà Nẵng. Ảnh: NVCC
Năm 2019, Duyên và cậu bạn cùng lớp gây tiếng vang khi đoạt giải Khuyến khích Sinh viên NCKH cấp Bộ và cấp TP. Đà Nẵng, với đề tài “Thiết bị cảnh báo xâm hại tình dục trẻ em”. Nguyên lý hoạt động của thiết bị này là đặt 2 cảm biến để nhận diện các dấu hiệu của việc xâm hại tình dục nơi công cộng. Hệ thống của thiết bị gồm 4 khối chính là hệ thống cảnh báo, hệ thống nguồn, hệ thống điều khiển và hệ thống cảm biến. Hệ thống hoạt động theo cơ chế, khối cảm biến sẽ nhận dạng từng trường hợp đặc biệt, sau đó báo lại khối hệ thống và cuối cùng khối hệ thống sẽ đưa về khối cảnh báo.
Cũng trong năm này, Duyên còn đoạt giải Ba cuộc thi Sinh viên NCKH TP. Đà Nẵng với đề tài “Magic Glasses”. Đó là chiếc kính có thể giúp người đang điều khiển phương tiện giao thông có thể xem được tin nhắn hoặc cuộc gọi nhỡ được hiển thị trên kính mà không cần phải lấy điện thoại ra xem. Ý tưởng hình thành khi Duyên nhận thấy rất nhiều cảnh báo về việc vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa lấy điện thoại ra xem tin nhắn, dẫn đến nhiều vụ tai tạn thương tâm.
Mỹ Duyên và người bạn cùng lớp luôn đồng hành trong các công trình NCKH. Ảnh: NVCC
“Theo mình, nghiên cứu khoa học chính là giải quyết các vấn đề mà thực tế đang đối mặt, không phải cứ đề tài hay, mục tiêu vĩ đại mới là nghiên cứu mà chính là những nhu cầu thiết thực trong cuộc sống. Tri thức là để làm cho cuộc sống tốt hơn và nhân văn hơn”, Duyên nói.
Ngoài thời gian tập trung cho việc học, Duyên còn tích cực tham gia công tác Đoàn, Hội nhằm tạo thêm cơ hội giao lưu kết bạn và học hỏi kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng mềm. Duyên là Bí thư lớp K21ETS, Ủy viên BCH Liên Chi đoàn Khoa Điện - Điện tử.
Những nghiên cứu thiết thực và nổi bật của Hà Mỹ Duyên đã giúp cô bạn sinh năm 1997 này được vinh danh “Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ” năm 2020. Thời điểm đó, điểm số học tập của cô bạn khá lý tưởng với trung bình chung: 3,21 điểm và trung bình các môn chuyên ngành là 3,36. “Đó sẽ là động lực để mình có thêm đam mê và cố gắn nhiều hơn nữa. Sau khi ra trường, mình muốn tiếp tục con đường nghiên cứu”, Duyên bày tỏ.
Khoa Tư
Nguồn: https://svvn.tienphong.vn/nu-sinh-vien-duy-nhat-cua-lop-va-bang-vang-thanh-tich-nghien-cuu-khoa-hoc-dang-ne-post1318451.tpo
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Hội nghị Trực tuyến Chương trình Hỗ trợ Du học Nhật Bản của Quỹ Jooss
[size=32]ĐH Duy Tân phát triển ứng dụng Phát hiện Covid-19 qua xử lý phim Xquang, CT[/size]
Với sự xuất hiện của nhiều biến thể Covid-19 phức tạp, thì việc tạo ra những ứng dụng hỗ trợ các bác sĩ trong việc đưa ra các chẩn đoán nhanh và chính xác là vô cùng cấp thiết để kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Thành công khi nghiên cứu và cho ra đời “Ứng dụng Phát hiện Covid-19 qua xử lý ảnh phim chụp X-quang và CT”, các nhà khoa học của Đại học (ĐH) Duy Tân mong muốn góp sức mình vào công tác kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
TS Dương Tuấn Linh (ảnh trên) cùng các cán bộ của Trung tâm CSE - ĐH Duy Tân nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng
Chứng kiến sự đảo lộn trong sinh hoạt, việc làm cũng như sức khỏe người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong những ngày đầu dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam, TS Dương Tuấn Linh - cán bộ nghiên cứu của ĐH Duy Tân đã đưa ra ý tưởng cho ra đời “Ứng dụng Phát hiện Covid-19 qua xử lý ảnh phim chụp X-quang và CT” - CO2C dựa trên nền tảng Trí tuệ nhân tạo, để góp phần trợ giúp các bác sĩ chẩn đoán Covid-19. Từng có kinh nghiệm trong nghiên cứu về mạng thần kinh tích chập sâu EfficientNet, TS Dương Tuấn Linh đã thu thập các bài báo khoa học để có thêm các dữ liệu ảnh X-quang và CT sau đó đưa ra cách thức để triển khai ý tưởng này.
“Trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng nếu dùng nguyên bản mạng EfficientNet, hiệu năng của mô hình chỉ phân loại được các ảnh X-quang hay CT theo 2 nhóm là có bệnh và không có bệnh. Đây thực sự là một vấn đề lớn… nhưng sau khi tìm cách thay đổi các lớp cuối cùng, gọi là ‘fully connected layer’ có tác dụng phân loại chi tiết và phải trải qua rất nhiều thí nghiệm khác nhau khi thay ra, thêm vào, tinh chỉnh thông số,… tôi mới tìm ra được cách đưa vào mạng cơ bản (backbone) các lớp thần kinh mới để tăng hiệu suất phân loại các tác nhân khác nhau gây viêm phổi.
Kết quả là mô hình cho một ứng dụng dựa trên AI của chúng tôi có thể phân loại được ảnh X-quang hay CT có biểu hiện bệnh Covid-19, Lao phổi hay Viêm phổi xuất phát từ các tác nhân nào như: nhiễm vi khuẩn, virus, COPD, SARS-CoV-1, hay MERS-CoV (SARS-CoV-1 và MERS-CoV đều là bệnh gây ra bởi tác nhân là Corona virus, giống như SARS-CoV-2 hay ta thường gọi là Covid-19) so với ảnh phổi của người không bị bệnh”, TS Dương Tuấn Linh cho biết.
Hình ảnh thu được dự đoán người bệnh có nhiễm hay không nhiễm bệnh và cụ thể tác nhân gây bệnh
Kết quả đạt được:
- Đối với phim X-quang, ứng dụng đạt độ chính xác tổng quát (accuracy) trên tập ảnh kiểm tra độc lập là ~97%.
- Đối với ảnh CT vùng ngực, ứng dụng đạt độ chính xác tổng quát (accuracy) trên tập ảnh kiểm tra độc lập là ~99,28%.
Đã có một số công bố quốc tế ISI/Scopus của nhóm nghiên cứu liên quan tới việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo vào nghiên cứu phát triển ứng dụng này.
Nghiên cứu của TS Dương Tuấn Linh đã được TS Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng trường ĐH Duy Tân ủng hộ và phối hợp nhóm thiết kế phần mềm cùng triển khai ứng dụng. Tham khảo ý kiến các bác sĩ tại bệnh viện và TS-BS Hoàng Hà - bác sĩ tại trường ĐH Duy Tân về sự cần thiết và khả thi của ý tưởng, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một mô hình máy học để triển khai lên web và ứng dụng mobile.
• Đối với nền tảng web, nhóm nghiên cứu đã sử dụng ngôn ngữ Java để xây dựng phần lõi xử lý; HTML, CSS và Javascript để xây dựng giao diện người dùng.
• Đối với nền tảng mobile, nhóm nghiên cứu sử dụng ngôn ngữ Java (cho Android) và Swift (cho iOS) để xây dựng ứng dụng.
Về phần cài đặt:
- Tiện ích có sẵn ở địa chỉ web: co2c.duytan.edu.vn
- Đối với ứng dụng trên Android, người dùng có thể vào CHPlay và tìm kiếm ứng dụng CO2C (CO = Covid, 2C = CT và C-ray) để tải về.
Người dùng có thể sử dụng web hay app bằng cách chọn và upload hình ảnh X-quang/CT lên hệ thống, hệ thống sẽ trả về kết quả dự đoán cho người dùng. Chức năng trên web hoạt động cũng tương tự với chức năng trên Android.
Ứng dụng được thao tác trên máy tính và điện thoại di động
Các kết quả mà hệ thống trả về là dự đoán một hình ảnh X-quang hay CT có nhiễm bệnh hay không và nếu bị bệnh thì bị nhiễm do tác nhân gì. Với mỗi bệnh nhân chụp CT phổi sẽ cho ra ít nhất 32 ảnh cho tới 256 ảnh (thậm chí nhiều hơn, phụ thuộc vào số dãy của máy chụp CT). Trong khi đó, ứng dụng trên nền tảng web có thể cho ra kết quả chẩn đoán cho từng ảnh cũng như cho cả bệnh nhân (thông qua file PDF có gán mã bảo mật QR liên quan) giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán nhiều hình ảnh cùng một lúc. Các bác sĩ cũng có thể kiểm tra chéo các kết quả trước đó mà họ đã chỉ định chụp chiếu cho bệnh nhân trong một khoảng thời gian nào đó, dựa vào mã bệnh nhân hay mã của mỗi ảnh.
Hiện tại, trên thế giới cũng đã có những ứng dụng chẩn đoán Covid-19 như “Chẩn đoán thông qua tiếng ho”, tuy nhiên, chưa có ứng dụng nào tích hợp chẩn đoán Covid-19 và Lao phổi hay chẩn đoán được bằng cả ảnh CT và ảnh X-quang như “Ứng dụng Phát hiện Covid-19 qua Xử lý Ảnh phim chụp X-quang và CT” do nhóm cán bộ của ĐH Duy Tân nghiên cứu. Bởi vậy, thành công trong nghiên cứu và đưa ra thị trường một ứng dụng hữu ích, tiện lợi trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát và phức tạp như hiện nay sẽ thực sự có ý nghĩa, góp phần tích cực hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán nhanh và chính xác tình trạng bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như Covid-19 hay viêm phổi, lao phổi,… của bệnh nhân.
Trước đó, ĐH Duy Tân cũng đã nghiên cứu thành công và cho ra mắt:
- Máy thở dtu-VENT được thiết kế “2 trong 1”, tích hợp cả chức năng “thở không xâm nhập” và “thở xâm nhập”, cùng nhiều chức năng khác như:
o Bảng điều khiển cảm ứng có thể điều khiển từ xa,
o Khả năng điều khiển giám sát nhiều máy thở cùng lúc,
o Khả năng cảnh báo để các bác sĩ và y tá xử lý các trường hợp bất thường một cách kịp thời.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về ĐH Duy Tân tại đây.
ĐẠI HỌC DUY TÂN
- 1 trong 400 ĐH Tốt nhất châu Á năm 2021 theo QS Asian University Rankings.
- ĐH thứ 2 của VN đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.
- Xếp thứ 3/4 ĐH của VN (thứ 1659 thế giới) trên bảng xếp hạng các ĐH trên Thế giới - CWUR.
- Xếp thứ 2/12 ĐH của VN (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
- Xếp thứ 2 của VN trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
- Xếp thứ 3 VN, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường ĐH trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 1.2021.
Nguồn: thanhnien.vn/giao-duc/dh-duy-tan-phat-trien-ung-dung-phat-hien-covid-19-qua-xu-ly-phim-xquang-ct-1367959.html
Với sự xuất hiện của nhiều biến thể Covid-19 phức tạp, thì việc tạo ra những ứng dụng hỗ trợ các bác sĩ trong việc đưa ra các chẩn đoán nhanh và chính xác là vô cùng cấp thiết để kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Thành công khi nghiên cứu và cho ra đời “Ứng dụng Phát hiện Covid-19 qua xử lý ảnh phim chụp X-quang và CT”, các nhà khoa học của Đại học (ĐH) Duy Tân mong muốn góp sức mình vào công tác kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
TS Dương Tuấn Linh (ảnh trên) cùng các cán bộ của Trung tâm CSE - ĐH Duy Tân nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng
Chứng kiến sự đảo lộn trong sinh hoạt, việc làm cũng như sức khỏe người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong những ngày đầu dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam, TS Dương Tuấn Linh - cán bộ nghiên cứu của ĐH Duy Tân đã đưa ra ý tưởng cho ra đời “Ứng dụng Phát hiện Covid-19 qua xử lý ảnh phim chụp X-quang và CT” - CO2C dựa trên nền tảng Trí tuệ nhân tạo, để góp phần trợ giúp các bác sĩ chẩn đoán Covid-19. Từng có kinh nghiệm trong nghiên cứu về mạng thần kinh tích chập sâu EfficientNet, TS Dương Tuấn Linh đã thu thập các bài báo khoa học để có thêm các dữ liệu ảnh X-quang và CT sau đó đưa ra cách thức để triển khai ý tưởng này.
“Trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng nếu dùng nguyên bản mạng EfficientNet, hiệu năng của mô hình chỉ phân loại được các ảnh X-quang hay CT theo 2 nhóm là có bệnh và không có bệnh. Đây thực sự là một vấn đề lớn… nhưng sau khi tìm cách thay đổi các lớp cuối cùng, gọi là ‘fully connected layer’ có tác dụng phân loại chi tiết và phải trải qua rất nhiều thí nghiệm khác nhau khi thay ra, thêm vào, tinh chỉnh thông số,… tôi mới tìm ra được cách đưa vào mạng cơ bản (backbone) các lớp thần kinh mới để tăng hiệu suất phân loại các tác nhân khác nhau gây viêm phổi.
Kết quả là mô hình cho một ứng dụng dựa trên AI của chúng tôi có thể phân loại được ảnh X-quang hay CT có biểu hiện bệnh Covid-19, Lao phổi hay Viêm phổi xuất phát từ các tác nhân nào như: nhiễm vi khuẩn, virus, COPD, SARS-CoV-1, hay MERS-CoV (SARS-CoV-1 và MERS-CoV đều là bệnh gây ra bởi tác nhân là Corona virus, giống như SARS-CoV-2 hay ta thường gọi là Covid-19) so với ảnh phổi của người không bị bệnh”, TS Dương Tuấn Linh cho biết.
Hình ảnh thu được dự đoán người bệnh có nhiễm hay không nhiễm bệnh và cụ thể tác nhân gây bệnh
Kết quả đạt được:
- Đối với phim X-quang, ứng dụng đạt độ chính xác tổng quát (accuracy) trên tập ảnh kiểm tra độc lập là ~97%.
- Đối với ảnh CT vùng ngực, ứng dụng đạt độ chính xác tổng quát (accuracy) trên tập ảnh kiểm tra độc lập là ~99,28%.
Đã có một số công bố quốc tế ISI/Scopus của nhóm nghiên cứu liên quan tới việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo vào nghiên cứu phát triển ứng dụng này.
Nghiên cứu của TS Dương Tuấn Linh đã được TS Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng trường ĐH Duy Tân ủng hộ và phối hợp nhóm thiết kế phần mềm cùng triển khai ứng dụng. Tham khảo ý kiến các bác sĩ tại bệnh viện và TS-BS Hoàng Hà - bác sĩ tại trường ĐH Duy Tân về sự cần thiết và khả thi của ý tưởng, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một mô hình máy học để triển khai lên web và ứng dụng mobile.
• Đối với nền tảng web, nhóm nghiên cứu đã sử dụng ngôn ngữ Java để xây dựng phần lõi xử lý; HTML, CSS và Javascript để xây dựng giao diện người dùng.
• Đối với nền tảng mobile, nhóm nghiên cứu sử dụng ngôn ngữ Java (cho Android) và Swift (cho iOS) để xây dựng ứng dụng.
Về phần cài đặt:
- Tiện ích có sẵn ở địa chỉ web: co2c.duytan.edu.vn
- Đối với ứng dụng trên Android, người dùng có thể vào CHPlay và tìm kiếm ứng dụng CO2C (CO = Covid, 2C = CT và C-ray) để tải về.
Người dùng có thể sử dụng web hay app bằng cách chọn và upload hình ảnh X-quang/CT lên hệ thống, hệ thống sẽ trả về kết quả dự đoán cho người dùng. Chức năng trên web hoạt động cũng tương tự với chức năng trên Android.
Ứng dụng được thao tác trên máy tính và điện thoại di động
Các kết quả mà hệ thống trả về là dự đoán một hình ảnh X-quang hay CT có nhiễm bệnh hay không và nếu bị bệnh thì bị nhiễm do tác nhân gì. Với mỗi bệnh nhân chụp CT phổi sẽ cho ra ít nhất 32 ảnh cho tới 256 ảnh (thậm chí nhiều hơn, phụ thuộc vào số dãy của máy chụp CT). Trong khi đó, ứng dụng trên nền tảng web có thể cho ra kết quả chẩn đoán cho từng ảnh cũng như cho cả bệnh nhân (thông qua file PDF có gán mã bảo mật QR liên quan) giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán nhiều hình ảnh cùng một lúc. Các bác sĩ cũng có thể kiểm tra chéo các kết quả trước đó mà họ đã chỉ định chụp chiếu cho bệnh nhân trong một khoảng thời gian nào đó, dựa vào mã bệnh nhân hay mã của mỗi ảnh.
Hiện tại, trên thế giới cũng đã có những ứng dụng chẩn đoán Covid-19 như “Chẩn đoán thông qua tiếng ho”, tuy nhiên, chưa có ứng dụng nào tích hợp chẩn đoán Covid-19 và Lao phổi hay chẩn đoán được bằng cả ảnh CT và ảnh X-quang như “Ứng dụng Phát hiện Covid-19 qua Xử lý Ảnh phim chụp X-quang và CT” do nhóm cán bộ của ĐH Duy Tân nghiên cứu. Bởi vậy, thành công trong nghiên cứu và đưa ra thị trường một ứng dụng hữu ích, tiện lợi trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát và phức tạp như hiện nay sẽ thực sự có ý nghĩa, góp phần tích cực hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán nhanh và chính xác tình trạng bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như Covid-19 hay viêm phổi, lao phổi,… của bệnh nhân.
Trước đó, ĐH Duy Tân cũng đã nghiên cứu thành công và cho ra mắt:
- Máy thở dtu-VENT được thiết kế “2 trong 1”, tích hợp cả chức năng “thở không xâm nhập” và “thở xâm nhập”, cùng nhiều chức năng khác như:
o Bảng điều khiển cảm ứng có thể điều khiển từ xa,
o Khả năng điều khiển giám sát nhiều máy thở cùng lúc,
o Khả năng cảnh báo để các bác sĩ và y tá xử lý các trường hợp bất thường một cách kịp thời.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về ĐH Duy Tân tại đây.
ĐẠI HỌC DUY TÂN
- 1 trong 400 ĐH Tốt nhất châu Á năm 2021 theo QS Asian University Rankings.
- ĐH thứ 2 của VN đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.
- Xếp thứ 3/4 ĐH của VN (thứ 1659 thế giới) trên bảng xếp hạng các ĐH trên Thế giới - CWUR.
- Xếp thứ 2/12 ĐH của VN (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
- Xếp thứ 2 của VN trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.
- Xếp thứ 3 VN, 1466 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường ĐH trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào cuối tháng 1.2021.
Nguồn: thanhnien.vn/giao-duc/dh-duy-tan-phat-trien-ung-dung-phat-hien-covid-19-qua-xu-ly-phim-xquang-ct-1367959.html
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Giảng viên DTU đoạt giải Nhì tại Hội nghị Khoa học Y - Dược Việt Nam
» 5 công cụ trực tuyến tạo hiệu ứng ảnh vui nhộn
» Thăm “đại bản doanh” của Youtube
» Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016
» Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016
» 5 công cụ trực tuyến tạo hiệu ứng ảnh vui nhộn
» Thăm “đại bản doanh” của Youtube
» Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016
» Trao thưởng chương trình Tri thức trẻ vì Giáo dục năm 2016
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết