Sinh viên Duy Tân Hào hứng với Workshop “Good things take time”
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sinh viên Duy Tân Hào hứng với Workshop “Good things take time”
Sinh viên Duy Tân Hào hứng với Workshop “Good things take time”
Nhằm cung cấp kiến thức về mô hình kinh doanh, công tác quản lý giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, Đại học Duy Tân đã tổ chức Workshop “Good things take time” diễn ra vào sáng ngày 9/11/2020 tại cơ sở số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng. Chương trình có sự tham dự của diễn giả Phan Thế Đức - Giám đốc Đại diện miền Trung TOPPION Group, ThS. Trương Tiến Vũ - Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp, bà Nguyễn Hữu Nhi - Giám đốc Hult Prize on Campus Đại học Duy Tân cùng đông đảo các cán bộ và sinh viên Duy Tân.
Các khách mời tham dự Workshop “Good things take time”
Workshop “Good things take time” là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của cuộc thi Hult Prize. Tại đây, diễn giả Phan Thế Đức đã chia sẻ về các chủ đề như: mô hình khởi nghiệp kinh doanh, phát triển khách hàng, giá trị cảm nhận của khách hàng, vòng tròn khởi nghiệp và học từ thất bại. Trong đó, ý tưởng xây dựng dự án kinh doanh, những “giá trị cốt lõi” làm nên một doanh nghiệp thành công, quá trình thay đổi và phát triển của một Startup, tìm kiếm khách hàng phù hợp hay cách thức nắm bắt được tâm lý khách hàng và mang lại sự hài lòng cho họ,… tất cả đều được diễn giả chia sẻ đầy tâm huyết. Các kiến thức và kỹ năng này có thể hỗ trợ phần nào cho sinh viên trong việc xây dựng mô hình quản lý hiệu quả và tích lũy thêm kinh nghiệm để sẵn sàng bước vào “trạm khởi động” của cuộc thi Hult Prize 2021.
Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, diễn giả Phan Thế Đức - Giám đốc Đại diện miền Trung TOPPION Group cho biết: “Khi các bạn khởi nghiệp, ngoài kinh nghiệm, kiến thức, tiền bạc hay các mối quan hệ thì còn cần phải hội đủ 3 yếu tố là: chiến lược đúng, năng lực đủ và niềm tin vững vàng. Các bạn sẽ thấy, nếu như chỉ có chiến lược đúng, năng lực đủ mà không có niềm tin thì khả năng thất bại rất cao. Niềm tin là một điều vô cùng quan trọng để theo đuổi đam mê, vượt qua mọi chông gai trên con đường khởi nghiệp.”
Diễn giả Phan Thế Đức chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp cho sinh viên Duy Tân
Khuấy động không khí tại buổi Workshop “Good things take time” là cuộc tranh tài quyết liệt của 8 đội thi trong một trò chơi thú vị về ý tưởng khởi nghiệp. Mỗi đội chơi có từ 7 - 8 sinh viên tham gia và ý tưởng sẽ dựa vào 1 trong số 11 gợi ý từ Ban Tổ chức cuộc thi Hult Prize, gồm: an toàn vệ sinh thực phẩm; được giá mất mùa, được mùa mất giá; vấn đề xuất nhập khẩu; thực phẩm có dinh dưỡng cao; quy hoạch lương thực chưa bền vững tại quốc gia Việt Nam; ứng dụng công nghệ 4.0; trình độ và kiến thức chung của người nông dân; biến đổi khí hậu. Tiếp theo đó, mỗi đội sẽ thuyết trình ngắn gọn trong vòng 5 phút. Kết thúc phần thi, dự án tạo ra app Smart garden để kiểm soát quy trình trồng rau sạch và dự án Sử dụng rác vô cơ làm phân bón của đội 1 và đội 8 đã xuất sắc giành chiến thắng.
Được biết, Hult Prize hay được gọi là “giải Nobel dành cho sinh viên” là một giải thưởng khởi nghiệp thường niên dành cho sinh viên trên toàn thế giới. Đây là hoạt động do Đại học Kinh doanh Quốc tế Hult phối hợp cùng với quỹ Clinton Global Initiative (CGI) do cựu tổng thống Mỹ - Bill Clinton bảo trợ tổ chức. Mục đích chính của cuộc thi Hult Prize 2021 là khuyến khích giới trẻ, đặc biệt là sinh viên khởi nghiệp cùng các ý tưởng kinh doanh để giải quyết các vấn đề xã hội. Thông điệp của giải thưởng chính là thúc đẩy phát triển kinh tế gắn kết với lợi ích cộng đồng, cải thiện đời sống người dân. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 1.000.000 USD và sẽ được trao cho các sinh viên có ý tưởng xuất sắc nhất.
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4880&pid=2064&lang=vi-VN
Nhằm cung cấp kiến thức về mô hình kinh doanh, công tác quản lý giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, Đại học Duy Tân đã tổ chức Workshop “Good things take time” diễn ra vào sáng ngày 9/11/2020 tại cơ sở số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng. Chương trình có sự tham dự của diễn giả Phan Thế Đức - Giám đốc Đại diện miền Trung TOPPION Group, ThS. Trương Tiến Vũ - Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp, bà Nguyễn Hữu Nhi - Giám đốc Hult Prize on Campus Đại học Duy Tân cùng đông đảo các cán bộ và sinh viên Duy Tân.
Các khách mời tham dự Workshop “Good things take time”
Workshop “Good things take time” là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của cuộc thi Hult Prize. Tại đây, diễn giả Phan Thế Đức đã chia sẻ về các chủ đề như: mô hình khởi nghiệp kinh doanh, phát triển khách hàng, giá trị cảm nhận của khách hàng, vòng tròn khởi nghiệp và học từ thất bại. Trong đó, ý tưởng xây dựng dự án kinh doanh, những “giá trị cốt lõi” làm nên một doanh nghiệp thành công, quá trình thay đổi và phát triển của một Startup, tìm kiếm khách hàng phù hợp hay cách thức nắm bắt được tâm lý khách hàng và mang lại sự hài lòng cho họ,… tất cả đều được diễn giả chia sẻ đầy tâm huyết. Các kiến thức và kỹ năng này có thể hỗ trợ phần nào cho sinh viên trong việc xây dựng mô hình quản lý hiệu quả và tích lũy thêm kinh nghiệm để sẵn sàng bước vào “trạm khởi động” của cuộc thi Hult Prize 2021.
Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, diễn giả Phan Thế Đức - Giám đốc Đại diện miền Trung TOPPION Group cho biết: “Khi các bạn khởi nghiệp, ngoài kinh nghiệm, kiến thức, tiền bạc hay các mối quan hệ thì còn cần phải hội đủ 3 yếu tố là: chiến lược đúng, năng lực đủ và niềm tin vững vàng. Các bạn sẽ thấy, nếu như chỉ có chiến lược đúng, năng lực đủ mà không có niềm tin thì khả năng thất bại rất cao. Niềm tin là một điều vô cùng quan trọng để theo đuổi đam mê, vượt qua mọi chông gai trên con đường khởi nghiệp.”
Diễn giả Phan Thế Đức chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp cho sinh viên Duy Tân
Khuấy động không khí tại buổi Workshop “Good things take time” là cuộc tranh tài quyết liệt của 8 đội thi trong một trò chơi thú vị về ý tưởng khởi nghiệp. Mỗi đội chơi có từ 7 - 8 sinh viên tham gia và ý tưởng sẽ dựa vào 1 trong số 11 gợi ý từ Ban Tổ chức cuộc thi Hult Prize, gồm: an toàn vệ sinh thực phẩm; được giá mất mùa, được mùa mất giá; vấn đề xuất nhập khẩu; thực phẩm có dinh dưỡng cao; quy hoạch lương thực chưa bền vững tại quốc gia Việt Nam; ứng dụng công nghệ 4.0; trình độ và kiến thức chung của người nông dân; biến đổi khí hậu. Tiếp theo đó, mỗi đội sẽ thuyết trình ngắn gọn trong vòng 5 phút. Kết thúc phần thi, dự án tạo ra app Smart garden để kiểm soát quy trình trồng rau sạch và dự án Sử dụng rác vô cơ làm phân bón của đội 1 và đội 8 đã xuất sắc giành chiến thắng.
Được biết, Hult Prize hay được gọi là “giải Nobel dành cho sinh viên” là một giải thưởng khởi nghiệp thường niên dành cho sinh viên trên toàn thế giới. Đây là hoạt động do Đại học Kinh doanh Quốc tế Hult phối hợp cùng với quỹ Clinton Global Initiative (CGI) do cựu tổng thống Mỹ - Bill Clinton bảo trợ tổ chức. Mục đích chính của cuộc thi Hult Prize 2021 là khuyến khích giới trẻ, đặc biệt là sinh viên khởi nghiệp cùng các ý tưởng kinh doanh để giải quyết các vấn đề xã hội. Thông điệp của giải thưởng chính là thúc đẩy phát triển kinh tế gắn kết với lợi ích cộng đồng, cải thiện đời sống người dân. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 1.000.000 USD và sẽ được trao cho các sinh viên có ý tưởng xuất sắc nhất.
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4880&pid=2064&lang=vi-VN
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Sinh viên Duy Tân Hào hứng với Workshop “Good things take time”
Sinh viên ĐH Duy Tân là đại diện duy nhất miền Trung vào chung kết
Sau Vòng Sơ khảo diễn ra ngày 31.10 tại hai miền Nam - Bắc, 10 đội tuyển xuất sắc nhất toàn quốc được xác định để tranh tài cùng 6 đội đại diện các quốc gia thuộc khu vực ASEAN tại Vòng Chung khảo toàn quốc.
Ban Tổ chức trao giải Nhì cho đội tuyển ISIT-DTU1 đến từ ĐH Duy Tân
Giành giải Nhì tại Vòng Sơ khảo khu vực miền Nam, đội tuyển đội ISIT-DTU1 của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành tấm “vé” tham gia tranh tài tại Vòng Chung khảo toàn quốc sẽ diễn ra vào ngày 28.11.2020 tới đây. Cùng với đội ISIT-DTU1 giành giải Nhì, 2 đội tuyển đến từ ĐH Duy Tân cũng đã giành giải Ba chung cuộc khu vực miền Nam.
Cuộc thi năm nay có sự tham gia của 92 đội thi đến từ 30 trường trong toàn quốc cùng các đội thi đến từ các quốc gia thuộc khu vực ASEAN gồm: Malaysia, Myanmar, Singapore, Indonesia, Brunei và Lào.
Đây là năm thứ 13 cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin” được tổ chức tại Việt Nam, và cũng là năm thứ 2 có sự tham gia của các đội thi đến từ các nước trong khu vực ASEAN. Cuộc thi do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Cục An toàn thông tin tổ chức đồng thời tại 2 khu vực gồm:
- khu vực miền Bắc - Thủ đô Hà Nội: tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, và
- khu vực miền Nam - TP.HCM: tại ĐH Quốc tế Sài Gòn.
Tại Vòng Sơ khảo khu vực miền Nam, 44 đội tuyển đến từ 17 trường đại học, cao đẳng, học viện đã tham gia vào cuộc đua tài “gay cấn” trong 8 giờ. Các đội thi phải vượt qua nhiều thử thách theo hình thức đối kháng: Tấn công và Phòng thủ trực tiếp. Đây là hình thức nhằm nâng cao tính đối kháng và tương tác giữa các đội, giúp phát huy tối đa kỹ năng xử lý tình huống và phòng thủ/tấn công từ các đội chơi. Đề thi năm nay còn được tăng thêm cấp độ khó, nội dung thi bao gồm các phần:
- Pwnable: khai thác lỗi phần mềm, buffer overflow, format string, shellcode;
- Reverse engineering: tập trung vào kỹ năng dịch ngược mã nguồn phần mềm, cách unpack packer, crypter bảo vệ phần mềm;
- Web: các kỹ thuật tấn công vào ứng dụng web;
- Network/Forensic: điều tra, phân tích, truy vết các vụ án số;
- Crypto/ACM: đánh đố-giải mã, tấn công các thuật toán mã hóa, dùng kỹ năng lập trình/giải thuật để giải các trò chơi, mê cung,...
Có thể thấy, Ban Tổ chức xây dựng đề thi có sự đa dạng hóa, tạo sức ép lên các đội chơi, đòi hỏi sinh viên vận dụng linh hoạt kiến thức và khả năng tư duy nhạy bén.
Đội ISIT-DTU2 và đội ISIT-DTU3 của ĐH Duy Tân giành giải Ba
Chia sẻ về mức độ "cam go" của cuộc thi "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020", thầy Nguyễn Kim Tuấn - Trưởng Bộ môn An toàn thông tin, Khoa Công nghệ thông tin, ĐH Duy Tân cho biết: "Mỗi năm, đề thi lại tăng dần cấp độ khó, có nhiều thách thức và tính thực tế cũng cao hơn. Các đối thủ được đào tạo bài bản, lối chơi khó lường và luôn tiềm ẩn khả năng bứt phá. Do đó, các đội tuyển của ĐH Duy Tân phải luôn tập trung cả trong suốt thời điểm thi đấu cũng như trong quá trình luyện tập, phải thường xuyên học hỏi, nâng cao kỹ năng, cập nhật kiến thức về các lỗ hổng an ninh mạng và cách thức tấn công mới để có thể vượt qua thử thách. Kết quả của cuộc thi này có ý nghĩa quan trọng giúp các giảng viên ĐH Duy Tân đánh giá hiệu quả công tác đào tạo cũng như định hướng nghề nghiệp cho sinh viên”.
Tập trung cao độ trong quá trình thi, các đội tuyển của ĐH Duy Tân đã vượt qua nhiều đội tuyển để giành giải cao. Trong đó:
- Đội ISIT-DTU1 giành giải Nhì,
- Đội ISIT-DTU2 giành giải Ba,
- Đội ISIT-DTU3 giành giải Ba.
Các đội tuyển khác tham gia trong Vòng Sơ khảo Khu vực miền Nam đã đạt được nhiều vị trí xứng đáng, gồm:
- Đội HMCUS.Twice (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM) giành giải Nhất,
- Đội NotEfiens (Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM) và PTIT.AmongUs (Học viện Công nghệ Viễn thông cơ sở TP.HCM) giành giải Nhì.
- Đồng giải Ba còn có các đội: UIT-Phantom (Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM), KMA.KCSC (Học viện Kỹ thuật mật mã) cùng một số đội tuyển của các trường giành giải Khuyến khích.
Theo đó, đội tuyển ISIT-DTU1 sẽ là 1 trong Top 10 đại diện xuất sắc nhất của Việt Nam hội ngộ tranh tài với 6 đội tuyển đến từ các quốc gia thuộc khu vực ASEAN. Top 10 đội tuyển của Việt Nam gồm:
1. HMCUS.Twice - trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM.
2. NotEfiens - trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM.
3. Pawsitive - trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội.
4. PTIT.AmongUs - Học viện Công nghệ viễn thông cơ sở TP.HCM.
5. PTIT. PTIT.1nfern0 - Học viện Công nghệ viễn thông cơ sở Hà Nội.
6. ISIT-DTU1 - ĐH Duy Tân.
7. MSEC_ADC - Học viện Kỹ thuật quân sự.
8. AmongUs - trường ĐH FPT cơ sở Hà Nội.
9. Nupakachi - trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
10. MSEC_SUPPORT - Học viện Kỹ thuật quân sự.
Đặc biệt, Đội ISIT-DTU1 là đại diện duy nhất của Đà Nẵng và khu vực miền Trung được quyền lọt vào Chung kết Cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020”.
Là thành viên của đội tuyển ISIT-DTU1 giành giải Nhì tại Vòng Sơ khảo khu vực miền Nam, sinh viên Trần Kỳ Sơn chia sẻ: “Tham gia cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020’ không chỉ giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức, nâng cao kỹ năng chuyên môn về Kỹ thuật mạng và An ninh mạng, mà còn rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo và giải quyết linh hoạt các vấn đề. Thành quả chúng em đạt được phần lớn là nhờ vào sự tận tâm giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của thầy Nguyễn Kim Tuấn và các thầy cô ở Trường Khoa học máy tính của ĐH Duy Tân. Không chỉ vậy, nhà trường luôn tạo điều kiện cho chúng em được tiếp cận với các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, hệ thống trang thiết bị hiện đại để các đội tuyển luôn nâng cao kiến thức và tự tin trước mỗi cuộc thi về an toàn thông tin. Trước Vòng Chung khảo sắp đến, toàn đội ISIT-DTU1 đã chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để đối đầu với các thử thách và quyết tâm đạt được kết quả cao”.
ĐẠI HỌC DUY TÂN
- 1 trong 500 Đại học Tốt nhất châu Á năm 2020 theo QS Ranking.
- Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.
- Xếp thứ 3/4 đại học của Việt Nam (thứ 1659 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
- Xếp thứ 3/8 đại học của Việt Nam (thứ 1147 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
- Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019.
Nguồn: thanhnien.vn/giao-duc/sinh-vien-dh-duy-tan-la-dai-dien-duy-nhat-mien-trung-vao-chung-ket-1301717.html
Sau Vòng Sơ khảo diễn ra ngày 31.10 tại hai miền Nam - Bắc, 10 đội tuyển xuất sắc nhất toàn quốc được xác định để tranh tài cùng 6 đội đại diện các quốc gia thuộc khu vực ASEAN tại Vòng Chung khảo toàn quốc.
Ban Tổ chức trao giải Nhì cho đội tuyển ISIT-DTU1 đến từ ĐH Duy Tân
Giành giải Nhì tại Vòng Sơ khảo khu vực miền Nam, đội tuyển đội ISIT-DTU1 của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành tấm “vé” tham gia tranh tài tại Vòng Chung khảo toàn quốc sẽ diễn ra vào ngày 28.11.2020 tới đây. Cùng với đội ISIT-DTU1 giành giải Nhì, 2 đội tuyển đến từ ĐH Duy Tân cũng đã giành giải Ba chung cuộc khu vực miền Nam.
Cuộc thi năm nay có sự tham gia của 92 đội thi đến từ 30 trường trong toàn quốc cùng các đội thi đến từ các quốc gia thuộc khu vực ASEAN gồm: Malaysia, Myanmar, Singapore, Indonesia, Brunei và Lào.
Đây là năm thứ 13 cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin” được tổ chức tại Việt Nam, và cũng là năm thứ 2 có sự tham gia của các đội thi đến từ các nước trong khu vực ASEAN. Cuộc thi do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Cục An toàn thông tin tổ chức đồng thời tại 2 khu vực gồm:
- khu vực miền Bắc - Thủ đô Hà Nội: tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, và
- khu vực miền Nam - TP.HCM: tại ĐH Quốc tế Sài Gòn.
Tại Vòng Sơ khảo khu vực miền Nam, 44 đội tuyển đến từ 17 trường đại học, cao đẳng, học viện đã tham gia vào cuộc đua tài “gay cấn” trong 8 giờ. Các đội thi phải vượt qua nhiều thử thách theo hình thức đối kháng: Tấn công và Phòng thủ trực tiếp. Đây là hình thức nhằm nâng cao tính đối kháng và tương tác giữa các đội, giúp phát huy tối đa kỹ năng xử lý tình huống và phòng thủ/tấn công từ các đội chơi. Đề thi năm nay còn được tăng thêm cấp độ khó, nội dung thi bao gồm các phần:
- Pwnable: khai thác lỗi phần mềm, buffer overflow, format string, shellcode;
- Reverse engineering: tập trung vào kỹ năng dịch ngược mã nguồn phần mềm, cách unpack packer, crypter bảo vệ phần mềm;
- Web: các kỹ thuật tấn công vào ứng dụng web;
- Network/Forensic: điều tra, phân tích, truy vết các vụ án số;
- Crypto/ACM: đánh đố-giải mã, tấn công các thuật toán mã hóa, dùng kỹ năng lập trình/giải thuật để giải các trò chơi, mê cung,...
Có thể thấy, Ban Tổ chức xây dựng đề thi có sự đa dạng hóa, tạo sức ép lên các đội chơi, đòi hỏi sinh viên vận dụng linh hoạt kiến thức và khả năng tư duy nhạy bén.
Đội ISIT-DTU2 và đội ISIT-DTU3 của ĐH Duy Tân giành giải Ba
Chia sẻ về mức độ "cam go" của cuộc thi "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020", thầy Nguyễn Kim Tuấn - Trưởng Bộ môn An toàn thông tin, Khoa Công nghệ thông tin, ĐH Duy Tân cho biết: "Mỗi năm, đề thi lại tăng dần cấp độ khó, có nhiều thách thức và tính thực tế cũng cao hơn. Các đối thủ được đào tạo bài bản, lối chơi khó lường và luôn tiềm ẩn khả năng bứt phá. Do đó, các đội tuyển của ĐH Duy Tân phải luôn tập trung cả trong suốt thời điểm thi đấu cũng như trong quá trình luyện tập, phải thường xuyên học hỏi, nâng cao kỹ năng, cập nhật kiến thức về các lỗ hổng an ninh mạng và cách thức tấn công mới để có thể vượt qua thử thách. Kết quả của cuộc thi này có ý nghĩa quan trọng giúp các giảng viên ĐH Duy Tân đánh giá hiệu quả công tác đào tạo cũng như định hướng nghề nghiệp cho sinh viên”.
Tập trung cao độ trong quá trình thi, các đội tuyển của ĐH Duy Tân đã vượt qua nhiều đội tuyển để giành giải cao. Trong đó:
- Đội ISIT-DTU1 giành giải Nhì,
- Đội ISIT-DTU2 giành giải Ba,
- Đội ISIT-DTU3 giành giải Ba.
Các đội tuyển khác tham gia trong Vòng Sơ khảo Khu vực miền Nam đã đạt được nhiều vị trí xứng đáng, gồm:
- Đội HMCUS.Twice (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM) giành giải Nhất,
- Đội NotEfiens (Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM) và PTIT.AmongUs (Học viện Công nghệ Viễn thông cơ sở TP.HCM) giành giải Nhì.
- Đồng giải Ba còn có các đội: UIT-Phantom (Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM), KMA.KCSC (Học viện Kỹ thuật mật mã) cùng một số đội tuyển của các trường giành giải Khuyến khích.
Theo đó, đội tuyển ISIT-DTU1 sẽ là 1 trong Top 10 đại diện xuất sắc nhất của Việt Nam hội ngộ tranh tài với 6 đội tuyển đến từ các quốc gia thuộc khu vực ASEAN. Top 10 đội tuyển của Việt Nam gồm:
1. HMCUS.Twice - trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM.
2. NotEfiens - trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM.
3. Pawsitive - trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội.
4. PTIT.AmongUs - Học viện Công nghệ viễn thông cơ sở TP.HCM.
5. PTIT. PTIT.1nfern0 - Học viện Công nghệ viễn thông cơ sở Hà Nội.
6. ISIT-DTU1 - ĐH Duy Tân.
7. MSEC_ADC - Học viện Kỹ thuật quân sự.
8. AmongUs - trường ĐH FPT cơ sở Hà Nội.
9. Nupakachi - trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
10. MSEC_SUPPORT - Học viện Kỹ thuật quân sự.
Đặc biệt, Đội ISIT-DTU1 là đại diện duy nhất của Đà Nẵng và khu vực miền Trung được quyền lọt vào Chung kết Cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020”.
Là thành viên của đội tuyển ISIT-DTU1 giành giải Nhì tại Vòng Sơ khảo khu vực miền Nam, sinh viên Trần Kỳ Sơn chia sẻ: “Tham gia cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020’ không chỉ giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức, nâng cao kỹ năng chuyên môn về Kỹ thuật mạng và An ninh mạng, mà còn rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo và giải quyết linh hoạt các vấn đề. Thành quả chúng em đạt được phần lớn là nhờ vào sự tận tâm giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của thầy Nguyễn Kim Tuấn và các thầy cô ở Trường Khoa học máy tính của ĐH Duy Tân. Không chỉ vậy, nhà trường luôn tạo điều kiện cho chúng em được tiếp cận với các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, hệ thống trang thiết bị hiện đại để các đội tuyển luôn nâng cao kiến thức và tự tin trước mỗi cuộc thi về an toàn thông tin. Trước Vòng Chung khảo sắp đến, toàn đội ISIT-DTU1 đã chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để đối đầu với các thử thách và quyết tâm đạt được kết quả cao”.
ĐẠI HỌC DUY TÂN
- 1 trong 500 Đại học Tốt nhất châu Á năm 2020 theo QS Ranking.
- Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.
- Xếp thứ 3/4 đại học của Việt Nam (thứ 1659 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
- Xếp thứ 3/8 đại học của Việt Nam (thứ 1147 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
- Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019.
Nguồn: thanhnien.vn/giao-duc/sinh-vien-dh-duy-tan-la-dai-dien-duy-nhat-mien-trung-vao-chung-ket-1301717.html
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Similar topics
» Workshop “Phục hình Mô phỏng Sinh học” cho Sinh viên ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt của Đại học Duy Tân
» Chuỗi Workshop chào đón Tân Sinh viên K27 của Trường Khoa học Máy tính
» Sinh viên Duy Tân hào hứng Tham gia Hiến máu đầu năm mới
» Sinh viên Y khoa Duy Tân Hào hứng với Cuộc thi “Med’s Got Talent”
» Hiệu trưởng Đại học Duy Tân truyền Cảm hứng cho Sinh viên
» Chuỗi Workshop chào đón Tân Sinh viên K27 của Trường Khoa học Máy tính
» Sinh viên Duy Tân hào hứng Tham gia Hiến máu đầu năm mới
» Sinh viên Y khoa Duy Tân Hào hứng với Cuộc thi “Med’s Got Talent”
» Hiệu trưởng Đại học Duy Tân truyền Cảm hứng cho Sinh viên
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết