Nhạc Trịnh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nhạc Trịnh
TP - Trịnh Công Sơn là một ca đặc biệt của nhạc Việt Nam - một tượng đài
vững cả phần nổi và phần chìm. Nói cách khác, nhạc Trịnh không ngừng mở
rộng thị phần trong sinh hoạt âm nhạc.
Một chương trình hát
nhạc Trịnh cho nhau nghe tối 1-4 ở Hà Nội. Ảnh: N.M.Hà
Phần nổi
là những chương trình ca nhạc lớn quy tụ các ngôi sao đương thời tại các
khán phòng sang trọng giá cao. Phần chìm là các quán cà phê, bar ca
nhạc với các giọng ca không chuyên, miễn phí.
Giống như một ngọn
núi, cần lùi đủ xa mới có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh... “Khán giả càng
ngày càng đông. Nhạc Trịnh ngày càng hot. 1-4, Hà Nội có mười mấy điểm
làm chương trình nhạc Trịnh. Đến ngày này, người ta cứ thích đi nghe.
Bạn bè mình nghe, mình cũng phải nghe”- Nguyệt Ca, 26 tuổi, chủ nhiệm
Box nhạc Trịnh, có thâm niên làm nhạc Trịnh qua các quán cà phê Hà Nội
cho hay.
Những chương trình offline ở quán của Box Trịnh chưa
bao giờ đủ chỗ cho khán giả - chủ yếu trong lứa tuổi 20-35. Mà Box này
đôi ba tháng lại làm một chương trình. Một năm ít nhất họ làm ba chương
trình vào dịp ngày sinh, ngày mất của nhạc sĩ và ngày khai sinh Box.
Khán
phòng to nhất họ từng tổ chức là hội trường ĐH Văn hóa Hà Nội. Để trả
tiền thuê địa điểm, thù lao cho nhạc công… khán giả của buổi offline sẽ
phải bỏ ra 50-80 nghìn lệ phí (đã bao gồm đồ uống). Ca sĩ nhận thù lao
bằng việc không phải trả tiền nước.
Chương trình tưởng niệm nhạc
sĩ nhằm đúng tối 1-4 năm nay của Box diễn ra tại Bee Club. Bảy giờ, tôi
đến đã thấy khán giả. Trước khi có thể bắt đầu chương trình, MC đề nghị
khán giả ngồi sát vào nhau, lấp kín những khoảng trống còn lại. Một số
bàn phải cất đi, dăm chục ghế nhựa được thêm vào. Một số khán giả tây -
ta không nề hà ngồi bệt. Nhiều người đến phút chót không còn vé để mua
cũng được linh động cho vào.
Mở đầu chương trình là giây phút
tưởng niệm. Vẫn nghĩ sự ra đi của một người chẳng có ý nghĩa gì so với
sáng tạo họ để lại, nhưng nghe giọng chính tác giả hát Như một lời chia
tay, tự nhiên thấy rưng rưng. Tôi hát đầu tiên, với tư cách khách mời.
Khán giả chăm chú theo dõi, khác hẳn không khí lao xao thường thấy ở
phòng trà ca nhạc.
Ở chương trình tưởng niệm tiếp theo, do một
nhà báo tổ chức, không khí hoàn toàn khác. Người nghe say sưa, tươi tỉnh
hát theo. Cả trăm người nghe lẫn hát cùng ngồi san sát trên sàn. Cầu
thang cũng kín chỗ. Một số chấp nhận đứng.
1-4 năm ngoái, tôi
cùng một giọng ca khá nổi tiếng trong thế giới của nhạc Trịnh ở Hà Nội -
Giang Trang- cùng làm một chương trình nhạc Trịnh tại một bar ca nhạc.
Có khoảng 500 khán giả đến với chương trình và 300 người phải đi về vì
không có chỗ.
Ở các quán cà phê Hà Nội, người ta nghe và hát
nhạc Trịnh quanh năm. Nhiều quán cà phê tuần nào cũng làm ít nhất một cữ
nhạc Trịnh. Chẳng cần đầu tư gì nhiều. Nhiều khách đến uống nước cũng
là để hát, đương nhiên họ kéo theo cả nhóm cổ động viên và quán lúc nào
cũng đông trong những đêm nhạc lấy mỡ nó rán nó như vậy.
Tối 30-3
vừa qua, tôi hát cùng mấy người bạn lần đầu hát nhạc Trịnh trên sân
khấu, khán giả vẫn đến đông, vẫn nhiệt tình như thế. On Cafe thường
xuyên có ca nhạc, nhưng hôm đó, người của quán bảo: “Chưa chương trình
nào khách đến nhiều như thế!”. Với chủ đề Tôi đang lắng nghe, tôi muốn
đem lại một cách diễn đạt Trịnh riêng tư, thoải mái nhất có thể, theo gu
của người hát chứ không phải theo một hình dung đã được mặc định nào đó
về Trịnh.
Kết quả có khán giả cho rằng: “Ông chọn những bài khó
quá, xa với Trịnh quá!”. Ơ hay, rõ ràng là của Trịnh Công Sơn. Vậy chẳng
hóa ra người nghe đó đang vừa lòng chỉ với một phần của Trịnh. Nhưng
cũng chẳng sao. Mỗi người hãy cứ hát và nghe bằng gu của mình. Thế giới
của Trịnh Công Sơn đủ rộng để dung hòa mọi kiểu thị hiếu.
Nhưng
lượng khán giả nhiều hơn ủng hộ cách hát pha blues-jazz của tôi, muốn
nghe nữa, hỏi có nhiều bài của Trịnh hát được kiểu này không, và xui làm
hẳn một chương trình hoặc album theo hướng này.
Năm ngoái, sau
khi hát Hôm nay tôi nghe theo điệu swing xong, một khán giả trẻ chạy ra
cả quyết: “Anh ra đĩa bài này chưa để em đi mua?!”. Gợi ý khá hấp dẫn
với một người hát mới vào nghề.
Thực tế cho thấy một số ca sĩ đã
thành danh nhờ khởi đầu với nhạc Trịnh. Ngay cả Hồng Nhung, sự nghiệp
của chị có thể nói đã sang trang từ khi cập bến Trịnh Công Sơn. Hơn cả
một nhạc sĩ, Trịnh Công Sơn là huyền thoại. Và người chuyên hát và hát
hay nhạc ông - nhất lại cùng thời với ông- sẽ rất dễ được huyền thoại
hóa.
Chất lượng âm thanh ánh sáng của những chương trình thuộc
thế giới chìm - chưa bao giờ ở mức lý tưởng. Người hát toàn bộ là không
chuyên, có khi còn nhìn “sớ” để hát. Nhưng khán giả chấp nhận.
Họ
đến vì Trịnh Công Sơn. Giọng bạn có thể chẳng hay lắm, song chỉ cần bạn
chạm được cái hồn của nhạc Trịnh, rất có thể sẽ tới thẳng trái tim
người nghe. Và nếu tôi không nhầm thì trên phần nổi, những ca sĩ hát
nhạc Trịnh được ưa thích nhất tình cờ đều chẳng qua trường lớp về thanh
nhạc.
Một trải nghiệm nho nhỏ, nếu chẳng may ca sĩ không được
khỏe, thì hát nhạc Trịnh là một liệu pháp lý tưởng. Nhạc Trịnh có thể
đánh đố người hát/nghe bằng những lời lẽ có phần hóc hiểm chứ chẳng mấy
khi đòi hỏi những kỹ thuật thanh nhạc cầu kỳ. Chính vì thế các ca sĩ
chuyên nghiệp dễ thấy nhàm chán khi hát Trịnh.
Vì thế, có thể họ
cố nhồi nhét những chiêu thức làm phong phú thêm cách diễn đạt, nhưng
rất có thể lại khiến khán giả bị dội. Hát nhạc Trịnh để được yêu thích
đã khó, hát theo kiểu của mình để được yêu thích chắc lại càng khó hơn.
Khôi Minh
vững cả phần nổi và phần chìm. Nói cách khác, nhạc Trịnh không ngừng mở
rộng thị phần trong sinh hoạt âm nhạc.
Một chương trình hát
nhạc Trịnh cho nhau nghe tối 1-4 ở Hà Nội. Ảnh: N.M.Hà
Phần nổi
là những chương trình ca nhạc lớn quy tụ các ngôi sao đương thời tại các
khán phòng sang trọng giá cao. Phần chìm là các quán cà phê, bar ca
nhạc với các giọng ca không chuyên, miễn phí.
Giống như một ngọn
núi, cần lùi đủ xa mới có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh... “Khán giả càng
ngày càng đông. Nhạc Trịnh ngày càng hot. 1-4, Hà Nội có mười mấy điểm
làm chương trình nhạc Trịnh. Đến ngày này, người ta cứ thích đi nghe.
Bạn bè mình nghe, mình cũng phải nghe”- Nguyệt Ca, 26 tuổi, chủ nhiệm
Box nhạc Trịnh, có thâm niên làm nhạc Trịnh qua các quán cà phê Hà Nội
cho hay.
Những chương trình offline ở quán của Box Trịnh chưa
bao giờ đủ chỗ cho khán giả - chủ yếu trong lứa tuổi 20-35. Mà Box này
đôi ba tháng lại làm một chương trình. Một năm ít nhất họ làm ba chương
trình vào dịp ngày sinh, ngày mất của nhạc sĩ và ngày khai sinh Box.
Khán
phòng to nhất họ từng tổ chức là hội trường ĐH Văn hóa Hà Nội. Để trả
tiền thuê địa điểm, thù lao cho nhạc công… khán giả của buổi offline sẽ
phải bỏ ra 50-80 nghìn lệ phí (đã bao gồm đồ uống). Ca sĩ nhận thù lao
bằng việc không phải trả tiền nước.
Chương trình tưởng niệm nhạc
sĩ nhằm đúng tối 1-4 năm nay của Box diễn ra tại Bee Club. Bảy giờ, tôi
đến đã thấy khán giả. Trước khi có thể bắt đầu chương trình, MC đề nghị
khán giả ngồi sát vào nhau, lấp kín những khoảng trống còn lại. Một số
bàn phải cất đi, dăm chục ghế nhựa được thêm vào. Một số khán giả tây -
ta không nề hà ngồi bệt. Nhiều người đến phút chót không còn vé để mua
cũng được linh động cho vào.
Mở đầu chương trình là giây phút
tưởng niệm. Vẫn nghĩ sự ra đi của một người chẳng có ý nghĩa gì so với
sáng tạo họ để lại, nhưng nghe giọng chính tác giả hát Như một lời chia
tay, tự nhiên thấy rưng rưng. Tôi hát đầu tiên, với tư cách khách mời.
Khán giả chăm chú theo dõi, khác hẳn không khí lao xao thường thấy ở
phòng trà ca nhạc.
Ở chương trình tưởng niệm tiếp theo, do một
nhà báo tổ chức, không khí hoàn toàn khác. Người nghe say sưa, tươi tỉnh
hát theo. Cả trăm người nghe lẫn hát cùng ngồi san sát trên sàn. Cầu
thang cũng kín chỗ. Một số chấp nhận đứng.
1-4 năm ngoái, tôi
cùng một giọng ca khá nổi tiếng trong thế giới của nhạc Trịnh ở Hà Nội -
Giang Trang- cùng làm một chương trình nhạc Trịnh tại một bar ca nhạc.
Có khoảng 500 khán giả đến với chương trình và 300 người phải đi về vì
không có chỗ.
Ở các quán cà phê Hà Nội, người ta nghe và hát
nhạc Trịnh quanh năm. Nhiều quán cà phê tuần nào cũng làm ít nhất một cữ
nhạc Trịnh. Chẳng cần đầu tư gì nhiều. Nhiều khách đến uống nước cũng
là để hát, đương nhiên họ kéo theo cả nhóm cổ động viên và quán lúc nào
cũng đông trong những đêm nhạc lấy mỡ nó rán nó như vậy.
Tối 30-3
vừa qua, tôi hát cùng mấy người bạn lần đầu hát nhạc Trịnh trên sân
khấu, khán giả vẫn đến đông, vẫn nhiệt tình như thế. On Cafe thường
xuyên có ca nhạc, nhưng hôm đó, người của quán bảo: “Chưa chương trình
nào khách đến nhiều như thế!”. Với chủ đề Tôi đang lắng nghe, tôi muốn
đem lại một cách diễn đạt Trịnh riêng tư, thoải mái nhất có thể, theo gu
của người hát chứ không phải theo một hình dung đã được mặc định nào đó
về Trịnh.
Kết quả có khán giả cho rằng: “Ông chọn những bài khó
quá, xa với Trịnh quá!”. Ơ hay, rõ ràng là của Trịnh Công Sơn. Vậy chẳng
hóa ra người nghe đó đang vừa lòng chỉ với một phần của Trịnh. Nhưng
cũng chẳng sao. Mỗi người hãy cứ hát và nghe bằng gu của mình. Thế giới
của Trịnh Công Sơn đủ rộng để dung hòa mọi kiểu thị hiếu.
Nhưng
lượng khán giả nhiều hơn ủng hộ cách hát pha blues-jazz của tôi, muốn
nghe nữa, hỏi có nhiều bài của Trịnh hát được kiểu này không, và xui làm
hẳn một chương trình hoặc album theo hướng này.
Năm ngoái, sau
khi hát Hôm nay tôi nghe theo điệu swing xong, một khán giả trẻ chạy ra
cả quyết: “Anh ra đĩa bài này chưa để em đi mua?!”. Gợi ý khá hấp dẫn
với một người hát mới vào nghề.
Thực tế cho thấy một số ca sĩ đã
thành danh nhờ khởi đầu với nhạc Trịnh. Ngay cả Hồng Nhung, sự nghiệp
của chị có thể nói đã sang trang từ khi cập bến Trịnh Công Sơn. Hơn cả
một nhạc sĩ, Trịnh Công Sơn là huyền thoại. Và người chuyên hát và hát
hay nhạc ông - nhất lại cùng thời với ông- sẽ rất dễ được huyền thoại
hóa.
Chất lượng âm thanh ánh sáng của những chương trình thuộc
thế giới chìm - chưa bao giờ ở mức lý tưởng. Người hát toàn bộ là không
chuyên, có khi còn nhìn “sớ” để hát. Nhưng khán giả chấp nhận.
Họ
đến vì Trịnh Công Sơn. Giọng bạn có thể chẳng hay lắm, song chỉ cần bạn
chạm được cái hồn của nhạc Trịnh, rất có thể sẽ tới thẳng trái tim
người nghe. Và nếu tôi không nhầm thì trên phần nổi, những ca sĩ hát
nhạc Trịnh được ưa thích nhất tình cờ đều chẳng qua trường lớp về thanh
nhạc.
Một trải nghiệm nho nhỏ, nếu chẳng may ca sĩ không được
khỏe, thì hát nhạc Trịnh là một liệu pháp lý tưởng. Nhạc Trịnh có thể
đánh đố người hát/nghe bằng những lời lẽ có phần hóc hiểm chứ chẳng mấy
khi đòi hỏi những kỹ thuật thanh nhạc cầu kỳ. Chính vì thế các ca sĩ
chuyên nghiệp dễ thấy nhàm chán khi hát Trịnh.
Vì thế, có thể họ
cố nhồi nhét những chiêu thức làm phong phú thêm cách diễn đạt, nhưng
rất có thể lại khiến khán giả bị dội. Hát nhạc Trịnh để được yêu thích
đã khó, hát theo kiểu của mình để được yêu thích chắc lại càng khó hơn.
Khôi Minh
Similar topics
» 'Tây' hát nhạc Trịnh Công Sơn
» Làm tý nhạc nào :D
» Âm nhạc Hải Hậu A
» Chương trình Tuyển dụng Sinh viên ngành Điều Dưỡng làm việc tại Nhật Bản theo Chương trình Visa mới
» Nhạc Hòa Tấu
» Làm tý nhạc nào :D
» Âm nhạc Hải Hậu A
» Chương trình Tuyển dụng Sinh viên ngành Điều Dưỡng làm việc tại Nhật Bản theo Chương trình Visa mới
» Nhạc Hòa Tấu
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết