Trường ĐH Duy Tân: Những sự khác biệt và định hướng tương lai
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Trường ĐH Duy Tân: Những sự khác biệt và định hướng tương lai
[size=32]Trường ĐH Duy Tân: Những sự khác biệt và định hướng tương lai[/size]
Mặc dù là người độc lập với Trường Đại học (ĐH) Duy Tân về mọi phương diện, tôi vẫn coi mình là người có một mối liên hệ đặc biệt với ngôi trường này. Thậm chí, tôi luôn cảm thấy mắc nợ và có trách nhiệm với nó.
PGS-TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
Lý do rất đơn giản: ĐH Duy Tân, cùng với những người sinh thành và vận hành nó, mang lại cho tôi nhiều hiểu biết mới về những giới hạn, về năng lực trỗi dậy và tính triển vọng của vùng đất duyên hải miền Trung, và của đất nước Việt Nam trong bước chuyển đổi lịch sử khó khăn. ĐH Duy Tân là một sự thử nghiệm có giá trị lịch sử, là một hình mẫu phát triển cần được nghiên cứu nghiêm túc và phải được đối xử với thái độ trân trọng khoa học.
Đối với tôi, nói đến ĐH Duy Tân là nói đến sự khác thường, duy nhất.
Đây không phải là lời ngợi ca nhằm mục tiêu khuếch trương vô lối. Nhận định này được đưa ra một cách có trách nhiệm, dựa trên sự cân nhắc kỹ càng. Tính chính xác của nhận định được ghi nhận và bảo đảm bằng những biến cố, sự kiện mà ĐH Duy Tân từng trải qua, bằng chất lượng hoạt động suốt 26 năm qua của nhà trường. Và quan trọng nhất, nó được minh chứng bằng một bảng thành tích thực sự đáng nể.
Tính chất khác thường, duy nhất đó thể hiện trong ngày sinh, trong tên gọi của nhà trường, xuyên suốt trong những kết quả nổi bật mà trường đạt được qua hơn ¼ thế kỷ qua.
1. Trước hết, đó là sự khác thường về “ngày sinh”: ĐH Duy Tân được Thủ tướng ký quyết định thành lập vào ngày 11.11.1994. Ngày sinh với bốn con số 1 liền nhau, thật sự là hiếm có (Gần đây, thế giới ghi nhận có một sự lựa chọn trùng hợp như vậy. Đó là việc ông Jack Ma, chủ của Tập đoàn Alibaba, chọn ngày 11.11 làm ngày lễ “Độc thân” để bán hàng khuyến mãi hàng năm. Với sự lựa chọn độc đáo này, hệ thống thương mại điện tử của Alibaba bán được số hàng hóa kỷ lục, lên tới gần 40 tỉ USD chỉ trong một ngày lễ của năm 2019). Sự trùng hợp có vẻ ngẫu nhiên, tình cờ. Nhưng càng ngẫu nhiên, tình cờ thì chất “tâm linh” càng đậm đặc.
Thực tế hoạt động của ĐH Duy Tân cho thấy bốn con số 1 “sinh thành” đó không mang tính hình thức. Dường như đó là những con số “định mệnh”, quy định cả khát vọng, cách làm cũng như kết quả phát triển của nhà trường, với hàm ý đạt được vị trí “hàng đầu”, địa vị “khác biệt”.
2. Tên gọi của trường - Duy Tân - hầu như ai cũng biết là được đặt tên theo cách rất phổ biến, đến mức trở thành thông thường của các trường học - đặt theo tên các danh nhân hay sự kiện lịch sử nổi tiếng.
Duy Tân là được đặt theo tên của một phong trào canh tân phát triển nổi tiếng bậc nhất của VN hồi đầu thế kỷ XX do nhà chí sĩ cách mạng Phan Chu Trinh khởi xướng. Do vậy, tuy vẫn là đặt tên theo phong cách phong trào, nhưng tên gọi cụ thể Duy Tân của trường ĐH lại hàm nghĩa một khát vọng cháy bỏng và nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ mà cả dân tộc VN đã theo đuổi trong nhiều thế kỷ.
Giờ đây, ngay cả khi đất nước đã thật sự bước vào quỹ đạo đổi mới, mở cửa hội nhập sâu rộng với thế giới, những người con của Quảng Nam - Đà Nẵng lập nên Trường ĐH Duy Tân, vừa để nhắc lại lịch sử hào hùng của quê hương, nhưng quan trọng hơn, là để khẳng định khát vọng tương lai, rằng dù đất nước đã chấp nhận đổi mới, đang đổi mới thành công thì nhiệm vụ đặt ra vẫn phải là tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần và năng lực đổi mới, canh tân, sáng tạo. Lập trường ĐH mang tên Duy Tân chính là để thực hiện sứ mệnh mà cha ông đã khởi xướng nhưng “chí chưa thành”.
3. Hoạt động và kết quả thực tiễn: Duy Tân là một tên gọi để tự hào. Nó nhắc người ta về lòng tự hào miền Trung trong nỗ lực canh tân và phục hưng đất nước theo một cách độc đáo và khác biệt. Nhưng không chỉ là tên gọi, sâu xa và thực chất hơn, đó còn là một thông điệp phát triển, thấm đẫm trong mọi hoạt động của ĐH Duy Tân. Thông điệp này được thể hiện sinh động trong bảng thành tích 25 năm đáng tự hào của nhà trường.
Xuất thân “tư thục” (vốn đã là một sự dị biệt, khác thường ở nước ta, do đó, suốt một thời gian dài ít nhiều phải chịu sự “phân biệt đối xử), lại ra đời trong bối cảnh nền kinh tế còn rất nghèo, lại đang vật lộn trong quá trình chuyển đổi đầy gian khổ, nghĩa là bắt đầu từ “tay trắng”, với một vị thế cạnh tranh nhiều bất lợi thế, ĐH Duy Tân đã lao vào cuộc đua tranh, bằng cách làm mới, mở các ngành đào tạo với sự “dẫn dắt” của nhu cầu thị trường và tầm nhìn “canh tân” - định hướng công nghệ cao và hội nhập quốc tế.
Khó có thể kể hết những kết quả và thành tích cụ thể mà ĐH Duy Tân đã đạt được trong 25 năm qua.
25 năm qua, Duy Tân đã trở thành một trường ĐH uy tín trong cả nước. Trường đã xây dựng được bộ máy tổ chức với 20 Khoa, 10 Viện nghiên cứu, 22 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng; tổ chức đào tạo 5 chuyên ngành trình độ Tiến sĩ, 12 chuyên ngành trình độ Thạc sĩ; 33 ngành trình độ đại học; trong đó có 13 ngành hợp tác quốc tế về đào tạo với 4 đại học uy tín tại Hoa Kỳ; 6 chương trình liên kết đào tạo, 3 chương trình *** tại chỗ với Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đài Loan; đào tạo hệ liên thông; hệ từ xa theo phương thức E-Learning.
Các thành tích về số lượng đào tạo, cả sinh viên, thạc sĩ và tiến sĩ, số bài báo được công bố, số đề tài khoa học được thực hiện, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm, liên kết đào tạo và nghiên cứu với các trường Đại học danh tiếng ở nước ngoài của ĐH Duy Tân đều thể hiện sự vượt trội. Sau 25 năm thành lập, trường đã tuyển sinh 25 khóa ĐH, cao đẳng với trên 100.267 sinh viên, 12 khóa Trung cấp chuyên nghiệp với 12.400 học sinh, 21 khóa Thạc sĩ 2.521 học viên, 7 khoá Tiến sĩ với 48 nghiên cứu sinh. Với 21 khóa đã tốt nghiệp, trường đã cung cấp cho thị trường lao động hơn 1.279 Tiến sĩ, Thạc sĩ, 61.188 dược sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân và hơn 8.000 học sinh tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp. Hơn 95% số sinh viên tốt nghiệp từ trường có việc làm ngay sau 1 năm, ở khắp các địa phương trong cả nước và nước ngoài.
Sau 25 năm thành lập, ĐH Duy Tân là 1 trong 20 trường ĐH đầu tiên của cả nước và là trường ĐH ngoài công lập đầu tiên được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia; là Trường ĐH thứ hai của của VN kiểm định ngành đạt chuẩn ABET với 3 chương trình đào tạo: Kỹ thuật Mạng, Hệ thống Thông tin Quản lý, và Điện-Điện tử; là 1 trong 4 trường đại học có công bố quốc tế nhiều nhất Việt Nam năm 2018 và 2019; được tổ chức xếp hạng QS World University Rankings xếp Trường ĐH Duy Tân vị thứ 451, thuộc top 451-500 trường ĐH tốt nhất Châu Á.
Cho đến nay, ĐH Duy Tân đã khẳng định được năng lực của mình và đang tích cực xác lập vị thế đua tranh quốc tế. Cơ sở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, cách thức vận hành và hệ thống quản trị đã hình thành một cấu trúc mạnh, hiện đại, đủ sức đóng vai trò là cơ sở quan trọng, nền tảng mới cho một cuộc bứt phá mới của Trường.
4. Con người Duy Tân
Phong trào Duy Tân gắn với tên tuổi Phan Chu Trinh, một nhân vật kiệt xuất của miền Trung hồi đầu thế kỷ XX.
Đại học Duy Tân gắn với tên tuổi người sáng lập nó – Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ. Hai con người đồng hương này gắn kết với nhau bằng khát vọng “Duy Tân” cho đất nước.
Tôi dành sự kính trọng và yêu mến đặc biệt cho ông Lê Công Cơ, con người bé nhỏ nhưng luôn toát ra một sức sống mãnh liệt, với khát vọng to lớn và ý chí sắt đá. Đã từng đi xuyên qua cuộc chiến tranh với tư cách người lính, những phẩm chất của một chiến binh thực thụ ở ông vẫn được nuôi dưỡng và tiếp tục hừng hực cháy trên mặt trận giáo dục – đào tạo và khoa học. Có lẽ nhờ đó mà trong những thời điểm khó khăn, nhất là của thời kỳ “khởi đầu nan”, Duy Tân đã vượt qua được rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những rào cản, trói buộc của cơ chế.
Nhưng ngoài những phẩm chất đó, có lẽ cần nhấn mạnh một điểm khác nữa. Đó là tinh thần trách nhiệm, tính dám chịu trách nhiệm đến cùng. Tôi vẫn cứ nghĩ rằng trách nhiệm ở nơi ông mới chính là yếu tố “suy cho đến cùng” quyết định việc định hình chân dung ĐH Duy Tân với tư cách là một tổ chức đào tạo nhân lực và nghiên cứu khoa học đẳng cấp cao, mang tính hình mẫu cho tương lai. Quả thật, hiếm thấy người tận tụy, nhiệt huyết với công việc như ông. Chính phẩm chất tận tụy và trách nhiệm với công việc của người sáng lập ĐH Duy Tân đã tạo nên sức mạnh, thuyết phục không chỉ các chuyên gia, nhà khoa học mà cả các cấp chính quyền - để họ tận tình ủng hộ, giúp Duy Tân trụ vững trong những lúc cam go, vững bước tiến trong những thời kỳ khó khăn nhất.
Những nguồn năng lượng dồi dào đó được ông truyền lại cho đội ngũ đang kế tục ông trong sự nghiệp Duy Tân. Đúng theo cả nghĩa đen, ĐH Duy Tân đang xây dựng thành công đội ngũ hành động theo đúng tinh thần “lớp cha trước, lớp con sau”, lớp trước tin cậy lớp sau, và lớp sau phát huy lớp trước xứng đáng, lên tầm cao mới.
Bằng cách đó, trong khuôn hình “tư thục”, ĐH Duy Tân bổ sung thêm cho hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam một hình mẫu mới cụ thể về tổ chức và quản trị hiệu quả, phù hợp với các điều kiện phát triển hiện đại.
5. Cộng đồng trách nhiệm
Là ĐH tư thục “đời mới” đầu tiên của VN, những bước đi đầu tiên của Duy Tân là vô cùng gian khổ, trong đó, khó nhất là vì đây là hiện tượng “chưa từng có tiền lệ”, nên thường phải chịu “bị phân biệt đối xử”. Thật may là với sự nỗ lực hết mình cho một sự nghiệp đàng hoàng của chính những người sáng lập Duy Tân, nhà trường đã có được sự thấu hiểu và hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền, đặc biệt là của lãnh đạo Đà Nẵng và Bộ GD-ĐT.
Lãnh đạo Đà Nẵng coi Duy Tân là con ruột của mình. Lãnh đạo Đà Nẵng cũng hiểu và ý thức được rằng Duy Tân là đứa con của cả vùng Duyên hải miền Trung nghèo nhưng khát học. Nhờ đó, Duy Tân được Thành phố hỗ trợ, tạo điều kiện, thậm chí, phần nào được bảo bọc, chở che khỏi sự kỳ thị và phân biệt đối xử.
Nhiều vị Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng có cách nhìn trân trọng như vậy đối với Duy Tân.
Duy Tân còn kết nối với nhiều cơ quan, trường đại học, viện nghiên cứu và cá nhân các nhà giáo dục - nghiên cứu khoa học khác - để cộng tác, để tìm kiếm sự hỗ trợ. Và nhà trường hầu như luôn thành công với những sự tìm kiếm này. Như tôi biết, mọi người đều sẵn lòng cùng với Duy Tân. Không phải vì lợi ích tiền bạc hay danh vọng mà chủ yếu là vì đã tìm thấy một địa chỉ đúng để thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Ông Cơ vẫn nói với tôi Duy Tân chịu ơn những sự giúp đỡ chí tình chí nghĩa này.
Thực sự, sẽ không có ĐH Duy Tân với khát vọng Canh tân tri thức ngày càng được hiện thực hóa nếu không có sự đồng hành đầy tính sẻ chia này.
Với ĐH Duy Tân, tuổi đời hãy còn rất trẻ - chỉ mới tròn 26 tuổi, nhưng đã đủ dữ liệu để viết thành lịch sử - một lịch sử nhọc nhằn, gian khổ, khởi đầu của công cuộc Duy Tân. Lịch sử đó sẽ là yếu tố bảo đảm cho một cuộc bứt phá mới, trong một thời đại phát triển mới.
Con đường phía trước còn dài. Ra khơi sóng lớn. Trong khi những neo buộc, rào cản còn không ít, và không dễ vượt qua. Nhưng ĐH Duy Tân phải ra khơi. Đó là trách nhiệm đã trở thành định mệnh. Duy Tân phải đóng tàu to, hiện đại, phải chuẩn bị những năng lực vượt đại dương.
Và tôi tin Duy Tân đã sẵn sàng.
https://thanhnien.vn/giao-duc/truong-dh-duy-tan-nhung-su-khac-biet-va-dinh-huong-tuong-lai-1278553.html
Mặc dù là người độc lập với Trường Đại học (ĐH) Duy Tân về mọi phương diện, tôi vẫn coi mình là người có một mối liên hệ đặc biệt với ngôi trường này. Thậm chí, tôi luôn cảm thấy mắc nợ và có trách nhiệm với nó.
PGS-TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
Lý do rất đơn giản: ĐH Duy Tân, cùng với những người sinh thành và vận hành nó, mang lại cho tôi nhiều hiểu biết mới về những giới hạn, về năng lực trỗi dậy và tính triển vọng của vùng đất duyên hải miền Trung, và của đất nước Việt Nam trong bước chuyển đổi lịch sử khó khăn. ĐH Duy Tân là một sự thử nghiệm có giá trị lịch sử, là một hình mẫu phát triển cần được nghiên cứu nghiêm túc và phải được đối xử với thái độ trân trọng khoa học.
Đối với tôi, nói đến ĐH Duy Tân là nói đến sự khác thường, duy nhất.
Đây không phải là lời ngợi ca nhằm mục tiêu khuếch trương vô lối. Nhận định này được đưa ra một cách có trách nhiệm, dựa trên sự cân nhắc kỹ càng. Tính chính xác của nhận định được ghi nhận và bảo đảm bằng những biến cố, sự kiện mà ĐH Duy Tân từng trải qua, bằng chất lượng hoạt động suốt 26 năm qua của nhà trường. Và quan trọng nhất, nó được minh chứng bằng một bảng thành tích thực sự đáng nể.
Tính chất khác thường, duy nhất đó thể hiện trong ngày sinh, trong tên gọi của nhà trường, xuyên suốt trong những kết quả nổi bật mà trường đạt được qua hơn ¼ thế kỷ qua.
1. Trước hết, đó là sự khác thường về “ngày sinh”: ĐH Duy Tân được Thủ tướng ký quyết định thành lập vào ngày 11.11.1994. Ngày sinh với bốn con số 1 liền nhau, thật sự là hiếm có (Gần đây, thế giới ghi nhận có một sự lựa chọn trùng hợp như vậy. Đó là việc ông Jack Ma, chủ của Tập đoàn Alibaba, chọn ngày 11.11 làm ngày lễ “Độc thân” để bán hàng khuyến mãi hàng năm. Với sự lựa chọn độc đáo này, hệ thống thương mại điện tử của Alibaba bán được số hàng hóa kỷ lục, lên tới gần 40 tỉ USD chỉ trong một ngày lễ của năm 2019). Sự trùng hợp có vẻ ngẫu nhiên, tình cờ. Nhưng càng ngẫu nhiên, tình cờ thì chất “tâm linh” càng đậm đặc.
Thực tế hoạt động của ĐH Duy Tân cho thấy bốn con số 1 “sinh thành” đó không mang tính hình thức. Dường như đó là những con số “định mệnh”, quy định cả khát vọng, cách làm cũng như kết quả phát triển của nhà trường, với hàm ý đạt được vị trí “hàng đầu”, địa vị “khác biệt”.
2. Tên gọi của trường - Duy Tân - hầu như ai cũng biết là được đặt tên theo cách rất phổ biến, đến mức trở thành thông thường của các trường học - đặt theo tên các danh nhân hay sự kiện lịch sử nổi tiếng.
Duy Tân là được đặt theo tên của một phong trào canh tân phát triển nổi tiếng bậc nhất của VN hồi đầu thế kỷ XX do nhà chí sĩ cách mạng Phan Chu Trinh khởi xướng. Do vậy, tuy vẫn là đặt tên theo phong cách phong trào, nhưng tên gọi cụ thể Duy Tân của trường ĐH lại hàm nghĩa một khát vọng cháy bỏng và nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ mà cả dân tộc VN đã theo đuổi trong nhiều thế kỷ.
Giờ đây, ngay cả khi đất nước đã thật sự bước vào quỹ đạo đổi mới, mở cửa hội nhập sâu rộng với thế giới, những người con của Quảng Nam - Đà Nẵng lập nên Trường ĐH Duy Tân, vừa để nhắc lại lịch sử hào hùng của quê hương, nhưng quan trọng hơn, là để khẳng định khát vọng tương lai, rằng dù đất nước đã chấp nhận đổi mới, đang đổi mới thành công thì nhiệm vụ đặt ra vẫn phải là tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần và năng lực đổi mới, canh tân, sáng tạo. Lập trường ĐH mang tên Duy Tân chính là để thực hiện sứ mệnh mà cha ông đã khởi xướng nhưng “chí chưa thành”.
3. Hoạt động và kết quả thực tiễn: Duy Tân là một tên gọi để tự hào. Nó nhắc người ta về lòng tự hào miền Trung trong nỗ lực canh tân và phục hưng đất nước theo một cách độc đáo và khác biệt. Nhưng không chỉ là tên gọi, sâu xa và thực chất hơn, đó còn là một thông điệp phát triển, thấm đẫm trong mọi hoạt động của ĐH Duy Tân. Thông điệp này được thể hiện sinh động trong bảng thành tích 25 năm đáng tự hào của nhà trường.
Xuất thân “tư thục” (vốn đã là một sự dị biệt, khác thường ở nước ta, do đó, suốt một thời gian dài ít nhiều phải chịu sự “phân biệt đối xử), lại ra đời trong bối cảnh nền kinh tế còn rất nghèo, lại đang vật lộn trong quá trình chuyển đổi đầy gian khổ, nghĩa là bắt đầu từ “tay trắng”, với một vị thế cạnh tranh nhiều bất lợi thế, ĐH Duy Tân đã lao vào cuộc đua tranh, bằng cách làm mới, mở các ngành đào tạo với sự “dẫn dắt” của nhu cầu thị trường và tầm nhìn “canh tân” - định hướng công nghệ cao và hội nhập quốc tế.
Khó có thể kể hết những kết quả và thành tích cụ thể mà ĐH Duy Tân đã đạt được trong 25 năm qua.
25 năm qua, Duy Tân đã trở thành một trường ĐH uy tín trong cả nước. Trường đã xây dựng được bộ máy tổ chức với 20 Khoa, 10 Viện nghiên cứu, 22 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng; tổ chức đào tạo 5 chuyên ngành trình độ Tiến sĩ, 12 chuyên ngành trình độ Thạc sĩ; 33 ngành trình độ đại học; trong đó có 13 ngành hợp tác quốc tế về đào tạo với 4 đại học uy tín tại Hoa Kỳ; 6 chương trình liên kết đào tạo, 3 chương trình *** tại chỗ với Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đài Loan; đào tạo hệ liên thông; hệ từ xa theo phương thức E-Learning.
Các thành tích về số lượng đào tạo, cả sinh viên, thạc sĩ và tiến sĩ, số bài báo được công bố, số đề tài khoa học được thực hiện, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm, liên kết đào tạo và nghiên cứu với các trường Đại học danh tiếng ở nước ngoài của ĐH Duy Tân đều thể hiện sự vượt trội. Sau 25 năm thành lập, trường đã tuyển sinh 25 khóa ĐH, cao đẳng với trên 100.267 sinh viên, 12 khóa Trung cấp chuyên nghiệp với 12.400 học sinh, 21 khóa Thạc sĩ 2.521 học viên, 7 khoá Tiến sĩ với 48 nghiên cứu sinh. Với 21 khóa đã tốt nghiệp, trường đã cung cấp cho thị trường lao động hơn 1.279 Tiến sĩ, Thạc sĩ, 61.188 dược sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân và hơn 8.000 học sinh tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp. Hơn 95% số sinh viên tốt nghiệp từ trường có việc làm ngay sau 1 năm, ở khắp các địa phương trong cả nước và nước ngoài.
Sau 25 năm thành lập, ĐH Duy Tân là 1 trong 20 trường ĐH đầu tiên của cả nước và là trường ĐH ngoài công lập đầu tiên được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia; là Trường ĐH thứ hai của của VN kiểm định ngành đạt chuẩn ABET với 3 chương trình đào tạo: Kỹ thuật Mạng, Hệ thống Thông tin Quản lý, và Điện-Điện tử; là 1 trong 4 trường đại học có công bố quốc tế nhiều nhất Việt Nam năm 2018 và 2019; được tổ chức xếp hạng QS World University Rankings xếp Trường ĐH Duy Tân vị thứ 451, thuộc top 451-500 trường ĐH tốt nhất Châu Á.
Cho đến nay, ĐH Duy Tân đã khẳng định được năng lực của mình và đang tích cực xác lập vị thế đua tranh quốc tế. Cơ sở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, cách thức vận hành và hệ thống quản trị đã hình thành một cấu trúc mạnh, hiện đại, đủ sức đóng vai trò là cơ sở quan trọng, nền tảng mới cho một cuộc bứt phá mới của Trường.
4. Con người Duy Tân
Phong trào Duy Tân gắn với tên tuổi Phan Chu Trinh, một nhân vật kiệt xuất của miền Trung hồi đầu thế kỷ XX.
Đại học Duy Tân gắn với tên tuổi người sáng lập nó – Nhà giáo Ưu tú, Anh hùng Lao động Lê Công Cơ. Hai con người đồng hương này gắn kết với nhau bằng khát vọng “Duy Tân” cho đất nước.
Tôi dành sự kính trọng và yêu mến đặc biệt cho ông Lê Công Cơ, con người bé nhỏ nhưng luôn toát ra một sức sống mãnh liệt, với khát vọng to lớn và ý chí sắt đá. Đã từng đi xuyên qua cuộc chiến tranh với tư cách người lính, những phẩm chất của một chiến binh thực thụ ở ông vẫn được nuôi dưỡng và tiếp tục hừng hực cháy trên mặt trận giáo dục – đào tạo và khoa học. Có lẽ nhờ đó mà trong những thời điểm khó khăn, nhất là của thời kỳ “khởi đầu nan”, Duy Tân đã vượt qua được rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những rào cản, trói buộc của cơ chế.
Nhưng ngoài những phẩm chất đó, có lẽ cần nhấn mạnh một điểm khác nữa. Đó là tinh thần trách nhiệm, tính dám chịu trách nhiệm đến cùng. Tôi vẫn cứ nghĩ rằng trách nhiệm ở nơi ông mới chính là yếu tố “suy cho đến cùng” quyết định việc định hình chân dung ĐH Duy Tân với tư cách là một tổ chức đào tạo nhân lực và nghiên cứu khoa học đẳng cấp cao, mang tính hình mẫu cho tương lai. Quả thật, hiếm thấy người tận tụy, nhiệt huyết với công việc như ông. Chính phẩm chất tận tụy và trách nhiệm với công việc của người sáng lập ĐH Duy Tân đã tạo nên sức mạnh, thuyết phục không chỉ các chuyên gia, nhà khoa học mà cả các cấp chính quyền - để họ tận tình ủng hộ, giúp Duy Tân trụ vững trong những lúc cam go, vững bước tiến trong những thời kỳ khó khăn nhất.
Những nguồn năng lượng dồi dào đó được ông truyền lại cho đội ngũ đang kế tục ông trong sự nghiệp Duy Tân. Đúng theo cả nghĩa đen, ĐH Duy Tân đang xây dựng thành công đội ngũ hành động theo đúng tinh thần “lớp cha trước, lớp con sau”, lớp trước tin cậy lớp sau, và lớp sau phát huy lớp trước xứng đáng, lên tầm cao mới.
Bằng cách đó, trong khuôn hình “tư thục”, ĐH Duy Tân bổ sung thêm cho hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam một hình mẫu mới cụ thể về tổ chức và quản trị hiệu quả, phù hợp với các điều kiện phát triển hiện đại.
5. Cộng đồng trách nhiệm
Là ĐH tư thục “đời mới” đầu tiên của VN, những bước đi đầu tiên của Duy Tân là vô cùng gian khổ, trong đó, khó nhất là vì đây là hiện tượng “chưa từng có tiền lệ”, nên thường phải chịu “bị phân biệt đối xử”. Thật may là với sự nỗ lực hết mình cho một sự nghiệp đàng hoàng của chính những người sáng lập Duy Tân, nhà trường đã có được sự thấu hiểu và hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền, đặc biệt là của lãnh đạo Đà Nẵng và Bộ GD-ĐT.
Lãnh đạo Đà Nẵng coi Duy Tân là con ruột của mình. Lãnh đạo Đà Nẵng cũng hiểu và ý thức được rằng Duy Tân là đứa con của cả vùng Duyên hải miền Trung nghèo nhưng khát học. Nhờ đó, Duy Tân được Thành phố hỗ trợ, tạo điều kiện, thậm chí, phần nào được bảo bọc, chở che khỏi sự kỳ thị và phân biệt đối xử.
Nhiều vị Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng có cách nhìn trân trọng như vậy đối với Duy Tân.
Duy Tân còn kết nối với nhiều cơ quan, trường đại học, viện nghiên cứu và cá nhân các nhà giáo dục - nghiên cứu khoa học khác - để cộng tác, để tìm kiếm sự hỗ trợ. Và nhà trường hầu như luôn thành công với những sự tìm kiếm này. Như tôi biết, mọi người đều sẵn lòng cùng với Duy Tân. Không phải vì lợi ích tiền bạc hay danh vọng mà chủ yếu là vì đã tìm thấy một địa chỉ đúng để thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Ông Cơ vẫn nói với tôi Duy Tân chịu ơn những sự giúp đỡ chí tình chí nghĩa này.
Thực sự, sẽ không có ĐH Duy Tân với khát vọng Canh tân tri thức ngày càng được hiện thực hóa nếu không có sự đồng hành đầy tính sẻ chia này.
Với ĐH Duy Tân, tuổi đời hãy còn rất trẻ - chỉ mới tròn 26 tuổi, nhưng đã đủ dữ liệu để viết thành lịch sử - một lịch sử nhọc nhằn, gian khổ, khởi đầu của công cuộc Duy Tân. Lịch sử đó sẽ là yếu tố bảo đảm cho một cuộc bứt phá mới, trong một thời đại phát triển mới.
Con đường phía trước còn dài. Ra khơi sóng lớn. Trong khi những neo buộc, rào cản còn không ít, và không dễ vượt qua. Nhưng ĐH Duy Tân phải ra khơi. Đó là trách nhiệm đã trở thành định mệnh. Duy Tân phải đóng tàu to, hiện đại, phải chuẩn bị những năng lực vượt đại dương.
Và tôi tin Duy Tân đã sẵn sàng.
https://thanhnien.vn/giao-duc/truong-dh-duy-tan-nhung-su-khac-biet-va-dinh-huong-tuong-lai-1278553.html
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Trường ĐH Duy Tân: Những sự khác biệt và định hướng tương lai
[size=32]Duy Tân đạt kiểm định ABET của Mỹ, chương trình Công nghệ KT Điện-Điện tử[/size]
ABET-Accreditation Board for Engineering and Technology (Hội đồng Kiểm định các Chương trình Đào tạo Kỹ thuật - Công nghệ), Mỹ đã công bố kết quả kiểm định chương trình đào tạo Công nghệ Kỹ thuật Điện-Điện tử của Trường Đại học Duy Tân.
Chương trình này được công nhận đạt chuẩn kiểm định quốc tế ABET của Mỹ vào cuối tháng 8.2020 vừa qua, dựa trên kết quả của chuyến thăm kiểm định năm ngoái từ ngày 24 đến 26.11.2019. Kết quả kiểm định này được công nhận mở rộng và bao gồm cho cả những khóa sinh viên DTU ngành Điện-Điện tử đã tốt nghiệp từ ngày 1.10.2018.
Đoàn kiểm định kiểm tra các phòng thực hành Điện-Điện tử
Đây là chương trình đào tạo thứ 3 đạt chuẩn kiểm định ABET của Trường đại học (ĐH) Duy Tân, sau 2 chương trình đào tạo gồm:
- Kỹ thuật Mạng, và
- Hệ thống Thông tin Quản lý
được công nhận kiểm định vào ngày 27.8.2019.
ĐH Duy Tân là trường ĐH thứ 2 của VN có các chương trình đạt chuẩn kiểm định ABET, sau trường ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM (2014), và là 1 trong 4 cơ sở giáo dục của VN đạt chuẩn kiểm định này nếu tính cả trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (2018 - là trường thứ 2 nếu tính cả cao đẳng và ĐH) và Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh (2019). Tính đến nay, trường ĐH Duy Tân là cơ sở giáo dục cấp trường có nhiều chương trình nhất (3 chương trình) được ABET đánh giá đạt chất lượng đạt mức cao nhất (6 năm).
Điểm mạnh của chương trình Công nghệ kỹ thuật Điện Điện tử tại ĐH Duy Tân đã được ABET ghi nhận và đánh giá cao thông qua nhận xét: “Nhà trường đã áp dụng một chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên việc giảng dạy tích hợp các dự án xuất sắc nhằm hỗ trợ cho sinh viên lĩnh hội được các kiến thức thông qua việc chủ động khám phá những thách thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn của thế giới. Việc giảng dạy kỹ thuật dựa trên dự án được vận hành theo mô hình CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate). Đây là một mô hình giáo dục kỹ thuật tiên tiến nhằm dạy cho sinh viên-những kỹ sư tương lai các nguyên tắc cơ bản về kỹ thuật để họ có thể hình thành nên các kỹ năng về xây dựng ý tưởng, thiết kế, triển khai thực hiện và vận hành các thiết kế kỹ thuật cũng như đưa ra các giải pháp trong thế giới thực.
Chương trình đào tạo đã tích hợp những nguyên tắc của CDIO trải dài trong 5 môn học. Đội ngũ giảng viên của chương trình đã thể hiện năng lực và khả năng thực hiện các nguyên tắc CDIO trong chương trình giảng dạy một cách xuất sắc thông qua các báo cáo trình bày tại nhiều hội nghị về CDIO trên toàn thế giới. Sinh viên của chương trình đã được chuẩn bị tốt cho việc thực hành kỹ thuật thông qua quá trình tham gia vào các cuộc thi CDIO Academy, nơi trưng bày và thi đấu các sản phẩm của sinh viên theo mô hình CDIO”.
Được xem là tổ chức kiểm định uy tín nhất thế giới cho các chương trình kỹ thuật và công nghệ, rất nhiều trường ĐH nổi tiếng thế giới đã tham gia kiểm định ABET cho các chương trình đào tạo của mình. Tiêu biểu trong số đó có: ĐH Khoa học Ứng dụng (Áo), ĐH Khoa học và Công nghệ Mody (Ấn Độ), ĐH AMA(Philippines); hay các trường ĐH kỹ thuật nổi tiếng của Mỹ như: Học viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT), Đại học California ở Berkeley (UCB), ĐH Carnegie Mellon (CMU), ĐH Purdue, ĐH Johns Hopkins, ĐH Duke...
ABET được thành lập năm 1932 với 4 Ủy ban Kiểm định gồm:
- Ủy ban Khoa học Ứng dụng (ASAC),
- Ủy ban Khoa học Điện toán (CAC),
- Ủy ban Kỹ thuật (EAC), và
- Ủy ban Công nghệ - Kỹ thuật (ETAC).
Các thành viên thuộc 4 ủy ban này đến từ 35 hiệp hội nghề nghiệp uy tín của Mỹ như: ASHRAE, SPE, SME… với hơn 2.200 tình nguyện viên là các nhà khoa học, các chuyên gia và nhà tuyển dụng hàng đầu trên toàn thế giới. Hiện tại, đã có hơn 4.000 chương trình đào tạo thuộc 793 trường ĐH và cao đẳng ở 32 quốc gia được kiểm định bởi ABET.
Khác với cách đánh giá và công nhận theo cấp độ đáp ứng từ 1-7 (bởi AUN-QA) hay theo tỉ lệ cần có ít nhất 80% số tiêu chí đạt (kiểm định trong nước), để ABET công nhận đạt kiểm định ở mức cao nhất (6 năm), các chương trình đào tạo cần đáp ứng tuyệt đối 100% các tiêu chí theo yêu cầu của ABET. Nếu có bất kỳ một tiêu chí nào thuộc chương trình đào tạo không đáp ứng theo yêu cầu của ABET, chương trình đó xem như không được kiểm định hoặc chỉ có thể được xem xét công nhận có điều kiện tạm thời ở mức độ tối đa là 2 năm.
Các giảng viên ĐH Duy Tân tham gia tập huấn chuyên môn tại ĐH Purdue để đào tạo Chương trình Tiên tiến 2 ngành Điện-Điện tử và Cơ Điện tử
Sau quá trình kiểm định nghiêm túc và khách quan, Tổ chức kiểm định ABET đã công nhận chương trình Công nghệ Kỹ thuật Điện-Điện tử của ĐH Duy Tân đạt kiểm định ABET với mức kiểm định cao nhất là 6 năm, tính đến ngày 30.9.2026.
Chương trình đào tạo Công nghệ Kỹ thuật Điện-Điện tử đã đáp ứng 100% các tiêu chí kiểm định Tổ chức Kiểm định ABET. Kết quả này bắt nguồn từ những chuẩn bị rất chu đáo của ĐH Duy Tân qua nhiều năm. Trong đó có:
- Xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao,
- Xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình,
- Chú trọng vào việc giảng dạy và cải tiến phương pháp giảng dạy để đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình
Đồng thời, ĐH Duy Tân thực hiện hợp tác quốc tế nâng cao chất lượng đào tạo, liên tục trang bị và nâng cấp các trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho công tác thực hành đạt chuẩn quốc tế.
TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Thường trực ĐH Duy Tân cho biết: “Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục hay kiểm định chương trình đào tạo là yêu cầu cấp thiết để các trường đại học tự chủ theo Luật GDĐH sửa đổi, đồng thời, cũng hàm chứa ý nghĩa công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo trước toàn xã hội, giúp cho phụ huynh, người học, và nhất là doanh nghiệp giám sát được chất lượng của các chương trình đào tạo mà nhà trường cung cấp. Việc chương trình đào tạo của ĐH Duy Tân được Tổ chức Kiểm định ABET công nhận đạt chuẩn thì giá trị thừa nhận về chất lượng sẽ có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn hơn, vượt ra khỏi lãnh thổ quốc gia, rút ngắn khoảng cách về đào tạo giữa các trường đại học trong nước với các đại học có uy tín trên thế giới.
Bất kỳ trường đại học nào, một khi chương trình đào tạo được kiểm định đạt chất lượng bởi tổ chức ABET sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho người học. Người học sẽ được học với các điều kiện đảm bảo chất lượng cao, đồng bộ từ chuẩn đầu ra, hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ, năng lực quản trị chương trình, hệ thống giáo trình cập nhật mới, phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người học phát huy năng lực của bản thân và đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng ngày càng cao của doanh nghiệp.
Các chương trình đào tạo của Trường ĐH Duy Tân lần lượt được kiểm định và đạt chuẩn kiểm định quốc tế ABET là một minh chứng rõ nét cho thấy chất lượng đào tạo của nhà trường đã từng bước hội nhập với các chuẩn mực đào tạo uy tín trên thế giới” .
Một số phòng thực hành giúp sinh viên ĐH Duy Tân học tập và phát triển năng lực chuyên môn
TS Hà Đắc Bình - Trưởng khoa Điện-Điện tử ĐH Duy Tân khẳng định: “Kiểm định ABET cho các chương trình đào tạo là mục tiêu vô cùng quan trọng của Khoa Điện-Điện tử nói riêng và trường ĐH Duy Tân nói chung. Bởi đây là thước đo về chất lượng đào tạo và cũng là tấm ‘vé’ để khoa Điện-Điện tử bước vào sân chơi quốc tế trong lĩnh vực đào tạo các ngành kỹ thuật và công nghệ. Cùng với niềm tự hào được học chương trình đã đạt kiểm định ABET, sinh viên sẽ được thụ hưởng chất lượng đào tạo tốt nhất từ chương trình, tài liệu học tập, người dạy cho đến cơ sở vật chất hiện đại với mức học phí rất khiêm tốn.
Khi đạt được kiểm định ABET, mối quan hệ hợp tác quốc tế của trường cũng thêm rộng mở, đặc biệt là với các trường đại học của Mỹ và Tây phương. Đây cũng là tiền đề để thu hút sinh viên quốc tế đến theo học”.
Trong tháng 12.2020 sắp tới, Đoàn đánh giá ngoài của Tổ chức Kiểm định ABET sẽ tiếp tục thực hiện đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành Công nghệ Phần mềm của trường. ĐH Duy Tân sẽ tiếp tục kiểm định các chương trình kỹ thuật và công nghệ khác trong các năm tiếp theo.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo ngành Hệ thống Nhúng, Điện tự động, Điện tử-Viễn thông, Cơ điện tử chuẩn PNU, Điện Điện tử chuẩn PNU, Công nghệ Kỹ thuật Ô tô của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Điện-Điện tử
Mọi thông tin về tuyển sinh thí sinh có thể tìm hiểu chi tiết tại:
Website: tuyensinh.duytan.edu.vn; nhaphoc.duytan.edu.vn;
Điện thoại: (0236) 3653.561-3650.403 - Fax: (0236) 3650.443
Điện thoại đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391
Email: tuyensinh@duytan.edu.vn;
Facebook: tuyensinhdtu; Zalo: 0905.294390 - 0905.294391
ĐẠI HỌC DUY TÂN
1 trong 500 ĐH Tốt nhất Châu Á năm 2020 theo QS Ranking.
ĐH thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.
Xếp thứ 3/4 ĐH của Việt Nam (thứ 1659 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
Xếp thứ 3/8 ĐH của Việt Nam (thứ 1147 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019.
thanhnien.vn/giao-duc/duy-tan-dat-kiem-dinh-abet-cua-my-chuong-trinh-cong-nghe-kt-dien-dien-tu-1272015.html
ABET-Accreditation Board for Engineering and Technology (Hội đồng Kiểm định các Chương trình Đào tạo Kỹ thuật - Công nghệ), Mỹ đã công bố kết quả kiểm định chương trình đào tạo Công nghệ Kỹ thuật Điện-Điện tử của Trường Đại học Duy Tân.
Chương trình này được công nhận đạt chuẩn kiểm định quốc tế ABET của Mỹ vào cuối tháng 8.2020 vừa qua, dựa trên kết quả của chuyến thăm kiểm định năm ngoái từ ngày 24 đến 26.11.2019. Kết quả kiểm định này được công nhận mở rộng và bao gồm cho cả những khóa sinh viên DTU ngành Điện-Điện tử đã tốt nghiệp từ ngày 1.10.2018.
Đoàn kiểm định kiểm tra các phòng thực hành Điện-Điện tử
Đây là chương trình đào tạo thứ 3 đạt chuẩn kiểm định ABET của Trường đại học (ĐH) Duy Tân, sau 2 chương trình đào tạo gồm:
- Kỹ thuật Mạng, và
- Hệ thống Thông tin Quản lý
được công nhận kiểm định vào ngày 27.8.2019.
ĐH Duy Tân là trường ĐH thứ 2 của VN có các chương trình đạt chuẩn kiểm định ABET, sau trường ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM (2014), và là 1 trong 4 cơ sở giáo dục của VN đạt chuẩn kiểm định này nếu tính cả trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (2018 - là trường thứ 2 nếu tính cả cao đẳng và ĐH) và Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh (2019). Tính đến nay, trường ĐH Duy Tân là cơ sở giáo dục cấp trường có nhiều chương trình nhất (3 chương trình) được ABET đánh giá đạt chất lượng đạt mức cao nhất (6 năm).
Điểm mạnh của chương trình Công nghệ kỹ thuật Điện Điện tử tại ĐH Duy Tân đã được ABET ghi nhận và đánh giá cao thông qua nhận xét: “Nhà trường đã áp dụng một chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên việc giảng dạy tích hợp các dự án xuất sắc nhằm hỗ trợ cho sinh viên lĩnh hội được các kiến thức thông qua việc chủ động khám phá những thách thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn của thế giới. Việc giảng dạy kỹ thuật dựa trên dự án được vận hành theo mô hình CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate). Đây là một mô hình giáo dục kỹ thuật tiên tiến nhằm dạy cho sinh viên-những kỹ sư tương lai các nguyên tắc cơ bản về kỹ thuật để họ có thể hình thành nên các kỹ năng về xây dựng ý tưởng, thiết kế, triển khai thực hiện và vận hành các thiết kế kỹ thuật cũng như đưa ra các giải pháp trong thế giới thực.
Chương trình đào tạo đã tích hợp những nguyên tắc của CDIO trải dài trong 5 môn học. Đội ngũ giảng viên của chương trình đã thể hiện năng lực và khả năng thực hiện các nguyên tắc CDIO trong chương trình giảng dạy một cách xuất sắc thông qua các báo cáo trình bày tại nhiều hội nghị về CDIO trên toàn thế giới. Sinh viên của chương trình đã được chuẩn bị tốt cho việc thực hành kỹ thuật thông qua quá trình tham gia vào các cuộc thi CDIO Academy, nơi trưng bày và thi đấu các sản phẩm của sinh viên theo mô hình CDIO”.
Được xem là tổ chức kiểm định uy tín nhất thế giới cho các chương trình kỹ thuật và công nghệ, rất nhiều trường ĐH nổi tiếng thế giới đã tham gia kiểm định ABET cho các chương trình đào tạo của mình. Tiêu biểu trong số đó có: ĐH Khoa học Ứng dụng (Áo), ĐH Khoa học và Công nghệ Mody (Ấn Độ), ĐH AMA(Philippines); hay các trường ĐH kỹ thuật nổi tiếng của Mỹ như: Học viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT), Đại học California ở Berkeley (UCB), ĐH Carnegie Mellon (CMU), ĐH Purdue, ĐH Johns Hopkins, ĐH Duke...
ABET được thành lập năm 1932 với 4 Ủy ban Kiểm định gồm:
- Ủy ban Khoa học Ứng dụng (ASAC),
- Ủy ban Khoa học Điện toán (CAC),
- Ủy ban Kỹ thuật (EAC), và
- Ủy ban Công nghệ - Kỹ thuật (ETAC).
Các thành viên thuộc 4 ủy ban này đến từ 35 hiệp hội nghề nghiệp uy tín của Mỹ như: ASHRAE, SPE, SME… với hơn 2.200 tình nguyện viên là các nhà khoa học, các chuyên gia và nhà tuyển dụng hàng đầu trên toàn thế giới. Hiện tại, đã có hơn 4.000 chương trình đào tạo thuộc 793 trường ĐH và cao đẳng ở 32 quốc gia được kiểm định bởi ABET.
Khác với cách đánh giá và công nhận theo cấp độ đáp ứng từ 1-7 (bởi AUN-QA) hay theo tỉ lệ cần có ít nhất 80% số tiêu chí đạt (kiểm định trong nước), để ABET công nhận đạt kiểm định ở mức cao nhất (6 năm), các chương trình đào tạo cần đáp ứng tuyệt đối 100% các tiêu chí theo yêu cầu của ABET. Nếu có bất kỳ một tiêu chí nào thuộc chương trình đào tạo không đáp ứng theo yêu cầu của ABET, chương trình đó xem như không được kiểm định hoặc chỉ có thể được xem xét công nhận có điều kiện tạm thời ở mức độ tối đa là 2 năm.
Các giảng viên ĐH Duy Tân tham gia tập huấn chuyên môn tại ĐH Purdue để đào tạo Chương trình Tiên tiến 2 ngành Điện-Điện tử và Cơ Điện tử
Sau quá trình kiểm định nghiêm túc và khách quan, Tổ chức kiểm định ABET đã công nhận chương trình Công nghệ Kỹ thuật Điện-Điện tử của ĐH Duy Tân đạt kiểm định ABET với mức kiểm định cao nhất là 6 năm, tính đến ngày 30.9.2026.
Chương trình đào tạo Công nghệ Kỹ thuật Điện-Điện tử đã đáp ứng 100% các tiêu chí kiểm định Tổ chức Kiểm định ABET. Kết quả này bắt nguồn từ những chuẩn bị rất chu đáo của ĐH Duy Tân qua nhiều năm. Trong đó có:
- Xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao,
- Xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình,
- Chú trọng vào việc giảng dạy và cải tiến phương pháp giảng dạy để đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình
Đồng thời, ĐH Duy Tân thực hiện hợp tác quốc tế nâng cao chất lượng đào tạo, liên tục trang bị và nâng cấp các trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho công tác thực hành đạt chuẩn quốc tế.
TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Thường trực ĐH Duy Tân cho biết: “Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục hay kiểm định chương trình đào tạo là yêu cầu cấp thiết để các trường đại học tự chủ theo Luật GDĐH sửa đổi, đồng thời, cũng hàm chứa ý nghĩa công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo trước toàn xã hội, giúp cho phụ huynh, người học, và nhất là doanh nghiệp giám sát được chất lượng của các chương trình đào tạo mà nhà trường cung cấp. Việc chương trình đào tạo của ĐH Duy Tân được Tổ chức Kiểm định ABET công nhận đạt chuẩn thì giá trị thừa nhận về chất lượng sẽ có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn hơn, vượt ra khỏi lãnh thổ quốc gia, rút ngắn khoảng cách về đào tạo giữa các trường đại học trong nước với các đại học có uy tín trên thế giới.
Bất kỳ trường đại học nào, một khi chương trình đào tạo được kiểm định đạt chất lượng bởi tổ chức ABET sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho người học. Người học sẽ được học với các điều kiện đảm bảo chất lượng cao, đồng bộ từ chuẩn đầu ra, hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ, năng lực quản trị chương trình, hệ thống giáo trình cập nhật mới, phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người học phát huy năng lực của bản thân và đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng ngày càng cao của doanh nghiệp.
Các chương trình đào tạo của Trường ĐH Duy Tân lần lượt được kiểm định và đạt chuẩn kiểm định quốc tế ABET là một minh chứng rõ nét cho thấy chất lượng đào tạo của nhà trường đã từng bước hội nhập với các chuẩn mực đào tạo uy tín trên thế giới” .
Một số phòng thực hành giúp sinh viên ĐH Duy Tân học tập và phát triển năng lực chuyên môn
TS Hà Đắc Bình - Trưởng khoa Điện-Điện tử ĐH Duy Tân khẳng định: “Kiểm định ABET cho các chương trình đào tạo là mục tiêu vô cùng quan trọng của Khoa Điện-Điện tử nói riêng và trường ĐH Duy Tân nói chung. Bởi đây là thước đo về chất lượng đào tạo và cũng là tấm ‘vé’ để khoa Điện-Điện tử bước vào sân chơi quốc tế trong lĩnh vực đào tạo các ngành kỹ thuật và công nghệ. Cùng với niềm tự hào được học chương trình đã đạt kiểm định ABET, sinh viên sẽ được thụ hưởng chất lượng đào tạo tốt nhất từ chương trình, tài liệu học tập, người dạy cho đến cơ sở vật chất hiện đại với mức học phí rất khiêm tốn.
Khi đạt được kiểm định ABET, mối quan hệ hợp tác quốc tế của trường cũng thêm rộng mở, đặc biệt là với các trường đại học của Mỹ và Tây phương. Đây cũng là tiền đề để thu hút sinh viên quốc tế đến theo học”.
Trong tháng 12.2020 sắp tới, Đoàn đánh giá ngoài của Tổ chức Kiểm định ABET sẽ tiếp tục thực hiện đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành Công nghệ Phần mềm của trường. ĐH Duy Tân sẽ tiếp tục kiểm định các chương trình kỹ thuật và công nghệ khác trong các năm tiếp theo.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo ngành Hệ thống Nhúng, Điện tự động, Điện tử-Viễn thông, Cơ điện tử chuẩn PNU, Điện Điện tử chuẩn PNU, Công nghệ Kỹ thuật Ô tô của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Điện-Điện tử
Mọi thông tin về tuyển sinh thí sinh có thể tìm hiểu chi tiết tại:
Website: tuyensinh.duytan.edu.vn; nhaphoc.duytan.edu.vn;
Điện thoại: (0236) 3653.561-3650.403 - Fax: (0236) 3650.443
Điện thoại đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391
Email: tuyensinh@duytan.edu.vn;
Facebook: tuyensinhdtu; Zalo: 0905.294390 - 0905.294391
ĐẠI HỌC DUY TÂN
1 trong 500 ĐH Tốt nhất Châu Á năm 2020 theo QS Ranking.
ĐH thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.
Xếp thứ 3/4 ĐH của Việt Nam (thứ 1659 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.
Xếp thứ 3/8 ĐH của Việt Nam (thứ 1147 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.
Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019.
thanhnien.vn/giao-duc/duy-tan-dat-kiem-dinh-abet-cua-my-chuong-trinh-cong-nghe-kt-dien-dien-tu-1272015.html
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Re: Trường ĐH Duy Tân: Những sự khác biệt và định hướng tương lai
Đại học Duy Tân - Khẳng định thương hiệu bằng chất lượng đào tạo
Tọa lạc tại vị trí tuyệt đẹp ở trung tâm thành phố đáng sống, bên bờ sông Hàn thơ mộng của TP Đà Nẵng, Đại học Duy Tân là trường đại học tư thục đầu tiên lớn nhất miền Trung, đào tạo đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực.
Sau 26 năm kể từ ngày thành lập (11/11/1994), con số tưởng chừng khô khan ấy lại đánh dấu sự nỗ lực không ngừng và là sự khẳng định uy tín và trưởng thành, ý chí và khát vọng vươn tới tầm cao “nỗ lực xây dựng Đại học Duy Tân uy tín trong khu vực và hội nhập với thế giới”.
Đại học Duy Tân đã tuyển trên 100.972 nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên, học sinh trung học chuyên nghiệp; đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cao cho xã hội. Với 62.788 thạc sỹ, kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân và 8.000 Trung cấp chuyên nghiệp (Dừng tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp từ năm 2012). Chính nhờ nên tảng kiến thức vững vàng, cùng sự nhạy bén khi lựa chọn môi trường phù hợp nên 94,27% sinh viên Duy Tân có việc làm trong 6 tháng sau khi ra trường.
Một cơ sở của Đại học Duy Tân.
Là một trong số những sinh viên khóa Kỹ sư Tin học đầu tiên (1995 - 1999) của Đại học Duy Tân, sau đó để đáp ứng được yêu cầu công việc tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng, anh Lê Thanh Tùng đã tiếp tục theo học đại học ngành Kế toán - Kiểm toán và học lên thạc sĩ Kế toán tại Đại học Duy Tân. Hiện tại, anh Thanh Tùng đang đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng Kiểm soát chi Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng.
Anh tâm sự: “Tôi theo học tại Đại học Duy Tân là để có được những kiến thức và kỹ năng chuyên môn đúng với công việc tại Kho bạc mà tôi công tác. Trong suốt quá trình học tập tại Duy Tân, tôi nhận thấy đây là môi trường đào tạo rất tốt, chương trình đào tạo chất lượng, đội ngũ giảng viên tâm huyết và có bề dày kinh nghiệm.
Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn, nhà trường cũng rất chú trọng đến việc bồi dưỡng cho sinh viên những kỹ năng mềm thiết yếu thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động đoàn,... Đó là những điều mà các doanh nghiệp luôn cần ở nhân viên của mình.”
Là một trường đại học mạnh về đào tạo Công nghệ Thông tin, Đại học Duy Tân trang bị hơn 1.300 máy tính, 150 laptop được kết nối mạng Internet miễn phí toàn trường.
“Nếu cuộc đời là một bộ phim nhiều tập thì tập phim thời sinh viên là thú vị nhất, đáng xem nhất và tự hào nhất. Đại học Duy Tân chính là nơi giúp tôi viết nên câu chuyện thanh xuân rất đẹp trong bộ phim của chính mình. Đó không chỉ là nơi tôi học tập, rèn luyện để hướng đến một tương lai tươi sáng mà còn là nơi tôi vui sống mỗi ngày, được giao lưu, được trưởng thành, được sẻ chia và giúp đỡ. Mỗi ngày ở giảng đường Duy Tân là một kỷ niệm đáng nhớ trong suốt cuộc đời của tôi.” - Tiến Thành (Chuyên viên cao cấp Marketing của Tập đoàn Sungroup - Tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống Thông tin Quản lý chuẩn CMU - Đại học Duy Tân) chia sẻ.
Là cựu sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin - Đại học Duy Tân Khóa K14 và đã từng là Bí thứ Đoàn Khoa Công nghệ Thông Tin, anh Lê Hữu Hòa hiện đang đảm nhiệm chức vụ Trưởng nhóm Phát triển tại Luvina Software Joint Stock Company (một công ty có vốn 100% từ Nhật Bản, hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm) Chi nhánh Đà Nẵng.
Anh đánh giá: “Phải nói rằng trong thị trường lao động về ngành Công nghệ Thông tin ở TP Đà Nẵng, những bạn sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Duy Tân là một trong những lực lượng nhân sự chất lượng nhất hiện nay, thậm chí so với một số trường trên địa bàn TP Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung, các bạn sinh viên Duy Tân còn bộc lộ được khả năng vượt trội hơn hẳn.
Các bạn không chỉ vững về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành mà tác phong làm việc của các bạn cũng rất chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ cùng các kỹ năng mềm khác như: Kỹ năng Thuyết trình, Kỹ năng làm việc nhóm,... của các bạn cũng rất tốt.”
Với khẩu hiệu: “Tất cả vì quyền lợi học tập và việc làm của sinh viên”, Đại học Duy Tân là nơi lưu giữ những ký ức tươi đẹp của nhiều thế hệ sinh viên trong những năm tháng miệt mài trên giảng đường, đồng hành và nâng bước sinh viên trên con đường đi tới tương lai!
Danh Tạo - Đình Sang
https://baophapluat.vn/giao-duc/dai-hoc-duy-tan-khang-dinh-thuong-hieu-bang-chat-luong-dao-tao-539426.html
Tọa lạc tại vị trí tuyệt đẹp ở trung tâm thành phố đáng sống, bên bờ sông Hàn thơ mộng của TP Đà Nẵng, Đại học Duy Tân là trường đại học tư thục đầu tiên lớn nhất miền Trung, đào tạo đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực.
Sau 26 năm kể từ ngày thành lập (11/11/1994), con số tưởng chừng khô khan ấy lại đánh dấu sự nỗ lực không ngừng và là sự khẳng định uy tín và trưởng thành, ý chí và khát vọng vươn tới tầm cao “nỗ lực xây dựng Đại học Duy Tân uy tín trong khu vực và hội nhập với thế giới”.
Đại học Duy Tân đã tuyển trên 100.972 nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên, học sinh trung học chuyên nghiệp; đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cao cho xã hội. Với 62.788 thạc sỹ, kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân và 8.000 Trung cấp chuyên nghiệp (Dừng tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp từ năm 2012). Chính nhờ nên tảng kiến thức vững vàng, cùng sự nhạy bén khi lựa chọn môi trường phù hợp nên 94,27% sinh viên Duy Tân có việc làm trong 6 tháng sau khi ra trường.
Một cơ sở của Đại học Duy Tân.
Là một trong số những sinh viên khóa Kỹ sư Tin học đầu tiên (1995 - 1999) của Đại học Duy Tân, sau đó để đáp ứng được yêu cầu công việc tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng, anh Lê Thanh Tùng đã tiếp tục theo học đại học ngành Kế toán - Kiểm toán và học lên thạc sĩ Kế toán tại Đại học Duy Tân. Hiện tại, anh Thanh Tùng đang đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng Kiểm soát chi Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng.
Anh tâm sự: “Tôi theo học tại Đại học Duy Tân là để có được những kiến thức và kỹ năng chuyên môn đúng với công việc tại Kho bạc mà tôi công tác. Trong suốt quá trình học tập tại Duy Tân, tôi nhận thấy đây là môi trường đào tạo rất tốt, chương trình đào tạo chất lượng, đội ngũ giảng viên tâm huyết và có bề dày kinh nghiệm.
Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn, nhà trường cũng rất chú trọng đến việc bồi dưỡng cho sinh viên những kỹ năng mềm thiết yếu thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động đoàn,... Đó là những điều mà các doanh nghiệp luôn cần ở nhân viên của mình.”
Là một trường đại học mạnh về đào tạo Công nghệ Thông tin, Đại học Duy Tân trang bị hơn 1.300 máy tính, 150 laptop được kết nối mạng Internet miễn phí toàn trường.
“Nếu cuộc đời là một bộ phim nhiều tập thì tập phim thời sinh viên là thú vị nhất, đáng xem nhất và tự hào nhất. Đại học Duy Tân chính là nơi giúp tôi viết nên câu chuyện thanh xuân rất đẹp trong bộ phim của chính mình. Đó không chỉ là nơi tôi học tập, rèn luyện để hướng đến một tương lai tươi sáng mà còn là nơi tôi vui sống mỗi ngày, được giao lưu, được trưởng thành, được sẻ chia và giúp đỡ. Mỗi ngày ở giảng đường Duy Tân là một kỷ niệm đáng nhớ trong suốt cuộc đời của tôi.” - Tiến Thành (Chuyên viên cao cấp Marketing của Tập đoàn Sungroup - Tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống Thông tin Quản lý chuẩn CMU - Đại học Duy Tân) chia sẻ.
Là cựu sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin - Đại học Duy Tân Khóa K14 và đã từng là Bí thứ Đoàn Khoa Công nghệ Thông Tin, anh Lê Hữu Hòa hiện đang đảm nhiệm chức vụ Trưởng nhóm Phát triển tại Luvina Software Joint Stock Company (một công ty có vốn 100% từ Nhật Bản, hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm) Chi nhánh Đà Nẵng.
Anh đánh giá: “Phải nói rằng trong thị trường lao động về ngành Công nghệ Thông tin ở TP Đà Nẵng, những bạn sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Duy Tân là một trong những lực lượng nhân sự chất lượng nhất hiện nay, thậm chí so với một số trường trên địa bàn TP Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung, các bạn sinh viên Duy Tân còn bộc lộ được khả năng vượt trội hơn hẳn.
Các bạn không chỉ vững về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành mà tác phong làm việc của các bạn cũng rất chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ cùng các kỹ năng mềm khác như: Kỹ năng Thuyết trình, Kỹ năng làm việc nhóm,... của các bạn cũng rất tốt.”
Với khẩu hiệu: “Tất cả vì quyền lợi học tập và việc làm của sinh viên”, Đại học Duy Tân là nơi lưu giữ những ký ức tươi đẹp của nhiều thế hệ sinh viên trong những năm tháng miệt mài trên giảng đường, đồng hành và nâng bước sinh viên trên con đường đi tới tương lai!
Danh Tạo - Đình Sang
https://baophapluat.vn/giao-duc/dai-hoc-duy-tan-khang-dinh-thuong-hieu-bang-chat-luong-dao-tao-539426.html
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» Nào, hãy cùng nhau định hướng tương lai
» Những khác biệt dễ thương giữa boy và girl :x:X:x
» Những khoảnh khắc đẹp về đảo Trường Sa
» Những người mình ấn tượng nhất trong trường
» forum trường ta có ai hâm mộ Barca hoặc bóng đá TBN đặc biệt El Guaje thì cho mình biết nha
» Những khác biệt dễ thương giữa boy và girl :x:X:x
» Những khoảnh khắc đẹp về đảo Trường Sa
» Những người mình ấn tượng nhất trong trường
» forum trường ta có ai hâm mộ Barca hoặc bóng đá TBN đặc biệt El Guaje thì cho mình biết nha
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết