Tọa đàm Chuyên đề “Sinh viên với quyền Sở hữu Trí tuệ”
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tọa đàm Chuyên đề “Sinh viên với quyền Sở hữu Trí tuệ”
Tọa đàm Chuyên đề “Sinh viên với quyền Sở hữu Trí tuệ”
Sáng ngày 4/12/2019, Khoa Luật - Đại học Duy Tân phối hợp với Cục Sở hữu Trí tuệ - Văn phòng Đại diện tại Tp. Đà Nẵng tổ chức chương trình nói chuyện chuyên đề “Sinh viên với quyền Sở hữu trí tuệ”. Chương trình có sự tham dự của ThS. Ngô Phương Trà - Phó Văn phòng đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ tại Tp. Đà Nẵng cùng lãnh đạo Khoa và các giảng viên cùng sinh viên Khoa Luật - Đại học Duy Tân.
ThS. Phan Ngọc Hà phát biểu tại buổi Tọa đàm
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ThS. Phan Ngọc Hà - Phó trưởng Khoa Luật Đại học Duy Tân cho biết: “Sở hữu trí tuệ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến, ngay cả trong môi trường giáo dục đại học với những hành vi sao chép giáo trình, tài liệu,... ngày càng tràn lan và khó kiểm soát. Vì vậy, việc tuyên truyền kiến thức về sở hữu trí tuệ trong trường đại học là rất cần thiết nhằm giúp sinh viên tiếp cận thông tin, nâng cao ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, trong cuộc sống cũg như biết cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với thành quả sáng tạo của mình.”
Ngay sau đó, các báo cáo viên của Cục Sở hữu Trí tuệ - Văn phòng Đại diện tại Tp. Đà Nẵng đã cung cấp đến sinh viên khoa Luật - Đại học Duy Tân nhiều thông tin hữu ích. Cụ thể, Sở hữu trí tuệ, hay còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm được cấu thành do trí tuệ của con người. Tài sản trí tuệ ở đây có thể là các sáng chế, tác phẩm nghệ thuật, các thiết kế, biểu tượng, tên gọi, hình ảnh được sử dụng trong thương mại,…Tài sản trí tuệ là một tài sản vô hình, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Người tạo ra tài sản trí tuệ có quyền được ghi nhận và hưởng lợi ích từ sản phẩm do chính mình tạo ra.
Sinh viên Khoa Luật giao lưu với các báo cáo viên trong buổi Tọa đàm
Về cơ bản, quyền Sở hữu trí tuệ gồm có:
- Quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả: Những đối tượng của Quyền tác giả là Tác phẩm viết, Tác phẩm âm nhạc, Tác phẩm điện ảnh, Tác phẩm kiến trúc, Chương trình máy tính,... Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả là những Bản ghi âm, ghi hình, Cuộc biểu diễn, Chương trình phát sóng, Tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Quyền Sở hữu Công nghiệp là các Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, Thiết kế bố trí mạch tích hợp, Nhãn hiệu, Tên thương mại, Chỉ dẫn địa lý, Bí mật kinh doanh.
- Quyền đối với giống cây trồng là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng do có việc chọn tạo, phát hiện, phát triển, sử dụng, chuyển giao cho người khác, để thừa kế, kế thừa và quyền được bảo vệ khi quyền của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ đối với giống cây ...
Cũng trong buổi tọa đàm, sinh viên Khoa Luật đã thể hiện sự am hiểu của mình về quyền Sở hữu trí tuệ qua phần trả lời những câu hỏi giao lưu với các báo cáo viên. Không chỉ đơn giản trả lời đúng quyền Sở hữu trí tuệ là một loại tài sản, hay những bài tiểu luận môn học thực sự là một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả,... mà các bạn sinh viên Khoa Luật còn bày tỏ được quan điểm, suy nghĩ và kiến thức của mình đối với những vấn đề được các báo cáo viên đề cập đến trong chương trình.
Sinh viên Nguyễn Ngọc Linh Chi (Lớp K22 ***) chia sẻ: “Buổi nói chuyện ngày hôm nay thực sự rất hữu ích đối với những sinh viên học Luật như em. Bởi, thông qua những thông tin thu nhận được trong chương trình, chúng em có cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của Sở hữu trí tuệ đối với các vấn đề trong đời sống để biết được những gì mình cần tránh, không xâm phạm, bảo vệ được quyền lợi đối với những sản phẩm của bản thân,... Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để sinh viên chúng em được trò chuyện và giao lưu trực tiếp với những chuyên gia trong ngành để học hỏi thêm những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích.”
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4667&pid=2064&lang=vi-VN
Sáng ngày 4/12/2019, Khoa Luật - Đại học Duy Tân phối hợp với Cục Sở hữu Trí tuệ - Văn phòng Đại diện tại Tp. Đà Nẵng tổ chức chương trình nói chuyện chuyên đề “Sinh viên với quyền Sở hữu trí tuệ”. Chương trình có sự tham dự của ThS. Ngô Phương Trà - Phó Văn phòng đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ tại Tp. Đà Nẵng cùng lãnh đạo Khoa và các giảng viên cùng sinh viên Khoa Luật - Đại học Duy Tân.
ThS. Phan Ngọc Hà phát biểu tại buổi Tọa đàm
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ThS. Phan Ngọc Hà - Phó trưởng Khoa Luật Đại học Duy Tân cho biết: “Sở hữu trí tuệ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến, ngay cả trong môi trường giáo dục đại học với những hành vi sao chép giáo trình, tài liệu,... ngày càng tràn lan và khó kiểm soát. Vì vậy, việc tuyên truyền kiến thức về sở hữu trí tuệ trong trường đại học là rất cần thiết nhằm giúp sinh viên tiếp cận thông tin, nâng cao ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, trong cuộc sống cũg như biết cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với thành quả sáng tạo của mình.”
Ngay sau đó, các báo cáo viên của Cục Sở hữu Trí tuệ - Văn phòng Đại diện tại Tp. Đà Nẵng đã cung cấp đến sinh viên khoa Luật - Đại học Duy Tân nhiều thông tin hữu ích. Cụ thể, Sở hữu trí tuệ, hay còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm được cấu thành do trí tuệ của con người. Tài sản trí tuệ ở đây có thể là các sáng chế, tác phẩm nghệ thuật, các thiết kế, biểu tượng, tên gọi, hình ảnh được sử dụng trong thương mại,…Tài sản trí tuệ là một tài sản vô hình, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Người tạo ra tài sản trí tuệ có quyền được ghi nhận và hưởng lợi ích từ sản phẩm do chính mình tạo ra.
Sinh viên Khoa Luật giao lưu với các báo cáo viên trong buổi Tọa đàm
Về cơ bản, quyền Sở hữu trí tuệ gồm có:
- Quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả: Những đối tượng của Quyền tác giả là Tác phẩm viết, Tác phẩm âm nhạc, Tác phẩm điện ảnh, Tác phẩm kiến trúc, Chương trình máy tính,... Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả là những Bản ghi âm, ghi hình, Cuộc biểu diễn, Chương trình phát sóng, Tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Quyền Sở hữu Công nghiệp là các Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, Thiết kế bố trí mạch tích hợp, Nhãn hiệu, Tên thương mại, Chỉ dẫn địa lý, Bí mật kinh doanh.
- Quyền đối với giống cây trồng là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng do có việc chọn tạo, phát hiện, phát triển, sử dụng, chuyển giao cho người khác, để thừa kế, kế thừa và quyền được bảo vệ khi quyền của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ đối với giống cây ...
Cũng trong buổi tọa đàm, sinh viên Khoa Luật đã thể hiện sự am hiểu của mình về quyền Sở hữu trí tuệ qua phần trả lời những câu hỏi giao lưu với các báo cáo viên. Không chỉ đơn giản trả lời đúng quyền Sở hữu trí tuệ là một loại tài sản, hay những bài tiểu luận môn học thực sự là một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả,... mà các bạn sinh viên Khoa Luật còn bày tỏ được quan điểm, suy nghĩ và kiến thức của mình đối với những vấn đề được các báo cáo viên đề cập đến trong chương trình.
Sinh viên Nguyễn Ngọc Linh Chi (Lớp K22 ***) chia sẻ: “Buổi nói chuyện ngày hôm nay thực sự rất hữu ích đối với những sinh viên học Luật như em. Bởi, thông qua những thông tin thu nhận được trong chương trình, chúng em có cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của Sở hữu trí tuệ đối với các vấn đề trong đời sống để biết được những gì mình cần tránh, không xâm phạm, bảo vệ được quyền lợi đối với những sản phẩm của bản thân,... Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để sinh viên chúng em được trò chuyện và giao lưu trực tiếp với những chuyên gia trong ngành để học hỏi thêm những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích.”
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4667&pid=2064&lang=vi-VN
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Tọa đàm Chuyên đề “Sinh viên với quyền Sở hữu Trí tuệ”
[size=32]Nhà nghiên cứu Trường ĐH Duy Tân nhận định nguyên nhân sạt lở sông Thu Bồn[/size]
Các nhà khoa học thuộc khoa Môi trường và Công nghệ Hóa, Đại học (ĐH) Duy Tân đã khảo sát thực tế, đánh giá mức độ sạt lở cũng như truy tìm nguyên nhân của hiện tượng sạt lở sông Thu Bồn.
Nhiều vùng đất bồi màu mỡ, vốn là nguồn sống bao đời nay của người dân ven sông Thu Bồn, thuộc địa bàn các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) đã và đang bị sạt lở nghiêm trọng, trùng hợp vào đúng khoảng thời gian nhiều doanh nghiệp tiến hành khai thác cát ồ ạt tại khu vực sông này, đã khiến người dân đặt nhiều câu hỏi nghi vấn về nguyên nhân gây ra tình trạng sạt lở dọc bờ sông Thu Bồn. Trước hiện trạng này, các nhà khoa học thuộc khoa Môi trường và Công nghệ Hóa ĐH Duy Tân đã khảo sát thực tế, đánh giá mức độ sạt lở cũng như truy tìm nguyên nhân của hiện tượng.
Các tàu khai thác cát (hình trên) và tập kết cát (hình dưới) trên sông Thu Bồn
Các khảo sát cho thấy đoạn sông chảy qua địa bàn xã Điện Quang, Điện Trung, huyện Điện Bàn đang bị sạt lở rất nghiêm trọng. Tiết diện sông bị trượt và đất cát ven bờ bị sụt xuống sông để lộ ra những vách đất cao đến 3-4m, cá biệt có nơi tới 5m. Chân tiết diện sông tại nơi bị sạt lở thường rỗng và vùng nước bên cạnh điểm sạt lở là rất sâu, dao động từ 5 đến 10m. Hiển nhiên điều này dẫn đến việc đất cát ven bờ phải bị sụt xuống sông nên quá trình sạt lở vẫn đang tiếp diễn chứ chưa dừng lại.
Các điểm sạt lở này rất gần với khu vực có các tàu thuyền chuyên khai thác cát đang hoạt động nên việc chân tiết diện bị rỗng có thể khẳng định là có liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác trầm tích tại đây.
Trực tiếp đi khảo sát trên sông Thu Bồn, TS Nguyễn Thị Minh Phương - Trưởng khoa Môi trường và Công nghệ Hóa, ĐH Duy Tân cho biết: "Qua khảo sát khu vực sạt lở bên bờ sông Thu Bồn thuộc địa bàn xã Điện Quang, Điện Trung, tôi thấy rằng nguyên nhân trực tiếp gây ra sạt lở đất tại đây có thể quy về hoạt động khai thác cát ồ ạt tại khu vực. Cũng trên cơ sở những hiểu biết của tôi về lưu vực sông Thu Bồn, tôi cho rằng sẽ không khách quan nếu bỏ qua một số nguyên nhân khác. Được biết, thượng nguồn sông Thu Bồn có phát triển hệ thống thủy điện bậc thang lớn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hệ thống này đã chặn dòng chảy, đồng thời làm mất nguồn cung trầm tích cho vùng hạ lưu sông. Đó cũng là một nguyên nhân có thể nói là gián tiếp góp phần gây ra hiện tượng sạt lở nêu trên" .
TS Nguyễn Thị Minh Phương (trái) cùng các nhà nghiên cứu khảo sát trên sông Thu Bồn
Ngày 3.11, UBND Thị xã Điện Bàn đã ký quyết định thành lập Trạm Kiểm soát liên ngành khoáng sản Điện Bàn do Công an Điện Bàn làm trưởng đoàn. Trước sự quyết liệt và làm việc nghiêm túc của công an, tình trạng khai thác trái phép trên sông Thu Bồn nói riêng và trên địa bàn xã Điện Bàn nói chung đã không còn nữa. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn 4 doanh nghiệp được cấp phép khai thác và vẫn đang tiếp tục hoạt động. Tình trạng sạt lở ven sông Thu Bồn vẫn đang diễn ra phức tạp.
Dành tâm huyết cả cuộc đời cho các hoạt động bảo vệ môi trường, nhiều năm qua, các nhà khoa học thuộc Khoa Môi trường và Công nghệ Hóa thuộc ĐH Duy Tân vừa đứng lớp giảng dạy vừa triển khai các nghiên cứu khoa học với mong muốn áp dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình vào thực tế cuộc sống để giải quyết các vấn đề nổi cộm của xã hội liên quan đến môi trường. Rất nhiều nghiên cứu đã được triển khai, và đạt hiệu quả nhất định như:
- Xử lý rác thải sinh hoạt,
- Xử lý nước thải dệt nhuộm,
- Xử lý nước thải thủy sản,
- Đánh giá chất lượng môi trường biển sau sự cố Formosa,
- …
hay gần đây nhất là các nghiên cứu, tư vấn cho thành phố về các vấn đề đang gây bức xúc công luận tại Đà Nẵng như: Sạt lở, xói mòn bãi biển; Nhiễm mặn nước ngầm;…
Các bạn có thể tìm hiểu thông tin về khoa Môi trường và Công nghệ Hóa, ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Môi trường & Công nghệ Hóa.
https://thanhnien.vn/giao-duc/nha-nghien-cuu-truong-dh-duy-tan-nhan-dinh-nguyen-nhan-sat-lo-song-thu-bon-1159445.html
Các nhà khoa học thuộc khoa Môi trường và Công nghệ Hóa, Đại học (ĐH) Duy Tân đã khảo sát thực tế, đánh giá mức độ sạt lở cũng như truy tìm nguyên nhân của hiện tượng sạt lở sông Thu Bồn.
Nhiều vùng đất bồi màu mỡ, vốn là nguồn sống bao đời nay của người dân ven sông Thu Bồn, thuộc địa bàn các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) đã và đang bị sạt lở nghiêm trọng, trùng hợp vào đúng khoảng thời gian nhiều doanh nghiệp tiến hành khai thác cát ồ ạt tại khu vực sông này, đã khiến người dân đặt nhiều câu hỏi nghi vấn về nguyên nhân gây ra tình trạng sạt lở dọc bờ sông Thu Bồn. Trước hiện trạng này, các nhà khoa học thuộc khoa Môi trường và Công nghệ Hóa ĐH Duy Tân đã khảo sát thực tế, đánh giá mức độ sạt lở cũng như truy tìm nguyên nhân của hiện tượng.
Các tàu khai thác cát (hình trên) và tập kết cát (hình dưới) trên sông Thu Bồn
Các khảo sát cho thấy đoạn sông chảy qua địa bàn xã Điện Quang, Điện Trung, huyện Điện Bàn đang bị sạt lở rất nghiêm trọng. Tiết diện sông bị trượt và đất cát ven bờ bị sụt xuống sông để lộ ra những vách đất cao đến 3-4m, cá biệt có nơi tới 5m. Chân tiết diện sông tại nơi bị sạt lở thường rỗng và vùng nước bên cạnh điểm sạt lở là rất sâu, dao động từ 5 đến 10m. Hiển nhiên điều này dẫn đến việc đất cát ven bờ phải bị sụt xuống sông nên quá trình sạt lở vẫn đang tiếp diễn chứ chưa dừng lại.
Các điểm sạt lở này rất gần với khu vực có các tàu thuyền chuyên khai thác cát đang hoạt động nên việc chân tiết diện bị rỗng có thể khẳng định là có liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác trầm tích tại đây.
Trực tiếp đi khảo sát trên sông Thu Bồn, TS Nguyễn Thị Minh Phương - Trưởng khoa Môi trường và Công nghệ Hóa, ĐH Duy Tân cho biết: "Qua khảo sát khu vực sạt lở bên bờ sông Thu Bồn thuộc địa bàn xã Điện Quang, Điện Trung, tôi thấy rằng nguyên nhân trực tiếp gây ra sạt lở đất tại đây có thể quy về hoạt động khai thác cát ồ ạt tại khu vực. Cũng trên cơ sở những hiểu biết của tôi về lưu vực sông Thu Bồn, tôi cho rằng sẽ không khách quan nếu bỏ qua một số nguyên nhân khác. Được biết, thượng nguồn sông Thu Bồn có phát triển hệ thống thủy điện bậc thang lớn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hệ thống này đã chặn dòng chảy, đồng thời làm mất nguồn cung trầm tích cho vùng hạ lưu sông. Đó cũng là một nguyên nhân có thể nói là gián tiếp góp phần gây ra hiện tượng sạt lở nêu trên" .
TS Nguyễn Thị Minh Phương (trái) cùng các nhà nghiên cứu khảo sát trên sông Thu Bồn
Ngày 3.11, UBND Thị xã Điện Bàn đã ký quyết định thành lập Trạm Kiểm soát liên ngành khoáng sản Điện Bàn do Công an Điện Bàn làm trưởng đoàn. Trước sự quyết liệt và làm việc nghiêm túc của công an, tình trạng khai thác trái phép trên sông Thu Bồn nói riêng và trên địa bàn xã Điện Bàn nói chung đã không còn nữa. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn 4 doanh nghiệp được cấp phép khai thác và vẫn đang tiếp tục hoạt động. Tình trạng sạt lở ven sông Thu Bồn vẫn đang diễn ra phức tạp.
Dành tâm huyết cả cuộc đời cho các hoạt động bảo vệ môi trường, nhiều năm qua, các nhà khoa học thuộc Khoa Môi trường và Công nghệ Hóa thuộc ĐH Duy Tân vừa đứng lớp giảng dạy vừa triển khai các nghiên cứu khoa học với mong muốn áp dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình vào thực tế cuộc sống để giải quyết các vấn đề nổi cộm của xã hội liên quan đến môi trường. Rất nhiều nghiên cứu đã được triển khai, và đạt hiệu quả nhất định như:
- Xử lý rác thải sinh hoạt,
- Xử lý nước thải dệt nhuộm,
- Xử lý nước thải thủy sản,
- Đánh giá chất lượng môi trường biển sau sự cố Formosa,
- …
hay gần đây nhất là các nghiên cứu, tư vấn cho thành phố về các vấn đề đang gây bức xúc công luận tại Đà Nẵng như: Sạt lở, xói mòn bãi biển; Nhiễm mặn nước ngầm;…
Các bạn có thể tìm hiểu thông tin về khoa Môi trường và Công nghệ Hóa, ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Môi trường & Công nghệ Hóa.
https://thanhnien.vn/giao-duc/nha-nghien-cuu-truong-dh-duy-tan-nhan-dinh-nguyen-nhan-sat-lo-song-thu-bon-1159445.html
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Similar topics
» ĐH Duy Tân Tổ chức Chuyên đề “Sinh viên với Quyền Sở hữu Trí tuệ năm 2021”
» Sinh viên Duy Tân giành giải Ba Khối Chuyên tin tại Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam năm 2023
» Chọn trường sớm từ ý kiến của chuyên gia, giảng viên, sinh viên và học sinh
» ĐH Duy Tân giành giải Nhì cuộc thi “Sinh viên Sáng tạo và Quyền Sở hữu Trí tuệ” năm 2021
» Sinh viên Duy Tân được Vinh danh “Sinh viên 5 tốt”, “Tập thể Sinh viên 5 tốt” và Đón nhận Giải thưởng “Sao tháng Giêng”
» Sinh viên Duy Tân giành giải Ba Khối Chuyên tin tại Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam năm 2023
» Chọn trường sớm từ ý kiến của chuyên gia, giảng viên, sinh viên và học sinh
» ĐH Duy Tân giành giải Nhì cuộc thi “Sinh viên Sáng tạo và Quyền Sở hữu Trí tuệ” năm 2021
» Sinh viên Duy Tân được Vinh danh “Sinh viên 5 tốt”, “Tập thể Sinh viên 5 tốt” và Đón nhận Giải thưởng “Sao tháng Giêng”
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết