Diễn Đàn THPT A Hải Hậu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân tròn 10 tuổi

3 posters

Go down

Khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân tròn 10 tuổi Empty Khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân tròn 10 tuổi

Bài gửi by chauhuyen 25/11/19, 06:34 pm

Khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân tròn 10 tuổi
(QNO) - Sáng 25.10, Trường Đại học Duy Tân - Đà Nẵng phối hợp với Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức hội nghị khoa học nhằm tổng kết 10 năm thành lập khối Khoa học sức khỏe (KHSK) nhà trường (2009 - 2019).
Khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân tròn 10 tuổi Images1565044_images1565014_Nh__gi_o__u_t___Anh_h_ng_lao___ng_L__C_NG_C___Ch__t_ch_H_QT_Tr__ng__H_Duy_T_n_ph_t_bi_u_ch_o_m_ng_H_i_ngh_.__nh_NTB
Nhà giáo ưu tú, Anh hùng lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Duy Tân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: N.T.B
Lãnh đạo Bộ Y tế đánh giá cao sự trưởng thành của khối KHSK, tạo nên một trong 4 mũi nhọn của Trường Đại học Duy Tân. Bệnh viện Trung ương Huế là cơ sở thực hành chính cho khối KHSK cùng với Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện 199 - Bộ Công an. Ngoài ra, các bệnh viện, đơn vị chuyên khoa khác của TP.Đà Nẵng và Quảng Nam cùng phối hợp giúp đỡ khối KHSK phát triển.
 
Tuy mới 10 tuổi nhưng khối KHSK đã tiếp thu, học hỏi được các kinh nghiệm, tiến bộ của y học trong nước, khu vực và thế giới; thừa hưởng các thành quả xây dựng, kinh nghiệm đào tạo, cơ sở vật chất trang thiết bị, đội ngũ cán bộ giảng dạy hơn 1.200 người đủ các chuyên ngành, với thế mạnh là hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học.
Khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân tròn 10 tuổi Images1565045_images1565015_H_n_500___i_bi_u_tham_d__H_i_ngh__khoa_h_c_Tr__ng__H_Duy_T_n___B_nh_vi_n_Trung___ng_Hu__n_m_2019.__nh_NTB
Hơn 500 đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: N.T.B
Kết quả, 10 năm qua khối KHSK nhà trường đã triển khai đào tạo cử nhân đại học điều dưỡng, thạc sĩ khoa học điều dưỡng (phối hợp với Đại học Fooyin Đài Loan), dược sĩ đại học, thạc sĩ tổ chức quản lý dược, bác sĩ y khoa, bác sĩ răng hàm mặt. Mặt khác, đào tạo liên tục một số chuyên đề. Đồng thời đã thực hiện hơn 100 đề tài nghiên cứu khoa học, có 10 công bố quốc tế.
 
Qua 10 năm thành lập, đến nay khối KHSK có đội ngũ giảng dạy chất lượng, gồm 226 cán bộ; trong đó tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư có 50 người (chiếm 24,51%). Tổng số sinh viên đã tuyển sinh là 8.199, trong đó đã có 2.636 sinh viên tốt nghiệp, hiện còn 4.242 sinh viên đang học. Số học viên theo học sau đại học dược và điều dưỡng là 78. Đây là một tài sản lớn của Trường Đại học Duy Tân - nơi đã và sẽ cung cấp nguồn nhân lực làm nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong khu vực và cả nước.
 
VĂN SANH
http://baoquangnam.vn/xa-hoi/giao-duc/201910/khoi-khoa-hoc-suc-khoe-truong-dai-hoc-duy-tan-tron-10-tuoi-878798/#.XbUMpRiC0FM.gmail
chauhuyen
chauhuyen
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661


Về Đầu Trang Go down

Khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân tròn 10 tuổi Empty Re: Khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân tròn 10 tuổi

Bài gửi by oanhoanh2211 26/11/19, 05:46 pm

Nhà Khoa học Đại học Duy Tân được trao Giải KHCN và Đổi mới ASEAN - Hàn Quốc
TS Lê Văn Quyết - Cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Cao (IRD), Đại học (ĐH) Duy Tân đã vinh dự là người đại diện duy nhất của 10 nước ASEAN nhận giải thưởng này.
 
TS Lê Văn Quyết được Bộ Khoa học - Công nghệ thông tin -Truyền thông Hàn Quốc trao Giải thưởng Khoa học - Công nghệ (KHCN) và Đổi mới ASEAN - Hàn Quốc. TS Lê Văn Quyết sẽ nhận giải thưởng danh giá này tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Hàn Quốc diễn ra tại TP.Busan (Hàn Quốc) vào ngày 25.11 sắp tới.
 
Giải thưởng là kết quả với những hoạt động khoa học không ngừng nghỉ của TS Lê Văn Quyết, như: nhiều năm hợp tác và làm việc với các viện nghiên cứu của Hàn Quốc; có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học với hơn 40 bài báo chất lượng trên các tạp chí ISI/Scopus uy tín.
Khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân tròn 10 tuổi TSQuyet1-22
 
TS Lê Văn Quyết sẽ nhận giải thưởng danh giá tại Busan (Hàn) vào ngày 25.11
 
PV đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với TS Lê Văn Quyết, lắng nghe TS Quyết chia sẻ niềm vui lớn này:
 
PV: Thưa TS Lê Văn Quyết, chúc mừng TS với giải thưởng danh giá - là người duy nhất của 10 nước ASEAN được Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin - Truyền thông Hàn Quốc trao giải thưởng KHCN và đổi mới ASEAN - Hàn Quốc. Xin TS có thể nói rõ hơn về giải thưởng này?
 
TS Lê Văn Quyết: Cảm ơn PV vì lời chúc mừng. Giải thưởng Khoa học - Công nghệ và Đổi mới ASEAN - Hàn Quốc do Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin - Truyền thông Hàn Quốc trao tặng đánh dấu 30 năm quan hệ hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giữa Hàn Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Năm 2019 là năm đầu tiên giải thưởng được giới thiệu, và chỉ trao duy nhất cho 1 người, với mục đích thúc đẩy năng lực sáng tạo của các nhà nghiên cứu trẻ ASEAN thông qua những công trình nghiên cứu khoa học và hợp tác với các viện nghiên cứu Hàn Quốc.
 
Ứng cử viên của giải thưởng năm nay gồm hàng trăm các nhà nghiên cứu xuất sắc thuộc 10 nước ASEAN có hoạt động nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực từ Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lý, Toán học, Hóa học, Nano, Sinh học, Y tế,...) đến Công nghệ (gồm Cơ khí, Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ, Kỹ thuật Điện tử, Khoa học Máy tính,...). Các ứng viên đều phải có những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc, được chứng minh qua các công bố học thuật hoặc bằng sáng chế, là các nhà khoa học tiềm năng hứa hẹn mang lại sự đổi mới trong tương lai cho các lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
 
Thưa ông, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Hàn Quốc, TS sẽ có những hoạt động gì cụ thể?
 
Tại buổi nhận giải thưởng tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Hàn Quốc, tôi sẽ tham gia trình bày các kết quả nghiên cứu đã đạt được trong quá trình hợp tác với các viện nghiện cứu của Hàn Quốc cũng như trong suốt quá trình làm việc tại ĐH Duy Tân. Thêm vào đó, tôi cũng cảm thấy rất vinh dự khi được mời làm diễn giả trong các phiên toàn thể tại nhiều sự kiện lớn của ASEAN trong năm 2020. Tiêu biểu trong số đó là: Hội thảo ASEAN - Rok STI (1Q, 2020), và Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới (AMMSTI - 4Q, 2020). Tôi cũng cảm thấy rất tự hào khi tất cả những nghiên cứu của mình sẽ được đăng tải trên trang chủ ASEAN và website của Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin - Truyền thông Hàn Quốc. Tôi cũng sẽ tiếp tục được Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Hàn Quốc (NRF) tạo điều kiện để phát triển các nghiên cứu của mình.
Khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân tròn 10 tuổi TSQuyet2-19
 
TS Lê Văn Quyết (thứ 3 từ phải qua) tham gia Hội nghị về chất bán dẫn lần thứ 26 tại Hàn Quốc
 
Là nhà khoa học trẻ nhận được giải thưởng danh giá này, TS có thể chia sẻ cảm xúc của mình lúc này đây khi chuẩn bị lên đường sang Hàn Quốc để nhận giải vào ngày 25.11 này?
 
Tôi cảm thấy rất vui mừng và vinh dự khi là nhà khoa học duy nhất, đại diện cho 10 nước ASEAN nhận được giải thưởng danh giá về Khoa học và Công nghệ dịp này. Đây là động lực để tôi tiếp tục theo đuổi đam mê của mình trong hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai thêm những đề tài nghiên cứu với những bài báo quốc tế chất lượng.
 
Qua đây, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến ĐH Duy Tân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi làm việc và nghiên cứu. Là cơ quan đầu tiên tôi về làm việc sau những năm tháng học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, tôi rất vui khi nhận thấy ở ĐH Duy Tân có một môi trường nghiên cứu khoa học năng động và hiệu quả, luôn chú trọng đầu tư, khích lệ để các nhà khoa học triển khai các nghiên cứu của mình một cách thuận lợi nhất. Điều này là thực sự cần thiết để mỗi nhà khoa học trẻ phát triển sự nghiệp và hiện thực hóa các nghiên cứu khoa học hữu ích phục vụ cuộc sống.
 
Xin cảm ơn TS về cuộc trao đổi. Một lần nữa xin chúc mừng TS về giải thưởng đầy vinh dự của người làm khoa học Việt Nam.
 
TS Lê Văn Quyết đã vượt qua tất cả các ứng cử viên xuất sắc nhất với bảng thành tích đáng ngưỡng mộ. Không dừng lại ở việc nhận Học bổng Hanshin dành cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc năm 2016, TS Lê Văn Quyết đã giành nhiều giải thưởng uy tín trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học. Đó là:
 
- Giải thưởng Bài báo Xuất sắc nhất tại Hội nghị về Bán dẫn Hàn Quốc 2017,
- Giải thưởng Bài báo Xuất sắc nhất do Tập đoàn điện tử Samsung bình chọn tại Hội nghị về Bán dẫn Hàn Quốc 2018,
- Giải thưởng Nhà khoa học Trẻ Việt Nam tại Hàn Quốc 2018 và năm 2019.
 
(Nguồn:https://thanhnien.vn/giao-duc/nha-khoa-hoc-dh-duy-tan-duoc-trao-giai-khcn-va-doi-moi-asean-han-quoc-1151278.html)
oanhoanh2211
oanhoanh2211
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290


Về Đầu Trang Go down

Khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân tròn 10 tuổi Empty Re: Khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân tròn 10 tuổi

Bài gửi by tuanh 26/11/19, 08:00 pm

GS Việt đoạt giải Nghiên cứu Khoa học Xuất sắc tại Hội nghị Viễn thông hàng đầu
GS Dương Quang Trung vừa nhận được tin vui về Giải thưởng Công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất (Best Paper Award) tại Hội nghị IEEE GLOBECOM 2019. Đây là lần thứ 2 GS Dương Quang Trung nhận được giải thưởng này. Trước đó, nhà khoa học trẻ cũng đã được vinh danh trong Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016.
 
Khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân tròn 10 tuổi Duongquangtrung-49
 
GS Dương Quang Trung (thứ 2, từ phải sang) tại Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016.
 
IEEE GLOBECOM là hội nghị lâu đời nhất (có lịch sử trên 60 năm) và lớn nhất của ngành viễn thông, hầu như chỉ tổ chức tại Mỹ. Mỗi năm, hội nghị thu hút khoảng 3.000 công trình nghiên cứu, và chỉ có khoảng 30% bài được chấp nhận đăng, để trình bày tại hội nghị.
 
Riêng năm nay, trong tổng số hơn 800 bài báo được chấp nhận đăng trong kỉ yếu của hội nghị, chỉ có 15 bài được chọn để trao giải Best Paper Award. Bài báo của GS Dương Quang Trung và một số cộng sự của anh viết về công trình nghiên cứu sử dụng trí tuệ nhân tạo và tối ưu theo thời gian thực cho mạng 5G.
 
GS Dương Quang Trung được đánh giá là một chuyên gia thuộc lĩnh vực này. Anh chia sẻ với VietNamNet: “Đây là công trình đầu tiên trên thế giới sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy, cùng với tối ưu trong thời gian thực để giải quyết các vấn đề cấp thiết của mạng 5G và mạng tương lai”.
 
GS Trung cho biết, đối với truyền thông không dây 5G, các kỹ thuật tối ưu hóa thường xuyên được sử dụng để chọn hoặc cập nhật các thông số hệ thống mạng để tối ưu hóa hiệu suất mạng truyền thông tin. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật toán tối ưu hóa truyền thống để giải quyết các vấn đề tối ưu hóa vẫn còn tốn kém và việc thực thi chúng có thể tốn rất nhiều thời gian.
 
Hạn chế này sẽ rất khó đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về hiệu suất mạng và thời gian trễ cho phép trong thế hệ mới của truyền thông không dây, 5G. Do đó, đòi hỏi phải cần phát triển các phương pháp mới, có thể đáp ứng sự nghiêm ngặt về thời gian xử lý, một yêu cầu rất quan trọng đối với việc triển khai mạng 5G trong tương lai, hay đặc biệt trong môi trường khẩn cấp (hỗ trợ quản lý thiên tai).
 
“Chúng tôi đã phát triển các thuật toán phân bổ tài nguyên với thời gian xử lý rất nhanh chóng nhằm tối đa hiệu suất năng lượng trong thời gian thực cho các hệ thống truyền thông tin 5G sử dụng thiết bị không người lái (UAV)”, GS Trung nói.
 
Thuật toán của họ hoạt động bằng cách kết hợp tối ưu hóa chương trình số nguyên hỗn hợp và phân bổ nguồn lực nhằm tối ưu quỹ đạo vận hành và tối đa hóa hiệu quả năng lượng của các mạng UAV. Để phát triển các công cụ tối ưu hóa hiệu quả có thể thực sự tạo ra đột phá cho mạng truyền thông không dây (5G và hơn nữa), nhóm nghiên cứu đã nỗ lực tìm ra các phương pháp mới nhằm giảm nhanh thời gian xử lý cũng như độ phức tạp trong tính toán của các vấn đề tối ưu hóa.
 
Một phương pháp tương tác giữa kỹ thuật tối ưu hóa và mô hình máy học (machine learning, dùng mô hình mạng nơ-ron sâu (deep neural network)) đã được đề xuất để giảm đáng kể thời gian thực thi việc giải quyết các vấn đề tối ưu hóa phức tạp đã nêu trên trong triển khai mô hình mạng không dây 5G sử dụng UAV.
 
Sau khi triển khai các mạng UAV, giải thuật phân bổ tài nguyên với phần xử lý phức tạp được giảm xuống thấp nhất, được thực hiện để tối đa hiệu quả năng lượng mạng UAV đối mặt với các hạn chế và ràng buộc chặt chẽ về nguồn năng lượng phát cho phép và chất lượng dịch vụ mạng. Các thuật toán tối ưu thời gian thực được phát triển bởi nhóm nghiên cứu thực hiện chính xác điều này, giảm thời gian xử lý hệ thống xuống đến mili giây.
 
Tóm gọn cho sự kết hợp đầu tiên này giữa tối ưu hóa thời gian thực và máy học cho mạng 5G, GS Trung và nhóm nghiên cứu sử dụng một trích dẫn mới phù hợp cho bối cảnh này gọi là “hộp đen tối ưu hóa” (black-box optimization).
 
Hội nghị IEEE GLOBECOM 2019 sẽ diễn ra vào đầu tháng 12, tại Hawaii, Mỹ.
 
GS Dương Quang Trung sinh năm 1979, tại Hội An, Quảng Nam. Hiện anh đang làm nghiên cứu và giảng dạy tại Trường ĐH Queen’s Belfast (Vương Quốc Anh).
 
Anh từng giành được nhiều giải thưởng danh giá như: Fellowship (trị giá1 triệu USD) của Hội Khoa học Hoàng gia Anh Quốc từ năm 2016 đến năm 2021; Giải thưởng Newton Prize 2017 của Chính phủ Anh (trị giá 200 ngàn bảng Anh); Trường ĐH Queen’s Belfast trao tặng giải thưởng Nhà khoa học trẻ xuất sắc nhất năm 2016, nhà khoa học có công trình nghiên cứu mang tính đột phá sáng tạo năm 2018.
 
Anh cũng giành nhiều giải thưởng công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất (Best Paper Award) của các hội nghị hàng đầu về ngành Viễn Thông và mạng 5G như: Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016; Hội nghị IEEE ICC 2014 tại Australia; Hội nghị IEEE VTC 2013 tại Đức.
 
(https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/gs-viet-doat-giai-cong-trinh-nghien-cuu-khoa-hoc-xuat-sac-tai-hoi-nghi-vien-thong-hang-dau-580355.html)
tuanh
tuanh
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629


Về Đầu Trang Go down

Khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân tròn 10 tuổi Empty Re: Khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân tròn 10 tuổi

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết