Seminar về Ứng dụng 3D trong Thiết kế Nội thất
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Seminar về Ứng dụng 3D trong Thiết kế Nội thất
Seminar về Ứng dụng 3D trong Thiết kế Nội thất
Ngày 1/12/2018, tại Đại học Duy Tân, thầy và trò Khoa Kiến trúc đã có buổi gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ của anh Bùi Sỹ Nguyên - Giám đốc, Nhà sáng lập House3D và anh Lê Anh Tuấn - Giám đốc VietCG Cộng đồng Thiết kế Nội thất về việc Ứng dụng công nghệ 3D trong thiết kế nội thất hiện nay.
Trong giới thiết kế và startup, Bùi Sỹ Nguyên là nhân vật nổi tiếng, anh luôn kiên trì theo đuổi việc khởi nghiệp với các dự án lớn với ước mơ mang đến một sự thay đổi đột phá cho cộng đồng, dựa trên nền tảng kiến thức và công nghệ mà mình đam mê.
Ông Bùi Sỹ Nguyên - Diễn giả chính trong buổi seminar
Nhà sáng lập House3D chia sẻ: “House3D là nền tảng Thiết kế Trải nghiệm 3D/VR đầu tiên tại Đông Nam Á, và chúng tôi tham vọng trở thành đơn vị dẫn đầu khu vực về công nghệ này trong nhiều năm tới”.
Trong thời đại công nghệ 4.0, xu hướng trải nghiệm không gian 3D đang dần thay thế những bức ảnh 2D nhằm giúp tăng tính trực quan cho người xem. Riêng trong lĩnh vực bất động sản, khi áp dụng công nghệ 3D/VR của House3D, người ta có thể tạo ra vô số phòng mẫu ảo với các phong cách thiết kế khác nhau và khách hàng có thể trải nghiệm 3D không gian mình quan tâm trên internet mà không cần phải đến tận nơi.
Việc ứng dụng thiết kế nội thất House3D với nhiều tính năng vượt trội sẽ giúp giảm 90% thời gian thiết kế, kết nối trực tiếp với nguồn cung sản phẩm và nguyên vật liệu, phụ kiện từ đó rút ngắn thời gian cho mỗi dự án, giảm chi phí render (kết xuất hình ảnh 3D), giảm chi phí đầu tư hạ tầng, hỗ trợ thi công nhanh và chính xác. Mặt khác, với ứng dụng Find my stylist (tìm kiếm nhà thiết kế) cho phép nhà thiết kế nội thất tìm kiếm công việc trên House3D, giúp thúc đẩy nhu cầu thuê thiết kế nội thất trong xã hội và tạo ra nguồn việc lớn, dễ tiếp cận cho người làm thiết kế.
TS. Lương Xuân Hiếu - Phó Khoa Kiến trúc phát biểu tại seminar
Tại Seminar, các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế đã giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng phần mềm House3D, trả lời những câu hỏi, thắc mắc của sinh viên về lĩnh vực thiết kế. Không chỉ được trải nghiệm trực tiếp công nghệ này, các sinh viên tham gia còn được đăng ký một tài khoản riêng để được sử dụng miễn phí các ứng dụng về nền tảng thiết kế và thương mại điện tử trên 3D/VR.
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4344&pid=2064&lang=vi-VN
Ngày 1/12/2018, tại Đại học Duy Tân, thầy và trò Khoa Kiến trúc đã có buổi gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ của anh Bùi Sỹ Nguyên - Giám đốc, Nhà sáng lập House3D và anh Lê Anh Tuấn - Giám đốc VietCG Cộng đồng Thiết kế Nội thất về việc Ứng dụng công nghệ 3D trong thiết kế nội thất hiện nay.
Trong giới thiết kế và startup, Bùi Sỹ Nguyên là nhân vật nổi tiếng, anh luôn kiên trì theo đuổi việc khởi nghiệp với các dự án lớn với ước mơ mang đến một sự thay đổi đột phá cho cộng đồng, dựa trên nền tảng kiến thức và công nghệ mà mình đam mê.
Ông Bùi Sỹ Nguyên - Diễn giả chính trong buổi seminar
Nhà sáng lập House3D chia sẻ: “House3D là nền tảng Thiết kế Trải nghiệm 3D/VR đầu tiên tại Đông Nam Á, và chúng tôi tham vọng trở thành đơn vị dẫn đầu khu vực về công nghệ này trong nhiều năm tới”.
Trong thời đại công nghệ 4.0, xu hướng trải nghiệm không gian 3D đang dần thay thế những bức ảnh 2D nhằm giúp tăng tính trực quan cho người xem. Riêng trong lĩnh vực bất động sản, khi áp dụng công nghệ 3D/VR của House3D, người ta có thể tạo ra vô số phòng mẫu ảo với các phong cách thiết kế khác nhau và khách hàng có thể trải nghiệm 3D không gian mình quan tâm trên internet mà không cần phải đến tận nơi.
Việc ứng dụng thiết kế nội thất House3D với nhiều tính năng vượt trội sẽ giúp giảm 90% thời gian thiết kế, kết nối trực tiếp với nguồn cung sản phẩm và nguyên vật liệu, phụ kiện từ đó rút ngắn thời gian cho mỗi dự án, giảm chi phí render (kết xuất hình ảnh 3D), giảm chi phí đầu tư hạ tầng, hỗ trợ thi công nhanh và chính xác. Mặt khác, với ứng dụng Find my stylist (tìm kiếm nhà thiết kế) cho phép nhà thiết kế nội thất tìm kiếm công việc trên House3D, giúp thúc đẩy nhu cầu thuê thiết kế nội thất trong xã hội và tạo ra nguồn việc lớn, dễ tiếp cận cho người làm thiết kế.
TS. Lương Xuân Hiếu - Phó Khoa Kiến trúc phát biểu tại seminar
Tại Seminar, các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế đã giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng phần mềm House3D, trả lời những câu hỏi, thắc mắc của sinh viên về lĩnh vực thiết kế. Không chỉ được trải nghiệm trực tiếp công nghệ này, các sinh viên tham gia còn được đăng ký một tài khoản riêng để được sử dụng miễn phí các ứng dụng về nền tảng thiết kế và thương mại điện tử trên 3D/VR.
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4344&pid=2064&lang=vi-VN
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Seminar về Ứng dụng 3D trong Thiết kế Nội thất
[size=32]Sinh viên Duy Tân giành giải Women in Business Global Award tại Mỹ[/size]
10 đội tuyển xuất sắc nhất đến từ 10 quốc gia ở 8 vùng lãnh thổ khác nhau đã hội tụ tại TP Atlanta, Mỹ để tham dự Vòng chung kết Cuộc thi Go Green in The City 2018, diễn ra từ ngày 11 đến 16.11.2018.
Chỉ có 3 đội tuyển vượt trội nhất được trao giải tại cuộc thi này, trong đó giải thưởng danh giá Women in Business Global Award đã được trao cho đội tuyển Energy Loop gồm 2 nữ sinh là Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thanh đến từ Đại học (ĐH) Duy Tân của VN. Giải thưởng không chỉ ghi nhận tài năng của sinh viên Duy Tân mà còn góp phần xướng danh nữ sinh VN trong sân chơi trí tuệ, sáng tạo toàn cầu, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong khối ngành Công nghệ và Kỹ thuật.
Xuất sắc những ý tưởng sáng tạo vì môi trường
10 quốc gia trên thế giới gồm: Mỹ, Trung Quốc, Đức, Algeria, Indonesia, Brazil, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Canada và Việt Nam đã gửi đến Vòng Chung kết Cuộc thi Go Green in The City 2018 những thí sinh tài năng nhất cùng những sản phẩm đầy ý nghĩa vì môi trường:
- Đội chủ nhà Mỹ quan tâm đến việc nghiên cứu “Thiết bị nhận dạng không gian và nhiệt ký trong môi trường thương mại”,
- Đội tuyển Canada tập trung cho “Hệ thống hydro hóa CO2 thành methanol”,
- Đội tuyển Brazil nghiên cứu “Ứng dụng giúp kết nối mọi người với thị trường vật liệu tái chế”,
- Đội tuyển Tây Ban Nha đưa ra “Phát triển Bền vững và Đa dạng”,
- Đội tuyển Trung Quốc phát triển sản phẩm “Hệ thống làm mát mái nhà không gây tiếng ồn”
- Đội tuyển Ấn Độ sáng tạo “Hệ thống quản lý chất thải thông minh”
- Đội tuyển Algeria xây dựng “Hệ thống nhà kính quang điện hữu cơ giúp tăng sản lượng cây trồng”
- Đội tuyển Đức sáng tạo “Mạng lưới ánh sáng thông minh”
- Đội tuyển Indonesia chế tạo “Hợp kim có bộ nhớ thông minh cho máy theo dõi pin năng lượng mặt trời”,
- Đội tuyển VN tham gia với sản phẩm “Hệ thống phanh tái tạo chuyển đổi ma sát thành điện năng".
Ảnh trên: Sinh viên Đoàn Thị Thu Hà (bên trái) và Nguyễn Thị Thanh nhận giải Women in Business Global Award tại Mỹ, Ảnh dưới: Nguyễn Thị Thanh (thứ 3 từ phải sang) và Đoàn Thị Thu Hà (thứ 4 từ phải sang) chụp hình lưu niệm với các thí sinh Cuộc thi Go Green in The City 2018 tại Mỹ
Các sản phẩm tham dự đều rất xuất sắc, đã vô địch trong các vòng thi quốc gia hay vòng thi khu vực không chỉ bởi sự mới mẻ, độc đáo, thể hiện sự sáng tạo với lối tư duy của thế hệ trẻ mà còn rất khả thi, có thể ứng dụng và sản xuất trên diện rộng góp phần vào công tác bảo vệ môi trường.
Tại cuộc thi, các đội tuyển đã thuyết trình các tính năng, hiệu quả sử dụng sản phẩm của mình thông qua slide và video trình bày trước Ban giám khảo. 3 đội tuyển xuất sắc nhất đã thuyết phục được những giám khảo khó tính nhất của Vòng Chung kết để nhận những giải thưởng danh giá, trong đó:
- Đội tuyển đến từ Algeria: giải Nhất,
- Đội tuyển đến từ VN: giải Women in Business Global Award, và
- Đội tuyển đến từ Đức: giải Social Star Award.
Giải thưởng tôn vinh phụ nữ kinh doanh toàn cầu thuộc về ĐH Duy Tân
Từng giành chức Vô địch Quốc gia Cuộc thi Go Green in The City 2018 được tổ chức vào tháng 7.2018 và giải Nhì tại Chung kết khu vực Đông Á Cuộc thi Go Green diễn ra vào tháng 8.2018, sản phẩm “Hệ thống phanh tái tạo chuyển đổi ma sát thành điện năng" của đội tuyển Energy Loop (ĐH Duy Tân) một lần nữa gây ấn tượng mạnh với Ban Giám khảo tại Vòng Chung kết Toàn cầu của cuộc thi.
Niềm vui chiến thắng của 2 Sinh viên Đoàn Thu Hà và Nguyễn Thị Thanh khi trở về Đà Nẵng (ảnh trên) *TS.Võ Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng thường trực (thứ 4 từ phải sang) và các thầy cô đón Đoàn tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng (ảnh dưới)
“Hệ thống phanh tái tạo chuyển đổi ma sát thành điện năng" có xuất phát điểm từ đam mê chung của một nhóm bạn trẻ thích đi “phượt”, khám phá trải nghiệm ở những vùng đất mới, xa xôi, hẻo lánh nhưng gặp phải vấn đề khó khăn đó là thiếu nguồn điện tiện ích như ở thành phố để có thể thực hiện một số hoạt động thường ngày trong đời sống như sạc pin điện thoại, thắp đèn,… Ngay khi phát hiện ra việc hãm phanh thường xuyên của xe gắn máy khi di chuyển qua đồi dốc sẽ tạo ra nhiệt năng từ ma sát của má thắng vào bánh xe, cả nhóm đã lên ý tưởng tận dụng nguồn năng lượng đó nhằm phục vụ cho chuyến đi. Sản phẩm được hình thành với 3 bộ phận chính gồm: Dây phanh; Dynamo; Pin tích trữ điện được áp vào má phanh của xe gắn máy.
Khi di chuyển, mỗi lần người dùng dẫm, bóp để hãm phanh, ma sát sẽ làm các dynamo hoạt động, qua đó tích tụ năng lượng tạo thành dòng điện. Dòng điện sau đó sẽ được tích trữ vào hệ thống pin, tạo ra nguồn năng lượng dự trữ hết sức thiết thực cho người đi trên những hành trình.
Sinh viên Đoàn Thị Thu Hà - thành viên nhóm đoạt giải Women in Business Global Award chia sẻ: “Sự hỗ trợ của của các giảng viên Khoa Điện-Điện tử ĐH Duy Tân để tạo ra một sản phẩm chất lượng là món quà vô cùng ý nghĩa đối với chúng em. Ở một đất nước vẫn còn sử dụng một số lượng lớn xe máy như Việt Nam (cũng như trong khu vực Đông Nam Á nói chung) thì việc áp dụng rộng rãi sản phẩm sẽ góp phần tiết kiệm điện năng trong bối cảnh các nguồn cung cấp điện không phải lúc nào cũng có ở mọi nơi. Đặc biệt, không chỉ muốn biến ý tưởng thành sản phẩm giúp bảo vệ môi trường, mang đến cho con người một cuộc sống tiện ích hơn, chúng em còn mong góp tiếng nói chung để khẳng định sức sáng tạo của nữ giới trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Chỉ cần có ý tưởng, kiên nhẫn và sáng tạo,… chắc chắn sẽ thành công”.
Là tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực công nghệ, năng lượng và tự động hóa, Schneider Electric - đơn vị tổ chức cuộc thi có trụ sở ở hơn 100 quốc gia trên thế giới và là một trong những doanh nghiệp được đánh giá cao trong công tác thúc đẩy các sáng tạo khoa học kỹ thuật cũng như đa dạng văn hóa và bình đẳng giới tại công sở.
Ngoài phần thưởng giá trị, 2 nữ sinh của ĐH Duy Tân đã được Schneider Electric đài thọ chi phí lưu trú tại Mỹ để tham quan, học hỏi thêm tại các cơ sở của Schneider Electric trong hơn 1 tuần. Các thí sinh tham gia cuộc thi và đoạt giải cũng sẽ được tiếp cận với cơ hội làm việc tại Schneider Electric - tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi kỹ thuật số về quản lý năng lượng và tự động hóa.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo các ngành Điện-Điện tử, Tự động hóa, và Hệ thống Nhúng của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Điện - Điện tử.
- Cuộc thi Go Green in The City 2018 thu hút hơn 24.000 thí sinh - lớn nhất trong 8 mùa qua.
- Số lượng thí sinh tham gia đến từ 3.190 trường đại học tại 163 quốc gia trên thế giới. Trong đó, 58% thí sinh tham gia là nữ sinh.
- Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Đại học Duy Tân giành giải Vô địch quốc gia tại Cuộc thi Go Green in The City và lần đầu tiên góp mặt tại Vòng chung kết thế giới cuộc thi này.
- Sinh viên Duy Tân đoạt một trong ba giải thưởng lớn duy nhất không chỉ đem thành tích về cho Schneider Electric của Việt Nam mà là cả khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà ĐH Duy Tân là một trong hai đại diện của khu vực tham gia dự thi.
https://thanhnien.vn/giao-duc/sinh-vien-duy-tan-gianh-giai-women-in-business-global-award-tai-my-1026034.html
10 đội tuyển xuất sắc nhất đến từ 10 quốc gia ở 8 vùng lãnh thổ khác nhau đã hội tụ tại TP Atlanta, Mỹ để tham dự Vòng chung kết Cuộc thi Go Green in The City 2018, diễn ra từ ngày 11 đến 16.11.2018.
Chỉ có 3 đội tuyển vượt trội nhất được trao giải tại cuộc thi này, trong đó giải thưởng danh giá Women in Business Global Award đã được trao cho đội tuyển Energy Loop gồm 2 nữ sinh là Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thanh đến từ Đại học (ĐH) Duy Tân của VN. Giải thưởng không chỉ ghi nhận tài năng của sinh viên Duy Tân mà còn góp phần xướng danh nữ sinh VN trong sân chơi trí tuệ, sáng tạo toàn cầu, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong khối ngành Công nghệ và Kỹ thuật.
Xuất sắc những ý tưởng sáng tạo vì môi trường
10 quốc gia trên thế giới gồm: Mỹ, Trung Quốc, Đức, Algeria, Indonesia, Brazil, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Canada và Việt Nam đã gửi đến Vòng Chung kết Cuộc thi Go Green in The City 2018 những thí sinh tài năng nhất cùng những sản phẩm đầy ý nghĩa vì môi trường:
- Đội chủ nhà Mỹ quan tâm đến việc nghiên cứu “Thiết bị nhận dạng không gian và nhiệt ký trong môi trường thương mại”,
- Đội tuyển Canada tập trung cho “Hệ thống hydro hóa CO2 thành methanol”,
- Đội tuyển Brazil nghiên cứu “Ứng dụng giúp kết nối mọi người với thị trường vật liệu tái chế”,
- Đội tuyển Tây Ban Nha đưa ra “Phát triển Bền vững và Đa dạng”,
- Đội tuyển Trung Quốc phát triển sản phẩm “Hệ thống làm mát mái nhà không gây tiếng ồn”
- Đội tuyển Ấn Độ sáng tạo “Hệ thống quản lý chất thải thông minh”
- Đội tuyển Algeria xây dựng “Hệ thống nhà kính quang điện hữu cơ giúp tăng sản lượng cây trồng”
- Đội tuyển Đức sáng tạo “Mạng lưới ánh sáng thông minh”
- Đội tuyển Indonesia chế tạo “Hợp kim có bộ nhớ thông minh cho máy theo dõi pin năng lượng mặt trời”,
- Đội tuyển VN tham gia với sản phẩm “Hệ thống phanh tái tạo chuyển đổi ma sát thành điện năng".
Ảnh trên: Sinh viên Đoàn Thị Thu Hà (bên trái) và Nguyễn Thị Thanh nhận giải Women in Business Global Award tại Mỹ, Ảnh dưới: Nguyễn Thị Thanh (thứ 3 từ phải sang) và Đoàn Thị Thu Hà (thứ 4 từ phải sang) chụp hình lưu niệm với các thí sinh Cuộc thi Go Green in The City 2018 tại Mỹ
Các sản phẩm tham dự đều rất xuất sắc, đã vô địch trong các vòng thi quốc gia hay vòng thi khu vực không chỉ bởi sự mới mẻ, độc đáo, thể hiện sự sáng tạo với lối tư duy của thế hệ trẻ mà còn rất khả thi, có thể ứng dụng và sản xuất trên diện rộng góp phần vào công tác bảo vệ môi trường.
Tại cuộc thi, các đội tuyển đã thuyết trình các tính năng, hiệu quả sử dụng sản phẩm của mình thông qua slide và video trình bày trước Ban giám khảo. 3 đội tuyển xuất sắc nhất đã thuyết phục được những giám khảo khó tính nhất của Vòng Chung kết để nhận những giải thưởng danh giá, trong đó:
- Đội tuyển đến từ Algeria: giải Nhất,
- Đội tuyển đến từ VN: giải Women in Business Global Award, và
- Đội tuyển đến từ Đức: giải Social Star Award.
Giải thưởng tôn vinh phụ nữ kinh doanh toàn cầu thuộc về ĐH Duy Tân
Từng giành chức Vô địch Quốc gia Cuộc thi Go Green in The City 2018 được tổ chức vào tháng 7.2018 và giải Nhì tại Chung kết khu vực Đông Á Cuộc thi Go Green diễn ra vào tháng 8.2018, sản phẩm “Hệ thống phanh tái tạo chuyển đổi ma sát thành điện năng" của đội tuyển Energy Loop (ĐH Duy Tân) một lần nữa gây ấn tượng mạnh với Ban Giám khảo tại Vòng Chung kết Toàn cầu của cuộc thi.
Niềm vui chiến thắng của 2 Sinh viên Đoàn Thu Hà và Nguyễn Thị Thanh khi trở về Đà Nẵng (ảnh trên) *TS.Võ Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng thường trực (thứ 4 từ phải sang) và các thầy cô đón Đoàn tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng (ảnh dưới)
“Hệ thống phanh tái tạo chuyển đổi ma sát thành điện năng" có xuất phát điểm từ đam mê chung của một nhóm bạn trẻ thích đi “phượt”, khám phá trải nghiệm ở những vùng đất mới, xa xôi, hẻo lánh nhưng gặp phải vấn đề khó khăn đó là thiếu nguồn điện tiện ích như ở thành phố để có thể thực hiện một số hoạt động thường ngày trong đời sống như sạc pin điện thoại, thắp đèn,… Ngay khi phát hiện ra việc hãm phanh thường xuyên của xe gắn máy khi di chuyển qua đồi dốc sẽ tạo ra nhiệt năng từ ma sát của má thắng vào bánh xe, cả nhóm đã lên ý tưởng tận dụng nguồn năng lượng đó nhằm phục vụ cho chuyến đi. Sản phẩm được hình thành với 3 bộ phận chính gồm: Dây phanh; Dynamo; Pin tích trữ điện được áp vào má phanh của xe gắn máy.
Khi di chuyển, mỗi lần người dùng dẫm, bóp để hãm phanh, ma sát sẽ làm các dynamo hoạt động, qua đó tích tụ năng lượng tạo thành dòng điện. Dòng điện sau đó sẽ được tích trữ vào hệ thống pin, tạo ra nguồn năng lượng dự trữ hết sức thiết thực cho người đi trên những hành trình.
Sinh viên Đoàn Thị Thu Hà - thành viên nhóm đoạt giải Women in Business Global Award chia sẻ: “Sự hỗ trợ của của các giảng viên Khoa Điện-Điện tử ĐH Duy Tân để tạo ra một sản phẩm chất lượng là món quà vô cùng ý nghĩa đối với chúng em. Ở một đất nước vẫn còn sử dụng một số lượng lớn xe máy như Việt Nam (cũng như trong khu vực Đông Nam Á nói chung) thì việc áp dụng rộng rãi sản phẩm sẽ góp phần tiết kiệm điện năng trong bối cảnh các nguồn cung cấp điện không phải lúc nào cũng có ở mọi nơi. Đặc biệt, không chỉ muốn biến ý tưởng thành sản phẩm giúp bảo vệ môi trường, mang đến cho con người một cuộc sống tiện ích hơn, chúng em còn mong góp tiếng nói chung để khẳng định sức sáng tạo của nữ giới trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Chỉ cần có ý tưởng, kiên nhẫn và sáng tạo,… chắc chắn sẽ thành công”.
Là tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực công nghệ, năng lượng và tự động hóa, Schneider Electric - đơn vị tổ chức cuộc thi có trụ sở ở hơn 100 quốc gia trên thế giới và là một trong những doanh nghiệp được đánh giá cao trong công tác thúc đẩy các sáng tạo khoa học kỹ thuật cũng như đa dạng văn hóa và bình đẳng giới tại công sở.
Ngoài phần thưởng giá trị, 2 nữ sinh của ĐH Duy Tân đã được Schneider Electric đài thọ chi phí lưu trú tại Mỹ để tham quan, học hỏi thêm tại các cơ sở của Schneider Electric trong hơn 1 tuần. Các thí sinh tham gia cuộc thi và đoạt giải cũng sẽ được tiếp cận với cơ hội làm việc tại Schneider Electric - tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi kỹ thuật số về quản lý năng lượng và tự động hóa.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo các ngành Điện-Điện tử, Tự động hóa, và Hệ thống Nhúng của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Điện - Điện tử.
- Cuộc thi Go Green in The City 2018 thu hút hơn 24.000 thí sinh - lớn nhất trong 8 mùa qua.
- Số lượng thí sinh tham gia đến từ 3.190 trường đại học tại 163 quốc gia trên thế giới. Trong đó, 58% thí sinh tham gia là nữ sinh.
- Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Đại học Duy Tân giành giải Vô địch quốc gia tại Cuộc thi Go Green in The City và lần đầu tiên góp mặt tại Vòng chung kết thế giới cuộc thi này.
- Sinh viên Duy Tân đoạt một trong ba giải thưởng lớn duy nhất không chỉ đem thành tích về cho Schneider Electric của Việt Nam mà là cả khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà ĐH Duy Tân là một trong hai đại diện của khu vực tham gia dự thi.
https://thanhnien.vn/giao-duc/sinh-vien-duy-tan-gianh-giai-women-in-business-global-award-tai-my-1026034.html
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Re: Seminar về Ứng dụng 3D trong Thiết kế Nội thất
[size=32]Sinh viên Duy Tân giành gi[/size][size=32]ả[/size][size=32]i Nhì Loa Thành 2018[/size]
Bảng thành tích của khối ngành Kiến trúc và Xây dựng Đại học (ĐH) Duy Tân tiếp tục được nối dài khi nhóm sinh viên tham dự Giải thưởng Loa Thành 2018 đã xuất sắc “rinh” về 1 giải Nhì và 2 giải Hội đồng. Kết quả này đã đưa Duy Tân trở thành đại học có thành tích tốt nhất ở khu vực Đà Nẵng tại Giải Loa Thành năm nay.
Loa Thành là giải thưởng do Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục & Đào tạo, và Bộ Xây dựng phối hợp tổ chức nhằm chọn ra những Đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên các trường thuộc khối ngành Kiến trúc và Xây dựng. Năm nay có 154 đồ án tốt nghiệp trong khối ngành Kiến trúc, Xây dựng trên cả nước tham gia dự thi. Loa Thành được xem là giải thưởng được mong chờ và danh giá nhất năm đối với sinh viên trong khối ngành Kiến trúc và Xây dựng ở Việt Nam.
Sinh viên Hồ Phụng Hoàn bảo vệ đồ án tốt nghiệp với đề tài “Cầu Sông Hiếu”
Năm nay có 72 giải thưởng chính thức gồm: 3 giải Nhất, 13 giải Nhì, 21 giải Ba và 35 giải Hội Đồng được trao cho các đồ án chất lượng nhất. Lễ vinh danh sinh viên đoạt giải Loa Thành 2018 sẽ được tổ chức vào ngày 23/12/2018 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.
TS. Nguyễn Thế Dương - Trưởng Khoa Xây dựng ĐH Duy Tân, người có nhiều năm liền tham gia hướng dẫn sinh viên choGiải thưởng Loa Thành và cũng là người đã trực tiếp hướng dẫn sinh viên thực hiện đồ án đoạt giải năm nay chia sẻ: “Giải thưởng Loa Thành trao cho sinh viên Duy Tân năm nay và cả những năm trước đó đã cho thấy chất lượng đào tạo khối ngành Kiến trúc và Xây dựng của ĐH Duy Tân so với các cơ sở khác ở miền Trung.Nỗ lực của thầy trò Duy Tân đã có những kết quả đáng trân trọng. Đồ án Loa Thành đòi hỏi ở sinh viên nhiều kiến thức, kỹ năng do đó bản thân mỗi sinh viên khi muốn có một đồ án tốt để dự thi đều phải nỗ lực gấp nhiều lần so với các bạn cùng học. Đồ án không chỉ thể hiện năng lực về chuyên môn, kỹ thuật mà còn thể hiện sự sáng tạo nhạy bén trong thiết kế, sự kiên trì, nhẫn nại trong học tập, sự tìm tòi, học hỏi từ các tài liệu nước ngoài. Trong suốt 22 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Xây Dựng luôn đặt mục tiêu đào tạo ra các kỹ sư có khả năng hành nghề ngay sau khi ra trường mà không phải huấn luyện lại cùng năng lực sáng tạo, làm việc độc lập, và làm việc nhóm. Bởi thế, ngay từ thời điểm còn ngồi trên ghế giảng đường, theo mô hình đào tạo CDIO, các em luôn được khuyến khích sáng tạo, trình bày và hoàn thiện đồ án như những đồ án, dự án thực tế”.
Đồ án “Cầu Sông Hiếu” giành giải Nhì Loa Thành 2018 của sinh viên Hồ Phụng Hoàn, ĐH Duy Tân
Giải Nhì của ĐH Duy Tân thuộc về sinh viên Hồ Phụng Hoàn - Khoa Xây dựng với đề tài “Cầu Sông Hiếu”. Hồ Phụng Hoàn đã thiết kế một cầu Dây văng để vượt một dòng sông lớn với số trụ ít nhất. Trong đồ án này, Phụng Hoàn đã thiết kế công trình có nhiều tính nghệ thuật trong khi đảm bảo khả thi về kỹ thuật, thực hiện được nhiều tính toán, thiết kế khó. Một trong những điểm đặc biệt của đồ án là sinh viên đã tiếp cận sử dụng một số công cụ và công đoạn của quy trình thiết kế BIM (Building Information Modeling - tạo lập và sử dụng mô hình thông tin trong các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình). Hiện tại, Khoa Xây dựng ĐH Duy Tân đã đưa một số phần mềm như MiDas Civil, Pilling, spColumn,... theo quy trình BIM vào giảng dạy trong các chương trình đào tạo. Phần mềm được sử dụng trong đồ án không chỉ hỗ trợ thiết kế mô hình đảm bảo tính chuẩn xác mà còn giúp đồ án được trình bày một cách khoa học, dễ hiểu cho tất cả các đối tượng xem thiết kế đồ án. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng thời gian gần đây đã rất khuyến khích sinh viên học hỏi thêm về các phần mềm này và sẵn sàng tuyển dụng khi sinh viên có thể sử dụng thuần thục các phần mềm thực hiện theo BIM.
Hồ Phụng Hoàn chia sẻ:“Em đã thực sự tâm huyết khi thực hiện đề tài này. Việc xây dựng Cầu Sông Hiếu sẽ góp phần hoàn thiện và phát triển các tuyến giao thông trong mạng lưới giao thông của thành phố Đông Hà (Quảng Trị) giúp tạo điều kiện phát triển du lịch, phát triển kinh tế, góp phần ổn định đời sống người dân. Cầu Sông Hiếu được xây dựng sẽ giúp giảm bớt lưu lượng qua Quốc lộ 1, đi qua thành phố nhằm giảm tắc nghẽn giao thông và cũng là biểu tượng đẹp của thành phố Đông Hà. Theo em, xây dựng Cầu qua Sông Hiếu là dự án thực sự cần thiết, cần được đầu tư thực hiện trong thời gian tới do đó em đã thiết kế công trình này. Nhận được giải Nhì Loa Thành 2018, em rất vui và xin gửi lời cám ơn các thầy cô hướng dẫn trong Khoa Xây dựng ĐH Duy Tân và Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình Giao thông 5 - là nơi em thực tập, đã giúp em có cơ hội để tiếp cận công việc như một kỹ sư, trực tiếp lên ý tưởng và hoàn thiện đề tài Cầu Sông Hiếu”.
Hai đồ án gồm “Bảo tàng Mộc Kim Bồng” của sinh viên Lê Đức Hoàn và đề tài “Da Nang International Airport Building” của sinh viên Nguyễn Văn Chung và Tô Văn Khải của ĐH Duy Tân cũng đã giành giải Hội đồng, được Hội đồng Loa Thành 2018 đánh giá cao khi sử dụng nhiều phần mềm phối hợp để thiết kế và giúp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng một cách nhanh nhất cũng như có nhiều sáng tạo và mới lạ.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo Kiến trúc và Xây dựng của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Xây dựng và Khoa Kiến trúc
P.V
https://www.tienphong.vn/giao-duc/sinh-vien-duy-tan-gianh-giai-nhi-loa-thanh-2018-1351585.tpo
Bảng thành tích của khối ngành Kiến trúc và Xây dựng Đại học (ĐH) Duy Tân tiếp tục được nối dài khi nhóm sinh viên tham dự Giải thưởng Loa Thành 2018 đã xuất sắc “rinh” về 1 giải Nhì và 2 giải Hội đồng. Kết quả này đã đưa Duy Tân trở thành đại học có thành tích tốt nhất ở khu vực Đà Nẵng tại Giải Loa Thành năm nay.
Loa Thành là giải thưởng do Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục & Đào tạo, và Bộ Xây dựng phối hợp tổ chức nhằm chọn ra những Đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên các trường thuộc khối ngành Kiến trúc và Xây dựng. Năm nay có 154 đồ án tốt nghiệp trong khối ngành Kiến trúc, Xây dựng trên cả nước tham gia dự thi. Loa Thành được xem là giải thưởng được mong chờ và danh giá nhất năm đối với sinh viên trong khối ngành Kiến trúc và Xây dựng ở Việt Nam.
Sinh viên Hồ Phụng Hoàn bảo vệ đồ án tốt nghiệp với đề tài “Cầu Sông Hiếu”
Năm nay có 72 giải thưởng chính thức gồm: 3 giải Nhất, 13 giải Nhì, 21 giải Ba và 35 giải Hội Đồng được trao cho các đồ án chất lượng nhất. Lễ vinh danh sinh viên đoạt giải Loa Thành 2018 sẽ được tổ chức vào ngày 23/12/2018 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.
TS. Nguyễn Thế Dương - Trưởng Khoa Xây dựng ĐH Duy Tân, người có nhiều năm liền tham gia hướng dẫn sinh viên choGiải thưởng Loa Thành và cũng là người đã trực tiếp hướng dẫn sinh viên thực hiện đồ án đoạt giải năm nay chia sẻ: “Giải thưởng Loa Thành trao cho sinh viên Duy Tân năm nay và cả những năm trước đó đã cho thấy chất lượng đào tạo khối ngành Kiến trúc và Xây dựng của ĐH Duy Tân so với các cơ sở khác ở miền Trung.Nỗ lực của thầy trò Duy Tân đã có những kết quả đáng trân trọng. Đồ án Loa Thành đòi hỏi ở sinh viên nhiều kiến thức, kỹ năng do đó bản thân mỗi sinh viên khi muốn có một đồ án tốt để dự thi đều phải nỗ lực gấp nhiều lần so với các bạn cùng học. Đồ án không chỉ thể hiện năng lực về chuyên môn, kỹ thuật mà còn thể hiện sự sáng tạo nhạy bén trong thiết kế, sự kiên trì, nhẫn nại trong học tập, sự tìm tòi, học hỏi từ các tài liệu nước ngoài. Trong suốt 22 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Xây Dựng luôn đặt mục tiêu đào tạo ra các kỹ sư có khả năng hành nghề ngay sau khi ra trường mà không phải huấn luyện lại cùng năng lực sáng tạo, làm việc độc lập, và làm việc nhóm. Bởi thế, ngay từ thời điểm còn ngồi trên ghế giảng đường, theo mô hình đào tạo CDIO, các em luôn được khuyến khích sáng tạo, trình bày và hoàn thiện đồ án như những đồ án, dự án thực tế”.
Đồ án “Cầu Sông Hiếu” giành giải Nhì Loa Thành 2018 của sinh viên Hồ Phụng Hoàn, ĐH Duy Tân
Giải Nhì của ĐH Duy Tân thuộc về sinh viên Hồ Phụng Hoàn - Khoa Xây dựng với đề tài “Cầu Sông Hiếu”. Hồ Phụng Hoàn đã thiết kế một cầu Dây văng để vượt một dòng sông lớn với số trụ ít nhất. Trong đồ án này, Phụng Hoàn đã thiết kế công trình có nhiều tính nghệ thuật trong khi đảm bảo khả thi về kỹ thuật, thực hiện được nhiều tính toán, thiết kế khó. Một trong những điểm đặc biệt của đồ án là sinh viên đã tiếp cận sử dụng một số công cụ và công đoạn của quy trình thiết kế BIM (Building Information Modeling - tạo lập và sử dụng mô hình thông tin trong các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình). Hiện tại, Khoa Xây dựng ĐH Duy Tân đã đưa một số phần mềm như MiDas Civil, Pilling, spColumn,... theo quy trình BIM vào giảng dạy trong các chương trình đào tạo. Phần mềm được sử dụng trong đồ án không chỉ hỗ trợ thiết kế mô hình đảm bảo tính chuẩn xác mà còn giúp đồ án được trình bày một cách khoa học, dễ hiểu cho tất cả các đối tượng xem thiết kế đồ án. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng thời gian gần đây đã rất khuyến khích sinh viên học hỏi thêm về các phần mềm này và sẵn sàng tuyển dụng khi sinh viên có thể sử dụng thuần thục các phần mềm thực hiện theo BIM.
Hồ Phụng Hoàn chia sẻ:“Em đã thực sự tâm huyết khi thực hiện đề tài này. Việc xây dựng Cầu Sông Hiếu sẽ góp phần hoàn thiện và phát triển các tuyến giao thông trong mạng lưới giao thông của thành phố Đông Hà (Quảng Trị) giúp tạo điều kiện phát triển du lịch, phát triển kinh tế, góp phần ổn định đời sống người dân. Cầu Sông Hiếu được xây dựng sẽ giúp giảm bớt lưu lượng qua Quốc lộ 1, đi qua thành phố nhằm giảm tắc nghẽn giao thông và cũng là biểu tượng đẹp của thành phố Đông Hà. Theo em, xây dựng Cầu qua Sông Hiếu là dự án thực sự cần thiết, cần được đầu tư thực hiện trong thời gian tới do đó em đã thiết kế công trình này. Nhận được giải Nhì Loa Thành 2018, em rất vui và xin gửi lời cám ơn các thầy cô hướng dẫn trong Khoa Xây dựng ĐH Duy Tân và Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình Giao thông 5 - là nơi em thực tập, đã giúp em có cơ hội để tiếp cận công việc như một kỹ sư, trực tiếp lên ý tưởng và hoàn thiện đề tài Cầu Sông Hiếu”.
Hai đồ án gồm “Bảo tàng Mộc Kim Bồng” của sinh viên Lê Đức Hoàn và đề tài “Da Nang International Airport Building” của sinh viên Nguyễn Văn Chung và Tô Văn Khải của ĐH Duy Tân cũng đã giành giải Hội đồng, được Hội đồng Loa Thành 2018 đánh giá cao khi sử dụng nhiều phần mềm phối hợp để thiết kế và giúp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng một cách nhanh nhất cũng như có nhiều sáng tạo và mới lạ.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo Kiến trúc và Xây dựng của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Xây dựng và Khoa Kiến trúc
P.V
https://www.tienphong.vn/giao-duc/sinh-vien-duy-tan-gianh-giai-nhi-loa-thanh-2018-1351585.tpo
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Similar topics
» Seminar “Ứng dụng AI trong Y khoa” tại Đại học Duy Tân
» Ứng dụng 3D trong Y học của Đại học Duy Tân được in trong Sách Vàng Sáng tạo Việt Nam 2018
» Chuỗi hoạt động Seminar và Tuyển dụng Việc làm cho Sinh viên Trường Đào tạo Quốc tế của ĐH Duy Tân
» Seminar Định hướng Nghề nghiệp và Phỏng vấn Tuyển dụng Chương trình Internship Nhật Bản
» Tư vấn thiết kế xây dựng biệt thự đẹp
» Ứng dụng 3D trong Y học của Đại học Duy Tân được in trong Sách Vàng Sáng tạo Việt Nam 2018
» Chuỗi hoạt động Seminar và Tuyển dụng Việc làm cho Sinh viên Trường Đào tạo Quốc tế của ĐH Duy Tân
» Seminar Định hướng Nghề nghiệp và Phỏng vấn Tuyển dụng Chương trình Internship Nhật Bản
» Tư vấn thiết kế xây dựng biệt thự đẹp
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết