Đà Nẵng: Truyền thông Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Du lịch đến sinh viên chuyên ngành
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đà Nẵng: Truyền thông Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Du lịch đến sinh viên chuyên ngành
[size=32]Đà Nẵng: Truyền thông Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Du lịch đến sinh viên chuyên ngành[/size]
(ictdanang) – Hàng trăm sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh, quản trị du lịch Đại học Duy Tân đã tham dự chương trình giao lưu, giới thiệu nội dung Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về “Phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Nẵng, cùng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch.Chương trình diễn ra vào ngày 22/10, do Trung tâm xúc tiến Du lịch Đà Nẵng, Sở Du lịch thành phố và Đại học Duy Tân phối hợp tổ chức.
Các bạn sinh viên nhiệt tình đồng hành cùng những nội dung trong chương trình giao lưu.
- Ảnh trong bài: T.N
Một Nghị quyết mang tính đột phá phát triển
Được biết, ngày 16/1/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về “Phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Theo đó, đến năm 2020, ngành Du lịch Việt Nam cơ bản trở thành ngành kinh tê mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ. hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu,mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
Tiếp tục phấn đấu đến năm 2030, Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về “Phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” cũng chỉ ra những điểm yếu hiện tại của ngành Du lịch trong nước.
Đó là “phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và sự kỳ vọng của xã hội. Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Môi trường du lịch, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông còn nhiều bất cập.Nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu, vừa yếu. Vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy…”.
Đại diện Trung tâm xúc tiến Du lịch Đà Nẵng nhìn nhận, Nghị quyết số 08-NQ/TƯ, ngày 16/1/2017, của Bộ Chính trị là bước đột phá, đổi mới và là văn kiện quan trọng để ngành Du lịch Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng có những bước phát triển vượt bậc và mang tính bền vững hơn. Trên cơ sở đó, thành phố Đà Nẵng cũng hướng đến mục tiêu vào năm 2020, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch biển cao cấp mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế.
"Nhà trường mong nhận được phản hồi từ chính nhà tuyển dụng để nâng cao chất lượng đào tạo" - TS Nguyễn Hữu Phú - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân.
Thay mặt Đại học Duy Tân, TS Nguyễn Hữu Phú - Phó Hiệu trưởng cho biết, Đại học Duy Tân nhận thức khá sớm về tiềm năng và sự phát triển của các ngành du lịch, dịch vụ của Đà Nẵng cũng như khu vực trung Trung bộ Việt Nam; do vậy, những ngành đào tạo liên quan, đáp ứng nguồn nhân lực cho lĩnh vực đã được mở khá sớm.
Càng về sau, do nhu cầu từ chính nhà tuyển dụng, bên cạnh đó, tác động từ quy mô phát triển của lĩnh vực ngày càng lớn, và cũng để khẳng định uy tín của học hiệu, Đại học Duy Tân đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế và cả trong nước, nâng cao chất lượng đào tạo. Nhiều năm nay, Đại học Duy Tân đã tiếp nhận và triển khai các chương trình đào tạo tiên tiến ngành Quản trị - Du lịch.
Đại học Duy Tân cũng thường xuyên ký kết và mở rộng quan hệ hợp tác với các Tập đoàn, Công ty hàng đầu Việt Nam về du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng, lưu trú, ẩm thực để tạo điều kiện cho sinh viên đến thực tập hay tìm kiếm cơ hội việc là. Đồng thời, qua đó, Trường lắng nghe phản hồi về chất lượng đào tạo từ chính doanh nghiệp…
Từ năm 2009, Đại học Duy Tân đã chính thức ký kết hợp tác với Đại học Bang Pennsylvania (PSU) - 1 trong 5 đại học hàng đầu thế giới về Quản trị - Du lịch, và Trường Đại học thuộc Top 5 Đại học công lập lớn nhất Hoa Kỳ.
Hợp tác cùng PSU đã mang đến khả năng đào tạo các chương trình: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính-Ngân hàng, Du lịch - Khách sạn và Du lịch - Nhà hàng theo mô hình phương pháp, nội dung tiên tiến.
Nguồn nhân lực – nhân tố quan trọng hàng đầu: Kỳ vọng sẽ có những chuyển biển sớm
Trong chương trình giao lưu, sinh viên Đại học Duy Tân cũng đã có dịp tìm hiểu nhu cầu và những yêu cầu đối với sinh viên tham gia vào nguồn nhân lực phục vụ du lịch, từ khách mời là người đứng đầu Hội Lữ hành Đà Nẵng.
“Chúng tôi kỳ vọng rằng, thông qua chương trình giao lưu, giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn vai trò, vị trí, ưu thế của ngành Du lịch. Từ đó, các bạn có sự nỗ lực ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, có sự chuẩn bị để tương lai, khi đã tham gia vào đội ngũ nhân sự, nhân lực của ngành, thì hãy là nguồn nhân lực có tay nghề, giàu tâm huyết, là nhân lực có chất lượng cao, để có những đóng góp thực sự thiết thực cho sự phát triển của ngành, của thành phố.
Đặc biệt, các bạn sẽ đóng góp cho chính sự phát triển du lịch ngay trên địa bàn theo định hướng rất cụ thể: Xây dựng Đà Nẵng là điểm đến an toàn, thân thiện, điểm đến cung ứng sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp. Từ đó, khẳng định vị trí của du lịch Đà Nẵng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới” – ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng chia sẻ.
Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Nguyễn Xuân Bình "Mong các bạn nỗ lực nhiều hơn và trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao của Ngành, trong tương lai".
Lãnh đạo Sở Du lịch Đà Nẵng, Hội Lữ hành Đà Nẵng quan tâm nhiều đến nguồn nhân lực, vì một trong những nội dung được đề cập như những giải pháp đặc biệt quan trọng tại Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị, là giải pháp về nhân lực.
Theo đó, Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị yêu cầu phải “Đa dạng hóa các hình thức đào tạo du lịch; tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, nội dung, chương trình và đội ngũ giáo viên. Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Đa dạng hoá các hình thức đào tạo du lịch. Đây mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ tiến tiến trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Chú trọng nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng lao động ngành Du lịch”.
Theo Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị, đến năm 2020, ngành Du lịch Việt Nam phấn đấu thu hút được 17 đến 20 triệu lượt du khách quốc tế, 82 triệu lượt khách nội địa; đóng góp trên 10% GDP. Tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD.
Ngành Du lịch (dịch vụ phục vụ du lịch) đến năm 2020, tạo ra 4 triệu việc làm. Trong đó, có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.
Góp phần hoàn thành mục tiêu trên, Nhà nước có chính sách thu hút đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Việt Nam sẽ hoàn thiện “Bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia về du lịch", tương thích với các tiêu chuẩn trong khối ASEAN. Cơ quan chuyên môn, cơ quan chức năng cấp Bộ, xúc tiến thành lập Hội đồng nghề du lịch quốc gia và Hội đồng cấp Chứng chỉ nghề du lịch.
Các bạn sinh viên Đại học Duy Tân trả lời câu hỏi liên quan đến kiến thức về Du lịch Đà Nẵng.
Chương trình giao lưu với mục đích vừa truyền thông những nội dung quan trọng của Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị, vừa chia sẻ tầm nhìn về công tác xúc tiến du lịch Đà Nẵng, sự phát triển của ngành Du lịch Đà Nẵng; tạo nên những chuyển biến tích cực, rõ nét về nhận thức đối với vai trò, vị trí của ngành Du lịch trong phát triển kinh tế, xã hội…
Bên cạnh đó, các diễn giả cùng với sinh viên đã chia sẻ thẳng thắn những yêu cầu, đòi hỏi để Đà Nẵng thực sự và luôn là điểm đến hấp dẫn, thân thiện, thu hút ngày càng đông du khách trong nước và bạn bè quốc tế; Du lịch Đà Nẵng sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn….Và không không thể thiếu là cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch đối với sinh viên đang theo học chuyên ngành này tại các Trường cao đẳng, đại học trên địa bàn.
Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng cho biết, sắp đến, Trung tâm còn tổ chức 2 chương trình giao lưu tương tự tại Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng (26/10) và Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (30/10).
T.Ngọc
http://ictdanang.vn/chi-tiet?articleId=37397&fbclid=IwAR1nlDJZPl8JTMtuMc6Dwde_396Np64OlRSbGfa9Wewglf0hIHFm227sCMg
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Đà Nẵng: Truyền thông Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Du lịch đến sinh viên chuyên ngành
4 sinh viên Đại học Duy Tân vào Vòng 3 cuộc thi CPA Tiềm năng 2018
Chiều ngày 21/10/2018, 12 sinh viên Đại học Duy Tân đã bước vào Vòng 2 của Cuộc thi CPA Tiềm năng lần thứ 17 - năm 2018. Sau những phần thi hấp dẫn và kịch tích, 4 sinh viên xuất sắc nhất của Đại học Duy Tân là Nguyễn Hồng Tiểu Minh, Nguyễn Ngọc Trâm Khuê, Đỗ Ngọc Khánh và Hoàng Yến đã giành quyền bước tiếp vào vòng trong.
Các thi sinh cùng tranh tài trong Phần thi Chinh phục Tri thức
CPA Tiềm năng là cuộc thi thường niên do Khoa Kế toán và Câu Lạc bộ Kế toán - Kiểm toán A2C, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với nhiều trường đại học trên cả nước tổ chức. Cuộc thi là sân chơi bổ ích để sinh viên các ngành Kế toán, Kiểm toán và Tài chính có cơ hội cùng giao lưu, học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên ngành và trau dồi kỹ năng tiếng Anh. Bên cạnh đó, Cuộc thi CPA Tiềm năng còn hỗ trợ sinh viên làm quen với kỳ thi chứng chỉ quốc tế CPA, cập nhật thông tin về xu hướng phát triển nghề nghiệp, giúp sinh viên có thể định hướng rõ ràng hơn cho sự nghiệp của bản thân, đặc biệt là có cơ hội làm việc tại các công ty đa quốc gia như KPMG, Unilever, Suntory Pepsi, McMasters’,...
Cuộc thi CPA Tiềm năm 2018 được khởi động từ ngày 25/8/2018 và Vòng Sơ tuyển với hình thức thi Trắc nghiệm Online trên website: www.tracnghiem.a2cclub.com dành cho các thí sinh tại Quy Nhơn và Đà Nẵng đã diễn ra vào lúc 0h ngày 11/10/2018 đến 24h ngày 13/10/2018. Hơn 260 thí sinh của Đại học Duy Tân đã dự thi Vòng Sơ tuyển Online và 12 thí sinh có kết quả cao nhất đã được lựa chọn để tiếp tục tranh tài tại Vòng 2 của CPA Tiềm năng 2018.
4 sinh viên Duy Tân xuất sắc nhất đã nhận được "giấy thông hành" vào Vòng 3
Tại Vòng 2, 12 sinh viên Duy Tân được chia làm 4 đội thi và phải vượt qua 3 phần thi gồm: Phần 1 - Chinh phục Tri thức, Phần 2 - Giải mã Tri thức và Phần 3 - Ứng xử Tri thức. Qua mỗi phần thi, sinh viên Duy Tân đã thể hiện được sự hiểu biết và vốn kiến thức của bản thân về nhiều lĩnh vực khác nhau như: Kế toán Tài chính, Thuế, Luật Kinh tế, Kiểm toán Quốc tế,... và các kiến thức khác về Kinh tế - Xã hội. Bên cạnh đó, Ban Giám khảo cũng rất ấn tượng với sự tự tin, tư duy logic và khả năng hùng biện bằng tiếng Anh của sinh viên Duy Tân.
Kết thúc Vòng 2, 4 sinh viên xuất sắc nhất của Đại học Duy Tân gồm: Nguyễn Hồng Tiểu Minh - Lớp K22 KEU QTH, Nguyễn Ngọc Trâm Khuê - Lớp K22 KEU QTH, Đỗ Ngọc Khánh - Lớp K21 PSU KKT1và Hoàng Yến - Lớp K21 KEU QTH đã nhận được “giấy thông hành” để tiếp tục tranh tài với các thí sinh đến từ các trường đại học khác trên cả nước tại Vòng 3. Vòng 3 sẽ diễn ra từ ngày 2 - 7/11/2018 tại Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh với hình thức Thi Tự luận và Thi Kỹ năng “mềm” theo hình thức cá nhân nhằm kiểm tra khả năng lý luận, kiến thức chuyên sâu và kỹ năng của sinh viên.
Là 1 trong 4 thí sinh lọt vào Vòng 3, Nguyễn Ngọc Trâm Khuê chia sẻ: “Trong suốt thời gian chuẩn bị cho Vòng 2, em cũng như các bạn thí sinh khác đều dành nhiều thời gian ôn tập và bồi dưỡng nhiều kiến thức không chỉ thuộc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán mà còn cả những kiến thức kinh tế, tài chính khác nhau. Chúng em cũng nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía các thầy cô trong trường từ việc hướng dẫn tìm nguồn tài liệu, chọn lọc tài liệu, lập kế hoạch ôn tập,... Để tự tin tranh tài tại Vòng 3, em sẽ dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc ôn tập, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tiếng Anh.”
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4305&pid=2068&page=0&lang=vi-VN
Chiều ngày 21/10/2018, 12 sinh viên Đại học Duy Tân đã bước vào Vòng 2 của Cuộc thi CPA Tiềm năng lần thứ 17 - năm 2018. Sau những phần thi hấp dẫn và kịch tích, 4 sinh viên xuất sắc nhất của Đại học Duy Tân là Nguyễn Hồng Tiểu Minh, Nguyễn Ngọc Trâm Khuê, Đỗ Ngọc Khánh và Hoàng Yến đã giành quyền bước tiếp vào vòng trong.
Các thi sinh cùng tranh tài trong Phần thi Chinh phục Tri thức
CPA Tiềm năng là cuộc thi thường niên do Khoa Kế toán và Câu Lạc bộ Kế toán - Kiểm toán A2C, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với nhiều trường đại học trên cả nước tổ chức. Cuộc thi là sân chơi bổ ích để sinh viên các ngành Kế toán, Kiểm toán và Tài chính có cơ hội cùng giao lưu, học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên ngành và trau dồi kỹ năng tiếng Anh. Bên cạnh đó, Cuộc thi CPA Tiềm năng còn hỗ trợ sinh viên làm quen với kỳ thi chứng chỉ quốc tế CPA, cập nhật thông tin về xu hướng phát triển nghề nghiệp, giúp sinh viên có thể định hướng rõ ràng hơn cho sự nghiệp của bản thân, đặc biệt là có cơ hội làm việc tại các công ty đa quốc gia như KPMG, Unilever, Suntory Pepsi, McMasters’,...
Cuộc thi CPA Tiềm năm 2018 được khởi động từ ngày 25/8/2018 và Vòng Sơ tuyển với hình thức thi Trắc nghiệm Online trên website: www.tracnghiem.a2cclub.com dành cho các thí sinh tại Quy Nhơn và Đà Nẵng đã diễn ra vào lúc 0h ngày 11/10/2018 đến 24h ngày 13/10/2018. Hơn 260 thí sinh của Đại học Duy Tân đã dự thi Vòng Sơ tuyển Online và 12 thí sinh có kết quả cao nhất đã được lựa chọn để tiếp tục tranh tài tại Vòng 2 của CPA Tiềm năng 2018.
4 sinh viên Duy Tân xuất sắc nhất đã nhận được "giấy thông hành" vào Vòng 3
Tại Vòng 2, 12 sinh viên Duy Tân được chia làm 4 đội thi và phải vượt qua 3 phần thi gồm: Phần 1 - Chinh phục Tri thức, Phần 2 - Giải mã Tri thức và Phần 3 - Ứng xử Tri thức. Qua mỗi phần thi, sinh viên Duy Tân đã thể hiện được sự hiểu biết và vốn kiến thức của bản thân về nhiều lĩnh vực khác nhau như: Kế toán Tài chính, Thuế, Luật Kinh tế, Kiểm toán Quốc tế,... và các kiến thức khác về Kinh tế - Xã hội. Bên cạnh đó, Ban Giám khảo cũng rất ấn tượng với sự tự tin, tư duy logic và khả năng hùng biện bằng tiếng Anh của sinh viên Duy Tân.
Kết thúc Vòng 2, 4 sinh viên xuất sắc nhất của Đại học Duy Tân gồm: Nguyễn Hồng Tiểu Minh - Lớp K22 KEU QTH, Nguyễn Ngọc Trâm Khuê - Lớp K22 KEU QTH, Đỗ Ngọc Khánh - Lớp K21 PSU KKT1và Hoàng Yến - Lớp K21 KEU QTH đã nhận được “giấy thông hành” để tiếp tục tranh tài với các thí sinh đến từ các trường đại học khác trên cả nước tại Vòng 3. Vòng 3 sẽ diễn ra từ ngày 2 - 7/11/2018 tại Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh với hình thức Thi Tự luận và Thi Kỹ năng “mềm” theo hình thức cá nhân nhằm kiểm tra khả năng lý luận, kiến thức chuyên sâu và kỹ năng của sinh viên.
Là 1 trong 4 thí sinh lọt vào Vòng 3, Nguyễn Ngọc Trâm Khuê chia sẻ: “Trong suốt thời gian chuẩn bị cho Vòng 2, em cũng như các bạn thí sinh khác đều dành nhiều thời gian ôn tập và bồi dưỡng nhiều kiến thức không chỉ thuộc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán mà còn cả những kiến thức kinh tế, tài chính khác nhau. Chúng em cũng nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía các thầy cô trong trường từ việc hướng dẫn tìm nguồn tài liệu, chọn lọc tài liệu, lập kế hoạch ôn tập,... Để tự tin tranh tài tại Vòng 3, em sẽ dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc ôn tập, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tiếng Anh.”
(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4305&pid=2068&page=0&lang=vi-VN
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Re: Đà Nẵng: Truyền thông Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Du lịch đến sinh viên chuyên ngành
[size=32]Tích lũy kinh nghiệm thực tế cho sinh viên[/size]
Cùng với hoạt động kiến tập, thực tập, phương pháp Học tập dựa trên công việc thực tế (work - based learning) giúp các trường đại học cải thiện tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm.
Một chuyến đi thực tế của sinh viên Khoa Du lịch, Trường Đại học Duy Tân.
Hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp (DN) được các trường đại học (ĐH) công lập và dân lập trên địa bàn thành phố thực hiện nhiều năm qua. Ông Huỳnh Văn Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác DN, Trường Đại học Duy Tân cho biết, nhà trường đã ký hợp tác ghi nhớ với gần 300 DN để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên (SV) có nơi trải nghiệm thực tế.
Do đó, các buổi tham quan được tổ chức thường xuyên, lồng ghép trong môn học cho SV ngay năm nhất. Đặc biệt, khoa Du lịch liên tục tổ chức cho tất cả các khóa đi học thực tế; khoa Điện - Điện tử tổ chức 3-6 lần/năm...
Hoạt động này giúp SV được tiếp xúc trực tiếp với nghề nghiệp tương lai nhằm tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tránh bỡ ngỡ khi xin việc làm sau khi ra trường. Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội để SV áp dụng kiến thức đã học vào công việc và xem xét, đánh giá khả năng của bản thân.
Ông Sơn cho biết thêm, nhiều SV ngành Du lịch còn chủ động liên hệ với DN để xin việc làm bán thời gian vừa có thêm thu nhập vừa tích lũy kinh nghiệm.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Phó trưởng khoa Tiếng Anh (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng) chia sẻ, SV của khoa mỗi năm đi thực tập 8 tuần vào kỳ học cuối tại các cơ quan, DN có sử dụng tiếng Anh cho mục đích giao dịch quốc tế, soạn thảo văn bản, dịch thuật...; đồng thời tham gia các bộ phận hợp tác quốc tế ngay trong các trường ĐH thành viên của ĐH Đà Nẵng.
Đặc biệt, những năm gần đây, khoa còn tổ chức cho SV đi nước ngoài học tập. “SV cần nhiều kỹ năng bên ngoài nhà trường nên phải đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm hơn nữa”, bà Hoa nhấn mạnh.
Trải nghiệm môi trường học tập ngoài giảng đường được các SV hào hứng đón nhận. Em Nguyễn Chí Bảo, SV năm nhất, ngành Quản trị du lịch và khách sạn, Trường Đại học Duy Tân cho hay, em vừa trải nghiệm công việc thực tế tại một khách sạn cao cấp trên địa bàn thành phố.
Tại đây, các em được tham quan, giới thiệu cách bài trí các vật dụng cũng như những kỹ năng cần có của một nhân viên làm việc trong ngành này. Theo Bảo, đây là hoạt động rất hữu ích, giúp SV nắm bắt nhanh hơn những lý thuyết được học tại trường và tạo động lực phấn đấu với ngành nghề lựa chọn.
Trên thực tế, tần suất trải nghiệm của SV không đồng đều giữa các trường, các khoa, không ít trường hợp SV đi thực tế 1 lần/năm hoặc chỉ có thời gian kiến tập, thực tập. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là số lượng SV quá đông, kinh phí đi lại, lý do an toàn lao động nên nhiều DN không tiếp nhận SV.
Để cải thiện tình trạng này, phương pháp Học tập dựa trên công việc thực tế, một mô hình nằm trong khuôn khổ dự án Kết nối Mekong thông qua giáo dục và đào tạo của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID COMET) đang được các trường ĐH chú trọng.
Mới đây nhất, ĐH Đà Nẵng tổ chức hội thảo về mô hình này cho đội ngũ giảng viên đang tham gia quản lý và giảng dạy tại các cơ sở thành viên để áp dụng vào công tác đào tạo SV trong thời gian tới. PGS.TS Võ Trung Hùng, Trưởng ban Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, ĐH Đà Nẵng chia sẻ, không nên xem việc trải nghiệm thực tế tại DN là vấn đề gì quá lớn lao.
Chương trình này có thể đơn giản chỉ là đưa SV đi quan sát quy trình vận hành dây chuyền sản xuất để các em có thể ghi chép, phỏng vấn những gì liên quan đến kiến thức đã học. Hoặc các em được nhìn môi trường làm việc liên quan ngành học, từ đó hình dung ra nơi làm việc sau này. Những điều đơn giản đó từng bước giúp phát triển thái độ làm việc cho SV.
SV qua đó có thể nhận thức được nên học cái gì, học như thế nào để kiếm việc làm ngay khi ra trường. Nhờ đó, các em có thể tìm kiếm nơi thực tập phù hợp, tạo sự kết nối với DN để chủ động trải nghiệm thực tế và có lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn”.
PGS.TS Phan Minh Đức, Hiệu phó Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cũng cho rằng, học tập dựa trên công việc thực tế giúp người học tiếp cận thực tiễn và vận dụng các kiến thức đã học vào những tình huống cụ thể, rèn kỹ năng xử lý trong lĩnh vực chuyên môn. Do đó, cần tìm cách phát huy mô hình này để SV có thêm nhiều kinh nghiệm nhằm sẵn sàng gia nhập chủ động và hiệu quả vào thị trường lao động ngay khi tốt nghiệp.
Bài và ảnh: NGỌC HÀ
http://baodanang.vn/channel/5411/201810/tich-luy-kinh-nghiem-thuc-te-cho-sinh-vien-3120623/
Cùng với hoạt động kiến tập, thực tập, phương pháp Học tập dựa trên công việc thực tế (work - based learning) giúp các trường đại học cải thiện tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm.
Một chuyến đi thực tế của sinh viên Khoa Du lịch, Trường Đại học Duy Tân.
Hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp (DN) được các trường đại học (ĐH) công lập và dân lập trên địa bàn thành phố thực hiện nhiều năm qua. Ông Huỳnh Văn Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác DN, Trường Đại học Duy Tân cho biết, nhà trường đã ký hợp tác ghi nhớ với gần 300 DN để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên (SV) có nơi trải nghiệm thực tế.
Do đó, các buổi tham quan được tổ chức thường xuyên, lồng ghép trong môn học cho SV ngay năm nhất. Đặc biệt, khoa Du lịch liên tục tổ chức cho tất cả các khóa đi học thực tế; khoa Điện - Điện tử tổ chức 3-6 lần/năm...
Hoạt động này giúp SV được tiếp xúc trực tiếp với nghề nghiệp tương lai nhằm tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tránh bỡ ngỡ khi xin việc làm sau khi ra trường. Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội để SV áp dụng kiến thức đã học vào công việc và xem xét, đánh giá khả năng của bản thân.
Ông Sơn cho biết thêm, nhiều SV ngành Du lịch còn chủ động liên hệ với DN để xin việc làm bán thời gian vừa có thêm thu nhập vừa tích lũy kinh nghiệm.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Phó trưởng khoa Tiếng Anh (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng) chia sẻ, SV của khoa mỗi năm đi thực tập 8 tuần vào kỳ học cuối tại các cơ quan, DN có sử dụng tiếng Anh cho mục đích giao dịch quốc tế, soạn thảo văn bản, dịch thuật...; đồng thời tham gia các bộ phận hợp tác quốc tế ngay trong các trường ĐH thành viên của ĐH Đà Nẵng.
Đặc biệt, những năm gần đây, khoa còn tổ chức cho SV đi nước ngoài học tập. “SV cần nhiều kỹ năng bên ngoài nhà trường nên phải đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm hơn nữa”, bà Hoa nhấn mạnh.
Trải nghiệm môi trường học tập ngoài giảng đường được các SV hào hứng đón nhận. Em Nguyễn Chí Bảo, SV năm nhất, ngành Quản trị du lịch và khách sạn, Trường Đại học Duy Tân cho hay, em vừa trải nghiệm công việc thực tế tại một khách sạn cao cấp trên địa bàn thành phố.
Tại đây, các em được tham quan, giới thiệu cách bài trí các vật dụng cũng như những kỹ năng cần có của một nhân viên làm việc trong ngành này. Theo Bảo, đây là hoạt động rất hữu ích, giúp SV nắm bắt nhanh hơn những lý thuyết được học tại trường và tạo động lực phấn đấu với ngành nghề lựa chọn.
Trên thực tế, tần suất trải nghiệm của SV không đồng đều giữa các trường, các khoa, không ít trường hợp SV đi thực tế 1 lần/năm hoặc chỉ có thời gian kiến tập, thực tập. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là số lượng SV quá đông, kinh phí đi lại, lý do an toàn lao động nên nhiều DN không tiếp nhận SV.
Để cải thiện tình trạng này, phương pháp Học tập dựa trên công việc thực tế, một mô hình nằm trong khuôn khổ dự án Kết nối Mekong thông qua giáo dục và đào tạo của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID COMET) đang được các trường ĐH chú trọng.
Mới đây nhất, ĐH Đà Nẵng tổ chức hội thảo về mô hình này cho đội ngũ giảng viên đang tham gia quản lý và giảng dạy tại các cơ sở thành viên để áp dụng vào công tác đào tạo SV trong thời gian tới. PGS.TS Võ Trung Hùng, Trưởng ban Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, ĐH Đà Nẵng chia sẻ, không nên xem việc trải nghiệm thực tế tại DN là vấn đề gì quá lớn lao.
Chương trình này có thể đơn giản chỉ là đưa SV đi quan sát quy trình vận hành dây chuyền sản xuất để các em có thể ghi chép, phỏng vấn những gì liên quan đến kiến thức đã học. Hoặc các em được nhìn môi trường làm việc liên quan ngành học, từ đó hình dung ra nơi làm việc sau này. Những điều đơn giản đó từng bước giúp phát triển thái độ làm việc cho SV.
SV qua đó có thể nhận thức được nên học cái gì, học như thế nào để kiếm việc làm ngay khi ra trường. Nhờ đó, các em có thể tìm kiếm nơi thực tập phù hợp, tạo sự kết nối với DN để chủ động trải nghiệm thực tế và có lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn”.
PGS.TS Phan Minh Đức, Hiệu phó Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cũng cho rằng, học tập dựa trên công việc thực tế giúp người học tiếp cận thực tiễn và vận dụng các kiến thức đã học vào những tình huống cụ thể, rèn kỹ năng xử lý trong lĩnh vực chuyên môn. Do đó, cần tìm cách phát huy mô hình này để SV có thêm nhiều kinh nghiệm nhằm sẵn sàng gia nhập chủ động và hiệu quả vào thị trường lao động ngay khi tốt nghiệp.
Bài và ảnh: NGỌC HÀ
http://baodanang.vn/channel/5411/201810/tich-luy-kinh-nghiem-thuc-te-cho-sinh-vien-3120623/
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Similar topics
» Cùng CÀ PHÊ TÁM VTV8 Trò chuyện với Nguyễn Đức Thịnh - chàng Sinh viên Du lịch Ưu tú và đầy Tài năng
» Sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện với buổi Công chiếu Đồ án Tốt nghiệp
» Đại học Duy Tân tổ chức Lễ Kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống Học sinh - Sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam
» Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Học sinh Sinh viên Việt Nam
» Talkshow về “Xu hướng Phát triển và Cơ hội Nghề nghiệp trong Ngành Tài chính - Bảo hiểm”
» Sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện với buổi Công chiếu Đồ án Tốt nghiệp
» Đại học Duy Tân tổ chức Lễ Kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống Học sinh - Sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam
» Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Học sinh Sinh viên Việt Nam
» Talkshow về “Xu hướng Phát triển và Cơ hội Nghề nghiệp trong Ngành Tài chính - Bảo hiểm”
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết