Hải Hậu A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhà Khoa học ĐH Duy Tân với Công bố ISI đạt IF = 21.875

2 posters

Go down

Nhà Khoa học ĐH Duy Tân với Công bố ISI đạt IF = 21.875 Empty Nhà Khoa học ĐH Duy Tân với Công bố ISI đạt IF = 21.875

Bài gửi by chauhuyen 28/08/18, 05:54 pm

[size=32]Nhà Khoa học ĐH Duy Tân với Công bố ISI đạt IF = 21.875[/size]
Ngày 9.8.2018, Tạp chí hàng đầu Advanced Energy Materials đã đăng tải bài báo của TS Lê Hoàng Sinh - Phó viện trưởng, Viện Nghiên cứu và Phát triển ĐH Duy Tân (đồng tác giả liên hệ) phối hợp nghiên cứu cùng các đồng nghiệp Hàn Quốc. 
Bài báo có tên “Large-Scale Conductive Yarns Based on Twistable Korean Traditional Paper (Hanji) for Supercapacitor Applications: Toward High-Performance Paper Supercapacitors” của TS Lê Hoàng Sinh - Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu và Phát triển ĐH Duy Tân (đồng tác giả liên hệ) phối hợp nghiên cứu cùng các đồng nghiệp Hàn Quốc. Bài báo gây chú ý khi được đăng tải trên tạp chí xếp thứ 4 trong tổng số 1.212 tạp chí của lĩnh vực Năng lượng và xếp thứ 10 trong tổng số 1.779 tạp chí thuộc lĩnh vực Khoa học Vật liệu với IF (Impact factor) = 21.875 thuộc SCI/ISI (Q1).
Nhà Khoa học ĐH Duy Tân với Công bố ISI đạt IF = 21.875 Dtu_baibao1_ixst
TS Lê Hoàng Sinh hiện đang nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực Hóa Vật liệu tại ĐH Duy Tân
Là một nhà khoa học có nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực Hóa vật liệu, đồng thời nhận thấy nhu cầu ngày càng lớn trong việc sử dụng các thiết bị thông minh, có kích thước nhỏ gọn nhưng có tính năng cao (như màn hình lớn hơn, chíp xử lý ở tốc độ nhanh hơn, tích hợp nhiều tính năng hơn trên một thiết bị…) trong các ứng dụng đời sống, TS Lê Hoàng Sinh cùng các đồng nghiệp đã lên ý tưởng phát triển một loại vật liệu dạng mềm giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái với hiệu suất sử dụng cao. Trong số các thiết bị dự trữ năng lượng thì Siêu tụ điện có nhiều điểm ưu việt hơn so với pin như:
•             Tốc độ sạc nhanh,
•             Khả năng giải phóng năng lượng nhanh,
•             Độ bền cao tới >100.000 chu kỳ sạc (gấp hơn 100 - 1.000 lần so với pin).
Trên nền tảng kiến thức sâu về Vật liệu, nhóm nghiên cứu của TS Sinh đã quyết định chế tạo các siêu tụ điện dạng sợi dựa trên việc sử dụng giấy truyền thống của Hàn Quốc. Các siêu tụ điện dạng sợi sau khi sản xuất sẽ được may trực tiếp lên áo và sẽ thay thế hoàn toàn các vật liệu cứng cồng kềnh hoặc các thiết bị dán trực tiếp lên da, khiến không khí và mồ hôi không thể đi qua. Điều này là thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng các thiết bị thông minh nhỏ gọn, tiện lợi và hiệu quả trong sự phát triển nhanh chóng của khoa học vật liệu cũng như CNTT ngày nay.
Nhà Khoa học ĐH Duy Tân với Công bố ISI đạt IF = 21.875 Dtu_baibao2_mnux
Công bố quốc tế trên Tạp chí Advanced Energy Materials với IF = 21.875 của TS Lê Hoàng Sinh và đồng nghiệp
Nghiên cứu của TS Sinh cùng các đồng nghiệp đã nhanh chóng được Tạp chí Advanced Energy Materials chấp nhận và cho đăng tải bởi ý tưởng khác biệt, có ý nghĩa xã hội với quy trình sản xuất thiết bị không quá phức tạp, có khả năng chế tạo ở quy mô lớn với hiệu năng cao. Tạp chí Advanced Energy Materials chỉ đăng tải những bài báo chất lượng nhất đã được Hội đồng thẩm duyệt, có liên quan đến các vật liệu được sử dụng dưới tất cả các hình thức khai thác, chuyển hóa và lưu trữ năng lượng. Chỉ số ảnh hưởng của Tạp chí Advanced Energy Materials tăng theo từng năm với IF năm 2016 đạt 15 và năm 2018 đạt trên 20. Hiện tại, Tạp chí Advanced Energy Materials được đánh giá là “kho dữ liệu” cung cấp các nguồn tài nguyên liên quan đến năng lượng tốt nhất.
Song hành với nghiên cứu siêu tụ điện dạng sợi trên giấy truyền thống Hàn Quốc, TS Sinh cũng đang triển khai nghiên cứu sản xuất sản phẩm này trên một loại giấy truyền thống của VN, và hiện đã có những kết quả rất khả quan. Việc đưa giấy truyền thống của VN vào sản xuất ứng dụng thành công sẽ thực sự có ý nghĩa khi một sản phẩm truyền thống lại có thể tạo ra những giá trị hữu ích mới trong đời sống hiện đại.
Hướng đi này đang được TS Sinh triển khai tại ĐH Duy Tân - nơi làm việc lý tưởng của anh sau khi nhận bằng tiến sĩ tại ĐH Sungkyunkwan, Hàn Quốc năm 2013 và sau thời gian nghiên cứu Sau tiến sĩ tại ĐH Aalto, Phần Lan. Trong quá trình nghiên cứu, TS Sinh đã có 31 bài báo ISI, số trích dẫn theo google scholar là 339, chỉ số ảnh hưởng (H index) là 9. Nhiều công bố quốc tế của TS. Sinh có chỉ số khá tốt như: Advanced energy materials (IF 21.875), Advanced healthcare materials (IF 5.79), Journal of Power Sources (IF 6.947), Chemistry-A European Journal (IF 5.160), Nanotechnology (IF 3.404),...
 
Chia sẻ về đam mê nghiên cứu, TS Sinh cho biết: “Thời gian nghiên cứu ở Hàn Quốc và Phần Lan, tôi đã học được tác phong làm việc chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, cùng niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Đó cũng là hành trang tôi mang về ĐH Duy Tân và thích nghi tốt với môi trường nghiên cứu tại đây. Nhà trường đã hỗ trợ tôi rất nhiều khi xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại, để tôi cùng các thành viên triển khai các nghiên cứu ứng dụng. Hơn hai năm làm việc tại ĐH Duy Tân, tôi đã có một số công bố quốc tế. Đặc biệt lần này với bài báo đăng trên Tạp chí hàng đầu Advanced Energy Materials có chỉ số IF đạt 21.875. Đây là khích lệ lớn và là kết quả rất tốt sau những cống hiến trí tuệ cho đam mê nghiên cứu khoa học. Tôi có thể nhận định, nhiều nhà khoa học của VN thực sự rất giỏi nên không có nhiều ngạc nhiên khi có sẽ những công bố chất lượng hay giành được những giải thưởng lớn. Việc tạo một môi trường làm việc cùng một chính sách hỗ trợ tốt nhất sẽ đảm bảo cho điều đó ở VN trong tương lai”.
Các bạn có thể xem thêm thông tin nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế của ĐH Duy Tân tại đây: Công bố ISI năm 2017
https://thanhnien.vn/giao-duc/nha-khoa-hoc-dh-duy-tan-voi-cong-bo-isi-dat-if-21875-992670.html
chauhuyen
chauhuyen
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1573


Về Đầu Trang Go down

Nhà Khoa học ĐH Duy Tân với Công bố ISI đạt IF = 21.875 Empty Re: Nhà Khoa học ĐH Duy Tân với Công bố ISI đạt IF = 21.875

Bài gửi by tuanh 29/08/18, 12:56 am

[size=32]Sinh viên Duy Tân đoạt giải Dự án xuất sắc trong cuộc thi Intel Innovative FPGA[/size]
Với ý tưởng sáng tạo, thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng mà có tính khả thi cao, dự án "Hệ thống cảnh báo ngủ gật sử dụng FPGA" (Mã AP071) của 2 sinh viên Nguyễn Thế Đức và Hồ Văn Chương đến từ Khoa Điện - Điện tử, Đại học (ĐH) Duy Tân đã đoạt giải thưởng Dự án xuất sắc tại chung khảo khu vực châu Á trong cuộc thi Intel Innovative FPGA 2017 diễn ra vào ngày 15-7-2018 vừa qua.
Đây cũng là dự án duy nhất của Việt Nam lọt vào Top 8 Dự án xuất sắc và giành giải tại cuộc thi lần này.
Nhà Khoa học ĐH Duy Tân với Công bố ISI đạt IF = 21.875 Photo-1-1532323121718387597972
 
Giấy khen của Ban tổ chức cuộc thi Intel Innovative FPGA 2017 trao cho thầy và trò ĐH Duy Tân
 
Được tổ chức bởi tập đoàn Intel & Terasic (Mỹ), "Intel Innovative FPGA 2017" là cuộc thi có quy mô quốc tế chuyên về thiết kế hệ thống nhúng. Cuộc thi tạo cơ hội cho mọi đối tượng từ sinh viên, kỹ sư, giáo sư đến các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hệ thống nhúng thỏa sức thiết kế và sáng tạo. "Intel Innovative FPGA 2017" khởi động từ tháng 12-2017 và được chia làm 4 khu vực, bao gồm: Mỹ, châu Âu - Trung Đông, Trung Quốc và châu Á - Thái Bình Dương.
 
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có hơn 100 đề tài của các sinh viên, kỹ sư và doanh nghiệp gửi về dự thi. Ngay từ những vòng đầu cuộc thi, dự án "Hệ thống cảnh báo ngủ gật sử dụng FPGA" của 2 sinh viên Nguyễn Thế Đức và Hồ Văn Chương của ĐH Duy Tân đã luôn nằm trong top những dự án được bình chọn cao nhất, nhận được sự đánh giá cao của Ban Giám khảo bởi: (1) Sự cần thiết và tính khả thi của dự án trong việc góp phần hỗ trợ lái xe an toàn, (2) Sử dụng linh hoạt các thuật toán để mang lại hiệu quả tối ưu cho hệ thống,... dự án "Hệ thống cảnh báo ngủ gật sử dụng FPGA" đã được trao giải thưởng Dự án xuất sắc với phần thưởng gồm giấy khen của Ban Tổ chức và 200 USD.
Nhà Khoa học ĐH Duy Tân với Công bố ISI đạt IF = 21.875 Photo-1-15323231244721205505370
Sinh viên Nguyễn Thế Đức gắn sản phẩm lên xe tô tô (ảnh trên) và kỹ sư Tạ Quốc Việt - Cán bộ Trung tâm CEE (người đứng) hướng dẫn cho Nguyễn Thế Đức và Hồ Văn Chương thực hiện dự án (ảnh dưới)
 
Để thực hiện dự án "Hệ thống cảnh báo ngủ gật sử dụng FPGA", Nguyễn Thế Đức và Hồ Văn Chương đã sử dụng bộ công cụ hỗ trợ Terasic DE10-Nano do Ban Tổ chức cung cấp, kết hợp với công nghệ học máy (Machine Learning) cùng công nghệ xử lý hình ảnh và thuật toán SVM. Khi hệ thống được lắp đặt trên xe, camera đặt đối diện với tài xế sẽ thu lại hình ảnh khuôn mặt của tài xế. Các thuật toán được lập trình trong hệ thống có "nhiệm vụ" phát hiện trạng thái nhấp nháy mắt theo thời gian thực qua camera giám sát bằng cách dò tìm, so sánh trạng thái khuôn mặt gần đây nhất trong bộ lưu trữ cơ sở dữ liệu để đưa ra thông số về độ mở mắt với mức phân tích chuỗi hình ảnh liên tục theo tỉ lệ 5 giây/khung hình. Sau khi thấy dấu hiệu "thiếp đi" của tài xế, hệ thống sẽ có loa phát ra tín hiệu cảnh báo. Bên cạnh đó, tần suất mệt mỏi qua từng giờ của tài xế cũng được hệ thống lưu lại và tính toán xác suất để đưa ra cảnh báo trước, giúp ngăn ngừa xảy ra tai nạn giao thông.
 
Sinh viên Nguyễn Thế Đức - thành viên trong đội cho biết: "Để hoàn thiện dự án, chúng em đã áp dụng các kiến thức đã học về vi điều khiển, hệ thống nhúng đồng thời kết hợp các công cụ hỗ trợ để tạo ra sản phẩm chạy thật ổn định và chính xác. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, ĐH Duy Tân đã tạo điều kiện để chúng em được sử dụng các phòng thực hành và thí nghiệm với máy móc, thiết bị hiện đại để đo đạc các thông số, kiểm tra được quá trình hoạt động của sản phẩm,... Chúng em cũng rất vui vì đã được các giảng viên có nhiều kinh nghiệm cùng kiến thức chuyên môn tốt, đặc biệt là ThS. Trần Lê Thăng Đồng và kỹ sư Tạ Quốc Việt tận tình hướng dẫn để tạo ra một sản phẩm có kết quả rất tốt như hôm nay."
 
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo ngành Hệ thống Nhúng của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Điện – Điện tử
 
Tâm Thông
https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/sinh-vien-duy-tan-doat-giai-du-an-xuat-sac-trong-cuoc-thi-intel-innovative-fpga-20180723122618108.htm
tuanh
tuanh
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1560


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết