Diễn Đàn THPT A Hải Hậu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Sinh viên Duy Tân đoạt giải Dự án xuất sắc trong cuộc thi Intel Innovative FPGA

2 posters

Go down

Sinh viên Duy Tân đoạt giải Dự án xuất sắc trong cuộc thi Intel Innovative FPGA Empty Sinh viên Duy Tân đoạt giải Dự án xuất sắc trong cuộc thi Intel Innovative FPGA

Bài gửi by chauhuyen 28/08/18, 05:49 pm

[size=32]Sinh viên Duy Tân đoạt giải Dự án xuất sắc trong cuộc thi Intel Innovative FPGA[/size]
Với ý tưởng sáng tạo, thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng mà có tính khả thi cao, dự án "Hệ thống cảnh báo ngủ gật sử dụng FPGA" (Mã AP071) của 2 sinh viên Nguyễn Thế Đức và Hồ Văn Chương đến từ Khoa Điện - Điện tử, Đại học (ĐH) Duy Tân đã đoạt giải thưởng Dự án xuất sắc tại chung khảo khu vực châu Á trong cuộc thi Intel Innovative FPGA 2017 diễn ra vào ngày 15-7-2018 vừa qua.
Đây cũng là dự án duy nhất của Việt Nam lọt vào Top 8 Dự án xuất sắc và giành giải tại cuộc thi lần này.
Sinh viên Duy Tân đoạt giải Dự án xuất sắc trong cuộc thi Intel Innovative FPGA Photo-1-1532323121718387597972
 
Giấy khen của Ban tổ chức cuộc thi Intel Innovative FPGA 2017 trao cho thầy và trò ĐH Duy Tân
 
Được tổ chức bởi tập đoàn Intel & Terasic (Mỹ), "Intel Innovative FPGA 2017" là cuộc thi có quy mô quốc tế chuyên về thiết kế hệ thống nhúng. Cuộc thi tạo cơ hội cho mọi đối tượng từ sinh viên, kỹ sư, giáo sư đến các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hệ thống nhúng thỏa sức thiết kế và sáng tạo. "Intel Innovative FPGA 2017" khởi động từ tháng 12-2017 và được chia làm 4 khu vực, bao gồm: Mỹ, châu Âu - Trung Đông, Trung Quốc và châu Á - Thái Bình Dương.
 
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có hơn 100 đề tài của các sinh viên, kỹ sư và doanh nghiệp gửi về dự thi. Ngay từ những vòng đầu cuộc thi, dự án "Hệ thống cảnh báo ngủ gật sử dụng FPGA" của 2 sinh viên Nguyễn Thế Đức và Hồ Văn Chương của ĐH Duy Tân đã luôn nằm trong top những dự án được bình chọn cao nhất, nhận được sự đánh giá cao của Ban Giám khảo bởi: (1) Sự cần thiết và tính khả thi của dự án trong việc góp phần hỗ trợ lái xe an toàn, (2) Sử dụng linh hoạt các thuật toán để mang lại hiệu quả tối ưu cho hệ thống,... dự án "Hệ thống cảnh báo ngủ gật sử dụng FPGA" đã được trao giải thưởng Dự án xuất sắc với phần thưởng gồm giấy khen của Ban Tổ chức và 200 USD.
Sinh viên Duy Tân đoạt giải Dự án xuất sắc trong cuộc thi Intel Innovative FPGA Photo-1-15323231244721205505370
Sinh viên Nguyễn Thế Đức gắn sản phẩm lên xe tô tô (ảnh trên) và kỹ sư Tạ Quốc Việt - Cán bộ Trung tâm CEE (người đứng) hướng dẫn cho Nguyễn Thế Đức và Hồ Văn Chương thực hiện dự án (ảnh dưới)
 
Để thực hiện dự án "Hệ thống cảnh báo ngủ gật sử dụng FPGA", Nguyễn Thế Đức và Hồ Văn Chương đã sử dụng bộ công cụ hỗ trợ Terasic DE10-Nano do Ban Tổ chức cung cấp, kết hợp với công nghệ học máy (Machine Learning) cùng công nghệ xử lý hình ảnh và thuật toán SVM. Khi hệ thống được lắp đặt trên xe, camera đặt đối diện với tài xế sẽ thu lại hình ảnh khuôn mặt của tài xế. Các thuật toán được lập trình trong hệ thống có "nhiệm vụ" phát hiện trạng thái nhấp nháy mắt theo thời gian thực qua camera giám sát bằng cách dò tìm, so sánh trạng thái khuôn mặt gần đây nhất trong bộ lưu trữ cơ sở dữ liệu để đưa ra thông số về độ mở mắt với mức phân tích chuỗi hình ảnh liên tục theo tỉ lệ 5 giây/khung hình. Sau khi thấy dấu hiệu "thiếp đi" của tài xế, hệ thống sẽ có loa phát ra tín hiệu cảnh báo. Bên cạnh đó, tần suất mệt mỏi qua từng giờ của tài xế cũng được hệ thống lưu lại và tính toán xác suất để đưa ra cảnh báo trước, giúp ngăn ngừa xảy ra tai nạn giao thông.
 
Sinh viên Nguyễn Thế Đức - thành viên trong đội cho biết: "Để hoàn thiện dự án, chúng em đã áp dụng các kiến thức đã học về vi điều khiển, hệ thống nhúng đồng thời kết hợp các công cụ hỗ trợ để tạo ra sản phẩm chạy thật ổn định và chính xác. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, ĐH Duy Tân đã tạo điều kiện để chúng em được sử dụng các phòng thực hành và thí nghiệm với máy móc, thiết bị hiện đại để đo đạc các thông số, kiểm tra được quá trình hoạt động của sản phẩm,... Chúng em cũng rất vui vì đã được các giảng viên có nhiều kinh nghiệm cùng kiến thức chuyên môn tốt, đặc biệt là ThS. Trần Lê Thăng Đồng và kỹ sư Tạ Quốc Việt tận tình hướng dẫn để tạo ra một sản phẩm có kết quả rất tốt như hôm nay."
 
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo ngành Hệ thống Nhúng của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Điện – Điện tử
 
Tâm Thông
https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/sinh-vien-duy-tan-doat-giai-du-an-xuat-sac-trong-cuoc-thi-intel-innovative-fpga-20180723122618108.htm
chauhuyen
chauhuyen
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661


Về Đầu Trang Go down

Sinh viên Duy Tân đoạt giải Dự án xuất sắc trong cuộc thi Intel Innovative FPGA Empty Re: Sinh viên Duy Tân đoạt giải Dự án xuất sắc trong cuộc thi Intel Innovative FPGA

Bài gửi by tuanh 29/08/18, 12:44 am

Thành tích vàng của sinh viên chương trình lấy bằng đại học Mỹ tại Đại học Duy Tân
Một trong những điểm nhấn góp phần tạo nên thành công trong công tác đào tạo của Đại học Duy Tân những năm gần đây chính là hợp tác quốc tế nhằm đào tạo ra các thế hệ sinh viên toàn cầu trên nền tảng thụ hưởng một chương trình đào tạo ưu việt, mang đẳng cấp quốc tế với chi phí thấp mà vẫn nhận được bằng Cử nhân danh giá do các trường đại học Mỹ cấp.
Chương trình Lấy bằng Đại học Mỹ tại Việt Nam (American Degree Program, gọi tắt là ADP) của ĐH Duy Tân hợp tác với ĐH Troy (một trong những đại học tốt nhất khu vực Đông Nam Hoa Kỳ) và ĐH Keuka (đại học có bề dày lịch sử hơn 127 năm tại bang New York, Hoa Kỳ) đang mang đến một môi trường “quốc tế hóa” với cơ sở vật chất - kỹ thuật được trang bị hiện đại, đội ngũ giảng viên tận tâm giảng dạy và hỗ trợ nghiên cứu cho sinh viên, đặc biệt hơn cả là sự giảng dạy nhiệt tình của các giáo sư dày dặn kinh nghiệm đến từ các đại học danh tiếng của Mỹ. Trên nền tảng đó, cùng với tinh thần sáng tạo, năng động, ham học hỏi, sinh viên của chương trình Lấy bằng Đại học Mỹ tại Đại học Duy Tân đang không ngừng phát huy tài năng, thể hiện bản lĩnh và đã chinh phục được rất nhiều đỉnh cao học thuật với các giải thưởng danh giá tại các cuộc thi trong nước và quốc tế.
Sinh viên Duy Tân đoạt giải Dự án xuất sắc trong cuộc thi Intel Innovative FPGA Le-nhat-hung--15331703247371219366582
3 sinh viên ngành Khoa học Máy tính chương trình ADP gồm Nguyễn Văn Phúc, Lê Nhật Hưng và Lê Viết Triều Vô địch Cuộc thi Imagine Cup Việt Nam 2018 và giành giải “Sản phẩm được bình chọn nhiều nhất” tại Cuộc thi Imagine Cup khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 2018
Lê Nhật Hưng - sinh viên chuyên ngành Khoa học Máy tính đang là một trong những gương mặt ưu tú của chương trình ADP. Khi còn là sinh viên năm Nhất, Nhật Hưng cùng 2 thành viên khác trong đội đã xuất sắc Vô địch Cuộc thi “National Instruments Innovation Design” - Cuộc thi khởi nghiệp dành cho giới trẻ. Dự án “Glasses for Blind” của Nhật Hưng và các bạn có ý nghĩa nhân văn rất lớn khi hướng tới mục tiêu giúp người khiếm thị di chuyển dễ dàng, nhận dạng các vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày cũng như tương tác bằng giọng nói để thực hiện một số công việc như: gọi điện thoại, xem giờ, đọc sách mà không cần học chữ nổi.
 
Không chỉ vậy, khi tham gia cuộc thi khởi nghiệp “Targeted Innovation Challenge” toàn quốc năm 2016, đội tuyển của Nhật Hưng đã giành chức Vô địch với sản phẩm “Hệ thống bảo quản lạnh, thu thập, xử lý và truy xuất thông tin cá ngừ”. Hệ thống này được đánh giá cao khi góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cá ngừ cũng như hỗ trợ ngành thủy sản nước nhà phát triển bền vững.
 
Một tài năng khác chính là Lê Viết Triều - sinh viên năm cuối chuyên ngành Khoa học Máy tính. Viết Triều là một trong những sinh viên xuất sắc nhận được Học bổng Toàn phần của chương trình ADP. Là một sinh viên năng động, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, rất chăm học với kết quả học tập đáng nể, Viết Triều còn được biết đến là đội trưởng của đội EMDTDevDTU - đội giành chức Vô địch Cuộc thi “Imagine Cup 2017” tại Việt Nam do Microsoft tổ chức.
 
Tiếp ngay sau dự án “SmartChick - Hệ thống nuôi gà thông minh” giành chức Vô địch Cuộc thi “Imagine Cup 2017”, đội của Lê Viết Triều, Lê Nhật Hưng và Nguyễn Văn Phúc đã viết tiếp thành công khi tiếp tục Vô địch Cuộc thi Imagine Cup Việt Nam 2018 với ý tưởng về “Smart Car Box” - Một thiết bị thông minh được tích hợp vào xe ô tô nhằm thu thập và kết nối các dữ liệu để theo dõi tình trạng của xe sau đó chuyển tất cả các thông tin này vào điện thoại của người dùng.
 
Có thể nói chính môi trường học tập năng động đã tôi luyện bản lĩnh, sự tự tin kết hợp với khả năng tiếng Anh vượt trội đã góp phần giúp ba chàng trai của chương trình ADP thuyết phục được các chuyên gia “khó tính” đến từ Microsoft để lên ngôi Vô địch tại Việt Nam và xuất sắc dành giải “Sản phẩm được bình chọn nhiều nhất” tại cuộc thi Imagine Cup khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2018 diễn ra vừa qua tại Malaysia.
Sinh viên Duy Tân đoạt giải Dự án xuất sắc trong cuộc thi Intel Innovative FPGA Nguyen-thi-thanh--1533170324741870608535
Nguyễn Thị Thanh (ngoài cùng bên trái) - Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh chương trình ADP liên tiếp Vô địch Cuộc thi Go Green in the City Việt Nam 2017, 2018
Một gương mặt tiêu biểu không thể không nhắc đến chính là Nguyễn Thị Thanh - sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh, thủ khoa ĐH Duy Tân mùa tuyển sinh năm học 2015 - 2016 khi đạt 28,25/30 điểm. Một năm sau khi được trải nghiệm học tập, rèn luyện tại môi trường “quốc tế hóa”, tháng 6/2017, Thanh cùng bạn bè đã thực hiện dự án “Mini Generator and Urine Battery” - Pin năng lượng tái tạo từ nước tiểu. Sản phẩm quá xuất sắc đã nhanh chóng chinh phục Ban Giám khảo và giành chức Vô địch vòng quốc gia Cuộc thi “Go Green in the City 2017” (GGITC) do tập đoàn Schneider Electric tổ chức. Đáng chú ý, năm nay, với ý tưởng “Regenerative Braking System” - Hệ thống năng lượng tái tạo từ phanh xe máy, đội của Thanh đã xuất sắc vượt qua các đội mạnh khác trên cả nước tại Vòng Sơ loại và xuất sắc vượt qua nhóm sinh viên đến từ Học viện Ngoại giao Việt Nam tại Vòng Chung kết để trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự Vòng Chung kết khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đây là năm thứ 2 liên tiếp sinh viên chương trình ADP Vô địch cuộc thi này.
 
Chương trình ADP tại ĐH Duy Tân cũng đang là chọn lựa của nhiều sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới như: Zimbabwe, Đài Loan,… Trong môi trường học tập năng động, các sinh viên quốc tế đã dần phát huy được tài năng của mình. Với ý tưởng tạo ra mô hình một chiếc máy bay không người lái để vận chuyển hàng hóa trong tương lai, sinh viên Trish Maguta (đến từ nước Cộng hòa Zimbabwe) đã cùng những thành viên khác trong đội tuyển của mình xuất sắc giành giải Ba Cuộc thi CDIO Academy 2018 diễn ra tại ĐH Kỹ thuật Kanazawa, Nhật Bản vào tháng 6 vừa qua sau khi vượt qua hơn 40 sinh viên đến từ nhiều trường đại học trên thế giới.
Sinh viên Duy Tân đoạt giải Dự án xuất sắc trong cuộc thi Intel Innovative FPGA Nuoc-ngoai-1533170324744974493410
Sinh viên Trish Maguta giành giải Ba Cuộc thi CDIO Academy 2018 diễn ra tại Nhật Bản
Cùng với những giải thưởng đặc biệt trên, sinh viên ADP còn gặt hái được rất nhiều giải thưởng khác như: giải Ba Kỳ thi Olympic Toán học Sinh viên Toàn quốc 2016 (sinh viên Trần Công Minh, ngành Khoa học Máy tính); giải Khuyến khích Kỳ thi Olympic Toán học Sinh viên Toàn quốc 2017 (sinh viên Nguyễn Thị Lệ, ngành Quản trị Kinh doanh); các giải thưởng lớn tại các cuộc thi hùng biện tiếng Anh, tranh luận,…
 
Không những đạt thành tích xuất sắc trong học tập, sinh viên chương trình ADP luôn năng động tham gia các hoạt động tình nguyện quốc tế quan trọng như APEC Việt Nam 2017, hoạt động sôi nổi tại các diễn đàn học thuật và các hoạt động giao lưu quốc tế ý nghĩa thông qua mạng lưới P2A (Passage to Asean) - Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng trong khu vực ASEAN. Các chương trình này thực sự có ý nghĩa giúp sinh viên ASEAN cùng tìm hiểu sự đa dạng văn hóa giữa các quốc gia đồng thời trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên trong việc tiếp cận thị trường lao động quốc tế.
 
Hơn thế nữa, một điểm nổi bật của chương trình ADP chính là ngoài việc theo học 4 năm tại Việt Nam và nhận Bằng Cử nhân do các trường đại học của Mỹ cấp, sinh viên còn có thể lựa chọn chuyển tiếp sang học tại ĐH Troy và ĐH Keuka (Mỹ) trong 1 hoặc 2 năm cuối với chi phí hợp lí nhất khi có cơ hội nhận học bổng 50% học phí cùng với sự hỗ trợ làm thủ tục nhanh chóng từ chương trình ADP cũng như các trường đối tác. Tin vui khi có 4 sinh viên chương trình ADP đã hoàn tất xong thủ tục và sẵn sàng sang Mỹ theo học năm cuối trong tháng 8.
 
Chính mô hình đào tạo áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới như mô hình giảng dạy CDIO (Conceive/Hình thành ý tưởng - Design/Thiết kế - Implement/Triển khai - Operate/Vận hành) cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, mô hình PBL (Project/Problem Based Learning - Học qua dự án hoặc giải quyết vấn đề) cho sinh viên khối ngành kinh tế cùng với môi trường học tập năng động, chuyên nghiệp, đẳng cấp quốc tế đã giúp sinh viên chương trình ADP có đủ kiến thức và năng lực cũng như sự tự tin để thể hiện hết mình ở những đấu trường trong nước và quốc tế. Đó là minh chứng rõ nét nhất cho chất lượng đào tạo của chương trình lấy bằng Đại học Mỹ tại ĐH Duy Tân.
 
Trong những năm qua, chương trình lấy bằng Đại học Mỹ tại ĐH Duy Tân là địa chỉ đào tạo uy tín và chất lượng, là vườn ươm tri thức cho các thế hệ sinh viên. Chương trình ADP đã, đang và sẽ chứng minh mục tiêu giáo dục của mình là đào tạo ra những nhân tài, những công dân toàn cầu đáp ứng các yêu cầu khắc khe của môi trường làm việc đẳng cấp quốc tế.
 
Tâm Thông
https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/thanh-tich-vang-cua-sinh-vien-chuong-trinh-lay-bang-dai-hoc-my-tai-dai-hoc-duy-tan-20180802093320632.htm
tuanh
tuanh
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết