Quảng Trị: Hợp tác hỗ trợ học sinh và giáo viên nghiên cứu khoa học
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Quảng Trị: Hợp tác hỗ trợ học sinh và giáo viên nghiên cứu khoa học
Quảng Trị: Hợp tác hỗ trợ học sinh và giáo viên nghiên cứu khoa học
Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của học sinh tỉnh Quảng Trị sẽ được trường Đại học Duy Tân hỗ trợ nghiên cứu sau việc thỏa thuận hợp tác
GD&TĐ - Ngày 11/1, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cùng Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã có thỏa thuận hợp tác trong chương trình phối hợp hành động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với thời hạn 5 năm.
Theo đó, giữa hai đơn vị sẽ tăng cường quan hệ hợp tác phát huy thế mạnh của mỗi bên để thực hiện tốt công tác chuyên môn, triển khai nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tập huấn, tư vấn, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo khoa học kỹ thuật của giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Phía trường Đại học Duy Tân sẽ tạo điều kiện về trang thiết bị, các phòng thí nghiệm nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh tỉnh Quảng Trị. Hỗ trợ công tác tổ chức, tài trợ cho các đề tài đạt giải tại cuộc thi KHKT cấp tỉnh, nâng cấp các đề tài, dự án tham gia thi quốc gia và quốc tế.
Bên cạnh sự hợp tác về chuyên môn thì trường Đại học Duy Tân sẽ có những chính sách như tuyển thẳng, trao học bổng cho các học sinh tỉnh Quảng Trị đạt giải tại các cuộc thi KHKT cấp quốc gia, quốc tế đối với các em là học sinh trung học.
Hàng năm, trường Đại học Duy Tân sẽ cấp học bổng định kỳ cho học sinh phổ thông trung học theo tiêu chí học sinh khối 12 vượt khó – học giỏi, học sinh có kết quả học tập xuất sắc của tỉnh Quảng Trị.
Bà Lê Thị Hương, giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, việc ký kết thỏa thuận hợp tác này là sự hợp tác cần thiết nhằm hỗ trợ tối đa cho học sinh, giáo viên tỉnh Quảng Trị có cơ hội tiếp cận, học tập nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng học tập đáp ứng nhiệm vụ đổi mới của ngành giáo dục trong thời gian tới…
Vĩnh Quý
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Quảng Trị: Hợp tác hỗ trợ học sinh và giáo viên nghiên cứu khoa học
Sinh viên Đại học Duy Tân Giao lưu với Sinh viên Đại học Toyama (Nhật Bản)
Sáng ngày 16/1/2017, sinh viên Khoa Đào tạo Quốc tế, Đại học Duy Tân đã tham gia buổi giao lưu học thuật với đoàn sinh viên đến từ Đại học Toyama (Nhật Bản) do GS. Yasuro Uchida - Phó Khoa Kinh tế, Đại học Toyama làm Trưởng đoàn. Tới tham dự buổi giao lưu có TS. Nguyễn Hữu Phú - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân, anh Nguyễn Huy Phước - Giám đốc Trung tâm Trao đổi Sinh viên Toàn cầu cùng đông đảo giảng viên Khoa Đào tạo Quốc tế, Đại học Duy Tân.Đoàn sinh viên Đại học Toyama (Nhật Bản) tại buổi giao lưu
Mở đầu buổi giao lưu, TS. Nguyễn Hữu Phú và GS. Yasuro Uchida cùng bày tỏ mong muốn sẽ mở rộng mối quan hệ hợp tác và giao lưu giữa Đại học Duy Tân và Đại học Toyama trong thời gian tới.
Tiếp đến, sinh viên 2 trường đã thuyết trình nhiều chủ đề về lĩnh vực kinh tế. Với 2 tham luận: “Cuộc điều tra về điều kiện thực tế tại các ‘Công ty đen’ thông qua khai thác văn bản” và “Tầm quan trọng và giá trị của các sản phẩm IoT - Cách tiếp cận với các chiến lược lock-in thương hiệu mới”, các bạn sinh viên đến từ Đại học Toyama đã cho thấy sự am hiểu về nhiều vấn đề như: “Công ty đen”, Sự khác biệt giữa “Công ty đen” và “Công ty trắng”?, Tại sao lại có sự khác biệt này?, Các Công ty lock-in (giữ chân) khách hàng bằng cách nào? Những sản phẩm IoT tạo ra hiệu ứng lock-in như thế nào? 8 chiến lược lock-in mới là gì?...
Về phía Đại học Duy Tân, với bài thuyết trình “Bitcoin và góc nhìn từ Việt Nam”, bạn Nguyễn Hoàng Sang, sinh viên năm cuối Khoa Đào tạo Quốc tế đã cung cấp những thông tin về đồng tiền Bitcoin, cũng như các ý kiến xung quanh việc nên hay không nên đầu tư vào đồng tiền này.
Các bạn sinh viên cũng đã có những giờ phút trao đổi sôi nổi về các vấn đề được trình bày trong 3 bài thuyết trình cùng nhiều vấn đề khác về cách làm việc, chế độ xã hội, môi trường làm việc của 2 nước Việt Nam - Nhật Bản.
Sinh viên 2 trường chụp hình lưu niệm
Đã tốt nghiệp Đại học Duy Tân năm 2014 và đang theo học ngành Quản trị Kinh doanh bậc Thạc sĩ tại Đại học Toyama, Nguyễn Ngọc Hoàng Khiêm là 1 trong 10 sinh viên của đoàn Đại học Toyama trở về trường dịp này. “Em rất vui khi được GS. Yasuro Uchida đề nghị tham gia vào đoàn tới giao lưu tại Đại học Duy Tân. Không chỉ được quay lại thăm trường cũ mà em còn có cơ hội được mang những kiến thức mình tiếp thu được tại một đất nước phát triển như Nhật Bản về chia sẻ với các bạn sinh viên Duy Tân hôm nay. Buổi giao lưu hôm nay là một cơ hội tốt cho sinh viên cả 2 trường tìm hiểu về nhau và mở rộng hơn quan hệ hợp tác trong tương lai.”, Hoàng Khiêm chia sẻ.
(Truyền Thông)
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Re: Quảng Trị: Hợp tác hỗ trợ học sinh và giáo viên nghiên cứu khoa học
[size=36]ĐH Duy Tân nỗ lực với đào tạo nghiên cứu di sản, bảo tồn di sản[/size]
Đề xuất về việc liên kết mở chuyên ngành đào tạo Kiến trúc sư Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản của ĐH Duy Tân đã được nhiều chuyên gia quốc tế hết sức ủng hộ.
Hội thảo Quốc tế về "Thiết lập Hiệp hội Quốc tế về Công tác Bảo tồn & Phát triển Di sản Văn hóa của các nước lưu vực sông Mêkông" do Viện Di sản Thế giới của UNESCO, ĐH Waseda (Nhật Bản) phối hợp với ĐH Silparkon Hoàng gia Thái Lan, Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng học Công chúa Maha Chakri Sirindhorn tổ chức.
Nâng cao chất lượng bảo tồn di sản
Khách mời của Hội thảo là các Bộ trưởng, các Giám đốc Viện Di sản, Giám đốc chương trình đào tạo cùng đại diện các nước có di sản văn hóa trong lưu vực sông Mêkông gồm Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.
TS.KTS. Lê Vĩnh An báo cáo tại Hội thảo Quốc tế
16 tham luận báo cáo tại Hội thảo đã nêu ra nhiều vấn đề quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển di sản.
Dưới góc độ chuyên môn, các chuyên gia đã nhận định lại những nét đặc trưng riêng biệt của từng khu di sản và đề xuất chiến lược bảo tồn phù hợp, thiết lập chương trình liên kết quốc tế đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo tồn di sản kiến trúc, gia tăng lợi ích tài chính lâu dài cho các khu di sản và phát triển kinh tế địa phương nơi có di sản văn hoá gắn kết với du lịch.
TS. KTS.Lê Vĩnh An đã báo cáo tham luận "Giới thiệu về những nét đặc trưng của Quần thể Di tích Huế - Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam và định hướng phát triển du lịch trong tương lai". Báo cáo là kết quả của quá trình thẩm định Quần thể Di tích Huế trên góc độ chuyên môn với các giá trị tình cảm, giá trị văn hóa - lịch sử và khoa học công nghệ.
Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra các giải pháp để bảo tồn đồng thời thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch tại Quần thể di tích Huế như kết nối hệ thống di sản vệ tinh; đa dạng hóa các loại hình du lịch như mua sắm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật…
Mở chuyên ngành Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản tại VN
Việt Nam sở hữu khối lượng di sản văn hóa đồ sộ, trong đó riêng khu vực miền Trung là nơi quy tụ nhiều di sản như: Quần thể Di tích Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Di sản văn hóa Thành nhà Hồ, các di tích kiến trúc Đền Tháp Champa kéo dài từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và các di sản vệ tinh khác như kiến trúc nhà ở truyền thống, đình làng, đền, chùa,...
Di sản miền Trung là chuỗi kết nối các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật và sinh thái bản địa rất đặc sắc, có giá trị toàn cầu, do đó rất cần nguồn nhân lực lớn có chất lượng chuyên môn cao để bảo tồn và phát huy giá trị của những di sản đó.
TS.KTS. Lê Vĩnh An, Trưởng Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật Đại học (ĐH) Duy Tân là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự Hội thảo Quốc tế về "Thiết lập Hiệp hội Quốc tế về Công tác Bảo tồn & Phát triển Di sản Văn hóa của các nước lưu vực sông Mekong" tại Khu Di sản Bangkok và Ayutthaya (Thái Lan).
TS. KTS. Lê Vĩnh An (áo trắng ngồi giữa) thảo luận đa phương với các chuyên gia quốc tế
Trên cơ sở đó, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) nằm ở vị trí trung tâm kết nối các di sản miền Trung đồng thời có truyền thống và uy tín trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng về Du lịch, Kiến trúc.
Việc mở rộng đào tạo chuyên ngành Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản tại trường sẽ thực sự phù hợp để cung cấp nguồn nhân lực mang tính đặc trưng nhằm tạo ra bước chuyển mới trong công tác bảo tồn di sản cho Khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.
Đề xuất này đã được các chuyên gia quốc tế ủng hộ, trong đó Viện Di sản Thế giới của UNESCO tại ĐH Waseda và Hiệp hội Bảo tồn Di sản các quốc gia lưu vực sông Mekong hứa hẹn sẽ hỗ trợ việc liên kết với các trường đại học của Nhật Bản và các quốc gia khác, tạo điều kiện cho công tác đào tạo tại Việt Nam.
TS. Paritta Chalermpow Koanantakool - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng học Công chúa Maha Chakri Sirindhorn, Thái Lan đồng tình: " Các kiến trúc sư về bảo tồn ngoài việc tiếp thu kiến thức, cần phải có thời gian thực hành, thực địa để tìm hiểu về di sản. Bởi vậy, xây dựng một chương trình đào tạo bài bản ở một đại học uy tín sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho công tác bảo tồn di sản sau này."
Cùng quan điểm, GS.Zar Chi Min - Khoa Kiến trúc & Hợp tác Quốc tế, ĐH Công nghệ Mandalay, Myanmar chia sẻ: "Việc đào tạo đội ngũ kiến trúc sư bảo tồn di sản chuyên nghiệp là rất cấp bách.
Liên kết đào tạo trên địa bàn thực tế của các khu di sản sẽ là cơ hội tốt cho sinh viên và nghiên cứu sinh đam mê tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu bảo tồn kiến trúc di sản được tiếp cận nội dung đào tạo tiên tiến mang tầm quốc tế với sự hợp sức của các chuyên gia đầu ngành quốc tế về lĩnh vực này.
Tôi rất tán đồng với quan điểm và đề xuất của TS. KTS. Lê Vĩnh An về việc đào tạo nguồn nhân lực Bảo tồn Di sản tại các quốc gia trong đó có Myanmar, Việt Nam. Chúng tôi sẽ có kế hoạch cụ thể để xúc tiến chương trình liên kết đào tạo này."
Theo TS. KTS. Lê Vĩnh An, chương trình đào tạo sẽ không quá tập trung vào khía cạnh học thuật hàn lâm mà chú trọng trang bị cho các học viên năng lực tư duy nghiên cứu di sản, hoạt động bảo tồn trùng tu di sản kiến trúc trên thực địa và khả năng quảng bá di sản thông qua các hoạt động du lịch.
Theo kế hoạch, địa bàn đào tạo sẽ mở rộng ra các khu di sản khác như Nara (Nhật Bản), Bagan (Myanmar), Bangkok/Ayutthaya (Thái Lan), Watphu/Luangprabang (Lào) và Angkor Wat/Angkor Thom (Campuchia). Đây sẽ là cơ hội tốt cho sinh viên và nghiên cứu sinh đam mê tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu bảo tồn kiến trúc di sản được tiếp cận chương trình đào tạo tiên tiến có sự hợp sức của các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế về lĩnh vực này.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo Kiến trúc của ĐH Duy Tân tại đây: Đào tạo Kiến trúc http://duytan.edu.vn/khoa-kien-truc/khoa-kien-truc-rof
THU THẢO
Đề xuất về việc liên kết mở chuyên ngành đào tạo Kiến trúc sư Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản của ĐH Duy Tân đã được nhiều chuyên gia quốc tế hết sức ủng hộ.
Hội thảo Quốc tế về "Thiết lập Hiệp hội Quốc tế về Công tác Bảo tồn & Phát triển Di sản Văn hóa của các nước lưu vực sông Mêkông" do Viện Di sản Thế giới của UNESCO, ĐH Waseda (Nhật Bản) phối hợp với ĐH Silparkon Hoàng gia Thái Lan, Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng học Công chúa Maha Chakri Sirindhorn tổ chức.
Nâng cao chất lượng bảo tồn di sản
Khách mời của Hội thảo là các Bộ trưởng, các Giám đốc Viện Di sản, Giám đốc chương trình đào tạo cùng đại diện các nước có di sản văn hóa trong lưu vực sông Mêkông gồm Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.
TS.KTS. Lê Vĩnh An báo cáo tại Hội thảo Quốc tế
16 tham luận báo cáo tại Hội thảo đã nêu ra nhiều vấn đề quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển di sản.
Dưới góc độ chuyên môn, các chuyên gia đã nhận định lại những nét đặc trưng riêng biệt của từng khu di sản và đề xuất chiến lược bảo tồn phù hợp, thiết lập chương trình liên kết quốc tế đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo tồn di sản kiến trúc, gia tăng lợi ích tài chính lâu dài cho các khu di sản và phát triển kinh tế địa phương nơi có di sản văn hoá gắn kết với du lịch.
TS. KTS.Lê Vĩnh An đã báo cáo tham luận "Giới thiệu về những nét đặc trưng của Quần thể Di tích Huế - Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam và định hướng phát triển du lịch trong tương lai". Báo cáo là kết quả của quá trình thẩm định Quần thể Di tích Huế trên góc độ chuyên môn với các giá trị tình cảm, giá trị văn hóa - lịch sử và khoa học công nghệ.
Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra các giải pháp để bảo tồn đồng thời thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch tại Quần thể di tích Huế như kết nối hệ thống di sản vệ tinh; đa dạng hóa các loại hình du lịch như mua sắm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật…
Mở chuyên ngành Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản tại VN
Việt Nam sở hữu khối lượng di sản văn hóa đồ sộ, trong đó riêng khu vực miền Trung là nơi quy tụ nhiều di sản như: Quần thể Di tích Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Di sản văn hóa Thành nhà Hồ, các di tích kiến trúc Đền Tháp Champa kéo dài từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và các di sản vệ tinh khác như kiến trúc nhà ở truyền thống, đình làng, đền, chùa,...
Di sản miền Trung là chuỗi kết nối các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật và sinh thái bản địa rất đặc sắc, có giá trị toàn cầu, do đó rất cần nguồn nhân lực lớn có chất lượng chuyên môn cao để bảo tồn và phát huy giá trị của những di sản đó.
TS.KTS. Lê Vĩnh An, Trưởng Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật Đại học (ĐH) Duy Tân là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự Hội thảo Quốc tế về "Thiết lập Hiệp hội Quốc tế về Công tác Bảo tồn & Phát triển Di sản Văn hóa của các nước lưu vực sông Mekong" tại Khu Di sản Bangkok và Ayutthaya (Thái Lan).
TS. KTS. Lê Vĩnh An (áo trắng ngồi giữa) thảo luận đa phương với các chuyên gia quốc tế
Trên cơ sở đó, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) nằm ở vị trí trung tâm kết nối các di sản miền Trung đồng thời có truyền thống và uy tín trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng về Du lịch, Kiến trúc.
Việc mở rộng đào tạo chuyên ngành Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản tại trường sẽ thực sự phù hợp để cung cấp nguồn nhân lực mang tính đặc trưng nhằm tạo ra bước chuyển mới trong công tác bảo tồn di sản cho Khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.
Đề xuất này đã được các chuyên gia quốc tế ủng hộ, trong đó Viện Di sản Thế giới của UNESCO tại ĐH Waseda và Hiệp hội Bảo tồn Di sản các quốc gia lưu vực sông Mekong hứa hẹn sẽ hỗ trợ việc liên kết với các trường đại học của Nhật Bản và các quốc gia khác, tạo điều kiện cho công tác đào tạo tại Việt Nam.
TS. Paritta Chalermpow Koanantakool - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng học Công chúa Maha Chakri Sirindhorn, Thái Lan đồng tình: " Các kiến trúc sư về bảo tồn ngoài việc tiếp thu kiến thức, cần phải có thời gian thực hành, thực địa để tìm hiểu về di sản. Bởi vậy, xây dựng một chương trình đào tạo bài bản ở một đại học uy tín sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho công tác bảo tồn di sản sau này."
Cùng quan điểm, GS.Zar Chi Min - Khoa Kiến trúc & Hợp tác Quốc tế, ĐH Công nghệ Mandalay, Myanmar chia sẻ: "Việc đào tạo đội ngũ kiến trúc sư bảo tồn di sản chuyên nghiệp là rất cấp bách.
Liên kết đào tạo trên địa bàn thực tế của các khu di sản sẽ là cơ hội tốt cho sinh viên và nghiên cứu sinh đam mê tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu bảo tồn kiến trúc di sản được tiếp cận nội dung đào tạo tiên tiến mang tầm quốc tế với sự hợp sức của các chuyên gia đầu ngành quốc tế về lĩnh vực này.
Tôi rất tán đồng với quan điểm và đề xuất của TS. KTS. Lê Vĩnh An về việc đào tạo nguồn nhân lực Bảo tồn Di sản tại các quốc gia trong đó có Myanmar, Việt Nam. Chúng tôi sẽ có kế hoạch cụ thể để xúc tiến chương trình liên kết đào tạo này."
Theo TS. KTS. Lê Vĩnh An, chương trình đào tạo sẽ không quá tập trung vào khía cạnh học thuật hàn lâm mà chú trọng trang bị cho các học viên năng lực tư duy nghiên cứu di sản, hoạt động bảo tồn trùng tu di sản kiến trúc trên thực địa và khả năng quảng bá di sản thông qua các hoạt động du lịch.
Theo kế hoạch, địa bàn đào tạo sẽ mở rộng ra các khu di sản khác như Nara (Nhật Bản), Bagan (Myanmar), Bangkok/Ayutthaya (Thái Lan), Watphu/Luangprabang (Lào) và Angkor Wat/Angkor Thom (Campuchia). Đây sẽ là cơ hội tốt cho sinh viên và nghiên cứu sinh đam mê tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu bảo tồn kiến trúc di sản được tiếp cận chương trình đào tạo tiên tiến có sự hợp sức của các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế về lĩnh vực này.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo Kiến trúc của ĐH Duy Tân tại đây: Đào tạo Kiến trúc http://duytan.edu.vn/khoa-kien-truc/khoa-kien-truc-rof
THU THẢO
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Similar topics
» Sinh viên Khoa Y ĐH Duy Tân giành giải Ba Cuộc thi “Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Thành phố Đà Nẵng 2021”
» Sinh viên Duy Tân giành nhiều giải ‘Sinh viên Nghiên cứu khoa học' cấp Bộ năm 2019
» Sinh viên Duy Tân giành giải Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka 2018
» Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Trường Khoa học Máy tính, Đại học Duy Tân năm 2023
» Hoạt động Nghiên cứu Khoa học của Sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế
» Sinh viên Duy Tân giành nhiều giải ‘Sinh viên Nghiên cứu khoa học' cấp Bộ năm 2019
» Sinh viên Duy Tân giành giải Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka 2018
» Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Trường Khoa học Máy tính, Đại học Duy Tân năm 2023
» Hoạt động Nghiên cứu Khoa học của Sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết