Nhà khoa học ĐH Duy Tân được bầu vào Hội đồng Khoa học Quỹ Nafosted 2018-2020
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nhà khoa học ĐH Duy Tân được bầu vào Hội đồng Khoa học Quỹ Nafosted 2018-2020
Nhà khoa học ĐH Duy Tân được bầu vào Hội đồng Khoa học Quỹ Nafosted 2018-2020
PGS-TS Nguyễn Quang Hưng nhận học hàm Phó giáo sư tại Văn miếu Quốc tử Giám, Hà Nội
Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia - Nafosted thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố thành lập các Hội đồng Khoa học trong lĩnh vực tự nhiên và kỹ thuật nhiệm kỳ 2018 - 2020.
Trong đó, PGS-TS Nguyễn Quang Hưng - Nhà khoa học trẻ về Vật lý hạt nhân của Đại học (ĐH) Duy Tân đã trở thành 1 trong 9 thành viên được bầu chọn vào Hội đồng Khoa học ngành vật lý. Theo đó, ĐH Duy Tân là trường tư thục duy nhất tại miền Trung có nhà khoa học được bầu chọn vào Hội đồng Khoa học Quỹ Nafosted dịp này.
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2008, Quỹ Nafosted đã thực hiện các tài trợ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của nước nhà. Hội đồng Khoa học được Quỹ Nafosted thành lập 2 năm/lần với việc lựa chọn một cách nghiêm túc các thành viên là những nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, có thành tích nghiên cứu xuất sắc trong 5 năm gần nhất thể hiện qua các kết quả nghiên cứu với công bố quốc tế. Các thành viên của Hội đồng Khoa học có nhiệm vụ quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu cho Quỹ Nafosted, xét chọn các đề tài nghiên cứu để Quỹ Nafosted tài trợ, đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu, cùng các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của quỹ.
Quy trình xét chọn thành viên của Hội đồng Khoa học Quỹ Nafosted rất xác đáng, chuẩn mực, công khai và minh bạch bởi đây chính là những chuyên gia đầu ngành có vai trò quan trọng trong việc đánh giá, tư vấn, tạo điều kiện cho hoạt động tài trợ nghiên cứu khoa học của Quỹ Nafosted được thực hiện một cách hiệu quả. Và, cơ sở để PGS-TS Nguyễn Quang Hưng của ĐH Duy Tân được lựa chọn là 1 trong 9 thành viên của Hội đồng Khoa học ngành vật lý chính là những thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu về vật lý hạt nhân của PGS-TS Hưng trong thời gian gần đây.
Các nhà khoa học ngành vật lý tiến hành các thí nghiệm trong các labs hiện đại tại ĐH Duy Tân
Đến thời điểm hiện tại, PGS-TS Nguyễn Quang Hưng đã có tổng số 22 bài báo thuộc ISI. Trong đó, có 1 bài báo được đăng trên tạp chí Physical Review Letters, 1 bài báo đăng trên tạp chí Physics Letters B, 15 bài báo đăng trên tạp chí Physical Review C… Đặc biệt, công trình nghiên cứu "Simultaneous microscopic description of nuclear level density and radiative strength function" (Mô tả vi mô đồng thời mật độ mức và hàm lực phóng xạ của hạt nhân nguyên tử) được đăng tải trên tạp chí Physical Review Letters ngày 9.1.2017 của PGS-TS Nguyễn Quang Hưng cùng 2 đồng nghiệp khác đã được ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam gửi thư chúc mừng. Trong quá trình nghiên cứu khoa học, PGS-TS Nguyễn Quang Hưng từng đạt Giải thưởng Nghiên cứu trẻ của Hội Vật lý Lý thuyết năm 2012, được Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước công nhận học hàm Phó giáo sư năm 2014 và vinh dự là 1 trong 70 nhà khoa học trẻ được lựa chọn tham dự buổi gặp gỡ với Thủ tướng vào ngày 11.9.2015. PGS-TS Nguyễn Quang Hưng còn trực tiếp làm chủ nhiệm 3 đề tài Nafosted, trong đó 2 đề tài đã nghiệm thu và 1 đề tài đang được thực hiện.
Tại ĐH Duy Tân, công tác nghiên cứu khoa học nhiều năm trở lại đây có rất nhiều khởi sắc. Trong năm 2017, ĐH Duy Tân đã có 372 công trình nghiên cứu ở cấp độ quốc tế, trong số có 340 bài báo thuộc ISI. Kết quả này cũng lần lượt gấp hơn 1,6 và 3,5 lần so với lượng công bố các năm 2016 và 2015 trước đây (lần lượt là 230 và 105 bài). ĐH Duy Tân đã thành lập nhiều viện, trung tâm, và các nhóm nghiên cứu để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực như: công nghệ thông tin, sinh học phân tử, môi trường, vật lý, xây dựng,… Với năng lực nghiên cứu vượt trội cộng hưởng cùng hệ thống cơ sở vật chất là các phòng thí nghiệm hiện đại, các nhà khoa học của ĐH Duy Tân đã nhận được khá nhiều tài trợ từ Quỹ Nafosted. Tổng số đề tài Nafosted của nhà trường được phê duyệt đến nay là 32 đề tài (gồm 11 đề tài đã nghiệm thu, 14 đề tài đang thực hiện và 7 đề tài vừa được phê duyệt). Trong đó, riêng lĩnh vực vật lý, trường được phê duyệt 18 đề tài (gồm 9 đề tài đã nghiệm thu, 5 đề tài đang thực hiện và 4 đề tài mới được phê duyệt).
Các bạn có thể xem thêm thông tin nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế của ĐH Duy Tân tại đây: Công bố ISI năm 2017 http://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4017&pid=2066&lang=vi-VN
Tâm Thông
PGS-TS Nguyễn Quang Hưng nhận học hàm Phó giáo sư tại Văn miếu Quốc tử Giám, Hà Nội
Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia - Nafosted thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố thành lập các Hội đồng Khoa học trong lĩnh vực tự nhiên và kỹ thuật nhiệm kỳ 2018 - 2020.
Trong đó, PGS-TS Nguyễn Quang Hưng - Nhà khoa học trẻ về Vật lý hạt nhân của Đại học (ĐH) Duy Tân đã trở thành 1 trong 9 thành viên được bầu chọn vào Hội đồng Khoa học ngành vật lý. Theo đó, ĐH Duy Tân là trường tư thục duy nhất tại miền Trung có nhà khoa học được bầu chọn vào Hội đồng Khoa học Quỹ Nafosted dịp này.
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2008, Quỹ Nafosted đã thực hiện các tài trợ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của nước nhà. Hội đồng Khoa học được Quỹ Nafosted thành lập 2 năm/lần với việc lựa chọn một cách nghiêm túc các thành viên là những nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, có thành tích nghiên cứu xuất sắc trong 5 năm gần nhất thể hiện qua các kết quả nghiên cứu với công bố quốc tế. Các thành viên của Hội đồng Khoa học có nhiệm vụ quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu cho Quỹ Nafosted, xét chọn các đề tài nghiên cứu để Quỹ Nafosted tài trợ, đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu, cùng các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của quỹ.
Quy trình xét chọn thành viên của Hội đồng Khoa học Quỹ Nafosted rất xác đáng, chuẩn mực, công khai và minh bạch bởi đây chính là những chuyên gia đầu ngành có vai trò quan trọng trong việc đánh giá, tư vấn, tạo điều kiện cho hoạt động tài trợ nghiên cứu khoa học của Quỹ Nafosted được thực hiện một cách hiệu quả. Và, cơ sở để PGS-TS Nguyễn Quang Hưng của ĐH Duy Tân được lựa chọn là 1 trong 9 thành viên của Hội đồng Khoa học ngành vật lý chính là những thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu về vật lý hạt nhân của PGS-TS Hưng trong thời gian gần đây.
Các nhà khoa học ngành vật lý tiến hành các thí nghiệm trong các labs hiện đại tại ĐH Duy Tân
Đến thời điểm hiện tại, PGS-TS Nguyễn Quang Hưng đã có tổng số 22 bài báo thuộc ISI. Trong đó, có 1 bài báo được đăng trên tạp chí Physical Review Letters, 1 bài báo đăng trên tạp chí Physics Letters B, 15 bài báo đăng trên tạp chí Physical Review C… Đặc biệt, công trình nghiên cứu "Simultaneous microscopic description of nuclear level density and radiative strength function" (Mô tả vi mô đồng thời mật độ mức và hàm lực phóng xạ của hạt nhân nguyên tử) được đăng tải trên tạp chí Physical Review Letters ngày 9.1.2017 của PGS-TS Nguyễn Quang Hưng cùng 2 đồng nghiệp khác đã được ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam gửi thư chúc mừng. Trong quá trình nghiên cứu khoa học, PGS-TS Nguyễn Quang Hưng từng đạt Giải thưởng Nghiên cứu trẻ của Hội Vật lý Lý thuyết năm 2012, được Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước công nhận học hàm Phó giáo sư năm 2014 và vinh dự là 1 trong 70 nhà khoa học trẻ được lựa chọn tham dự buổi gặp gỡ với Thủ tướng vào ngày 11.9.2015. PGS-TS Nguyễn Quang Hưng còn trực tiếp làm chủ nhiệm 3 đề tài Nafosted, trong đó 2 đề tài đã nghiệm thu và 1 đề tài đang được thực hiện.
Tại ĐH Duy Tân, công tác nghiên cứu khoa học nhiều năm trở lại đây có rất nhiều khởi sắc. Trong năm 2017, ĐH Duy Tân đã có 372 công trình nghiên cứu ở cấp độ quốc tế, trong số có 340 bài báo thuộc ISI. Kết quả này cũng lần lượt gấp hơn 1,6 và 3,5 lần so với lượng công bố các năm 2016 và 2015 trước đây (lần lượt là 230 và 105 bài). ĐH Duy Tân đã thành lập nhiều viện, trung tâm, và các nhóm nghiên cứu để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực như: công nghệ thông tin, sinh học phân tử, môi trường, vật lý, xây dựng,… Với năng lực nghiên cứu vượt trội cộng hưởng cùng hệ thống cơ sở vật chất là các phòng thí nghiệm hiện đại, các nhà khoa học của ĐH Duy Tân đã nhận được khá nhiều tài trợ từ Quỹ Nafosted. Tổng số đề tài Nafosted của nhà trường được phê duyệt đến nay là 32 đề tài (gồm 11 đề tài đã nghiệm thu, 14 đề tài đang thực hiện và 7 đề tài vừa được phê duyệt). Trong đó, riêng lĩnh vực vật lý, trường được phê duyệt 18 đề tài (gồm 9 đề tài đã nghiệm thu, 5 đề tài đang thực hiện và 4 đề tài mới được phê duyệt).
Các bạn có thể xem thêm thông tin nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế của ĐH Duy Tân tại đây: Công bố ISI năm 2017 http://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4017&pid=2066&lang=vi-VN
Tâm Thông
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Nhà khoa học ĐH Duy Tân được bầu vào Hội đồng Khoa học Quỹ Nafosted 2018-2020
Sinh viên Đại học Duy Tân Giao lưu với Sinh viên Đại học Toyama (Nhật Bản)
Sáng ngày 16/1/2017, sinh viên Khoa Đào tạo Quốc tế, Đại học Duy Tân đã tham gia buổi giao lưu học thuật với đoàn sinh viên đến từ Đại học Toyama (Nhật Bản) do GS. Yasuro Uchida - Phó Khoa Kinh tế, Đại học Toyama làm Trưởng đoàn. Tới tham dự buổi giao lưu có TS. Nguyễn Hữu Phú - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân, anh Nguyễn Huy Phước - Giám đốc Trung tâm Trao đổi Sinh viên Toàn cầu cùng đông đảo giảng viên Khoa Đào tạo Quốc tế, Đại học Duy Tân.Đoàn sinh viên Đại học Toyama (Nhật Bản) tại buổi giao lưu
Mở đầu buổi giao lưu, TS. Nguyễn Hữu Phú và GS. Yasuro Uchida cùng bày tỏ mong muốn sẽ mở rộng mối quan hệ hợp tác và giao lưu giữa Đại học Duy Tân và Đại học Toyama trong thời gian tới.
Tiếp đến, sinh viên 2 trường đã thuyết trình nhiều chủ đề về lĩnh vực kinh tế. Với 2 tham luận: “Cuộc điều tra về điều kiện thực tế tại các ‘Công ty đen’ thông qua khai thác văn bản” và “Tầm quan trọng và giá trị của các sản phẩm IoT - Cách tiếp cận với các chiến lược lock-in thương hiệu mới”, các bạn sinh viên đến từ Đại học Toyama đã cho thấy sự am hiểu về nhiều vấn đề như: “Công ty đen”, Sự khác biệt giữa “Công ty đen” và “Công ty trắng”?, Tại sao lại có sự khác biệt này?, Các Công ty lock-in (giữ chân) khách hàng bằng cách nào? Những sản phẩm IoT tạo ra hiệu ứng lock-in như thế nào? 8 chiến lược lock-in mới là gì?...
Về phía Đại học Duy Tân, với bài thuyết trình “Bitcoin và góc nhìn từ Việt Nam”, bạn Nguyễn Hoàng Sang, sinh viên năm cuối Khoa Đào tạo Quốc tế đã cung cấp những thông tin về đồng tiền Bitcoin, cũng như các ý kiến xung quanh việc nên hay không nên đầu tư vào đồng tiền này.
Các bạn sinh viên cũng đã có những giờ phút trao đổi sôi nổi về các vấn đề được trình bày trong 3 bài thuyết trình cùng nhiều vấn đề khác về cách làm việc, chế độ xã hội, môi trường làm việc của 2 nước Việt Nam - Nhật Bản.
Sinh viên 2 trường chụp hình lưu niệm
Đã tốt nghiệp Đại học Duy Tân năm 2014 và đang theo học ngành Quản trị Kinh doanh bậc Thạc sĩ tại Đại học Toyama, Nguyễn Ngọc Hoàng Khiêm là 1 trong 10 sinh viên của đoàn Đại học Toyama trở về trường dịp này. “Em rất vui khi được GS. Yasuro Uchida đề nghị tham gia vào đoàn tới giao lưu tại Đại học Duy Tân. Không chỉ được quay lại thăm trường cũ mà em còn có cơ hội được mang những kiến thức mình tiếp thu được tại một đất nước phát triển như Nhật Bản về chia sẻ với các bạn sinh viên Duy Tân hôm nay. Buổi giao lưu hôm nay là một cơ hội tốt cho sinh viên cả 2 trường tìm hiểu về nhau và mở rộng hơn quan hệ hợp tác trong tương lai.”, Hoàng Khiêm chia sẻ.
(Truyền Thông)
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Re: Nhà khoa học ĐH Duy Tân được bầu vào Hội đồng Khoa học Quỹ Nafosted 2018-2020
Sinh viên Đà Nẵng "trình làng" 2 sản phẩm sáng tạo
Tại festival Sáng tạo trẻ toàn quốc lần thứ 10 và Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ 11, tuổi trẻ Đà Nẵng có 2 mô hình/sản phẩm được chọn trưng bày và giới thiệu. Đó là sản phẩm máy in đa năng 3 trong 1 (in/scan/photocopy) của Trường Đại học (ĐH) Duy Tân Đà Nẵng và Dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp của Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng).
Huỳnh Nil Giang và Nguyễn Hữu Chiến bên sản phẩm máy in đa năng 3 trong 1.
Nguyễn Huỳnh Linh, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Trường ĐH Duy Tân, người dẫn nhóm nghiên cứu sản phẩm tham dự triển lãm cho biết, được mang sản phẩm sáng tạo tham dự triển lãm toàn quốc là cơ hội cho tuổi trẻ Trường ĐH Duy Tân nói riêng và tuổi trẻ Đà Nẵng nói chung có thêm động lực nghiên cứu, khởi nghiệp.
Sản phẩm máy in đa năng 3 trong 1 do Huỳnh Nil Giang và Nguyễn Hữu Chiến (chuyên viên Trung tâm Điện-Điện tử, Trường ĐH Duy Tân) sáng tạo. Đây là thiết bị in, photocopy, scan tự phục vụ và tự thanh toán phí. Máy in đa năng có thể in văn bản từ usb hoặc tải xuống từ thư điện tử, có thể scan văn bản, hình ảnh lưu file và gửi qua thư điện tử hoặc sao chép vào usb rồi tự động tính phí theo tờ giấy in hoặc bản photocopy/scan.
Máy có 3 hình thức thanh toán giúp người sử dụng có thể dễ dàng thực hiện: thanh toán và nhận tiền thối bằng tiền mặt, thanh toán bằng thẻ nhân viên, học viên có mã 3 code (mã vạch) hoặc thanh toán qua thẻ ngân hàng ATM. Ngoài ra, máy in có kết nối với máy chủ cơ sở dữ liệu cho phép thanh toán trực tuyến; theo dõi, thống kê và thu phí các hoạt động in/scan/photocopy thông qua thẻ sinh viên hoặc thẻ cán bộ/giảng viên.
Huỳnh Nil Giang cho biết: “Em rất vinh dự khi được mang sản phẩm của mình đến tham dự triển lãm. Mỗi ngày có hàng trăm người đến hỏi thông tin về sản phẩm, chúng em đã tư vấn tận tình để những người tham quan biết và đặt hàng sản phẩm (nếu có nhu cầu).
Mong muốn của chúng em là ngày càng nhiều sản phẩm được đến tận tay người sử dụng, được gặp đối tác và có cơ hội phát triển thêm các tính năng, ứng dụng. Chúng em đang tính phát triển thêm các máy bán hàng tự động, máy giặt tự sử dụng, tự thanh toán...”.
Một dự án khác của tuổi trẻ Đà Nẵng được quan tâm là dự án về mô hình hỗ trợ chương trình nông thôn mới tại thành phố Đà Nẵng của các đoàn viên, thanh niên khoa Sinh - Môi trường, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng). Bí thư Đoàn Trường ĐH Sư phạm Trương Trung Phương cho biết, tham dự festival Sáng tạo trẻ và triển lãm là cơ hội để đoàn viên, thanh niên mang kết quả nghiên cứu khoa học sáng tạo của mình vượt ra khỏi giảng đường ĐH để ứng dụng vào thực tiễn lao động sản xuất.
Đây là những kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao cho nông dân tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua và bước đầu mang lại thành quả đáng ghi nhận, tạo sinh kế bền vững cho nông dân, góp phần hoàn thành mục tiêu chương trình nông thôn mới của địa phương.
Theo đó, Đoàn Trường ĐH Sư phạm đã mang đến triển lãm 3 dòng sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học tảo; công nghệ sinh học nấm và công nghệ nuôi cấy mô thực vật. Dự án đã sản xuất ra giống cấp 1, giống cấp 2 và cung cấp giống cấp 3 cho nông dân Đà Nẵng, tập trung vào một số nhóm sản phẩm như nấm ăn, nấm dược liệu, giống hoa và cây dược liệu. Ngoài ra, dự án còn nghiên cứu chế biến một số sản phẩm nấm ăn như bánh nấm, nấm sấy tẩm, bột nấm.
Bài và ảnh: THANH TÌNH
Tại festival Sáng tạo trẻ toàn quốc lần thứ 10 và Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ 11, tuổi trẻ Đà Nẵng có 2 mô hình/sản phẩm được chọn trưng bày và giới thiệu. Đó là sản phẩm máy in đa năng 3 trong 1 (in/scan/photocopy) của Trường Đại học (ĐH) Duy Tân Đà Nẵng và Dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp của Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng).
Huỳnh Nil Giang và Nguyễn Hữu Chiến bên sản phẩm máy in đa năng 3 trong 1.
Nguyễn Huỳnh Linh, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Trường ĐH Duy Tân, người dẫn nhóm nghiên cứu sản phẩm tham dự triển lãm cho biết, được mang sản phẩm sáng tạo tham dự triển lãm toàn quốc là cơ hội cho tuổi trẻ Trường ĐH Duy Tân nói riêng và tuổi trẻ Đà Nẵng nói chung có thêm động lực nghiên cứu, khởi nghiệp.
Sản phẩm máy in đa năng 3 trong 1 do Huỳnh Nil Giang và Nguyễn Hữu Chiến (chuyên viên Trung tâm Điện-Điện tử, Trường ĐH Duy Tân) sáng tạo. Đây là thiết bị in, photocopy, scan tự phục vụ và tự thanh toán phí. Máy in đa năng có thể in văn bản từ usb hoặc tải xuống từ thư điện tử, có thể scan văn bản, hình ảnh lưu file và gửi qua thư điện tử hoặc sao chép vào usb rồi tự động tính phí theo tờ giấy in hoặc bản photocopy/scan.
Máy có 3 hình thức thanh toán giúp người sử dụng có thể dễ dàng thực hiện: thanh toán và nhận tiền thối bằng tiền mặt, thanh toán bằng thẻ nhân viên, học viên có mã 3 code (mã vạch) hoặc thanh toán qua thẻ ngân hàng ATM. Ngoài ra, máy in có kết nối với máy chủ cơ sở dữ liệu cho phép thanh toán trực tuyến; theo dõi, thống kê và thu phí các hoạt động in/scan/photocopy thông qua thẻ sinh viên hoặc thẻ cán bộ/giảng viên.
Huỳnh Nil Giang cho biết: “Em rất vinh dự khi được mang sản phẩm của mình đến tham dự triển lãm. Mỗi ngày có hàng trăm người đến hỏi thông tin về sản phẩm, chúng em đã tư vấn tận tình để những người tham quan biết và đặt hàng sản phẩm (nếu có nhu cầu).
Mong muốn của chúng em là ngày càng nhiều sản phẩm được đến tận tay người sử dụng, được gặp đối tác và có cơ hội phát triển thêm các tính năng, ứng dụng. Chúng em đang tính phát triển thêm các máy bán hàng tự động, máy giặt tự sử dụng, tự thanh toán...”.
Một dự án khác của tuổi trẻ Đà Nẵng được quan tâm là dự án về mô hình hỗ trợ chương trình nông thôn mới tại thành phố Đà Nẵng của các đoàn viên, thanh niên khoa Sinh - Môi trường, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng). Bí thư Đoàn Trường ĐH Sư phạm Trương Trung Phương cho biết, tham dự festival Sáng tạo trẻ và triển lãm là cơ hội để đoàn viên, thanh niên mang kết quả nghiên cứu khoa học sáng tạo của mình vượt ra khỏi giảng đường ĐH để ứng dụng vào thực tiễn lao động sản xuất.
Đây là những kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao cho nông dân tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua và bước đầu mang lại thành quả đáng ghi nhận, tạo sinh kế bền vững cho nông dân, góp phần hoàn thành mục tiêu chương trình nông thôn mới của địa phương.
Theo đó, Đoàn Trường ĐH Sư phạm đã mang đến triển lãm 3 dòng sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học tảo; công nghệ sinh học nấm và công nghệ nuôi cấy mô thực vật. Dự án đã sản xuất ra giống cấp 1, giống cấp 2 và cung cấp giống cấp 3 cho nông dân Đà Nẵng, tập trung vào một số nhóm sản phẩm như nấm ăn, nấm dược liệu, giống hoa và cây dược liệu. Ngoài ra, dự án còn nghiên cứu chế biến một số sản phẩm nấm ăn như bánh nấm, nấm sấy tẩm, bột nấm.
Bài và ảnh: THANH TÌNH
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Similar topics
» Đại học Duy Tân tổ chức Hội nghị Khoa học về Điện, Điện tử Viễn thông và Tự động hóa 2018
» Hội nghị Khoa học và Khởi nghiệp Khoa Môi trường và Khoa học Tự nhiên lần thứ 1
» Nữ sinh xứ Nghệ 'thủ khoa' Đại học Duy Tân với 28 điểm (tính đến 10/10/2020)
» Đà Nẵng trao thưởng cho các nhà khoa học ĐH Duy Tân năm 2018
» Khối ngành Khoa học sức khỏe năm 2018 tại Duy Tân
» Hội nghị Khoa học và Khởi nghiệp Khoa Môi trường và Khoa học Tự nhiên lần thứ 1
» Nữ sinh xứ Nghệ 'thủ khoa' Đại học Duy Tân với 28 điểm (tính đến 10/10/2020)
» Đà Nẵng trao thưởng cho các nhà khoa học ĐH Duy Tân năm 2018
» Khối ngành Khoa học sức khỏe năm 2018 tại Duy Tân
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết