Diễn Đàn THPT A Hải Hậu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đại học Duy Tân đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế

3 posters

Go down

Đại học Duy Tân đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế Empty Đại học Duy Tân đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế

Bài gửi by chauhuyen 26/01/18, 09:52 pm

Đại học Duy Tân đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế
Ngày 9-12, Trường ĐH Duy Tân phối hợp với ĐH Fooyin (Đài Loan - Trung Quốc) khai giảng chương trình đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng tại Duy Tân. Đây là chương trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng chuẩn quốc tế do ĐH Fooyin cấp bằng. Đến dự khai giảng có TS. Nguyễn Minh Lợi - Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cùng đại diện nhiều bệnh viện, các trường ĐH có đào tạo y, điều dưỡng tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Đại học Duy Tân đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế 294
Cắt băng khai giảng chương trình đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng chuẩn Quốc tế.
Tham gia khóa đào tạo chương trình thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế có 30 học viên, thời gian trong 2 năm, học ngoài giờ hành chính và cuối tuần. Đội ngũ tham gia giảng dạy gồm phần lớn giảng viên đến từ trường ĐH Fooyin cùng giảng viên ĐH Duy Tân và một số giảng viên thỉnh giảng từ trường ĐH Y Dược Huế, ĐH Y Hà Nội… Các nội dung trong chương trình sẽ tập trung đào tạo học viên tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế trong đào tạo Điều dưỡng sau ĐH phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam, có khả năng làm việc và năng lực nghiên cứu khoa học chất lượng cao. Học viên có trình độ cao về lý thuyết lẫn thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành Điều dưỡng. Học viên hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được ĐH Fooyin cấp bằng thạc sĩ Khoa học Điều dưỡng (Master of Science in Nursing).
 
PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh, Phó Hiệu trưởng ĐH Duy Tân cho biết, sau 1 thời gian dài tìm hiểu, thương thảo và nhất trí về chủ trương và các vấn đề cụ thể để có thể mở lớp thạc sĩ khoa học Điều dưỡng tại ĐH Duy Tân do ĐH Fooyin hợp tác giảng dạy và cấp bằng với sự chấp thuận của 2 Bộ GD&ĐT Đài Loan và Việt Nam. Có thể nói đây là một ngày vui, ngày khai giảng rất có ý nghĩa sau gần 10 năm trường ĐH Duy Tân mở đào tạo khối ngành Khoa học sức khỏe gồm Điều dưỡng, Dược sĩ ĐH và Bác sĩ y khoa. "Điều dưỡng là một ngành đặc thù, mới chính thức tổ chức trở thành một ngành độc lập gần 3 thập kỷ. So với việc xây dựng và phát triển y tế nói chung, ngành Điều dưỡng phát triển còn chậm chạp, trong đó có việc đào tạo điều dưỡng ở bậc ĐH và sau ĐH chậm hơn các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như: Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Philippines… Ngoài ĐH Điều dưỡng Nam Định, một số lớp qui mô nhỏ ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, và hôm nay ở Miền Trung Việt Nam có ĐH Duy Tân. Mặc dù mới mẻ và khó khăn đối với Điều dưỡng, nhưng hy vọng đã qua 23 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển của ĐH Duy Tân tin chắc lớp học sẽ thu được kết quả tốt đẹp sau 2 năm nữa" - PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh khẳng định.
 
Tiến sĩ Kurtis Koli Chang, Phó Hiệu trưởng ĐH Fooyin cho biết: ĐH Fooyin, được sáng lập bởi tiến sĩ Chang Peng Tu từ năm 1958, nổi tiếng trong nước và quốc tế. Fooyin - là trường đại học tư thục công nghệ điều dưỡng đầu tiên và trường ĐH tư thục công nghệ duy nhất điều hành một bệnh viện giảng dạy ở Đài Loan. Có 16 phòng ban và với khoảng 9.500 sinh viên. Gần đây, Đại học Fooyin đã vươn lên top 10 trường ĐH công nghệ với thành tích học dạy và học xuất sắc. Tâm sự với các học viên khóa I, tiến sĩ Kurtis Koli Chang chia sẻ: Để thành công trong học tập, cần phải có được 3 thứ, đó là "phát triển tính chuyên nghiệp của bản thân", "phát triển kỹ năng giao tiếp cá nhân" và "chuẩn bị hành trang hội nhập quốc tế" và chương trình đào tạo này sẽ làm điều đó.
 
Việc hợp tác đào tạo đối với khối ngành sức khoẻ đã được ĐH Duy Tân khởi động từ 10 năm trước. Cụ thể, năm 2009, trường được Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế cho phép đào tạo ngành Cử nhân ĐH Điều dưỡng thuộc Khoa Y Dược. Đến 11-11-2013, Khoa Điều dưỡng được tách từ Khoa Y theo Quyết định số: 2658/QĐ - ĐHDT, triển khai đào tạo ngành Điều dưỡng đa khoa. Đến nay, ngành Điều dưỡng của ĐH Duy Tân đã cung cấp hơn 1.000 cử nhân Điều dưỡng đa khoa chính quy cho bệnh viện, cơ sở y tế. Khoa Điều dưỡng ĐH Duy Tân có đội ngũ giảng viên lành nghề có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Y tế, cùng với hệ thống phòng thực hành, trang thiết bị hiện đại để có thể tạo điều kiện học tập hiệu quả và tốt nhất cho sinh viên (SV). Ngoài ra, để SV Điều dưỡng được tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới, ĐH Duy Tân đã hợp tác với ĐH Illinois ở Chicago (Mỹ) nhằm tham khảo chương trình đào tạo và mời các y tá giàu kinh nghiệm đến từ châu Âu sang thỉnh giảng. Vào tháng 6-2017, Khoa Điều dưỡng đã ký kết hợp tác đào tạo và phát triển nhân lực với Tập đoàn Phúc lợi xã hội SEIREI và Hội đồng Quốc gia Người cao tuổi Khiếm thị Nhật Bản, tạo cơ hội cho SV Điều dưỡng Duy Tân được đào tạo, thực tập và làm việc trong ngành Y tế tại Nhật Bản...
 
Phát biểu tại lễ khai giảng, TS.Nguyễn Minh Lợi - Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế gửi lời chúc mừng đến ĐH Duy Tân về những thành tựu nổi bật trong ngành đào dạo giáo dục sức khỏe trong những năm qua, nhất là vừa qua sản phẩm "Ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành khoa học sức khỏe" của nhóm tác giả ĐH Duy Tân đoạt giải Nhất Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực CNTT. Ông Lợi đánh giá cao trong hợp tác đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng giữa ĐH Duy Tân và ĐH Fooyin: "Đối với ngành Điều dưỡng thì hiện việc đào tạo ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Việt Nam mới chính thức đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng từ hơn 20 năm trở lại đây. Hiện nay cả nước có khoảng 60 cơ sở đào tạo nhân lực điều dưỡng ở trình độ ĐH nhưng đào tạo ở trình độ sau ĐH thì còn rất khiêm tốn. Việc tiếp cận và tổ chức đào tạo ở bậc thạc sĩ thể hiện sự quyết tâm của trường ĐH Duy Tân, đồng thời sự hợp tác này sẽ góp phần đào tạo ra những điều dưỡng viên có chất lượng cao, chất lượng quốc tế để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân và du khách".
 

NGUYỄN TUẤN
chauhuyen
chauhuyen
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661


Về Đầu Trang Go down

Đại học Duy Tân đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế Empty Re: Đại học Duy Tân đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế

Bài gửi by tuanh 28/01/18, 01:32 pm

ĐH Duy Tân tham dự Hội thảo Quốc tế về Bảo tồn, Phát triển Di sản Văn hóa
Trung tuần tháng 12-2017, TS. KTS. Lê Vĩnh An, Trưởng Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật của Đại học (ĐH) Duy Tân đã vinh dự được lựa chọn là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự Hội thảo Quốc tế về "Thiết lập Hiệp hội Quốc tế về Công tác Bảo tồn & Phát triển Di sản Văn hóa của các nước lưu vực sông Mê kông" tại Khu Di sản Bangkok và Ayutthaya (Thái Lan).
 
Tại hội thảo, tham luận của TS. KTS. Lê Vĩnh An đã được đánh giá cao đồng thời đề xuất về việc liên kết mở chuyên ngành đào tạo Kiến trúc sư Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản đã được nhiều chuyên gia quốc tế hết sức ủng hộ.
 
Nâng cao chất lượng bảo tồn di sản
 
Hội thảo Quốc tế về "Thiết lập Hiệp hội Quốc tế về Công tác Bảo tồn & Phát triển Di sản Văn hóa của các nước lưu vực sông Mê kông" do Viện Di sản Thế giới của UNESCO, ĐH Waseda (Nhật Bản) phối hợp với ĐH Silparkon Hoàng gia Thái Lan, Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng học Công chúa Maha Chakri Sirindhorn tổ chức. Khách mời của hội thảo là các Bộ trưởng, các giám đốc Viện Di sản, giám đốc chương trình đào tạo cùng đại diện các nước có di sản văn hóa trong lưu vực sông Mê kông gồm Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.
Đại học Duy Tân đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế Photo-1-1516695262425
TS. KTS. Lê Vĩnh An báo cáo tại Hội thảo Quốc tế
 
16 tham luận báo cáo tại hội thảo đã nêu ra nhiều vấn đề quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển di sản. Dưới góc độ chuyên môn, các chuyên gia đã nhận định lại những nét đặc trưng riêng biệt của từng khu di sản và đề xuất chiến lược bảo tồn phù hợp, thiết lập chương trình liên kết quốc tế đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo tồn di sản kiến trúc, gia tăng lợi ích tài chính lâu dài cho các khu di sản và phát triển kinh tế địa phương nơi có di sản văn hóa gắn kết với du lịch.
 
TS. KTS. Lê Vĩnh An đã báo cáo tham luận "Giới thiệu về những nét đặc trưng của Quần thể Di tích Huế - Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam và định hướng phát triển du lịch trong tương lai". Báo cáo là kết quả của quá trình thẩm định Quần thể Di tích Huế trên góc độ chuyên môn với các giá trị tình cảm, giá trị văn hóa - lịch sử và khoa học công nghệ. Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra các giải pháp để bảo tồn đồng thời thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch tại Quần thể di tích Huế như kết nối hệ thống di sản vệ tinh; đa dạng hóa các loại hình du lịch như mua sắm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật…
 
Chuyên gia quốc tế ủng hộ mở chuyên ngành Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản tại Việt Nam
 
Tại phiên thảo luận đa phương, TS. KTS. Lê Vĩnh An đã phát biểu quan điểm ủng hộ định hướng của hiệp hội, đồng thời đề xuất liên kết quốc tế về đào tạo thạc sĩ, kiến trúc sư Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản cho các quốc gia trong lưu vực sông Mê kông, trong đó có Việt Nam, đã được toàn thể các thành viên hiệp hội và ban tổ chức tích cực hưởng ứng.
 
Việt Nam sở hữu khối lượng di sản văn hóa đồ sộ, trong đó riêng khu vực miền Trung là nơi quy tụ nhiều di sản như: Quần thể Di tích Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Di sản văn hóa Thành nhà Hồ, các di tích kiến trúc Đền Tháp Champa kéo dài từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và các di sản vệ tinh khác như kiến trúc nhà ở truyền thống, đình làng, đền, chùa... Di sản miền Trung là chuỗi kết nối các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật và sinh thái bản địa rất đặc sắc, có giá trị toàn cầu, do đó rất cần nguồn nhân lực lớn có chất lượng chuyên môn cao để bảo tồn và phát huy giá trị của những di sản đó.
Đại học Duy Tân đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế Photo-1-1516695264436
TS. KTS. Lê Vĩnh An (áo trắng ngồi giữa) thảo luận đa phương với các chuyên gia quốc tế
 
Trên cơ sở đó, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) nằm ở vị trí trung tâm kết nối các di sản miền Trung đồng thời có truyền thống và uy tín trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng về du lịch, kiến trúc. Việc mở rộng đào tạo chuyên ngành Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản tại trường sẽ thực sự phù hợp để cung cấp nguồn nhân lực mang tính đặc trưng nhằm tạo ra bước chuyển mới trong công tác bảo tồn di sản cho khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Đề xuất này đã được các chuyên gia quốc tế ủng hộ, trong đó Viện Di sản Thế giới của UNESCO tại ĐH Waseda và Hiệp hội Bảo tồn Di sản các quốc gia lưu vực sông Mê kông hứa hẹn sẽ hỗ trợ việc liên kết với các trường đại học của Nhật Bản và các quốc gia khác, tạo điều kiện cho công tác đào tạo tại Việt Nam.
 
TS. Paritta Chalermpow Koanantakool - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng học Công chúa Maha Chakri Sirindhorn, Thái Lan - cho biết: "Tôi hoàn toàn nhất trí với đề xuất của TS. KTS. Lê Vĩnh An về việc thiết lập chương trình đào tạo quốc tế về Bảo tồn Di sản Văn hóa. Các kiến trúc sư về bảo tồn ngoài việc tiếp thu kiến thức, cần phải có thời gian thực hành, thực địa để tìm hiểu về di sản. Bởi vậy, xây dựng một chương trình đào tạo bài bản ở một đại học uy tín sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho công tác bảo tồn di sản sau này".
 
Đồng quan điểm, GS. Zar Chi Min - Khoa Kiến trúc & Hợp tác Quốc tế, ĐH Công nghệ Mandalay, Myanmar - chia sẻ: "Tôi cho rằng việc đào tạo đội ngũ kiến trúc sư bảo tồn di sản chuyên nghiệp là rất cấp bách hiện nay. Liên kết đào tạo trên địa bàn thực tế của các khu di sản sẽ là cơ hội tốt cho sinh viên và nghiên cứu sinh đam mê tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu bảo tồn kiến trúc di sản được tiếp cận nội dung đào tạo tiên tiến mang tầm quốc tế với sự hợp sức của các chuyên gia đầu ngành quốc tế về lĩnh vực này. Tôi rất tán đồng với quan điểm và đề xuất của TS. KTS. Lê Vĩnh An về việc đào tạo nguồn nhân lực Bảo tồn Di sản tại các quốc gia trong đó có Myanmar, Việt Nam. Chúng tôi sẽ có kế hoạch cụ thể để xúc tiến chương trình liên kết đào tạo này".
 
Theo TS. KTS. Lê Vĩnh An, chương trình đào tạo sẽ không quá tập trung vào khía cạnh học thuật hàn lâm mà chú trọng trang bị cho các học viên năng lực tư duy nghiên cứu di sản, hoạt động bảo tồn trùng tu di sản kiến trúc trên thực địa và khả năng quảng bá di sản thông qua các hoạt động du lịch. Theo kế hoạch, địa bàn đào tạo sẽ mở rộng ra các khu di sản khác như Nara (Nhật Bản), Bagan (Myanmar), Bangkok/Ayutthaya (Thái Lan), Watphu/Luangprabang (Lào) và Angkor Wat/Angkor Thom (Campuchia). Đây sẽ là cơ hội tốt cho sinh viên và nghiên cứu sinh đam mê tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu bảo tồn kiến trúc di sản được tiếp cận chương trình đào tạo tiên tiến có sự hợp sức của các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế về lĩnh vực này.
 
Xem thêm thông tin về đào tạo Kiến trúc của ĐH Duy Tân tại đây: Đào tạo Kiến trúc
 
TÂM THÔNG

http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/dh-duy-tan-tham-du-hoi-thao-quoc-te-ve-bao-ton-phat-trien-di-san-van-hoa-20180123152241349.htm
tuanh
tuanh
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629


Về Đầu Trang Go down

Đại học Duy Tân đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế Empty Re: Đại học Duy Tân đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế

Bài gửi by tuanh 28/01/18, 01:42 pm

cười nhăn răng cười nhăn răng cười nhăn răng cười nhăn răng cười nhăn răng
tuanh
tuanh
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629


Về Đầu Trang Go down

Đại học Duy Tân đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế Empty Re: Đại học Duy Tân đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế

Bài gửi by oanhoanh2211 29/01/18, 10:29 am

Duy Tân Ký kết Đào tạo Nhân lực Điều dưỡng với Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei, Nhật Bản
Sáng ngày 27/12/2017, Lễ Ký kết Hợp tác Hướng nghiệp, Đào tạo và Tuyển dụng nguồn nhân lực ngành Điều dưỡng giữa Đại học Duy Tân và Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei, Nhật Bản đã diễn ra tại Hội trường 613 - Cơ sở số 3 Quang Trung, Tp. Đà Nẵng.
Buổi lễ có sự tham dự của các đại biểu khách mời: Ông Phạm Đức Mục - Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam; Ông Phan Cảnh Chương - Phó Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam, Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện Trung ương Huế; Bà Phạm Thu Hà - Ủy viên Thường vụ Hội Điều dưỡng, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Nhi khoa Việt Nam; Về đại diện Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei có Bà Yuko Kamata - Ủy viên Ban Chấp hành Thường trực, phụ trách Kế hoạch Nhân sự của Tập đoàn Seirei; TS. Shohei Ogi - Hiệu trưởng trường Đại học Seirei Christopher; TS. Emiko Yoko - Giám đốc trường Cao đẳng Điều dưỡng Seirei Christopher Carework; Ông Makoto Yamamoto - Phó Trưởng phòng Nhân sự Tập đoàn Seirei; Ông Hiruma Yoichi - Giáo sư về Văn hóa & Nghiên cứu Việt Nam; Về phía Đại học Duy Tân có Nhà giáo ưu tú, Anh hùng Lao động Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng Đại học Duy Tân; Thầy thuốc Nhân dân - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng, Viện trưởng Viện Y - Sinh - Dược Đại học Duy Tân cùng lãnh đạo các khoa, phòng, ban và đông đảo giảng viên và sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe.
Đại học Duy Tân đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế Ka
Đại học Duy Tân ký kết hợp tác hướng nghiệp, đào tạo và tuyển dụng điều dưỡng viên với Tập đoàn Seirei, Nhật Bản
Phát biểu tại Lễ Ký kết, bà Yuko Kamata - Ủy viên Ban Chấp hành Thường trực, phụ trách Kế hoạch Nhân sự của Tập đoàn Seirei chia sẻ: “Điều dưỡng viên là một nghề rất quan trọng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe con người, đòi hỏi người làm nghề phải nắm thật vững kiến thức chuyên môn đồng thời phải có kỹ năng giao tiếp tốt để tiếp xúc với người bệnh. Bên cạnh đó, cẩn trọng, nhanh nhẹn, năng động cũng là những đức tính cần thiết của một điều dưỡng viên. Qua những lần đến thăm Đại học Duy Tân, chúng tôi đã có ấn tượng rất tốt về trường, cũng như về các bạn sinh viên. Hi vọng Lễ Ký kết diễn ra hôm nay sẽ củng cố thêm mối quan hệ với Đại học Duy Tân trong hợp tác đào tạo, hướng nghiệp và tuyển dụng nguồn nhân lực điều dưỡng viên chất lượng cao sang Nhật Bản học tập và làm việc.”
Theo thỏa thuận, hai bên đồng ý hợp tác về việc đưa sinh viên Khoa Điều dưỡng Đại học Duy Tân, sinh viên đã tốt nghiệp Đại học Duy Tân và những ứng viên khác được Hiệu trưởng Đại học Duy Tân chấp thuận gửi sang học tại Trường Đào tạo Nhân viên Chăm sóc Y tế (Kaigo Fukushi Shi) do Tập đoàn Seirei chỉ định. Tập đoàn Seirei và Trường Đào tạo Nhân viên Chăm sóc Y tế (Kaigo Fukushi Shi) sẽ tiến hành phỏng vấn và tổ chức thi tuyển đối với sinh viên Đại học Duy Tân. Trình độ tiếng Nhật yêu cầu đối với sinh viên dự tuyển là khoảng cấp độ N2 theo chuẩn đánh giá của kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT). Tập đoàn Seirei sẽ cho vay toàn bộ chi phí nhập học và học phí tại Trường Đào tạo Nhân viên Chăm sóc Y tế (Kaigo Fukushi Shi) đối với những sinh viên Đại học Duy Tân đã đỗ phỏng vấn và thi tuyển do Tập đoàn tổ chức. Số tiền đã vay sẽ được miễn phí hoàn toàn nếu sinh viên sau khi tốt nghiệp tiếp tục ở lại làm việc tại các cơ sở liên quan của Tập đoàn Seirei từ 4 năm 6 tháng trở lên.
 
Cũng trong buổi lễ, ông Phạm Đức Mục - Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam chia sẻ: “Lễ Ký kết hợp tác ngày hôm nay là một dấu ấn quan trọng trong việc thiết lập hợp tác đào tạo nguồn nhân lực Điều dưỡng giữa Đại học Duy Tân, Việt Nam và Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei, Nhật Bản. Những năm gần đây, sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực Điều dưỡng trở thành động lực để các nước sát cánh hợp tác với nhau để cùng giải quyết vấn đề chung của xã hội nhưng cũng là vấn đề bức thiết của từng quốc gia, tiêu biểu trong số đó có sự hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hiện nay, Việt Nam đã có gần 1.000 điều dưỡng viên đang làm việc tại Nhật Bản với vai trò là nhân viên điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Đại học Duy Tân là một trong những cơ sở đào tạo của cả nước đi tiên phong trong lĩnh vực này. Tôi tin rằng sự hợp tác đào tạo này sẽ đáp ứng được sự mong đợi của người dân hai nước và mang lại nhiều cơ hội phát triển cho sinh viên theo học Điều dưỡng tham gia vào chương trình này.”
Đại học Duy Tân đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế Ueow
Ban Giám hiệu Đại học Duy Tân chụp ảnh lưu niệm với các đại diện từ Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei
Chiều cùng ngày, Tập đoàn Seirei đã tổ chức gặp gỡ với các bạn sinh viên Khoa Điều dưỡng nhằm chia sẻ về cơ chế *** và đề án *** EPA tại Nhật Bản. Bà Yuko Kamata, Ủy viên Ban Chấp hành Thường trực, phụ trách Kế hoạch Nhân sự của Tập đoàn Seirei, đã chia sẻ các yêu cầu và quyền lợi thuộc cơ chế ***. Theo đó, để nhận suất Học bổng Toàn phần, sinh viên phải đạt được trình độ N2 tiếng Nhật và làm việc 4 năm 6 tháng tại các cơ sở thuộc Tập đoàn Phúc lợi Xã hội Seirei. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được hỗ trợ chỗ ở miễn phí trong kí túc xá với đầy đủ thiết bị sinh hoạt, có chế độ cho vay chi phí sinh hoạt (trong phạm vi có thể trả được sau khi đi làm), được giới thiệu việc làm thêm tại các cơ sở liên quan của Tập đoàn Seirei với mức thu nhập dự tính khoảng 3,200,000 yên/năm (tương đương hơn 630 triệu đồng).
Đối với đề án *** EPA, sau khi kết thúc khóa học điều dưỡng trong khoảng 3 năm hoặc 4 năm sinh viên sẽ được học tiếng Nhật miễn phí và học chuyên môn chăm sóc liên tục cho tới khi đỗ kỳ thi quốc gia để lấy chứng chỉ Kaigo-shi (Nhân viên chăm sóc).
 Nếu không tiếp tục học tập, các bạn tiếp tục làm việc chăm sóc sức khỏe liên tục trong thời gian 5 năm thì có thể nhận được chứng chỉ chuyên viên chăm sóc phúc lợi mà không cần đỗ kỳ thi quốc gia. Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng có thể vừa làm vừa học để có thể trang trải thêm các chi phí sinh hoạt khác khi sinh sống tại Nhật.

(Truyền Thông)
oanhoanh2211
oanhoanh2211
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290


Về Đầu Trang Go down

Đại học Duy Tân đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế Empty Re: Đại học Duy Tân đào tạo thạc sĩ Điều dưỡng quốc tế

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết