Dự án 'Xã hội kết nối' nhận giải thưởng Newton gần 6 tỷ đồng
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Dự án 'Xã hội kết nối' nhận giải thưởng Newton gần 6 tỷ đồng
Dự án 'Xã hội kết nối' nhận giải thưởng Newton gần 6 tỷ đồng
Nhằm duy trì kênh truyền thông tin trong điều kiện bất lợi như thiên tai, dự án kết hợp giữa đại học của Anh và Việt giành giải Newton 2017.
Sáng 16/11, trong khuôn khổ hội thảo “Ngày Newton Việt Nam” tổ chức ở Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Đại sứ quán Vương quốc Anh đã trao giải thưởng Newton Việt Nam nhằm ghi nhận thành tựu của các nhà khoa học. Giải thưởng được xét tuyển bởi một hội đồng độc lập, đứng đầu là nhà khoa học Anh đạt giải Nobel năm 2009 Venkatraman Ramakrishnan.
Vượt qua vòng sơ loại và vòng cạnh tranh cuối cùng, dự án “Xây dựng nền tảng phát triển bền vững: Xã hội kết nối cho thành phố của tương lai” của TS Dương Quang Trung (Đại học Qeen’s Belfast) và TS Võ Nguyên Sơn (Đại học Duy Tân, Đà Nẵng) đã giành giải thưởng Newton trị giá 200.000 Bảng Anh (gần 6 tỷ đồng).
Đại sứ Anh tại Việt Nam và Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh trao giải cho dự án chiến thắng.
TS Dương Quang Trung, một trong hai tác giả dự án, bày tỏ bất ngờ khi nhận được giải thưởng. Được tài trợ bởi Quỹ Newton, dự án đã tận dụng các công nghệ và cơ sở hạ tầng mạng viễn thông không dây hiện có nhằm đảm bảo yêu cầu kết nối trong điều kiện thiên tai tại Việt Nam.
“Đây chính là thời điểm mà cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cơ sở hạ tầng lạc hậu, kinh tế chậm phát triển ở khu vực nông thôn hay mức tiêu thụ năng lượng cao cùng với ô nhiễm đáng báo động do quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở khu vực thành thị”, ông Trung nói.
Dự án tập trung giải quyết yêu cầu về duy trì kênh truyền thông tin trong điều kiện bất lợi. Nhóm dự án đã thiết kế hệ thống vô tuyến không đồng nhất tích hợp với tính bền vững cao nhằm đáp ứng các yêu cầu về kênh truyền thông tin trong điều kiện thiên tai, ngay cả khi mạng viễn thông hiện có bị phá hủy, nguồn cung cấp năng lượng bị hỏng hay cạn kiệt và mạng bị tắc nghẽn.
Hệ thống cũng hỗ trợ tính năng cảnh báo sớm thiên tai bằng cách phát hiện sớm mực nước, độ chấn động và tốc độ gió ở những nơi thường xảy ra thiên tai. Đối với các thành phố lớn, hệ thống có khả năng phát hiện sự gia tăng đột biến về nồng độ bụi, nhiệt độ, độ ồn và mức khí thải (CO2) để có giải pháp kịp thời nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến chất lượng sống người dân.
Hệ thống được đánh giá có nhiều tiềm năng ứng dụng trong việc quản lý rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu cũng như các dịch vụ y tế điện tử. Hiện, các thiết bị của hệ thống này đã được triển khai tại những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai ở Quảng Nam và khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh ở Đà Nẵng. Dự án từng đạt giải công trình nghiên cứu xuất sắc tại IEEE Globecom 2016 - hội nghị lớn nhất ngành viễn thông trên thế giới được tổ chức tại Washington (Mỹ).
Quỹ Newton Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Doanh nghiệp, Năng lượng và Chiến lược công nghiệp Vương quốc Anh đồng quản lý, là cầu nối đưa nhà khoa học hai nước đến gần nhau, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, cơ sở vật chất và góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội thiết thực tại Việt Nam.
Sau ba năm hoạt động, hai nước đã đồng cung cấp gần năm triệu bảng Anh (gần 150 tỷ đồng) cho 162 suất tài trợ với gần 400 người hưởng lợi - chủ yếu là nhà khoa học thuộc 60 tổ chức nghiên cứu của Việt Nam và 43 tổ chức nghiên cứu Anh quốc, trong đó có những đại học hàng đầu như Đại học Cambridge, Đại học Oxford.
106 lượt nhà khoa học của Việt Nam đã được đào tạo tại Anh và 25 dự án hợp tác nghiên cứu chung đang tập trung vào các vấn đề như tình trạng kháng kháng sinh, ô nhiễm không khí đô thị, tài nguyên nước bền vững vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Dương Tâm
https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/du-an-xa-hoi-ket-noi-nhan-giai-thuong-newton-gan-6-ty-dong-3671320.html
Nhằm duy trì kênh truyền thông tin trong điều kiện bất lợi như thiên tai, dự án kết hợp giữa đại học của Anh và Việt giành giải Newton 2017.
Sáng 16/11, trong khuôn khổ hội thảo “Ngày Newton Việt Nam” tổ chức ở Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Đại sứ quán Vương quốc Anh đã trao giải thưởng Newton Việt Nam nhằm ghi nhận thành tựu của các nhà khoa học. Giải thưởng được xét tuyển bởi một hội đồng độc lập, đứng đầu là nhà khoa học Anh đạt giải Nobel năm 2009 Venkatraman Ramakrishnan.
Vượt qua vòng sơ loại và vòng cạnh tranh cuối cùng, dự án “Xây dựng nền tảng phát triển bền vững: Xã hội kết nối cho thành phố của tương lai” của TS Dương Quang Trung (Đại học Qeen’s Belfast) và TS Võ Nguyên Sơn (Đại học Duy Tân, Đà Nẵng) đã giành giải thưởng Newton trị giá 200.000 Bảng Anh (gần 6 tỷ đồng).
Đại sứ Anh tại Việt Nam và Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh trao giải cho dự án chiến thắng.
TS Dương Quang Trung, một trong hai tác giả dự án, bày tỏ bất ngờ khi nhận được giải thưởng. Được tài trợ bởi Quỹ Newton, dự án đã tận dụng các công nghệ và cơ sở hạ tầng mạng viễn thông không dây hiện có nhằm đảm bảo yêu cầu kết nối trong điều kiện thiên tai tại Việt Nam.
“Đây chính là thời điểm mà cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cơ sở hạ tầng lạc hậu, kinh tế chậm phát triển ở khu vực nông thôn hay mức tiêu thụ năng lượng cao cùng với ô nhiễm đáng báo động do quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở khu vực thành thị”, ông Trung nói.
Dự án tập trung giải quyết yêu cầu về duy trì kênh truyền thông tin trong điều kiện bất lợi. Nhóm dự án đã thiết kế hệ thống vô tuyến không đồng nhất tích hợp với tính bền vững cao nhằm đáp ứng các yêu cầu về kênh truyền thông tin trong điều kiện thiên tai, ngay cả khi mạng viễn thông hiện có bị phá hủy, nguồn cung cấp năng lượng bị hỏng hay cạn kiệt và mạng bị tắc nghẽn.
Hệ thống cũng hỗ trợ tính năng cảnh báo sớm thiên tai bằng cách phát hiện sớm mực nước, độ chấn động và tốc độ gió ở những nơi thường xảy ra thiên tai. Đối với các thành phố lớn, hệ thống có khả năng phát hiện sự gia tăng đột biến về nồng độ bụi, nhiệt độ, độ ồn và mức khí thải (CO2) để có giải pháp kịp thời nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến chất lượng sống người dân.
Hệ thống được đánh giá có nhiều tiềm năng ứng dụng trong việc quản lý rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu cũng như các dịch vụ y tế điện tử. Hiện, các thiết bị của hệ thống này đã được triển khai tại những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai ở Quảng Nam và khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh ở Đà Nẵng. Dự án từng đạt giải công trình nghiên cứu xuất sắc tại IEEE Globecom 2016 - hội nghị lớn nhất ngành viễn thông trên thế giới được tổ chức tại Washington (Mỹ).
Quỹ Newton Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Doanh nghiệp, Năng lượng và Chiến lược công nghiệp Vương quốc Anh đồng quản lý, là cầu nối đưa nhà khoa học hai nước đến gần nhau, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, cơ sở vật chất và góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội thiết thực tại Việt Nam.
Sau ba năm hoạt động, hai nước đã đồng cung cấp gần năm triệu bảng Anh (gần 150 tỷ đồng) cho 162 suất tài trợ với gần 400 người hưởng lợi - chủ yếu là nhà khoa học thuộc 60 tổ chức nghiên cứu của Việt Nam và 43 tổ chức nghiên cứu Anh quốc, trong đó có những đại học hàng đầu như Đại học Cambridge, Đại học Oxford.
106 lượt nhà khoa học của Việt Nam đã được đào tạo tại Anh và 25 dự án hợp tác nghiên cứu chung đang tập trung vào các vấn đề như tình trạng kháng kháng sinh, ô nhiễm không khí đô thị, tài nguyên nước bền vững vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Dương Tâm
https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/du-an-xa-hoi-ket-noi-nhan-giai-thuong-newton-gan-6-ty-dong-3671320.html
chauhuyen- Mem cấp 6
- Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1661
Re: Dự án 'Xã hội kết nối' nhận giải thưởng Newton gần 6 tỷ đồng
ĐH Duy Tân chính thức có khoa Luật
(NLĐO) – Bộ GD-ĐT đã chính thức cho phép Trường ĐH Duy Tân thành lập khoa Luật với một ngành đào tạo là luật kinh tế.
Ngày 17-11, Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) cho biết Bộ GD-ĐT đã chính thức cho phép nhà trường thành lập khoa Luật với một ngành đào tạo là luật kinh tế. Khoa Luật tiền thân là tổ bộ môn môn Luật trực thuộc khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn từ năm 2015.
TS Nguyễn Thị Thuận, Trưởng khoa Luật Trường ĐH Duy Tân trao quà hỗ trợ cho sinh viên của khoa có gia đình bị thiệt hại do bão số 12
Ông Lê Công Cơ, Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân cho biết việc thành lập khoa Luật trong nhà trường sẽ góp phần giải quyết được vấn đề thiếu hụt về nguồn nhân lực trong lĩnh vực pháp lý khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đồng thời đáp ứng sự mong mỏi, nguyện vọng của toàn thể người học, nhất là những sinh viên có đam mê với ngành Luật.
Theo chương trình đào tạo, sinh viên khoa Luật sẽ được cấp kiến thức chuyên sâu về pháp luật, đồng thời được lĩnh hội đầy đủ các kỹ năng, kết hợp với khả năng sử dụng ngôn ngữ chuyên môn, thuật ngữ pháp lý chuyên ngành nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hành nghề nghiệp cũng như trong công việc khi ra trường.
Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên cũng sẽ được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, những giờ trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật tại các công ty, tham dự các phiên tòa…
Tại lễ ra mắt khoa vào sáng cùng ngày, TS Nguyễn Thị Thuận, Trưởng khoa Luật cũng thay mặt khoa tặng quà cho 2 sinh viên của khoa có hoàn cảnh khó khăn, gia đình bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 12 vừa qua.
Tin-ảnh: B.Vân
http://nld.com.vn/thoi-su/dh-duy-tan-chinh-thuc-co-khoa-luat-20171117102535872.htm
(NLĐO) – Bộ GD-ĐT đã chính thức cho phép Trường ĐH Duy Tân thành lập khoa Luật với một ngành đào tạo là luật kinh tế.
Ngày 17-11, Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) cho biết Bộ GD-ĐT đã chính thức cho phép nhà trường thành lập khoa Luật với một ngành đào tạo là luật kinh tế. Khoa Luật tiền thân là tổ bộ môn môn Luật trực thuộc khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn từ năm 2015.
TS Nguyễn Thị Thuận, Trưởng khoa Luật Trường ĐH Duy Tân trao quà hỗ trợ cho sinh viên của khoa có gia đình bị thiệt hại do bão số 12
Ông Lê Công Cơ, Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân cho biết việc thành lập khoa Luật trong nhà trường sẽ góp phần giải quyết được vấn đề thiếu hụt về nguồn nhân lực trong lĩnh vực pháp lý khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đồng thời đáp ứng sự mong mỏi, nguyện vọng của toàn thể người học, nhất là những sinh viên có đam mê với ngành Luật.
Theo chương trình đào tạo, sinh viên khoa Luật sẽ được cấp kiến thức chuyên sâu về pháp luật, đồng thời được lĩnh hội đầy đủ các kỹ năng, kết hợp với khả năng sử dụng ngôn ngữ chuyên môn, thuật ngữ pháp lý chuyên ngành nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hành nghề nghiệp cũng như trong công việc khi ra trường.
Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên cũng sẽ được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, những giờ trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật tại các công ty, tham dự các phiên tòa…
Tại lễ ra mắt khoa vào sáng cùng ngày, TS Nguyễn Thị Thuận, Trưởng khoa Luật cũng thay mặt khoa tặng quà cho 2 sinh viên của khoa có hoàn cảnh khó khăn, gia đình bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 12 vừa qua.
Tin-ảnh: B.Vân
http://nld.com.vn/thoi-su/dh-duy-tan-chinh-thuc-co-khoa-luat-20171117102535872.htm
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
tuanh- Mem cấp 6
- Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1629
Re: Dự án 'Xã hội kết nối' nhận giải thưởng Newton gần 6 tỷ đồng
Thiết bị cho Chính quyền Điện tử từ Tech Demo 2017
Đó là thiết bị ra đời từ dự án “Hệ thống In/Scan/Photo tự phục vụ” (gọi tắt là DTUSSM) do Trung tâm Điện-Điện Tử CEE (chủ trì thực hiện) cùng đơn vị phối hợp là Trung tâm Công Nghệ Phần Mềm CSE theo đặt hàng của cơ quan chủ quản là Đại học Duy Tân.
Giới thiệu tính năng in tài liệu từ email với khách quan tâm tìm hiểu thiết bị tại Tech Demo 2017 - Ảnh: T.N
Ý tưởng ra đời từ việc cần thiết xây dựng giải pháp, thiết kế và thi công Hệ thống nhúng bao gồm In/Scan/Photo tự phục vụ áp dụng trong Trường Đại học Duy Tân.
Thiết bị sẽ phục vụ nhu cầu in ấn, scan văn bản, photocopy tài liệu của sinh viên,cán bộ, giảng viên trong Trường; giúp cho việc in/scan/photo được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và có thể thực hiện bởi bất kỳ ai mà không cần phải có nhân viên trực hướng dẫn, hay trợ giúp vận hành máy.
Ngay cả việc hết giấy cũng được báo cáo tự động từ xa (gửi đến người quản trị, người được phân công theo dõi vận hành thiết bị qua email hoặc sms).
Với các chức năng đa dụng, thiết bị DTUSSM thích hợp để bố trí ở nhiều nơi khác, nhất là những điểm giao dịch công, điểm thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến.
-Ảnh: Chụp lại từ slide của Trung tâm Điện-Điện Tử CEE.
Thiết bị bao gồm hệ thống nhúng được thiết kế tích hợp (chức năng) in/scan/photo (gọi tắt là DTUSSM) trên 1 máy in đa năng; 1 máy (hệ board nhúng tích hợp) làm nhiệm vụ giao tiếp với người dùng, nhận lệnh từ người dùng và thực hiện các chức năng điều khiển máy in đa năng thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của người dùng.
Thiết bị tương thích và đọc, in được nguồn tài liệu từ: USB, thẻ nhớ microSD, nhận từ email. Scan văn bản và lưu trữ vào: USB, thẻ nhớ microSD, gởi email, (nếu sử dụng trong giao dịch công sẽ phát triển thêm ứng dụng về documents từ tài khoản của mình trên hệ thống thông tin Chính quyền điện tử). Photocopy từ tài liệu gốc. Hỗ trợ các loại xác thực: thẻ nhựa có in Barcode, thẻ RFID (thẻ từ), thẻ chip, vân tay.
Phó Giám đốc Trung tâm Điện-Điện Tử CEE Trần Lê Thăng Đồng cho biết, đây là thiết bị được nghiên cứu, thiết kế 100% bằng trí tuệ Việt Nam, dễ sữa chữa, dễ vận hành, thân thiện với người Việt Nam. Thiết bị cũng có thể tùy biến để phù hợp với đa dạng nhu cầu của khách hàng.
Thực hiện các yêu cầu dịch vụ (lệnh) qua phím chức năng cảm ứng trên màn hình LCD - Ảnh: T.N.
Ngoài ra, khách hàng cũng có thể tích hợp tính năng quảng cáo video, slide trên màn hình của thiết bị hoặc tích hợp phát thông báo cho các doanh nghiệp. Thiết bị đã được thiết kế thành khối, dễ di chuyển, lắp đặt. Và đặc biệt, rẻ hơn so với nhập ngoại.
Thiết bị này ngoài phục vụ cho Đại học Duy Tân, đến nay, Trung tâm Điện-Điện Tử CEE cũng đã sẵn sàng để sản xuất, cung cấp cho đơn vị, cá nhân có nhu cầu. Đặc biệt là tại Trung tâm hành chính tập trung của TP hay Bộ phận tiếp nhận-trả hồ sơ (Tổ 1 cửa) ở cơ quan Nhà nước.
Chức năng scan tài liệu, văn bản gốc rất tiện ích để sử dụng dịch vụ công trực tuyến ngay tại chỗ và cho những yêu cầu giao dịch kế tiếp.
Việc thu phí sử dụng dịch vụ đối với thiết bị cũng rất đơn giản: Tính phí trực tiếp và nộp phí trực tuyến qua tài khoản của công dân, tổ chức, doanh nghiệp (trên hệ thống thông tin Chính quyền điện tử) qua các công cụ xác thực tích hợp trên thân máy. Công tác quản trị dịch vụ dễ dàng theo dõi, thống kê thông qua tài khoản nói trên hoặc qua một thẻ Barcode (người dùng đăng ký để được cấp Thẻ) và tiện dụng nhất là nạp tiền vào khe nhận tiền (mệnh giá 1.000 – 20.000đ).
Chức năng cung cấp dịch vụ scan của thiết bị.
-Ảnh: Chụp lại từ slide của Trung tâm Điện-Điện Tử CEE.
Tại Tech Demo 2017, diễn ra tại Đà Nẵng (từ ngày 22 đến 24/11, do Bộ Khoa học và Công nghệ, UBNDTP Đà Nẵng phối hợp tổ chức) “Hệ thống In/Scan/Photo tự phục vụ” tuy là thiết bị rất hiếm hoi của lĩnh vực nội dung số, song sản phẩm đã thu hút sự quan tâm của khách tham quan.
(Nguồn:http://www.ictdanang.vn/chi-tiet?articleId=33563)
oanhoanh2211- Mem cấp 6
- Tham gia : 28/01/2016
Bài viết : 1290
Similar topics
» ĐH Queen’s Belfast và Duy Tân với Đề cử Giải thưởng danh giá “Newton 2017”
» Trao giải thường Newton Việt Nam cho dự án nghiên cứu xuất sắc
» ĐH Duy Tân và Queen’s Belfast nhận giải 'Newton Prize 2017', trị giá 200000 bảng Anh
» Dự án của hai tiến sĩ giành giải thưởng 6 tỉ đồng
» Nhà khoa học của Đại học Duy Tân nhận Giải thưởng ‘Quả Cầu Vàng’ 2019
» Trao giải thường Newton Việt Nam cho dự án nghiên cứu xuất sắc
» ĐH Duy Tân và Queen’s Belfast nhận giải 'Newton Prize 2017', trị giá 200000 bảng Anh
» Dự án của hai tiến sĩ giành giải thưởng 6 tỉ đồng
» Nhà khoa học của Đại học Duy Tân nhận Giải thưởng ‘Quả Cầu Vàng’ 2019
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết