Công trình vật lý hạt nhân của người Việt được đăng ở tạp chí danh tiếng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Công trình vật lý hạt nhân của người Việt được đăng ở tạp chí danh tiếng
Ngày 10/1, tạp chí Physical Review Letters chính thức công bố bài báo tiêu đề “Simultaneous microscopic description of nuclear level densities and radiative strength functions” của nhóm tác giả gồm hoàn toàn người Việt Nam, trong đó 2/3 đang làm nghiên cứu trong nước.
Nhóm tác giả gồm có PGS. TS. Nguyễn Quang Hưng (Trường ĐH Duy Tân), TSKH. Nguyễn Đình Đăng (Viện nghiên cứu Vật lý và Hoá học RIKEN, Nhật Bản), và ThS. Lê Thị Quỳnh Hương (Trường ĐH Khánh Hoà, Nha Trang).
Về nội dung bài báo “Simultaneous microscopic description of nuclear level densities and radiative strength functions”, PGS. Nguyễn Quang Hưng cho biết mật độ mức của hạt nhân nguyên tử (nuclear level density) (MĐM) và hàm lực phát xạ tia gamma (radiative gamma-ray strength function) (HLPX) là một trong những chủ đề nghiên cứu rất quan trọng trong ngành vật lý nói chung và vật lý hạt nhân nói riêng.
Theo ông Hưng, thực tế, khái niệm về MĐM đã được đưa ra từ 80 năm trước bởi Hans Bethe (giải Nobel Vật lý năm 1967), trong khi đó khái niệm về HLPX cũng đã được đề xuất bởi John Blatt và Victor Weisskopf từ năm 1952.
Từ đó tới nay, chủ đề nghiên cứu về MĐM và HLPX là một trong những chủ đề được nghiên cứu rất sôi động trong cộng đồng các nhà vật lý hạt nhân lý thuyết và thực nghiệm. Đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, nhờ những tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật thực nghiệm, nhóm nghiên cứu vật lý hạt nhân của 2 trường ĐH, ĐH Oslo (Na Uy) và ĐH Ohio (Hoa Kỳ) đã lần đầu tiên trích xuất được cùng một lúc MĐM và HLPX từ phổ phân rã tia gamma của các hạt nhân hợp phần được tạo ra trong cùng một thí nghiệm.
Tuy nhiên, cho tới nay chưa hề có một mô hình lý thuyết vi mô nào có thể mô tả được đồng thời cả MĐM và HLPX.
“Trong công trình nghiên cứu này, lần đầu tiên chúng tôi đã đề xuất một cách tiếp cận vi mô cho phép mô tả đồng thời cả MĐM và HLPX. Kết quả chúng tôi thu được khá phù hợp với số liệu thực nghiệm của nhóm Oslo cho các hạt nhân ytterbium với số khối (tức tổng số hạt neutrons và protons tạo nên hạt nhân) lần lượt là 170, 171, và 172.
Ưu điểm nổi bật trong phương pháp của chúng tôi so với các mô hình lý thuyết trước kia là sự đơn giản, không điều chỉnh các tham số để khớp kết quả tính toán lý thuyết với số đo của thực nghiệm, cũng như thời gian tính toán rất nhanh (chỉ mất khoảng dưới 5 phút cho một lần chạy trên máy tính cá nhân)” – ông Hưng cho biết.
Theo PGS. Nguyễn Quang Hưng, bài báo này có ý nghĩa đặc biệt đối với nghiên cứu vật lý hạt nhân ở Việt Nam bởi chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được các phản ứng tạo hạt nhân hợp phần để từ đó rút ra được thông tin về MĐM và HLPX tương tự như các phản ứng của nhóm Oslo bằng cách sử dụng hai máy gia tốc đã được nhà nước trang bị cho trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội (máy gia tốc tĩnh điện Tandem Pelletron 5SDH-2) và Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 (máy gia tốc vòng Cyclotron IBA 30MeV).
“Bên cạnh những nghiên cứu thực nghiệm hạt nhân này, một nhóm lý thuyết sẽ được phát triển dựa trên mô hình lý thuyết chúng tôi đã đề xuất và có thể sẽ được cải tiến nhiều hơn nữa. Từ đó ở Việt Nam sẽ hình thành một nhóm nghiên cứu vật lý hạt nhân mạnh, bao gồm cả nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm và đặt biệt là hoàn toàn do nội lực” – ông Hưng cho biết thêm.
Tạp chí Physical Review Letters (PRL) được xuất bản từ năm 1958 bởi Hội Vật lý Hoa Kỳ (APS) với hệ số ảnh hưởng (impact factor) 7.654. Theo thông tin giới thiệu về tạp chí, PRL là tạp chí được xếp hạng cao nhất trong ngành Vật lý thế giới. PRL chuyên đăng tải những công trình nghiên cứu ngắn gọn nhưng chất lượng cao với những kết quả gây được nhiều chú ý với cộng đồng các nhà nghiên cứu về Vật lý. Các công trình công bố trên PRL cung cấp cho người đọc những ý tưởng đột phá cũng như những bước phát triển có tầm ảnh hưởng mạnh nhất trong ngành Vật lý. Trong lịch sử ngành Vật lý Việt Nam, mới chỉ có duy nhất một bài báo nội lực (tác giả hoàn toàn Việt Nam và đang làm việc trong nước) được công bố trên tạp chí Physical Review Letters năm 2002. |
Ngân Anh
robbey- Mem cấp 5
- Tham gia : 29/06/2016
Bài viết : 461
Re: Công trình vật lý hạt nhân của người Việt được đăng ở tạp chí danh tiếng
[size=39]SV Duy Tân xếp thứ 2 VN năm 2016 trong Xếp hạng CTFTime về An ninh mạng[/size]
Với nhiều thành tích ấn tượng trên các “đấu trường” An toàn thông tin quốc gia và quốc tế trong năm 2016, đội tuyển ISITDTU của ĐH Duy Tân đã có một bước tiến vượt bậc trong bảng xếp hạng CTFTime khi đứng vị trí thứ 40 thế giới và thứ 2 Việt Nam.
CTFTime là website số 1 thế giới trong lĩnh vực An toàn thông tin với uy tín về việc thẩm định và xếp hạng các cuộc thi và các đội tham gia thi An ninh mạng (https://ctftime.org/). Tại Việt Nam, chỉ duy nhất cuộc thi An toàn thông tin do Tập đoàn BKAV đã được website này chứng nhận uy tín và chất lượng quốc tế.
CTFTime bao quát các cuộc thi lớn về An ninh Mạng toàn cầu như: Hackover 2015, Defcamp 2015, CSAW Qualification Round 2015, PoliCTF 2015, ASIS CTF Quals 2015, WhiteHat Contest… từ đó đưa ra bảng xếp hạng cho các đội An ninh mạng toàn cầu.
Là một trong những đội tuyển tham gia đều đặn vào các giải đấu An toàn Thông tin online trên khắp thế giới, đội tuyển ISITDTU của ĐH Duy Tân đã để lại ấn tượng cho bạn bè quốc tế và những người đam mê lĩnh vực An ninh mạng khi có những bước tiến vượt bậc. Nếu vào tháng 10.2015, đội tuyển ISITDTU mới chỉ xếp thứ 5 ở Việt Nam và thứ 183 thế giới trên bảng xếp hạng CTFTime thì đến cuối năm 2016, ISITDTU đã vươn lên vị trí thứ 2 ở Việt Nam và xếp thứ 40 thế giới trong bảng xếp hạng này.
Trong khi đó, sự xuất hiện của nhiều đội tuyển mới đến từ các trường đại học và công ty bảo mật lớn trên thế giới tham gia vào các cuộc thi An toàn Thông tin khiến cho sân chơi này ngày càng trở nên gay cấn và hóc búa. Bởi vậy, với việc vượt qua được nhiều đối thủ mạnh để thăng hạng trong CTFTime chính là một “kỳ tích” khẳng định năng lực cùng sự tiến bộ vượt bậc của các tuyển thủ thuộc đội tuyển An toàn thông tin đến từ ĐH Duy Tân.
[size]
Tại Việt Nam, ISITDTU luôn là một trong những đội tuyển mạnh tại các cuộc thi về An ninh mạng. Sau nhiều năm chỉ giành giải Nhì và Ba khu vực thì trong 2 năm 2015 và 2016, đội tuyển ISITDTU luôn giữ vị trí dẫn đầu với giải Nhất khu vực miền Trung. Trong các cuộc thi An ninh mạng quốc tế năm 2016, đội tuyển ISITDTU của ĐH Duy Tân đã gặt hái được nhiều thành tích đáng biểu dương. Tiêu biểu phải kể đến là: (1) Xếp thứ 4 trong số các trường đại học và xếp thứ 17 toàn cục (gồm cả các đội đến từ những công ty bảo mật) tại cuộc thi An toàn thông tin Quốc tế - SCRT Information Security 2016 tại Geneva,Thụy Sĩ; (2) Đoạt giải Ba tại cuộc thi WhiteHat Contest 11; (3) Xếp thứ 7 trong Top 10 đơn vị có kết quả cao nhất tại Cuộc thi An toàn Thông tin HITB GSEC 2016 diễn ra tại Singapore; (4) Đứng thứ 6 tại Cuộc thi An ninh mạng quốc tế WhiteHat Grand Prix 2016...
Là người trực tiếp hướng dẫn đội tuyển ISITDTU rèn luyện và tham dự các cuộc thi về An toàn thông tin trong nhiều năm qua, ThS. Nguyễn Kim Tuấn - Trưởng Bộ môn Kỹ thuật mạng, Khoa Công nghệ thông tin, ĐH Duy Tân cho biết: “Việc tham gia cũng như đạt được những kết quả ấn tượng trong các cuộc thi An ninh Mạng quy mô toàn cầu và vươn lên thứ hạng cao trên bảng xếp hạng CTFTime không chỉ mang đến cho sinh viên Duy Tân cơ hội được trải nghiệm, nâng cao kiến thức, kỹ năng mà còn khẳng định tài năng của các em trên những sân chơi trí tuệ chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp cho các em sinh viên An toàn Thông tin Duy Tân có một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể tự tin hơn khi bước chân vào thực tế công việc, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp lý tưởng trong tương lai.”
[/size]
Với nhiều thành tích ấn tượng trên các “đấu trường” An toàn thông tin quốc gia và quốc tế trong năm 2016, đội tuyển ISITDTU của ĐH Duy Tân đã có một bước tiến vượt bậc trong bảng xếp hạng CTFTime khi đứng vị trí thứ 40 thế giới và thứ 2 Việt Nam.
CTFTime là website số 1 thế giới trong lĩnh vực An toàn thông tin với uy tín về việc thẩm định và xếp hạng các cuộc thi và các đội tham gia thi An ninh mạng (https://ctftime.org/). Tại Việt Nam, chỉ duy nhất cuộc thi An toàn thông tin do Tập đoàn BKAV đã được website này chứng nhận uy tín và chất lượng quốc tế.
CTFTime bao quát các cuộc thi lớn về An ninh Mạng toàn cầu như: Hackover 2015, Defcamp 2015, CSAW Qualification Round 2015, PoliCTF 2015, ASIS CTF Quals 2015, WhiteHat Contest… từ đó đưa ra bảng xếp hạng cho các đội An ninh mạng toàn cầu.
Là một trong những đội tuyển tham gia đều đặn vào các giải đấu An toàn Thông tin online trên khắp thế giới, đội tuyển ISITDTU của ĐH Duy Tân đã để lại ấn tượng cho bạn bè quốc tế và những người đam mê lĩnh vực An ninh mạng khi có những bước tiến vượt bậc. Nếu vào tháng 10.2015, đội tuyển ISITDTU mới chỉ xếp thứ 5 ở Việt Nam và thứ 183 thế giới trên bảng xếp hạng CTFTime thì đến cuối năm 2016, ISITDTU đã vươn lên vị trí thứ 2 ở Việt Nam và xếp thứ 40 thế giới trong bảng xếp hạng này.
Trong khi đó, sự xuất hiện của nhiều đội tuyển mới đến từ các trường đại học và công ty bảo mật lớn trên thế giới tham gia vào các cuộc thi An toàn Thông tin khiến cho sân chơi này ngày càng trở nên gay cấn và hóc búa. Bởi vậy, với việc vượt qua được nhiều đối thủ mạnh để thăng hạng trong CTFTime chính là một “kỳ tích” khẳng định năng lực cùng sự tiến bộ vượt bậc của các tuyển thủ thuộc đội tuyển An toàn thông tin đến từ ĐH Duy Tân.
Tại Việt Nam, ISITDTU luôn là một trong những đội tuyển mạnh tại các cuộc thi về An ninh mạng. Sau nhiều năm chỉ giành giải Nhì và Ba khu vực thì trong 2 năm 2015 và 2016, đội tuyển ISITDTU luôn giữ vị trí dẫn đầu với giải Nhất khu vực miền Trung. Trong các cuộc thi An ninh mạng quốc tế năm 2016, đội tuyển ISITDTU của ĐH Duy Tân đã gặt hái được nhiều thành tích đáng biểu dương. Tiêu biểu phải kể đến là: (1) Xếp thứ 4 trong số các trường đại học và xếp thứ 17 toàn cục (gồm cả các đội đến từ những công ty bảo mật) tại cuộc thi An toàn thông tin Quốc tế - SCRT Information Security 2016 tại Geneva,Thụy Sĩ; (2) Đoạt giải Ba tại cuộc thi WhiteHat Contest 11; (3) Xếp thứ 7 trong Top 10 đơn vị có kết quả cao nhất tại Cuộc thi An toàn Thông tin HITB GSEC 2016 diễn ra tại Singapore; (4) Đứng thứ 6 tại Cuộc thi An ninh mạng quốc tế WhiteHat Grand Prix 2016...
Là người trực tiếp hướng dẫn đội tuyển ISITDTU rèn luyện và tham dự các cuộc thi về An toàn thông tin trong nhiều năm qua, ThS. Nguyễn Kim Tuấn - Trưởng Bộ môn Kỹ thuật mạng, Khoa Công nghệ thông tin, ĐH Duy Tân cho biết: “Việc tham gia cũng như đạt được những kết quả ấn tượng trong các cuộc thi An ninh Mạng quy mô toàn cầu và vươn lên thứ hạng cao trên bảng xếp hạng CTFTime không chỉ mang đến cho sinh viên Duy Tân cơ hội được trải nghiệm, nâng cao kiến thức, kỹ năng mà còn khẳng định tài năng của các em trên những sân chơi trí tuệ chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp cho các em sinh viên An toàn Thông tin Duy Tân có một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể tự tin hơn khi bước chân vào thực tế công việc, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp lý tưởng trong tương lai.”
[/size]
Nguyễn Hà
robbey- Mem cấp 5
- Tham gia : 29/06/2016
Bài viết : 461
Similar topics
» Công trình vật lý hạt nhân của người Việt được đăng ở tạp chí danh tiếng
» Công trình vật lý hạt nhân của người Việt được đăng ở tạp chí danh tiếng
» Hai nhà giáo ưu tú được vinh danh công dân tiêu biểu của “thành phố đáng sống"
» Hai nhà giáo ưu tú được vinh danh công dân tiêu biểu của “thành phố đáng sống"
» Hai nhà giáo ưu tú được vinh danh công dân tiêu biểu của “thành phố đáng sống"
» Công trình vật lý hạt nhân của người Việt được đăng ở tạp chí danh tiếng
» Hai nhà giáo ưu tú được vinh danh công dân tiêu biểu của “thành phố đáng sống"
» Hai nhà giáo ưu tú được vinh danh công dân tiêu biểu của “thành phố đáng sống"
» Hai nhà giáo ưu tú được vinh danh công dân tiêu biểu của “thành phố đáng sống"
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết