Đại học Duy Tân công bố 207 bài báo ISI trong năm 2016
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đại học Duy Tân công bố 207 bài báo ISI trong năm 2016
Tổng kết năm 2016 (không theo năm học), Đại học (ĐH) Duy Tân Đà Nẵng đã xuất bản được 218 bài báo quốc tế.
Trong số 218 bài báo quốc tế, có 207 bài thuộc danh mục ISI với 140 bài trong số đó có các tác giả của Duy Tân là tác giả chính hoặc tác giả liên hệ. Kết quả này gấp đôi con số của năm 2015 khi nhà trường xuất bản 105 bài báo quốc tế, trong đó có 101 bài thuộc danh mục ISI.
[size]
Nhiều trong số những bài báo này có Chỉ số ảnh hưởng (IF: Impact Factor) khá cao, như 7 bài nghiên cứu Y tế cộng đồng của Trung tâm Sáng kiến sức khỏe toàn cầu của trường có IF = 44.002 hay bài “DNA redox hydrogels: Improving mediated enzymatic bio-electro-catalysis” của TS Nguyễn Văn Khiêm với IF = 9.312; hay bài “Higher-Density culture in human embryonic stem cells results in DNA damage and genome instability” của TS Nguyễn Thị Hà với IF = 5.365. Cùng với Chỉ số ảnh hưởng IF cao, các bài báo của trường cũng được đăng trên các tạp chí có Chỉ số trích dẫn (H-index) đáng nể với 12 tạp chí có H-index từ 300 đến 600, 14 tạp chí từ 150 đến 299, và 23 tạp chí từ 100 đến 149.
Ngoài số lượng các bài báo thuộc ISI tăng liên tục theo các năm của trường, các mảng nghiên cứu chính của ĐH Duy Tân cũng dần dần định hình rõ nét, với kết quả chỉ riêng trong năm 2016: Vật lý: 50 bài; Toán học: 13 bài; Hóa học: 17 bài; Sinh học: 9 bài; Khoa học vật liệu: 33 bài; Điện tử - Viễn thông: 14 bài; Công nghệ thông tin: 7 bài; Y học: 19 bài.
Đây là kết quả của việc hình thành những nhóm và trung tâm nghiên cứu trọng điểm tại ĐH Duy Tân thuộc Viện Nghiên cứu & Phát triển (Công nghệ Cao) của trường bao gồm Trung tâm Khoa học vật liệu, Trung tâm Sinh học phân tử, Trung tâm Hóa học tiên tiến, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe toàn cầu, Trung tâm Tính toán & Xử lý số liệu, Nhóm nghiên cứu Điện tử-Viễn thông cao cấp, Nhóm Vật lý hạt nhân… Thành tích của các nhóm, tập thể và cá nhân này đã được vinh danh trong Lễ Khen thưởng “Các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động Khoa học & Công nghệ” năm 2016 của TP.Đà Nẵng với sự có mặt của các tác giả Duy Tân ở toàn bộ 26 bài báo ISI được thành phố khen thưởng, trong đó có 22 bài báo là thành quả của riêng các nhà khoa học ĐH Duy Tân và 4 bài báo còn lại có sự kết hợp thực hiện giữa các nhà khoa học ĐH Duy Tân và ĐH Sư phạm Đà Nẵng, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng.
[/size]
(Nguồn: http://thanhnien.vn/giao-duc/dai-hoc-duy-tan-cong-bo-207-bai-bao-isi-trong-nam-2016-783584.html)[/size]
Trong số 218 bài báo quốc tế, có 207 bài thuộc danh mục ISI với 140 bài trong số đó có các tác giả của Duy Tân là tác giả chính hoặc tác giả liên hệ. Kết quả này gấp đôi con số của năm 2015 khi nhà trường xuất bản 105 bài báo quốc tế, trong đó có 101 bài thuộc danh mục ISI.
Nhiều trong số những bài báo này có Chỉ số ảnh hưởng (IF: Impact Factor) khá cao, như 7 bài nghiên cứu Y tế cộng đồng của Trung tâm Sáng kiến sức khỏe toàn cầu của trường có IF = 44.002 hay bài “DNA redox hydrogels: Improving mediated enzymatic bio-electro-catalysis” của TS Nguyễn Văn Khiêm với IF = 9.312; hay bài “Higher-Density culture in human embryonic stem cells results in DNA damage and genome instability” của TS Nguyễn Thị Hà với IF = 5.365. Cùng với Chỉ số ảnh hưởng IF cao, các bài báo của trường cũng được đăng trên các tạp chí có Chỉ số trích dẫn (H-index) đáng nể với 12 tạp chí có H-index từ 300 đến 600, 14 tạp chí từ 150 đến 299, và 23 tạp chí từ 100 đến 149.
Ngoài số lượng các bài báo thuộc ISI tăng liên tục theo các năm của trường, các mảng nghiên cứu chính của ĐH Duy Tân cũng dần dần định hình rõ nét, với kết quả chỉ riêng trong năm 2016: Vật lý: 50 bài; Toán học: 13 bài; Hóa học: 17 bài; Sinh học: 9 bài; Khoa học vật liệu: 33 bài; Điện tử - Viễn thông: 14 bài; Công nghệ thông tin: 7 bài; Y học: 19 bài.
Đây là kết quả của việc hình thành những nhóm và trung tâm nghiên cứu trọng điểm tại ĐH Duy Tân thuộc Viện Nghiên cứu & Phát triển (Công nghệ Cao) của trường bao gồm Trung tâm Khoa học vật liệu, Trung tâm Sinh học phân tử, Trung tâm Hóa học tiên tiến, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe toàn cầu, Trung tâm Tính toán & Xử lý số liệu, Nhóm nghiên cứu Điện tử-Viễn thông cao cấp, Nhóm Vật lý hạt nhân… Thành tích của các nhóm, tập thể và cá nhân này đã được vinh danh trong Lễ Khen thưởng “Các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động Khoa học & Công nghệ” năm 2016 của TP.Đà Nẵng với sự có mặt của các tác giả Duy Tân ở toàn bộ 26 bài báo ISI được thành phố khen thưởng, trong đó có 22 bài báo là thành quả của riêng các nhà khoa học ĐH Duy Tân và 4 bài báo còn lại có sự kết hợp thực hiện giữa các nhà khoa học ĐH Duy Tân và ĐH Sư phạm Đà Nẵng, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng.
[/size]
Cũng trong những ngày cuối năm 2016, PGS-TS Nguyễn Quang Hưng của ĐH Duy Tân đã vinh dự là tác giả chính của bài báo “Simultaneous microscopic description of nuclear level densities and radiative strength functions” được đăng trên tạp chí Physical Review Letters. Đây là bài báo thứ 2 trong lịch sử của một nhóm tác giả Việt Nam được đăng trên tạp chí danh tiếng hàng đầu thế giới về Vật lý này (trước đó, có một bài thuộc nhóm nghiên cứu của GS Đoàn Nhật Quang, Viện Vật lý Việt Nam được đăng trong năm 2002). |
Nguyễn Hà
[size](Nguồn: http://thanhnien.vn/giao-duc/dai-hoc-duy-tan-cong-bo-207-bai-bao-isi-trong-nam-2016-783584.html)[/size]
robbey- Mem cấp 5
- Tham gia : 29/06/2016
Bài viết : 461
Re: Đại học Duy Tân công bố 207 bài báo ISI trong năm 2016
Hội nghị SigTelCom 2017 tại ĐH Duy Tân
Từ ngày 9 đến ngày 11/1/2017, tại Đại học Duy Tân đã diễn ra Hội nghị Quốc tế SigTelCom 2017 (International Conference on Recent Advances on Signal Processing, Telecommunications & Computing) hay Hội nghị Quốc tế về Công nghệ Tiên tiến trong Xử lý Tín hiệu, Viễn thông và Máy tính năm 2017.
Gần 60 đại biểu đến từ 11 quốc gia gồm: Nhật Bản, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia, Hàn Quốc, Ấn độ, Canada, Pháp, Úc và Việt Nam đã hội tụ về Đại học (ĐH) Duy Tân, Đà Nẵng tham dự Hội nghị. 5 bài báo có chất lượng cao đã được vinh danh “Best Papers” tại Hội nghị trong đó có 4 bài được trao giải “Best Paper Award” và 1 bài được trao giải “Best Student Paper Award”.
Hội nghị SigTelCom 2017 do ĐH Duy Tân phối hợp cùng Quỹ Newton Institutional Link, Hội đồng Anh và Hiệp hội Điện-Điện tử Mỹ (IEEE) tổ chức. Sau 2 lần đã diễn ra thành công tại ĐH Duy Tân, SigTelCom trở thành một hoạt động ý nghĩa mang tính kế thừa, tiếp nối và mở ra những cơ hội lớn cho các nhà khoa học tiếp tục mở rộng các hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
46 bài báo xuất sắc đã được Ban Tổ chức lựa chọn trình bày trong Phiên Báo cáo chính thức và các Phiên chuyên đề tại Hội nghị. 4 chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông gồm GS. Kenichi Mase đến từ ĐH Niigata (Nhật Bản), GS. Fumiyuki Adachi đến từ ĐH Tohoku (Nhật Bản), TS. Atsushi Kano thuộc Viện Quốc gia Công nghệ Thông tin và Truyền thông Nhật Bản và TS. Des McLernon đến từ Đại học Leeds (Vương quốc Anh) đã lần lượt trình bày các chủ đề chính như: “5G: Mạng tuỳ biến di động đối với việc khai thác băng thông rộng”, "Truyền dẫn tín hiệu hợp tác MIMO phân bố cho mạng 5G”, “Công nghệ quang tử tiên tiến cho hình ảnh và truyền thông không dây trong tương lai” và “Ứng dụng của Robot di động và máy bay không người lái trong hệ thống truyền thông không dây trong tương lai”.
Các báo cáo khác của các nhà khoa học được giới thiệu tại Hội nghị cũng tập trung vào giải quyết các chủ đề được thế giới quan tâm nghiên cứu hiện nay như: (1) Kỹ thuật Mã hóa và Giải mã, (2) Mạng và Hệ thống Viễn thông, (3) Công nghệ Điện toán, (4) Hệ thống Thiết bị Điện tử và Điều khiển. Tất cả các bài báo này đều được đăng tải trên IEEE.
Ban Tổ chức đã trao 5 giải “Best Paper” cho các bài báo xuất sắc nhất. Trong đó, giải “Best Paper Award” được trao cho 4 bài báo là “Beamformer and Time Split Design for Wireless Powered Multi-antenna Cooperative Systems” của nhóm tác giả Han Liang, Caijun Zhong, Himal A Suraweera, Gan Zheng, Zhaoyang Zhang; bài báo “Wireless Vehicular Networks in Emergencies: A Single Frequency Network Approach” của nhóm tác giả Andrea Tassi, Malcolm Egan, Robert J Piechocki, Andrew Nix; bài báo “Analysis of Millimeter Wave Cellular Networks with Simultaneous Wireless Information and Power Transfer” của nhóm tác giả Thanh Tu Lam, Marco Di Renzo và bài báo “Understanding the Impact of Planarized Proximity Graphs on Toxic Gas Boundary Area Detection” của nhómZhihong Sun, Haihui Wang, Yuanfang Chen, Lei Shu, Mithun Mukherjee. Bài báo duy nhất“Compact and Power-Efficient 5 GHz Full-Duplex Design Utilizing the 180o Ring Hybrid Coupler” của nhóm tác giả gồm Nathaniel Raymondi, Mike Seredich, Tutku Karacolak, Nghi H Tran and Duy H. N. Nguyen đã được trao giải “Best Student Paper Award”.
TS. Dương Quang Trung - Nhà khoa học của ĐH Queen’s University Belfast chia sẻ tại Hội nghị: “Là Đồng Chủ tịch Hội nghị Quốc tế về Công nghệ Tiên tiến trong Xử lý Tín hiệu, Viễn thông và Máy tính 2017 (SigTelCom 2017) tại ĐH Duy Tân, tôi thực sự vui mừng khi tại Hội nghị này, rất nhiều các diễn giả nổi tiếng đã báo cáo các nghiên cứu mới nhất về lý thuyết, giải thuật, ứng dụng của Xử lý Tín hiệu, Viễn thông và Điện toán. Hội thảo SigtelCom 2017 diễn ra rất thành công tại ĐH Duy Tân đã giúp những người hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông nắm bắt rõ hơn về hiện trạng, xu hướng phát triển để có những nghiên cứu chất lượng và hữu ích hơn trong tương lai.”
[/size]
TS. Dương Quang Trung hiện đang giảng dạy và nghiên cứu tại trường Queen’s University Belfast. Sau 3 năm làm việc tại trường ĐH Queen’s, TS. Trung là chủ nhiệm đề tài của 8 dự án và là tác giả chính và đồng tác giả của 230 công trình nghiên cứu khoa học, trong đó có 120 công trình thuộc tạp chí danh mục ISI. TS. Trung cũng nhận được rất nhiều giải thưởng như: Giải thưởng Fellowship của Hội Khoa học Hoàng gia Anh Quốc, Giải thưởng công trình nghiên cứu xuất sắc nhất (Best Paper Award) của hai Hội nghị hàng đầu về Viễn thông: Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016 và Hội nghị IEEE ICC 2014. Và mới đây nhất, TS. Trung đã được ĐH Queen’s University Belfast vinh danh là Nhà khoa học Trẻ Xuất sắc nhất năm 2016.
Là một nhà khoa học luôn mong muốn đóng góp sức mình đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của Việt Nam đồng thời chuyển trao kiến thức cho các thế hệ sinh viên nên ngay trong nhiều năm làm việc tại Anh Quốc, TS. Trung vẫn luôn dành thời gian trở về quê hương để cống hiến sức mình. Tại Việt Nam, TS. Trung đã gắn bó với ĐH Duy Tân, trực tiếp đứng lớp giảng bài cho sinh viên khối ngành Công nghệ Thông tin, Điện-Điện tử cũng như phối hợp với ĐH Duy Tân tổ chức nhiều hội thảo quốc tế thiết thực, có ý nghĩa và được đánh giá cao tại trường.
[/size]
Từ ngày 9 đến ngày 11/1/2017, tại Đại học Duy Tân đã diễn ra Hội nghị Quốc tế SigTelCom 2017 (International Conference on Recent Advances on Signal Processing, Telecommunications & Computing) hay Hội nghị Quốc tế về Công nghệ Tiên tiến trong Xử lý Tín hiệu, Viễn thông và Máy tính năm 2017.
Gần 60 đại biểu đến từ 11 quốc gia gồm: Nhật Bản, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia, Hàn Quốc, Ấn độ, Canada, Pháp, Úc và Việt Nam đã hội tụ về Đại học (ĐH) Duy Tân, Đà Nẵng tham dự Hội nghị. 5 bài báo có chất lượng cao đã được vinh danh “Best Papers” tại Hội nghị trong đó có 4 bài được trao giải “Best Paper Award” và 1 bài được trao giải “Best Student Paper Award”.
Hội nghị SigTelCom 2017 do ĐH Duy Tân phối hợp cùng Quỹ Newton Institutional Link, Hội đồng Anh và Hiệp hội Điện-Điện tử Mỹ (IEEE) tổ chức. Sau 2 lần đã diễn ra thành công tại ĐH Duy Tân, SigTelCom trở thành một hoạt động ý nghĩa mang tính kế thừa, tiếp nối và mở ra những cơ hội lớn cho các nhà khoa học tiếp tục mở rộng các hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
Anh hùng Lao động, Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng ĐH Duy Tân trao quà cho đại diện các đơn vị tổ chức và đông đảo các nhà khoa học đến tham dự Hội nghị
[size]46 bài báo xuất sắc đã được Ban Tổ chức lựa chọn trình bày trong Phiên Báo cáo chính thức và các Phiên chuyên đề tại Hội nghị. 4 chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông gồm GS. Kenichi Mase đến từ ĐH Niigata (Nhật Bản), GS. Fumiyuki Adachi đến từ ĐH Tohoku (Nhật Bản), TS. Atsushi Kano thuộc Viện Quốc gia Công nghệ Thông tin và Truyền thông Nhật Bản và TS. Des McLernon đến từ Đại học Leeds (Vương quốc Anh) đã lần lượt trình bày các chủ đề chính như: “5G: Mạng tuỳ biến di động đối với việc khai thác băng thông rộng”, "Truyền dẫn tín hiệu hợp tác MIMO phân bố cho mạng 5G”, “Công nghệ quang tử tiên tiến cho hình ảnh và truyền thông không dây trong tương lai” và “Ứng dụng của Robot di động và máy bay không người lái trong hệ thống truyền thông không dây trong tương lai”.
Các báo cáo khác của các nhà khoa học được giới thiệu tại Hội nghị cũng tập trung vào giải quyết các chủ đề được thế giới quan tâm nghiên cứu hiện nay như: (1) Kỹ thuật Mã hóa và Giải mã, (2) Mạng và Hệ thống Viễn thông, (3) Công nghệ Điện toán, (4) Hệ thống Thiết bị Điện tử và Điều khiển. Tất cả các bài báo này đều được đăng tải trên IEEE.
Ban Tổ chức đã trao 5 giải “Best Paper” cho các bài báo xuất sắc nhất. Trong đó, giải “Best Paper Award” được trao cho 4 bài báo là “Beamformer and Time Split Design for Wireless Powered Multi-antenna Cooperative Systems” của nhóm tác giả Han Liang, Caijun Zhong, Himal A Suraweera, Gan Zheng, Zhaoyang Zhang; bài báo “Wireless Vehicular Networks in Emergencies: A Single Frequency Network Approach” của nhóm tác giả Andrea Tassi, Malcolm Egan, Robert J Piechocki, Andrew Nix; bài báo “Analysis of Millimeter Wave Cellular Networks with Simultaneous Wireless Information and Power Transfer” của nhóm tác giả Thanh Tu Lam, Marco Di Renzo và bài báo “Understanding the Impact of Planarized Proximity Graphs on Toxic Gas Boundary Area Detection” của nhómZhihong Sun, Haihui Wang, Yuanfang Chen, Lei Shu, Mithun Mukherjee. Bài báo duy nhất“Compact and Power-Efficient 5 GHz Full-Duplex Design Utilizing the 180o Ring Hybrid Coupler” của nhóm tác giả gồm Nathaniel Raymondi, Mike Seredich, Tutku Karacolak, Nghi H Tran and Duy H. N. Nguyen đã được trao giải “Best Student Paper Award”.
TS. Dương Quang Trung - Nhà khoa học của ĐH Queen’s University Belfast chia sẻ tại Hội nghị: “Là Đồng Chủ tịch Hội nghị Quốc tế về Công nghệ Tiên tiến trong Xử lý Tín hiệu, Viễn thông và Máy tính 2017 (SigTelCom 2017) tại ĐH Duy Tân, tôi thực sự vui mừng khi tại Hội nghị này, rất nhiều các diễn giả nổi tiếng đã báo cáo các nghiên cứu mới nhất về lý thuyết, giải thuật, ứng dụng của Xử lý Tín hiệu, Viễn thông và Điện toán. Hội thảo SigtelCom 2017 diễn ra rất thành công tại ĐH Duy Tân đã giúp những người hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông nắm bắt rõ hơn về hiện trạng, xu hướng phát triển để có những nghiên cứu chất lượng và hữu ích hơn trong tương lai.”
[/size]
TS. Dương Quang Trung phát biểu tại Hội nghị
[size]TS. Dương Quang Trung hiện đang giảng dạy và nghiên cứu tại trường Queen’s University Belfast. Sau 3 năm làm việc tại trường ĐH Queen’s, TS. Trung là chủ nhiệm đề tài của 8 dự án và là tác giả chính và đồng tác giả của 230 công trình nghiên cứu khoa học, trong đó có 120 công trình thuộc tạp chí danh mục ISI. TS. Trung cũng nhận được rất nhiều giải thưởng như: Giải thưởng Fellowship của Hội Khoa học Hoàng gia Anh Quốc, Giải thưởng công trình nghiên cứu xuất sắc nhất (Best Paper Award) của hai Hội nghị hàng đầu về Viễn thông: Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016 và Hội nghị IEEE ICC 2014. Và mới đây nhất, TS. Trung đã được ĐH Queen’s University Belfast vinh danh là Nhà khoa học Trẻ Xuất sắc nhất năm 2016.
Là một nhà khoa học luôn mong muốn đóng góp sức mình đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của Việt Nam đồng thời chuyển trao kiến thức cho các thế hệ sinh viên nên ngay trong nhiều năm làm việc tại Anh Quốc, TS. Trung vẫn luôn dành thời gian trở về quê hương để cống hiến sức mình. Tại Việt Nam, TS. Trung đã gắn bó với ĐH Duy Tân, trực tiếp đứng lớp giảng bài cho sinh viên khối ngành Công nghệ Thông tin, Điện-Điện tử cũng như phối hợp với ĐH Duy Tân tổ chức nhiều hội thảo quốc tế thiết thực, có ý nghĩa và được đánh giá cao tại trường.
[/size]
robbey- Mem cấp 5
- Tham gia : 29/06/2016
Bài viết : 461
Similar topics
» “Bắt tay” với Công ty Cổ phần Suganuma Group trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin
» Đại học Duy Tân công bố 207 bài báo ISI trong năm 2016
» SV Duy Tân xếp thứ 2 VN năm 2016 trong Xếp hạng CTFTime về An ninh mạng
» Đại học Duy Tân công bố 122 bài báo ISI trong năm học 2015-2016
» Công bố quốc tế ISI của các đại học Việt Nam trong năm học 2016-2017
» Đại học Duy Tân công bố 207 bài báo ISI trong năm 2016
» SV Duy Tân xếp thứ 2 VN năm 2016 trong Xếp hạng CTFTime về An ninh mạng
» Đại học Duy Tân công bố 122 bài báo ISI trong năm học 2015-2016
» Công bố quốc tế ISI của các đại học Việt Nam trong năm học 2016-2017
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết