Cô giáo nghiệp dư dạy tiếng Anh miễn phí cho học trò
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Cô giáo nghiệp dư dạy tiếng Anh miễn phí cho học trò
Thương học trò miền núi ít có điều kiện tiếp xúc nhiều với tiếng Anh, một cô gái trẻ đang làm quản lý tại một siêu thị điện thoại ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) mở một lớp dạy tiếng Anh miễn phí.
Lớp học hoạt động được một năm trong niềm vui của cả học sinh, phụ huynh và chính cô giáo nghiệp dư này.
Lớp học được tổ chức ngay tại phòng khách của ngôi nhà nằm khuất sau con ngõ ở thôn Tân Hữu, xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa). Đó chính là ngôi nhà của cô giáo Nguyễn Thị Nhi.
18g là thời gian cô Nhi đi làm về và cũng là lúc bắt đầu vào lớp. Nói là lớp học nhưng khá đơn sơ. Gian phòng khách chật chội chỉ đủ cho cô trò kê một dãy bàn dài để học sinh ngồi chính giữa, chừa một góc cô giáo đứng giảng.
Tấm bảng được gắn vào vách tường cũng là đồ cô Nhi đi mượn. Thế thôi, nhưng cô và trò đều rất nghiêm túc khi bắt đầu giờ vào lớp.
Mở đầu là việc kiểm tra bài cũ như mọi ngày. Nhưng cách cô Nhi kiểm tra bài không như trên lớp học bình thường, mà biến thành cuộc trò chuyện giữa một nhóm học sinh bằng tiếng Anh trên bảng.
Cách này, theo cô Nhi, vừa để học sinh tự kiểm tra bài của nhau, vừa nhớ từ vựng và luyện cho mỗi bạn kỹ năng nói và sự tự tin khi giao tiếp. Một học sinh quên từ hoặc phát âm sai là ngay lập tức được cô giáo chỉnh sửa ngay.
Nội dung mỗi buổi dạy của cô Nhi cũng hướng đến việc trò chuyện bằng tiếng Anh giữa học sinh với nhau. Cuối mỗi tháng, cô Nhi thường tổ chức một cuộc thi vấn đáp giữa học sinh với nhau bằng tiếng Anh. Phần thưởng là một gói kẹo, cây bút, quyển vở. Đơn giản thế thôi nhưng học sinh của cô Nhi hứng thú lắm.
“Với tiếng Anh, nhất là ở các vùng miền núi như Hướng Hóa quê mình, hạn chế nhất là việc học sinh không được giao tiếp với nhau nên học đó rồi quên đó. Do vậy, việc tổ chức lớp học này như tạo thêm môi trường để các em được thường xuyên giao tiếp tiếng Anh” - Nhi nói.
Nhi kể lớp mới hình thành được khoảng một năm nay. Mỗi tuần luôn duy trì bốn buổi. Mỗi buổi tối khoảng hai tiếng sau khi Nhi tan giờ làm về. Từ ngày mở lớp, cùng với việc quản lý tại siêu thị điện thoại khiến Nhi vất vả hơn.
“Nhiều bữa cũng mệt lắm, không kịp ăn. Nhưng thấy các em đến đông đủ, mình như có thêm động lực. Nhất là những hôm mưa gió, phụ huynh vẫn đội mưa chở con em đến gửi” - Nhi cho biết.
Vùng quê Tân Liên người dân chủ yếu làm ruộng. Không có nhiều gia đình đủ điều kiện cho con cái đi học thêm chứ chưa nói đến việc học tiếng Anh. Nên khi nghe có lớp tiếng Anh miễn phí, nhiều phụ huynh mừng lắm.
Ông Dương Lực (50 tuổi, ở thôn Vân Hòa, xã Tân Liên), phụ huynh một học sinh đang theo học ở lớp, khoe: “Trước đây tui có dám nghĩ tới việc cho con đi học thêm học bớt chi mô. Học mỗi môn một tháng cũng mất mấy trăm ngàn đồng. May thay có cô Nhi mở lớp miễn phí. Mới theo có mấy tháng mà con tui tiến bộ lên nhiều đó”.
Khi bắt đầu, lớp được tổ chức tại một phòng trọ chưa có người thuê của bố mẹ Nhi. Khoảng bốn, năm tháng sau, học sinh nhiều lên nên căn phòng trọ không đủ chỗ. Nhi xin phép bố mẹ dùng gian phòng khách của gia đình thành lớp học.
Nhiều phụ huynh thắc mắc sao thấy lớp học rất ồn ào, vui nhộn, Nhi cho rằng với môn tiếng Anh phải vừa học, vừa chơi mới tạo được sự hứng thú, phấn khởi cho học sinh, giúp các bạn nhỏ tiếp thu dễ dàng.
Anh Nguyễn Minh Tâm (bí thư Huyện đoàn Hướng Hóa) nói: “Đối với huyện biên giới như Hướng Hóa, việc mở được một lớp học miễn phí đã khó chứ chưa nói đến đó là một lớp ngoại ngữ. Nhưng Nhi đã làm được và làm rất tốt. Học sinh và phụ huynh nghèo ở Tân Liên cảm ơn bạn nhiều lắm".
Cô giáo nghiệp dư Nguyễn Thị Nhi (đứng giữa) trong giờ dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh nghèo tại xã Tân Liên (Hướng Hóa, Quảng Trị) - Ảnh: Đ.NGHĨA |
Lớp học hoạt động được một năm trong niềm vui của cả học sinh, phụ huynh và chính cô giáo nghiệp dư này.
Lớp học được tổ chức ngay tại phòng khách của ngôi nhà nằm khuất sau con ngõ ở thôn Tân Hữu, xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa). Đó chính là ngôi nhà của cô giáo Nguyễn Thị Nhi.
18g là thời gian cô Nhi đi làm về và cũng là lúc bắt đầu vào lớp. Nói là lớp học nhưng khá đơn sơ. Gian phòng khách chật chội chỉ đủ cho cô trò kê một dãy bàn dài để học sinh ngồi chính giữa, chừa một góc cô giáo đứng giảng.
Tấm bảng được gắn vào vách tường cũng là đồ cô Nhi đi mượn. Thế thôi, nhưng cô và trò đều rất nghiêm túc khi bắt đầu giờ vào lớp.
Mở đầu là việc kiểm tra bài cũ như mọi ngày. Nhưng cách cô Nhi kiểm tra bài không như trên lớp học bình thường, mà biến thành cuộc trò chuyện giữa một nhóm học sinh bằng tiếng Anh trên bảng.
Cách này, theo cô Nhi, vừa để học sinh tự kiểm tra bài của nhau, vừa nhớ từ vựng và luyện cho mỗi bạn kỹ năng nói và sự tự tin khi giao tiếp. Một học sinh quên từ hoặc phát âm sai là ngay lập tức được cô giáo chỉnh sửa ngay.
Nội dung mỗi buổi dạy của cô Nhi cũng hướng đến việc trò chuyện bằng tiếng Anh giữa học sinh với nhau. Cuối mỗi tháng, cô Nhi thường tổ chức một cuộc thi vấn đáp giữa học sinh với nhau bằng tiếng Anh. Phần thưởng là một gói kẹo, cây bút, quyển vở. Đơn giản thế thôi nhưng học sinh của cô Nhi hứng thú lắm.
“Với tiếng Anh, nhất là ở các vùng miền núi như Hướng Hóa quê mình, hạn chế nhất là việc học sinh không được giao tiếp với nhau nên học đó rồi quên đó. Do vậy, việc tổ chức lớp học này như tạo thêm môi trường để các em được thường xuyên giao tiếp tiếng Anh” - Nhi nói.
Nhi kể lớp mới hình thành được khoảng một năm nay. Mỗi tuần luôn duy trì bốn buổi. Mỗi buổi tối khoảng hai tiếng sau khi Nhi tan giờ làm về. Từ ngày mở lớp, cùng với việc quản lý tại siêu thị điện thoại khiến Nhi vất vả hơn.
“Nhiều bữa cũng mệt lắm, không kịp ăn. Nhưng thấy các em đến đông đủ, mình như có thêm động lực. Nhất là những hôm mưa gió, phụ huynh vẫn đội mưa chở con em đến gửi” - Nhi cho biết.
Vùng quê Tân Liên người dân chủ yếu làm ruộng. Không có nhiều gia đình đủ điều kiện cho con cái đi học thêm chứ chưa nói đến việc học tiếng Anh. Nên khi nghe có lớp tiếng Anh miễn phí, nhiều phụ huynh mừng lắm.
Ông Dương Lực (50 tuổi, ở thôn Vân Hòa, xã Tân Liên), phụ huynh một học sinh đang theo học ở lớp, khoe: “Trước đây tui có dám nghĩ tới việc cho con đi học thêm học bớt chi mô. Học mỗi môn một tháng cũng mất mấy trăm ngàn đồng. May thay có cô Nhi mở lớp miễn phí. Mới theo có mấy tháng mà con tui tiến bộ lên nhiều đó”.
Khi bắt đầu, lớp được tổ chức tại một phòng trọ chưa có người thuê của bố mẹ Nhi. Khoảng bốn, năm tháng sau, học sinh nhiều lên nên căn phòng trọ không đủ chỗ. Nhi xin phép bố mẹ dùng gian phòng khách của gia đình thành lớp học.
Nhiều phụ huynh thắc mắc sao thấy lớp học rất ồn ào, vui nhộn, Nhi cho rằng với môn tiếng Anh phải vừa học, vừa chơi mới tạo được sự hứng thú, phấn khởi cho học sinh, giúp các bạn nhỏ tiếp thu dễ dàng.
Anh Nguyễn Minh Tâm (bí thư Huyện đoàn Hướng Hóa) nói: “Đối với huyện biên giới như Hướng Hóa, việc mở được một lớp học miễn phí đã khó chứ chưa nói đến đó là một lớp ngoại ngữ. Nhưng Nhi đã làm được và làm rất tốt. Học sinh và phụ huynh nghèo ở Tân Liên cảm ơn bạn nhiều lắm".
Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh quốc tế Trường đại học Duy Tân Đà Nẵng giữa năm 2014, với vốn tiếng Anh khá tốt, Nhi được nhận vào làm việc tại một công ty tại Đà Nẵng với mức lương gần 10 triệu đồng/tháng. Được một năm rưỡi, Nhi quyết định về quê để gần gia đình. Về quê, thấy được những hạn chế của học sinh nơi đây nên Nhi quyết định mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí. Mong ước của Nhi là xây được một gian phòng rộng hơn để mở rộng quy mô lớp học, giúp càng nhiều học sinh tiếp cận càng tốt. |
robbey- Mem cấp 5
- Tham gia : 29/06/2016
Bài viết : 461
Re: Cô giáo nghiệp dư dạy tiếng Anh miễn phí cho học trò
Giải thưởng Euréka: 5 công trình nghiên cứu được chuyển giao ứng dụng
Đã có 5 công trình nghiên cứu của giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka được chuyển giao cho các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM ứng dụng vào thực tế.Sáng 11/12, tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, Thành đoàn phối hợp với ĐHQG TP.HCM tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka danh cho các công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc.
Giải thưởng Euréka là giải thưởng nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên yêu thích nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH. Cuộc thi được tổ chức thường niên nhằm tìm kiếm các công trình nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng của sinh viên, ươm mầm những tài năng nghiên cứu trẻ.
Điểm đặc biệt của cuộc thi năm nay, lần đầu tiên quy mô cuộc thi được mở rộng ra toàn quốc. Theo anh Lâm Đình Thắng, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên TP.HCM, với quy mô mở rộng hơn, sẽ tạo điều kiện cho sinh viên giao lưu học hỏi, học tập kinh nghiệm nghiên cứu lẫn nhau.
“Đồng thời, với việc mở rộng ra quy mô toàn quốc, cuộc thi có tính cạnh tranh cao hơn. Điều đó đã trở thành động lực cho các bạn sinh viên có những công trình nghiên cứu tốt hơn”- anh Thắng cho biết.
Tại cuộc thi năm nay, Ban tổ chức đã tiến hành chuyển giao 5 công trình nghiên cứu của sinh viên, ứng dụng trong các đơn vị, doanh nghiệp tại TP.HCM bao gồm: Hệ thống pha chế coktail tự động (ĐH Duy Tân Đà Nẵng); Hiệu quả cải thiện vệ sinh răng miệng của mô hình tích hợp âm nhạc trong hướng dẫn chải răng cho học sinh tiểu học 9-10 tuổi (ĐH y dược TP.HCM); Thử nghiệm một số biện pháp nâng đỡ cảm xúc cho trẻ bị lạm dụng tình dục (ĐH sư phạm TP.HCM); Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm bê tông rỗng thoát nước, sử dụng cho vỉa hè và các công trình giao thông nội bộ (ĐH giao thông vận tải TP.HCM); Nghiên cứu thành lập chương trình xử lý số liệu quan trắc và dự báo độ lún công trình (ĐH mỏ địa chất Hà Nội).
Các nhóm sinh viên tham dự cuộc thi nhận giải thưởng. Ảnh: Hà Thế An.
Đánh giá về các công trình nghiên cứu năm nay, TS. KTS Lê Văn Thương, Phó hiệu trưởng ĐH kiến trúc TP.HCM, thành viên Ban giám khảo cho biết, sinh viên tham dự cuộc thi đã có sự đầu tư, sự đam mê vào trong mỗi đề tài.
“Điều đặc biệt là các em đã biết phát hiện những vấn đề trong cuộc sống để cho ra các công trình mang tính ứng dụng. Nhiều nhóm sinh viên nghiên cứu có phong cách trình bày ý tưởng rất tự tin và chuyên nghiệp”- TS Thương cho biết.
Các công trình nghiên cứu đã được giới thiệu, trưng bày tại Nhà văn hóa thanh niên TP.HCM để khách tham qua tiếp cận. Ảnh: Hà Thế An.
Để động viên, khích lệ tinh thần nghiên cứu khoa học của sinh viên, Ban tổ chức đã trao tặng 58 giải thưởng gồm: 9 giải nhất, 12 giải nhì, 13 giải ba, 51 giải khuyến khích với tổng giá trị giải thưởng gần 300 triệu đồng.
Trong khuôn khổ Lễ tổng kết và trao giải Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka, bà Thân Thị Thư, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ, Thành đoàn TP.HCM vì đã có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Có 9 cá nhân là các nhà nghiên cứu, giảng viên có nhiều năm tham gia giám khảo tại cuộc thi đã nhận được bằng khen của UBND TP.HCM, 33 cá nhân được nhận bằng khen của ĐHQG TP.HCM. |
robbey- Mem cấp 5
- Tham gia : 29/06/2016
Bài viết : 461
Re: Cô giáo nghiệp dư dạy tiếng Anh miễn phí cho học trò
Giải thưởng Euréka: 5 công trình nghiên cứu được chuyển giao ứng dụng
Đã có 5 công trình nghiên cứu của giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka được chuyển giao cho các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM ứng dụng vào thực tế.Sáng 11/12, tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, Thành đoàn phối hợp với ĐHQG TP.HCM tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka danh cho các công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc.
Giải thưởng Euréka là giải thưởng nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên yêu thích nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH. Cuộc thi được tổ chức thường niên nhằm tìm kiếm các công trình nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng của sinh viên, ươm mầm những tài năng nghiên cứu trẻ.
Điểm đặc biệt của cuộc thi năm nay, lần đầu tiên quy mô cuộc thi được mở rộng ra toàn quốc. Theo anh Lâm Đình Thắng, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên TP.HCM, với quy mô mở rộng hơn, sẽ tạo điều kiện cho sinh viên giao lưu học hỏi, học tập kinh nghiệm nghiên cứu lẫn nhau.
“Đồng thời, với việc mở rộng ra quy mô toàn quốc, cuộc thi có tính cạnh tranh cao hơn. Điều đó đã trở thành động lực cho các bạn sinh viên có những công trình nghiên cứu tốt hơn”- anh Thắng cho biết.
Tại cuộc thi năm nay, Ban tổ chức đã tiến hành chuyển giao 5 công trình nghiên cứu của sinh viên, ứng dụng trong các đơn vị, doanh nghiệp tại TP.HCM bao gồm: Hệ thống pha chế coktail tự động (ĐH Duy Tân Đà Nẵng); Hiệu quả cải thiện vệ sinh răng miệng của mô hình tích hợp âm nhạc trong hướng dẫn chải răng cho học sinh tiểu học 9-10 tuổi (ĐH y dược TP.HCM); Thử nghiệm một số biện pháp nâng đỡ cảm xúc cho trẻ bị lạm dụng tình dục (ĐH sư phạm TP.HCM); Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm bê tông rỗng thoát nước, sử dụng cho vỉa hè và các công trình giao thông nội bộ (ĐH giao thông vận tải TP.HCM); Nghiên cứu thành lập chương trình xử lý số liệu quan trắc và dự báo độ lún công trình (ĐH mỏ địa chất Hà Nội).
Các nhóm sinh viên tham dự cuộc thi nhận giải thưởng. Ảnh: Hà Thế An.
Đánh giá về các công trình nghiên cứu năm nay, TS. KTS Lê Văn Thương, Phó hiệu trưởng ĐH kiến trúc TP.HCM, thành viên Ban giám khảo cho biết, sinh viên tham dự cuộc thi đã có sự đầu tư, sự đam mê vào trong mỗi đề tài.
“Điều đặc biệt là các em đã biết phát hiện những vấn đề trong cuộc sống để cho ra các công trình mang tính ứng dụng. Nhiều nhóm sinh viên nghiên cứu có phong cách trình bày ý tưởng rất tự tin và chuyên nghiệp”- TS Thương cho biết.
Các công trình nghiên cứu đã được giới thiệu, trưng bày tại Nhà văn hóa thanh niên TP.HCM để khách tham qua tiếp cận. Ảnh: Hà Thế An.
Để động viên, khích lệ tinh thần nghiên cứu khoa học của sinh viên, Ban tổ chức đã trao tặng 58 giải thưởng gồm: 9 giải nhất, 12 giải nhì, 13 giải ba, 51 giải khuyến khích với tổng giá trị giải thưởng gần 300 triệu đồng.
Trong khuôn khổ Lễ tổng kết và trao giải Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka, bà Thân Thị Thư, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ, Thành đoàn TP.HCM vì đã có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Có 9 cá nhân là các nhà nghiên cứu, giảng viên có nhiều năm tham gia giám khảo tại cuộc thi đã nhận được bằng khen của UBND TP.HCM, 33 cá nhân được nhận bằng khen của ĐHQG TP.HCM. |
robbey- Mem cấp 5
- Tham gia : 29/06/2016
Bài viết : 461
Similar topics
» Cô giáo nghiệp dư dạy tiếng Anh miễn phí cho học trò
» Cô giáo nghiệp dư dạy tiếng Anh miễn phí cho học trò
» Khởi nghiệp với số vốn nhỏ nhoi
» [Hot]Tặng áo miễn phí đây, Nhận làm áo lớp, thiết kế áo đồng phục miễn phí
» Những chặng đường đầu tiên của nhóm phụ trách tuyển sinh năm học 2012 – 2013 các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và miền Tây
» Cô giáo nghiệp dư dạy tiếng Anh miễn phí cho học trò
» Khởi nghiệp với số vốn nhỏ nhoi
» [Hot]Tặng áo miễn phí đây, Nhận làm áo lớp, thiết kế áo đồng phục miễn phí
» Những chặng đường đầu tiên của nhóm phụ trách tuyển sinh năm học 2012 – 2013 các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và miền Tây
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết