Hải Hậu A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016

2 posters

Go down

Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016  Empty Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016

Bài gửi by chauhuyen 28/12/16, 04:53 pm

Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016 
Một thế giới luôn tràn ngập thông tin, dữ liệu có thể không chính xác hoặc không chắc chắn đã “gây khó” cho chính các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp… trong việc giải quyết các vấn đề của xã hội.
Trước vấn đề vừa mang tính thực tế vừa mang tính nghiên cứu đó, Đại học (ĐH) Duy Tân vừa phối hợp với Viện Khoa học & công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) đồng tổ chức hội thảo quốc tế lần thứ 5 “The International Symposium on Integrated Uncertainty in Knowledge Modelling and Decision Making” hay “Hội thảo quốc tế về sự không chắc chắn tích hợp trong mô hình hóa tri thức và ra quyết định” - IUKM 2016 từ ngày 30-11 đến 2-12-2016.
Phát biểu tại hội thảo, TS Võ Thanh Hải, phó hiệu trưởng ĐH Duy Tân, cho biết: “Mỗi cá nhân, tập thể sẽ rất khó khăn trong việc đưa ra quyết định giải quyết một vấn đề quan trọng khi chưa nắm trong tay nguồn thông tin cụ thể và đáng tin cậy. Hội thảo này mong muốn sẽ tạo ra một diễn đàn chung để các nhà khoa học trong nước và quốc tế trao đổi, tìm tòi và công bố các nghiên cứu ứng dụng mới nhất trong vấn đề thu thập, xử lý và tích hợp thông tin cho những bài toán phức tạp trong thực tế”
Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016  Image001-1481685593
Đông đảo quan khách, nhà khoa học trong nước và quốc tế đến tham dự hội thảo
Đông đảo các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực này đến từ Pháp, Ba Lan, Nhật Bản, Việt Nam... đã trình bày các báo cáo đại chúng như: “Các biện pháp hỗ trợ chứng cứ cho việc lập luận có sự không chắc chắn tích hợp: Bài học từ việc cấm các trị số P trong suy luận thống kê”, “Quản lý sự không chắc chắn và hỗ trợ ra quyết định”, “Soft clustering và sự phân loại”, “Các ứng dụng máy học: Quá khứ, hiện tại và tương lai”, “Các hệ thống tự quản: khả năng và thách thức”, “Các ứng dụng y sinh học và hình ảnh”, “Khai thác dữ liệu và ứng dụng”… đã giúp người nghe có góc nhìn toàn diện hơn về các mô hình, các kỹ thuật để quản lý và tích hợp các nguồn dữ liệu.
Hơn 200 đại biểu, trong đó có 50 đại biểu quốc tế đến từ các nước Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Áo... đã về tham dự hội thảo và đón nhận một số lượng lớn với 78 bài báo gửi đến hội thảo. Trong đó, 57 bài báo tốt nhất đã được lựa chọn đăng tải trên kỷ yếu được Nhà xuất bản Springer biên soạn, ấn hành và xuất bản độc quyền.
Trong suốt ba ngày diễn ra hội thảo, các nhà khoa học đã nêu lên và tìm hướng đi mới trong việc giải quyết nhiều các vấn đề lớn như: (1) các hình thức về sự không chắc chắn: xác suất Bayes, thuyết Dempster-Shafer, xác suất không chính xác, bộ ngẫu nhiên, bộ thô, tập hợp “mờ” và phương pháp khoảng; (2) mô hình hóa sự không chắc chắn và mâu thuẫn trong các bộ dữ liệu lớn; (3) logic cho lý luận khi không chắc chắn; (4) tổng hợp thông tin và tích hợp tri thức trong môi trường không chắc chắn; (5) ra quyết định khi không chắc chắn; (6) tập hợp toán tử cho việc ra quyết định; (7) Copulas cho mô hình ràng buộc; (8) tính toán Granular và tính toán mềm và (9) trí tuệ tính toán.
 
Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Quang Thanh, giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP Đà Nẵng, khẳng định: “Đà Nẵng là một trong những thành phố luôn thúc đẩy phát triển mạnh mẽ lĩnh vực CNTT cũng như ứng dụng hiệu quả các nghiên cứu vào đời sống xã hội sâu rộng nhất cả nước. Sự phát triển mạnh mẽ về CNTT đã giúp Đà Nẵng có kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 58 triệu USD, đồng thời được Chính phủ đánh giá cao về mô hình chính quyền điện tử. Để thực hiện được những điều này có sự đóng góp của nhiều trường đại học, đặc biệt trong đó có ĐH Duy Tân - đơn vị đã cung cấp một lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao về CNTT trong nhiều năm qua. Hội thảo IUKM 2016 là một hoạt động thực sự ý nghĩa và cần thiết để chia sẻ kết quả nghiên cứu, tăng cường hợp tác, đồng thời thúc đẩy việc nghiên cứu phát triển các phương pháp luận mới, những kỹ thuật hiệu quả để quản lý và tích hợp các nguồn dữ liệu”. “Với riêng TP Đà Nẵng thì đây là cơ hội giúp tiếp cận các sáng kiến, các nghiên cứu từ các nhà khoa học góp phần thực hiện giai đoạn 2 của Mô hình chính quyền điện tử với việc quản trị, điều hành theo xu thế của một “thành phố thông minh”” - ông Thanh cho biết thêm
Được biết, Đại học Duy Tân và Viện Khoa học & công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) đã đồng ý sẽ biến hội thảo này thành một hoạt động thường niên của trường cho những năm tới.
Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016  Image002-1481685593 
PGS TS Huỳnh Văn Nam (hàng trên, đầu tiên bên phải) trong Hội thảo IUKM 2016 tại ĐH Duy Tân
PGS.TS Huỳnh Văn Nam với vai trò sáng lập Hội thảo IUKM và đồng thời là trưởng ban chương trình hội thảo IUKM 2016 đã giới thiệu nhiều kết quả nghiên cứu tại hội thảo.
PGS.TS Huỳnh Văn Nam bảo vệ luận án tiến sĩ toán học tại Viện CNTT - Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam năm 1999, từng giảng dạy tại ĐH Chiang Mai (Thái Lan), ĐH Tsukuba (Nhật Bản) và ĐH Quy Nhơn (Việt Nam).
Hiện tại PGS.TS Huỳnh Văn Nam đang giảng dạy và nghiên cứu tại Viện Khoa học và kỹ thuật tiên tiến Nhật Bản. Ông từng giành giải “Bài báo xuất sắc nhất" (Best Paper Award) tại nhiều hội thảo quốc tế uy tín, như: Hội thảo “Symposium Soft Computing, Computational Intelligence, Fuzzy Systems, Neutral Networks, Learning of CASYS' 2003” tại Bỉ vào năm 2003 và Hội thảo “Symposium ANTICIPATORY, FUZZY, SEMANTIC AND LINGUISTIC SYSTEM of CASYS'99, Liege” tại Bỉ năm 1999.
 

Ông là tác giả và đồng tác giả của 12 đầu sách được xuất bản bởi Nhà xuất bản Springer như: “Causal Inference in Econometrics”, “Integrated Uncertainty in Knowledge Modelling and Decision Making”, “Econometrics of Risk”... Hiện tại PGS.TS Huỳnh Văn Nam đã có hơn 50 công bố quốc tế trên các tạp chí uy tín.
chauhuyen
chauhuyen
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 12/02/2016
Bài viết : 1573


Về Đầu Trang Go down

Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016  Empty Re: Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016

Bài gửi by tuanh 29/12/16, 04:21 am

Hiệu quả trong đào tạo bác sĩ Đa khoa tại Duy Tân
Đại học (ĐH) Duy Tân vừa hoàn thành năm đầu tiên đào tạo Bác sĩ Đa khoa. Năm thứ 2 tuyển sinh đào tạo ngành này, Duy Tân đón nhận số lượng hồ sơ tăng gần gấp đôi với rất nhiều thí sinh đạt điểm cao. Áp dụng chương trình mới, theo hướng tiên tiến của các đại học Mỹ trong đào tạo Bác sĩ Đa khoa được coi là điểm nhấn thu hút và tạo niềm tin cho đông đảo sinh viên tìm đến Duy Tân để theo học ngành học này.
Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016  Anh_1_WWKP
Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh và Danh hiệu “Nhà Quản lý Xuất sắc Thời kỳ Hội nhập”.
Mới đây, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng ĐH Duy Tân phụ trách khối Y-Dược-Điều dưỡng, người mới được Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài - Nhân lực Việt Nam vinh danh là “Nhà Quản lý Xuất sắc Thời kỳ Hội nhập” đã có những trao đổi tâm huyết về đào tạo Bác sĩ Đa khoa tại ĐH Duy Tân.
Chương trình đào tạo Bác sĩ Đa khoa của hầu hết các trường đại học tại Việt Nam là 6 năm. Mới đây nhất, lại có thêm thông tin về rút ngắn 1 năm đào tạo ở nhiều ngành nghề Y tế. Tuy vậy, chương trình đào tạo Bác sĩ Đa khoa của ĐH Duy Tân lại gia tăng thời gian là 7 năm. Vì sao lại có sự khác biệt như vậy, thưa thầy?
- Đúng là cho đến nay, các trường đại học Y ở Việt Nam thực hiện đào tạo Bác sĩ Đa khoa với khung chương trình 6 năm. Gần đây, trường ĐH Y Dược Tp. HCM dự kiến đào tạo theo chương trình mới với 4 năm ra Cử nhân Y Khoa, sau đó có thể phân thành 2 hướng theo Bác sĩ Thực hành hoặc Bác sĩ "Nghiên cứu" với rất nhiều năm học chuyên sâu tiếp đó. Mô hình này có thể là tốt, nhưng tôi băn khoăn là chỉ với 4 năm rồi ra trường, Cử nhân Y khoa sẽ hành nghề như thế nào, quyền hạn ra sao nếu không tiếp tục học lên, và chức danh này lại chưa hề có trong danh mục, ngạch bậc của Nhà nước. Điều cốt lõi là dù phân ngành ra sao thì đào tạo Bác sĩ Đa khoa cần thiết phải lâu dài bởi đây là ngành đào tạo phục vụ sức khỏe con người, đòi hỏi có sự tích lũy kinh nghiệm. Nhân chuyện này, cũng phải nói đến đào tạo Bác sĩ ở Mỹ. Sinh viên sau khi học 4 năm trở thành Cử nhân Khoa học (Bachelor of Science) ở các ngành như Hoá Sinh hay Sinh học mới chính thức được học Bác sĩ (4 năm), sau đó mới học chuyên khoa tùy theo ngành nghề (2-3 năm thậm chí 4 năm nữa). Vậy Việt Nam nên theo mô hình nào?
Sau một thời gian nghiên cứu để đưa ra một mô hình phù hợp nhất với thực tiễn đào tạo Bác sĩ Đa khoa tại Việt Nam, ĐH Duy Tân đã quyết định tuyển sinh đào tạo ngành Bác sĩ Đa khoa với thời gian 7 năm. Với khoảng thời gian như vậy, nhà trường dành 1 năm đầu tiên để các em học tiếng Anh không chuyên và Anh ngữ chuyên ngành, đồng thời nhà trường đang thử nghiệm giảng dạy bằng tiếng Anh một số môn Khoa học Cơ bản gồm Vật lý, Hóa học, Toán học,… để thăm dò khả năng tiếp thu của sinh viên. Với năng lực tiếng Anh được nâng cao trong năm học đầu tiên sẽ hỗ trợ rất nhiều để các em học chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa 6 năm tiếp theo, đặc biệt khi hầu hết các tài liệu thực hành và nghiên cứu trong Y khoa giờ đây đều bằng tiếng Anh.
Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016  Anh_2_kalk
Sinh viên các ngành Y tế trong phòng thực hành tại trường ĐH Duy Tân.
Khóa đầu tiên đào tạo Bác sĩ Đa khoa vừa hoàn thành năm đầu tiên học tiếng Anh. Thầy có thể cho biết qua 1 năm, trình độ tiếng Anh của các em đáp ứng việc học và nghiên cứu tài liệu nước ngoài như thế nào?
- Điểm tuyển sinh đầu vào ngành Bác sĩ Đa khoa của ĐH Duy Tân tương đối cao cộng với 1 năm học tiếng Anh bài bản, nghiêm túc đã thu được những kết quả tương đối khả quan. Bên cạnh việc tạo dựng được một nền tảng tiếng Anh khá tốt, các em đã cùng với giảng viên bắt đầu tiếp cận với các tài liệu tiếng Anh về các phân ngành cơ bản và chuyên sâu. Kết quả học tập năm thứ nhất của 83 sinh viên có 3 sinh viên đạt loại xuất sắc, 22 sinh viên đạt loại giỏi (chiếm 30%). Một điểm yếu của sinh viên học đại học là yếu tiếng Anh và sợ học tiếng Anh, tuy nhiên, những bước đi đúng đắn trong chương trình đào tạo mà ĐH Duy Tân đưa ra đã không chỉ giúp các em tự tin học ngoại ngữ mà còn thu hút nhiều thí sinh đăng ký vào trường học Bác sĩ Đa khoa ở mùa tuyển sinh năm nay. Cụ thể, năm 2015-2016 có 83 sinh viên theo học thì năm 2016-2017 có 138 sinh viên, như vậy số lượng sinh viên đăng ký theo học ngày càng tăng trong khi vẫn giữ được điểm đầu vào hơn 20/30 điểm trở lên.
Ngoài việc chú trọng đào tạo tiếng Anh, chương trình giảng dạy Bác sĩ Đa khoa của ĐH Duy Tân hẳn có nhiều điểm khác biệt, tạo niềm tin để mỗi năm sinh viên đăng tuyển càng đông hơn, thưa thầy?
- Để tạo nên sự khác biệt về chất cũng là để sinh viên tốt nghiệp có khả năng tham gia thị trường lao động nhanh chóng hơn, ĐH Duy Tân đã tham khảo khá nhiều chương trình đào tạo của các trường Y-Dược trong nước và các đại học tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Singapore… Đặc biệt, việc ký kết với ĐH Illinois ở Chicago - trường có chương trình đào tạo Y-Dược quy mô nhất Mỹ (về mặt số lượng sinh viên và ngành học) và ĐH Pittsburgh - xếp thứ 5 trong Top 15 trường đào tạo Y khoa nổi tiếng của Mỹ (theo bảng xếp hạng năm 2014 của Viện sức khỏe Hoa kỳ - NIH) để đào tạo Y-Dược-Điều dưỡng… sẽ giúp sinh viên Duy Tân được tiếp cận với các kiến thức chuyên ngành tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới.
ĐH Duy Tân còn xây dựng được một hệ thống các phòng thí nghiệm Lý-Hóa-Sinh, phòng thực hành Sinh lý Bệnh-Miễn dịch, phòng thực hành Kỹ thuật Nội, Ngoại, Phụ sản,... với những trang thiết bị tiên tiến và hiện đại, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập cũng như nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Ngoài ra, nhà trường đã triển khai xây dựng Trung tâm Mô phỏng & Mô hình hóa (Center of Visualization & Simulation - CVS) nhằm phát triển các ứng dụng Mô phỏng Thực tại Ảo 3D trong Y tế, góp phần chủ động đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng học tập Y học. Ứng dụng Công nghệ Mô phỏng 3D về Giải phẫu học của ĐH Duy Tân đã đạt giải một trong 3 sáng kiến tiêu biểu xuất sắc được tuyên dương tại chương trình “Tri thức trẻ vì Giáo dục 2016” với tiền thưởng 100 triệu đồng. Ứng dụng Mô phỏng 3D về Giải phẫu học hiện đang được các giảng viên và sinh viên nhà trường sử dụng rất linh hoạt. Sinh viên có thể học dưới hình thức 2D trong các phòng máy tính, trên smart phone hoặc tương tác trực tiếp dưới hình thức 3D tại phòng studio có trang bị hệ thống chiếu 3D. Đặc biệt, với phần mềm có giao diện linh động, cho phép người sử dụng có thể quan sát hình ảnh của hệ xương, hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn,... một cách riêng lẻ hay tích hợp, công trình sẽ giúp thầy cô ở Duy Tân không phải dạy chay đồng thời sinh viên sẽ có cái nhìn trực quan hơn về cơ thể con người ở các góc độ khác nhau. Tất cả những điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt, có lợi cho sinh viên.
Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016  Anh_3_lcfr
Ứng dụng Công nghệ Mô phỏng 3D về Giải phẫu học được tuyên dương Ý tưởng Xuất sắc bởi chương trình “Tri thức trẻ vì Giáo dục”.
Đến thăm quan các trường đại học Y trên thế giới thường nhận thấy một điểm khác biệt là trường luôn vắng bóng sinh viên vì phần lớn các em đều đi đến các bệnh viện để thực hành lâm sàng. Vấn đề thực hành trong đào tạo Bác sĩ Đa khoa ở ĐH Duy Tân được triển khai như thế nào, thưa thầy?
- Trường vắng bóng sinh viên đó là thời điểm các sinh viên ở những năm cuối đi thực tập ở bệnh viện. Phần khác, sinh viên Y khoa ở các nước phát triển trên thế giới thường học tập rất chủ động, học theo học chế tín chỉ nên họ có quyền học theo cách riêng của mình. Việt Nam đang từng bước cải tiến, đổi mới, tạo tính tự chủ cho sinh viên đồng thời vẫn phải theo dõi, quản lý tốt sinh viên theo các thiết chế đã có, với các hình thức cố vấn học tập, thanh tra kiểm tra, quản lý sinh viên để đưa sinh viên đi vào nề nếp từ đầu.
ĐH Duy Tân rất chú trọng vấn đề thực hành. Với việc đào tạo số lượng sinh viên hạn chế, trên dưới 100 sinh viên mỗi năm, thấp hơn gấp 5-6 lần, thậm chí 10 lần so với các trường đào tạo Y khoa truyền thống thì công tác đưa sinh viên đi thực hành tại các bệnh viện sẽ được triển khai tốt hơn. Hiện tại, Nhà trường đã ký kết hợp tác với 18 bệnh viện lớn nhỏ để sinh viên có cơ hội học tập với các bác sĩ có uy tín cũng như thực hành lâm sàng với bệnh nhân thực tế như tại: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Quân Y 17, Bệnh viện 199 - Bộ Công An, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Bệnh viện Gia đình,...Trường cũng đang xúc tiến xây dựng Trung tâm chẩn đoán và Bệnh viện thực hành của trường.
Hiện tại, Tp. Đà Nẵng nói riêng và Khu vực miền Trung - Tây nguyên nói chung đang thiếu trầm trọng Bác sĩ Đa khoa. Nếu chỉ đào tạo trên dưới 100 sinh viên thì thật khó cung cấp đủ số lượng Bác sĩ theo nhu cầu của xã hội, thưa thầy?
- ĐH Duy Tân đang cân nhắc chỉ tiêu đào tạo trong các năm sau. Tầm nhìn tới năm 2030 có thể phải tính đến nâng cao số lượng tuyển sinh hàng năm lên gấp rưỡi đến gấp đôi con số hiện tại để đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, để đáp ứng đào tạo được số lượng tuyển sinh như trên, Nhà trường sẽ phải cân nhắc rất nhiều vấn đề và nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên cũng như nâng cấp cơ sở vật chất (các phòng thí nghiệm) hoặc có bệnh viện thực hành riêng. Chỉ khi đảm bảo đủ điều kiện để đào tạo sinh viên tốt nghiệp giỏi tay nghề, ĐH Duy Tân mới nâng cao số lượng tuyển sinh.
 

Cảm ơn những chia sẻ của thầy.
tuanh
tuanh
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1560


Về Đầu Trang Go down

Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016  Empty Re: Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016

Bài gửi by tuanh 29/12/16, 04:22 am

Hiệu quả trong đào tạo bác sĩ Đa khoa tại Duy Tân
Đại học (ĐH) Duy Tân vừa hoàn thành năm đầu tiên đào tạo Bác sĩ Đa khoa. Năm thứ 2 tuyển sinh đào tạo ngành này, Duy Tân đón nhận số lượng hồ sơ tăng gần gấp đôi với rất nhiều thí sinh đạt điểm cao. Áp dụng chương trình mới, theo hướng tiên tiến của các đại học Mỹ trong đào tạo Bác sĩ Đa khoa được coi là điểm nhấn thu hút và tạo niềm tin cho đông đảo sinh viên tìm đến Duy Tân để theo học ngành học này.
Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016  Anh_1_WWKP
Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh và Danh hiệu “Nhà Quản lý Xuất sắc Thời kỳ Hội nhập”.
Mới đây, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng ĐH Duy Tân phụ trách khối Y-Dược-Điều dưỡng, người mới được Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài - Nhân lực Việt Nam vinh danh là “Nhà Quản lý Xuất sắc Thời kỳ Hội nhập” đã có những trao đổi tâm huyết về đào tạo Bác sĩ Đa khoa tại ĐH Duy Tân.
Chương trình đào tạo Bác sĩ Đa khoa của hầu hết các trường đại học tại Việt Nam là 6 năm. Mới đây nhất, lại có thêm thông tin về rút ngắn 1 năm đào tạo ở nhiều ngành nghề Y tế. Tuy vậy, chương trình đào tạo Bác sĩ Đa khoa của ĐH Duy Tân lại gia tăng thời gian là 7 năm. Vì sao lại có sự khác biệt như vậy, thưa thầy?
- Đúng là cho đến nay, các trường đại học Y ở Việt Nam thực hiện đào tạo Bác sĩ Đa khoa với khung chương trình 6 năm. Gần đây, trường ĐH Y Dược Tp. HCM dự kiến đào tạo theo chương trình mới với 4 năm ra Cử nhân Y Khoa, sau đó có thể phân thành 2 hướng theo Bác sĩ Thực hành hoặc Bác sĩ "Nghiên cứu" với rất nhiều năm học chuyên sâu tiếp đó. Mô hình này có thể là tốt, nhưng tôi băn khoăn là chỉ với 4 năm rồi ra trường, Cử nhân Y khoa sẽ hành nghề như thế nào, quyền hạn ra sao nếu không tiếp tục học lên, và chức danh này lại chưa hề có trong danh mục, ngạch bậc của Nhà nước. Điều cốt lõi là dù phân ngành ra sao thì đào tạo Bác sĩ Đa khoa cần thiết phải lâu dài bởi đây là ngành đào tạo phục vụ sức khỏe con người, đòi hỏi có sự tích lũy kinh nghiệm. Nhân chuyện này, cũng phải nói đến đào tạo Bác sĩ ở Mỹ. Sinh viên sau khi học 4 năm trở thành Cử nhân Khoa học (Bachelor of Science) ở các ngành như Hoá Sinh hay Sinh học mới chính thức được học Bác sĩ (4 năm), sau đó mới học chuyên khoa tùy theo ngành nghề (2-3 năm thậm chí 4 năm nữa). Vậy Việt Nam nên theo mô hình nào?
Sau một thời gian nghiên cứu để đưa ra một mô hình phù hợp nhất với thực tiễn đào tạo Bác sĩ Đa khoa tại Việt Nam, ĐH Duy Tân đã quyết định tuyển sinh đào tạo ngành Bác sĩ Đa khoa với thời gian 7 năm. Với khoảng thời gian như vậy, nhà trường dành 1 năm đầu tiên để các em học tiếng Anh không chuyên và Anh ngữ chuyên ngành, đồng thời nhà trường đang thử nghiệm giảng dạy bằng tiếng Anh một số môn Khoa học Cơ bản gồm Vật lý, Hóa học, Toán học,… để thăm dò khả năng tiếp thu của sinh viên. Với năng lực tiếng Anh được nâng cao trong năm học đầu tiên sẽ hỗ trợ rất nhiều để các em học chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa 6 năm tiếp theo, đặc biệt khi hầu hết các tài liệu thực hành và nghiên cứu trong Y khoa giờ đây đều bằng tiếng Anh.
Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016  Anh_2_kalk
Sinh viên các ngành Y tế trong phòng thực hành tại trường ĐH Duy Tân.
Khóa đầu tiên đào tạo Bác sĩ Đa khoa vừa hoàn thành năm đầu tiên học tiếng Anh. Thầy có thể cho biết qua 1 năm, trình độ tiếng Anh của các em đáp ứng việc học và nghiên cứu tài liệu nước ngoài như thế nào?
- Điểm tuyển sinh đầu vào ngành Bác sĩ Đa khoa của ĐH Duy Tân tương đối cao cộng với 1 năm học tiếng Anh bài bản, nghiêm túc đã thu được những kết quả tương đối khả quan. Bên cạnh việc tạo dựng được một nền tảng tiếng Anh khá tốt, các em đã cùng với giảng viên bắt đầu tiếp cận với các tài liệu tiếng Anh về các phân ngành cơ bản và chuyên sâu. Kết quả học tập năm thứ nhất của 83 sinh viên có 3 sinh viên đạt loại xuất sắc, 22 sinh viên đạt loại giỏi (chiếm 30%). Một điểm yếu của sinh viên học đại học là yếu tiếng Anh và sợ học tiếng Anh, tuy nhiên, những bước đi đúng đắn trong chương trình đào tạo mà ĐH Duy Tân đưa ra đã không chỉ giúp các em tự tin học ngoại ngữ mà còn thu hút nhiều thí sinh đăng ký vào trường học Bác sĩ Đa khoa ở mùa tuyển sinh năm nay. Cụ thể, năm 2015-2016 có 83 sinh viên theo học thì năm 2016-2017 có 138 sinh viên, như vậy số lượng sinh viên đăng ký theo học ngày càng tăng trong khi vẫn giữ được điểm đầu vào hơn 20/30 điểm trở lên.
Ngoài việc chú trọng đào tạo tiếng Anh, chương trình giảng dạy Bác sĩ Đa khoa của ĐH Duy Tân hẳn có nhiều điểm khác biệt, tạo niềm tin để mỗi năm sinh viên đăng tuyển càng đông hơn, thưa thầy?
- Để tạo nên sự khác biệt về chất cũng là để sinh viên tốt nghiệp có khả năng tham gia thị trường lao động nhanh chóng hơn, ĐH Duy Tân đã tham khảo khá nhiều chương trình đào tạo của các trường Y-Dược trong nước và các đại học tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Singapore… Đặc biệt, việc ký kết với ĐH Illinois ở Chicago - trường có chương trình đào tạo Y-Dược quy mô nhất Mỹ (về mặt số lượng sinh viên và ngành học) và ĐH Pittsburgh - xếp thứ 5 trong Top 15 trường đào tạo Y khoa nổi tiếng của Mỹ (theo bảng xếp hạng năm 2014 của Viện sức khỏe Hoa kỳ - NIH) để đào tạo Y-Dược-Điều dưỡng… sẽ giúp sinh viên Duy Tân được tiếp cận với các kiến thức chuyên ngành tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới.
ĐH Duy Tân còn xây dựng được một hệ thống các phòng thí nghiệm Lý-Hóa-Sinh, phòng thực hành Sinh lý Bệnh-Miễn dịch, phòng thực hành Kỹ thuật Nội, Ngoại, Phụ sản,... với những trang thiết bị tiên tiến và hiện đại, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập cũng như nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Ngoài ra, nhà trường đã triển khai xây dựng Trung tâm Mô phỏng & Mô hình hóa (Center of Visualization & Simulation - CVS) nhằm phát triển các ứng dụng Mô phỏng Thực tại Ảo 3D trong Y tế, góp phần chủ động đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng học tập Y học. Ứng dụng Công nghệ Mô phỏng 3D về Giải phẫu học của ĐH Duy Tân đã đạt giải một trong 3 sáng kiến tiêu biểu xuất sắc được tuyên dương tại chương trình “Tri thức trẻ vì Giáo dục 2016” với tiền thưởng 100 triệu đồng. Ứng dụng Mô phỏng 3D về Giải phẫu học hiện đang được các giảng viên và sinh viên nhà trường sử dụng rất linh hoạt. Sinh viên có thể học dưới hình thức 2D trong các phòng máy tính, trên smart phone hoặc tương tác trực tiếp dưới hình thức 3D tại phòng studio có trang bị hệ thống chiếu 3D. Đặc biệt, với phần mềm có giao diện linh động, cho phép người sử dụng có thể quan sát hình ảnh của hệ xương, hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn,... một cách riêng lẻ hay tích hợp, công trình sẽ giúp thầy cô ở Duy Tân không phải dạy chay đồng thời sinh viên sẽ có cái nhìn trực quan hơn về cơ thể con người ở các góc độ khác nhau. Tất cả những điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt, có lợi cho sinh viên.
Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016  Anh_3_lcfr
Ứng dụng Công nghệ Mô phỏng 3D về Giải phẫu học được tuyên dương Ý tưởng Xuất sắc bởi chương trình “Tri thức trẻ vì Giáo dục”.
Đến thăm quan các trường đại học Y trên thế giới thường nhận thấy một điểm khác biệt là trường luôn vắng bóng sinh viên vì phần lớn các em đều đi đến các bệnh viện để thực hành lâm sàng. Vấn đề thực hành trong đào tạo Bác sĩ Đa khoa ở ĐH Duy Tân được triển khai như thế nào, thưa thầy?
- Trường vắng bóng sinh viên đó là thời điểm các sinh viên ở những năm cuối đi thực tập ở bệnh viện. Phần khác, sinh viên Y khoa ở các nước phát triển trên thế giới thường học tập rất chủ động, học theo học chế tín chỉ nên họ có quyền học theo cách riêng của mình. Việt Nam đang từng bước cải tiến, đổi mới, tạo tính tự chủ cho sinh viên đồng thời vẫn phải theo dõi, quản lý tốt sinh viên theo các thiết chế đã có, với các hình thức cố vấn học tập, thanh tra kiểm tra, quản lý sinh viên để đưa sinh viên đi vào nề nếp từ đầu.
ĐH Duy Tân rất chú trọng vấn đề thực hành. Với việc đào tạo số lượng sinh viên hạn chế, trên dưới 100 sinh viên mỗi năm, thấp hơn gấp 5-6 lần, thậm chí 10 lần so với các trường đào tạo Y khoa truyền thống thì công tác đưa sinh viên đi thực hành tại các bệnh viện sẽ được triển khai tốt hơn. Hiện tại, Nhà trường đã ký kết hợp tác với 18 bệnh viện lớn nhỏ để sinh viên có cơ hội học tập với các bác sĩ có uy tín cũng như thực hành lâm sàng với bệnh nhân thực tế như tại: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Quân Y 17, Bệnh viện 199 - Bộ Công An, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Bệnh viện Gia đình,...Trường cũng đang xúc tiến xây dựng Trung tâm chẩn đoán và Bệnh viện thực hành của trường.
Hiện tại, Tp. Đà Nẵng nói riêng và Khu vực miền Trung - Tây nguyên nói chung đang thiếu trầm trọng Bác sĩ Đa khoa. Nếu chỉ đào tạo trên dưới 100 sinh viên thì thật khó cung cấp đủ số lượng Bác sĩ theo nhu cầu của xã hội, thưa thầy?
- ĐH Duy Tân đang cân nhắc chỉ tiêu đào tạo trong các năm sau. Tầm nhìn tới năm 2030 có thể phải tính đến nâng cao số lượng tuyển sinh hàng năm lên gấp rưỡi đến gấp đôi con số hiện tại để đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, để đáp ứng đào tạo được số lượng tuyển sinh như trên, Nhà trường sẽ phải cân nhắc rất nhiều vấn đề và nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên cũng như nâng cấp cơ sở vật chất (các phòng thí nghiệm) hoặc có bệnh viện thực hành riêng. Chỉ khi đảm bảo đủ điều kiện để đào tạo sinh viên tốt nghiệp giỏi tay nghề, ĐH Duy Tân mới nâng cao số lượng tuyển sinh.
 

Cảm ơn những chia sẻ của thầy.
tuanh
tuanh
Mem cấp 6
Mem cấp 6

Tham gia : 14/02/2016
Bài viết : 1560


Về Đầu Trang Go down

Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016  Empty Re: Hơn 200 nhà khoa học tham dự Hội thảo IUKM 2016

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết