Diễn Đàn THPT A Hải Hậu
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Giáo dục ĐH: Quy mô đã vượt xa năng lực đào tạo

Go down

Giáo dục ĐH: Quy mô đã vượt xa năng lực đào tạo Empty Giáo dục ĐH: Quy mô đã vượt xa năng lực đào tạo

Bài gửi by troly 01/04/10, 12:46 am

Giáo dục ĐH: Quy mô đã vượt xa năng lực đào tạo

Không đủ điều kiện vẫn được tuyển sinh; học phí cao nhưng sinh viên không được bảo vệ quyền lợi; cả trường ĐH công lẫn tư đang “luẩn quẩn” trong vòng xoáy lợi nhuận… Thậm chí, chính những người trong cuộc cũng đang băn khoăn: “Giáo dục ĐH đang đi theo hướng nào”.

Giáo dục ĐH: Quy mô đã vượt xa năng lực đào tạo 1270023855.img
Rất ít trường có đủ điều kiện cơ sở vật chất đào tạo hiện đại. Ảnh: Trung Kiên

Những bất cập vốn đã tồn tại từ lâu trong giáo dục đại học (GDĐH) như kể trên đã được đưa ra mổ xẻ taij hội nghị lấy ý kiến báo cáo giám sát chất lượng các trường ĐH, do Ủy ban ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTTNNĐ) của Quốc hội tổ chức ngày 30/3 tại TP HCM.

Luẩn quẩn trong vòng lợi nhuận

Ông Lê Văn Học, Phó chủ nhiệm Ủy ban VHGDTTNNĐ cho biết, từ năm 1998-2009, cả nước có 307 ĐH, CĐ được thành lập mới hoặc nâng cấp. Hiện, cả nước có 376 trường ĐH, CĐ, trong đó có 81 trường ngoài công lập. Ngoại trừ Đắk Nông thì 62/63 tỉnh, thành đã có ít nhất một trường ĐH hoặc CĐ.

Tuy nhiên, theo giáo sư Phạm Phụ (ĐH Bách khoa TP HCM), so với thế giới, tốc độ của Việt Nam không quá cao. Vì vậy việc lập trường là đúng, nhằm giải quyết bài toán cân bằng xã hội. “Điều đáng nói là nhiều trường không đủ điều kiện song vẫn được tuyển sinh.

Sẽ đóng cửa ĐH kém chất lượng

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, bảo vệ quyền lợi của người học, chúng ta cần phải có biện pháp căn cơ. Hiện tại, nhiều trường sau khi được thành lập và đi vào hoạt động đã không thực hiện đúng cam kết như lúc mới xin thành lập trường. Chúng tôi đang đặt vấn đề: đối với những trường có sai phạm (trong đào tạo, tuyển sinh…), đầu tiên sẽ nhắc nhở và yêu cầu trường làm đúng cam kết, không tiếp tục vi phạm.

Các trường hợp vi phạm nặng hơn, cần có quyết định ngừng tuyển sinh hoặc phải đóng cửa, chuyển sang phân hiệu của trường khác, chuyển sang tên khác dưới sự điều hành của đơn vị khác. Việc này nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo. Song, chúng ta cần phải có thời gian và lộ trình thật cụ thể, nhưng chắc chắn là phải làm. Vấn đề quan trọng là phải bảo vệ quyền lợi của người học.
(Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban VHGDTTNNĐ)

Phải bảo vệ quyền lợi người học

Vấn đề đóng cửa ĐH đào tạo kém chất lượng để đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH đã được nhiều nơi trên thế giới tiến hành. Tháng 8.2008, Nga cũng tuyên bố, trong tương lai có thể sẽ đóng cửa 80% trong số hơn 1.000 trường ĐH. Theo tôi, để đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH, đã đến lúc chúng ta cần phải có chế tài thật nghiêm minh, xấu nhất là giải thể, đóng cửa trường đào tạo kém chất lượng.

Tuy vậy, để thực hiện việc này, chúng ta cần phải xây dựng được hành lang pháp lý, quy trình xử lý cụ thể về trường đào tạo kém chất lượng, những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người học… (Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Hữu Chí, Vụ trưởng Vụ Giáo dục - Ban Tuyên giáo Trung ương).

Học phí sinh viên nộp cao hơn giá thành chi cho sinh viên, nhưng không ai bảo vệ sinh viên cả!”, giáo sư Phụ nhận xét và dẫn chứng kết quả của đoàn giám sát: phần lớn các trường đều thu thêm khoản thu ngoài quy định. Còn đối với các trường ngoài công lập, Luật Giáo dục không quy định mức học phí nên cũng chênh lệch nhiều.

Dẫn lại câu chuyện từ năm 2005, khi bắt đầu mở ĐH tư thục, Chính phủ đã yêu cầu trong một năm phải làm rõ cơ chế lợi nhuận, song đến nay vẫn chưa làm được, giáo sư Phạm Phụ khẳng định: “Hiện nay, trường công lập với tư thục đã “mờ” hết ranh giới. Nhiều trường công mở thêm cơ sở vì lợi nhuận, làm kìm hãm sự phát triển các trường ngoài công lập và tạo ra dư luận không tốt”

Đồng tình quan điểm trên, ông Lê Văn Học cũng nhận định: “Việc chậm ban hành văn bản quy phạm pháp luật để xác định rõ cơ chế, mô hình cơ sở giáo dục ĐH vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận đã tạo nên cản trở trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư theo chủ trương xã hội hóa”.

Giáo dục ĐH đang đi theo hướng nào?

Câu hỏi trên được phó giáo sự - tiến sĩ Phan Thị Tươi, nguyên Hiệu trưởng ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP HCM) đặt ra khi nêu quan điểm của mình. Theo bà Tươi, mở trường ĐH phải có chuẩn mực, chứ đừng để ĐH thành trường nghề, trường CĐ. “Hiện nhiều trường trung cấp chỉ vài năm đã được nâng cấp lên CĐ, rồi ĐH. Đội ngũ này không thể nhanh chóng chuyển hóa từ cách dạy thấp lên dạy ĐH, trong khi nguồn lực không có”, bà Tươi nói.

Liên quan đến vấn đề quyền tự chủ của các ĐH, bà Tươi cũng tỏ ra băn khoăn: “Điều lệ ĐH có cho hội đồng trường cách chức hiệu trưởng, quyết định tài chính của trường không? Hội đồng là tự bầu lên, không có cơ chế, không có quyền cách chức hiệu trưởng thì sao gọi là trao quyền tự chủ cho trường?”. Từ góc độ quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho hay: “Về hội đồng trường, không phải là chúng tôi không làm… Nhưng còn nhiều cái vướng và sẽ cùng các trường bàn bạc lại cho kỹ để thực hiện cho đúng với thực tế”.

Đề cập đến việc nhìn nhận về quy mô - chất lượng và vấn đề phân tầng trong hệ thống giáo dục ĐH đang còn rất tản mạn, Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM, dẫn chứng: “Thông thường doanh nghiệp trong nước thì rất muốn “đo ni đóng giày”, lấy về dùng ngay. Nhưng với doanh nghiệp nước ngoài thì họ lại muốn thấy quá trình phát triển, trưởng thành của người tốt nghiệp ĐH nên phải đào tạo lại”.

Trong khi đó, nhấn mạnh tới quy mô của các ĐH hiện nay, giáo sư Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTNNĐ cho biết: “Quy mô phải đảm bảo năng lực đào tạo. Nhưng hiện nay, quy mô đã vượt xa năng lực đào tạo của các trường”.
Lỗ hổng chất lượng từ việc thiếu quy trình hậu kiểm

Việc thành lập ĐH, CĐ trong vài năm gần đây phát triển theo số lượng và chiều rộng, còn chạy theo quy mô đào tạo và thành tích của bộ, ngành, địa phương mà chưa chú ý tới quy hoạch chung, cũng như các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo. Bởi vậy, trong thời gian qua đã có hiện tượng thành lập quá nhiều trường ĐH, CĐ tại nhiều địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng, năng lực đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu trong khi ngân sách nhà nước còn hạn hẹp.

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy việc thành lập các trường ĐH, CĐ trong thời gian qua đều tuân theo quy trình. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT chỉ thẩm định hồ sơ mà không tổ chức kiểm tra tại chỗ là một sơ hở dẫn đến việc một số trường không báo cáo trung thực. Bộ cũng không hậu kiểm các trường mới thành lập, các trường thậm chí còn chưa có đất xây dựng, còn đang phải đi thuê địa điểm nhưng đã xin mở ngành đào tạo, tuyển sinh và tiến hành đào tạo (như ĐH Văn Hiến, ĐH Hùng Vương TP HCM, ĐH Đông Đô…).

Từ năm 1998-2009, có 347 trường được cho phép mở ngành trong tổng số 355 lượt trường đăng ký mở ngành nhưng không có sự kiểm tra thực tế các điều kiện mở ngành. Đây là lý do quan trọng nhất của việc tồn tại các ĐH, CĐ hoạt động nhưng không có đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng.

(Trích báo cáo của Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tại đối với giáo dục ĐH)
xaluan
troly
troly
Administrator
Administrator

Tham gia : 22/12/2009
Bài viết : 553


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết